ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 781/QĐ-UBND | Thái Nguyên, ngày 03 tháng 04 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIỮA UBND TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN, BẮT ĐẦU THỰC HIỆN TỪ NĂM 2017
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Khoa học và công nghệ năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành Quy định quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh của tỉnh Thái Nguyên;
Căn cứ Kết luận số 21-KL/TU ngày 01/6/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thông qua Chương trình hợp tác về nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ giữa UBND tỉnh Thái Nguyên và Đại học Thái Nguyên đến năm 2020; Thông báo số 834-TB/TU ngày 24/3/2017 của Thường trực Tỉnh ủy về các danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
Căn cứ Chương trình hợp tác về nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ giữa UBND tỉnh Thái Nguyên và Đại học Thái Nguyên đến năm 2020, ký ngày 13/9/2016;
Xét đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 07/TTr-KHCN ngày 14/02/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình hợp tác về nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ giữa UBND tỉnh Thái Nguyên và Đại học Thái Nguyên, bắt đầu thực hiện từ năm 2017, gồm 03 nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn cơ quan chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ xây dựng thuyết minh trình Hội đồng Khoa học và công nghệ tỉnh xét duyệt; phối hợp với Sở Tài chính, các ngành liên quan thẩm định dự toán kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ; triển khai thực hiện đúng nội dung, đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả và sử dụng kinh phí đúng mục đích, thanh quyết toán theo quy định hiện hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, thủ trưởng cơ quan chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIỮA UBND TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020, BẮT ĐẦU THỰC HIỆN TỪ NĂM 2017
(Kèm theo Quyết định số 781/QĐ-UBND ngày 03/4/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên)
TT | Tên nhiệm vụ KHCN | Đơn vị thực hiện - Thời gian thực hiện | Định hướng mục tiêu | Dự kiến nội dung chính | Dự kiến sản phẩm |
1 | Đề tài: Nghiên cứu, thiết kế chế tạo tủ điều khiển thông minh tiết kiệm năng lượng cho hệ thống chiếu sáng đô thị Thành phố Thái Nguyên | - Đơn vị chủ trì: Đại học Thái Nguyên. - Cơ quan phối hợp: Công ty Cổ phần Cơ điện tử ASO. Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên. - Thời gian thực hiện: 24 tháng. | - Nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt thành công tủ điều khiển tự động thông minh cho toàn bộ đèn đường giao thông đô thị trên địa bàn TP Thái Nguyên với mục tiêu tiết kiệm năng lượng điện từ 15-20% so với thời điểm trước khi lắp đặt. - Nghiên cứu, thiết kế, vận hành hệ thống truyền thông để giám sát, điều khiển, quản lý, cài đặt hệ thống từ xa. | - Nghiên cứu thực trạng của các hệ thống chiếu sáng đô thị và xác định nhu cầu ứng dụng hệ thống chiếu sáng thông minh và tiết kiệm năng lượng để giải quyết các vấn đề cấp thiết của hệ thống chiếu sáng đô thị trong tỉnh. - Nghiên cứu thiết kế, chế tạo, lắp đặt, kiểm định chất lượng tủ điều khiển tự động thông minh cho toàn bộ đèn đường giao thông đô thị trên địa bàn TP Thái Nguyên: Tủ có khả năng tiết kiệm năng lượng 15-20% so với thời điểm trước khi lắp đặt; tủ có khả năng điều khiển theo hàm tối ưu đa mục tiêu theo thời gian trong ngày, theo mùa, theo nhiệt độ, theo độ ẩm và lượng mưa, theo cường độ ánh sáng tự nhiên, tủ có thể điều khiển bằng tay trong những trường hợp cụ thể. - Nghiên cứu, triển khai hệ thống tự động (phần cứng và phần mềm) truyền thông điều khiển giám sát toàn hệ thống chiếu sáng đô thị TP. Thái Nguyên. - Biên soạn và ban hành tài liệu kỹ thuật về thiết kế, thi công, hướng dẫn vận hành hệ thống làm cơ sở nhân rộng và đưa vào chương trình sản xuất thương mại. | - Hệ thống tủ điều khiển chiếu sáng thông minh cho toàn bộ đèn đường đô thị trên địa bàn TP Thái Nguyên đảm bảo tiết kiệm năng lượng từ 15-20% điện năng tiêu thụ hằng năm so với thời điểm trước khi lắp đặt, bảo trì hệ thống chiếu sáng hàng năm. - Phần cứng, phần mềm quản lý hệ thống điều khiển giám sát hệ thống chiếu sáng đô thị. - Tài liệu kỹ thuật về thiết kế, thi công, lắp đặt, hướng dẫn vận hành hệ thống chiếu sáng thông minh và tiết kiệm năng lượng. - Kết quả đào tạo: đào tạo 02 thạc sỹ, hỗ trợ đào tạo 01 tiến sỹ. - Đăng 02 bài báo khoa học. * Yêu cầu về chất lượng sản phẩm (tủ điều khiển tự động thông minh; hệ thống truyền thông điều khiển giám sát): Bảo trì bảo hành 3 năm sau khi nghiệm thu công trình; tuổi thọ của sản phẩm chính tối thiểu là 10 năm. |
