ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8385/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 03 tháng 12 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ HỖ TRỢ ĐỘT XUẤT ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN TÀU, THUYỀN BỊ THIỆT HẠI DO BÃO NARI (BÃO SỐ 11/2013) GÂY RA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1506/SNN-TTr ngày 08/11/2013 và đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Công văn số 4780/SVHTT&DL-TCKT ngày 11/11/2013, Chủ tịch và các Phó Chủ Tịch UBND thành phố đã thống nhất ý kiến kết luận tại buổi họp giao ban vào ngày 18/11/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Hỗ trợ đột xuất cho các chủ phương tiện tàu, thuyền thuộc thành phố Đà Nẵng bị thiệt hại do bão Nari (bão số 11/2013) gây ra để sửa chữa, khắc phục hư hỏng theo các mức như sau:
1. Tàu có tổng công suất máy chính từ 90 cv trở lên (≥ 90 cv): Hỗ trợ không quá 5.000.000 đồng/chiếc (tùy theo mức độ thiệt hại);
2. Tàu tổng công suất máy chính nhỏ hơn 90 cv (< 90 cv): Hỗ trợ không quá 3.000.000 đồng/chiếc (tùy theo mức độ thiệt hại);
3. Thuyền nan, thúng gắn máy bị trôi mất: Hỗ trợ 4.000.000 đồng/chiếc;
4. Thuyền nan, thúng gắn máy bị hư hỏng nặng (>50%): Hỗ trợ không quá 2.000.000 đồng/chiếc (tùy theo mức độ thiệt hại);
5. Thuyền nan, thúng gắn máy bị hư hỏng dưới 50%: Hỗ trợ không quá 1.000.000 đồng/chiếc (tùy theo mức độ thiệt hại).
Điều 2. Nguyên tắc hỗ trợ:
1. Đối với tàu đánh cá: Phải có đăng ký theo quy định; đăng kiểm, giấy phép khai thác thủy sản còn hạn (tính đến ngày 14/10/2013) và phải neo đậu tránh trú bão số 11 đúng nơi quy định của thành phố.
2. Đối với phương tiện tàu Du lịch đường thủy: Phải có đăng ký kinh doanh đúng ngành, nghề theo quy định; còn hạn đăng kiểm, giấy phép lưu hành (tính đến ngày 14/10/2013) và phải neo đậu tránh trú bão số 11 đúng nơi quy định của thành phố.
3. Đối với thuyền nan, thúng gắn máy: Phải có giấy xác nhận đăng ký, giấy phép khai thác thủy sản còn hạn (tính đến ngày 14/10/2013) và phải tập kết tránh trú bão số 11 đúng nơi quy định của thành phố.
Điều 3. Về thủ tục, quy trình đề nghị hỗ trợ:
1. Chủ phương tiện phải có đơn đề nghị hỗ trợ (có xác nhận của UBND phường, xã nơi cư trú) kèm theo bảo sao các giấy, tờ đăng ký, đăng kiểm có liên quan theo Điều 2, Quyết định này;
2. Lập bản xác nhận về mức độ thiệt hại và việc neo đậu đúng quy định của các cơ quan, đơn vị có liên quan, cụ thể:
a) Đối với phương tiện neo đậu, tập kết ngoài Âu Thuyền Thọ Quang và Vịnh Mân Quang: Có biên bản xác nhận về mức độ thiệt hại và việc neo đậu đúng quy định do UBND phường, xã (nơi neo đậu) xác nhận;
b) Đối với phương tiện neo đậu, tập kết trong Âu Thuyền Thọ Quang: Có biên bản xác nhận về mức độ thiệt hại và việc neo đậu đúng quy định do BQL Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang xác nhận;
c) Đối với phương tiện neo đậu, tập kết trong Vịnh Mân Quang: Có biên bản xác nhận về mức độ thiệt hại và việc neo đậu đúng quy định do Đồn Biên phòng Sơn Trà xác nhận.
3. Về quy trình hỗ trợ:
a) Đối với phương tiện sử dụng khai thác thủy, hải sản: các chủ phương tiện gửi toàn bộ hồ sơ (theo quy định tại điểm 1, 2 nêu trên) về UBND các phường, xã (nơi đăng ký quản lý) để tổng hợp, lập danh sách, mức hỗ trợ, gửi về UBND quận, huyện thẩm định, tổng hợp gửi Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn phối hợp cùng Sở Tài chính rà soát trình UBND thành phố cấp hỗ trợ kinh phí cho từng trường hợp thông qua UBND các quận, huyện.
b) Đối với phương tiện Du lịch đường thủy: các chủ phương tiện gửi toàn bộ hồ sơ (theo quy định tại điểm 1, 2 nêu trên) về Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thành phố để phối hợp cùng Sở Tài chính, trình UBND thành phố cấp hỗ trợ kinh phí cho từng trường hợp thông qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Điều 4. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan:
1. UBND các quận, huyện có trách nhiệm triển khai đến UBND các phường xã để thông báo cho các chủ phương tiện tàu thuyền bị thiệt hại biết và thực hiện các thủ tục liên quan; riêng phương tiện du lịch đường thủy, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm thông báo đến các chủ phương tiện;
2. Giao Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định tại khoản 2, Điều 3, kiểm tra cụ thể, xác nhận và chịu trách nhiệm trong việc xác nhận của cơ quan, đơn vị, địa phương mình;
3. Các cơ quan tổng hợp, thẩm định (UBND phường, xã, quận, huyện, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn): Rà soát, đề xuất mức hỗ trợ cụ thể đối với từng phương tiện bị thiệt hại đảm bảo việc hỗ trợ công bằng và đúng đối tượng theo quy định;
4. Sở Tài chính thành phố: cân đối nguồn kinh phí hỗ trợ khắc phục hậu quả Bão số 11/2013, trình UBND thành phố xem xét cấp hỗ trợ và phối hợp cùng Kho bạc Nhà nước hướng dẫn các đơn vị, địa phương triển khai thủ tục thanh, quyết toán kinh phí đúng quy định hiện hành.
5. Trường hợp có vướng mắc trong thủ tục, quy trình hỗ trợ, các đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với tàu, thuyền đánh cá) và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (đối với tàu du lịch) để hướng dẫn xử lý.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thực hiện kể từ ngày ký.
Điều 6. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Trưởng ban Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, BCH Bộ đội Biên phòng, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng, Chủ tịch UBND các quận, huyện, phường, xã căn cứ Quyết định này triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.