ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 74/2001/QĐ-UB | Bình Phước, ngày 25 tháng 9 năm 2001 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH THỦ TỤC VỀ GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/06/1994;
Căn cứ Luật khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Nghị định số 76/2000/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khoáng sản (sửa đổi);
Căn cứ Quyết định số 17/2001/QĐ-BCN ngày 23 tháng 3 năm 2001 của Bộ Công nghiệp về việc ban hành “Quy định thủ tục về giấy phép hoạt động khoáng sản” (sửa đổi).
Xét Tờ trình số 497/TTr-SCN ngày 13 tháng 8 năm 2001 của Giám đốc Sở Công nghiệp.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này “Quy định thủ tục về giấy phép hoạt động khoáng sản để áp dụng thống nhất trong phạm vi tỉnh Bình Phước”.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1065/QĐ-UB ngày 07 tháng 7 năm 1997 của UBND tỉnh Bình Phước về việc ban hành “Quy định thủ tục hànhc hính về giấy phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước”.
Điều 3: Các ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị và các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY ĐỊNH
THỦ TỤC VỀ GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 74/2001/QĐ-UB ngày 25-9-2001 của UBND tỉnh Bình Phước)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Thủ tục về giấy phép hoạt động khoáng sản là thủ tục cấp, gia hạn, cho phép trả lại, thu hồi, chuyển nhượng, thừa kế quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và đăng ký hoạt động khoáng sản.
Điều 2: Giấy phép hoạt động khoáng sản bao gồm:
- Giấy phép khảo sát khoáng sản.
- Giấy phép thăm dò khoáng sản.
- Giấy phép khai thác khoáng sản.
- Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
- Giấy phép chế biến khoáng sản.
Điều 3: Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản bao gồm:
Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài được phép thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật HTX và có chức năng ngành nghề hoạt động khoáng sản.
Điều 4: Quy định thủ tục về giấy phép hoạt động khoáng sản tuân theo nguyên tắc, thủ tục đã quy định tại các điều từ Điều 48 đến Điều 63 của Nghị định 76/2000/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ. Quyết định số 17/2001/QĐ-BCN ngày 23 tháng 3 năm 2001 của Bộ Công nghiệp và được cụ thể hóa trong quy định này.
Điều 5: Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản:
1. Bộ Công nghiệp cấp giấy phép khảo sát khoáng sản, giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản.
2. UBND tỉnh cấp các loại giấy phép sau:
Giấy phép khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường.
Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
3. UBND tỉnh ủy quyền cho Sở Công nghiệp cấp các loại giấy phép sau:
Giấy phép chế biến khoáng sản.
Giấy phép khai thác tận thu laterit (sỏi đỏ), đất san lấp.
Giấy phép khai thác tận thu than bùn.
Giấy phép khai thác sét gạch ngói.
4. Đối với việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường là cát, sỏi lòng sông, kể cả khu vực giáp ranh giới với các tỉnh bạn có quy định riêng.
5. Cơ quan có thẩm quyền cấp loại giấy phép hoạt động khoáng sản nào thì có quyền gia hạn, thu hồi, cho phép trả lại và cho phép chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản theo giấy phép đó.
Điều 6: Cơ quan tiếp nhận đơn, hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền UBND tỉnh là Sở Công nghiệp.
Cơ quan tiếp nhận đơn hồ sơ giấy phép hoạt động khoáng sản có trách nhiệm hướng dẫn, tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân tìm hiểu thông tin liên quan đến việc lựa chọn khu vực, diện tích và thủ tục về cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.
Điều 7: Lệ phí cấp giấy pháp hoạt động khoáng sản được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 96/1997/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 1997 cùa Bộ Tài chính.
Chương II
KHAI THÁC KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG
Điều 8: Các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường là các loại khoáng sản được quy định tại Quyết định số 154/QĐ-ĐCKS ngày 23/01/1997 của Bộ Công nghiệp.
Điều 9:
1. Bộ Công nghiệp cấp giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong trường hợp đối tượng xin khai thác là tổ chức, cá nhân người nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài.
2. UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác các loại khoáng sản làm VLXD thông thường trừ trường hợp thuộc thẩm quyền Bộ Công nghiệp theo khoản 1 của Điều này.
Điều 10: Giấy phép khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường được cấp dựa trên kết quả thăm dò, quy hoạch khu vực khia thác, không ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường và vùng cấm hoạt động khoáng sản.
Điều 11: Việc cấp, gia hạn, thu hồi, cho phép trả lại, chuyển nhượng giấy phép khai thác khoáng sản VLXD thông thường thực hiện theo Quyết định số 17/2001/BCN ngày 23 tháng 3 năm 2001 của Bộ Công nghiệp.
Chương III
KHAI THÁC TẬN THU
Điều 12: Khu vực khai thác tận thu khoáng sản là khu vực có khoáng sản phân bố không tập trung, đầu tư khai thác quy mô công nghiệp không hiệu quả, khai thác lại ở các mỏ khai thác công nghiệp đã có quyết định đóng cửa mỏ.
Điều 13: Hình thức, quy mô và điều kiện khai thác tận thu:
1. Không bắt buộc tiến hành thăm dò diện tích khu vực được phép khai thác khoáng sản.
2. Khu vực tận thu phải được Bộ Công nghiệp phê duyệt khoanh định tận thu bàn giao UBND tỉnh quản lý và cấp giấy phép.
3. Công cụ máy móc thiết bị khai thác tận thu là thủ công có kết hợp cơ giới ở một số công đoạn cần thiết trong dây chuyền hoạt động khai thác chế biến. nếu có sử dụng vật liệu nổ thì phải được cấp phép theo quy định của pháp luật.
4. Khối lượng khai đào bao gồm cả đất đá thải và khoáng sản đối với một giấy phép khai thác tận thu được cấp cho cá nhân không quá 5.000 tấn/năm và không quá 100.000 tấn/năm đối với tổ chức.
5. Cá nhân chỉ được cấp 1 giấy phép khai thác tận thu.
Điều 14: Diện tích các khu vực được cấp cho một ổ chức không quá hai mươi (20) ha, cho cá nhân không quá một (01) ha.
Điều 15: Thời hạn của một giấy phép khai thác tận thu không quá ba mươi sáu (36) tháng, được gia hạn nhiều lần nhưng tổng thời gian gia hạn không quá hai mươi bốn (24) tháng.
Điều 16: Sử dụng đất trong khai thác tận thu khoáng sản.
Tổ chức, cá nhân đươc phép khai thác tận thu khoáng sản phải thỏa thuận với chủ thể quản lý, sử dụng đất thông qua hợp đồng thỏa thuận. Trong trường hợp thỏa thuận thì tiến hành đền bù thiệt hại theo đơn giá Nhà nước quy định.
Nếu đất thuộc Nhà nước quản lý chưa cấp, giao cho tổ chức cá nhân nào thì tổ chức, cá nhân xin khai thác tận thu tiến hành ký kết hợp đồng thuê đất với cơ quan quản lý đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai.
Các trường hợp khai thác tận thu khoáng sản không chuyển mục đích sử dụng đất.
Điều 17: Bảo vệ môi trường khai thác tận thu khoáng sản.
Để được cấp giấy phép khai thác tậnthu khoáng sản tổ chức cá nhân xin khai thác tận thu khoáng sản phải lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường và được cấp có thẩm quyền xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Khi được cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ ký quỹ phục hồi môi trường theo quy định của Quyết định 79/2000/QĐ-UB ngày 7/9/2000 của UBND tỉnh Bình Phước.
Sau khi khai thác xong tổ chức, cá nhân phải phục hồi đất đai, môi trường theo phương án đã được duyệt và được các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Điều 18: Sử dụng cơ sở hạ tầng trong khai thác khoáng sản.
Tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu khoáng sản có trách nhiệm đầu tư, tu bổ, xây dựng mới cơ sở hạ tầng theo quy định của chính quyền địa phương hoặc theo thỏa thuận của chủ đầu tư, đơn vị quản lý hạ tầng cơ sở.
