ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 804/QĐ-UBND |
Bắc Kạn, ngày 6 tháng 6 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 517/QĐ-UBND ngày 11/4/2016 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Kạn;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 67/TTr-SNN ngày 18/5/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Kạn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc Kạn; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI
VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TỈNH BẮC KẠN
(Kèm theo Quyết định số 804 /UBND ngày 6/6/2016 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
Điều 1. Quy chế này quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc và phối hợp công tác của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Kạn.
Điều 2. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Kạn có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo, điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và tổ chức phối hợp thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi toàn tỉnh.
Điều 3. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Kạn có con dấu riêng, được cấp kinh phí từ ngân sách và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để hoạt động theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Kạn được thành lập, kiện toàn theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và được sử dụng cán bộ, công chức, bộ máy của đơn vị để giúp việc nhằm hoàn thành nhiệm vụ theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ CỦA BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TỈNH BẮC KẠN
Điều 5. Tổ chức, nhiệm vụ của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh
1. Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh được thành lập trên cơ sở kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh gồm các thành viên sau:
a) Một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban;
b) Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Trưởng ban thường trực phụ trách công tác phòng chống thiên tai;
c) Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh làm Phó Trưởng ban phụ trách công tác tìm kiếm cứu nạn.
d) Các ủy viên là lãnh đạo Công an tỉnh; lãnh đạo các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Giáo dục và Đào tạo, Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, Y tế; lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, lãnh đạo Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh, lãnh đạo Tỉnh Đoàn và lãnh đạo Hội chữ thập đỏ tỉnh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão, lãnh đạo Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, lãnh đạo Đài khí tượng thủy văn tỉnh, lãnh đạo Công ty TNHH MTV quản lý, khai thác các công trình thủy lợi Bắc Kạn.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão là Văn phòng Thường trực của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng ban, Phó Trưởng ban Thường trực và cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh. Trụ sở làm việc đặt tại Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão. Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn gồm các thành viên:
a) Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh làm Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
b) Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh làm Phó Chánh Văn phòng.
c) Thành viên Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh do Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đề xuất, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh
a) Tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo quy định tại khoản 1, Điều 43 của Luật Phòng, chống thiên tai, cụ thể như sau:
- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai;
- Xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi quản lý;
- Tổ chức thực hiện việc lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
- Quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng khu đô thị, điểm dân cư nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và quy hoạch sản xuất thích ứng với đặc điểm thiên tai trên địa bàn, bảo đảm phát triển bền vững;
- Xây dựng và phê duyệt phương án ứng phó thiên tai trên địa bàn; tổ chức việc chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm và tổ chức diễn tập theo phương án được duyệt;
- Kiểm tra, đôn đốc việc dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm, hóa chất xử lý nước, thuốc chữa bệnh, phòng dịch, phương tiện, vật tư và trang thiết bị theo phương châm “4 tại chỗ” để chủ động ứng phó khi thiên tai xảy ra;
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức tu bổ, nâng cấp và quản lý, bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý;
- Tổ chức thường trực, chỉ huy công tác ứng phó thiên tai; tổng hợp, thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra;
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất khi xảy ra thiên tai để giảm nhẹ thiệt hại, nhanh chóng phục hồi sản xuất;
- Tổ chức quản lý, phân phối tiền, hàng cứu trợ khẩn cấp của Nhà nước, tổ chức và cộng đồng để ổn định đời sống, phục hồi sản xuất và khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định của pháp luật;
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai theo thẩm quyền.
b) Xây dựng và phê duyệt kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai.
c) Chỉ huy ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trong thiên tai trên phạm vi toàn tỉnh.
d) Kiểm tra, đôn đốc các sở, cơ quan trong tỉnh thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
1. Tham mưu giúp Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh:
a) Đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị về công tác phòng, chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh.
b) Phối hợp với Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai, chỉ đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả sự cố thiên tai, tai nạn, thảm họa tại các địa phương.
c) Kiểm tra, đôn đốc, xem xét đề xuất đầu tư, sửa chữa công trình, tập huấn, diễn tập, huấn luyện và cấp phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống, ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn của các địa phương, đơn vị.
d) Xây dựng kế hoạch, phương án, đề án phòng, chống, ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; triển khai thực hiện các chế độ, chính sách, quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai.
