BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 83/QĐ-QLCL | Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH MẪU KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP VÀ KẾT QUẢ ĐO KIỂM CÔNG BỐ SỰ PHÙ HỢP CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG
CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỂN THÔNG
Căn cứ Quyết định số 32/2008/QĐ-BTTTT ngày 13/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và truyền thông;
Căn cứ Thông tư số 09/2009/TT-BTTTT ngày 24/03/2009 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định về kiểm định và công bố sự phù hợp đối với công trình kỹ thuật chuyên ngành viễn thông;
Căn cứ Thông tư số 11/2009/TT-BTTTT ngày 24/03/2009 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Ban hành Danh mục công trình viễn thông bắt buộc công bố sự phù hợp;
Xét đề nghị của Trưởng phòng Nghiệp vụ và Giám đốc Trung tâm Kiểm định,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này mẫu Kết quả tự đánh giá sự phù hợp và Kết quả đo công bố sự phù hợp công trình viễn thông.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/06/2009.
Điều 3. Trưởng phòng Nghiệp vụ, Trưởng phòng Tổ chức Hành chính, Giám đốc Trung tâm Kiểm định, Giám đốc Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận 2, Giám đốc Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận 3, Giám đốc Trung tâm Đo lường, các Đơn vị đo kiểm và các doanh nghiệp viễn thông chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CỤC TRƯỞNG |
MẪU KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 83/QĐ-QLCL ngày 29 tháng 05 năm 2009 của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và truyền thông)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP
Số ……
Tên doanh nghiệp: .............................................................................................................
Địa chỉ:................................................................................................................................
Số điện thoại:................................................... Fax: ..........................................................
Email: .................................................................................................................................
Tên công trình:
(Tên công trình theo thông tư số 11/2009/TT-BTTTT ngày 24/03/2009 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Mỗi kết quả đo kiểm là riêng biệt cho từng công trình cụ thể)
Địa điểm lắp đặt:
ĐÁNH GIÁ:
1. Tiêu chí về an toàn tiếp đất và chống sét:
Căn cứ theo kết quả đo kiểm công trình viễn thông số… ngày….. của …..
Quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn đánh giá | Phù hợp | Không phù hợp |
TCN 68-141:1999(1) | ¨ | ¨ |
TCN 68-135:2001 | ¨ | ¨ |
Ghi chú:
(1) – Chỉ áp dụng các chỉ tiêu tiếp đất chống sét và tiếp đất bảo vệ
2. Tiêu chí an toàn trong trường bức xạ tần số radio
Căn cứ theo giấy chứng nhận kiểm định số …
| ……, ngày … tháng … năm … |
MẪU KẾT QUẢ ĐO KIỂM CÔNG BỐ SỰ PHÙ HỢP CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 83/QĐ-QLCL ngày 29 tháng 05 năm 2009 của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và truyền thông)
ĐƠN VỊ ĐO KIỂM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/năm/… | ……, ngày … tháng … năm … |
KẾT QUẢ ĐO KIỂM CÔNG BỐ SỰ PHÙ HỢP
CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG
ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH:
11. Tên công trình:
(Tên công trình theo thông tư số 11/2009/TT-BTTTT ngày 24/03/2009 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Mỗi kết quả đo kiểm định là riêng biệt cho từng công trình cụ thể)
2. Mã công trình (nếu có):
(Ghi rõ mã công trình hoặc ký hiệu khác tương ứng nếu có)
3. Địa điểm lắp đặt:
(Ghi chi tiết địa điểm lắp đặt công trình, đảm bảo đủ thông tin để có thể xác định chính xác vị trí từng công trình. Cụ thể như sau:
a. Số nhà …, ngõ …, ngách …, tổ ..., cụm …, đường/phố …, phường …, thị trấn/thị xã …, quận/huyện …, tỉnh/thành phố … Ví dụ: Số 74, đường Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội;
b. Thôn/xóm …, làng/xã …, thị trấn/thị xã/phường …, quận/huyện/thành phố …, tỉnh/thành phố … Ví dụ: Xóm Đình, làng Hoàng Mai, xã Hoàng Linh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang;
Đối với trường hợp khi công trình được lắp đặt tại một số địa điểm như công ty, bưu điện, UBND, nhà văn hoá..., bổ sung tên địa điểm này vào địa chỉ lắp đặt công trình. Ví dụ: Ngân hàng Chính sách Xã hội, số 68, đường Trường Chinh, phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.)
