BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 820/QĐ-BXD | Hà Nội, ngày 06 tháng 08 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI KỸ SƯ CHUYÊN NGHIỆP TIÊU CHUẨN ASEAN
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ kỹ thuật giữa các nước ASEAN đã được các Bộ trưởng Kinh tế của 10 nước thành viên ASEAN ký kết tại Kuala Lampua, Malaysia vào ngày 09/12/2005, trong đó quy định mỗi nước thành viên ASEAN chính thức tham gia Thoả thuận phải thành lập một Uỷ ban Giám sát để thực hiện Thoả thuận;
Căn cứ phê chuẩn và công nhận của Uỷ ban Điều phối kỹ sư chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN (ACPECC) về Bản Quy chế đánh giá đối với kỹ sư chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN do Uỷ ban Giám sát của Việt Nam trình tại Phiên họp 57 của Uỷ ban Điều phối dịch vụ ASEAN (CCS) tổ chức tại Malaysia từ ngày 09/02/2009 đến ngày 11/02/2009;
Theo đề nghị của Uỷ ban Giám sát của Việt Nam để thực hiện Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ tư vấn kỹ thuật trong ASEAN,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế đánh giá đối với kỹ sư chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Uỷ ban Giám sát của Việt Nam để thực hiện Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ tư vấn kỹ thuật trong ASEAN, các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
QUI CHẾ
ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI KỸ SƯ CHUYÊN NGHIỆP TIÊU CHUẨN ASEAN
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU
1 Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ tư vấn kỹ thuật trong ASEAN (MRA).
2 Kỹ sư chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN (ACPE).
3 Kỹ sư chuyên nghiệp nước ngoài đã được đăng bạ (RFPE)
4 Quyền lợi và nghĩa vụ của Kỹ sư chuyên nghiệp nước ngoài đã được đăng bạ (RFPE)
5 Mục đích và hoạt động của Quy chế đánh giá.
PHẦN A: CƠ QUAN QUẢN LÝ HÀNH NGHỀ VÀ UỶ BAN GIÁM SÁT
6 Cơ quan quản lý hành nghề ở Việt nam (PRA).
7 Uỷ ban giám sát của Việt Nam (VNMC).
8 Vai trò của Uỷ ban Giám sát (MC)..
9 Cho phép làm việc với tư cách người kỹ sư chuyên nghiệp nước ngoài đã được đăng bạ (RFPE).7
PHẦN B: CƠ CHẾ ĐÁNH GIÁ…
10 Các yêu cầu để được đăng bạ là Kỹ sư chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN (ACPE)
11 Hoàn thành một chương trình đào tạo được công nhận hoặc thừa nhận
12 Có đủ tư cách để hành nghề độc lập
13 Đạt được tối thiểu 7 năm kinh nghiệm thực tế kể từ khi tốt nghiệp
14 Hoàn tất tối thiểu 2 năm giữ trọng trách trong các công trình kỹ thuật quan trọng
15 Duy trì việc Phát triển nghề nghiệp liên tục (CPD)
16 Tuân thủ Quy tắc về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp
17 Lưu trữ hồ sơ để phục vụ mục đích liên tục giám sát lẫn nhau
PHẦN C: QUY TRÌNH ĐĂNG BẠ
18 Hướng dẫn nộp hồ sơ xin đăng bạ là Kỹ sư chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN (ACPE).
PHỤ LỤC 1: CÁC THÀNH VIÊN UỶ BAN GIÁM SÁT CỦA VIỆT NAM...
PHỤ LỤC 2:
Các yêu cầu để được đăng bạ đối với những kỹ sư muốn đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp (trong các ngành kỹ thuật khác không được quy định trong Luật xây dựng).
PHỤ LỤC 3
Đơn đăng ký với những kỹ sư muốn đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp (đối với các ngành kỹ thuật khác được quy định trong Luật Xây dựng).
PHỤ LỤC 4
Đơn đăng ký với những kỹ sư muốn đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp (đối với các ngành kỹ thuật khác không được quy định trong Luật Xây dựng).
GIỚI THIỆU
1. Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ tư vấn kỹ thuật trong ASEAN (sau đây gọi tắt là MRA)
1.1. Chính phủ các nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (gọi tắt là “ASEAN”, bao gồm các nước Brunây Đarusalam, Vương quốc Campuchia, Cộng hoà Inđônêxia, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Malaixia, Liên bang Myanma, Cộng hoà Philíppin, Cộng hoà Singapo, Vương quốc Thái Lan, và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã thống nhất Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ tư vấn kỹ thuật trong ASEAN với mục tiêu:
a) tạo điều kiện thúc đẩy việc di chuyển của các chuyên gia cung cấp các dịch vụ kỹ thuật;
b) trao đổi thông tin nhằm thúc đẩy việc chấp nhận các thông lệ tốt nhất về tiêu chuẩn và trình độ chuyên môn.
1.2. Bản Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ tư vấn kỹ thuật trong ASEAN được ký kết vào ngày 9 tháng 12 năm 2005 được đăng tại trang Web của ASEAN http://www.aseansec.org/18009.htm
2. Kỹ sư chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN (sau đây gọi tắt là ACPE)
2.1. Theo các điều khoản của MRA, một kỹ sư chuyên nghiệp hoặc một người hành nghề mang quốc tịch của một nước thành viên ASEAN có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm tuân thủ các yêu cầu được nêu tại Phần B của Quy chế đánh giá này có thể nộp hồ sơ xin được đăng bạ trong Đăng bạ Kỹ sư chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN (sau đây gọi tắt là ACPER) và được trao danh hiệu Kỹ sư chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN (sau đây gọi tắt là ACPE).
2.2. Cơ quan quản lý hành nghề của mỗi nước ASEAN đã chính thức tham gia MRA[1] (sau đây gọi tắt là PRA) sẽ trao quyền cho một Uỷ ban Giám sát ( sau đây gọi tắt là MC) của nước mình để tiếp nhận, xem xét các hồ sơ của các kỹ sư chuyên nghiệp hoặc người hành nghề xin đăng bạ là ACPE và duy trì một Đăng bạ Kỹ sư chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN (ACPER). Trong trường hợp của Việt Nam, chi tiết về Cơ quan quản lý hành nghề (PRA) và Uỷ ban Giám sát (MC) được trình bày tại Phần A của Quy chế đánh giá này.
