ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 851/QĐ-UBND | Bắc Kạn, ngày 14 tháng 6 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HÀNG HÓA, TẠO RA SẢN PHẨM CÓ THƯƠNG HIỆU, SỨC CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG; TẬP TRUNG TRỒNG RỪNG GẮN VỚI CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ ĐỂ NÂNG CAO GIÁ TRỊ KINH TẾ RỪNG TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26/4/2016 Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ ba (khóa XI) về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường giai đoạn 2016 - 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường; tập trung trồng rừng gắn với công nghiệp chế biến gỗ để nâng cao giá trị kinh tế rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2020, kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Thủ trưởng các đơn vị liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HÀNG HÓA, TẠO RA SẢN PHẨM CÓ THƯƠNG HIỆU, SỨC CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG;TẬP TRUNG TRỒNG RỪNG GẮN VỚI CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ ĐỂ NÂNG CAO GIÁ TRỊ KINH TẾ RỪNG TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT
Bắc Kạn là tỉnh miền núi phía Bắc, với hoạt động sản xuất chính của người dân là nông, lâm nghiệp, thủy sản. Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành, triển khai thực hiện nhiều chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế và đã đạt được những thành tựu quan trọng. Sản xuất nông, lâm, thủy sản phát triển khá toàn diện; trong giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,5%/năm; lương thực bình quân đầu người đạt và vượt so với kế hoạch; trong trồng trọt đã hình thành các vùng nguyên liệu gắn với chế biến, vùng chuyên canh hàng hóa tập trung; chăn nuôi có bước phát triển theo hướng gia trại, trang trại; lâm nghiệp từng bước chuyển từ khai thác tự nhiên là chủ yếu sang trồng rừng kinh tế, khoanh nuôi, chăm sóc và bảo vệ rừng, phát triển rừng gỗ lớn, tỷ lệ che phủ rừng đạt 70,8%. Xây dựng nông thôn mới bước đầu đã trở thành phong trào sâu rộng và đạt được kết quả quan trọng.
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém: Sử dụng đất đai chưa hợp lý, còn lãng phí lớn; cơ cấu kinh tế nông nghiệp và ngành nghề nông thôn chuyển dịch chậm; sản xuất còn manh mún, tự phát, thiếu ổn định và quy mô sản xuất nhỏ lẻ và phân tán; trình độ sản xuất không đồng đều, chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao, khả năng cạnh tranh kém. Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ cao như: Sử dụng giống mới, kỹ thuật canh tác bền vững, sản xuất gắn kết với thị trường và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hàng hóa còn hạn chế, thậm chí yếu kém. Chính vì vậy, giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích canh tác còn thấp. Công nghiệp chế biến nông sản, nhất là công nghệ thu hoạch, bảo quản, chế biến sau thu hoạch phát triển chậm. Thu thập của người lao động khu vực nông, lâm nghiệp thấp và chịu nhiều rủi ro lớn, thua thiệt nhiều so với lao động ở các khu vực kinh tế khác
Để phát huy được lợi thế của địa phương đồng thời khắc phục được những tồn tại, định hướng cho việc phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trong giai đoạn 2016 - 2020, Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn thông qua Nghị quyết số 02-NQ/ĐH ngày 17/10/1015 và được cụ thể hóa bằng Chương trình hành động số 04-CTr/TU ngày 16/01/2016 và Nghị quyết Số 04-NQ/TU ngày 26/4/2026 của Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh lần thứ ba (khoá XI) về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường giai đoạn 2016 - 2020 .Trong đó đã đề ra mục tiêu cho phát triển nông lâm nghiệp trong giai đoạn 2016 - 2020 là đẩy mạnh tái cơ cấu ngành theo hướng đầu tư liên doanh, liên kết phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích từ đó xây dựng các thương hiệu sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường.
Từ thực trạng nêu trên việc xây dựng Đề án “Phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường; tập trung trồng rừng gắn với công nghiệp chế biến gỗ để nâng cao giá trị kinh tế rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2020” là hết sức cần thiết.
II. CĂN CỨ LẬP ĐỀ ÁN
- Quyết định số 1890/QĐ-TTg ngày 14/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn thời kỳ đến năm 2020;
- Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;
- Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;
- Chỉ thị số 2039/CT-BNN-KH ngày 20/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
- Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp”;
- Quyết định số 1757/QĐ-BNN-TCLN ngày 01/8/2013 về việc Ban hành Chương trình hành động thực hiện Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp”;
- Quyết định số 919/QĐ-BNN-TCLN ngày 05/5/2014 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc Phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến giai đoạn 2014-2020;
- Quyết định số 1003/QĐ-BNN-CB ngày 13/5/2014 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc Phê duyệt Đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch;
- Quyết định số 1006/QĐ-BNN-TT ngày 13/5/2014 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc ban hành Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015 và giai đoạn 2016-2020;
- Nghị quyết số 02-NQ/ĐH ngày 17/10/2015 Nghị quyết Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2015-2020);
- Chương trình hành động số 04-CTr/TU ngày 16/01/2016 của Tỉnh ủy Bắc Kạn về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020;
- Quyết định số 06/QĐ-UBND ngày 08/01/2016 của UBND tỉnh Kạn về việc Phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện tái cơ cấu ngành nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 -2020;
- Nghị quyết Số 04-NQ/TU ngày 26/4/2016 của Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh lần thứ ba (khoá XI) về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường giai đoạn 2016 - 2020.
Phần 1
THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẮC KẠN, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Sản xuất nông lâm thủy sản tiếp tục tăng trưởng cao, góp phần vào tăng trưởng chung kinh tế của tỉnh, đảm bảo an sinh xã hội
Sau 05 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ X Ngành nông nghiệp đã đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 10,5%/năm, vượt 2,5% mục tiêu nghị quyết đại hội Đảng bộ khóa X đề ra. Đặc biệt, năm 2015 tổng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm trên 38% cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh và theo giá so sánh năm 2010 đạt 3.112 tỷ đồng (lĩnh vực trồng trọt 1.681 tỷ đồng, chiếm 54%; lĩnh vực chăn nuôi 686 tỷ đồng, chiếm 22%; lĩnh vực lâm nghiệp đạt 698,8 tỷ đồng, chiếm 22,5%; lĩnh vực thuỷ sản đạt 36,37 tỷ đồng, chiếm 1,2%). Như vậy, ngành nông lâm nghiệp tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, đánh giá kết quả chung trong các lĩnh vực như sau:
1.1. Trồng trọt:
- Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2015 đạt 185.067 tấn, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ 20.067 tấn đạt 112 % kế hoạch. Bình quân lương thực đầu người đạt trên 600 kg/người/năm góp phần quan trọng vào đảm bảo an ninh lương thực và công tác xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh.
- Diện tích cánh đồng đạt giá trị 70 triệu đồng/ha đến năm 2015 là 3.300 ha đạt 110% so với mục tiêu Nghị quyết.
- Cây trồng đặc sản: cây thuốc lá giai đoạn 2011 - 2015 trung bình 1.124 ha/1.000 ha, đạt 124% mục tiêu Nghị quyết; dong riềng 1.364 ha, đạt 136% mục tiêu Nghị quyết.
- Cây ăn quả: Tổng diện tích cây cam, quýt trên địa bàn tỉnh đạt 2.486 ha bằng 165% mục tiêu Nghị quyết, trong đó diện tích trồng mới 1.138 ha; cây hồng không hạt 827ha, bằng 82,7% mục tiêu Nghị quyết, trong đó diện tích trồng mới 555ha.
