BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7562/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2018 |
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu;
Căn cứ Quyết định số 1052/QĐ-TTg ngày 21/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân bổ vốn sự nghiệp năm 2018 của Hợp phần Ứng phó với biến đổi khí hậu trong Chương trình mục tiêu Ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành y tế giai đoạn 2019-2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 3. Các Ông/Bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA NGÀNH Y TẾ GIAI ĐOẠN 2019-2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Ban hành kèm theo Quyết định số 7562/QĐ-BYT ngày 24/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là vấn đề toàn cầu, có tác động mạnh mẽ đến môi trường, phát triển, kinh tế, xã hội và sức khoẻ cộng đồng trên toàn thế giới, là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại. Biến đổi khí hậu, kéo theo là thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan (tăng tần suất và cường độ bão, nhiệt độ trái đất ấm dần lên và nước biển dâng...) đang trở thành mối đe dọa toàn cầu trong thế kỷ 21 và tác động tới tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống, vấn đề BĐKH đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện, sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu như năng lượng, nước, lương thực, xã hội, việc làm, ngoại giao, văn hóa, kinh tế, thương mại, y tế. Theo Tổ chức Y tế thế giới ước tính hàng năm BĐKH góp phần gia tăng gánh nặng một số bệnh tật như suy dinh dưỡng với 3,5 triệu người tử vong, tiêu chảy với khoảng 2,2 triệu người tử vong, sốt rét với khoảng 900 ngàn người tử vong và khoảng 60 ngàn người tử vong do các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, sốc nhiệt. Dự báo từ năm 2030 đến năm 2050, ước tính tác động của BĐKH sẽ làm tăng thêm khoảng 250 ngàn trường hợp tử vong mỗi năm [1].
Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương và chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu[2]. Trong thời gian qua, biến đổi khí hậu, thiên tai cùng với sự phát triển kinh tế đã tạo ra những tác động kép đến nhiều vùng, nhiều địa phương trên cả nước, gây tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lụt, sạt lở đất, ô nhiễm môi trường, thiếu nước sinh hoạt... ảnh hưởng không nhỏ tới hệ thống y tế và sức khỏe người dân. Theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng của Bộ Tài nguyên và Môi trường cập nhật năm 2016, nhiệt độ ở các vùng phía Bắc tăng nhanh hơn các vùng phía Nam, nhiệt độ ở các vùng ven biển tăng chậm hơn các vùng sâu trong lục địa. Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ có thể tăng thêm từ 4,0°C đến 4,5°C theo kịch bản phát thải cao nhất và 2,0°C đến 2,2°C theo kịch bản phát thải, thấp nhất[3]. Các nghiên cứu ở Việt Nam được công bố trên các tạp chí quốc tế cho thấy nhiệt độ tăng góp phần làm gia tăng nguy cơ mắc sốt xuất huyết, tiêu chảy, tay chân miệng và tăng tỷ lệ nhập viện nhất là ở người già và trẻ em. Khi nhiệt độ tăng 1°C thì tăng 3,4-4,6% số trẻ em nhập viện, tăng 7-11% nguy cơ mắc SXH, tăng 5,6% nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng và tăng 1,5% số ca tiêu chảy. Vào những ngày có sóng nhiệt, tỷ lệ người già nhập viện do bệnh tim mạch tăng 13%. Thay đổi các điều kiện khí hậu như độ ẩm, lượng mưa, nhiệt độ có nguy cơ làm gia tăng các dịch bệnh truyền nhiễm và các bệnh mới nổi như sốt xuất huyết, sốt rét, cúm AH5N1, H1N1, bệnh Zika. Dự báo trong tương lai có thể có thêm nhiều bệnh mới do tác động BĐKH tại Việt Nam.
Để ứng phó với BĐKH, bảo vệ sức khỏe người dân, phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, trong đó giao nhiệm vụ cho ngành y tế xây dựng kế hoạch thích ứng với BĐKH giai đoạn 2018-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm giảm thiểu tác động của ô nhiễm môi trường, BĐKH tới sức khoẻ con người. Chính phủ cũng đã chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương xây dựng, cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (theo Quyết định số 1670/QĐ-TTg ngày 31/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Ứng phó với BĐKH và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020). Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu và yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện. Trên cơ sở các nhiệm vụ được Chính phủ giao và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2019-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với các nội dung sau đây:
CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Kế hoạch này được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan của Chính phủ, gồm:
- Nghị định 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
- Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ ban hành Chương hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
- Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu;
- Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu;
- Quyết định số 1670/QĐ-TTg ngày 31/10/2017 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 1052/QĐ-TTg ngày 21/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân bổ vốn sự nghiệp năm 2018 của Hợp phần Ứng phó với biến đổi khí hậu trong Chương trình mục tiêu Ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.
Kế hoạch ứng phó với BĐKH của ngành y tế bảo đảm một số quan điểm, nguyên tắc sau đây:
1. Biến đổi khí hậu là một trong những mối đe dọa sức khỏe toàn cầu lớn nhất. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
2. Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành y tế giai đoạn 2019 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Kế hoạch hành động) được triển khai trong toàn ngành y tế, tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu: sức khỏe môi trường và cộng đồng, phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh, trang thiết bị và công trình y tế, phòng chống thiên tai thảm họa, an toàn thực phẩm, dinh dưỡng.
3. Để triển khai Kế hoạch hành động đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Y tế với các Bộ, ban ngành liên quan, sự quan tâm vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền tại Trung ương và địa phương, sự tham gia tích cực của các cán bộ ngành y tế và người dân tại cộng đồng.
4. Kế hoạch hành động là cơ sở để chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu trong ngành y tế trên toàn quốc. Dựa trên Kế hoạch hành động này, ngành y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, ban hành và thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH của địa phương. Kế hoạch hành động phải phù hợp với các chiến lược, chương trình, đề án, quy hoạch có liên quan và phải phù hợp với tình hình thực tế, kịch bản BĐKH của địa phương.
5. Các nguồn lực để thực hiện Kế hoạch hành động dựa trên ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác, đồng thời tăng cường lồng ghép, tận dụng mọi nguồn lực, hỗ trợ quốc tế và xã hội hóa.
1. Mục tiêu chung
Nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành y tế nhằm phòng ngừa, giảm thiểu các yếu tố nguy cơ của môi trường, biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới hệ thống y tế và sức khỏe, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân.
2. Mục tiêu cụ thể và các chỉ tiêu đến năm 2030
a) Mục tiêu cụ thể 1: Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách của ngành y tế trong công tác ứng phó với BĐKH.
Chỉ tiêu cụ thể:
- Ít nhất 70% văn bản chính sách của Bộ Y tế về sức khỏe môi trường và cộng đồng, khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh, trang thiết bị và công trình y tế, phòng chống thiên tai thảm họa, an toàn thực phẩm, dinh dưỡng có lồng ghép nội dung ứng phó với BĐKH.
- 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành Kế hoạch ứng phó với BĐKH của ngành y tế tuyến tỉnh; hoặc nội dung ứng phó với BĐKH của ngành y tế được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương; hoặc đưa vào kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm của ngành y tế tuyến tỉnh.
b) Mục tiêu cụ thể 2: Nâng cao nhận thức và năng lực của cán bộ y tế và cộng đồng trong việc bảo vệ sức khoẻ và ứng phó với BĐKH.
