THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 80/2003/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 80/2003/QĐ-TTG NGÀY 29 THÁNG 4 NĂM 2003 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN TỔNG THỂ SẮP XẾP, ĐỔI MỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRỰC THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG GIAI ĐOẠN 2003 - 2005
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước và Tổng công ty nhà nước;
Căn cứ Chỉ thị số 01/2003/CT-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước;
Xét đề nghị của Bộ Quốc phòng (tờ trình số 789/BQP ngày 13 tháng 3 năm 2003) về Phương án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ, ý kiến của các Bộ và Ban Kinh tế Trung ương tại cuộc họp thẩm định ngày 10 tháng 4 năm 2003,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Quốc phòng giai đoạn 2003 - 2005 như phụ lục kèm theo.
Điều 2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước trực thuộc theo đúng nội dung và tiến độ đã được duyệt.
Điều 3. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng trong việc thực hiện Phương án nói trên.
Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp chịu trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn và theo dõi việc thực hiện Phương án này, đồng thời kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Nguyễn Tấn Dũng (Đã ký) |
PHỤ LỤC
DANH MỤC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRỰC THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG TIẾN HÀNH SẮP XẾP GIAI ĐOẠN 2003 - 2005
(Ban hành kèm theo Quyết định số 80/2003/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ)
A. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐỘC LẬP:
I. NHỮNG DOANH NGHIỆP MÀ NHÀ NƯỚC TIẾP TỤC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ VÀ GIỮ NGUYÊN PHÁP NHÂN:
1. Doanh nghiệp hoạt động công ích:
1. Công ty Cơ khí hoá chất 13,
2. Công ty Hoá chất 21,
3. Nhà máy Cơ khí 25,
4. Nhà máy Cơ khí chính xác 29,
5. Công ty Cơ điện và Vật liệu nổ 31,
6. Nhà máy Cơ khí 83,
7. Công ty Hoá chất 76,
8. Nhà máy Cao su 75,
9. Công ty Điện cơ hoá chất 15,
10. Nhà máy Dụng cụ điện 43,
11. Công ty Quang điện, Điện tử,
12. Công ty Điện tử Sao Mai,
13. Công ty ứng dụng công nghệ cao (HITACO),
14. Công ty Hồng Hà,
15. Xí nghiệp Liên hợp Ba Son,
16. Nhà máy Cơ khí 133,
17. Công ty Cơ khí cơ điện,
18. Công ty Chiến Thắng,
19. Xí nghiệp Liên hợp Z 751,
20. Công ty 20,
21. Công ty 28,
22. Công ty 26,
23. Công ty 32,
24. Công ty 22,
25. Công ty Dược và Trang thiết bị y tế quân đội,
26. Công ty Xăng dầu quân đội,
27. Công ty Đông Hải,
28. Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân (VAXUCO),
29. Công ty Trắc địa bản đồ,
30. Công ty Hải Long,
31. Công ty Hải Sơn,
32. Công ty 128,
33. Công ty Hải sản Trường Sa,
34. Công ty Tân cảng Sài Gòn,
35. Công ty Hải Khánh,
36. Công ty Hải Bình,
37. Xí nghiệp Điện cơ, Điện tử 31,
38. Công ty Điện cơ - Khí áp lực 34,
39 Xí nghiệp 38,
40. Công ty Sửa chữa máy bay A41,
41. Công ty Sửa chữa trực thăng,
42. Công ty Thiết bị điện tử A45,
43. Nhà máy Điện cơ 19,
44. Công ty Sơn Hải,
45. Công ty 49,
46. Công ty 756,
47. Nhà máy Thông tin điện tử Z755,
48. Nhà máy Thông tin M1,
49. Nhà máy Thông tin M3,
50. Công ty Sông Thu,
51. Công ty 16,
52. Công ty 7/5,
53. Đoàn Kinh tế quốc phòng 778 (đổi tên từ Công ty 778),
54. Công ty Vật tư công nghiệp quốc phòng (GAET),
55. Nhà máy Cơ khí chính xác 11,
56. Nhà máy Cơ khí 17,
57. Công ty 27,
58. Nhà máy In quân đội 1 (đổi tên từ Nhà máy In quân đội),
59. Nhà máy In quân đội 2 (đổi tên từ Nhà máy In báo Quân đội nhân dân 2),
60. Công ty Hải Minh,
61. Công ty Hợp tác kinh tế,
62. Công ty 622.
2. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh:
1. Công ty Việt Bắc,
2. Công ty Tây Bắc,
3. Công ty Xây dựng 319,
4. Công ty 189,
5. Công ty Đầu tư miền Đông,
6. Công ty Dệt may 7,
7. Công ty Minh Thành,
8. Công ty Xây dựng miền Đông,
9. Công ty Đồng Tân,
10. Công ty 404,
11. Công ty ứng dụng kỹ thuật và Sản xuất (TECAPRO),
12. Công ty Điện tử tin học hoá chất (ELINCO),
13. Công ty Thái Sơn,
14. Công ty Điện tử viễn thông quân đội,
15. Công ty Cửu Long,
16. Công ty Du lịch dịch vụ và Thương mại (TOSECO),
17. Công ty Hải Thành,
18. Công ty Dịch vụ đối ngoại,
19. Công ty Tây Hồ,
20. Công ty Xây dựng công trình hàng không (ACC),
21. Công ty Trường Thành,
22. Công ty Vạn Tường,
23. Công ty 621,
24. Công ty Hà Thành (đổi tên từ Công ty Thăng Long),
25. Công ty Tư vấn đầu tư và Phát triển công nghệ (AIC) (đổi tên từ Công ty Phát triển công nghệ thông tin(AIC)),
26. Công ty 789,
27. Công ty 59,
28. Công ty Khảo sát Thiết kế và Tư vấn xây dựng,
29. Công ty Xây dựng Lũng Lô,
30. Công ty Đông Bắc.
II. THÀNH LẬP MỚI DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CÔNG ÍCH:
1. Nhà máy Cơ khí 14,
2. Nhà máy Hoá chất 95,
3. Công ty Phương Nam.
III. LỘ TRÌNH SẮP XẾP DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC:
1. Năm 2003:
a) Cổ phần hoá:
- Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá khi bán cổ phiếu lần đầu Nhà nước giữ ít nhất 51% vốn điều lệ:
+ Công ty Thanh Bình.
- Doanh nghiệp cổ phần hoá, trong đó Nhà nước giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc không nắm giữ cổ phần:
+ Công ty Thuốc Bảo vệ thực vật.
b) Sáp nhập:
1. Công ty cơ khí 79 vào Nhà máy Cơ khí chính xác 11,
2. Công ty 89 vào Nhà máy Cơ khí 17,
3. Nhà máy Cơ khí 59 vào Công ty 27,
4. Nhà máy In báo Quân đội nhân dân 1 vào Nhà máy In Quân đội 1,
5. Công ty Sản xuất và Dịch vụ (HACOTA) vào Nhà máy In Quân đội 2,
6. Công ty Thanh Sơn và Công ty Lam Hồng vào Công ty Hợp tác kinh tế,
7. Lâm trường 422 vào Công ty 622,
8. Công ty 18 vào Công ty Tây Hồ,
9. Công ty 244 và Công ty Xi măng Phòng không vào Công ty Xây dựng công trình hàng không (ACC).
10. Công ty Vân Đồn vào Công ty Trường Thành,
11. Công ty Phú Tài vào Công ty Vạn Tường,
12. Công ty 406 vào Công ty 621,
13. Công ty Long Giang vào Công ty Hà Thành,
14. Công ty 28/10 vào Công ty Tư vấn đầu tư và Phát triển công nghệ (AIC),
15. Công ty 198 vào Công ty 789.
c) Giải thể:
1. Công ty Xây dựng Nghĩa Đô,
2. Công ty Bạch Đằng,
3. Công ty 22/12,
4. Công ty Nam Phong,
5. Công ty Bắc Hà,
6. Công ty Đông Đô.
d) Phá sản:
- Công ty Sông Hồng.
đ) Thí điểm hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con:
- Công ty Hợp tác kinh tế.
2. Năm 2004:
a) Cổ phần hoá:
- Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, khi bán cổ phiếu lần đầu Nhà nước giữ ít nhất 51% vốn điều lệ:
+ Công ty 3/2,
+ Công ty 247,
+ Công ty Hà Đô,
+ Công ty Lâm Viên,
+ Công ty Phú Tài.