1.2. Chăn nuôi - thuỷ sản:
Công tác phát triển chăn nuôi có chiều hướng phát triển tích cực, các địa phương đang tập trung nâng cao năng suất, chất lượng; chăn nuôi hộ gia đình đã chuyển theo hướng áp dụng kỹ thuật tiên tiến và có kiểm soát.
- Đặc biệt, đối với lĩnh vực chăn nuôi lợn, đến hết năm 2015 trên địa bàn có 334 cá nhân, tổ chức chăn nuôi lợn theo mô hình gia trại, trang trại, trong đó có 01 trang trại (huyện Chợ Đồn) đạt chuẩn theo Thông tư 27/2011/TT-BNN của bộ Nông nghiệp & PTNT đã được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn; tổng số lợn nái của gia trại, trang trại chiếm 6% trong tổng đàn lợn nái hiện có; cung ứng lợn giống thịt tại địa phương chiếm trên 20% trong tổng đàn lợn thịt trong tỉnh. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng bình quân 16.383 tấn/năm, giá trị thu được trên 619 tỷ đồng (tính theo giá cố định năm 2010), tăng khoảng 192 tỷ so với năm 2010.
Tổng đàn gia súc, gia cầm giai đoạn 2011 - 2015 đạt vượt chỉ tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ đề ra, cụ thể: Đàn đại gia súc (trâu, bò, ngựa) đến hết năm 2015 đạt 184.464 con (cả xuất bán và giết mổ), đạt 123% so với Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ đề ra, đàn lợn ổn định 221.000 con đạt 105% so với Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ. Đàn gia cầm ổn định 2.027.000 con, đạt 135% so với Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ.
- Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 1.220ha, đạt 107% so với Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ.
1.3. Lâm nghiệp:
Thực hiện Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015; Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020, những năm qua công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh đạt kết quả khá tốt, diện tích rừng ngày một tăng, nâng cao độ che phủ rừng của tỉnh Bắc Kạn lên 70,8% năm 2014 đã trở thành một trong những tỉnh có độ che phủ rừng cao nhất toàn quốc. Kết quả thực hiện công tác trồng rừng từ năm 2011 - 2015 là 56.484 ha (trung bình mỗi năm trồng được 11.296 ha, đạt 94% mục tiêu Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ), cụ thể như sau:
- Năm 2011 trồng được 13.853 ha.
- Năm 2012 trồng được 12.257 ha.
- Năm 2013 trồng được 11.212 ha.
- Năm 2014 trồng được 10.254 ha.
- Năm 2015 trồng được 8.908 ha.
Các chỉ tiêu chăm sóc rừng trồng các năm, khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng thực hiện tốt đạt kế hoạch đề ra. Tổng diện tích chăm sóc rừng trồng bằng nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước từ năm 2011 - 2015 là 155.164 lượt ha
Công tác chế biến lâm sản: Trên địa bàn tỉnh có một nhà máy chế biến gỗ của Công ty Cổ phần SAHABAC với sản phẩm chủ yếu là ván ghép thanh và phôi chi tiết đồ mộc, hàng năm sản xuất khoảng 8.000 m3 sản phẩm; Công ty đang tiến hành liên doanh, liên kết để xây dựng nhà máy MDF với công suất 108.000 m3 sản phẩm /năm, với công suất chế biến trên sẽ tiêu thụ một lượng gỗ rừng trồng đáng kể, góp phần giải quyết đầu ra cho sản phẩm gỗ rừng trồng. Bên cạnh đó trên địa bàn tỉnh hiện có trên 40 cơ sở bóc gỗ và 200 cơ sở chế biến đồ mộc gia dụng.
2. Cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển
2.1. Cơ sở hạ tầng thủy lợi:
Toàn tỉnh đã xây dựng được 1.029 công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ; 02 hồ chứa thủy lợi dung tích trữ trên 01 triệu m3; 09 hồ chứa có đập cao >15m; 20 trạm bơm được xây dựng; trên 670 km kênh mương được kiên cố hóa.
Tổng năng lực tưới hệ thống thủy lợi đến năm 2015 đạt khoảng 20.000 ha, tăng gần 6.000 ha so với năm 2010, đáp ứng 90% diện tích canh tác lúa nước. Ngoài ra, các công trình thủy lợi còn phục vụ tưới hơn 1.000 ha rau màu và thủy sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về cấp nước phục vụ nông nghiệp và dân sinh.
2.2. Hệ thống đường nông thôn:
Hệ thống đường giao thông nông thôn được nâng cấp, xây dựng bằng các nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn vay ADB... Giai đoạn 2011 - 2015 đã đầu tư xây dựng 57 km đường (đường lâm nghiệp 32,43 km, đường nông thôn miền núi loại A là 22,5 km); từ nguồn vốn lồng ghép và đóng góp của nhân dân xây dựng được 69,9 km đường trục xã, liên xã; bê tông hóa 46,7 km đường trục thôn, liên thôn, xóm; nâng cấp 48 công trình đường trục thôn; xây dựng 13 công trình đường giao thông nội đồng.
3. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn từng bước đổi mới
3.1. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới:
Sau 5 năm triển khai thực hiện đến nay, đã có 100% số xã phê duyệt quy hoạch nông thôn mới, 100% số xã phê duyệt xong đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã.
Kết quả rà soát của các địa phương, trong tổng 112 xã trên địa bàn tỉnh thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới đến nay, đang thực hiện là 110 xã (giảm 02 xã so với năm 2014 là do 02 xã có Quyết định thành lập lên Phường). Trong đó, 22 xã đạt 10-14 tiêu chí (tăng 22 xã so với năm 2010); 74 xã đạt từ đạt 5 - 9 tiêu chí (tăng 55 xã so với năm 2010); 14 xã đạt dưới 5 tiêu chí (giảm 79 xã so với năm 2010); không còn xã nào trắng tiêu chí (năm 2010 có 02 xã trắng tiêu chí). Bình quân mỗi xã đạt 7,3 tiêu chí tăng so với năm 2010 là 4,37 tiêu chí.
3.2. Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn:
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và VSMT nông thôn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2012 - 2015, đến nay kết quả thực hiện được các nội dung chủ yếu sau:
- Về cấp nước sinh hoạt: Đến cuối năm 2015, tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95%, (tăng 10% so với cuối năm 2011). Tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước theo QCVN 02: 2009/BYT đạt 21,25% (tăng 7,41% so với cuối năm 2011).
- Về vệ sinh môi trường: Đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 65%, (tăng 15,4% so với cuối năm 2011). Tỷ lệ hộ nông thôn chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh đạt 39%, (tăng 3% so với cuối năm 2011).
- Về cấp nước và vệ sinh trường học mầm non (trường chính): Có 120/122 trường có đủ nước sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh, được quản lý và sử dụng tốt, đạt tỷ lệ 99%, (tăng 13% so với cuối năm 2011).
- Về cấp nước và vệ sinh trường phổ thông: Có 231/234 trường có đủ nước sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh, được quản lý và sử dụng tốt, đạt tỷ lệ 99%, (tăng 11% so với cuối năm 2011).
- Về cấp nước và vệ sinh Trạm y tế: Có 116/122 trạm y tế xã đủ nước sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh, được quản lý và sử dụng tốt, đạt tỷ lệ 95,08% (tăng 18,31% so với cuối năm 2011).