Chỉ tiêu cụ thể:
- 100% cán bộ y tế địa phương được truyền thông và tập huấn về ứng phó với BĐKH của ngành y tế.
- 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tổ chức hoạt động giáo dục, truyền thông về BĐKH và sức khỏe cho cộng đồng.
c) Mục tiêu cụ thể 3: Tăng cường khả năng ứng phó với BĐKH của hệ thống y tế, ưu tiên hệ thống y tế cơ sở.
Chỉ tiêu cụ thể:
- Ít nhất 80% cơ sở y tế xây mới có áp dụng các giải pháp nhằm ứng phó với các tác động của BĐKH.
- 70% trạm y tế xã, phường tại các địa bàn dễ bị ảnh hưởng do tác động của BĐKH có đủ năng lực và cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng một cách có hiệu quả với các tình huống thiên tai và thời tiết cực đoan.
3. Tầm nhìn đến năm 2050
Đến năm 2050, công tác ứng phó với BĐKH được tích hợp vào các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch từng giai đoạn và hàng năm của ngành y tế. Đảm bảo hệ thống y tế có đủ năng lực, nguồn lực để ứng phó một cách chủ động và hiệu quả đối với các tác động của BĐKH đến sức khỏe; Năng lượng xanh, năng lượng tái tạo được sử dụng phổ biến nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong các cơ sở y tế.
1. Thách thức đối với ngành y tế
Trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2011-2017, ngành y tế gặp một số khó khăn, thách thức như:
- Kiến thức, nhận thức, sự quan tâm của lãnh đạo, cán bộ ngành y tế và các ngành liên quan về tác động của BĐKH đến sức khỏe chưa đầy đủ, đúng mức.
- Chưa có hệ thống giám sát, cảnh báo và dự báo sớm về tác động của BĐKH tới sức khoẻ để kịp thời ứng phó.
- Kinh phí cho công tác ứng phó với BĐKH của ngành chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, đặc biệt là y tế các địa phương.
2. Cơ hội đối với ngành y tế
- Được sự quan tâm chỉ đạo thống nhất từ Ban Chấp hành TƯ Đảng, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường về công tác ứng phó với BĐKH, phòng ngừa các yếu tố ô nhiễm môi trường nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
- Việc xây dựng và triển khai Kế hoạch hành động này là cơ hội để ngành y tế tiến hành rà soát, đánh giá, đầu tư thực hiện các quy hoạch, kế hoạch về hệ thống y tế phát triển toàn diện đáp ứng với các tác động của BĐKH.
- BĐKH là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu lớn nhất, do vậy Kế hoạch hành động này là cơ sở để thu hút sự quan tâm, hợp tác và các nguồn lực, hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển, các nhà tài trợ cho việc thực hiện các hoạt động ứng phó với BĐKH của ngành y tế.
1. Cơ chế chính sách và tổ chức quản lý
a) Rà soát, xây dựng và thực hiện các chính sách, giải pháp đồng bộ, lồng ghép nội dung bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng trước tác động của BĐKH vào các chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án có liên quan của Trung ương và địa phương.
b) Từng bước hoàn thiện chính sách quy hoạch, xây dựng mạng lưới y tế, đầu tư nâng cấp các cơ sở y tế, trang thiết bị đảm bảo phục vụ công tác phòng chống dịch, khám chữa bệnh thích ứng với BĐKH và các hiện tượng thời tiết cực đoan, chú trọng khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của BĐKH, ưu tiên khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
c) Đề xuất ban hành và triển khai các chính sách nhằm thu hút nguồn lực trong và ngoài nước thực hiện có hiệu quả các hoạt động ứng phó với BĐKH của ngành y tế; các chính sách sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo nhằm bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính tại các cơ sở y tế.
d) Kiện toàn hệ thống tổ chức, rà soát và bổ sung chức năng, nhiệm vụ về ứng phó với BĐKH cho các đơn vị liên quan của ngành y tế.
đ) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo sớm các tác động của BĐKH đến sức khoẻ tích hợp với các hệ thống thông tin chuyên ngành y tế.
2. Truyền thông, giáo dục và đào tạo nâng cao năng lực
a) Xây dựng và thực hiện Kế hoạch truyền thông về biến đổi khí hậu của ngành y tế. Lồng ghép các hoạt động truyền thông về bảo vệ sức khỏe và ứng phó với tác động của BĐKH vào kế hoạch truyền thông của ngành y tế.
b) Xây dựng các tài liệu truyền thông và tổ chức các hoạt động truyền thông bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú về BĐKH và sức khỏe phù hợp từng vùng miền, ưu tiên khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
c) Xây dựng chương trình và tài liệu tập huấn ngắn hạn, dài hạn cho cán bộ y tế, sinh viên các trường đại học y dược và môi trường về BĐKH và sức khỏe.
d) Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho cán bộ trong và ngoài ngành y tế tại các cấp nhằm tăng cường năng lực ứng phó với BĐKH.
đ) Tổ chức các sự kiện, diễn đàn, thăm quan học tập chia sẻ kinh nghiệm về công tác ứng phó với BĐKH trong và ngoài nước.
3. Xây dựng, nhân rộng các mô hình ứng phó với BĐKH và các hiện tượng thời tiết cực đoan
Xây dựng và nhân rộng các mô hình nhằm ứng phó và giảm thiểu ảnh hưởng bất lợi của BĐKH tới sức khỏe tại các vùng miền, cộng đồng khác nhau (ưu tiên khu vực dễ bị ảnh hưởng do tác động của BĐKH như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, vùng ven biển, vùng miền núi):
- Mô hình truyền thông để cung cấp các nội dung, giải pháp, chia sẻ kinh nghiệm ứng phó với BĐKH cho cán bộ y tế và cộng đồng.
- Mô hình cộng đồng ứng phó hiệu quả với BĐKH, nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác như bão, lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập, mặn, nắng nóng.
- Mô hình tổ chức y tế đáp ứng yêu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng trong điều kiện BĐKH.
- Mô hình cấp cứu đáp ứng với thiên tai, thảm họa như tai nạn, chấn thương, dịch bệnh.
- Mô hình quản lý, giám sát các dịch, bệnh liên quan đến sự thay đổi của các yếu tố thời tiết và khí hậu.
- Mô hình vệ sinh môi trường và nước sạch thích ứng với BĐKH cho cộng đồng và cơ sở y tế.
- Mô hình ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường, công nghệ tái tạo và sử dụng năng lượng sạch tại các cơ sở y tế.
4. Tăng cường nghiên cứu khoa học
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về ảnh hưởng BĐKH đến sức khoẻ và giải pháp ứng phó của ngành y tế, chú trọng các giải pháp nâng cao khả năng ứng phó với BĐKH khu vực Đồng bằng sông Cửu Long:
- Nghiên cứu, đánh giá mức độ ảnh hưởng của BĐKH tới ngành y tế và năng lực ứng phó.
- Nghiên cứu bằng chứng về tác động của BĐKH và các hiện tượng thời tiết cực đoan tới sức khỏe cộng đồng và các giải pháp ứng phó: Các bệnh do nhiệt độ, sóng nhiệt; các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, hô hấp, dinh dưỡng, an toàn thực phẩm; các bệnh do véc tơ truyền và bệnh mới nổi liên quan tới BĐKH.
