ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 820/QĐ-UBND | Hải Dương, ngày 25 tháng 4 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LÀNG NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006 /NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 13/2009/QĐ-UBND ngày 13/5/2009 của UBND tỉnh Quy định về việc công nhận danh hiệu làng nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại tờ trình số 182/TTr-SCT ngày 28 tháng 02 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch phát triển hệ thống làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”. Bao gồm các nội dung cơ bản sau:
1. Tên Qui hoạch
Quy hoạch phát triển hệ thống làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
- Quy hoạch phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) dựa trên cơ sở nội lực của các làng nghề là chủ yếu; vai trò của Nhà nước được xác định trong việc định hướng, hỗ trợ, tạo môi trường phát triển. Trên cơ sở tiềm năng ngành nghề đã và đang có hoặc du nhập nghề phù hợp của từng địa phương và giai đoạn. Cơ quan quản lý Nhà nước triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển làng nghề, các ngành nghề nông thôn; qua đó góp phần xây dựng nông thôn mới; khắc phục hiện tượng di dân tự do đến các đô thị lớn; hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội.
- Quy hoạch phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp phải bảo đảm kết hợp hài hoà giữa công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại. Việc áp dụng công nghệ hiện đại, máy móc thiết bị tiên tiến cần đi đôi với giữ gìn, áp dụng những bí quyết công nghệ truyền thống để đảm bảo tính đặc trưng của sản phẩm, nét văn hóa dân gian trong các sản phẩm làng nghề truyền thống của tỉnh.
- Quy hoạch phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường. Phát triển các làng nghề phải đảm bảo giữ gìn môi trường sống trong sạch; làm nền tảng cho phát triển bền vững trong dài hạn.
- Các phương án quy hoạch đến năm 2015, 2020 và 2025 chỉ mang tính định hướng để ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống làng nghề. Trong quá trình vận động và phát triển của thị trường, các làng có cơ hội và điều kiện phát triển sản xuất, nếu thỏa mãn đầy đủ các tiêu chí về công nhận làng nghề của tỉnh được xem xét để công nhận danh hiệu làng nghề TTCN theo quy định.
a) Về số lượng làng nghề:
Phấn đấu đến 2015 toàn tỉnh có từ 80 đến 90 làng được công nhận danh hiệu làng nghề CN-TTCN; đồng thời có từ 8- 10% số xã trong tỉnh tổ chức du nhập được các nghề mới vào các làng trên địa bàn tỉnh.
Đến năm 2020, toàn tỉnh có từ 100 đến 110 làng nghề TTCN được công nhận danh hiệu làng nghề CN-TTCN.
Định hướng đến năm 2025, toàn tỉnh có từ 130 đến 140 làng nghề hoạt động và được cấp bằng công nhận. 70-80% số làng, thôn còn lại đều có nghề TTCN du nhập.
b) Về số lao động trong làng nghề:
Mỗi năm thu hút thêm 2.000 đến 3.000 lao động vào sản xuất tại các làng nghề đã được công nhận trong tỉnh, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống và phân công lại lao động nông thôn.
Đến năm 2015, có từ 40-45 nghìn lao động tham gia sản xuất tại các làng nghề. Đến năm 2020, có trên 60 nghìn lao động tham gia sản xuất và đến năm 2025 có trên 80 nghìn lao động sản xuất tại các làng nghề trong tỉnh.
c) Về giá trị sản xuất công nghiệp trong các làng nghề
Giá trị sản xuất TTCN tại các làng nghề (theo giá cố định năm 1994) năm 2015 đạt khoảng 4.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 12,7%/năm; chiếm 40% giá trị sản xuất của khu vực TTCN trên địa bàn tỉnh.
Đến năm 2020 và năm 2025, giá trị sản xuất công nghiệp tương ứng đạt mức 8.000 tỷ và 15.000 tỷ; tương đương mức tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 14%/năm.
4. Nội dung cơ bản của phương án quy hoạch
a) Phương án quy hoạch định hướng theo địa bàn:
Trong kỳ quy hoạch sẽ ưu tiên phát triển hệ thống làng nghề TTCN tại các địa phương theo phương án:
- Tiếp tục hỗ trợ phát triển các khu vực, địa phương đã có thành tích trong phát triển làng nghề những năm qua như: Tứ Kỳ, Gia Lộc, Nam Sách, Bình Giang, Thanh Miện.v.v.
- Quan tâm hỗ trợ các địa phương có tiềm năng, thế mạnh trong phát triển công nghiệp, nhất là phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung trong tương lai để phát triển làng nghề công nghiệp hỗ trợ như: Cẩm Giàng, Bình Giang, Gia Lộc, Kinh Môn, Kim Thành, Nam Sách, Chí Linh .v.v.
- Hỗ trợ các địa phương có tiềm năng, thế mạnh trong du lịch để phát triển làng nghề mang tính mỹ thuật, kỹ nghệ cao nhằm thu hút khách du lịch, kích thích ngành công nghiệp và du lịch cùng phát triển như: Cẩm Giàng, Chí Linh, Kinh Môn, Tứ Kỳ, Thanh Miện.v.v.
