ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 737/2010/QĐ-UBND | Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 04 tháng 6 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004;
Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012;
Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;
Căn cứ Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND ngày 04 tháng 5 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển giáo dục và đào tạo các xã đặc biệt khó khăn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2010 - 2015;
Theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 666/TTr-SGDĐT ngày 17 tháng 5 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án phát triển giáo dục và đào tạo các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2010 - 2015 với các nội dung cơ bản như sau:
1. Mục tiêu
Tập trung các nguồn nhân lực để giáo dục toàn diện và bền vững cả về quy mô phát triển, về chất lượng giáo dục và đào tạo, về đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp học tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Huy động tối đa trẻ em trong độ tuổi ra lớp, tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học theo hướng đồng bộ, kiên cố hoá, hiện đại hoá nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
2. Phạm vi điều chỉnh
Bao gồm 14 xã miền núi đặc biệt khó khăn tỉnh Ninh Thuận; trong đó:
- Huyện Bác Ái: 8/9 xã (trừ xã Phước Đại);
- Huyện Ninh Sơn: 2 xã (Ma Nới và Hoà Sơn);
- Huyện Thuận Nam: 1 xã Phước Hà;
- Huyện Thuận Bắc: 3 xã (Phước Kháng, Phước Chiến và Bắc Sơn).
3. Chỉ tiêu
- Đối với cấp mầm non: tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia từ 20% - 30%; tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn là 30%; 100% các cơ sở tổ chức dạy 2 buổi/ngày; tỷ lệ trẻ em 5 tuổi học mẫu giáo trước khi vào lớp 1 đạt khoảng 98%;
- Đối với cấp tiểu học: tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia trên 30%; tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn 100%, trong đó trình độ trên chuẩn trên 80%; tỷ lệ học sinh bỏ học giảm còn dưới 4%, học sinh lưu ban giảm còn dưới 10%; hiệu quả đào tạo trên 90%, số học sinh học 2 buổi/ngày đạt khoảng 40 - 50%; tỷ lệ học sinh được công nhận hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học trên 99%;
- Đối với cấp trung học cơ sở: tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia trên 30%; tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn 100%, trong đó trình độ trên chuẩn trên 60%; số trường đạt tiêu chuẩn “Trường học thân thiện và học sinh tích cực” trên 50%; tỷ lệ học sinh bỏ học giảm dưới 9%, học sinh lưu ban giảm còn dưới 2,5%; hiệu quả đào tạo trên 75%.
4. Tổng nguồn vốn
a) Dự toán tổng vốn đầu tư: 84.799 triệu đồng; từ các nguồn vốn sau:
- Nguồn vốn theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP: 37.542 triệu đồng.
- Nguồn vốn Trái phiếu chính phủ: 28.667 triệu đồng.
- Nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia: 18.590 triệu đồng.
- Nguồn vốn hợp pháp khác (nếu có);
b) Nội dung đầu tư: (danh mục chi tiết kèm theo Quyết định này)
- Xây dựng 192 phòng học.
- Xây dựng 443 phòng chức năng.
- Xây dựng 182 nhà công vụ giáo viên.
- Thực hiện công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục theo đúng quy định hiện hành.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Phối hợp với các cấp, các ngành của tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất với các Bộ, ngành Trung ương để triển khai một số chương trình, dự án của Trung ương đầu tư cho các xã miền núi của tỉnh;
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục - đào tạo, định kỳ hằng quý báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì và phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện xác định nhu cầu và bố trí nguồn vốn đầu tư hằng năm cho phát triển giáo dục - đào tạo các xã miền núi đặc biệt khó khăn;
- Lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án và huy động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước đầu tư cho giáo dục miền núi.
3. Sở Tài chính: tham mưu phân bổ, cấp phát kinh phí đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách về tiền lương và các chế độ khác đối với giáo viên.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì và phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các huyện và các ngành liên quan xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho thanh niên và học sinh các xã miền núi;
- Xây dựng các chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách.
5. Sở Nội vụ: chủ trì và phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện và các ngành liên quan xác định biên chế, xây dựng các chế độ, chính sách đối với giáo viên đang công tác tại các xã miền núi.
6. Sở Y tế: tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chính sách ưu đãi, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn đối với cán bộ y tế đang công tác ở các đơn vị trường học.
7. Sở Xây dựng: phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các đơn vị trong việc lập thiết kế, dự toán và thực hiện kiểm tra, thanh tra chất lượng các công trình trường học và nhà công vụ cho giáo viên theo đúng quy định của Nhà nước.
8. Sở Tài nguyên và Môi trường: phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các huyện để hướng dẫn các địa phương, đơn vị trong việc lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xây dựng trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên.
9. Ban Dân tộc tỉnh:
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các huyện và các ngành liên quan trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các xã miền núi, đặc biệt đối với mục tiêu phát triển giáo dục - đào tạo;
- Triển khai kịp thời và đầy đủ các chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên ở miền núi về miễn giảm học phí, cung cấp sách giáo khoa, ...
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội và các tổ chức đoàn thể tuyên truyền, vận động cha mẹ học sinh tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học sinh ra lớp, hạn chế việc lưu ban, bỏ học giữa chừng.
