CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8-CT | Hà Nội, ngày 13 tháng 1 năm 1992 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP VÀ PHÊ DUYỆT LUẬN CHỨNG KINH TẾ - KỸ THUẬT VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN .
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Xét tờ trình số 1457-UBT ngày 20 tháng 11 năm 1991 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai và tờ trình số 234-LN/KL ngày 9 tháng 2 năm 1991 của Bộ Lâm nghiệp về việc xin thành lập và phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật Vườn Quốc gia Cát Tiên;
Căn cứ đề nghị của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước (văn bản số 1395-UB/XD-NL ngày 17 tháng 12 năm 1991) về việc phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật này,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Thành lập Vườn Quốc gia Cát Tiên trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Vườn Quốc gia Cát Tiên bao gồm phần Nam Bãi Cát Tiên thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai trên cơ sở "rừng cấm Nam Bãi Cát Tiên" theo Quyết định số 360-TTg ngày 7 tháng 7 năm 1978 của Thủ tướng Chính phủ và phần mở rộng thuộc địa phận của tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Sông Bé.
Điều 2. Phê duyệt Luận chứng kinh tế - kỹ thuật Vườn Quốc gia Cát Tiên (phần Nam Bãi Cát Tiên thuộc tỉnh Đồng Nai) với những nội dung và chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu sau:
1. Tên công trình: Vườn Quốc gia Cát Tiên.
- Chủ quản đầu tư: Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
- Chủ đầu tư: Giám đốc Vườn Quốc gia Cát Tiên.
2. Địa điểm và phạm vi quản lý:
Chấp nhận ranh giới và phạm vi quản lý (phần Nam Bãi Cát Tiên thuộc tỉnh Đồng Nai) như đề nghị trong luận chứng kinh tế kỹ thuật:
- Ranh giới:
+ Phía Bắc giáp tỉnh Sông Bé.
+ Phía Đông giáp sông Đồng Nai từ cửa Đak Lua đến ấp Tà Lài.
+ Phía Nam giáp đường 323 liên hiệp khoa học sản xuất La Ngà.
+ Phía Tây giáp lâm trường Vĩnh An từ ngã ba suối Xa Mát gặp đường 323 lên các đỉnh cao 243-300-354-359-360 gặp ranh giới tỉnh Sông Bé ở đỉnh cao 351.
- Toạ độ địa lý:
Từ 11 độ 20emdash50emdashemdash đến 11 độ 32emdash13emdashemdash vĩ độ Bắc 107 độ 11emdash11emdashemdash đến 107 độ 28emdash20emdashemdash kinh độ Đông.
3. Nhiệm vụ:
- Bảo tồn hệ sinh thái đặc trưng cho vùng Đông Nam Bộ, bảo tồn nguồn gen động vật, thực vật rừng đa dạng, phong phú và quý, hiếm của khu hệ động, thực vật rừng nam Việt Nam (voi, bò rừng, cá sấu, công, trĩ ... cẩm lai, gọ đỏ, dáng hương, cẩm xe).
- Phòng hộ đầu nguồn phục vụ công trình thuỷ điện Trị An.
- Tổ chức các dịch vụ nghiên cứu và thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học về bảo tồn thiên nhiên, về diễn thế rừng, về môi trường, phục vụ các mục tiêu phát triển lâm nghiệp.
- Thực hiện các chương trình tuyên truyền giáo dục và các dịch vụ phục vụ tham quan, du lịch.
- Quy hoạch và tổ chức lại các điểm dân cư phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ quản lý, xây dựng vườn, ổn định đời sống, chấm dứt mọi hành vi làm huỷ hoại tài nguyên rừng trong vườn Quốc gia.
4. Phân khu chức năng:
a) Khu bảo tồn nguyên vẹn: có chức năng chủ yếu là bảo vệ nguyên vẹn quần hệ rừng mưa nhiệt đới phân mùa; bảo vệ các khu cư trú và sinh hoạt của động vật rừng; bảo vệ cảnh quan tự nhiên của rừng.
Diện tích: 35.302 ha (gồm các tiểu khu I, II, III, IV).
b) Khu phục hồi sinh thái: có chức năng chủ yếu là bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái, các động, thực vật rừng quý, hiếm bằng các biện pháp phục hồi tự nhiên là chủ yếu.