3. Kỹ sư chuyên nghiệp nước ngoài đã được đăng bạ (sau đây gọi tắt là RFPE)
3.1. Một ACPE của một nước ASEAN muốn được cung cấp các dịch vụ kỹ thuật chuyên nghiệp ở một nước ASEAN khác đã chính thức tham gia MRA sẽ có đầy đủ tư cách để nộp đơn lên PRA của nước sở tại đó để được đăng bạ là một RFPE. RFPE được phép cộng tác làm việc với các kỹ sư chuyên nghiệp được chỉ định của nước sở tại đó, nhưng tuỳ thuộc vào luật và các quy định trong nước của nước sở tại, có thể không được phép trình hồ sơ thiết kế lên các cấp có thẩm quyền của nước sở tại xem xét, phê duyệt;
4. Các quyền lợi và nghĩa vụ của một Kỹ sư chuyên nghiệp nước ngoài đã được đăng bạ (RFPE)
4.1. Một RFPE sẽ không có đầy đủ tư cách hành nghề độc lập ở nước sở tại, trừ khi được PRA của nước sở tại đó cho phép một cách rõ ràng. Bởi vì PRA của nước sở tại trong phạm vi thẩm quyền được pháp luật quy định có trách nhiệm đăng bạ và/hoặc cấp phép cho các cá nhân hành nghề độc lập nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ, sự an toàn, môi trường và lợi ích của cộng đồng; PRA đó có thể yêu cầu một RFPE có nguyện vọng xin phép hành nghề độc lập phải trải qua một sè hình thức đánh giá bổ sung với mục đích xác định rằng người RFPE đó:
a) hiểu các nguyên tắc chung về quy chuẩn và các văn bản pháp luật được áp dụng tại nước đó;
b) chứng tỏ được khả năng áp dụng các nguyên tắc đó một cách an toàn và hiệu quả;
c) hiểu biết rõ về các yêu cầu đặc biệt khác đang được áp dụng tại nước sở tại.
4.2. RFPE chỉ được cung cấp các dịch vụ kỹ thuật trong phạm vi năng lực được PRA của nước sở tại công nhận và chấp thuận và còng chỉ được thực hiện các công việc trong ngành hoặc các chuyên ngành mà RFPE đó đã được đăng bạ. Ngoài ra RFPE còn bị ràng buộc bởi:
(a) quy tắc về đạo đức nghề nghiệp phù hợp với các quy định về đạo đức và ứng xử được ban hành và áp dụng bởi nước mà tại đó RFPE đã đăng bạ ACPE;
(b) các luật và qui định phổ biến tại nước ASEAN đã chính thức tham gia thực thi MRA mà RFPE đó đã được phép làm việc với tư cách là một RFPE.
5. Mục đích và vận hành của Quy chế đánh giá
5.1. Quy chế đánh giá này đưa ra khuôn khổ cho việc đánh giá các kỹ sư chuyên nghiệp hoặc người hành nghề để được Uỷ ban Giám sát của Việt Nam (sau đây gọi tắt là VNMC) cho phép đăng bạ vào ACPER.
5.2. Quy chế đánh giá này được Bộ Xây dựng Việt Nam và Uỷ ban điều phối Kỹ sư chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN (sau đây gọi tắt là ACPECC) xem xét và chấp thuận trước khi uỷ quyền cho VNMC triển khai thực hiện và vận hành ACPER.
Phần A.
CƠ QUAN QUẢN LÝ HÀNH NGHỀ VÀ UỶ BAN GIÁM SÁT
6. Cơ quan quản lý hành nghề ở Việt Nam
6.1. Bộ Xây dựng là Cơ quan quản lý hành nghề đối với những cá nhân hành nghề trong các ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng[2] trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Luật Xây dựng.
Bộ Xây dựng được Chính phủ phân công tạm thời là Cơ quan quản lý hành nghề đối với mọi cá nhân hành nghề trong tất cả các ngành kỹ thuật trên lãnh thổ Việt Nam nhằm mục đích giúp Chính phủ Việt Nam thực thi MRA.
6.2. Bộ Xây dựng là cơ quan giúp Chính phủ quản lý hoạt động xây dùng theo Luật Xây dựng.
Luật Xây dựng (nội dung văn bản luật đăng tải tại trang web: http://www.moc.gov.vn/Vietnam/BuildingLaws/LawsBuilding/684820070131164) là Luật do Quốc hội phê chuẩn quy định về hoạt động xây dựng, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình và hoạt động xây dựng. Luật Xây dựng cũng quy định việc đăng bạ của các kỹ sư chuyên nghiệp hoạt động trong các ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng, quy định năng lực và đạo đức hành nghề của các kỹ sư đó và quản lý các tổ chức cung cấp các dịch vụ kỹ thuật chuyên nghiệp liên quan đến xây dựng. Để phục vụ mục đích của Quy chế đánh giá này, kỹ sư chuyên nghiệp của Việt Nam là những kỹ sư được cấp chứng chỉ hành nghề bởi một cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thực hiện, theo đó được phép hành nghề với tư cách là một chủ nhiệm dự án và/hoặc chủ trì bộ môn trong việc khảo sát, thiết kế xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý chi phí.
6.3. Đối với những người hành nghề thực hiện các công việc kỹ thuật trong các ngành kỹ thuật khác[3], hiện tại chưa có quy định phải đăng bạ với một cơ quan quản lý có thẩm quyền.