4. Các hình thức quản lý và tổ chức sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản
4.1. Về tổ chức bộ máy quản lý ngành nông nghiệp và PTNT:
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước ngành nông nghiệp và PTNT cơ bản phù hợp và đáp ứng được yêu cầu phát triển Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, cán bộ chuyên ngành cấp huyện, cấp xã chưa được bố trí phù hợp với các lĩnh vực nông nghiệp (một cán bộ kiêm nhiều lĩnh vực); lực lượng kiểm lâm còn thiếu so với hạn mức quy định; hệ thống khuyến nông chưa được kiện toàn, chưa đáp ứng được yêu cầu về công tác đào tạo nghề; việc tiếp cận thị trường của cán bộ cơ sở còn hạn chế; chế độ đãi ngộ cho cán bộ nông nghiệp cấp xã và cộng tác viên cấp thôn bản còn thấp; các đơn vị sự nghiệp về nghiên cứu, chuyển giao công nghệ còn thiếu, chưa hiệu quả.
4.2. Về tổ chức kinh tế Hợp tác xã:
Hiện nay, trên địa bàn có tổng số là 126 Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, 49 Tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (có 38 tổ hợp tác đăng ký theo Nghị Định 151/NĐ- CP, 11 tổ hợp tác được hình thành từ các chương trình dự án chưa có quyết định công nhận của chính quyền địa phương).
Một số HTX đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm thông qua việc đăng ký nhãn hiệu và quảng bá thương hiệu sản phẩm hàng hoá, đưa ra thị trường được người tiêu dùng chấp nhận, giá bán sản phẩm được nâng cao, góp phần nâng cao thu nhập của xã viên.
4.3. Về kinh tế trang trại:
Kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn phát triển kém do sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, hạ tầng thiết yếu chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất đặc biệt là khâu chế biến, bảo quản sản phẩm; việc tiếp cận thị trường, xúc tiến thương mại chưa được quan tâm; lao động chưa qua đào tạo là chủ yếu; tỉnh không có chính sách đặc thù riêng đề hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân phát triển.
Đến hết năm 2015, toàn tỉnh Bắc Kạn có 01 trang trại chăn nuôi của ông Chu Quang Phúc xã Đông Viên huyện Chợ Đồn đáp ứng được theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp & PTNT về trang trại.
5. Về chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất nông, lâm nghiệp; đào tạo nguồn nhân lực
Tích cực triển khai thực hiện các mô hình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, có nhiều mô hình đem lại hiệu quả và được nhân rộng trong sản xuất, như: Mô hình canh tác lúa cải tiến - SRI, gieo sạ lúa bằng giàn kéo tay, cơ giới hóa trong khâu làm đất, sử dụng phân viên nén dúi sâu, nuôi giữ nguồn gen của giống lúa bản địa quý hiếm... Hằng năm, tổ chức thực hiện các dự án, mô hình giống mới, tổng kết, đánh giá, lựa chọn giống có năng suất cao, chất lượng tốt để bổ sung vào cơ cấu giống của tỉnh.
Các chính sách của trung ương về cơ giới hóa nông nghiệp và giảm tổn thất sau thu hoạch đã được triển khai thực hiện. Số lượng máy móc trong nông nghiệp tăng lên hằng năm, diện tích làm đất bằng máy nông nghiệp chiếm 65% diện tích gieo trồng. Việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất từ khâu làm đất, gieo trồng đến thu hoạch góp phần mở rộng diện tích canh tác, tăng năng suất lao động.
Hệ thống cán bộ khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật đã thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc nông dân thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu giống và thời vụ đối với cây trồng chính; hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng; kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản; cập nhập các thông tin về thị trường và giá cả các mặt hàng nông sản để nông dân có định hướng đầu tư sản xuất.
II. KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Tồn tại, hạn chế:
- Cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản đã có chuyển biến nhưng còn chậm, trồng trọt vẫn còn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu nội ngành trên 50%
- Sản xuất nông nghiệp có nơi còn manh mún, phân tán, phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh còn chậm, chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại chưa phát triển; thiếu làng nghề nông thôn được công nhận.
- Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích còn thấp (dưới 50 triệu đồng), nhiều diện tích sử dụng giống cây trồng không đảm bảo chất lượng, giống cho năng suất, chất lượng thấp (như: chè giống trung du đang chiếm 53% cơ cấu giống chè; một số giống lúa thuần; giống cam, quýt, hồng không hạt ở nhiều vườn trồng trước đây được lấy từ những cây không đủ tiêu chuẩn để làm giống...); sản xuất theo quy trình Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) chưa phổ biến; trồng rừng và nuôi trồng thủy sản chủ yếu theo phương thức quảng canh cho năng suất thấp (chưa có nhiều diện tích trồng rừng được đầu tư thâm canh); việc xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại chưa được quan tâm đúng mức, sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản còn thấp.
- Việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế; một số chính sách chưa thật sự phù hợp với thực tế, việc sửa đổi, bổ sung còn chậm; nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu.
- Công tác quản lý môi trường còn nhiều hạn chế; việc lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y; chất thải chăn nuôi, rác thải ngày càng gia tăng... gây tác động xấu đến môi trường.
- Ở nhiều nơi nhất là vùng sâu, vùng xa sản xuất nông nghiệp còn mang nặng tính tự cung, tự cấp, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; trình độ dân trí, trình độ sản xuất còn nhiều chênh lệch giữa các vùng.
2. Nguyên nhân
- Khách quan: Xuất phát điểm nông nghiệp của tỉnh thấp, môi trường cạnh tranh trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa ngày càng gay gắt, khó khăn về thị trường và diễn biến phức tạp; biến đổi khí hậu, thiên tai và dịch bệnh ngày càng gia tăng và khó lường.
- Chủ quan: Nhận thức và hành động của chính quyền cơ sở, các ngành về vị trí và yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa thực sự đầy đủ, đồng đều, nhiều lúc, nhiều nơi chỉ đạo chưa quyết liệt. Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chưa tương xứng, còn thấp; chất lượng kết cấu hạ tầng và dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất; nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cải cách hành chính còn nhiều hạn chế; chất lượng nguồn nhân lực cho nông nghiệp còn thấp.
Phần 2
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Xây dựng và phát triển sản xuất hàng hoá nông nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, công nghệ cao nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường và phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành; xây dựng và phát triển thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích góp phần hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế ngành nông- lâm nghiệp, thuỷ sản bình quân 4,5%/năm.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Phát triển một số cây trồng có thế mạnh, bao gồm 1.000 ha lúa có chất lượng, giá trị kinh tế cao; trồng thâm canh tăng năng suất 3.000 ha rau, trong đó xây dựng 10 mô hình sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao; 1.500 ha cây dong riềng; 1.000 ha cây thuốc lá.
Cải tạo, trồng bổ sung, thâm canh tăng năng suất 2.300 ha cây ăn quả (gồm cây cam, quýt, hồng không hạt, mơ), trong đó, sản xuất theo quy trình VietGAP là 300 ha; 2.000 ha chè, trong đó sản xuất theo quy trình VietGAP 100 ha.
2.2. Phấn đấu đến năm 2020, có 20 trang trại chăn nuôi lợn đạt tiêu chí theo quy định và có khoảng 500 gia trại đạt các tiêu chí về quy mô và đảm bảo vệ sinh môi trường.
