ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 83/2003/QĐ-UB | TP.Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 05 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ THIỆT HẠI TRONG CÔNG TÁC DI DỜI 10 (MƯỜI) CHỢ BÁN BUÔN NÔNG SẢN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO QUY HOẠCH.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính Phủ về phát triển và quản lý chợ;
Căn cứ Nghị quyết kỳ họp thứ 10 ngày 16/01/2003 của Hội đồng nhân dân thành phố về nhiệm vụ Kinh tế – Xã hội năm 2003 và Nghị quyết kỳ họp thứ 11 (bất thường) ngày 28/3/2003 của Hội đồng nhân dân thành phố;
Căn cứ Quyết định số 1549/QĐ-UB ngày 21/4/2003 của ñy ban nh©n d©n thµnh phè về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện di dời 10 (mười ) chợ bán buôn nông sản thực phẩm trên địa bàn thành phố theo quy hoạch;
Xét đề nghị của Sở Tài chánh – Vật giá và Sở Thương mại thành phố tại Tờ trình số 1463/LCQ ngày 08/5/2003 về ban hành quy định bồi thường, hỗ trợ thiệt hại trong công tác di dời 10 (mười ) chợ bán buôn nông sản thực phẩm trên địa bàn thành phố theo quy hoạch;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này bản quy định về bồi thường, hç trî thiệt hại trong công tác di dời 10 (mười) chợ bán buôn nông sản thực phẩm trên địa bàn thành phố theo quy hoạch .
Điều 2. Căn cứ bản quy định về bồi thường, hỗ trợ thiệt hại của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành kèm theo quyết định này, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn và Ban chỉ đạo di dời chợ ở các quận-huyện được thành lập theo Quyết định số 1393/QĐ-UB ngày 10/4/2003 của Ủy ban nhân dân thành phố chịu trách nhiệm xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ thiệt hại trong công tác di dời chợ và lập dự toán chi phí bồi thường, hỗ trợ thiệt hại, báo cáo Sở Tài chánh – Vật giá và Sở Thương mại thành phố thẩm định, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt để thực hiện trước ngày 31/5/2003.
Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở Tài chánh – Vật giá, Sở Thương mại, Sở Địa chính – Nhà đất, Sở Giao thông Công chánh, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Công an thành phố, Ban Chỉ đạo di dời 10 (mười) chợ bán buôn nông sản thực phẩm trên địa bàn thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận: 1, 5, 6, 8, Tân Bình và huyện Bình Chánh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, các tổ chức khác, các hộ kinh doanh tại các chợ phải di dời có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ THIỆT HẠI TRONG CÔNG TÁC DI DỜI 10 CHỢ BÁN BUÔN NÔNG SẢN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO QUY HOẠCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 83 /2003/QĐ-UB ngày 20/5/2003 của Ủy ban nhân dân thành phố).
Phần 1:
ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG VÀ CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ THIỆT HẠI
Điều 1. Đối tượng được tính bồi thường, hỗ trợ:
Toàn bộ đơn vị, tổ chức, cá nhân có hoạt động quản lý, kinh doanh tại các chợ phải di dời theo Quyết định số 1393/QĐ-UB ngày 10/4/2003 của Ủy ban nhân dân thành phố gồm:
- Cán bộ Công nhân viên thuộc Ban Quản lý chợ.
- Các bộ phận phục vụ khác: Cân hàng hoá, bốc xếp, thu viên.
- Các hộ có giấy chứng nhận đăng kinh doanh còn hiệu lực, hoặc giấy chứng nhận đăng kinh doanh hết hiệu lực đã xin đăng ký lại nhưng không được vì chợ phải di dời, có thời gian trực tiếp kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước và có mã số thuế.
Điều 2. Bồi thường, hỗ trợ thiệt hại về đất:
10 chợ nằm trong kế hoạch di dời theo Quyết định số 1393/QĐ-UB ngày 10/4/2003 của Ủy ban nhân dân thành phố đều xây dựng trên đất công cộng do Nhà nước quản lý, hoặc xây dựng trên đất do Nhà nước đã giao cho Công ty quản lý và Phát triển nhà quận 5 quản lý nhưng không phải nộp tiền sử dụng đất , sau đó Công ty quản lý và phát triển nhà quận 5 cho thuê lại đất này để xây dựng chợ nên khi Nhà nước thu hồi không tính bồi thường, hỗ trợ thiệt hại về đất.
Điều 3. Bồi thường, hỗ trợ thiệt hại về giá trị xây dựng nhà lồng chợ, quầy sạp và tài sản khác:
3.1. Đối với giá trị xây dựng nhà lồng chợ, quầy sạp:
a) Đơn giá xây dựng công trình và vật kiến trúc khác để tính bồi thường thiệt hại được áp dụng theo:
- Đơn giá xây dựng mới quy định tại Quyết định số 5184/QĐ-UB-KT ngày 09/11/1996 và Quyết định số 15/2001/QĐ-UB ngày 23/2/2001 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành bảng giá chuẩn tối thiểu trị giá nhà để tính lệ phí trước bạ, nhân với hệ số 1, 2.