Bộ Xây dựng với tư cách là Cơ quan quản lý hành nghề của Việt nam theo sự phân công của Chính phủ đã công nhận và uỷ quyền cho VNMC là cơ quan có đủ khả năng và có trách nhiệm tổ chức đỏnh giá và chứng nhận năng lực, kinh nghiệm thực tế của những người hành nghề trong các ngành kỹ thuật khác nêu trên, đồng thời công nhận họ là có đủ năng lực về mặt kỹ thuật và phương diện đạo đức để hành nghề kỹ thuật chuyên nghiệp một cách độc lập trong các ngành kỹ thuật đó để phục vụ mục đích đăng bạ là ACPE.
7. Ủy ban Giám sát của Việt Nam (VNMC)
7.1. VNMC được Bộ Xây dựng thành lập, là một cơ quan có đủ năng lực để thay mặt Bộ Xây dựng thực thi các chức năng phát triển, xử lý và duy trì ACPER tại Việt Nam.
7.2. VNMC bao gồm một cán bộ lãnh đạo cấp Vụ của Bộ Xây dựng, được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch uỷ ban và các thành viên khác do Bộ Xây dựng bổ nhiệm theo đề cử của các cơ quan và tổ chức nghề nghiệp thích hợp. Danh sách các thành viên của VNMC được nêu tại Phụ lục 1.
7.3. Địa chỉ liên hệ:
Uỷ ban Giám sát, Thư ký uỷ ban
53 Nguyễn Du
Hà Nội, Việt Nam
Tel: (84) 43 9433109
Fax: (84) 43 8227593
e-mail: mcvietnam@moc.gov.vn
8. Vai trò của Uỷ ban Giám sát của Việt Nam (VNMC)
8.1. VNMC sẽ bám sát các tiêu chí và quy trình quy định tại Quy chế đánh giá này khi đánh giá theo các tiêu chuẩn năng lực và kinh nghiệm của MRA để triển khai đăng bạ ACPE.
8.2. VNMC thực hiện công việc để đảm bảo rằng tất cả các ACPE trong ACPER của mình:
a) tuân thủ đầy đủ các yêu cầu được quy định trong MRA;
b) cung cấp các bằng chứng chứng minh rằng họ đã tuân thủ việc Phát triển nghề nghiệp liên tục (sau đây gọi tắt là CPD) ở mức độ như đã được quy định trong Quy chế đánh giá này khi nộp hồ sơ xin gia hạn đăng bạ của họ.
9. Cho phép Kỹ sư chuyên nghiệp nước ngoài đã được đăng bạ RFPE hành nghề tại Việt nam
9.1. Hồ sơ của các ACPE từ một nước ASEAN khác đã chính thức tham gia thực thi MRA xin được hµnh nghÒ với tư cách là RFPE tại Việt Nam phải được gửi tới VNMC. Sau khi được chấp thuận và trả một khoản phí theo quy định, RFPE đó sẽ được VNMC cho phép cộng tác làm việc với các kỹ sư đã được đăng bạ trong nước được chỉ định. RFPE không có tư cách hành nghề độc lập để ký xác nhận các công việc kỹ thuật theo quy định của pháp luật như một kỹ sư đã được đăng bạ hoặc một người có đủ năng lực để đệ trình lên các cấp quản lý, trừ khi người đó đã được đăng bạ là Kỹ sư chuyên nghiệp do Cơ quan quản lý hành nghề của Việt Nam cấp.
9.2. VNMC sẽ theo dõi và đánh giá việc hành nghề chuyên nghiệp của các RFPE để đảm bảo việc tuân thủ với MRA.
9.3. Bộ Xây dựng có thể ban hành thêm các quy định không trái hoặc thay đổi bất kỳ điều khoản nào của MRA, nhằm mục đích duy trì các tiêu chuẩn cao đối với việc hành nghề kỹ thuật về mặt nghề nghiệp và đạo đức.
Phần B.
CƠ CHẾ ĐÁNH GIÁ
10. Các yêu cầu để được đăng bạ là Kỹ sư chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN (ACPE)
10.1. Một kỹ sư chuyên nghiệp hoặc người hành nghề đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm thực tế và các điều kiện sau đây sẽ được đăng bạ là ACPE:
a) hoàn thành một chương trình đào tạo kỹ thuật được công nhận hoặc thừa nhận;
b) được đánh giá là có đủ tư cách hành nghề độc lập và có đăng bạ hoặc chứng chỉ hành nghề để hành nghề kỹ thuật hiện hành và ®ang còn giá trị;
c) có tối thiểu 7 năm kinh nghiệm thực tế kể từ khi tốt nghiệp chương trình đào tạo quy định tại điểm a;
d) có ít nhất 2 năm giữ trọng trách trong các công việc kỹ thuật quan trọng;
e) tuân thủ chính sách Phát triển nghề nghiệp liên tục (CPD) ở mức độ phù hợp;
f) tuân thủ các quy tắc đạo đức và quy tắc ứng xử nghề nghiệp.
10.2. Chi tiết của điều kiện năng lực, kinh nghiệm thực tế và các điều kiện nêu trên được trình bày tại các điểm 11 đến điểm 16 dưới đây.
10.3. Hồ sơ xin đăng bạ là ACPE phải được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 hoặc Phụ lục 4 kèm theo Quy chế đánh giá này.
11. Hoàn thành một chương trình đào tạo kỹ thuật được công nhận hoặc thừa nhận
11.1 Hồ sơ xin đăng bạ là ACPE với VNMC đòi hỏi phải có một trong các bằng cấp sau:
a) bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật của một trường đại học trong nước, hoặc
b) bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật của một trường đại học nước ngoài;
c) các bằng cấp hoặc trình độ chuyên môn khác được đánh giá và công nhận bởi Cơ quan quản lý hành nghề là tương đương với bằng cấp kỹ thuật được công nhận để được quyền đăng bạ theo quy định của Luật Xây dựng.
