THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 84/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2018 |
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TĂNG TRƯỞNG XANH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh;
Căn cứ Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu tổng quát
Tạo lập và phát triển đô thị tăng trưởng xanh ở Việt Nam nhằm thúc đẩy chuyển dịch mô hình tăng trưởng kinh tế đô thị theo hướng tăng trưởng xanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo phát triển kinh tế khu vực đô thị nhanh, hiệu quả, bền vững, góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, nâng cao năng lực chống chịu ứng phó biến đổi khí hậu của hệ thống các đô thị, đóng góp cho cam kết quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn đến năm 2020:
- Hoàn thành rà soát, điều chỉnh các định hướng, chiến lược và quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng liên tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch một số lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị tại các đô thị lớn, lồng ghép mục tiêu phát triển đô thị tăng trưởng xanh và ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
- Lồng ghép các chính sách xây dựng đô thị tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong Luật Quản lý phát triển đô thị và các văn bản quy phạm pháp luật; ban hành chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh, đô thị có khả năng chống chịu, ứng phó biến đổi khí hậu.
- Triển khai thực hiện báo cáo xây dựng đô thị tăng trưởng xanh hàng năm và theo giai đoạn, thực hiện một số dự án đầu tư phát triển đô thị tăng trưởng xanh tại các đô thị.
- 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát hoặc ban hành Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh, lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về phát triển đô thị tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
- 100% các Sở Xây dựng, các đô thị trực thuộc tỉnh từ loại II trở lên được đào tạo bồi dưỡng về phát triển đô thị tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
- Hình thành cơ chế đối thoại chính sách định kỳ với các doanh nghiệp, các đối tác phát triển về phát triển đô thị tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng và các chính sách phát triển đô thị.
- Phấn đấu thực hiện thí điểm xây dựng đô thị tăng trưởng xanh tại ít nhất bình quân 01 đô thị trên mỗi vùng kinh tế - xã hội.
b) Giai đoạn từ năm 2020 - 2030:
- Hoàn thành việc lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về phát triển đô thị tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu trong điều chỉnh quy hoạch chung đô thị được phê duyệt trước năm 2015 và các quy hoạch chung đô thị được phê duyệt mới.
- Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện đồng bộ các cơ chế chính sách, quy định quy phạm pháp luật về phát triển đô thị tăng trưởng xanh.
- Nghiên cứu và triển khai thực hiện phát triển đô thị thông minh.
- Tiếp tục triển khai thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cán bộ quản lý và chuyên môn xây dựng và phát triển đô thị trong lĩnh vực xây dựng đô thị tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu.
- Tiếp tục triển khai thực hiện thí điểm và đẩy mạnh thực hiện xây dựng đô thị tăng trưởng xanh
II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÁC HÀNH ĐỘNG
Danh mục các hoạt động thuộc Kế hoạch gồm 03 chủ đề và 14 nhiệm vụ hành động ưu tiên cụ thể nêu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này.
1. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch đô thị và chương trình phát triển đô thị theo hướng tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu, gồm 4 hành động ưu tiên:
a) Đánh giá thực trạng phát triển đô thị theo hướng tăng trưởng xanh.
b) Rà soát, điều chỉnh quy hoạch đô thị, quy hoạch giao thông đô thị, các chương trình phát triển đô thị, lồng ghép mục tiêu phát triển đô thị tăng trưởng xanh và ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
c) Lồng ghép phát triển đô thị tăng trưởng xanh trong quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng liên tỉnh.
d) Rà soát, điều chỉnh các định hướng, chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị quốc gia lồng ghép mục tiêu tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
2. Lập kế hoạch huy động nguồn lực, ứng dụng khoa học công nghệ và đầu tư xây dựng phát triển đô thị tăng trưởng xanh hàng năm và theo giai đoạn, gồm 5 hành động ưu tiên:
a) Đầu tư phát triển hệ thống đô thị theo các chương trình mục tiêu, nâng cao hiệu quả kết nối đô thị - nông thôn.
b) Đầu tư hạ tầng kỹ thuật giao thông xanh, xử lý rác thải, nước thải đô thị.
c) Đầu tư xây dựng, cải tạo các khu dân cư thu nhập thấp.
d) Xây dựng kế hoạch và đầu tư xây dựng không gian công cộng đô thị, xanh hóa cảnh quan đô thị.