2. Xây dựng, cập nhật các loại bản đồ phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành phòng, chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
3. Triển khai công tác quản lý, thu, nộp, sử dụng, quyết toán Quỹ Phòng, chống thiên tai theo quy định.
4. Cập nhật kịp thời thông tin tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn, thiên tai, các bản tin dự báo, cảnh báo, chuyển đến các đơn vị, địa phương để thực hiện các biện pháp phòng, chống, ứng phó.
5. Chủ trì phối hợp với các ngành, địa phương kiểm tra tổng hợp, báo cáo các thiệt hại do sự cố thiên tai, tai nạn, thảm họa và các nguồn cứu trợ, tài trợ, hỗ trợ kinh phí của Trung ương, tỉnh cho công tác phòng, chống, ứng phó thiên tai và khắc phục hậu quả sự cố thiên tai, tai nạn, thảm họa.
6. Thường xuyên báo cáo, thông tin tình hình chỉ đạo và kết quả thực hiện công tác phòng, chống, ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả sự cố thiên tai, tai nạn, thảm họa.
7. Quản lý, sử dụng con dấu, tài sản, tài chính của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh theo sự phân công, phân cấp.
1. Trưởng ban:
a) Phụ trách chung.
b) Trực tiếp chỉ đạo các tình huống khẩn cấp khi có thiên tai, tai nạn, thảm họa xảy ra trên địa bàn tỉnh.
c) Quyết định việc hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, tai nạn, thảm họa;
d) Chủ trì các cuộc họp thường kỳ và các cuộc họp bất thường của Ban chỉ huy.
e) Đôn đốc kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên.
f) Quyết định huy động nhân lực, vật tư, phương tiện của các tổ chức, cá nhân để ứng cứu, cứu trợ kịp thời những tình huống cấp bách khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền.
g) Chỉ đạo kế hoạch tài chính hàng năm cho các hoạt động phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và các thiên tai khác.
h) Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai hoặc báo cáo bất thường khi xẩy ra thiên tai đột xuất với chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
i) Chỉ đạo việc lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển dài hạn về công tác phòng, chống lụt, bão; tìm kiếm cứu nạn và các thiên tai khác. Kế hoạch đào tạo, huấn luyện ứng phó thiên tai.
k) Chỉ đạo tổ chức tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; triển khai nhiệm vụ hàng năm.
2. Phó Trưởng ban phụ trách về công tác phòng chống thiên tai:
a) Thay mặt Trưởng ban giải quyết công việc khi Trưởng ban phân công, ủy quyền.
b) Chủ trì, phụ trách công tác phòng, chống, ứng phó thiên tai.
c) Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các Sở, ngành, huyện thực hiện các phương án, kế hoạch phòng, chống, ứng phó thiên tai.
d) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tham mưu Trưởng ban trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét duyệt chi từ ngân sách tỉnh kinh phí phục vụ công tác phòng, chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
đ) Huy động vật tư, nhân lực, phương tiện để xử lý các sự cố kè, cống, các công trình giao thông, thủy lợi trọng điểm, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra ở địa phương.
e) Quản lý vật tư, thiết bị, phương tiện trang bị cho công tác Phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn được Trưởng ban giao trực tiếp quản lý.
3. Phó Trưởng ban phụ trách về công tác tìm kiếm cứu nạn:
a) Thay mặt Phó Trưởng ban Thường trực giải quyết công việc của Phó Trưởng ban Thường trực khi Trưởng ban phân công.
b) Phụ trách thường trực công tác tìm kiếm cứu nạn khi xảy ra thiên tai, tai nạn, thảm họa trên địa bàn tỉnh; trực tiếp chỉ huy, điều động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, điều hành phối hợp hoạt động của các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang và các đơn vị chuyên trách, bán chuyên trách tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh để ứng phó khi xảy ra thiên tai, tai nạn, thảm họa trên địa bàn tỉnh. Hằng năm, xây dựng kế hoạch, phương án huy động lực lượng, vật tư, phương tiện cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn; huấn luyện và thực hành diễn tập các kế hoạch, phương án cho lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.
c) Quản lý vật tư, thiết bị, phương tiện trang bị cho công tác Phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn được Trưởng ban giao trực tiếp quản lý.