11. Ủy ban nhân dân các huyện: chịu trách nhiệm về phát triển giáo dục -đào tạo trên địa bàn, chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh xây dựng và chỉ đạo thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các sở, ngành tại Điều 2, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
(Kèm theo Quyết định số 737/2010/QĐ-UBND ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
MỞ ĐẦU
1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Ninh Thuận
Tỉnh Ninh Thuận thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ, phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hoà, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía Đông giáp biển Đông. Diện tích tự nhiên 3.358km2, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 68 ngàn ha chiếm 20,3%, đất lâm nghiệp 167 ngàn ha chiếm 55,7% diện tích tự nhiên. Địa hình có 3 dạng: miền núi chiếm 63,2%, đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4% và đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện tích tự nhiên. Khí hậu mang tính nhiệt đới gió mùa, có đặc trưng khô nóng và gió nhiều, nhiệt độ trung bình từ 26 - 270C, lượng mưa trung bình 700mm, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 - 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau. Với điều kiện địa hình dốc và mùa mưa chỉ có 3 tháng nên dễ gây ra lũ quét, xói mòn ở vùng miền núi và vùng hạ lưu.
Toàn tỉnh có 7 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 6 huyện, với 65 xã phường, trong đó có 19 xã đặc biệt khó khăn (14 xã 135 và 5 xã bãi ngang ven biển), 24 thôn đặc biệt khó khăn thuộc khu vực II và 5 trung tâm cụm xã. Năm 2008, huyện Bác Ái được Chính phủ công nhận là một trong những huyện nghèo nhất cả nước và được đầu tư theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP. Dân số toàn tỉnh hiện có 565,7 ngàn người, trong đó các xã đặc biệt khó khăn chiếm 12,3%, chủ yếu là đồng bào dân tộc Raglai và dân tộc Chăm.
2. Tình hình kinh tế - xã hội vùng đặc biệt khó khăn
Thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 1 (1999 - 2005) toàn tỉnh có 18 xã đặc biệt khó khăn, bước sang giai đoạn II (2006 - 2010) toàn tỉnh có 14 xã và 24 thôn đặc biệt khó khăn thuộc địa bàn 6 huyện với tổng số 13.566 hộ chiếm 11% số hộ toàn tỉnh, 69.413 nhân khẩu chiếm 12,3%, cụ thể từng huyện như sau: huyện Bác Ái gồm 8 xã và 4 thôn đặc biệt khó khăn có 5.134 hộ, 25.23 khẩu đặc biệt khó khăn; huyện Ninh Sơn gồm 2 xã và 9 thôn đặc biệt khó khăn có 2.725 hộ, 12.739 khẩu; huyện Ninh Phước chỉ có 3 thôn đặc biệt khó khăn có 728 hộ, 3.467 khẩu; huyện Thuận Nam gồm 1 xã đặc biệt khó khăn có 589 hộ, 3.071 khẩu; huyện Ninh Hải chỉ có 2 thôn đặc biệt khó khăn có 118 hộ, 453 khẩu và huyện Thuận Bắc gồm 3 xã và 6 thôn đặc biệt khó khăn có 4.272 hộ, 24.450 khẩu.
Qua quá trình thực hiện Chương trình 135, diện mạo các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh có khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, từng bước đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ; tập quán sản xuất được chuyển đổi theo chiều hướng tích cực từ sản xuất độc canh, tự cung, tự cấp sang sản xuất nông sản hàng hoá, đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, đáp ứng một phần nguyên liệu cho cơ sở chế biến nông sản trong tỉnh; lương thực bình quân đầu người từ 230kg năm 2005 tăng lên 350kg năm 2009. Tuy nhiên do xuất phát điểm kinh tế - xã hội của vùng đặc biệt khó khăn thấp, kết cấu hạ tầng còn nhiều bất cập; trình độ dân trí thấp; một bộ phận đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu và vùng xa thường xuyên bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn hằng năm giảm từ 2 - 3%, đến nay còn 40,6%; thu nhập bình quân đầu người đạt từ 2,2 - 2,5 triệu đồng/năm.
NHỮNG CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
- Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010;
- Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn;
- Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015;
- Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012;
- Quyết định số 65/2005 QĐ-UB ngày 28 tháng 9 năm 1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt Phương án quy hoạch phát triển ngành Giáo dục - Đào tạo tỉnh Ninh Thuận thời kỳ đến năm 2010;
- Quyết định số 346/2005 QĐ-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt quy hoạch phát triển cơ sở trường, lớp ngành giáo dục - đào tạo giai đoạn 2005 - 2010;
- Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 26 tháng 02 năm 2007 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội miền núi đến năm 2010;
- Công văn số 5140/UBND-TH ngày 31 tháng12 năm 2007 về thực hiện Chương trình công tác của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy năm 2009;
- Công văn số 389-TB/TU ngày 04 tháng 4 năm 2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận về việc thông báo ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đề án phát triển giáo dục miền núi giai đoạn 2007 - 2010;
- Quyết định số 39/2008/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt Đề án xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2007 - 2012;
- Quyết định số 120/2008/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2007 - 2015;
- Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;
- Quyết định số 100/QĐ-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Bác Ái giai đoạn 2009 - 2020;
- Quyết định số 296/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch triển khai Đề án kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012.
Phần thứ nhất
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp, tình hình kinh tế xã hội các xã miền núi đã có bước tăng trưởng, tuy chưa cao nhưng phát triển ổn định. Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm, hệ thống điện, đường, trường học, trạm xá, … được quan tâm đầu tư, đời sống nhân dân các xã miền núi đã từng bước ổn định và phát triển về mọi mặt.
Sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo đã không ngừng phát triển cả về quy mô số lượng học sinh các cấp học, về mạng lưới trường lớp lẫn chất lượng đào tạo. Đặc biệt giáo dục ở miền núi được quan tâm đầu tư đúng mức, tạo điều kiện thuận lợi cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số được học hành, từng bước rút ngắn khoảng cách về giáo dục giữa miền núi và miền xuôi, thực hiện công bằng trong giáo dục.