12. Đủ tư cách để hành nghề độc lập
Việc đánh giá có đủ tư cách để hành nghề độc lập được xác định thông qua một trong các biện pháp sau đây:
12.1. Trường hợp hành nghề kỹ thuật trong các ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng: đã được đăng bạ là kỹ sư chuyên nghiệp theo quy định của Luật Xây dựng và có chứng chỉ hành nghề còn hiệu lực do cấp có thẩm quyền cấp. Các yêu cầu và qui trình nộp hồ sơ xin đăng bạ là kỹ sư chuyên nghiệp trong các ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng được quy định tại Luật Xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
b) Trường hợp hành nghề kỹ thuật trong các ngành kỹ thuật, khác với ngành được quy định trong Luật Xây dựng: có chứng chỉ đăng bạ do VNMC cấp. VNMC sẽ đánh giá năng lực và kinh nghiệm thực tế và quyết định cá nhân đó có đủ điều kiện về mặt kỹ thuật cũng như về mặt đạo đức để hành nghề kỹ thuật chuyên nghiệp độc lập trước khi quyết định cấp chứng chỉ đăng bạ. Các yêu cầu và quy trình nộp hồ sơ xin đăng bạ đối với các ngành kỹ thuật khác được quy định tại Phụ lục 2 của Quy chế đánh giá này.
13. Đạt được tối thiểu 7 năm kinh nghiệm thực tế kể từ khi tốt nghiệp
13.1. Một kỹ sư chuyên nghiệp hoặc một người hành nghề chỉ được đăng bạ là ACPE nếu cá nhân đó có tối thiểu 7 năm kinh nghiệm làm việc thực tế phù hợp, kể từ sau khi hoàn thành chương trình đào tạo kỹ thuật được công nhận hoặc thừa nhận (quy định tại Điểm 10 của quy chế này). Việc đánh giá kinh nghiệm làm việc thực tế sẽ được thực hiện thông qua các bước sau:
a) Người xin đăng bạ trình một bản báo cáo mô tả loại, tầm quan trọng và mức độ chịu trách nhiệm đối với các việc kỹ thuật đã thực hiện trong thời gian tối thiểu 7 năm kể từ khi tốt nghiệp. Bản báo cáo phải chứng tỏ được là người xin đăng bạ đã tham gia hành nghề chuyên nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp; các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và dự báo, phân tích kỹ thuật của cá nhân đó có ảnh hưởng quan trọng đến việc điều hành về kỹ thuật trong các dự án hoặc chương trình kỹ thuật; và
b) VNMC thực hiện phỏng vấn để xem xét các kinh nghiệm làm việc thực tế mà cá nhân đó đã khai để đánh giá sự phù hợp và mức độ đáp ứng đầy đủ điều kiện để được đăng bạ.
13.2. Bản báo cáo về kinh nghiệm kỹ thuật thực tế đạt được trong thời gian tối thiểu 7 năm kể từ khi tốt nghiệp phải được trình lên VNMC.
13.3. VNMC sẽ tổ chức một cuộc phỏng vấn nghề nghiệp để đánh giá kinh nghiệm làm việc kỹ thuật thực tế đạt được của người xin đăng bạ trong thời gian tối thiểu 7 năm kể từ khi tốt nghiệp.
13.4. Cuộc phỏng vấn nghề nghiệp phải do một hội đồng gồm ít nhất 2 kỹ sư chuyên nghiệp lâu năm thực hiện. Trong quá trình phỏng vấn, người xin đăng bạ phải chuẩn bị trả lời các câu hỏi liên quan đến các kiến thức về quy trình và việc quản lý kỹ thuật, hiểu biết về các công tác khảo sát, quy hoạch, thiết kế, xây dựng, sản xuất, chế tạo, vận hành, bảo dưỡng và nghiên cứu phù hợp với lĩnh vực kinh nghiệm công tác của cá nhân xin đăng bạ và các quy tắc, quy định do Bộ Xây dựng ban hành.
13.5 Các kinh nghiệm thực tế về kỹ thuật bao gồm việc thiết kế, giám sát thi công, hội thảo và các kinh nghiệm kỹ thuật khác như các nhân tố về kỹ thuật, kinh tế và quản trị có ảnh hưởng đến các công việc kỹ thuật.
14. Có ít nhất 2 năm giữ trọng trách trong các công việc kỹ thuật quan trọng
14.1. Một kỹ sư chuyên nghiệp hoặc một người hành nghề phải có ít nhất 2 năm giữ trọng trách trong các công việc kỹ thuật quan trọng và giai đoạn này có thể nằm trong quá trình kinh nghiệm làm việc thực tế kể từ khi tốt nghiệp. Việc đánh giá sẽ được thực hiện dựa trên bản báo cáo mà người kỹ sư chuyên nghiệp hoặc người hành nghề đó trình lên VNMC.
14.2. Trọng trách trong các công việc kỹ thuật quan trọng sẽ được đánh giá là tương đương với một trong các trường hợp sau:
a) lập quy hoạch, thiết kế và thực hiện một dự án kỹ thuật hoàn chỉnh;
b) thực hiện một phần chủ yếu của dự án kỹ thuật trong đó hiểu rõ ý tưởng của toàn bộ dự án;
c) thực hiện một dự án đòi hỏi trách nhiệm có liên quan đến nhiều bộ môn phức tạp hoặc mới lạ..
Ví dụ về các trường hợp nêu trên được trình bày tại PHẦN C của Quy chế đánh giá này.
15. Duy trì việc Phát triển nghề nghiệp liên tục (CPD)
15.1. Tất cả các ACPE đều phải tham gia Phát triển nghề nghiệp liên tục (CPD) ở mức độ đạt được các tiêu chuẩn phổ biển theo quy định của VNMC.
15.2. Mục đích chương trình CPD của VNMC là yêu cầu phải học tập suốt thời gian hành nghề, theo đó đưa ra một quy định khung mà các kỹ sư chuyên nghiệp có thể duy trì và củng cố một cách có hệ thống năng lực làm việc trong lĩnh vực chuyên môn của họ. Yêu cầu về CPD của VNMC là phải đạt được:
a) 1 bằng sáng chế kỹ thuật được đăng ký trong năm, hoặc
b) tối thiểu 16 giờ tham gia các hoạt động sau:
- các bài giảng, các khoá học ngắn hạn, các hội nghị, hội thảo, hội nghị chuyên đề;
- các khoá học sau đại học, các khoá học nâng cao trình độ về kỹ thuật hoặc về quản lý xây dựng, quản lý dự án phù hợp;
- các khoá đào tạo nâng cao trình độ tại chỗ được công nhận phù hợp với các kỹ sư chuyên nghiệp về kỹ thuật, về quản lý, phát triển nghề nghiệp, các vấn đề về luật và quy định liên quan.