2 | Dự án: Xây dựng cơ sở dữ liệu trực tuyến phục vụ phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên | - Đơn vị chủ trì: Đại học Thái Nguyên; - Cơ quan phối hợp: Viện Công nghệ thông tin - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam; - Thời gian thực hiện: 24 tháng | - Xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) trực tuyến, tập trung, tích hợp liên ngành nhằm tạo lập môi trường thu thập, lưu trữ, chia sẻ và khai thác thông tin cho các cơ quan, đơn vị, người dân và doanh nghiệp ở trong và ngoài tỉnh nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh Thái Nguyên về các nguồn tài nguyên, các giá trị văn hóa xã hội góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. | - Đánh giá hiện trạng các nguồn dữ liệu hiện có, các CSDL chuyên ngành đã và đang được thực hiện của tỉnh Thái Nguyên. - Xây dựng CSDL trực tuyến, tích hợp liên ngành, bao gồm các nhóm thông tin chính về: tài nguyên môi trường; dân cư; kinh tế, công nghiệp, nông, lâm nghiệp; văn hóa xã hội; y tế giáo dục; khoa học và công nghệ. Các thông tin chuyên ngành được xây dựng theo 02 loại hình: + Thông tin phi cấu trúc, bao gồm các văn bản, hồ sơ, tài liệu, thông tin đa phương tiện như hình ảnh, âm thanh. + Thông tin có cấu trúc (các bảng dữ liệu), thể hiện các con số, chỉ tiêu phát triển KTXH của tỉnh. Hệ thống CSDL tích hợp liên ngành gồm: Các CSDL chuyên ngành; các tiêu chuẩn và chuẩn cập nhật, chia sẻ, khai thác dữ liệu; Hệ thống phần mềm cho 3 tầng ứng dụng là ứng dụng cập nhật quản lý và đồng bộ dữ liệu, ứng dụng xử lý dữ liệu, ứng dụng khai thác dữ liệu. - Thu thập, chuẩn hóa và xây dựng ngân hàng dữ liệu ban đầu cho CSDL trực tuyến tích hợp liên ngành - Thử nghiệm và vận hành hệ thống CSDL trực tuyến tích hợp liên ngành: Thử nghiệm hệ thống; đào tạo quản trị hệ thống; đào tạo sử dụng hệ thống; cài đặt, triển khai CSDL thực tế trên địa bàn tỉnh. | - Báo cáo đánh giá hiện trạng về các nguồn dữ liệu, các CSDL chuyên ngành của tỉnh Thái Nguyên. - Các chuẩn nhập, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin cho các chuyên ngành thông tin của CSDL trực tuyến tích hợp liên ngành; Phần mềm phải được kiểm định theo tiêu chuẩn. - Tài liệu hướng dẫn cài đặt và hướng dẫn sử dụng hệ thống CSDL trực tuyến tích hợp liên ngành. - Hệ thống CSDL trực tuyến liên ngành tích hợp tất cả các CSDL chuyên ngành kinh tế xã hội và các kênh thông tin khác vào một cơ sở dữ liệu tập trung thống nhất trong toàn tỉnh. - Sản phẩm đào tạo: Đào tạo 02 thạc sĩ; Bài báo khoa học. |
3 | Đề tài: Khai thác giá trị văn hóa dân gian nhằm phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên | - Đơn vị chủ trì: Đại học Thái Nguyên; - Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên - Thời gian thực hiện: 24 tháng | - Nghiên cứu giá trị văn hóa dân gian để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng cho giá trị văn hóa dân gian của tỉnh Thái Nguyên. - Xây dựng và đưa vào khai thác 01 tour du lịch đặc trưng cho giá trị văn hóa dân gian của tỉnh Thái Nguyên. - Xây dựng và đưa vào thực hiện 01 điểm du lịch theo hướng không gian trải nghiệm | - Nghiên cứu tiềm năng và giá trị văn hóa dân gian, đánh giá hiệu quả thực tế việc khai thác giá trị văn hóa dân gian trong hoạt động du lịch của tỉnh Thái Nguyên của một số dân tộc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tập trung vào dân tộc Tày. - Nghiên cứu, củng cố, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch từ chất liệu văn hóa dân gian, chú trọng những sản phẩm du lịch gắn với văn hóa dân gian đồng bào Tày, trang phục, ẩm thực. - Xây dựng và đưa vào khai thác 01 tour du lịch đặc trưng cho giá trị văn hóa dân gian của tỉnh Thái Nguyên. - Xây dựng và đưa vào thực hiện 01 điểm du lịch theo hướng không gian trải nghiệm - Thiết kế một số sản phẩm truyền thông quảng bá du lịch tỉnh Thái Nguyên theo hướng gắn với giá trị văn hóa dân gian. - Đào tạo từ 50 đến 60 hướng dẫn viên có chuyên môn, kỹ năng nghề và năng lực ngoại ngữ phù hợp để vận hành tour trong phạm vi triển khai của đề tài. - Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức văn hóa dân gian, kỹ năng và kinh nghiệm làm du lịch cho từ 02 đến 04 nhóm cộng đồng tại địa bàn. | - 01 tour du lịch đặc trưng cho giá trị văn hóa dân gian của tỉnh Thái Nguyên. - 01 điểm du lịch theo hướng không gian trải nghiệm - Xây dựng 03 phim khoa học về tài nguyên văn hóa dân gian dân tộc tỉnh Thái Nguyên. - Bộ sản phẩm truyền thông quảng bá du lịch. - Xuất bản 01 cuốn sách, công bố 3 bài báo có liên quan. |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.