Điều 19: Tổ chức, cá nhân muốn xin cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản phải gửi đến cơ quan tiếp nhận đơn:
1. Đơn xin cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản (theo mẫu quy định);
2. Đề án khai thác tận thu khoáng sản.
3. Bản đồ khu vực khai thác tận thu khoáng sản.
4. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép kinh doanh.
5. Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Điều 20: Trong thời gian 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận đơn phải hoàn thành việc thẩm định, kiểm tra thực địa và trình UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác hoặc trả lời tổ chức, cá nhân bằng văn bản về việc giấy phép không được cấp. Thời gian để UBND tỉnh xem xét, quyết định là mười (10) ngày.
Điều 21: Để được gia hạn giấy phép khai thác tận thu khoáng sản thì trước ngày giấy phép hết hạn không ít hơn ba (03) tháng tổ chức, cá nhân phải gửi đến cơ quan tiếp nhận đơn:
1. Đơn xin gia hạn giấy phép khai thác tận thu khoáng sản (theo mẫu quy định).
2. Báo cáo kết quả hoạt động khai thác kể từ ngày được cấp giấy phép đến thời điểm xin gia hạn, trữ lượng cònlại và diện tích xin tiếp tục khai thác.
3. Bản đồ hiện trạng khu vực mỏ tại thời điểm xin gia hạn.
4. Bảng kê các nghĩa vụ đã thực hiện: Thuế, lệ phí, ký quỹ phục hồi môi trường...
Trong thời gian năm (05) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận đơn phải xem xét và trình UBND tỉnh quyết định gia hạn giấy phép khai thác hoặc trả lời tổ chức, cá nhân bằng văn bản về việc giấy phép không được gia hạn. Thời gian để UBND tỉnh xem xét, quyết định là bảy (07) ngày.
Điều 22: Để được trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản thì tổ chức, cá nhân phải gửi đến cơ quan tiếp nhận đơn:
1. Đơn xin trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản (theo mẫu quy định).
2. Báo cáo kết quả hoạt động khai thác kể từ ngày được cấp giấy phép đếnthời điểm xin trả lại. Trường hợp không khai thác kể từ ngày giấy phép có hiệu lực mà trả lại giấy phép cần phải nêu rõ lý do không tiến hành triển khai hoạt động.
3. Bảng kê các nghĩa vụ đã thực hiện tính đến thời điểm xin trả lại giấy phép: Thuế, lệ phí, bồi thường thiệt hại...
4. Đề án đóng cửa mỏ để thanh lý hoặc đóng cửa mỏ để bảo vệ theo quy định của Bộ Công nghiệp.
Trong thời gian năm (05) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận đơn phải xem xét và trình UBND tỉnh quyết định gia hạn giấy phép khai thác hoặc trả lời tổ chức, cá nhân bằng văn bản về việc giấy phép không được gia hạn. Thời gian để UBND tỉnh xem xét, quyết định là bảy (07) ngày.
Điều 23: Đóng cửa mỏ
Trường hợp đóng cửa mỏ là trường hợp đã khai thác hết diện tích, trữ lượng khoáng sản tại khu vực được cấp giấy phép không còn.
Để được đóng cửa mỏ tổ chức, cá nhân gửi đến cơ quan tiếp nhận đơn:
- Đơn xin đóng cửa mỏ.
- Phương án khắc phục môi trường.
Trong thời gian 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phối hợp cùng cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường thẩm định, kiểm tra và trình UBND tỉnh ra quyết định đóng cửa mỏ. Thời gian UBND tỉnh xem xét quyết định là 07 ngày.
Điều 24: Thu hồi giấy phép
1. Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu khoáng sản không thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 52 của Luật khoáng sản.
b) Khu vực đang được phép khai thác tận thu khoáng sản không còn ph2uhợp với hình thức khai thác tận thu hoặc có phát hiện mới về khoáng sản có giá trị cao hơn.
c) Khu vực được phép khai thác tận thu khoáng sản được Nhà nước công bố là khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
d) Sau sáu (06) tháng kể từ ngày giấy phép có hiệu lực mà tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu khoáng sản không tiến hành đưa mỏ vào hoạt động mà không có lý do chính đáng.
e) Cá nhân được phép khai thác tận thu khoáng sản chết mà không có người thừa kế quyền khai thác hoặc tổ chức được phép khai thác bị giải thể, phá sản mà không có tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ.