- Nghiên cứu, đề xuất các mô hình, giải pháp thu dung, điều trị bệnh nhân trong trường hợp gia tăng dịch, bệnh liên quan đến biến đổi khí hậu.
- Nghiên cứu các giải pháp công nghệ, trang thiết bị, phương tiện quản lý, kiểm soát dịch, bệnh trong điều kiện BĐKH, nhất là sau thiên tai, lũ lụt, hạn hán.
- Nghiên cứu các giải pháp công nghệ, ứng dụng công nghệ xanh, sử dụng năng lượng sạch để giảm phát thải khí nhà kính trong các cơ sở y tế.
5. Hợp tác quốc tế và xã hội hóa
a) Tham gia vào các sáng kiến, chính sách, giải pháp toàn cầu, liên vùng, và quốc gia nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH đến sức khỏe.
b) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm học tập, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin về chính sách, khoa học công nghệ, mô hình và các giải pháp ứng phó với BĐKH.
c) Xây dựng các chương trình, dự án huy động nguồn tài trợ về kỹ thuật và tài chính của cộng đồng quốc tế, các doanh nghiệp cho hoạt động giảm thiểu và ứng phó với BĐKH của ngành y tế.
6. Giải pháp về tài chính
a) Nhà nước bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch hành động này của ngành y tế tại Trung ương và địa phương.
b) Các đơn vị của ngành y tế chủ động thực hiện lồng ghép các nhiệm vụ ứng phó với BĐKH vào các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch có liên quan của đơn vị.
c) Khuyến khích các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, cá nhân trong và ngoài nước, các doanh nghiệp tư nhân đầu tư cho các hoạt động ứng phó với BĐKH của ngành y tế.
7. Kiểm tra, giám sát và đánh giá
a) Xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá phù hợp với điều kiện thực tiễn.
b) Tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá định kỳ, đột xuất việc thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH ngành y tế tại Trung ương và địa phương.
c) Xây dựng, hướng dẫn thực hiện chế độ báo cáo hoạt động ứng phó với BĐKH của ngành. Tổng hợp kết quả, báo cáo việc tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động trước ngày 15/6 và 15/12 hàng năm và gửi về Cục Quản lý môi trường y tế.
d) Tăng cường phối hợp giữa các đơn vị trong Bộ, các cơ quan trực thuộc Bộ theo chức năng nhiệm vụ, nội dung hoạt động được phân công.
Danh mục các nhiệm vụ, dự án ưu tiên để triển khai Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành y tế giai đoạn 2019-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 tại Phụ lục 1 kèm theo.
1. Lộ trình triển khai giai đoạn 2019-2025
a) Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách ứng phó với BĐKH của ngành y tế.
b) Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực thích ứng với BĐKH và các hiện tượng thời tiết cực đoan.
c) Khảo sát, đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH và các hiện tượng thời tiết cực đoan của hệ thống y tế và đề xuất các giải pháp.
d) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về BĐKH với sức khoẻ, hệ thống y tế.
đ) Xây dựng và thí điểm các mô hình cộng đồng ứng phó hiệu quả với BĐKH.
e) Xây dựng và thí điểm các mô hình ứng dụng công nghệ xanh, sử dụng năng lượng sạch để giảm phát thải khí nhà kính trong các cơ sở y tế
f) Xây dựng và thí điểm hệ thống cơ sở dữ liệu giám sát, dự báo, cảnh báo sớm các tác động của BĐKH đến sức khoẻ.
g) Kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện Kế hoạch hành động.
2. Lộ trình triển khai giai đoạn 2025-2030
a) Tiếp tục tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các chính sách và nhiệm vụ ứng phó với BĐKH của ngành y tế.
b) Quy hoạch và đầu tư hệ thống cơ sở y tế, trang thiết bị đáp ứng công tác khám chữa bệnh đảm bảo thích ứng với BĐKH và các hiện tượng thời tiết cực đoan.
c) Áp dụng rộng rãi việc sử dụng cơ sở dữ liệu, dự báo, cảnh báo sớm các tác động của BĐKH đến sức khoẻ.
d) Nhân rộng các mô hình hệ thống y tế và cộng đồng ứng phó hiệu quả với BĐKH.
đ) Nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ xanh, sử dụng năng lượng sạch để giảm phát thải khí nhà kính trong các cơ sở y tế.
e) Đẩy mạnh xã hội hóa trong việc ứng phó với BĐKH của ngành y tế.
f) Kiểm tra giám sát, tổng kết đánh giá thực hiện Kế hoạch.
3. Nguồn lực thực hiện
a) Tại Trung ương
- Cục Quản lý môi trường y tế là đầu mối, phối hợp với các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ Y tế như Cục Quản lý khám chữa bệnh, Cục Y tế dự phòng, Vụ Trang thiết bị và công trình y tế, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Vụ Kế hoạch Tài chính, Vụ Pháp chế, các Viện thuộc hệ y tế dự phòng, các bệnh viện và các đơn vị liên quan khác để triển khai thực hiện các hoạt động về cơ chế chính sách, khảo sát đánh giá khả năng thích ứng của hệ thống y tế, nghiên cứu khoa học và thí điểm các mô hình ứng phó với BĐKH. Phối hợp với Vụ Truyền thông thi đua khen thưởng, các cơ quan thông tấn, báo chí, các bộ ngành, đoàn thể và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh để thực hiện các hoạt động truyền thông, nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH của ngành y tế. Ngoài ra có sự tham gia của các Viện thuộc hệ y tế dự phòng và các Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Y tế trong các hoạt động nghiên cứu, đào tạo nâng cao năng lực, xây dựng mô hình, kiểm tra giám sát.
- Tăng cường phối hợp với các Bộ ngành như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tổ chức chính trị xã hội như Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên… và huy động sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để đầu tư cho các hoạt động ứng phó với BĐKH của ngành y tế.
b) Tại địa phương
Các hoạt động triển khai tại địa phương chủ yếu dựa vào mạng lưới của ngành y tế: Tại tuyến tỉnh là Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật/Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, các bệnh viện tỉnh. Tại tuyến huyện là các Trung tâm Y tế huyện và bệnh viện huyện. Tại tuyến xã, thôn là các trạm y tế xã, phường và cán bộ y tế thôn bản. Bên cạnh đó phối hợp chặt chẽ với các Sở ngành có liên quan, ban ngành đoàn thể các cấp.
c) Nguồn vốn thực hiện
Trên cơ sở ngân sách nhà nước tại Trung ương và địa phương; ngân sách lồng ghép từ các chương trình, dự án, đề án, quy hoạch, kế hoạch có liên quan của các đơn vị trong và ngoài ngành y tế tại Trung ương và địa phương; hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước, các nhà tài trợ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Ước tính tổng kinh phí cho các nhiệm vụ, dự án ưu tiên ứng phó với BĐKH của ngành y tế là 2.000 tỷ đồng.