- Tích cực hỗ trợ các địa phương có dân số ở độ tuổi từ 30 đến 39 chiếm tỷ trọng cao, nhất là dân số nữ; phát triển các làng nghề thủ công, tận dụng thời gian nhàn rỗi để sản xuất, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân như: Thanh Miện, Bình Giang, Kinh Môn, Thanh Hà, Cẩm Giàng, Gia Lộc.v.v.
b) Phương án quy hoạch định hướng theo ngành nghề
Ưu tiên phát triển các làng nghề hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp, sơ chế hoặc chế biến sâu đối với hàng nông sản thực phẩm nhằm nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa trong nông nghiệp như: làng nghề sấy rau quả, chế biến thực phẩm từ nông sản.v.v.
Ưu tiên phát triển các làng nghề sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, gắn với việc hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm; xây dựng liên kết dọc trong sản xuất công nghiệp; nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm sản xuất trong nước như: chế tạo chi tiết nhựa, bảng mạch điện tử, sản xuất phụ liệu ngành may, giầy; sản xuất sản phẩm cơ khí.v.v.
Khuyến khích phát triển các ngành nghề sản xuất sản phẩm thủ công, mỹ nghệ để duy trì, gìn giữ nét văn hóa dân tộc, cung ứng sản phẩm đặc trưng cho khách du lịch; góp phần tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trong nước như: gỗ mỹ nghệ, giầy dép da, thêu ren, gốm sứ.v.v.
c) Phương án quy hoạch chi tiết theo làng nghề
Đối với các làng nghề đã được công nhận: Trong kỳ quy hoạch, tiếp tục duy trì phát triển đối với tất cả 61 làng nghề đã hình thành và được UBND tỉnh công nhận. Đối với 13 làng nghề đang gặp khó khăn, có nguy có mai một (trong tổng số 61 làng nghề đã công nhận) cần đẩy mạnh hỗ trợ về thị trường, du nhập nghề mới để đa dạng hóa sản phẩm; thỏa mãn các tiêu chuẩn của làng nghề theo quy định.
Đối với các làng nghề quy hoạch phát triển mới:
* Giai đoạn đến năm 2015, phát triển mới 24 làng nghề. Cụ thể:
- Thành phố Hải Dương: Phát triển mới 01 làng nghề, tại xã An Châu.
- Thị xã Chí Linh: Phát triển mới 01 làng nghề, tại Phường Chí Minh.
- Huyện Nam Sách: Phát triển mới 03 làng nghề tại các xã: Quốc Tuấn Thanh Quang và Nam Hưng.
- Huyện Thanh Hà: Phát triển mới 03 làng nghề tại các xã: Thanh Hải; Thanh Xá và Cẩm Chế.
- Huyện Tứ Kỳ: Phát triển mới 04 làng nghề tại các xã: Tân Quang, Quang Khải; Tân Kỳ và Minh Đức.
- Huyện Gia Lộc: Phát triển mới 02 làng nghề tại Thị trấn Gia Lộc và xã Phương Hưng.
- Huyện Ninh Giang: Phát triển mới 02 làng nghề tại Thị trấn Ninh Giang và xã Tân Hương.
- Huyện Thanh Miện: Phát triển mới 02 làng nghề tại xã Ngũ Hùng và xã Tiền Phong.
- Huyện Bình Giang: Phát triển mới 02 làng nghề tại xã Vĩnh Tuy và xã Hưng Thịnh.
- Huyện Cẩm Giàng: Phát triển mới 04 làng nghề gồm: 03 làng (tại 03 thôn) thuộc xã Cẩm Điền và 01 làng tại xã Ngọc Liên.
* Giai đoạn đến năm 2020, phát triển mới 25 làng nghề. Cụ thể:
- Thành phố Hải Dương: Quy hoạch phát triển 01 làng nghề tại xã Ái Quốc.
- Thị xã Chí Linh: Quy hoạch phát triển 01 làng nghề tại xã Cổ Thành.
- Huyện Nam Sách: Quy hoạch phát triển 02 làng nghề tại xã Đồng Lạc và xã Nam Chính.
- Huyện Kinh Môn: Quy hoạch phát triển 02 làng nghề tại xã Duy Tân và xã Long Xuyên.
- Huyện Kim Thành: Quy hoạch phát triển 02 làng nghề tại xã Kim Xuyên và xã Cộng Hòa.
- Huyện Thanh Hà: Quy hoạch phát triển 05 làng nghề tại các xã: Hợp Đức, Tân Việt, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Thanh Khê.
- Huyện Tứ Kỳ: Quy hoạch phát triển 02 làng nghề tại xã Kỳ Sơn và xã Văn Tố.
- Huyện Gia Lộc: Quy hoạch phát triển 02 làng nghề tại xã Hồng Hưng và xã Gia Khánh.
- Huyện Ninh Giang: Quy hoạch phát triển 02 làng nghề tại xã Ninh Thành và xã Hồng Dụ.