Tuy nhiên tình hình giáo dục - đào tạo ở các xã miền núi cũng còn nhiều khó khăn, bất cập:
- Cơ sở vật chất được đầu tư trong những năm vừa qua chủ yếu là các phòng học thông thường, hầu hết các trường đều thiếu các phòng chức năng như nhà hiệu bộ, văn phòng, phòng thực hành thí nghiệm, nhà công vụ, khu nội trú học sinh …;
- Chất lượng giáo dục miền núi còn thấp so với mặt bằng chung toàn tỉnh, tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học còn chiếm tỉ lệ đáng quan tâm. Dẫn chứng số liệu thống kê năm học 2008 - 2009 của huyện Bác Ái, tỷ lệ lưu ban và bỏ học ở cấp tiểu học là 23,62% (toàn tỉnh: 7,04%) trong đó tỷ lệ bỏ học chiếm 7,55% và cấp trung học cơ sở tỷ lệ lưu ban, bỏ học là 16,94% (toàn tỉnh: 15,86) trong đó tỷ lệ bỏ học chiếm 13,86%;
- Hiệu quả của giáo dục - đào tạo miền núi phát triển chưa tương xứng với mức đầu tư của Nhà nước ở các lĩnh vực trong nhiều năm qua.
Chính vì vậy, việc xây dựng Đề án phát triển giáo dục - đào tạo ở miền núi là một yêu cầu cấp thiết nhằm xác định mục tiêu và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục miền núi đến năm 2015.
II. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, sự quản lý trực tiếp của ngành giáo dục và đào tạo, đồng thời được sự hỗ trợ tích cực của các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương, sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo ở miền núi trong đó có các xã đặc biệt khó khăn đã đạt được một số kết quả sau:
- Cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục miền núi đã được đầu tư thích đáng, về cơ bản đã khắc phục tình trạng học ca 3, xoá phòng học tạm. Quy mô mạng lưới trường, lớp được mở rộng khắp các thôn bản, đặc biệt đã xoá được xã trắng mầm non ở các xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số;
- Đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các cấp học cơ bản đã được bố trí đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn các xã miền núi đặc biệt khó khăn và từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo ở các xã miền núi cao so với mặt bằng chung toàn tỉnh. Thống kê trình độ đào tạo giáo viên trực tiếp đứng lớp ở các xã miền núi đặc biệt khó khăn (thời điểm: tháng 10/2009, như sau:
+ Giáo viên mầm non: đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo là 100% (109/109 giáo viên), tỷ lệ toàn tỉnh là 90,36% (688/878 giáo viên).
+ Giáo viên tiểu học: đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo là 100% (401/401 giáo viên), tỷ lệ toàn tỉnh là 90,36% (2.493/2.759 giáo viên).
+ Giáo viên trung học cơ sở: đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo là 100% (159/159 giáo viên), tỷ lệ toàn tỉnh là 98,47% (1.996/2.027 giáo viên);
(chi tiết ở Phụ lục 6)
- Công tác quản lý giáo dục - đào tạo đã có những chuyển biến tích cực, việc triển khai thực hiện một số giải pháp về giáo dục miền núi theo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ bước đầu đã thu được những kết quả khả quan. Nhiều mô hình, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục miền núi đã được triển khai bước đầu có hiệu quả;
- Về quy mô học sinh: học sinh các cấp học ở các xã miền núi đặc biệt khó khăn ra lớp ngày càng tăng, năm học 2008 - 2009 có 10.654 học sinh các cấp ra lớp, tăng 2.231 học sinh so với năm học 2004 - 2005, trong đó: mầm non tăng 311 cháu, tiểu học tăng 586 học sinh, trung học cơ sở tăng 1.074 học sinh và trung học phổ thông tăng 260 học sinh. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học trong những năm gần đây đạt trên 90%. Chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo đã có những chuyển biến rõ nét.
Năm học 2009 - 2010, học sinh học 2 buổi/ngày ở các xã miền núi đặc biệt khó khăn đạt tỷ lệ 11,41% (716 học sinh/6274 học sinh), riêng huyện Bác Ái đạt tỷ lệ 22,76% (716 học sinh/3145 học sinh) tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày ở các xã miền núi đặc biệt khó khăn so với mặt bằng chung toàn tỉnh thấp hơn 0,1%. (toàn tỉnh: 7.079 học sinh/57.534 học sinh = 12,3%); thấp hơn 0,72% (12,02% - 12,3%). Về mô hình trường phổ thông dân tộc nội trú: có 1 trường phổ thông dân tộc nội trú đặt tại xã Phước Đại (Pinăng Tắc) với quy mô 200 học sinh/năm. Riêng mô hình bán trú dân nuôi: hiện có 160 học sinh trung học cơ sở theo học ở 4 xã, cụ thể: xã Phước Kháng: 19 học sinh, xã Phước Tân: 29 học sinh, xã Phước Bình: 80 học sinh và xã Ma Nới: 32 học sinh;
- Công tác phổ cập giáo dục tiểu học - xoá mù chữ và phổ cập giáo dục - trung học cơ sở: đến thời điểm hiện nay, tất cả 15 xã miền núi đặc biệt khó khăn đều đã đạt và duy trì được chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học - xoá mù chữ và có 14/14 xã đặc biệt khó khăn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục - trung học cơ sở;
- Các trung tâm học tập cộng đồng được thành lập và đi vào hoạt động, hiện có 11 trung tâm học tập cộng đồng, chiếm tỷ lệ 71,43 % (10/14 xã). Một số trung tâm hoạt động có hiệu quả, thông qua các trung tâm học tập cộng đồng nhân dân được tiếp thu các nghị quyết, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đồng thời tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào cuộc sống, từ đó nâng cao thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
III. NHỮNG HẠN CHẾ, BẤT CẬP
So với yêu cầu phát triển, giáo dục - đào tạo miền núi vẫn còn những hạn chế, yếu kém cần phải khắc phục trong thời gian tới, đó là: chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo còn thấp so với các vùng miền khác, tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học hằng năm vẫn còn cao, ý thức, động cơ và thái độ học tập của học sinh còn quá yếu, thụ động. Khi thời tiết thuận lợi cho việc trồng trọt trên nương rẫy, các em thường nghỉ học để giúp đỡ cha mẹ, do thường xuyên bỏ học cách nhật, không theo kịp chương trình dẫn đến chán nản và bỏ học. Đây là hai nguyên nhân chính dẫn đến bỏ học của học sinh các xã niền núi trong đó có các xã miền núi đặc biệt khó khăn.