Diện tích: 2.250 ha thuộc vùng đồi bát úp và đất bằng tiếp giáp vùng sản xuất nông nghiệp của xã Đak Lua.
c) Khu quản lý hành chính: có chức năng chủ yếu là xây dựng các công trình khoa học, các cơ sở phục vụ quản lý, sinh hoạt của vườn... diện tích: 348 ha.
5. Các chương trình hoạt động.
Giám đốc Vườn Quốc gia Cát Tiên có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện các trương trình sau đây:
- Chương trình bảo vệ vườn.
- Chương trình phục vụ nghiên cứu và nghiên cứu khoa học.
- Chương trình tuyên truyền giáo dục và phục vụ tham quan du lịch.
6. Đầu tư cơ bản:
a) Các hạng mục đầu tư:
Phục vụ chương trình bảo vệ:
- Xây dựng hệ thống cột mốc, bảng, biểu chỉ dẫn.
- Xây dựng, sửa chữa hệ thống đường ranh giới vườn, các khu chức năng và đường tuần tra (đường cho người, xe thô sơ và ngựa đi).
- Hệ thống trạm bảo vệ (gồm 12 trạm và các chòi canh).
- Hệ thống thông tin liên lạc (điện thoại, bộ đàm...).
- Chuyển dân ở khu vực sau trạm Đak Lua ra ngoài vườn (khoảng 40 hộ).
Phục vụ chương trình nghiên cứu khoa học.
- Các điểm định vị và chòi quan sát.
- Vườn thực vật: 10 ha.
- Khu vực nghiên cứu thực nghiệm nuôi chim thú bán tự nhiên (chuồng trại 500 m2).
- Trạm khí tượng.
- Phòng lưu trữ, thư viện, phòng thí nghiệm: 250 m2.
- Lập hồ sơ cơ bản của vườn.
- Các trang bị phục vụ nghiên cứu.
Phục vụ chương trình tuyên truyền giáo dục, tham quan du lịch:
- Các trang bị phục vụ tuyên truyền giáo dục.
- Xây dựng các điểm tham quan.
Các công trình phục vụ:
- Nhà làm việc: 400 m2.
- Các công trình kiến trúc phục vụ 200 m2.
- Nhà ở: căn cứ vào biên chế được duyệt và chế độ nhà nước để xây dựng.
b) Vốn đầu tư:
Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước để thực hiện các yêu cầu xây dựng phục vụ các chương trình bảo vệ, nghiên cứu khoa học và quản lý vườn là: 3.400.000.000 đồng
Trong đó:
- Xây lắp: 2.500.000.000 đồng.
- Thiết bị: 650.000.000 đồng.
- Kiến thiết cơ bản khác: 250.000.000 đồng.
Ngoài ra, huy động các nguồn vốn khác để thực hiện các chương trình còn lại và hoàn chỉnh vườn.
c) Công trình được xây dựng và hoàn thành trong thời hạn 10 năm (1991-2000).
7. Phân giao trách nhiệm:
a) Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai là chủ quản đầu tư chịu trách nhiệm:
+ Chỉ đạo chủ đầu tư: tổ chức thiết kế, thi công công trình phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, tiết kiệm vốn, bảo toàn và phát triển tài nguyên rừng trong vườn.
+ Lập đề án tổ chức lại dân cư và thực hiện việc di chuyển số dân cần ra ngoài vườn, bảo đảm các nhiệm vụ hoạt động của Vườn Quốc gia.
+ Xác định rõ phạm vi ranh giới vừng đệm để có kế hoạch triển khai xây dựng vùng đệm.
b) Bộ Lâm nghiệp chịu trách nhiệm:
+ Chỉ đạo nghiệp vụ xây dựng và quản lý đối với vườn quốc gia.
+ Cùng với Uỷ ban nhân dân các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Sông Bé qui hoạch và thống nhất kiến nghị việc mở rộng Vườn Quốc gia này đến qui mô thích hợp và xác định rõ phạm vi vùng đệm theo qui mô mới; chỉ đạo việc lập luận chứng kinh tế kỹ thuật bổ sung mở rộng Vườn Quốc gia trình Hội đồng Bộ trưởng xét phê duyệt vào quí II năm 1992.
Điều 3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, Bộ trưởng các Bộ Lâm nghiệp, Tài chính, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Uỷ ban Khoa học Nhà nước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Thủ trưởng các ngành và địa phương có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Phan Văn Khải (Đã Ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.