- Giá trị quyết toán công trình.
b) Đối với các quầy sạp, nhà lồng chợ và tài sản khác do các đơn vị, tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng, không thể tháo rời và di chuyển thì tính bồi thường cho chủ đầu tư.
c) Đối với các quầy sạp, nhà lồng chợ và tài sản khác được đầu tư bằng nguồn vốn thuộc ngân sách Nhà nước: không tính bồi thường.
d) Giá trị bồi thường các quầy sạp, nhà lồng chợ xây dựng trên đất được xác định theo hiện trạng bằng tỷ lệ (%) giá trị còn lại nhân với đơn giá xây dựng mới.
e) Về giá trị thanh lý thu hồi của quày sạp, nhà lồng chợ sau khi bồi thường giao Ban chỉ đạo di dời chợ của các quận, huyện xem xét giải quyết theo nguyên tắc:
- Đối với các quày sạp thì sau khi đã nhận tiền bồi thường chủ sở hữu tài sản phải tự tháo dỡ, bàn giao mặt bằng cho Ban chỉ đạo di dời và được sử dụng toàn bộ vật liệu thu hồi sau khi tháo dỡ.
- Lập phương án xử lý vật liệu thu hồi và tổ chức bán thanh lý thu tiền nộp ngân sách thành phố đối với những tài sản thu hồi có giá trị lớn như nhà lồng chợ.
3.2. Đối với tài sản khác được áp dụng mức bồi thường như sau:
Tài sản | Địa bàn Quận 1, Quận 5, Quận 6, Quận 8, Quận Tân Bình | Địa bàn huyện Bình Chánh |
Điện kế chính (thuê bao) | 900.000 đồng/cái | 900.000 đồng/cái |
Điện kế phụ (câu lại của điện kế chính) | 500.000 đồng/cái | 500.000 đồng/cái |
Trường hợp di dời điện kế đến địa điểm khác, giữ lại điện kế thuê bao | Theo giá di dời của Công ty Điện lực thành phố | |
Điện thoại | 1.500.000 đồng/cái | 900.000 đồng/cái |
Trường hợp di dời điện thoại đến địa điểm khác, giữ lại số máy thuê bao | Theo giá di dời của Công ty Điện thoại thành phố | |
Đồng hồ nước (thuê bao) | 2.000.000 đồng/cái | 2.000.000 đồng/cái |
- Giếng nước khoan:
- 1.500.000đ/giếng (sâu dưới 30m/giếng);
- 3.000.000đ/giếng (sâu từ 30m đến dưới 50m/giếng);
- 5.000.000đ/giếng (sâu từ 50m/giếng trở lên);
- Giếng nước đào thủ công: 80.000đ/mét sâu.
3.3. Các vật kiến trúc khác:
- Các kiến trúc khác được bồi thường theo đơn giá xây dựng mới quy định tại Quyết định số 5184/QĐ-UB-KT ngày 09/11/1996 và Quyết định số 15/2001/QĐ-UB ngày 23/2/2001 của Ủy ban nhân dân thành phố, nhân hệ số 1, 2.
- Đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật (đèn đường, cáp điện thoại, đường điện, đường cấp thoát nước ... ) sẽ áp dụng phương án di dời cụ thể cho từng trường hợp. Phương án di dời và bồi thường thiệt hại do đơn vị quản lý trực tiếp công trình đó lập theo định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành, thông qua cơ quan có thẩm quyền xét duyệt theo quy định hiện hành (mức bồi thường thiệt hại bằng giá trị xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với công trình bị phá dỡ).
Điều 4. Bồi thường thiệt hại về giá trị quyền sử dụng quày sạp:
Đối với các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh tại các chợ phải di dời có hợp đồng thuê quyền sử dụng quày, sạp kinh doanh còn hiệu lực, thì được hoàn trả lại số tiền thuê quyền sử dụng quày sạp kinh doanh trên cơ sở giá thuê và thời gian sử dụng quày sạp còn lại trên hợp đồng. Số tiền hoàn trả này do cơ quan cho thuê quyền sử dụng quày sạp chi trả.
Điều 5. Các khoản hỗ trợ khác:
5.1. Hỗ trợ ngừng việc:
Đối với cán bộ công nhân viên, của Ban quản lý chợ và bộ phận phục vụ khác đang hoạt động tại các chợ phải di dời, sẽ được Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn và Ủy ban nhân dân quận, huyện có chợ phải di dời, tạo điều kiện bố trí lại nơi làm việc khác. Trường hợp nếu không có điều kiện để bố trí, hoặc phải ngừng việc để chờ bố trí lại nơi làm việc khác thì giải quyết chính sách ngừng việc, nghỉ việc theo quy định như sau:
a) Trường hợp nghỉ việc thì giải quyết theo chế độ hiện hành.
b) Trường hợp ngừng việc trong thời gian di dời chợ:
- Đối với cán bộ công nhân viên của Ban quản lý chợ và các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp khác đang kinh doanh tại các chợ phải di dời: Hỗ trợ tiền lương theo chế độ hỗ trợ ngừng việc (bằng 70% lương thực tế) cho số cán bộ công nhân viên làm việc tại địa điểm trực tiếp sản xuất kinh doanh phải di chuyển trong 03 tháng. Căn cứ vào bảng trả lương của bộ phận này ở tháng gần nhất, không tính hỗ trợ đối với cán bộ công nhân viên hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và lao động hợp đồng ngắn hạn, thời vụ.