1 (một) giờ tham gia các hoạt động như tổ chức lần đầu các bài giảng, hội thảo chuyên đề, hội nghị hoặc các khoá đào tạo ngắn hạn (ngoại trừ các bài giảng thường kỳ của các giảng viên chuyên nghiệp) được tính tương đương với 4 (bèn) giờ tham gia các hoạt động nêu trên.
Đối với các hoạt động như viết hoặc hiệu đính các bài báo, các bài thuyết trình được đăng tải trên các ấn phẩm có uy tín, các văn kiện của hội nghị, các tạp chí chuyên ngành hoặc sách: 1 ấn phẩm được tính tương đương với 4 giờ tham gia các hoạt động nêu trên.
15.3. Tất cả các ACPE đều phải nộp các chứng chỉ, chứng nhận hoặc xác nhận về việc tuân thủ các yêu cầu về CPD.
16. Tuân thủ quy tắc đạo đức và quy tắc ứng xử nghề nghiệp
16.1. Tất cả kỹ sư chuyên nghiệp được VNMC chấp thuận đăng bạ đều phải tuân thủ các điều khoản về đạo đức và quy tắc ứng xử nghề nghiệp theo Luật Xây dựng. VNMC yêu cầu tất cả những người hành nghề được đăng bạ trong ACPER phải tuân thủ các yêu cầu về quy tắc đạo đức và quy tắc ứng xử nghề nghiệp.
16.2. Tất cả ACPE phải chịu trách nhiệm cá nhân về mọi hành động mà họ thực hiện trong hoạt động nghề nghiệp. Trong hoạt động hành nghề kỹ thuật, họ không được phép có bất kỳ một vi phạm nghiêm trọng các tiêu chuẩn về kỹ thuật, về nghề nghiệp hoặc về đạo đức ở Việt Nam hay ở bất kỳ nước nào khác.
16.3. Tất cả các ACPE phải tuân thủ các yêu cầu về đạo đức và nguyên tắc ứng xử nghề nghiệp và chỉ được hành nghề trong phạm vi lĩnh vực mà người đó có đủ năng lực.
17. Lưu trữ hồ sơ để phục vụ mục đích giám sát lẫn nhau
17.1. Để tạo điều kiện cho việc giám sát lẫn nhau, chứng nhận việc vận hành các quy trình của các nước ASEAN đã chính thức tham gia thực hiện MRA và để trao đổi thông tin, VNMC có trách nhiệm lưu trữ các hồ sơ xin đăng bạ là ACPE đã được chấp thuận, bao gồm:
a) một bản báo cáo về kinh nghiệm làm việc thực tế đã đạt được trong thời gian tối thiểu là 7 năm kể từ khi tốt nghiệp;
b) một bản báo cáo về công việc kỹ thuật quan trọng đã hoàn thành, trong đó người kỹ sư chuyên nghiệp hoặc người hành nghề giữ trọng trách quan trọng, và
c) xác nhận về việc tham gia chương trình CPD.
17.2. VNMC sẽ thực hiện việc kiểm tra đột xuất hàng năm ít nhất là 5% số hồ sơ trong ACPER để xác định:
a) tính xác thực của các báo cáo và xác nhận về việc tham gia CPD; và
b) việc tuân thủ một cách liên tục các điều kiện ghi trong Đăng bạ.
Phần C.
QUY TRÌNH ĐĂNG BẠ
18. Hướng dẫn nộp hồ sơ đăng bạ là ACPE
18.1. Tổng quát
Phần này miêu tả quy trình nộp hồ sơ xin đăng bạ và xin gia hạn đăng bạ là ACPE với VNMC.
18.2. Quy trình nộp hồ sơ
(a) hồ sơ xin đăng bạ phải được lập theo mẫu đã quy định tại Phụ lục 3 hoặc Phụ lục 4 và nộp lên VNMC. Loại giấy tờ phải nộp, phí đăng bạ lần đầu, phí gia hạn, và nơi nộp hồ sơ được ghi ở mẫu đơn.
(b) VNMC sẽ thành lập các Hội đồng đánh giá để xem xét và đánh giá hồ sơ xin đăng bạ.
(c) Những người xin đăng bạ sẽ được thông báo về quyết định của VNMC bằng văn bản.
(d) Người xin đăng bạ được chấp thuận sẽ được cấp một Chứng chỉ đăng bạ. Thời hạn đăng bạ là 1 năm kể từ ngày đăng bạ. Việc gia hạn đăng bạ phải được thực hiện hàng năm, kể từ thời điểm được cấp chứng chỉ đăng bạ lần đầu.
18.3. Các Hội đồng đánh giá
(a) VNMC sẽ thành lập các Hội đồng đánh giá, mỗi Hội đồng gồm 1 Người đánh giá chính và 2 Người đánh giá khác là các kỹ sư chuyên nghiệp đã được đăng bạ lâu năm và có nhiều kinh nghiệm thuộc chuyên ngành phù hợp để xem xét các hồ sơ và tiến hành các cuộc phỏng vấn nghề nghiệp, đánh giá sự phù hợp để được đăng bạ trong ACPER. Các Hội đồng đánh giá sẽ đề xuất với VNMC về việc người xin đăng bạ có thể được đưa vào ACPER hay không.
(b) Những người đánh giá sẽ được bổ nhiệm dựa trên các tiêu chí sau đây:
• là kỹ sư chuyên nghiệp đã được đăng bạ hoặc là người hành nghề đã được VNMC đăng bạ (đối với các ngành kỹ thuật khác);
• hành nghề trong cùng một lĩnh vực kỹ thuật với người xin đăng bạ sẽ được đánh giá;
• có ít nhất 10 năm kinh nghiệm thực tế làm kỹ sư chuyên nghiệp của Việt Nam đã được đăng bạ hoặc người hành nghề đã được cơ quan quản lý hành nghề có thẩm quyền công nhận.