Qua số liệu khảo sát đầu năm học 2009 - 2010 trên địa bàn huyện Bác Ái cho thấy các nguyên nhân bỏ học như sau:
1. Cấp tiểu học:
- Tổng số học sinh bỏ học trong hè: 90 em; nguyên nhân bỏ học:
+ Hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn: 15 em, tỷ lệ: 16,7%.
+ Học lực yếu kém: 72 em, tỷ lệ: 80,0%.
+ Xa trường, đi lại khó khăn: 00.
+ Nguyên nhân khác: 3 em, tỷ lệ: 3,3%.
2. Cấp trung học cơ sở:
- Tổng số học sinh bỏ học trong hè: 84 em, nguyên nhân bỏ học:
+ Hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn: 9 em, tỷ lệ: 10,7%.
+ Học lực yếu kém: 65 em, tỷ lệ: 77,4%.
+ Xa trường, đi lại khó khăn: 1 em, tỷ lệ: 1,2%.
+ Nguyên nhân khác: 9 em, tỷ lệ: 10,7%;
- Đội ngũ giáo viên một số ở nơi khác đến, thường không ổn định, hầu hết là trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, ngôn ngữ bất đồng với đồng bào dân tộc thiểu số. Công tác ở miền núi, vùng khó khăn nhưng số lượng nhà công vụ hiện có chưa đáp ứng nhu cầu, do đó đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên chưa thật sự yên tâm công tác;
- Trung tâm học tập cộng đồng ở nhiều xã hoạt động còn kém hiệu quả hoặc chưa hoạt động, cơ hội và điều kiện học tập của nhân dân chưa được đáp ứng, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu, biên chế, kinh phí của các trung tâm học tập cộng đồng còn quá thiếu thốn và bất cập;
- Cơ sở vật chất trường, lớp, trang thiết bị dạy học tuy được đầu tư đáng kể nhưng vẫn còn thiếu so với yêu cầu phát triển, đặc biệt là ở những điểm trường lẻ.
IV. NGUYÊN NHÂN
Một số nguyên nhân chính đã dẫn đến chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo miền núi còn thấp là:
1. Nguyên nhân khách quan:
- Nhân dân sống ở miền núi hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí thấp. Nhận thức của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số về vấn đề học tập, nâng cao trình độ học vấn còn thấp, phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc động viên con em đi học;
- Một số nơi, chính quyền cơ sở chưa thật sự quan tâm đến công tác giáo dục - đào tạo, cho đây là việc của ngành giáo dục;
- Đội ngũ giáo viên miền núi thường không ổn định, trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn khá cao nhưng năng lực giảng dạy còn hạn chế, ít kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy của một số giáo viên chưa phù hợp với đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số, một số chưa thật sự tận tụy với công việc giảng dạy;
- Đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường đạt về trình độ đào tạo nhưng còn yếu về năng lực, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, chưa chủ động sáng tạo trong công tác.
2. Nguyên nhân chủ quan:
- Những năm trước đây, phần lớn trẻ em ở các xã miền núi khi vào học lớp 1 chưa được học lớp mẫu giáo, nhiều em không biết hoặc ít biết tiếng Việt. Do bất đồng ngôn ngữ, chưa quen nề nếp học tập lại thiếu tự tin làm hạn chế khả năng tiếp thu kiến thức nên nhiều em không theo kịp chương trình dẫn đến tình trạng lưu ban, bỏ học cao;
- Học sinh miền núi, nhất là học sinh các dân tộc thiểu số còn có thói quen hay nghỉ học (đi học không thường xuyên) làm cho việc tiếp thu kiến thức không liên tục dẫn đến không theo kịp chương trình học và bỏ học.
Phần thứ hai
QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG MỤC TIÊU VÀ DỰ BÁO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO MIỀN NÚI VÀ VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN ĐẾN NĂM 2015
I. QUAN ĐIỂM
1. Quan điểm chung về phát triển kinh tế - xã hội miền núi:
- Phát triển kinh tế - xã hội miền núi toàn diện là bộ phận hữu cơ trong chiến lược quốc gia, gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đảm bảo vững chắc quốc phòng - an ninh;
- Thông qua các chính sách kinh tế, chính sách xã hội, tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, kết hợp với việc phát huy nội lực trong cộng đồng dân cư địa phương nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội miền núi, đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng: giao thông, thủy lợi, giải quyết đất sản xuất cho nhân dân, thực hiện có hiệu quả công tác quản lý tài nguyên đất và rừng, nâng cao thu nhập cho hộ gia đình và người nhận khoán chăm sóc bảo vệ rừng; chú trọng công tác giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực, gắn với phát huy bảo tồn văn hoá dân tộc;
- Coi trọng công tác giáo dục đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ tại chỗ, nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội miền núi từ nay đến năm 2010; tập trung xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh.