2.3. Trồng mới 32.500 ha rừng (trung bình mỗi năm trồng 6.500 ha), đưa diện tích rừng trồng sản xuất tập trung toàn tỉnh lên 80.000 ha, trong đó có 15.000 ha rừng trồng kinh doanh gỗ lớn.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Một số nhiệm vụ chủ yếu
1.1. Đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hoá nông nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm:
- Phát triển một số cây trồng có thế mạnh:
+ Vùng sản xuất lúa có chất lượng, giá trị kinh tế cao bằng các giống lúa địa phương như Bao thai, Khẩu nua Lếch và một số giống mới có chất lượng cao tại các huyện Chợ Đồn, Ngân Sơn, Ba Bể, Bạch Thông và Chợ Mới.
+ Phát triển các cây rau màu theo hướng thâm canh tăng năng suất tại các địa phương trong tỉnh.
+ Vùng trồng cây dong riềng tại các huyện Na Rì, Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Mới và Chợ Đồn; vùng trồng cây thuốc lá tại các huyện Ngân Sơn, Bạch Thông, Chợ Mới, Na Rì và Chợ Đồn.
+ Đầu tư thâm canh, tăng năng suất số diện tích cây ăn quả hiện có: 1.500 ha cam, quýt tại các huyện Bạch Thông, Chợ Đồn, Ba Bể; 500 ha hồng không hạt tại các huyện Chợ Đồn, Ba Bể và Ngân Sơn; 300 ha mơ tại thành phố Bắc Kạn và các huyện Chợ Mới, Bạch Thông. Trong đó, sản xuất theo quy trình VietGAP 200 ha cam quýt, 50 ha hồng không hạt và 50 ha mơ.
+ Đầu tư thâm canh, cải tạo, trồng bổ sung, thay thế những diện tích chè già cỗi tại các huyện Chợ Mới, Chợ Đồn và Ba Bể.
- Tập trung phát triển chăn nuôi lợn theo hướng gia trại, trang trại gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.
- Phát triển lâm nghiệp gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu ổn định cho các nhà máy, trong đó ưu tiên phát triển trồng rừng gỗ lớn và cải tạo diện tích rừng kinh doanh gỗ nhỏ thành rừng kinh doanh gỗ lớn. Tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư chế biến tinh các sản phẩm lâm sản sử dụng hết nguồn nguyên liệu tại địa phương.
1.2. Xây dựng và nhân rộng các mô hình tổ chức sản xuất tập trung, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, công nghệ cao trong sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm:
- Khuyến khích các hộ sản xuất, kinh doanh giỏi thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất để đầu tư phát triển thành gia trại, trang trại; các hộ sản xuất, kinh doanh liên kết thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp để phát triển sản xuất tập trung với quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Hỗ trợ các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông, lâm nghiệp theo định hướng của tỉnh.
- Xây dựng và nhân rộng các mô hình cung ứng dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ sản xuất nông nghiệp:
+ 8 mô hình dịch vụ sản xuất lúa chất lượng cao gắn với tiêu thụ sản phẩm tại các huyện Chợ Đồn, Bạch Thông, Ngân Sơn và huyện Chợ Mới.
+ 10 mô hình trồng rau ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến và tiêu thụ rau tại thành phố Bắc Kạn và các huyện Bạch Thông, Chợ Mới, Ba Bể, Chợ Đồn.
+ 10 mô hình thâm canh, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm dong riềng, thuốc lá tại các huyện Ngân Sơn, Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Mới, Na Rì và Chợ Đồn.
+ 10 mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, đầu tư thâm canh, cải tạo, trồng bổ sung diện tích cam quýt, hồng không hạt, mơ già cỗi để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm tại các huyện Bạch Thông, Chợ Đồn, Ba Bể và thành phố Bắc Kạn.
+ 5 mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, đầu tư thâm canh, cải tạo, trồng mới thay thế diện tích chè già cỗi để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm tại các huyện Chợ Mới, Chợ Đồn, Ba Bể và Bạch Thông.
+ 15 mô hình chăn nuôi gia trại, trang trại lợn.
+ 10 mô hình sản xuất lâm nghiệp cây gỗ lớn gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
1.3. Lựa chọn công nghệ, xây dựng hoàn thiện các quy trình canh tác, quy trình chăn nuôi, các tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất nông nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, công nghệ cao trong sản xuất:
- Căn cứ đặc điểm sinh thái từng loại cây trồng để lựa chọn ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ như công nghệ tưới tiêu, nhà kính, nhà lưới... nhất là ứng dụng công nghệ trong việc sử dụng các loại giống mới, giống tốt có chất lượng.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong việc tuyển chọn con giống, quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng trong phát triển chăn nuôi lợn.
- Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất, bảo quản sau thu hoạch đối với các sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn hiện hành, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
- Xây dựng các tiêu chuẩn về các loại nhà lưới, nhà kính, công nghệ tưới tiêu, đáp ứng yêu cầu sản xuất, giảm thiểu tác động môi trường, phù hợp với khả năng đầu tư của doanh nghiệp, người dân và điều kiện tự nhiên của tỉnh.
- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn tiếp tục nghiên cứu và đề xuất một số giống cây trồng, vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao để đưa vào sản xuất.
1.4. Xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp:
- Phấn đấu có 3 sản phẩm hàng hóa được xây dựng thương hiệu như nhãn mác, bao bì, quy trình sản xuất và được tiếp thị, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương.
- Xây dựng hệ thống tiêu thụ các sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm (như gạo Bao thai, Khẩu nua lếch, cam quýt, hồng không hạt, miến dong, mơ vàng Bắc Kạn, chè an toàn, rau an toàn, thịt lợn sạch) tại địa phương và tiêu thụ ở các siêu thị lớn trong cả nước
2. Giải pháp thực hiện
Để hoàn thành được các mục tiêu và nhiệm vụ nêu trên đòi hỏi cần phải có sự đột phá về ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, công nghệ cao trong sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng, sức cạnh tranh trên thị trường; đột phá về tổ chức sản xuất và đột phá về đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, trong đó trọng tâm là đầu tư cho các tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp, đẩy mạnh việc liên doanh, liên kết từ khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và xúc tiến thương mại.
2.1. Giải pháp về kỹ thuật, khoa học công nghệ trong sản xuất:
- Đối với trồng trọt, sản xuất và ứng dụng rộng rãi kỹ thuật mới về giống, sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng tốt và khả năng chống chịu sâu bệnh, điều kiện thời tiết bất thuận cao; về kỹ thuật canh tác...trên tất cả các đối tượng cây trồng như: Lúa chất lượng cao, rau, củ quả, dong riềng, thuốc lá, cam, quýt, hồng không hạt, mơ, chè...vv.
+ Tập trung phát triển các giống lúa chất lượng cao tại địa phương như Bao Thai, Khẩu Nua Lếch và một số giống lúa có chất lượng khác.
+ Đầu tư áp dụng công nghệ tưới tiêu, công nghệ canh tác sạch, nhà kính, nhà lưới...nhưng trước hết là ứng dụng công nghệ trong việc sử dụng các loại giống mới, giống tốt có chất lượng trong sản xuất lúa gạo, rau, củ, quả.
+ Chăm sóc, cải tạo vườn cây giống đầu dòng cam quýt, hồng không hạt 02 ha (1,5 ha cam quýt tại huyện Bạch Thông và 0,5ha hồng không hạt tại Ba Bể) để chủ động trong việc cung ứng giống tốt, kịp thời vụ cho người sản xuất, thời gian hoàn thành trong năm 2017.
+ Sử dụng và khai thác có hiệu quả các cây chè đầu dòng hiện có và các giống chè mới có năng suất, chất lượng cao thay thế dần diện tích các giống chè cũ hiện nay năng suất chất lượng thấp.