- Huyện Thanh Miện: Quy hoạch phát triển 03 làng nghề tại xã Thanh Tùng, Phạm Kha và Tứ Cường.
- Huyện Bình Giang: Quy hoạch phát triển 01 làng nghề tại xã Nhân Quyền.
- Huyện Cẩm Giàng: Quy hoạch phát triển 02 làng nghề tại xã Cẩm Văn và xã Cẩm Đoài.
* Giai đoạn đến năm 2025, định hướng quy hoạch phát triển mới 28 làng nghề. Cụ thể:
- Thành phố Hải Dương: Định hướng phát triển 01 làng nghề tại An Châu.
- Thị xã Chí Linh: Định hướng phát triển 02 làng nghề tại xã Tân Dân và xã Đồng Lạc.
- Huyện Nam Sách: Định hướng phát triển 02 làng nghề tại xã Hợp Tiến và xã Nam Tân.
- Huyện Kinh Môn: Định hướng phát triển 03 làng nghề tại các xã: Thất Hùng, Hiệp Hòa và Thượng Quận.
- Huyện Kim Thành: Định hướng phát triển 02 làng nghề tại xã Kim Anh và xã Đồng Gia.
- Huyện Thanh Hà: Định hướng phát triển 03 làng nghề tại các xã: Tân An, Thanh Bính và Hồng Lạc.
- Huyện Tứ Kỳ: Định hướng phát triển 02 làng nghề tại xã Hà Kỳ và xã Tứ Xuyên.
- Huyện Gia Lộc: Định hướng phát triển 03 làng nghề tại các xã: Quang Minh, Đồng Quang và Đức Xương.
- Huyện Ninh Giang: Định hướng phát triển 02 làng nghề tại xã Hồng Thái và xã Tân Quang.
- Huyện Thanh Miện: Định hướng phát triển 01 làng nghề tại xã Hùng Sơn.
- Huyện Cẩm Giàng: Định hướng phát triển 07 làng nghề tại các xã: Đức Chính, Cẩm Sơn, Cẩm Định, Cao An, Kim Giang, Cẩm Hưng và Ngọc Liên.
5. Các giải pháp thực hiện quy hoạch.
b) Tích cực hỗ trợ cho các làng nghề phát triển
- Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật tại các làng nghề
- Hỗ trợ, chuyển giao công nghệ cho các làng nghề
- Hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
c) Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường cho các sản phẩm của làng nghề
f) Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong phát triển làng nghề
g) Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước
6. Tổ chức thực hiện
a) Sở Công Thương: Là cơ quan đầu mối, giúp UBND tỉnh triển khai thực hiện Quy hoạch có trách nhiệm cùng sở, ngành có liên quan lập kế hoạch triển khai cụ thể và kiểm tra đôn đốc các huyện, thành phố, thị xã tổ chức thực hiện quy hoạch.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan trong tỉnh đẩy mạnh phát triển các ngành nghề ở nông thôn; thông qua việc triển khai lồng ghép với Chương trình xây dựng nông thôn mới hỗ trợ các làng nghề trong tỉnh phát triển.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Công Thương lập dự toán, cân đối ngân sách hàng năm để bố trí nguồn tài chính hỗ trợ phát triển các làng nghề TTCN, nhất là việc hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề đã được công nhận.
d) Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì tham mưu với UBND tỉnh quy hoạch sử dụng đất cho sản xuất TTCN tại các làng nghề; hỗ trợ kinh phí đầu tư hệ thống tiêu thoát nước và xử lý nước thải, vệ sinh môi trường tại các làng nghề được công nhận danh hiệu Làng nghề CN - TTCN tỉnh Hải Dương.
e) Sở Giao thông vận tải: Chủ trì, triển khai thực hiện Đề án xây dựng và phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011- 2015 trên địa bàn tỉnh; trong đó đặc biệt quan tâm hỗ trợ đầu tư xây dựng, bảo trì các trục đường giao thông tại khu vực phát triển làng nghề TTCN trong tỉnh.
f) Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, triển khai hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tại các làng nghề trong tỉnh đăng ký, xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo Đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp giai đoạn 2011- 2015” của tỉnh Hải Dương.
g) Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan triển khai thực hiện Chương trình, Đề án hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nông thôn.
h) Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch: Tuyền truyền, chỉ đạo các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch phối hợp với các địa phương tổ chức các tour du lịch di tích lịch sử, di tích văn hoá và du lịch làng nghề. Khuyến khích mở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm TTCN truyền thống ở các điểm dừng chân nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề TTCN trong tỉnh.
i) Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh: Chỉ đạo các Ngân hàng thương mại, các Tổ chức tín dụng trong tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tại các làng nghề được tiếp cận các nguồn vốn vay không bảo đảm bằng tài sản theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn để phát triển sản xuất kinh doanh.
k) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm lập kế hoạch cụ thể phát triển các làng nghề TTCN trên địa bàn, trực tiếp chỉ đạo và đôn đốc các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện trên địa bàn quản lý.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, tài chính, Công Thương, Lao động – Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông – Vận tải, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa – Thể thao và Du lịch; Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Hải Dương; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.