LỒNG GHÉP BĐKH VÀO CÁC CHIẾN LƯỢC, CHƯƠNG TRÌNH, QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH
Trong những năm vừa qua, mặc dù đầu tư cho lĩnh vực ứng phó với BĐKH của ngành y tế còn hạn chế, các nội dung BĐKH bước đầu cũng đã được tích hợp, lồng ghép với một số chính sách, chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển của ngành y tế để triển khai thực hiện như Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam, Các nội dung đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn trong điều kiện BĐKH và thời tiết cực đoan cũng đã được lồng ghép trong hợp phần vệ sinh thuộc Chương trình MTQG Nước sạch và VSMT nông thôn các giai đoạn 2006-2010, 2012-2015.
Một số kế hoạch hành động của ngành y tế cũng đã lồng ghép các nội dung thích ứng với BĐKH như Kế hoạch triển khai Phong trào Vệ sinh yêu nước bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, Kế hoạch triển khai cơ sở y tế Xanh - Sạch - Đẹp, Kế hoạch hành động phòng chống bệnh sốt rét giai đoạn 2015-2020, Kế hoạch hành động quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2020, Kế hoạch hành động về chuẩn bị, ứng phó với thiên tai của ngành y tế giai đoạn 2015-2020.
Tuy đã bước đầu lồng ghép các nội dung thích ứng với BĐKH trong một số chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án phát triển của ngành y tế, nhưng mức độ ưu tiên và tính bền vững chưa cao, chưa được cụ thể hóa thành các hoạt động can thiệp và chưa có nguồn kinh phí để thực hiện. Chưa có sự liên kết và điều phối các hoạt động liên quan đến ứng phó với BĐKH trong các chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án nói trên của ngành. Thiếu sự theo dõi, đánh giá hiệu quả các hoạt động ứng phó với BĐKH của ngành y tế.
Trong giai đoạn tới, dự kiến sẽ có một số chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển trong lĩnh vực y tế được lồng ghép yếu tố BĐKH bao gồm quy hoạch về mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh, kế hoạch cải thiện vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, các kế hoạch phòng chống dịch bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng (Thông tin chi tiết tại Phụ lục 2).
1. Trung ương
1.1. Bộ Y tế
a) Cục Quản lý môi trường y tế
- Là đầu mối chủ trì xây dựng và triển khai Kế hoạch ứng phó với BĐKH ngành y tế; chỉ đạo, hướng dẫn công tác ứng phó với BĐKH của ngành từ Trung ương đến địa phương.
- Rà soát, xây dựng hoặc phối hợp xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế, chính sách ứng phó với BĐKH của ngành y tế.
- Đào tạo, nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH trong ngành y tế các cấp.
- Đánh giá tính dễ bị tổn thương và khả năng ứng phó với BĐKH của ngành y tế. Đề xuất các giải pháp ứng phó để bảo vệ sức khoẻ người dân trước tác động của BĐKH.
- Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu, lập bản đồ các khu vực bị ảnh hưởng bởi BĐKH đến sức khỏe; các phần mềm giám sát, dự báo, cảnh báo sớm tác động BĐKH đến sức khỏe.
- Tăng cường lồng ghép các hoạt động đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, giảm thiểu tác hại của ô nhiễm không khí, ứng phó với BĐKH trong Phong trào Vệ sinh yêu nước, các Chương trình, dự án về cải thiện vệ sinh hộ gia đình, vệ sinh cá nhân, giám sát chất lượng nước và các chương trình, dự án có liên quan. Phát triển, thí điểm và nhân rộng các mô hình quản lý nước sạch, vệ sinh và các công nghệ tiết kiệm năng lượng, quản lý chất thải giảm phát thải khí nhà kính trong các cơ sở y tế.
b) Cục Y tế dự phòng
- Chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ triển khai thực hiện công tác phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm và bệnh mới nổi, bệnh không lây nhiễm nhạy cảm với BĐKH và dao động thời tiết; giám sát và đáp ứng dịch bệnh, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm; triển khai thực hiện hoạt động kiểm dịch y tế biên giới, trong đó chú trọng tới các dịch bệnh truyền nhiễm và bệnh mới nổi, bệnh không lây nhiễm liên quan đến các yếu tố khí hậu và BĐKH.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng vá phát triển hệ thống mạng lưới y tế dự phòng, hệ thống kiểm soát dịch bệnh ở tất cả các tuyến để có đủ năng lực phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm và bệnh mới nổi, bệnh không lây nhiễm; giám sát và đáp ứng dịch, bệnh trong điều kiện BĐKH.
- Rà soát, xây dựng và bổ sung các quy định, hướng dẫn về phòng chống bệnh truyền nhiễm và dịch bệnh mới nổi, bệnh không lây nhiễm liên quan đến BĐKH; giám sát và đáp ứng dịch, bệnh trong điều kiện BĐKH.
c) Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
- Rà soát và quy hoạch mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh đáp ứng kịch bản BĐKH và nước biển dâng, đảm bảo khả năng thu dung, điều trị bệnh nhân khi xảy ra các trường hợp gia tăng bệnh nhân nhập viện do các hiện tượng thời tiết cực đoan, các bệnh nhạy cảm với BĐKH.
- Rà soát, bổ sung, xây dựng các quy định đối với cơ sở y tế ứng phó với các điều kiện BĐKH.
- Chủ trì rà soát, bổ sung hướng dẫn chẩn đoán, điều trị các bệnh không lây nhiễm, các bệnh lây nhiễm nhạy cảm với BĐKH và lồng ghép nội dung ứng phó với BĐKH trong các chương trình, kế hoạch liên quan đến công tác khám, chữa bệnh.
d) Cục An toàn thực phẩm
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc quản lý nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, phòng ngừa khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm do các yếu tố liên quan đến BĐKH và các hiện tượng thời tiết cực đoan.
- Lồng ghép các hoạt động đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ứng phó với BĐKH vào các chương trình, dự án có liên quan.
đ) Cục Khoa học công nghệ và đào tạo
- Xây dựng, triển khai, lồng ghép các nội dung ứng phó với BĐKH vào các chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ y tế.
- Nghiên cứu, đề xuất áp dụng các công nghệ ứng phó với BĐKH, tiết kiệm năng lượng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của ngành y tế phù hợp với đặc điểm từng khu vực.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, trao đổi công nghệ, chuyển giao công nghệ ứng phó và giảm nhẹ tác động của BĐKH của ngành y tế.
e) Vụ Truyền thông và thi đua, khen thưởng
- Đầu mối, phối hợp với Cục Quản lý môi trường y tế và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, triển khai các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về ứng phó với BĐKH trong ngành y tế theo giai đoạn và hằng năm.
- Hướng dẫn, chỉ đạo Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương và các tỉnh/thành phố, Khoa truyền thông, giáo dục sức khỏe của các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật hỗ trợ kỹ thuật truyền thông, triển khai các hoạt động truyền thông về ứng phó với BĐKH trong ngành y tế.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan biên soạn và xây dựng, phân phối tài liệu truyền thông mẫu về ứng phó với BĐKH và giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi của BĐKH tới sức khoẻ nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ trong ngành y tế và cộng đồng xã hội.
f) Vụ Kế hoạch tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý môi trường y tế và các đơn vị liên quan tích hợp vấn đề BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển ngành y tế, y tế cơ sở có liên quan.
- Chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý môi trường y tế và các cơ quan, đơn vị liên quan huy động và phân bổ các nguồn tài chính trong và ngoài nước, bao gồm cả nguồn lực từ xã hội, khu vực tư nhân, nguồn hỗ trợ phát triển chính thức để triển khai Kế hoạch.
- Phát triển mạng lưới hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe đáp ứng yêu cầu về phòng chống dịch, bệnh và các bệnh mới phát sinh do tác động của BĐKH gắn với quy hoạch hệ thống mạng lưới y tế cơ sở.
g) Vụ Trang thiết bị và công trình y tế
- Rà soát, bổ sung, xây dựng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các trang thiết bị và công trình y tế ứng phó với các kịch bản BĐKH và nước biển dâng như thiên tai, thảm họa, bão lụt, hạn hán, xâm nhập mặn.
- Rà soát, bổ sung đầu tư trang thiết bị, công trình y tế phục vụ công tác ứng phó với các tác động của BĐKH tới sức khỏe người dân và các hoạt động của ngành y tế.
h) Vụ Hợp tác quốc tế
Chủ trì triển khai các nhiệm vụ hợp tác quốc tế để huy động và thu hút sự hỗ trợ, hợp tác của chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ cho công tác ứng phó với BĐKH của ngành y tế.
i) Vụ Pháp chế
Phối hợp rà soát, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế, chính sách ứng phó với BĐKH đặc thù của ngành y tế.
k) Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương
Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các hoạt động truyền thông về ứng phó với BĐKH trong ngành y tế, ưu tiên các khu vực dễ bị tổn thương và các đối tượng phụ nữ và trẻ em gái.
l) Các Viện thuộc hệ y tế dự phòng, trường đại học, các bệnh viện và các đơn vị thuộc/trực thuộc Bộ Y tế
- Xây dựng kế hoạch hoạt động ứng phó với BĐKH của đơn vị, chủ động giảm thiểu các khí nhà kính, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
- Tăng cường nghiên cứu bằng chứng về tác động của BĐKH, các hình thái thời tiết cực đoan tới sức khỏe cộng đồng và hệ thống y tế cũng như các giải pháp ứng phó.
- Phối hợp đào tạo nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH cho các cán bộ trong và ngoài ngành y tế.
- Triển khai các chương trình, dự án ứng phó với BĐKH thuộc thẩm quyền quản lý. Chỉ đạo, giám sát, hướng dẫn kỹ thuật cho đơn vị thuộc địa bàn quản lý thực hiện các nhiệm vụ ứng phó với BĐKH ngành y tế.
1.2. Đề nghị các Bộ, ngành, tổ chức liên quan phối hợp thực hiện
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ ngành liên quan, căn cứ khả năng cân đối ngân sách trong kế hoạch trung hạn và kế hoạch hàng năm để bố trí kinh phí đầu tư thực hiện Kế hoạch. Huy động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước cho các hoạt động ứng phó với BĐKH của ngành y tế.
b) Bộ Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế bố trí ngân sách thực hiện các hoạt động, các chương trình, dự án về ứng phó với BĐKH ngành y tế sau khi được phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí theo đúng Luật Ngân sách và các quy định hiện hành. Phối hợp với Bộ Y tế, các bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế chính sách tài chính thúc đẩy xã hội hóa, huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực BĐKH.
c) Bộ Tài nguyên và Môi trường: Lồng ghép hoạt động ứng phó với BĐKH của ngành y tế vào các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án về BĐKH và hướng dẫn các địa phương thực hiện. Phối hợp với Bộ Y tế chia sẻ cơ sở dữ liệu về thời tiết, khí hậu, lập bản đồ các khu vực bị ảnh hưởng bởi BĐKH đến sức khỏe; tăng cường quản lý chất thải, giảm phát thải khí nhà kính, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trong các cơ sở y tế; triển khai các giải pháp giảm thiểu tác động của ô nhiễm không khí tới sức khoẻ cộng đồng.
d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn giai đoạn 2016-2025, trong đó ưu tiên cấp nước cho các cơ sở y tế, các vùng chịu ảnh hưởng của BĐKH. Chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, trong đó có nội dung về các can thiệp dinh dưỡng giảm thấp còi, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
đ) Bộ Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với Bộ Y tế triển khai các chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực BĐKH ảnh hưởng đến sức khoẻ. Phối hợp với ngành y tế để theo dõi, giám sát tình trạng dinh dưỡng, các can thiệp dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, học sinh trong trường học đối với vùng bị ảnh hưởng do BĐKH.
e) Bộ Thông tin và Truyền thông: Phối hợp Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan tăng cường truyền thông về BĐKH ảnh hưởng tới sức khoẻ trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí.
g) Các tổ chức chính trị - xã hội, hiệp hội: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Dân tộc, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Người cao tuổi, các Hội nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác: Phối hợp chặt chẽ với ngành y tế và Ủy ban nhân dân các cấp để tổ chức chỉ đạo triển khai các hoạt động truyền thông, phổ biến kiến thức về ứng phó BĐKH và sức khỏe tại các cấp.
2. Địa phương
a) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch ứng phó với BĐKH của ngành y tế và các chương trình liên quan tại địa phương, bố trí đủ ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất để triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa phương nhằm phòng ngừa và giảm thiểu các vấn đề ảnh hưởng đến sức khoẻ do tác động của BĐKH, thời tiết cực đoan và thiên tai.
- Tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa ngành Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong triển khai các giải pháp tổng thể ứng phó với BĐKH và các hiện tượng thời tiết cực đoan tại địa phương.
- Đề xuất với Hội đồng nhân dân đưa các nội dung, chỉ tiêu về bảo vệ sức khỏe trước tác động của BĐKH vào kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
- Tăng cường xã hội hóa, huy động nguồn lực và phối hợp liên ngành nhằm thông tin, tuyên truyền, vận động người dân chủ động bảo vệ sức khỏe, ứng phó với BĐKH ở địa phương.
- Chỉ đạo kiểm tra giám sát, báo cáo tiến độ và kết quả việc thực hiện Kế hoạch tại địa phương.
b) Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Căn cứ vào thực trạng, kịch bản BĐKH và điều kiện thực tế của địa phương cũng như Kế hoạch ứng phó với BĐKH ngành y tế giai đoạn 2019-2030 và tầm nhìn đến năm 2050, tiến hành đánh giá tính dễ bị tổn thương và các giải pháp ứng phó; Xây dựng Kế hoạch ứng phó với BĐKH của ngành y tế tỉnh, thành phố giai đoạn 2019-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.
- Xây dựng kế hoạch ứng phó với BĐKH ngành y tế hàng năm, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đưa các hoạt động ứng phó với BĐKH của ngành y tế lồng ghép vào các kế hoạch hoạt động chung của tỉnh và đề xuất ngân sách thực hiện.
- Hàng năm tổ chức triển khai các hoạt động ứng phó với BĐKH của ngành y tế theo kế hoạch đã được phê duyệt, định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện 6 tháng và hàng năm vào trước ngày 15/6 và 15/12 cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và Bộ Y tế (gửi về đơn vị đầu mối là Cục Quản lý môi trường y tế).