đ) Xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ công trình xanh vào quá trình quy hoạch, thiết kế, thi công công trình
3. Quản lý phát triển đô thị tăng trưởng xanh, gồm 5 hành động ưu tiên:
a) Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và ban hành cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển đô thị tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
b) Kiểm tra đánh giá việc thực hiện phát triển đô thị tăng trưởng xanh.
c) Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển đô thị tăng trưởng xanh.
d) Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về phát triển đô thị tăng trưởng xanh.
đ) Đẩy mạnh trao đổi kinh nghiệm, kết nối mạng lưới, đối thoại chính sách về phát triển đô thị tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu.
4. Danh mục các đô thị thí điểm thực hiện phát triển đô thị tăng trưởng xanh:
Danh mục 23 đô thị thí điểm thực hiện phát triển đô thị tăng trưởng xanh thuộc 6 vùng kinh tế nêu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này. Các thành phố trực thuộc trung ương thực hiện theo chương trình và kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh của từng thành phố ban hành theo thẩm quyền.
III. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch được huy động từ các nguồn: Vốn tài trợ quốc tế và trong nước, vốn vay ODA, vốn doanh nghiệp, vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước, thực hiện theo quy định hiện hành.
1. Bộ Xây dựng:
a) Là cơ quan đầu mối, phối hợp các bộ, ngành, địa phương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Hội, Hiệp hội chuyên ngành: Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch tại các địa phương; phối hợp vận động các nguồn lực trong nước và quốc tế hỗ trợ các địa phương tổ chức thực hiện Kế hoạch; đề xuất cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích, huy động nguồn lực xã hội để triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch. Định kỳ 2 năm một lần rà soát, quyết định danh mục sửa đổi, bổ sung các đô thị thí điểm thực hiện phát triển đô thị tăng trưởng xanh thuộc 6 vùng kinh tế.
b) Định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch trên cả nước, đề xuất sửa đổi bổ sung Kế hoạch khi cần thiết; báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu.
c) Phối hợp với các bộ ngành địa phương định kỳ sơ kết, tổng kết mô hình thí điểm và nhân rộng toàn quốc.
2. Các bộ, ngành, địa phương chủ động phối hợp với Bộ Xây dựng, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được phân công tại Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2012, Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ và các nhiệm vụ có liên quan tại Quyết định này; định kỳ gửi báo cáo kết quả thực hiện trước ngày 31 tháng 10 hàng năm về Bộ Xây dựng để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: Chủ trì, phối hợp Bộ Xây dựng và các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch; định kỳ tổ chức đối thoại doanh nghiệp, đề xuất các cơ chế chính sách để khuyến khích, thu hút và phát triển thị trường về phát triển đô thị tăng trưởng xanh.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
a) Căn cứ thực tế tình hình phát triển đô thị của địa phương, chỉ đạo lập kế hoạch thực hiện phát triển đô thị tăng trưởng xanh trên địa bàn, lồng ghép trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; rà soát Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh và Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về phát triển đô thị tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu; xây dựng, tổ chức thẩm định, phê duyệt, bố trí ngân sách và huy động các nguồn vốn hỗ trợ, tài trợ và các nguồn vốn hợp pháp khác theo phân cấp và quy định pháp luật hiện hành để triển khai thực hiện Kế hoạch.
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các đô thị trực thuộc và cộng đồng ở các địa phương có liên quan thực hiện các nội dung của Kế hoạch.
c) Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Xây dựng và các bộ có liên quan trước ngày 31 tháng 10 hàng năm để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thành phố, thị xã, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. THỦ TƯỚNG |
NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG THUỘC KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
TĂNG TRƯỞNG XANH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 84/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ)
TT |
Tên hoạt động/ lĩnh vực |
Nội dung hoạt động |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Nguồn vốn thực hiện |
I |
Chủ đề 1: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch đô thị và chương trình phát triển đô thị theo hướng tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu |
||||
1 |
Đánh giá thực trạng phát triển đô thị theo hướng tăng trưởng xanh |
- Đánh giá mô hình tăng trưởng kinh tế đô thị, sự phù hợp và khả thi giữa giải pháp quy hoạch đô thị và nguồn lực thực hiện: Hoàn thành trước năm 2020, các đô thị loại I trở lên hoàn thành trước năm 2025. - Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phát triển đô thị của các đô thị: Hoàn thành trước năm 2020. - Đánh giá thực trạng đầu tư và danh mục ưu tiên đầu tư phát triển đô thị: Hoàn thành trước năm 2020. |
UBND các thành phố, thị xã, thị trấn |
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương - Các Bộ: XD, KH&ĐT, TC, GTVT, TNMT - Tổ chức xã hội, nghề nghiệp - Tổ chức quốc tế - Cộng đồng |
- Ngân sách nhà nước - Hỗ trợ quốc tế - Doanh nghiệp |
2 |
Rà soát, điều chỉnh quy hoạch đô thị, quy hoạch giao thông đô thị, các chương trình phát triển đô thị, lồng ghép mục tiêu phát triển đô thị tăng trưởng xanh và ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng. |
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt trước năm 2015, lồng ghép các mục tiêu phát triển đô thị tăng trưởng xanh và ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng: Đô thị loại I hoàn thành trước năm 2030, đô thị loại II, loại III hoàn thành trước năm 2025, đô thị loại IV, V hoàn thành trước năm 2020. - Rà soát, điều chỉnh quy hoạch đô thị theo hướng lấy giao thông công cộng làm chủ đạo, quy hoạch ở các đầu mối giao thông quan trọng, áp dụng mô hình TOD tại các đô thị từ loại II trở lên: Hoàn thành trước năm 2020. - Rà soát, điều chỉnh các Chương trình phát triển đô thị các đô thị đã được phê duyệt trước năm 2014: Hoàn thành trước năm 2020. |
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương |
- UBND các thành phố, thị xã, thị trấn - Các Bộ: XD, KH&ĐT, TC, GTVT, TNMT - Tổ chức xã hội, nghề nghiệp - Tổ chức quốc tế - Cộng đồng |
- Ngân sách nhà nước - Hỗ trợ quốc tế - Doanh nghiệp |
3 |
Lồng ghép phát triển đô thị tăng trưởng xanh trong quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng liên tỉnh. |
- Rà soát, lập hoặc điều chỉnh các quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, liên tỉnh, vùng dọc tuyến và kết nối vùng (đã được phê duyệt trước năm 2015) theo hướng sử dụng hiệu quả tối ưu tài nguyên, phát huy lợi thế so sánh, tăng cường năng lực cạnh tranh toàn vùng và từng đô thị; chủ động kiểm soát quá trình đô thị hóa: Hoàn thành trước năm 2025. - Xác định các chuỗi và vùng đô thị ưu tiên phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội, phát huy vai trò động lực kinh tế của các đô thị đối với toàn vùng: Hoàn thành trước năm 2020. |
Bộ Xây dựng/ UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương |
- Các bộ ngành có liên quan theo chức năng nhiệm vụ - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương - UBND thành phố, thị xã - Tổ chức xã hội, nghề nghiệp - Tổ chức quốc tế |
- Ngân sách nhà nước - Hỗ trợ quốc tế |
4 |
Rà soát, điều chỉnh các định hướng, chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị quốc gia lồng ghép mục tiêu tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu |
- Điều chỉnh Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị quốc gia, lồng ghép các chương trình đầu tư phát triển đô thị tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu, nâng cấp đô thị, phát triển đô thị thông minh: Hoàn thành trước năm 2020; cụ thể hóa theo vùng kinh tế trước năm 2025. - Rà soát, đề xuất nội dung điều chỉnh Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, lồng ghép với mục tiêu phát triển đô thị tăng trưởng xanh: Hoàn thành trước năm 2020. |
Bộ Xây dựng |
- Các bộ ngành có liên quan theo chức năng nhiệm vụ - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương - UBND thành phố, thị xã - Tổ chức xã hội, nghề nghiệp - Tổ chức quốc tế |
- Ngân sách nhà nước - Hỗ trợ quốc tế |
II |
Chủ đề 2: Lập kế hoạch huy động nguồn lực, ứng dụng KHCN và đầu tư xây dựng phát triển đô thị tăng trưởng xanh hàng năm và theo giai đoạn |
||||
5 |
Đầu tư phát triển hệ thống đô thị theo các chương trình mục tiêu, nâng cao hiệu quả kết nối đô thị - nông thôn |
- Đầu tư cho các đô thị thí điểm thực hiện phát triển đô thị tăng trưởng xanh: Hoàn thành trước năm 2030. - Xây dựng đề án "Phát triển đô thị thông minh và thí điểm thực hiện": Hoàn thành trước năm 2020. - Rà soát, tiếp tục triển khai thực hiện đề án "Phát triển đô thị ứng phó biến đổi khí hậu": Hoàn thành trước năm 2020; đề xuất cho giai đoạn tiếp theo đến năm 2030. - Đầu tư hạ tầng dịch vụ đô thị tăng cường kết nối đô thị nông thôn, hỗ trợ sản phẩm đầu ra nông nghiệp nông thôn. - Đầu tư phát triển mô hình thí điểm đô thị nông nghiệp xanh ở khu vực ven đô, các điểm dân cư nghề cá ven biển theo hướng đô thị hóa - dịch vụ hóa. |
Bộ Xây dựng/ Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương - Các Bộ: TC, TNMT, KHCN, TT&TT và các bộ ngành khác. - UBND thành phố, thị xã, thị trấn - Tổ chức quốc tế |
- Ngân sách nhà nước - Hỗ trợ quốc tế - Doanh nghiệp |
6 |
Đầu tư hạ tầng kỹ thuật giao thông xanh, xử lý rác thải, nước thải đô thị |
- Đầu tư xây dựng hình thành hệ thống giao thông công cộng xanh, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giao thông công cộng đô thị. - Đầu tư cải tạo các bãi chôn lấp, xử lý rác thải đô thị. - Đầu tư các nhà máy xử lý nước thải tập trung cho đô thị, nâng cao năng lực thoát nước đô thị, chống ngập, cải tạo hệ thống kênh rạch, sông suối trong đô thị, kết hợp xanh hóa cảnh quan đô thị: Hoàn thành trước năm 2030. |
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương |
- UBND thành phố, thị xã, thị trấn - Các Bộ: GTVT, TNMT, XD, KH&ĐT, TC, KHCN. - Tổ chức xã hội, nghề nghiệp. - Tổ chức quốc tế. - Cộng đồng. |
- Ngân sách nhà nước. - Doanh nghiệp. - Hỗ trợ quốc tế. - Cộng đồng. |
7 |
Đầu tư xây dựng, cải tạo các khu dân cư thu nhập thấp |
- Xây dựng kế hoạch, đầu tư cải tạo, chỉnh trang các khu thu nhập thấp, khu ở không chính thức ven sông, kênh, rạch trong nội thành, nội thị: Hoàn thành trước năm 2020. - Xây dựng kế hoạch, đầu tư cải tạo tái thiết các khu vực chung cư cũ: Hoàn thành trước năm 2020. - Xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống nhà ở xã hội tại các đô thị: Đô thị loại I, loại II, loại III hoàn thành trước năm 2020 |
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương |
- UBND thành phố, thị xã, thị trấn - Các Bộ: KH&ĐT, TC, XD, GTVT, TNMT, NNPTNT - Tổ chức xã hội, nghề nghiệp - Tổ chức quốc tế - Cộng đồng |
- Hỗ trợ quốc tế - Doanh nghiệp - Ngân sách nhà nước - Cộng đồng |
8 |
Xây dựng kế hoạch và đầu tư xây dựng không gian công cộng đô thị, xanh hóa cảnh quan đô thị |
- Đầu tư xây dựng các hồ điều hòa, khu vực trũng thành nơi chứa nước định kỳ, cải tạo hệ thống kênh, rạch, sông, suối, ao hồ trong đô thị trên cơ sở tôn trọng khung thiên nhiên, kết hợp bộ lọc sinh thái tăng cường năng lực thoát nước cho đô thị. - Xây dựng không gian xanh công cộng đô thị gắn với mặt nước tự nhiên, hồ, sông, biển; cải tạo tái thiết các không gian công cộng lịch sử trong đô thị. |