- Đối với bộ phận phục vụ khác: Hỗ trợ một lần 1.000.000 đồng/lao động, theo danh sách do Ủy ban nhân dân quận – huyện phê duyệt.
5.2. Hỗ trợ thiệt hại do ngừng kinh doanh:
a) Đối với các hộ có giấy chứng nhận đăng kinh doanh còn hiệu lực và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước:
Căn cứ doanh thu bình quân của các tháng trong năm gần nhất theo số liệu do Chi cục Thuế quận, huyện cung cấp, các hộ được hỗ trợ như sau:
- Hộ có doanh thu dưới 2.000.000 đồng/tháng: được hỗ trợ 1.000.000 đồng/hộ.
- Hộ có doanh thu từ 2.000.000 đồng/tháng đến dưới 4.000.000 đồng/tháng: được hỗ trợ 2.000.000 đồng/hộ.
- Hộ có doanh thu từ 4.000.000 đồng/tháng đến dưới 6.000.000 đồng/tháng: được hỗ trợ 3.000.000 đồng/hộ.
- Hộ có doanh thu từ 6.000.000 đồng/tháng đến dưới 8.000.000 đồng/tháng: được hỗ trợ 5.000.000 đồng/hộ.
- Hộ có doanh thu từ 8.000.000 đồng/tháng đến 10.000.000 đồng/tháng: được hỗ trợ 7.000.000 đồng/hộ.
- Hộ có doanh thu trên 10.000.000 đồng/tháng đến 15.000.000 đồng/tháng: được hỗ trợ 8.000.000đồng/hộ.
- Hộ có doanh thu trên 15.000.000 đồng/tháng: được hỗ trợ 10.000.000đồng/hộ.
b) Đối với các hộ có giấy chứng nhận đăng kinh doanh hết hiệu lực đã xin đăng ký lại nhưng không được vì chợ phải di dời, có thời gian trực tiếp kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước và có mã số thuế: được tính mức hỗ trợ không quá 50% mức hỗ trợ quy định tại điểm a nªu trên.
c) Đối với Công ty Vissan, Công ty Kinh doanh Thủy hải sản và các hộ kinh doanh là mậu dịch viên trong hệ thống của hai Công ty: Về mức chi và nguồn chi trả, giao Sở Thương mại chủ trì kết hợp với Sở Tài chánh- Vật giá, Cục Thuế thành phố, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn xem xét và trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.
5.3. Thưởng:
Đối với các hộ tiểu thương và các hộ kinh doanh là mậu dịch viên trong hệ thống của Công ty Vissan, Công ty Thủy hải sản đang kinh doanh tại các chợ phải di dời, chấp hành tốt chủ trương, chính sách và kế hoạch di dời bàn giao mặt bằng được thưởng một lần bằng tiền với mức không quá 5.000.000 đồng/hộ, cụ thể như sau:
+ Di dời và bàn giao mặt bằng trước ngày 01/9/2003: thưởng 5.000.000 đồng/hộ.
+ Di dời và bàn giao mặt bằng từ ngày 01/9/2003 đến trước ngày 01/10/2003: thưởng 2.000.000 đồng/hộ.
+ Di dời và bàn giao mặt bằng từ ngày 01/10/2003 trở về sau: không thưởng.
5.4. Chính sách ưu đãi khi vào kinh doanh tại các chợ đầu mối mới gồm chợ Tam Bình quận Thủ Đức, chợ Bình Điền huyện Bình Chánh, chợ Tân Xuân huyện Hóc Môn:
Trong thời gian đầu kinh doanh chưa ổn định, doanh thu còn thấp thì cơ quan Thuế sẽ xác định lại doanh thu tính thuế tại địa điểm kinh doanh mới cho phù hợp thự tế kinh doanh của các hộ.
Phần 2:
VỀ TRÌNH TỰ THẨM ĐỊNH PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN BỒI THƯỜNG
Căn cứ vào bản quy định về bồi thường, hỗ trợ thiệt hại trong công tác di dời chợ bán buôn nông sản thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh theo quy hoạch này, Ban chỉ đạo di dời chợ ở các quận, huyện chịu trách nhiệm xây dựng phương án bồi thường và dự toán chi phí bồi thường, hỗ trợ thiệt hại, báo cáo Sở Tài chánh-Vật giá và Sở Thương mại Thành phố thẩm định, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt để thực hiện trước ngày 31/5/2003.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.