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ ƯU TIÊN ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU NGÀNH Y TẾ GIAI ĐOẠN 2019-2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 7562/QĐ-BYT ngày 24/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
TT | Nhiệm vụ | Kết quả đầu ra | Thời gian thực hiện | Kinh phí dự kiến *(tỷ đồng) | Nguồn kinh phí | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp |
I | Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách của ngành y tế ứng phó với tác động của BĐKH | 2019-2030 | 12 | NSNN và viện trợ |
|
| |
1 | Rà soát hệ thống cơ sở khám chữa bệnh và đề xuất chính sách, cơ chế ứng phó với BĐKH; lồng ghép các nội dung ứng phó với BĐKH vào các chính sách, chương trình, dự án, quy hoạch, kế hoạch lĩnh vực khám chữa bệnh | Các báo cáo kết quả rà soát và danh mục các văn bản cần ban hành | 2019-2030 | 3 | NSNN và viện trợ | Cục QLKCB | Cục QLMTYT, Vụ TTB và công trình y tế, Vụ TCCB, Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan |
2 | Xây dựng các hướng dẫn, quy định đối với cơ sở y tế với các tác động của BĐKH | Ban hành bổ sung quy định, đối với cơ sở y tế , với các điều kiện BĐKH | 2019-2030 | 3 | NSNN và viện trợ | Cục QLKCB | Cục QLMTYT, Vụ TTB và CTYT, Vụ TCCB, Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan |
3 | Rà soát, bổ sung các nội dung thích ứng vơi tác động của BĐKH vào công tác chẩn đoán, điều trị các bệnh lây nhiễm, không lây nhiễm | Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị các bệnh không lây nhiễm, lây nhiễm được lồng ghép nội dung thích ứng với BĐKH | 2019-2030 | 3 | NSNN và viện trợ | Cục QLKCB | Cục QLMTYT, Cục YTDP, Cục KHCN và Đào tạo, các đơn vị liên quan |
4 | Rà soát, bổ sung, xây dựng các hướng dẫn, các quy định đối với các trang thiết bị và công trình y tế thích ứng với các điều kiện tác động BĐKH. | Văn bản mới hoặc bổ sung vào văn bản đã có đối với các trang thiết bị và công trình y tế thích ứng với các điều kiện tác động BĐKH. | 2019-2030 | 3 | NSNN và viện trợ | Vụ Trang thiết bị và công trình y tế | Cục QLMTYT, Cục Quản lý KCB, Cục KHCNĐT, Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan |
II | Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực ứng phó với BĐKH và các hiện tượng thời tiết cực đoan | 2019-2030 | 750 | NSNN, lồng ghép các CT, dự án và viện trợ |
|
| |
1 | Nâng cao nhận thức của cán bộ y tế và cộng đồng về BĐKH và sức khỏe | 2019-2030 | 300 | NSNN, lồng ghép các CT, dự án và viện trợ |
|
| |
1.1 | Xây dựng và cung cấp các tài liệu truyền thông mẫu (video clip, pano, poster...) về ảnh hưởng BĐKH đến sức khoẻ và các giải pháp, mô hình giảm thiểu tác động bất lợi của BĐKH tới sức khoẻ | Tài liệu truyền thông được Bộ Y tế thẩm định và phê duyệt. | 2019-2030 | 30 | NSNN, lồng ghép các CT, dự án và viện trợ | Vụ TTTĐKT | Cục QLMTYT, TTTT GDSK, các Vụ, Cục và đơn vị liên quan |
1.2 | Xây dựng kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức của cán bộ y tế và cộng đồng trong việc bảo vệ sức khoẻ và thích ứng trước các tác động của biến đổi khí hậu. | Kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức của cán bộ y tế và cộng đồng trong việc bảo vệ sức khoẻ và thích ứng với biến đổi khí hậu được Bộ Y tế phê duyệt và ban hành | 2019-2030 | 3 | NSNN, lồng ghép các CT, dự án và viện trợ | Vụ TTTĐKT | Cục QLMTYT, các Vụ, Cục và đơn vị liên quan |
1.3 | Tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp tại cộng đồng về BĐKH và sức khỏe | Các hoạt động truyền thông cụ thể nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng | 2019-2030 | 100 | NSNN, lồng ghép các CT, dự án và viện trợ | Vụ TTTĐKT | Cục QLMTYT, TTKSBT/T TTT GDSK các tỉnh, các Vụ, Cục và đơn vị liên quan |
1.4 | Tổ chức các hoạt động truyền thông rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội. | Truyền thông trên các báo đài trung ương và địa phương, mạng xã hội | 2019-2030 | 80 | NSNN, lồng ghép các CT, dự án và viện trợ | Vụ TTTĐKT | Cục QLMTYT, TTKSBT/T TTT GDSK các tỉnh, các Vụ, Cục và đơn vị liên quan |
1.5 | Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng truyền thông cho cán bộ làm công tác truyền thông cấp tỉnh và huyện | 100% các cán bộ truyền thông tỉnh và huyện được tập huấn | 2019-2030 | 87 | NSNN, lồng ghép các CT, dự án và viện trợ | Vụ TTTĐKT | Cục QLMTYT, TTKSBT/T TTT GDSK các tỉnh, các Vụ, Cục và đơn vị liên quan |
2 | Tăng cường năng lực ứng phó với BĐKH | 2019-2030 | 450 | NSNN, lồng ghép các CT, dự án và viện trợ | Cục QLMTYT |
| |
2.1 | Xây dựng chương trình và các tài liệu tập huấn quốc gia về tăng cường năng lực ứng phó với BĐKH cho các cán bộ y tế, các bệnh viện cấp tỉnh và huyện; sinh viên đại học và sau đại học của các trường đại học y dược, môi trường. | Chương trình và tài liệu tập huấn quốc gia về tăng cường năng lực ứng phó với BĐKH cho lĩnh vực y tế được phê duyệt | 2019-2030 | 75 | NSNN lồng ghép các CT, dự án và viện trợ | Cục QLMTYT | Cục KHCN&ĐT, YTDP, QLKCB, các Viện, trường, các đơn vị liên quan, các địa phương |
2.2 | Tổ chức các lớp tập huấn giảng viên nòng cốt cho tuyến tỉnh, các Viện thuộc hệ YTDP, các trường đại học y dược và các đơn vị liên quan | Cán bộ y tế và người có liên quan được tập huấn làm giảng viên nòng cốt tuyến tỉnh | 2019-2030 | 75 | NSNN, lồng ghép các CT, dự án và viện trợ | Cục QLMTYT | Cục KHCN&ĐT, các Viện, trường, các đơn vị liên quan, các địa phương |
2.3 | Tổ chức các lớp tập huấn cho các cán bộ y tế tuyến tỉnh và huyện (bao gồm cả lập KH, truyền thông, giám sát...). | 100% cho tuyến tỉnh và 70% cho tuyến huyện | 2019-2030 | 75 | NSNN, lồng ghép các CT, dự án và viện trợ | Cục QLMTYT | Các Viện, trường, các đơn vị liên quan, các địa phương |