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương |
- UBND thành phố, thị xã, thị trấn - Các Bộ: XD, TNMT, KH&ĐT, TC - Tổ chức xã hội, nghề nghiệp - Tổ chức quốc tế - Cộng đồng |
-Doanh nghiệp - Ngân sách nhà nước - Hỗ trợ quốc tế - Cộng đồng |
9 |
Xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ công trình xanh vào quá trình quy hoạch, thiết kế, thi công công trình |
- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu, phát triển, sử dụng vật liệu công nghệ xây dựng xanh, thân thiện môi trường trong xây dựng công trình kiến trúc đô thị: Hoàn thành trước năm 2020. - Triển khai thực hiện đề án áp dụng công nghệ quản lý thông tin trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình tại các đô thị: Hoàn thành trước năm 2025. - Xây dựng kế hoạch ứng dụng, phát triển các phương pháp quy hoạch, thiết kế, thi công công trình xanh: Hoàn thành trước năm 2020. |
UBND thành phố, thị xã, thị trấn |
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương - Các Bộ: XD, KHCN, TT&TT, CT, GTVT, TNMT - Tổ chức xã hội, nghề nghiệp - Tổ chức quốc tế - VCCI |
- Ngân sách nhà nước - Hỗ trợ quốc tế - Doanh nghiệp |
III |
Chủ đề 3: Quản lý phát triển đô thị tăng trưởng xanh |
||||
10 |
Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và ban hành cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển đô thị tăng trưởng xanh |
- Lồng ghép chính sách phát triển đô thị tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu và các cơ chế chính sách về hoạt động xây dựng đô thị tăng trưởng xanh, công nghệ xây dựng và vật liệu xây dựng xanh, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải trong dự án Luật Quản lý phát triển đô thị và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan: Hoàn thành trước năm 2020 và cập nhật bổ sung theo giai đoạn. - Xây dựng hướng dẫn rà soát, đánh giá lồng ghép mục tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh trong quy hoạch đô thị và chương trình phát triển đô thị, hướng dẫn áp dụng các công cụ ứng dụng công nghệ thông tin: Hoàn thành trước năm 2020. - Rà soát bộ Quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về xây dựng, quy hoạch và phát triển đô thị, tích hợp các yêu cầu về tăng trưởng xanh: Hoàn thành trước năm 2020. - Xây dựng hoàn thiện, ban hành quy định về việc đánh giá, giám sát việc thực hiện quy hoạch và các chương trình phát triển đô thị: Hoàn thành trước năm 2020. - Xây dựng sổ tay chính sách phát triển đô thị tăng trưởng xanh dành cho lãnh đạo các đô thị vừa và nhỏ: Hoàn thành trước 2020. - Xây dựng và ban hành chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030: Sơ kết tổng kết và ban hành theo giai đoạn. - Xây dựng quy chế công bố tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải đối với các công trình trụ sở hành chính Ủy ban nhân dân các đô thị: Hoàn thành trước 2020. - Xây dựng Báo cáo đánh giá chính sách đô thị quốc gia: Hoàn thành theo từng giai đoạn. |
Bộ Xây dựng |
- Các bộ, ngành có liên quan theo chức năng nhiệm vụ - VCCI - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương - UBND thành phố, thị xã, thị trấn - Tổ chức xã hội, nghề nghiệp - Tổ chức quốc tế - Cộng đồng |
- Ngân sách nhà nước - Hỗ trợ quốc tế |
11 |
Kiểm tra đánh giá việc thực hiện phát triển đô thị tăng trưởng xanh |
- Tổ chức thực hiện đánh giá và lập báo cáo hàng năm và theo giai đoạn theo các chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh. - Lập, bổ sung, cập nhật cơ sở dữ liệu phát triển đô thị, làm cơ sở để ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý: Hoàn thành cơ sở dữ liệu trước năm 2020, cập nhật bổ sung theo giai đoạn và theo địa bàn. |
UBND cấp tỉnh/Bộ Xây dựng |
- UBND thành phố, thị xã, thị trấn - Các Bộ: XD, KH&ĐT, KHCN - Tổ chức xã hội, nghề nghiệp - Cộng đồng |
- Ngân sách nhà nước - Hỗ trợ quốc tế - Doanh nghiệp - Cộng đồng |
12 |
Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển đô thị tăng trưởng xanh |