(Trích Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 26 tháng 02 năm 2007 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XI)
2. Quan điểm về phát triển giáo dục - đào tạo miền núi:
- Phát triển kinh tế phải gắn liền với phát triển con người và xã hội, trong đó giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, có vai trò quyết định trong chiến lược phát triển con người và là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và xã hội, là chìa khoá thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá là mục tiêu để thực hiện xoá đói giảm nghèo, đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho phát triển, là lĩnh vực đầu tư cho xã hội có hiệu quả nhất;
- Phát triển giáo dục phải dựa trên cơ sở điều kiện thực tế, phong tục tập quán của từng vùng, từng địa bàn, tập trung nguồn lực để phát triển giáo dục miền núi, vùng sâu và vùng xa nhằm giảm khoảng cách phát triển giáo dục giữa các vùng miền trong tỉnh là nhiệm vụ hết sức quan trọng nên vừa có tính chất cấp bách và vừa có tính chiến lược lâu dài;
- Đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư cho phát triển, xây dựng một xã hội học tập để phát triển bền vững.
II. ĐỊNH HƯỚNG MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2015 (có tham khảo định hướng, mục tiêu kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
A. Mục tiêu chung
1. Giai đoạn 2009 - 2015 phải tập trung cho giáo dục - đào tạo một cách toàn diện trên các mặt về quy mô phát triển, về chất lượng giáo dục - đào tạo, về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất trường học.
2. Mở rộng mạng lưới phát triển trường lớp nhằm huy động tối đa trẻ em trong độ tuổi ra lớp; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, đầu tư trang thiết bị dạy và học theo hướng kiên cố, đồng bộ từng bước hiện đại hoá để đáp ứng tốt nhu cầu học tập của con em nhân dân, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.
3. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đủ năng lực về chuyên môn có phẩm chất đạo đức đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài, chú trọng đào tạo và đào tạo lại giáo viên là người tại chỗ.
B. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015
Định hướng, mục tiêu xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2010 và kế hoạch 5 năm 2010 - 2015.
1. Giáo dục mầm non
1.1. Định hướng:
- Triển khai đại trà chương trình giáo dục mầm non mới, trong đó chú trọng thực hiện chương trình phổ cập mẫu giáo 5 tuổi nhằm chuẩn bị kỹ năng cần thiết, nhất là tiếng Việt đối với trẻ em người dân tộc thiểu số, để trẻ vào học lớp 1.
- Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được chuyển biến về cơ bản, giúp trẻ phát triển hài hoà về thể chất, tình cảm, trí tuệ và thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ vào học lớp 1;
1.2. Mục tiêu
- Đối với vùng nông thôn, vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số: nâng tỷ lệ trẻ từ 3 đến 5 tuổi đến lớp mẫu giáo từ 55 - 57% năm 2009 lên 60% năm 2015; phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ trẻ 5 tuổi đến lớp mẫu giáo từ 91 - 92% năm 2009 lên 95% năm 2015.
- Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cơ sở vật chất trường, lớp học, đảm bảo mỗi xã có ít nhất một trường mầm non công lập.
- Xây dựng từ 3 đến 5% số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
- 100% cán bộ quản lý được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý.
2. Giáo dục phổ thông
2.1. Định hướng:
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phân luồng sau trung học cơ sở, tăng quy mô trung học phổ thông hợp lý ở những nơi có đủ điều kiện; đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục phổ thông, nhất là đối với cấp trung học phổ thông; củng cố và phát triển trường trung học phổ thông ngoài công lập.
- Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và các thành tựu khác của khoa học và công nghệ; tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống phòng công nghệ thông tin để triển khai có hiệu quả việc giảng dạy bộ môn tin học.
- Đẩy mạnh học 2 buổi/ngày ở tiểu học và trung học cơ sở, mở rộng sang trung học phổ thông;
2.2. Mục tiêu
- Phấn đấu huy động tối đa trẻ 6 tuổi vào lớp 1; chú ý phát triển giáo dục cho các đối tượng thiệt thòi, khuyết tật, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn; đẩy mạnh tiến độ phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
- Phấn đấu đến năm 2015 tăng tỷ lệ học sinh trong độ tuổi học tiểu học từ 90% năm 2009 lên 95% năm 2015 (bình quân toàn tỉnh hiện nay từ 95 - 96%).
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có phẩm chất chính trị, đạo đức, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hoá về trình độ đào tạo, có tâm huyết thực hiện nhiệm vụ được giao, không ngừng nâng cao kỹ năng giảng dạy. Ở thời điểm hiện nay, đã có những điều kiện thuận lợi để củng cố, xây dựng đội ngũ giáo viên về lượng và chất.
- Phấn đấu 80% giáo viên tiểu học và 60% giáo viên trung học cơ sở trên chuẩn đào tạo, hiện nay tỷ lệ giáo viên tiểu học trên chuẩn đạt 44,14% (177/401 giáo viên) và 29,23% ở cấp trung học cơ sở (57/195 giáo viên) (Phụ lục 6).
- Huy động tối đa số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào học cấp trung học cơ sở.