2.4 | Tổ chức các lớp tập huấn về đánh giá tác động của BĐKH và năng lực ứng phó của ngành y tế để xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của y tế tuyến tỉnh | Báo cáo tổng kết số tỉnh và học viên được tập huấn theo chương trình đã phê duyệt | 2019-2030 | 75 | NSNN, lồng ghép các CT, dự án và viện trợ | Cục QLMTYT | Các Viện trường, các đơn vị liên quan, các địa phương |
2.5 | Tổ chức các lớp tập huấn về sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo nhằm giảm phát thải gây ô nhiễm môi trường tại các cơ sở y tế | Báo cáo tổng kết số cơ sở y tế được tập huấn theo chương trình đã phê duyệt | 2019-2030 | 75 | NSNN, lồng ghép các CT, dự án và viện trợ | Cục QLMTYT | Cục KHCNĐT, các Viện trường, các đơn vị liên quan, các cơ sở y tế |
III | Tăng cường hệ thống giám sát và cảnh báo sớm các tác động của BĐKH đến sức khoẻ | 2019-2030 | 300 | NSNN, lồng ghép các CT, dự án và viện trợ |
|
| |
1. | Xây dựng, quản lý vả chia sẻ cơ sở dữ liệu (bệnh tật và khí hậu thời tiết), lập bản đồ các khu vực bị ảnh hưởng sức khỏe do BĐKH | Cơ sở dữ liệu, bản đồ các khu vực bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu đến sức khỏe | 2019-2030 | 50 | NSNN, lồng ghép các CT, dự án và viện trợ | Cục QLMTYT | Cục Công nghệ thông tin, YTDP, KCB, Các Viện, trường |
2. | Xây dựng thí điểm mô hình giám sát, dự báo, cảnh báo sớm dịch bệnh và tỷ lệ nhập viện đối với một số bệnh truyền nhiễm (sốt rét, sốt xuất huyết, cúm, tiêu chảy và các dịch bệnh mới nổi), một số bệnh không lây nhiễm (tăng huyết áp, tim mạch, hô hấp, COPD, suy dinh dưỡng trẻ em) liên quan đến BĐKH tại một số tỉnh, thành phố | Báo cáo mô hình thí điểm và đề xuất nhân rộng | 2019-2030 | 100 | NSNN, lồng ghép các CT, dự án và viện trợ | Cục YTDP | Cục QLMTYT, Cục Công nghệ thông tin, KCB, Các Viện, trường |
3 | Nhân rộng hệ thống dự báo, cảnh báo sớm đối với các bệnh truyền nhiễm, không lây nhiễm trước các tác động của BĐKH | Hệ thống cảnh báo sớm đối với BTN, bệnh KLN áp dụng trong toàn quốc | 2020-2030 | 100 | NSNN, lồng ghép các CT, dự án và viện trợ | Cục YTDP | Cục QLMTYT, Cục Công nghệ thông tin, KCB, Các Viện, trường |
4. | Tăng cường giám sát dịch bệnh, các bệnh không lây nhiễm tại các vùng dễ bị ảnh hưởng trước các tác động của BĐKH | Báo cáo công tác giám sát hàng năm | 2019-2030 | 50 | NSNN, lồng ghép các CT, dự án và viện trợ | Cục YTDP | Cục QLMTYT, Cục Công nghệ thông tin, KCB, Các Viện, trường |
IV | Xây dựng và nhân rộng các mô hình cộng đồng ứng phó hiệu quả với BĐKH phù hợp với từng vùng miền, ưu tiên khu vực Đồng bằng sông Cửu Long | 2019-2025 | 270 | NSNN, lồng ghép các CT, dự án và viện trợ |
|
| |
1. | Xây dựng và nhân rộng các mô hình cộng đồng ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu tại các vùng bão lũ, lụt, nước biển dâng | Báo cáo kết quả thực hiện mô hình | 2019-2025 | 45 | NSNN, lồng ghép các CT, dự án và viện trợ | Cục QLMTYT | Các Viện, trường đại học, các địa phương và các đơn vị liên quan |
2. | Xây dựng và nhân rộng mô hình cộng đồng ứng phó hiệu quả với BĐKH tại các vùng hạn hán, xâm nhập mặn | Báo cáo kết quả thực hiện mô hình | 2019-2030 | 45 | NSNN, lồng ghép các CT, dự án và viện trợ | Cục QLMTYT | Các Viện, trường đại học, các địa phương và các đơn vị liên quan |
3. | Xây dựng và nhân rộng các mô hình đảm bảo vệ sinh và cung cấp nước sạch thích ứng với các điều kiện BĐKH | Báo cáo kết quả thực hiện mô hình | 2019-2030 | 45 | NSNN, lồng ghép các CT, dự án và viện trợ | Cục QLMTYT | Các Viện, trường đại học, các địa phường và các đơn vị liên quan |
4. | Phối hợp xây dựng và nhân rộng các mô hình cộng đồng ứng phó với các tác động của sóng nhiệt hoặc thời tiết lạnh. | Báo cáo kết quả thực hiện mô hình | 2019-2030 | 45 | NSNN, lồng ghép các CT, dự án và viện trợ | Cục QLMTYT | Các Viện, trường đại học, các địa phương và các đơn vị liên quan |
5. | Phối hợp xây dựng và nhân rộng mô hình tổ chức y tế đáp ứng yêu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân huyện đảo trong điều kiện BĐKH | Báo cáo kết quả thực hiện mô hình | 2019-2030 | 45 | NSNN, lồng ghép các CT, dự án và viện trợ | Cục QLMTYT | Các Viện, trường đại học, các địa phương và các đơn vị liên quan |
6. | Phối hợp xây dựng và nhân rộng mô hình phòng chống tai nạn thương tích thích ứng với BĐKH tại một số vùng bị ảnh hưởng | Báo cáo kết quả thực hiện mô hình | 2019-2030 | 45 | NSNN, lồng ghép các CT, dự án và viện trợ | Cục QLMTYT | Các Viện, trường đại học, các địa phương và các đơn vị liên quan |
V | Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về ảnh hưởng BĐKH đến sức khỏe và giải pháp ứng phó của ngành y tế | 2019-2030 | 510 | NSNN, lồng ghép các CT, dự án và viện trợ |
|
| |
1. | Nghiên cứu và biên soạn Hướng dẫn đánh giá tính dễ bị tổn thương và các giải pháp ứng phó của ngành y tế trước tác động của BĐKH để xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của y tế tuyến tỉnh | Hướng dẫn đánh giá tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng của ngành y tế trước tác động của BĐKH được thẩm định và phê duyệt | 2019-2030 | 60 | NSNN, lồng ghép các CT, dự án và viện trợ | Cục QLMTYT | Cục KHCNĐT, YTDP, KCB, Các Viện, trường |
2. | Nghiên cứu đánh giá các giải pháp công nghệ sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trong các cơ sở y tế | Báo cáo kết quả nghiên cứu được thẩm định và phê duyệt | 2019-2030 | 75 | NSNN, lồng ghép các CT, dự án và viện trợ | Cục KHCN&ĐT | Cục QLMTYT, KCB, TTB và CTYT, các Viện, trường |
3. | Nghiên cứu đánh giá tác động BĐKH tới hệ thống y tế | Báo cáo kết quả nghiên cứu | 2019-2030 | 75 | NSNN, lồng ghép các CT, dự án và viện trợ | Cục KHCN&ĐT | Cục QLMTYT, YTDP, KCB, các Viện, trường |
4. | Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với một số dịch bệnh truyền nhiễm | Báo cáo kết quả nghiên cứu | 2019-2030 | 75 | NSNN, lồng ghép các CT, dự án và viện trợ | Cục KHCN&ĐT | Cục QLMTYT, YTDP, KCB, các Viện, trường |
5. | Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với một số bệnh không lây nhiễm | Báo cáo kết quả nghiên cứu | 2019-2030 | 75 | NSNN, lồng ghép các CT, dự án và viện trợ | Cục KHCN&ĐT | Cục QLMTYT, YTDP, KCB, các Viện, trường |
6. | Nghiên cứu đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em tại một số vùng bị ảnh hưởng do BĐKH | Báo cáo kết quả nghiên cứu | 2019-2030 | 75 | NSNN, lồng ghép các CT, dự án và viện trợ | Cục KHCN&ĐT | Cục QLMTYT, YTDP, KCB, các Viện, trường |
7. | Nghiên cứu đánh giá sức khỏe của các đối tượng dễ bị tác động bởi BĐKH (về giới, đồng bào dân tộc, trẻ em, phụ nữ) tại một số vùng bị ảnh hưởng do BĐKH | Báo cáo kết quả nghiên cứu | 2019-2030 | 75 | NSNN, lồng ghép các CT, dự án và viện trợ | Cục KHCN&ĐT | Cục QLMTYT, YTDP, KCB, các Viện, trường đại học |
VI | Phát triển mạng lưới y tế đáp ứng yêu cầu về phòng chống dịch bệnh và các bệnh mới có thể phát sinh do tác động của BĐKH, ưu tiên khu vực Đồng bằng sông Cửu Long | 2019-2030 | 138 | NSNN, lồng ghép các CT, dự án và viện trợ |
|
| |
1. | Rà soát và quy hoạch mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh đáp ứng điều kiện BĐKH đảm bảo khả năng thu dung, điều trị bệnh nhân | Quy hoạch mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh đáp ứng điều kiện BĐKH | 2019-2025 | 3 | NSNN, lồng ghép các CT, dự án và viện trợ | Cục QLKCB | Cục QLMTYT, YTDP, Vụ TTBCTYT, các Viện, bệnh viện |
2. | Đầu tư nâng cấp các cơ sở y tế tuyến huyện và xã phục vụ công tác khám chữa bệnh thích ứng với BĐKH | Báo cáo danh sách và kết quả đầu tư các huyện và xã tại các vùng dễ bị ảnh hưởng BĐKH | 2019-2030 | 100 | NSNN, lồng ghép các CT, dự án và viện trợ | Cục QLKCB | Cục QLMTYT, YTDP, Vụ TTBCTYT, các Viện, các địa phương |
3. | Bổ sung đầu tư trang thiết bị y tế cho các cơ sở y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh thích ứng với BĐKH | Báo cáo tổng kết số TTB được đầu tư phục vụ công tác khám chữa bệnh thích ứng với BĐKH | 2019-2030 | 35 | NSNN, lồng ghép các CT, dự án và viện trợ | Vụ Trang thiết bị và công trình y tế | Cục QLMTYT, Cục KCB, YTDP, các Viện, các địa phương |
VII | Kiểm tra giám sát, sơ kết tổng kết đánh giá thực hiện Kế hoạch | 2019-2030 | 20 | NSNN, lồng ghép các CT, dự án và viện trợ |
|
| |
1. | Giám sát việc thực hiện KH, các hoạt động theo từng mục tiêu tại Trung ương và địa phương | Báo cáo các đợt giám sát tại TƯ và các địa phương | 2019-2030 | 15 | NSNN, lồng ghép các CT, dự án và viện trợ | Cục QLMTYT |
|
2. | Thực hiện báo cáo tổng kết hàng năm, báo cáo giữa kỳ năm 2022 và báo cáo tổng kết Kế hoạch năm 2030 | Các báo cáo hàng năm, báo cáo giữa kỳ 2022, báo cáo tổng kết 2030 | 2019-2030 | 3 | NSNN, lồng ghép các CT, dự án và viện trợ | Cục QLMTYT |
|
3. | Tổng kết việc huy động kinh phí tại Trung ương, địa phương, các Chương trình, dự án đã lồng ghép cấu phần BĐKH | Báo cáo tổng kết | 2019-2030 | 2 | NSNN, lồng ghép các CT, dự án và viện trợ | Cục QLMTYT |
|
- * Ghi chú: Là nguồn kinh phí trung ương. Các địa phương dự tính kinh phí theo kế hoạch của địa phương do UBND phê duyệt |
DANH MỤC CÁC CHIẾN LƯỢC/CHƯƠNG TRÌNH/KẾ HOẠCH LỒNG GHÉP YẾU TỐ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 7562/QĐ-BYT ngày 24/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
STT | Danh mục Chiến lược/Chương trình/Kế hoạch | Năm ban hành | Đơn vị chủ trì |
I. | Danh mục Chiến lược/Chương trình/Kế hoạch đã triển khai |
|
|
1. | Kế hoạch Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2012-2015 | 2012 | Cục QLMTYT |
2. | Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015 (Hợp phần vệ sinh) | 2012 | Cục QLMTYT |
II. | Danh mục Chiến lược/Chương trình/Kế hoạch đang triển khai |
|
|
1. | Kế hoạch vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2017-2020 | Kế hoạch 1254/KH-BYT ngày 22/11/2017 | Cục QLMTYT |
2. | Kế hoạch triển khai cơ sở y tế “Xanh-sạch-đẹp” | Quyết định 3638/QĐ-BYT ngày 15/7/2016 | Cục QLMTYT |
3. | Thông tư liên tịch quy định về chất thải y tế | Thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 |
|
4. | Kế hoạch hành động phòng chống bệnh sốt rét giai đoạn 2015-2020 | Quyết định 4717/QĐ-BYT ngày 11 tháng 11 năm 2014 | Cục YTDP |
5. | Kế hoạch giám sát trọng điểm lồng ghép bệnh sốt xuất huyết dengue, bệnh do vi rút zika và chikungunya tại Việt Nam giai đoạn 2017-2020 | Quyết định 4607/QĐ-BYT ngày 11 tháng 10 năm 2017 | Cục YTDP |
6. | Kế hoạch hành động quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2020 | Quyết định 718/QĐ-BYT ngày 29/1/2018 | Cục YTDP |
7. | Kế hoạch hành động quốc gia về CSSK Bà mẹ, Trẻ SS và TE giai đoạn 2016-2020 | Quyết định 4177/QĐ-BYT ngày 13/8/2016 | Vụ CSSKBMTE |
8. | Kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2016-2020 | Kế hoạch 139/KH-BYT ngày 01 tháng 03 năm 2016 | Vụ KHTC |
9. | Kế hoạch hành động về chuẩn bù, ứng phó với thiên tai của ngành y tế giai đoạn 2015-2020 | Quyết định 646/QĐ-BYT ngày 13 tháng 02 năm 2015 | Văn phòng Bộ |
III. | Danh mục Chiến lược/Chương trình/Kế hoạch dự kiến triển khai |
|
|
1. | Quy hoạch về mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh | Dự kiến ban hành 2020 | Cục QLKCB |
2. | Kế hoạch cải thiện vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân cho vùng ĐBSCL | 2019-2020 | Cục QLMTYT |
3. | Kế hoạch phòng chống dịch | 2019-2020 | Cục YTDP |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.