- Xây dựng chương trình khung bồi dưỡng dành cho cán bộ quản lý và chuyên môn xây dựng và đô thị về phát triển đô thị tăng trưởng xanh và ứng phó biến đổi khí hậu: Hoàn thành trước năm 2020. - Lồng ghép nội dung phát triển đô thị tăng trưởng xanh vào chương trình đào tạo cho sinh viên, học viên tại các cơ sở đào tạo đại học, sau đại học, viện nghiên cứu chuyên ngành xây dựng, kiến trúc, đô thị: Hoàn thành trước năm 2025. - Phát triển các trung tâm nghiên cứu ứng dụng, đào tạo, chuyển giao công nghệ công trình xanh, phát triển đô thị tăng trưởng xanh đặt tại các vùng: Hoàn thành trước năm 2025. |
Bộ Xây dựng/ Bộ Giáo dục và Đào tạo |
- Các Bộ: KH&ĐT, TC, GD&DT, NV, GTVT, TNMT, KHCN - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương - UBND thành phố, thị xã, thị trấn - Tổ chức xã hội, nghề nghiệp - Tổ chức quốc tế - Cộng đồng |
- Ngân sách nhà nước - Hỗ trợ quốc tế - Doanh nghiệp - Cộng đồng |
13 |
Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về phát triển đô thị tăng trưởng xanh |
- Tổ chức hoạt động tuyên truyền thường xuyên và định kỳ, các chương trình giới thiệu quảng bá đầu tư trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức khác. - Triển khai vận động việc thực hiện công trình xanh, tiết kiệm năng lượng tại các cơ quan, doanh nghiệp, khu đô thị trên địa bàn. - Đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng đô thị tăng trưởng xanh - sạch - đẹp - sáng tại các cụm đô thị trên cả nước. |
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương |
- UBND thành phố, thị xã, thị trấn - Các Bộ: KH&ĐT, TC, TT&TT - Tổ chức xã hội, nghề nghiệp - Tổ chức quốc tế - Cộng đồng |
- Ngân sách nhà nước - Hỗ trợ quốc tế - Doanh nghiệp - Cộng đồng |
14 |
Đẩy mạnh trao đổi kinh nghiệm, kết nối mạng lưới, đối thoại chính sách về phát triển đô thị tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu |
- Thúc đẩy hoạt động đối thoại chính sách phát triển đô thị, đẩy mạnh hoạt động Diễn đàn đô thị Việt Nam. - Thúc đẩy các hợp tác đô thị với đô thị, chính phủ với chính phủ, tham gia các diễn đàn quốc tế về phát triển đô thị tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu, giảm phát thải, phát triển đô thị thông minh. - Phát triển các loại hình dịch vụ cung cấp thông tin phục vụ doanh nghiệp về phát triển đô thị tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu, giảm phát thải, phát triển đô thị thông minh. |
Bộ Xây dựng/ VCCI |
- Các Bộ: KH&ĐT, TNMT - VCCI - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương - UBND thành phố, thị xã, thị trấn - Hiệp hội đô thị Việt Nam - Tổ chức xã hội, nghề nghiệp - Tổ chức quốc tế - Cộng đồng |
- Hỗ trợ quốc tế - Doanh nghiệp - Cộng đồng - Ngân sách nhà nước |
DANH MỤC CÁC ĐÔ THỊ THÍ ĐIỂM THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
TĂNG TRƯỞNG XANH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 84/QĐ-TTg ngày
19 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ)
STT |
|
Vùng |
Loại đô thị |
05 thành phố trực thuộc trung ương và các đô thị thuộc tỉnh: |
|||
I |
Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ |
||
1 |
1 |
TP Bắc Kạn |
III |
2 |
2 |
TP Yên Bái |
III |
3 |
3 |
TT Sapa |
IV |
4 |
4 |
TP Vĩnh Yên |
II |
II |
Vùng đồng bằng sông Hồng |
||
5 |
1 |
TP Phủ Lý |
II |
6 |
2 |
TP Nam Định |
I |
7 |
3 |
TP Hải Dương |
II |
8 |
4 |
TP Hạ Long |
I |
III |
Vùng Bắc Trung Bộ |
||
9 |
1 |
TP Sầm Sơn |
III |
10 |
2 |
TP Hà Tĩnh |
III |
11 |
3 |
TP Đông Hà |
III |
|
Vùng Nam Trung Bộ |
||
12 |
1 |
TP Huế |
I |
13 |
2 |
TP Hội An |
III |
14 |
3 |
TP Tam Kỳ |
II |
IV |
Vùng Tây Nguyên |
||
15 |
1 |
TX Gia Nghĩa |
III |
16 |
2 |
TP Đà Lạt |
I |
17 |
3 |
TP Buôn Ma Thuột |
I |
V |
Vùng Đông Nam Bộ |
||
18 |
1 |
TP Vũng Tàu |
I |
19 |
2 |
TP Thủ Dầu Một |
I |
VI |
Vùng đồng bằng sông Cửu Long |
||
20 |
1 |
TP Trà Vinh |
II |
21 |
2 |
TP Rạch Giá |
II |
22 |
3 |
TP Sóc Trăng |
III |
23 |
4 |
TP Bến Tre |
III |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.