- Huy động mọi nguồn lực, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, xoá bỏ dần các phòng học không đúng qui cách, chấm dứt tình trạng học nhờ, học ca ba, xây dựng một số trường phổ thông, mầm non học 2 buổi/ngày; tiếp tục xây dựng trường phổ thông có học sinh học bán trú dân nuôi, đầu tư xây dựng mạng lưới các trường trung học cơ sở phù hợp với địa bàn dân cư nhằm huy động tối đa học sinh ra lớp.
- Cải thiện nơi ở và làm việc cho giáo viên các trường miền núi, chú trọng xây dựng nhà công vụ cho giáo viên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên yên tâm công tác.
- Thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng học sinh lưu ban, bỏ học; từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo ở các cấp học, ổn định đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ở các xã miền núi.
3. Giáo dục thường xuyên
3.1. Định hướng:
- Nâng cao chất lượng của các chương trình giáo dục thường xuyên nhằm giúp cho người học có thể tham gia vào các chương trình liên thông từ đó có thể phát triển được nghề nghiệp theo yêu cầu cao hơn.
- Củng cố kết quả xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, đẩy mạnh phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở một cách bền vững;
3.2. Mục tiêu: đến năm 2015, 100% số xã có trung tâm học tập cộng đồng hiện nay 10/14 xã có trung tâm học tập cộng đồng, tỷ lệ: 71,42%. Đến năm 2010: 2 huyện miền núi huyện: Bác Ái và Thuận Bắc thành lập trung tâm Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp - giáo dục thường xuyên.
III. DỰ BÁO QUY MÔ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO, CƠ SỞ VẬT CHẤT TRƯỜNG HỌC VÀ NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ CHO CÁC MIỀN NÚI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
1. Dự báo quy mô học sinh các cấp học: dự báo số học sinh có mặt trong năm học 2015 - 2016 là 12.800 em, trong đó: mầm non có 2.440 cháu, tiểu học có 6.610 học sinh, trung học cơ sở có 2.950 học sinh và trung học phổ thông có 800 học sinh.
2. Dự báo đội ngũ giáo viên các cấp: đội ngũ giáo viên cần có ở năm học 2015 - 2016 là 956 giáo viên, trong đó: mầm non: 137 giáo viên, tiểu học: 514 giáo viên, trung học cơ sở: 260 giáo viên và trung học phổ thông: 45 giáo viên.
3. Nhu cầu về cơ sở vật chất
3.1. Phòng học: 192 phòng;
3.2. Phòng chức năng: 443 phòng (19.586 m2);
3.3. Nhà công vụ cho giáo viên: 182 phòng.
4. Dự kiến vốn đầu tư: để đạt được mục tiêu phát triển giáo dục - đào tạo các xã miền núi đến năm 2015 đòi hỏi phải có một nguồn vốn tương đối khá lớn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học theo hướng chuẩn hoá, kiên cố, đồng bộ các phòng chức năng; dự kiến tổng vốn đầu tư khoảng 84.799 triệu đồng.
5. Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn
Tổng nhu cầu vốn: 84.799 triệu đồng, trong đó:
5.1. Nguồn vốn theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP: 37.542 triệu đồng;
5.2. Nguồn vốn Trái phiếu chính phủ: 28.667 triệu đồng;
5.3. Nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia: 18.590 triệu đồng;
5.4. Nguồn vốn hợp pháp khác (nếu có).
(chi tiết ở Phụ lục 7, 8, 9, 10)
Cơ sở pháp lý về nguồn vốn:
- Quyết định số 100/QĐ-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Bác Ái giai đoạn 2009 - 2020;
- Quyết định số 296/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch triển khai Đề án kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012.
Phần thứ ba
NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. GIẢI PHÁP
Để đạt được mục tiêu phát triển giáo dục - đào tạo miền núi đặc biệt khó khăn giai đoạn 2009 - 2015, trong thời gian tới các cấp, các ngành ở địa phương cần triển khai thực hiện 6 nhóm giải pháp chính, như sau:
1. Nhóm giải pháp về công tác tuyên truyền, vận động trong quần chúng nhân dân và chính quyền cơ sở:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và phối hợp hoạt động trong việc huy động học sinh ra lớp, vận động các em học sinh bỏ học ra lớp, tăng cường công tác tuyên truyền để phụ huynh và cộng đồng quan tâm, tham gia tích cực các hoạt động giáo dục - đào tạo trên địa bàn;
- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp ủy Đảng và chính quyền cơ sở đối với sự phát triển giáo dục - đào tạo;
- Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị chuyên đề về phát triển giáo dục - đào tạo miền núi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, hạn chế tình trạng lưu ban, bỏ học;
2. Nhóm giải pháp về công tác quản lý và đội ngũ giáo viên:
Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục:
- Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hoá, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống và lương tâm nghề nghiệp;
- Cán bộ quản lý trường học các cấp phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các đoàn thể ở cơ sở để khảo sát, nắm chắc số trẻ trong độ tuổi ra lớp đồng thời phân công cụ thể trách nhiệm cho từng cán bộ thôn, xã trong việc vận động các em bỏ học trở lại lớp;
- Tăng cường quản lý về chất lượng và hiệu quả giảng dạy của giáo viên nhằm đảm bảo giáo viên dạy đầy đủ chương trình, thời lượng trên lớp;
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số (đặc biệt là tiếng Raglai) cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý nhằm tạo điều kiện để giao tiếp với phụ huynh và học sinh, qua đó tuyên truyền, vận động học sinh ra lớp và giáo dục học sinh tốt hơn;
- Tăng cường công tác thanh tra giáo dục nhằm ngăn chặn kịp thời và có hiệu quả trình trạng học sinh lưu ban, bỏ học.