(c) Đối với người xin đăng bạ ACPE đã được đăng bạ là kỹ sư chuyên nghiệp, việc đánh giá sẽ được chia làm 2 giai đoạn:
- Hội đồng đánh giá sẽ xem xét việc đánh giá ban đầu của cơ quan có thẩm quyền thực hiện, khi người xin đăng bạ là kỹ sư chuyên nghiệp.
- Hội đồng đánh giá sẽ xem xét các yêu cầu trong PHẦN B đã được cơ quan có thẩm quyền đó đánh giá một cách thoả đáng trong đánh giá ban đầu chưa, và nếu chưa thoả đáng thì Hội đồng đánh giá sẽ thực hiện đánh giá thêm. Hội đồng đánh giá sẽ tiến hành phỏng vấn nghề nghiệp nếu thấy cần thiết.
18.4. Phỏng vấn nghề nghiệp
(a) Hội đồng đánh giá có thể tiến hành một cuộc phỏng vấn nghề nghiệp để đánh giá kinh nghiệm kỹ thuật thực tế. Nếu thấy cần thiết phải phỏng vấn, VNMC sẽ thông báo cho người xin đăng bạ về thời gian và địa điểm phỏng vấn.
18.5. Báo cáo đánh giá và ra quyết định
(a) Các Hội đồng đánh giá sẽ lập và trình đề xuất của mình lên VNMC. VNMC sẽ kiểm tra để đảm bảo rằng quy trình đánh giá đã được tiến hành đầy đủ và thống nhất.
(b) VNMC sẽ xem xét đề xuất của các Hội đồng đánh giá và biểu quyết thông qua. VNMC sẽ quyết định cho phép đăng bạ nếu có trên 50% phiếu thuận của các thành viên của Uỷ ban.
18.6. Thông báo kết quả
VNMC sẽ thông báo cho tất cả những người xin đăng bạ về kết quả đánh giá của mình, bao gồm cả việc nêu rõ lý do trong các trường hợp không được chấp thuận.
18.7. Báo cáo đánh giá
VNMC sẽ đảm bảo rằng các tài liệu chứa thông tin về việc đánh giá những người xin đăng bạ trong ACPER sẽ được xuất trình khi ACPECC yêu cầu để phục vụ mục đích kiểm tra theo yêu cầu trong MRA.
PHỤ LỤC 1
CÁC THÀNH VIÊN UỶ BAN GIÁM SÁT CỦA VIỆTNAM
Các thành viên của Uỷ ban Giám sát của Việt Nam từ ngày 15 tháng 9 năm 2008 bao gồm:
Chủ tịch:
Ths. Hoàng Thọ Vinh
Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng
Phó chủ tịch thường trực:
TS.KS. Phạm Văn Tân
Phó Tổng thư ký Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA)
Các uỷ viên Uỷ ban:
PGS.TS. Vũ Mạnh Lãng - Uỷ viên thư ký
Uỷ viên ban chấp hành Hội KHKT Cầu Đường VN, Giám đốc trung tâm đào tạo nâng cao Hội KHKT Cầu Đường VN.
TS.KS. Trần Việt Hùng
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Tổng Hội Cơ khí Việt Nam
TS.KS. Nguyễn Trường Tiến
Trưởng Ban kỹ sư, Tổng hội Xây dựng Việt Nam (VIFCEA)
KS. Nguyễn Cảnh Chất
Chủ tịch, Hiệp hội Tư vấn Xây dựng Việt Nam (VECAS)
Ths. Nguyễn Thị Hồng Vân
Chuyên viên chính, Vụ Quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng
Địa chỉ liên hệ
Uỷ ban Giám sát, Thư ký uỷ ban
53 Nguyễn Du
Hà nội, Việt Nam
Tel: (84) 43 9433109 Mobile: 0919386665
Fax: (84) 43 8227593
e-mail: mcvietnam@moc.gov.vn
PHỤ LỤC 2
YÊU CẦU ĐỐI VỚI NHỮNG KỸ SƯ MUỐN ĐĂNG BẠ KỸ SƯ CHUYÊN NGHIỆP (ĐỐI VỚI CÁC NGÀNH KỸ THUẬT KHÁC KHÔNG ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG LUẬT XÂY DỰNG)
1. Yêu cầu học thuật:
Ứng viên trong các ngành kỹ thuật không được quy định trong Luật Xây dựng muốn đăng bạ là kỹ sư chuyên nghiệp với Uỷ ban Giám sát phải có bằng kỹ sư.
2. Yêu cầu kinh nghiệm:
2.1. Ứng viên là người hoạt động trong các ngành nghề không được quy định trong Luật Xây dựng xin đăng bạ là kỹ sư chuyên nghiệp phải có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm trong ngành nghề đó với tư cách như một chuyên gia kỹ thuật và có mức độ chịu trách nhiệm đối với các công việc mới đủ khả năng được đăng bạ.
2.2. Trường hợp ứng viên dành toàn bộ thời gian làm công tác giảng dạy và nghiên cứu, như kinh nghiệm thực hành trong lĩnh vực liên quan trong thời gian không dưới 06 năm mới có thể được chấp nhận.
2.3. ứng viên phải trình một báo cáo về đào tạo chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm thực tế. Bản báo cáo phải thể hiện đầy đủ chi tiết về thời gian và kinh nghiệm thực tế, cụ thể là:
a) Bản báo cáo mô tả đầy đủ quá trình đào tạo chuyên nghiệp và kinh nghiệm từ khi tốt nghiệp đại học. Bản báo cáo có khoảng 2000 từ, không chỉ tóm tắt công việc đã thực hiện mà còn phải mô tả được nhiệm vụ trong đó ứng viên tham gia làm việc, có thể là điều tra, lập dự án, thiết kế, thi công, sản xuất hay nghiên cứu.
b) Bản báo cáo bao gồm cả các nội dung đánh giá chi tiết về các dự án và các chi phí/ giá trị thực hiện theo thứ tự thời gian của ứng viên, mức độ tham gia và chịu trách nhiệm cũng như vị trí của ứng viên trong các dự án đó. ứng viên cần nhấn mạnh về các vấn đề đặc biệt gặp phải, mà qua đó họ đã có thêm kinh nghiệm chuyên môn tốt.