+ Đầu tư thâm canh, cải tạo, trồng bổ sung, thay thế diện tích cây ăn quả già cỗi, vườn chè mất khoảng đảm bảo mật độ để khai thác, kinh doanh có hiệu quả.
+ Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất như: Tiêu chuẩn sản phẩm sạch, sản phẩm an toàn, tiêu chuẩn VietGAP ….
- Trong chăn nuôi, ứng dụng công nghệ di truyền để chọn lọc giống, tập trung vào cải tạo, sử dụng giống lợn có chất lượng, lợi thế tại địa phương; hướng dẫn nông dân thực hiện tốt quy trình chăm sóc, chăn nuôi lợn gắn với đảm bảo an toàn dịch bệnh và môi trường.
- Trong lâm nghiệp, nhân nhanh và sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp mới có khả năng tăng trưởng nhanh, tạo sinh khối lớn bằng công nghệ mô, hom, phát triển các loài cây dược liệu dưới tán rừng...
2.2. Giải pháp về tổ chức sản xuất xúc tiến thương mại:
2.2.1. Quy hoạch sản xuất:
Trên cơ sở quy hoạch phát triển Kinh tế - xã hội, các quy hoạch ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020 được phê duyệt, tiếp tục ra soát, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp và tiến hành quy hoạch chi tiết để triển khai thực hiện, phù hợp yêu cầu thị trường. Trước mắt, hoàn thành các quy hoạch các cây trồng nông nghiệp, cây rau, dong riềng, cam quýt, hồng không hạt, vùng sản xuất lúa chất lượng cao; quy hoạch phát triển chăn nuôi, thuỷ sản; quy hoạch 3 loại rừng, đồng thời hoàn thiện các quy hoạch liên quan, như quy hoạch thủy lợi, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng… Công tác quy hoạch gắn liền với việc xây dựng các chương trình, đề án về đầu tư nghiên cứu, cơ sở sản xuất ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất; công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch; làm cơ sở xây dựng các chương trình – dự án phát triển nông nghiệp nông thôn phù hợp với quy hoạch và thị trường.
2.2.2. Tổ chức sản xuất:
2.2.2.1. Vùng sản xuất lúa chất lượng cao:
- Tiến hành khảo sát, đánh giá điều kiện sản xuất của diện tích đất lúa hiện có trên địa bàn, qua đó tập trung đầu tư phát triển vùng trồng lúa chất lượng có giá trị kinh tế cao với diện tích 1.000ha làm hàng hóa thời gian hoàn thành năm 2020 (Chi tiết tại biểu 1,2 phụ lục kèm theo).
- Xây dựng các chuỗi liên kết trong sản xuất và chế biến, tiêu thụ và tiếp thị sản phẩm gạo Bao thai, khẩu nua lếch (phát triển thương hiệu gạo Bao thai và Khẩu nua lếch)
- Xây dựng thành công ít nhất 8 mô hình mô hình Hợp tác xã dịch vụ sản xuất lúa chất lượng cao gắn với tiêu thụ sản phẩm tại Chợ Đồn, Bạch Thông, Ngân Sơn và Chợ Mới với diện tích 10ha/mô hình.
2.2.2.2. Vùng sản xuất cây rau, củ, quả:
- Mở rộng diện tích trồng rau, theo hướng thâm canh tăng năng suất và sản xuất rau an toàn, đến năm 2020 tổng diện tích gieo trồng rau đạt 3.000 ha, sản lượng ước đạt 46.500 tấn (Chi tiết tại biểu 4,5,6 phụ lục kèm theo).
- Chuyển đổi 500 ha diện tích đất trồng lúa, sang trồng các loại rau, củ, quả năng suất trung bình đạt 25 tấn/ha như Bí xanh, mướp đắng, khoai tây...
- Xây dựng các chuỗi liên kết trong sản xuất và chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả tại Bắc Kạn.
- Xây dựng 10 mô hình trồng rau áp dụng công nghệ cao với diện tích từ 3.000 – 5.000m2/ mô hình; 05 mô hình Hợp tác xã dịch vụ sản xuất, chế biến gắn tiêu thụ rau, củ, quả tại thành phố Bắc Kạn, Huyện Chợ Mới, Bạch Thông.
2.2.2.3. Vùng trồng cây dong riềng, thuốc lá:
- Thực hiện tốt các nội dung trong quy hoạch phát triển cây dong riềng trên địa bàn tỉnh, phấn đấu đến năm 2020 diện tích cây dong riềng đạt 1.500 ha, sản lượng đạt 112.500 tấn củ; 1.000ha thuốc lá, năng suất trung bình đạt trên 25tạ/ha. Toàn bộ diện tích các cây trồng trên được các doanh nghiệp và cơ sở chế biến liên kết bao tiêu sản phẩm tại các huyện Na Rì, Ba Bể, Ngân Sơn, Bạch Thông, Chợ Mới, Chợ Đồn (Chi tiết tại biểu 8,9,10 phụ lục kèm theo).
- Tập trung đội ngũ cán bộ kỹ thuật ở cơ sở chỉ đạo nông dân sản xuất, ứng dụng và tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật về: Sử dụng giống mới, làm đất, trồng đúng thời vụ, đảm bảo mật độ, bón phân...để tăng năng suất và chất lượng của sản phẩm.
- Năm 2016 phối hợp với các đơn vị kinh doanh thuốc lá, cơ sở thu mua chế biến dong riềng tiến hành việc giao vùng nguyên liệu cụ thể cho các cơ sở chế biến dong riềng, thu mua thuốc lá qua đó yêu cầu các cơ sở này tiến hành ký kết với người dân đảm bảo tiêu thụ sản phẩm ổn định, có lãi cho bà con nông dân, đồng thời xây dựng các mô hình thâm canh để nâng cao năng suất, chất lượng thuốc lá, dong riềng để làm cơ sở tuyên truyền, chỉ đạo cho các năm tiếp theo.
- Xây dựng 10 mô hình Hợp tác xã đầu tư thâm canh, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm dong riềng, thuốc lá tại Ngân Sơn, Ba Bể, Bạch Thông, Na Rì, Chợ Mới và Chợ Đồn, thời gian thực hiện trong năm 2016-2018 với diện tích từ 10 ha/mô hình.
2.2.2.4. Vùng trồng cây ăn quả cam quýt, hồng không hạt, mơ vàng Bắc Kạn:
- Đầu tư thâm canh, tăng năng suất diện tích cây ăn quả hiện có: Cam quýt với diện tích 1.500 ha tại huyện Bạch Thông, Chợ Đồn, Ba Bể; 500ha hồng không hạt tại huyện Chợ Đồn, Ba Bể và Ngân Sơn; 300ha mơ vàng tại thành phố Bắc Kạn, huyện Chợ Mới và Bạch Thông. Trong đó sản xuất theo quy trình VietGAP là 300ha (gồm 200ha cam quýt, 50 ha hồng không hạt và 50 ha mơ); xây dựng xong các mô hình, nhân rộng các mô hình từ năm 2018 (Chi tiết tại biểu 11 đến 16 phụ lục kèm theo).
- Thực hiện các gói hỗ trợ kỹ thuật để đầu tư thâm canh, tăng năng suất, chất lượng diện tích cây ăn quả già cối, năng suất chất lượng thấp thông qua các tổ hợp tác, hợp tác xã dịch vụ hoặc các cơ quan chuyên môn chuyển giao khoa học kỹ thuật có năng lực thực hiện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Đồng thời thông qua các tổ hợp tác, hợp tác xã thực hiện liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp để chế biến, tiêu thụ sản phẩm ổn định, có hiệu qủa cho bà con nông dân.