3. Nhóm giải pháp về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học:
- Triển khai có hiệu quả các nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học theo hướng chuẩn hoá, kiên cố, đồng bộ, tạo điều kiện cho học sinh được học 2 buổi/ngày;
- Thực hiện công tác quy hoạch, đầu tư cơ sở vật chất trường lớp phải phù hợp với từng địa bàn (địa hình, dân cư) nhằm tạo thuận lợi cho học sinh đi học đồng thời tính mạng của học sinh cũng được an toàn hơn trong mùa mưa lũ;
- Xây dựng các phòng chức năng, ưu tiên xây nhà công vụ cho giáo viên, cải thiện nơi ăn ở, làm việc cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên;
- Phấn đấu 100% số xã có trung tâm học tập cộng đồng, đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng;
- Đầu tư mở rộng mô hình trường nội trú dân nuôi, trường nội trú các huyện, các trung tâm dạy nghề, làm tốt công tác tạo nguồn cán bộ cho miền núi;
- Xây dựng mỗi huyện một xã điểm về giáo dục - đào tạo, bao gồm xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên, công tác quản lý ... làm mô hình mẫu để đúc rút kinh nghiệm và nhân rộng ra các xã khác.
4. Nhóm giải pháp về thực hiện xã hội hoá giáo dục - đào tạo:
- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục - thể thao;
- Thực hiện xã hội hoá giáo dục - đào tạo, không chỉ với ý nghĩa thu hút nguồn lực mà còn tạo cơ hội cho toàn xã hội tham gia vào quá trình phát triển giáo dục.
5. Nhóm giải pháp về chế độ, chính sách: thực hiện nghiêm túc, kịp thời các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo viên, học sinh ở các xã miền núi, vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 101/2009/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức đầu tư năm 2010 đối với một số dự án thuộc hương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 .., Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đồng thời ngoài chính sách của Trung ương quy định, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, tỉnh và huyện có chính sách đặc thù để hỗ trợ cho cán bộ, giáo viên, học sinh miền núi. Cụ thể như chế độ giáo viên dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 hoặc chế độ cho giáo viên tiểu học dạy 2 buổi/ngày; tiếp tục thực hiện chính sách dự bị đại học, cử tuyển đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp để đào tạo cán bộ cho miền núi; tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và tiếp tục thực hiện công tác cử tuyển đào tạo giáo viên mầm non và tiểu học là người dân tộc thiểu số ở các xã miền núi.
6. Nhóm giải pháp về kinh phí chi cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học: ưu tiên bố trí các nguồn kinh phí của Chương trình 30a, Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình kiên cố hoá trường, lớp học để thực hiện đề án.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Căn cứ Đề án phát triển giáo dục - đào tạo ở các xã miền núi đặc biệt khó khăn, các ngành, các cấp và Ủy ban nhân dân các huyện cần triển khai xây dựng các chương trình, kế hoạch và lộ trình thực hiện cụ thể cho từng năm, cụ thể:
1. Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Phối hợp với các cấp, các ngành của tỉnh than mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất với các Bộ, ngành Trung ương để triển khai một số chương trình, dự án của Trung ương đầu tư cho các xã miền núi của tỉnh;
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục - đào tạo, định kỳ hằng quý báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì và phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện xác định nhu cầu nguồn vốn hằng năm dành cho phát triển giáo dục - đào tạo miền núi đặc biệt khó khăn;
- Lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án và huy động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước đầu tư cho giáo dục miền núi;
3. Sở Tài chính: tham mưu phân bổ, cấp phát kinh phí đầy đủ để chi trả, kịp thời các chế độ, chính sách về tiền lương và các chế độ khác đối với giáo viên.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì và phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các huyện và các ngành liên quan xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho thanh niên và học sinh miền núi;
- Xây dựng các chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách.
5. Sở Nội vụ: chủ trì và phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện và các ngành liên quan xác định biên chế, xây dựng các chế độ, chính sách đối với giáo viên đang công tác tại các xã miên núi.
6. Sở Y tế: tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chính sách ưu đãi, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn đối với cán bộ y tế đang công tác ở các đơn vị trường học.
7. Sở Xây dựng: phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các đơn vị trong việc lập thiết kế, dự toán và thực hiện kiểm tra, thanh tra chất lượng các công trình trường học và nhà công vụ cho giáo viên theo đúng quy định của Nhà nước.
8. Sở Tài nguyên và Môi trường: phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các huyện để hướng dẫn các địa phương, đơn vị trong việc lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xây dựng trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên.
9. Ban Dân tộc tỉnh:
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các huyện và các ngành liên quan trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các xã miền núi đặc biệt đối với mục tiêu phát triển giáo dục - đào tạo;
- Triển khai kịp thời và đầy đủ các chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên ở miền núi về miễn giảm học phí, cung cấp sách giáo khoa ...
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội và các tổ chức đoàn thể tuyên truyền, vận động cha mẹ học sinh tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học sinh ra lớp, hạn chế việc lưu ban, bỏ học giữa chừng.
11. Ủy ban nhân dân các huyện: chịu trách nhiệm về phát triển giáo dục - đào tạo trên địa bàn, chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh xây dựng và chỉ đạo thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục.
III. KẾT LUẬN
Đề án phát triển giáo dục - đào tạo các xã miền núi đặc biệt khó khăn tỉnh Ninh Thuận là cơ sở cho việc thực hiện các mục tiêu cụ thể nhằm rút ngắn khoảng cách về chất lượng giáo dục - đào tạo giữa miền núi và miền xuôi và là tiền đề để thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở các xã miền núi đặc biệt khó khăn./.