4. Chủ đầu tư (chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng):
TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG:
1. TCN68-135:2001 “Chống sét bảo vệ các công trình viễn thông – Yêu cầu kỹ thuật”
2. TCN68-141:1999 “Tiếp đất cho các công trình viễn thông – Yêu cầu kỹ thuật”
| Đại diện |
KẾT QUẢ ĐO KIỂM CÔNG BỐ SỰ PHÙ HỢP CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG
CHỐNG SÉT BẢO VỆ CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG
TCN68-135:2001
I. Phạm vi đo kiểm định: Chống sét bảo vệ cột anten viễn thông theo TCN68-135:2001
II. Kết quả đo kiểm định:
1. Biện pháp chống sét đánh trực tiếp:
- Dùng điện cực Franklin: ¨
- Dùng hệ thống chống sét phát tiên đạo sớm: ¨
- Dùng hệ thống phân tán năng lượng sét: ¨
- Diễn giải:
2. Thành phần cơ bản của hệ thống chống sét đánh trực tiếp:
a. Chống sét đánh trực tiếp dùng điện cực Franklin hoặc hệ thống phát tiên đạo sớm:
- Hệ thống điện cực thu sét: ¨
- Hệ thống dây dẫn sét: ¨
- Hệ thống tiếp đất: ¨
- Diễn giải:
b. Chống sét đánh trực tiếp dùng hệ thống phân tán năng lượng sét:
- Hệ thống điện cực tạo ion trung hòa: ¨
- Hệ thống dẫn điện tích lên điện cực: ¨
- Hệ thống tập trung điện tích cảm ứng trong đất: ¨
- Diễn giải:
3. Đối với trường hợp dùng điện cực Franklin để chống sét đánh trực tiếp cho cột anten cao hơn 60 m trở lên: bổ sung thêm các điện cực tại các vị trí dọc theo thân cột ở độ cao 30m và tại khoảng cách 20m tiếp theo:
- Có thực hiện: ¨
- Không thực hiện: ¨
- Không áp dụng: ¨
- Diễn giải:
4. Đối với trường hợp dùng thân cột bằng kim loại hoặc bê tông cốt thép thay cho dây dẫn xuống của hệ thống chống sét trực tiếp: hàn nối về mặt điện khí các đốt cột với nhau qua tất cả các mặt bích cột:
- Có thực hiện: ¨
- Không thực hiện: ¨
- Không áp dụng: ¨
- Diễn giải:
5. Liên kết điện liên tục giữa các thành phần kim loại của cột anten viễn thông với nhau và với các thành phần vỏ kim loại của thiết bị kỹ thuật lắp trên cột anten:
- Có thực hiện: ¨
- Không thực hiện: ¨
- Không áp dụng: ¨
- Diễn giải:
6. Nối anten với bệ kim loại, đồng thời nối bệ kim loại với cốt thép của cột và dây dẫn xuống của hệ thống chống sét đánh trực tiếp:
- Có thực hiện: ¨
- Không thực hiện: ¨
- Không áp dụng: ¨
- Diễn giải:
7. Nối cầu cáp, vỏ kim loại của cáp viễn thông, các đường ống và vỏ kim loại của cáp điện lực với hệ thống tiếp đất chống sét ở cả hai phía nhà trạm và cột cao anten:
- Có thực hiện: ¨
- Không thực hiện: ¨
- Không áp dụng: ¨
- Diễn giải:
Ghi chú: Trường hợp không áp dụng phải có diễn giải kèm theo.
KẾT QUẢ ĐO KIỂM CÔNG BỐ SỰ PHÙ HỢP CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG
TIẾP ĐẤT CHO CÁC CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG
TCN68-141:1999
I. Phạm vi đo kiểm định: Tiếp đất bảo vệ thiết bị và tiếp đất chống sét cho Hệ thống vô tuyến theo TCN68-141:1999
II. Máy đo: (ghi rõ nhãn hiệu, chủng loại, năm sản xuất)
III. Kết quả đo kiểm định:
Tiếp đất bảo vệ:
a. Nối tiếp đất bảo vệ của hệ thống thông tin vô tuyến với khung giá máy của thiết bị điện:
- Có thực hiện: ¨
- Không thực hiện: ¨
- Diễn giải:
b. Giá trị điện trở tiếp đất bảo vệ:
Công suất của thiết bị điện (kW) |
|
Điện trở tiếp đất bảo vệ (Ω) |
|
2. Tiếp đất chống sét:
a. Biện pháp nối đất anten và feeder:
- Nối đất trực tiếp: ¨
Nối đất qua mỏ phóng điện: ¨
b. Đối với trường hợp thiết bị anten và phiđơ không cho phép nối đất trực tiếp, nối thiết bị anten và feeder với đất qua mỏ phóng điện:
Kích thước của khe phóng điện (3):
Điện áp cần thiết phóng (kV) |
|
Kích thước khe phóng điện (mm) |
|
Ghi chú: Cần trả lời rõ ràng có thực hiện hoặc không thực hiện theo quy định, có diễn giải kèm.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.