2.4. Uỷ ban Giám sát thực hiện đánh giá kinh nghiệm thực tế và tiến hành phỏng vấn chuyên môn với các ứng viên.
2.5. MC sẽ thành lập một hội đồng để đánh giá những thành tựu đã đạt được trong thực tiễn và kinh nghiệm trong kỹ thuật. Cuộc phỏng vấn thông thường sẽ dựa trên báo cáo kinh nghiệm của người xin đăng bạ và các tài liệu do ứng viên nộp lên Uỷ ban. Mục đích chính của các cuộc phỏng vấn chuyên môn là để đánh giá:
· Kinh nghiệm kỹ thuật
· Khả năng lập kế hoạch, thiết kế và giám sát công trình/ tổ chức các hoạt động kỹ thuật để đảm bảo sự an toàn của cuộc sống và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng hoặc bất động sản.
· Khả năng thực hiện hiệu quả các hoạt động chuyên môn và khả năng diễn đạt ý tưởng của ứng viên.
2.6. Người xin đăng bạ phải đáp ứng các yêu cầu của Hội đồng chuyên môn như:
· Cung cấp các thiết kế, bản tính toán hoặc các tài liệu khác được chứng nhận bởi cấp có thẩm quyền.
· Cung cấp một phần của nghiên cứu khả thi hoặc một báo cáo kỹ thuật của một dự án kỹ thuật, hoặc các phép so sánh về kinh tế của thiết kế cho một hệ thống kỹ thuật.
· Trình bày một báo cáo nghiên cứu chi tiết được áp dụng trong thực tế. Bản báo cáo có thể được minh hoạ bằng bản vẽ và phải mô tả công việc thực sự được người đăng bạ thực hiện; hoặc viết một bài luận về một chủ đề do ứng viên lựa chọn hoặc do Hội đồng đánh giá chỉ định nếu cần thiết.
3. Các yêu cầu khác:
Ngoài các yêu cầu nêu trên, người xin đăng bạ cũng nên thể hiện tính cách và uy tín của mình và cũng nên nộp 02 bản chứng nhận về năng lực điều hành của bản thân.
PHỤ LỤC 3
ĐƠN ĐĂNG KÝ ĐỐI VỚI NHỮNG KỸ SƯ MUỐN ĐĂNG BẠ KỸ SƯ CHUYÊN NGHIỆP (ĐỐI VỚI CÁC NGÀNH KỸ THUẬT ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG LUẬT XÂY DỰNG)
MẪU 01 – TỜ 01
ĐƠN ĐĂNG BẠ KỸ SƯ CHUYÊN NGHIỆP LÀ KỸ SƯ CHUYÊN NGHIỆP TIÊU CHUẨN ACPE
(Người đăng ký điền các chi tiết vào chỗ trống bằng chữ in hoa)
Họ và Tên:……...........………………………………………………...
Địa chỉ:……………………………………………………………………….
Số ĐT:…………………. Số Fax: ………………………………………
E-mail: ……………………………………………………………………….
Chứng minh thư số:……………. Ngày cấp:………….. Nơi cấp: …………...
Ngày sinh: :…………………..……………………………………………….
Chứng chỉ hành nghề số: ………..……………. Ngày đăng ký: …………….
Lĩnh vực kỹ thuật:
…………………………………………………………………………..........
……………………………………………………………………………..........
Bằng cấp học thuật:
…………………………………………………………………………..........
…………………………………………………………………………..........
…………………………………………………………………………..........
…………………………………………………………………………..........
Tôi đã có………. năm kinh nghiệm và đã tuân thủ quy định số 03 về thoả thuận thừa nhận lẫn nhau trong dịch vụ kỹ thuật trong các nước ASEAN (MRA).
Kèm theo đây* số tiền/ hối phiếu ngân hàng/ séc số: ……………………. cho số tiền (VND) ……………………., là chi phí.
Ngày nộp đơn trước đây:
……………………………………………………………………..........
……………………………………………………………………..........
(Ghi không, nếu không áp dụng)
Ngày: :…………………………………...………………………………………
Chữ ký
* Xoá bỏ bất cứ trường hợp nào không được áp dụng
MẪU 01 – TỜ 02
UỶ BAN GIÁM SÁT ĐĂNG BẠ KỸ SƯ CHUYÊN NGHIỆP TIÊU CHUẨN ASEAN CỦA VIỆT NAM
Họ tên:……………………………………………………………………………………….
Số CMT:……………………………………………………………………………………….
Kinh nghiệm chuyên môn (Có trách nhiệm phụ trách các công việc kỹ thuật quan trọng) | |||||||||
A | B | C | D | E | |||||
| Trình bày về quá trình rèn luyện và kinh nghiệm (Từ lúc tốt nghiệp) |
| Kinh nghiệm trong lĩnh vực (Trong nhiều tháng) |
| |||||
Ngày, tháng & năm) Liên quan tới mỗi sự bổ nhiệm | Trình bày ngắn gọn về: Vị trí nắm giữ, Tên của người cấp trên, Địa điểm công tác của mỗi công việc (miêu tả ngắn gọn và xúc tích, chỉ rõ mỗi công việc, đã tham gia hoặc thay đổi vị trí riêng biệt: bao gồm một vài sự miêu tả tính chất riêng biệt và phức tạp của công việc đã tham gia, nhiệm vụ và mức độ chịu trách nhiệm). Có thể kèm theo một số tài liệu đóng rời. | Tên, vị trí và địa chỉ của chuyên gia mà ứng viên phục vụ và số liên lạc | Tổng số | D1 | D2 | D3 | D4 | D5 | Chữ ký của các chuyên gia kỹ thuật đã truyền đạt kiến thức hoặc kinh nghiệm cho ứng viên trong giai đoạn đã đề cập đến |
Thiết kế/ Văn phòng | Địa điểm thi công/ lĩnh vực | Lập dự án/ Quản lý | Các công việc kỹ thuật khác | Thạc sỹ/ Cao học/ Thực hành/ Nghiên cứu/ Giảng dạy | |||||
|
|
|
|
|
|
|
|
| Chữ ký |
|
| Tổng số tháng |
|
|
|
|
|
|
|
MẪU 01 – TỜ 03
BẢN CAM KẾT CỦA CÁC KỸ SƯ MUỐN ĐĂNG BẠ KỸ SƯ CHUYÊN NGHIỆP ASEAN
Tôi xin cam kết:
| Có | không | |
Tôi là kỹ sư đang hành nghề |
|
|
|
Tôi đã đáp ứng các yêu cầu đặt ra của MRA |
|
|
|
Chịu bất cứ hình thức kỷ luật nào |
|
|
|
Các điều kiện khác:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Trân trọng,
…………………………
Tên:
Số CMT
Ngày cấp:
Ghi chú: Điền ký hiệu (√) vào các ô trống.