- Doanh nghiệp cổ phần hoá, trong đó Nhà nước giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc không nắm giữ cổ phần:
+ Công ty Phát triển phần mềm và Hỗ trợ công nghệ (MISOFT).
b) Sáp nhập:
- Xí nghiệp Sơn Hải Âu vào Công ty Hải Minh,
- Công ty Hùng Vương vào Công ty Vạn Tường.
3. Năm 2005:
a) Cổ phần hoá:
- Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, khi bán cổ phiếu lần đầu Nhà nước giữ ít nhất 51% vốn điều lệ:
+ Công ty Hương Giang,
+ Công ty An Bình.
- Doanh nghiệp cổ phần hoá, trong đó Nhà nước giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc không nắm giữ cổ phần:
+ Công ty Lam Sơn.
b) Sáp nhập:
- Công ty 489 vào Công ty 59.
B. TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC:
I. GIỮ NGUYÊN PHÁP NHÂN CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC:
1. Tổng công ty Bay dịch vụ Việt Nam,
2. Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn,
3. Tổng công ty Thành An,
4. Tổng công ty 15.
II. SẮP XẾP DOANH NGHIỆP THÀNH VIÊN CỦA CÁC TỔNG CÔNG TY:
1. Tổng công ty Bay dịch vụ Việt Nam:
Những doanh nghiệp thành viên mà Nhà nước tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ và giữ nguyên pháp nhân:
a) Doanh nghiệp thành viên hoạt động công ích:
- Công ty Bay dịch vụ miền Nam,
- Công ty Bay dịch vụ miền Bắc.
b) Doanh nghiệp thành viên hoạt động kinh doanh:
- Công ty Thiết kế và Tư vấn xây dựng công trình hàng không.
2. Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn:
Những doanh nghiệp thành viên mà Nhà nước tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ và giữ nguyên pháp nhân:
a) Doanh nghiệp thành viên hoạt động công ích:
- Công ty 53.
b) Doanh nghiệp thành viên hoạt động kinh doanh:
- Công ty Xây dựng 470,
- Công ty Xây dựng 384,
- Công ty Xây dựng 99,
- Công ty Xây dựng 532,
- Công ty Xây dựng 472,
- Công ty 17,
- Công ty Xây dựng 565,
- Công ty Xây dựng 98,
- Công ty Tư vấn, Khảo sát, Thiết kế xây dựng.
Lộ trình sắp xếp doanh nghiệp thành viên:
Năm 2003:
Sáp nhập:
- Công ty Xây dựng 185 vào Công ty Xây dựng 384,
- Công ty Thi công cơ giới 144 vào Công ty Xây dựng 99,
- Công ty Xây dựng 145 vào Công ty Xây dựng 532,
- Công ty Xây dựng 344 vào Công ty Xây dựng 472,
- Công ty 492 vào Công ty 17.
3. Tổng công ty Thành An:
Những doanh nghiệp thành viên mà Nhà nước tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ và giữ nguyên pháp nhân:
a) Doanh nghiệp thành viên hoạt động công ích:
- Công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng (đổi tên từ Công ty Kinh doanh nhà Hà Nội - Bộ Quốc phòng).
b. Doanh nghiệp thành viên hoạt động kinh doanh:
- Công ty Xây lắp 386.
- Công ty Xây lắp 96,
- Công ty Xây lắp 394,
- Công ty Xây lắp 524,
- Công ty Xây lắp 665.
Lộ trình sắp xếp doanh nghiệp thành viên:
Năm 2003:
a). Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, khi bán cổ phiếu lần đầu Nhà nước giữ ít nhất 51% vốn điều lệ:
- Công ty 77.
b) Sáp nhập:
- Công ty Xây dựng công trình 56 vào Công ty Xây lắp 524,
- Công ty Xây lắp 695 vào Công ty Xây lắp 665.
4. Tổng công ty 15:
Doanh nghiệp thành viên hoạt động công ích:
- Công ty 72,
- Công ty 75,
- Công ty 715,
- Công ty Cà phê 15,
- Công ty 74,
- Công ty 732,
- Công ty Bình Dương,
- Công ty 78,
- Công ty 711.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.