- Xây dựng 10 mô hình Hợp tác xã tư vấn, dịch vụ sản xuất, liên kết ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lượng vườn cây ăn quả tại huyện Bạch Thông, Chợ Đồn, Ba Bể, Chợ Mới và Thành phố Bắc Kạn, thời gian thực hiện từ năm 2016-2018, với quy mô 10ha/mô hình.
2.2.2.5. Vùng sản xuất, chế biến, kinh doanh chè:
- Đầu tư thâm canh, cải tạo, trồng bổ sung, thay thế diện tích chè già cỗi, vườn chè mất khoảng tại huyện Chợ Mới, Chợ Đồn và Ba Bể đảm bảo mật độ, đến năm 2020 diện tích cây chè cho thu hoạch ổn định đạt 2.000 ha, trong đó ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, sản xuất theo quy trình VietGAP với diện tích 100ha (Chi tiết tại biểu 17,18 phụ lục kèm theo).
- Thông qua các tổ hợp tác, hợp tác xã dịch vụ hoặc các cơ quan chuyên môn chuyển giao khoa học kỹ thuật có năng lực thực hiện các gói hỗ trợ kỹ thuật về sản xuất, thâm canh, cải tạo các vườn chè già cối, mất khoảng, năng suất chất lượng kém. Đồng thời thông qua các tổ hợp tác, hợp tác xã thực hiện liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp để chế biến, tiêu thụ, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chè.
- Xây dựng 05 mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, đầu tư thâm canh, cải tạo, trồng mới thay thế diện tích chè già cỗi, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm tại huyện Chợ Mới và Ba Bể thời gian thực hiện năm 2016- 2018, với quy mô 5ha/mô hình.
2.2.2.6. Phát triển chăn nuôi lợn tạo nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người chăn nuôi:
- Chăn nuôi quy mô gia trại: Phát triển các hình thức chăn nuôi khép kín thường xuyên từ 10 con lợn nái sinh sản trở lên; hoặc chăn nuôi thường xuyên từ 20 con lợn nái sinh sản trở lên để cung ứng con giống ra thị trường; hoặc chăn nuôi thường xuyên từ 300 con lợn thịt trở lên/năm. Các gia trại có hệ thống xử lý chất thải đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường.
- Chăn nuôi quy mô trang trại: Phát triển các hình thức chăn nuôi như trên, đồng thời đảm bảo các tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định (Chi tiết tại biểu 19, 20 phụ lục kèm theo).
- Tổ chức liên doanh, liên kết giữa các gia trại, trang trại thành các tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi với các công ty sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi, đảm bảo việc cung ứng nguồn thức ăn có chất lượng tốt, đồng thời tiêu thụ sản phẩm ổn định cho người chăn nuôi.
- Xây dựng thành công ít nhất 15 mô hình chăn nuôi gia trại, trang trại lợn và liên kết thành lập ít nhất một hợp tác xã dịch vụ và phát triển chăn nuôi.
2.2.2.7. Phát triển lâm nghiệp gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm:
- Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu ổn định cho các nhà máy chế biến gỗ, tiến hành phân vùng nguyên liệu cho các nhà máy, cơ sở chế biến gỗ qua đó tiến hành ký kết liên doanh, liên kết giữa cơ sở, nhà máy chế biến với người trồng rừng thông qua các tổ hợp tác, hợp tác xã, nhằm đạt mục tiêu bình quân mỗi năm khai thác 3.000 ha rừng trồng, sản lượng ước đạt 300.000 m3/năm đem lại giá trị thu nhập cho người trồng rừng.
- Tập trung đầu tư phát triển chế biến tinh để nâng cao giá trị sản phẩm rừng trồng, hạn chế cấp phép cho các cơ sở chế biến thô ( bóc, xẻ...) cụ thể:
+ Sản phẩm MDF: Sản xuất được 108.000 m3 sản phẩm, mỗi năm tiêu thụ khoảng 170.000 m3 gỗ nguyên liệu.
+ Sản xuất đồ mộc gia dụng và sơ chế nguyên liệu mỗi năm tiêu thụ khoảng 100.000 m3 gỗ nguyên liệu.
- Ưu tiên đầu tư phát triển trồng trên 15.000 ha rừng gỗ lớn và cải tạo chuyển đổi 5.000ha diện hiện đang kinh doanh với mục đích cây gỗ nhỏ với chu kỳ kinh doanh dưới 8 năm sang kinh doanh với mục đích là cây gỗ lớn với biện pháp là kéo dài chu kỳ kinh doanh trên 12 năm (Chi tiết tại biểu 21,22 phụ lục kèm theo).
- Tập trung nghiên cứu phát triển trồng các loại cây dược liệu dưới tán rừng qua đó tận dụng được đất đai, nâng cao giá trị của rừng.
- Xây dựng thành công ít nhất 15 mô hình ứng dụng khoa học công nghệ trong trồng, kinh doanh cây gỗ lớn gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng với quy mô 20ha/mô hình.
2.2.3. Xúc tiến thương mại:
- Tăng cường kết nối thị trường trong tỉnh, ngoài tỉnh để có thể điều tiết được các sản phẩm một cách năng động và có lợi nhất cho người nông dân, đặc biệt là thị trường của các tỉnh, thành phố lớn. Xây dựng bộ phận nghiên cứu và phát triển thị trường chuyên nghiệp (thông tin thị trường chính, đối thủ cạnh tranh…)
- Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm, quản lý việc chế biến và tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích các tổ chức cá nhân đủ điều kiện thì tiến hành đăng ký sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông, lâm sản, từ đó tiến hành cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
- Đối với các hộ gia đình cá nhân nhỏ lẻ không tiến hành đăng ký kinh doanh trực tiếp, thì tiến hành thành lập các tổ hợp tác, các hợp tác xã, thông qua các tổ hợp tác, HTX đăng ký sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông lâm thủy sản, từ đó tiến hành cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Thực hiện liên doanh, liên kết trong quá trình sản xuất, trên cơ sở quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, các cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm tiến hành đăng ký vùng nguyên liệu và phải tổ chức ký cam kết tiêu thụ sản phẩm trực tiếp với người sản xuất, đảm bảo thu mua theo giá tối thiểu người sản xuất có lãi khi giá thị trường xuống thấp, và phải thu mua theo giá thị trường nếu giá thị trường tăng cao. Các hỗ trợ của địa phương chỉ thực hiện khi có các cam kết về tiêu thụ và chế biến sản phẩm.
- Đầu tư cho việc xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm nông, lâm, thủy sản bằng các hình thức như quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia các gian hàng tại các hội chợ trong và ngoài nước, tiếp thị các sản phẩm đến các trung tâm tỉnh, thành trong cả nước.
2.3. Giải pháp về cơ chế, chính sách:
2.3.1. Giải pháp về cơ chế:
- Thực hiện có hiệu quả tất cả các chính sách của Nhà nước đã ban hành hiện còn hiệu lực đối với việc hỗ trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình, mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu… trên địa bàn tỉnh để thực hiện đề án
- Huy động tối đa nguồn lực của nhân dân và các tổ chức, cá nhân để có đủ nguồn lực triển khai thực hiện các mục tiêu Đề án.
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất theo hướng liên kết “4 nhà”.