PHỤ LỤC 4
ĐƠN ĐĂNG KÝ ĐỐI VỚI NHỮNG KỸ SƯ MUỐN ĐĂNG BẠ KỸ SƯ CHUYÊN NGHIỆP (ĐỐI VỚI CÁC NGÀNH KỸ THUẬT KHÁC)
MẪU 02 – TỜ 01
ĐƠN ĐĂNG BẠ KỸ SƯ CHUYÊN NGHIỆP
(Người đăng bạ điền các chi tiết vào chỗ trống bằng chữ in hoa)
Họ và Tên:……………………………………………………………………...
Địa chỉ:……………………………………………………………………….
Số ĐT:…………………………………. Số Fax: ……………………………
E-mail: ………………………………………………………………………….
Chứng minh thư số:……………………. Ngày cấp:……………….. Nơi cấp: …
Ngày sinh: :…………………..………………………………………………….
Lĩnh vực kỹ thuật:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Bằng cấp học thuật:
……………………………………………………………………………….....
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Tôi đã có………. năm kinh nghiệm và đã tuân thủ quy định số 03 về thoả thuận thừa nhận lẫn nhau trong dịch vụ kỹ thuật trong các nước ASEAN (MRA).
Kèm theo đây* số tiền/ hối phiếu ngân hàng/ séc số: ……………………. cho số tiền (VND) ……………………., là chi phí.
Ngày nộp đơn trước đây:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
(Ghi không, nếu không áp dụng)
Ngày: :………………………………………...……………………………
Chữ ký
* Xoá bỏ bất cứ trường hợp nào không được áp dụng
MẪU 02 – TỜ 02
UỶ BAN GIÁM SÁT ĐĂNG BẠ KỸ SƯ CHUYÊN NGHIỆP TIÊU CHUẨN ASEAN CỦA VIỆT NAM
Họ tên:……………………………………………………………………………………….
Số CMT:……………………………………………………………………………………….
Kinh nghiệm chuyên môn | |||||||||
A | B | C | D | E | |||||
| Trình bày về quá trình rèn luyện và kinh nghiệm (Từ lúc tốt nghiệp) |
| Kinh nghiệm trong lĩnh vực (Trong nhiều tháng) |
| |||||
Ngày (tháng & năm) Liên quan tới mỗi sự bổ nhiệm | Trình bày ngắn gọn về: Vị trí nắm giữ, Tên của người cấp trên, Địa điểm công tác của mỗi công việc (miêu tả ngắn gọn và súc tích, chỉ rõ mỗi công việc, đã tham gia hoặc thay đổi vị trí riêng biệt: bao gồm một vài sự miêu tả tính chất riêng biệt và phức tạp của công việc đã tham gia, nhiệm vụ và mức độ chịu trách nhiệm). Có thể kèm theo một số tài liệu đóng rời. | Tên, vị trí và địa chỉ của chuyên gia mà ứng viên phục vụ và số liên lạc | Tổng số | D1 | D2 | D3 | D4 | D5 | Chữ ký của các chuyên gia kỹ thuật đã truyền đạt kiến thức hoặc kinh nghiệm cho ứng viên trong giai đoạn đã đề cập đến |
Thiết kế/ Văn phòng | Địa điểm thi công/ lĩnh vực | Lập dự án/ Quản lý | Các công việc kỹ thuật khác | Thạc sỹ/ Cao học/ Thực hành/ Nghiên cứu/ Giảng dạy | |||||
|
|
|
|
|
|
|
|
| Chữ ký |
|
| Tổng số tháng |
|
|
|
|
|
|
|
MẪU 02 – TỜ 03
BẢN CAM KẾT CỦA CÁC KỸ SƯ MUỐN ĐĂNG BẠ KỸ SƯ CHUYÊN NGHIỆP ASEAN
Tôi xin cam kết:
| Có | không | |
Tôi là kỹ sư đang hành nghề |
|
|
|
Tôi đã đáp ứng các yêu cầu đặt ra của Uỷ ban Giám sát |
|
|
|
Chịu bất cứ hình thức kỷ luật nào |
|
|
|
Các điều kiện khác:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Trân trọng,
…………………………
Tên:
Số CMT
Ngày cấp:
Ghi chú: Điền ký hiệu (√) vào các ô trống.
[1] một nước ASEAN đã chính thức tham gia MRA là một nước ASEAN đã gửi thư thông báo lên Tổng thư ký ASEAN về việc nước mình chính thức tham gia thực thi MRA, đã thành lập MC của mình, đã có Quy chế đánh giá được Uỷ ban điều phối ACPE thông qua, và đã được uỷ quyền thiết lập một ACPER tại nước mình
[2] các ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng là các ngành kỹ thuật được quy định và quản lý hành nghề bởi Luật Xây dựng
[3] các ngành kỹ thuật khác là các ngành kỹ thuật mà việc quản lý hành nghề không bị chi phối bởi Luật Xây dựng
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.