2. Khi giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bị thu hồi tổ chức, cá nhân được phép khai thác phải di chuyển toàn bộ tài sản của mình ra khỏi khu vực khai thác, phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai.
3. Sở Tài chính – Vật giá phối hợp với Sở Công nghiệp, Sở Khoa học Công nghệ và môi trường có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu khoáng sản.
4. Sở Tài chinh – Vật giá phối hợp với Sở Công nghiệp, Sở Khoa học Công nghệ và môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, giải quyết bồi thường thiệt hại cho tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu khoáng sản trong trường hợp giấy phép bị thu hồi theo quy định tại các Điểm b, c Khoản 1 Điều này.
Điều 25: Các trường hợp khai thác tận thu khoáng sản sau đây không phải xin giấy phép với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
1. Khai thác tận thu khoáng sản làm VLXD thông thườg trong phạm vi dự án thiết kế được duyệt của các công trình công cộng như: Xây đập, đào kênh, thủy điện, thủy lợi, nạo vét sông hồ, công trình an ninh quốc phòng có tính chất tương tự và không nằm ngoài diện tích xây dựng.
2. Các trường hợp làm mới, nâng cấp các tuyến đường giao thông có khoáng sản làm VLXD thông thường nằm trong hành lang bảo vệ đường bộ.
3. Các trường hợp khai thác tận thu khoáng sản theo Khoản 1, 2 của Điều này không nhằm mục đích kinh doanh. Trước khi khai thác tận thu khoáng sản Chủ dự án phải gửi giấy báo cho cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản để theo dõi quá trình khai thác và thời gian chấm dứt khai thác.
Chương IV
CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN
Điều 26: Tổ chức, cá nhân được phép khai thác tậnthu khoáng sản mà trong đề án được duyệt có thiết kế dây chuyền hoạt động chế biến khoáng sản thì không phải làm thủ tục trình Sở Công nghiệp để được cấp giấy phép chế biến khoáng sản.
Điều 27: Tổ chức, cá nhân không có giấy phép khai thác khoáng sản muốn xin cấp giấy phép chế biến khoáng sản phải gửi đến cơ quan tiếp nhận đơn theo quy định tại Điều 5 của Quy định này.
1. Đơn xin cấp giấy phép chế biến khoáng sản (theo mẫu quy định).
2. Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc đề án chế biến khoáng sản.
3. Các văn bản xác nhận về tư cách pháp lý, tài sản, năng lực tài chính của chủ đơn.
4. Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Chương V
ĐĂNG KÝ NHÀ NƯỚC, THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN
Điều 28: Mọi hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh cấp phải được đăng ký Nhà nước tại Sở Công nghiệp trước khi giao giấy phép cho chủ đơn.
Điều 29: Sở Công nghiệp có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ và sao gửi cho các cơ quan, chủ đơn theo quy định sau:
- Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam một (01) bộ.
- Văn phòng Quản lý HĐKS Miền Nam một (01) bộ.
- Phòng Công nghiệp – Giao thông – Xây dựng huyện, thị một (01) bộ.
- Chủ đơn một (01) bộ.
Điều 30: Việc thông báo hoạt động khoáng sản, thực hiện chế độ báo cáo kết quả hoạt động có quy định riêng.
Điều 31: Thanh tra, thẩm tra
Cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động khoáng sản, các ngành có liên quan và UBND các huyện, thị trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình kiểm tra việc thực hiện quy định này.
Các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định này tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo Nghị định 35/CP ngày 23/4/1997 của Chính phủ.
Điều 32: Điều khoản thi hành
Quy định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế quy định kèm theo Quyết định số 1065/QĐ-UB ngày 07/07/1997 của UBND tỉnh Bình Phước.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.