4. Các ủy viên:
a) Chủ động đề ra chương trình công tác và thực hiện các nhiệm vụ được Trưởng ban phân công.
b) Thực hiện các nhiệm vụ theo lĩnh vực và kiểm tra đôn đốc công tác Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn phân công phụ trách.
c) Chỉ đạo và chủ động với các ngành, địa phương xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp về thiên tai; được toàn quyền quyết định phương án xử lý phù hợp với lĩnh vực, nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm về các quyết định đó trước Trưởng ban. Trực tiếp cùng các đồng chí lãnh đạo các địa phương chỉ đạo phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai xảy ra.
d) Trong mùa mưa, lũ nếu đi công tác xa trên 3 ngày cần báo cáo với Trưởng ban hoặc Phó Ban thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC, PHỐI HỢP VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
1. Khi có nhiều thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cùng tham gia ứng phó tình huống thiên tai, tai nạn, thảm họa trên cùng một địa bàn, Trưởng ban hoặc người được Trưởng ban ủy quyền là người chỉ huy ứng phó.
2. Các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh có trách nhiệm thông tin và phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ.
Điều 10. Chế độ làm việc của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh
1. Ban Chỉ huy Phòng, chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh 01 năm họp thường kỳ 01 lần. Trong trường hợp khẩn cấp có thể họp bất thường do Trưởng ban quyết định triệu tập.
2. Chương trình, nội dung và tài liệu phục vụ cho các kỳ họp do cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh và Văn phòng Thường trực, chuẩn bị.
3. Giữa các kỳ họp, Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh triển khai, kiểm tra, đôn đốc và giải quyết các công việc liên quan đến lĩnh vực phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.
Điều 11. Chế độ trực ban phòng, chống thiên tai.
1. Thời gian trực tại Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh.
- Từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 04 tháng 5 trực theo chế độ 12/24 giờ (từ 7h30’ đến 20h30’).
- Từ ngày 05 tháng 5 đến hết ngày 31 tháng 10 trực theo chế độ 24/24 giờ.
2. Khi có thiên tai xảy ra, các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh trực đột xuất theo chế độ 24/24 giờ tại đơn vị mình. Lãnh đạo cơ quan Thường trực và các thành viên Ban Chỉ huy trực tiếp kiểm tra hiện trường nơi xảy ra thiên tai, tai nạn, thảm họa để chỉ đạo, điều hành, phối hợp, điều phối các hoạt động khắc phục hậu quả, tìm kiếm cứu nạn theo quy định.
3. Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy chế trực ban nghiêm túc, đúng quy định; riêng các đơn vị lực lượng vũ trang trực ban theo quy chế của đơn vị.
4. Khi xảy ra thiên tai, tai nạn, thảm họa các cơ quan, tổ chức, địa phương báo cáo cho Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để tổng hợp, kịp thời báo cáo cho cơ quan cấp trên để xử lý.
1. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh được cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước theo quy định để đảm bảo cho các hoạt động của Ban Chỉ huy theo dự toán được phê duyệt hàng năm.
2. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh được sử dụng để chi cho các hoạt động của Ban Chỉ huy và Văn phòng Thường trực như sau:
a) Tiền công, họp, công tác phí, vật tư, văn phòng phẩm, dịch vụ công cộng, thông tin liên lạc, thu thập số liệu phòng chống thiên tai, phụ cấp kiêm nhiệm;
b) Mua sắm tài sản, thiết bị, phương tiện, sửa chữa lớn cho Văn phòng Thường trực;
c) Xây dựng và vận hành các công cụ hỗ trợ phục vụ công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai;
d) Trực phòng chống thiên tai theo cơ chế làm thêm giờ, theo trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 107 của Bộ luật Lao động;
đ) Thanh toán họp ngoài giờ cho các đại biểu tham dự để ứng phó với thiên tai;
e) Tập huấn, huấn luyện, đào tạo, diễn tập về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
g) Xây dựng, phổ biến tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về pháp luật và kiến thức phòng, chống thiên tai hàng năm;
h) Chi cho các hoạt động khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Điều 13. Mối quan hệ công tác của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh
1. Đối với Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ và có trách nhiệm thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định.
2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chịu sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện, có trách nhiệm thực hiện chế độ thông tin báo cáo kịp thời và đề xuất, tham mưu những vấn đề liên quan đến công tác phòng, chống, ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiệt hại do sự cố thiên tai, tai nạn, thảm họa.
3. Đối với các Sở, ngành, các cơ quan đóng trên địa bàn tỉnh: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ để triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao.
4. Đối với các UBND các huyện, thành phố: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo triển khai, hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.
Điều 14. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ngành, và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm thực hiện Quy chế này; đồng thời tổng hợp những vấn đề phát sinh cần điều chỉnh, bổ sung trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 15. Các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ Quy chế này để xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn ở đơn vị, địa phương mình./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.