2.3.2. Giải pháp về chính sách:
2.3.2.1. Chính sách phát triển một số cây trồng có thế mạnh thành sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh trên thị trường gắn với thương hiệu sản phẩm:
a) Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất lúa chất lượng cao:
- Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật và tổ chức thành lập các nhóm hộ, tổ hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa chất lượng cao.
- Hỗ trợ kinh phí xây dựng 10 mô hình dịch vụ sản xuất lúa chất lượng cao gắn với tiêu thụ sản phẩm tại các huyện Chợ Đồn, Bạch Thông, Ngân Sơn và huyện Chợ Mới với quy mô 5-10ha/mô hình, kinh phí thực hiện tối đa 100 triệu đồng/mô hình.
- Hỗ trợ lãi suất vốn vay ngân hàng 10 triệu đồng/ha, thời gian hỗ trợ lãi suất vay 12 tháng, đối với diện tích 1.000ha sản xuất lúa chất lượng cao làm hàng hóa (hỗ trợ lãi suất 1 lần/1 đơn vị diện tích).
(Chi tiết tại biếu 1,2,3 phụ lục kinh phí kèm theo)
b) Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất rau.
- Hỗ trợ kinh phí thực hiện gói kỹ thuật chuyển đổi từ đất lúa sang đất chuyên trồng rau với mức 5 triệu đồng/ha/năm, đối với diện tích 500ha.
- Hỗ trợ mô hình sản xuất rau công nghệ cao 10 mô hình quy mô từ 3.000-5.000m2/mô hình, mức hỗ trợ 100 triệu đồng/1.000m2.
- Hỗ trợ lãi suất vốn vay ngân hàng: Mức vay tối đa 40 triệu đồng/ha, thời gian hỗ trợ lãi suất vay 24 tháng, đối với diện tích sản xuất rau (hỗ trợ lãi suất 1 lần/1 đơn vị diện tích).
(Chi tiết tại biểu 4,5,6,7 phụ lục kinh phí kèm theo)
c) Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cây dong riềng, thuốc lá
- Duy trì và thực hiện tốt chính sách của các Công ty, cơ sở thu mua chế biện thuốc lá hiện có như là: Ứng trước giống, vật tư sản xuất gồm phân bón, thuốc xử lý, hỗ trợ kinh phí cải tạo và xây dựng lò sấy...
- Hỗ trợ tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm dong riềng và thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Hỗ trợ kinh phí xây dựng 10 mô hình thâm canh, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm dong riềng, thuốc lá tại các huyện Ngân Sơn, Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Mới và Chợ Đồn, Na rì với quy mô 5-10ha/mô hình, kinh phí thực hiện tối đa 50 triệu đồng/mô hình.
(Chi tiết tại biểu 8,9,10 phụ lục kinh phí kèm theo)
d) Chính sách hỗ trợ phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp (cam quýt, hồng không hạt, mơ, chè:
- Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật và tổ chức thành lập các nhóm hộ, tổ hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Hỗ trợ kinh phí xây dựng 10 mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, đầu tư thâm canh, cải tạo, trồng bổ sung diện tích ăn quả (cam quýt, hồng không hạt, mơ ) già cỗi để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm tại các huyện Bạch Thông, Chợ Đồn, Ba Bể, thành phố Bắc Kạn với kinh phí thực hiện tối đa 600 triệu đồng/mô hình (20 triệu/ha; 30ha/mô hình).
- Hỗ trợ kinh phí xây dựng 05 mô hình cây chè tại các huyện Chợ Mới, Chợ Đồn, Ba Bể và Bạch Thông với kinh phí thực hiện tối đa 200 triệu đồng/mô hình (10 triệu/ha; 30ha/mô hình).
- Bảo hộ và quảng bá chỉ dẫn địa lý, thương hiệu sản phẩm cam, quýt Bắc Kạn; xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu chè Bắc Kạn.
- Hỗ trợ kinh phí xây dựng, cải tạo, chăm sóc vườn cây đầu dòng sạch bệnh đối với cam, quýt, hồng không hạt, chè Shan tuyết.
- Hỗ trợ lãi suất vốn vay ngân hàng cho các hộ gia đình đầu tư, thâm canh và cải tạo diện tích cây ăn quả, chè hiện có: Đối với cây cam, quýt, hồng không hạt, mơ mức vay tối đa 30 triệu đồng/ha, thời gian hỗ trợ lãi suất vay 24 tháng; cây chè mức vay tối đa 25 triệu đồng/ha, thời gian hỗ trợ lãi suất vay 24 tháng (hỗ trợ lãi suất 1 lần/ 1 đơn vị diện tích).
(Chi tiết tại biểu 10 đến 18 phụ lục kinh phí kèm theo)
2.3.2.2. Chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi lợn:
- Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hình thức gia trại, trang trại.
+ Đối với chăn nuôi lợn gia trại: Hỗ trợ không quá 20 triệu đồng/gia trại (để mua con giống, xây dựng hệ thống xử lý nước thải trong chăn nuôi…).
+ Đối với chăn nuôi lợn trang trại: Hỗ trợ không quá 100 triệu đồng/trang trại (để mua con giống, xây dựng hệ thống xử lý nước thải trong chăn nuôi…).
- Hỗ trợ kinh phí xây dựng 15 mô hình chăn nuôi gia trại lợn với kinh phí thực hiện tối đa 100 triệu đồng/mô hình.
- Hỗ trợ lãi suất vốn vay ngân hàng cho các hộ gia đình đầu tư chăn nuôi lợn mức vay theo quy mô 2 triệu đồng/1 con lợn, tối đa không quá 200 triệu/gia trại hoặc 01 tỷ đồng (một tỷ)/trang trại, thời gian hỗ trợ lãi suất 24 tháng.
(Chi tiết tại biểu 19 đến 32 phụ lục kinh phí kèm theo)
2.3.2.3. Chính sách hỗ trợ phát triển lâm nghiệp gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm:
- Hỗ trợ chuyển đổi rừng trồng từ rừng kinh doanh gỗ nhỏ thành rừng kinh doanh gỗ lớn: Ngân sách tỉnh hỗ trợ chi phí nhân công bảo vệ và nuôi dưỡng rừng cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tham gia chuyển đổi rừng trồng từ rừng kinh doanh gỗ nhỏ thành rừng kinh doanh gỗ lớn, mức hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm, trong thời gian 05 năm.
- Hỗ trợ lãi suất vốn vay trồng cây gỗ lớn mức hỗ trợ vay 10 triệu đồng/ha tối đa 5ha/hộ thời gian hỗ trợ lãi suất 3 năm.
- Hỗ trợ kinh phí xây dựng 10 mô hình sản xuất lâm nghiệp cây gỗ lớn gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm với kinh phí thực hiện tối đa 200 triệu đồng/mô hình (Chi tiết tại biểu 24, 25, 26 phụ lục kinh phí kèm theo).
2.3.2.4. Một số chính sách khác:
- Hỗ trợ 100% kinh phí cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở nhỏ lẻ 2,18 triệu đồng/lần cấp, đối với cơ sở có doanh thu ≤ 100 triệu đồng/tháng 3,68 triệu đồng /lần cấp, đối với cơ sở có doanh thu ≥ 100 triệu đồng /tháng 5,18 triệu đồng/lần cấp) và giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP 65 triệu đồng/lần cấp/cơ sở (10ha-100 hộ/cơ sở).
- Hỗ trợ xây dựng thương hiệu xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm:
+ Xây dựng thương hiệu: 100 triệu đồng/01 nhãn hiệu sản phẩm (hỗ trợ 01 lần)
+ Xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm: 500 triệu đồng/cuộc/năm.
(Chi tiết tại biểu 27 phụ lục kèm theo).
2.3.3. Quy mô, địa bàn, đối tượng hỗ trợ:
2.3.3.1. Quy mô:
- Cây lúa: Vùng trồng lúa chất lượng có giá trị kinh tế cao làm hàng hóa 1.000ha
- Cây rau: Diện tích trồng rau thâm canh 2.000ha, trong đó 1.000ha rau sản xuất tập trung theo hướng an toàn.
- Cây dong riềng, thuốc lá: Diện tích sản xuất theo hướng thâm canh dong riềng1.500ha, thuốc lá 1.000ha.
- Cây ăn quả: Diện tích thâm canh cây cam, quýt 1.500 ha, trong đó 200ha sản xuất theo quy trình VietGAP; hồng không hạt diện tích thâm canh đạt 500ha, trong đó sản xuất theo quy trình VietGAP 50ha; cây mơ 300ha, trong đó sản xuất theo quy trình VietGAP 50ha.
- Cây công nghiệp: Diện tích chè cho thu hoạch ổn định 2.000ha, trong đó 100ha sản xuất theo quy trình VietGAP.
2.3.3.2. Địa bàn thực hiện: Trên địa bàn toàn tỉnh, riêng chính sách hỗ trợ cây dong riềng, cây ăn quả áp dụng theo quy hoạch vùng trồng tập trung, cây chè chỉ áp dụng trên địa bàn huyện Chợ Đồn, Chợ Mới và Ba Bể. Các huyện 30a sử dụng kinh phí hỗ trợ từ nguồn hỗ trợ Nghị quyết 30a.
2.3.3.3. Đối tượng, điều kiện được hỗ trợ: Các gia trại, trang trại; các tổ chức như tổ hợp tác, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thực hiện tổ chức liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với người sản xuất.
2.4. Về đào tạo nguồn nhân lực:
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về sản xuất hàng hóa theo tiêu chuẩn quốc tế và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trường.
- Đẩy mạnh việc hợp tác, liên kết giữa các đơn vị, địa phương trong tỉnh với các trung tâm, viện nghiên cứu, trường đại học trong nghiên cứu, chuyển giao, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ khoa học- kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
- Thực hiện tốt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, từng bước xã hội hoá công tác đào tạo nghề; hỗ trợ kinh phí từ ngân sách để khuyến khích các doanh nghiệp tự tổ chức đào tạo nghề gắn với sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí
Khái toán kinh phí thực hiện đề án từ năm 2016 - 2020 là 129.175,432 triệu đồng. Trong đó:
- Năm 2016: 37.602,294 triệu đồng.
- Năm 2017: 32.806,238 triệu đồng.
- Năm 2018: 24.634,182 triệu đồng.
- Năm 2019: 20.808,804 triệu đồng.
- Năm 2020: 13.323,914 triệu đồng.
(Chi tiết xem biểu đính kèm)
2. Nguồn kinh phí
- Nguồn kinh phí thực hiện được cân đối từ ngân sách nhà nước ( nguồn vốn nông thôn mới; chương trình mục tiêu quốc gia; nguồn sự nghiệp khoa học; nguồn vốn từ các chương bảo vệ đất lúa, chống hạn; nguồn vốn trái phiếu chính phủ…) nguồn vốn vay, vốn của các doanh nghiệp… cụ thể như sau:
- Nguồn ngân sách trung ương theo nghị định số 35/2015/NĐ-CP: 10 tỷ (2,5 tỷ đồng/năm x 4 năm):
- Nguồn các dự án ODA lâm nghiệp (KW8): 10 tỷ đồng.
- Nguồn khác (Nông thôn mới, 30a, khoa học công nghệ…): 20 tỷ đồng.
- Nguồn ngân sách tỉnh: 89,175 tỷ đồng.
Phần 3
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Trên cơ sở các nội dung của đề án UBND tỉnh giao các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện nội dung của Đề án, cụ thể như sau:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Phát triển nông lâm nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường; tập trung trồng rừng gắn với công nghiệp chế biến gỗ để nâng cao giá trị kinh tế rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016-2020” để chỉ đạo triển khai thực hiện, điều phối, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Đề án.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án này.
- Chủ trì thực hiện việc xây dựng các quy trình kỹ thuật (giải pháp kỹ thuật) và hướng dẫn người dân thực hiện các quy trình kỹ thuật.
- Tổng hợp, tham mưu sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện hàng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ các nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định, trong đó ưu tiên bố trí vốn cho thực hiện các nhiệm vụ Đề án; rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế chính sách liên quan đến Đề án, cơ chế lồng ghép các nguồn vốn thực hiện.
- Tham mưu đảm bảo các chính sách tài chính cho việc thực hiện Đề án này.
3. Sở Khoa học và Công nghệ
- Đề xuất các dự án tham gia chương trình: Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn.
- Ưu tiên bố trí kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ thực hiện các đề tài nghiên cứu, dự án ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông, lâm, thủy sản và phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới.
4. Sở Công Thương
- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm nông, lâm, thủy sản; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản tiếp cận với thị trường trong nước và quốc tế để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Tham mưu xây dựng Kế hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, sản tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, đảm bảo phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
Rà soát, báo cáo, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thế các quy định về hạn mức giao đất, trình tự thủ tục giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất phù hợp với quy định của Luật Đất đai năm 2013 và tình hình thực tế của tỉnh.
- Thực hiện rà soát, kiểm soát chặt chẽ quy hoạch và quản lý, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; hướng dẫn các huyện, thành phố điều chỉnh kế hoạch, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các đề án sản xuất hàng hóa nông, lâm, thủy sản.
6. Sở Nội vụ
Tham mưu thực hiện tốt chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các Sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát, củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức ngành Nông nghiệp và PTNT theo Thông tư hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, đồng thời phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh; xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngành Nông nghiệp và PTNT từ tỉnh đến cơ sở.
7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành và các địa phương trên địa bàn tỉnh, tham mưu thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo trong đó có dạy nghề cho lao động nông thôn.
8. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Bắc Kạn
Chỉ đạo các tổ chức tín dụng ưu tiên tập trung vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để thực hiện Đề án này và xây dựng nông thôn mới
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Đề án của huyện, thị xã để triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
- Vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách của tỉnh để điều phối, bố trí nguồn vốn khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất phù hợp với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu của địa phương; tăng cường thu hút vốn đầu tư xã hội cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.
10. Các Hội, hiệp hội, tổ chức chính trị - xã hội
Tham gia thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền và hỗ trợ nông dân hợp tác, liên kết sản xuất với các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác; bảo vệ lợi ích của hội viên trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng liên kết.
11. Các Doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
Thực hiện có hiệu quả các chủ trương chính sách của nhà nước và nội dung của Đề án. Đẩy mạnh liên doanh, liên kết trong sản xuất từ cung ứng các dịch vụ đầu vào đến thu mua chế biến và tiêu thụ sản phẩm; đầu tư đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ và thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sử dụng tài nguyên.
12. Các Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
- Mở rộng quy mô, thực hiện đổi mới hoạt động theo luật Hợp tác xã sửa đổi được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2012 và các quy định hiện hành.
- Thực hiện có hiệu quả phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản và vai trò tổ chức đại diện cho nông dân theo quy định tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án có khó khăn vướng mắc các đơn vị, địa phương báo cáo kịp thời về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét chỉ đạo giải quyết./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.