PHỤ LỤC 1
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CÁC XÃ MIỀN NÚI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2004 - 2008 VÀ DỰ BÁO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NĂM 2010 VÀ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 TỈNH NINH THUẬN
STT | Nội dung | Đơn vị tính | Giai đoạn 2004 - 2008 | Tăng b/q năm | Năm 2009 - 2010 | Dự báo đến năm 2015 | |
2004 - 2005 | 2008 - 2009 | ||||||
A | B | C | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
1 | Số trường | trường | 39 | 53 | 1,08 | 57 | 62 |
| Mầm non | trường | 12 | 14 |
| 16 | 18 |
| Tiểu học | trường | 19 | 24 |
| 25 | 27 |
| Trung học cơ sở | trường | 08 | 14 |
| 15 | 16 |
| Trung học phổ thông | trường |
| 01 |
| 01 | 01 |
2 | Số lớp | lớp | 379 | 505 | 1,07 | 531 | 625 |
| Mầm non | lớp | 72 | 91 |
| 102 | 126 |
| Tiểu học | lớp | 256 | 313 |
| 316 | 342 |
| Trung học cơ sở | lớp | 51 | 94 |
| 103 | 137 |
| Trung học phổ thông | lớp |
| 07 |
| 10 | 20 |
3 | Số học sinh | học sinh | 8.423 | 10.654 | 1,06 | 11.265 | 12.800 |
| Mầm non | học sinh | 1.547 | 1.858 |
| 2.155 | 2.440 |
| Tiểu học | học sinh | 5.552 | 6.138 |
| 6.274 | 6.610 |
| Trung học cơ sở | học sinh | 1.324 | 2.398 |
| 2.496 | 2.950 |
| Trung học phổ thông | học sinh |
| 260 |
| 340 | 800 |
4 | Số giáo viên | người | 432 | 649 | 1,10 | 727 | 956 |
4.1 | Mầm non | người | 69 | 93 |
| 109 | 137 |
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
| Dân tộc | người | 17 | 35 |
| 39 | 49 |
| Giáo viên là người tại chỗ | người | 02 | 27 |
| 44 | 55 |
| Đạt chuẩn đào tạo | người | 68 | 93 |
| 109 | 137 |
4.2 | Tiểu học | người | 285 | 372 | 1,07 | 401 | 514 |
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
| Nữ | người | 224 | 257 |
| 268 | 366 |
| Dân tộc | người | 68 | 115 |
| 133 | 172 |
| Giáo viên là người tại chỗ | người | 05 | 29 |
| 66 | 91 |
| Đạt chuẩn đào tạo | người | 278 | 365 |
| 401 | 514 |
4.3 | Trung học cơ sở | người | 78 | 168 | 1,21 | 195 | 260 |
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
| Nữ | người | 46 | 90 |
| 109 | 139 |
| Dân tộc | người | 09 | 31 |
| 33 | 40 |
| Giáo viên là người tại chỗ | người |
| 02 |
| 02 | 03 |
| Đạt chuẩn đào tạo | người | 76 | 168 |
| 195 | 260 |
4.4 | Trung học phổ thông | người |
| 16 |
| 22 | 45 |
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
| Nữ | người |
| 04 |
| 06 | 10 |
| Dân tộc | người |
|
|
|
|
|
| Giáo viên là người tại chỗ | người |
|
|
|
|
|
| Đạt chuẩn đào tạo | người |
| 16 |
| 22 | 45 |
5 | Số phòng học | phòng | 219 | 388 | 1,15 | 479 | 719 |
| Mầm non | phòng | 23 | 64 |
| 89 | 141 |
| Tiểu học | phòng | 179 | 254 |
| 279 | 382 |
| Trung học cơ sở | phòng | 17 | 53 |
| 94 | 179 |
| Trung học phổ thông | phòng |
| 17 |
| 17 | 17 |
Nguồn số liệu: tổng hợp từ các phòng Giáo dục và Đào tạo.
PHỤ LỤC 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CÁC XÃ MIỀN NÚI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2004 - 2008 VÀ DỰ BÁO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NĂM 2010 VÀ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 HUYỆN BÁC ÁI
STT | Nội dung | Đơn vị tính | Giai đoạn 2004 - 2008 | Tăng b/q năm | Năm 2009 - 2010 | Dự báo đến năm 2015 | |
2004 - 2005 | 2008 - 2009 | ||||||
A | B | C | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
1 | Số trường | trường | 26 | 33 | 1,06 | 37 | 41 |
| Mầm non | trường | 07 | 08 |
| 10 | 12 |
| Tiểu học | trường | 14 | 16 |
| 16 | 18 |
| Trung học cơ sở | trường | 05 | 08 |
| 09 | 10 |
| Trung học phổ thông | trường |
| 01 |
| 01 | 01 |
2 | Số lớp | lớp | 252 | 287 | 1,03 | 302 | 360 |
| Mầm non | lớp | 50 | 57 |
| 64 | 75 |
| Tiểu học | lớp | 165 | 171 |
| 169 | 185 |
| Trung học cơ sở | lớp | 37 | 52 |
| 59 | 80 |
| Trung học phổ thông | lớp |
| 07 |
| 10 | 20 |
3 | Số học sinh | học sinh | 5.456 | 5.896 | 1,02 | 6.237 | 7.100 |
| Mầm non | học sinh | 1.067 | 1.190 |
| 1.370 | 1.500 |
| Tiểu học | học sinh | 3.511 | 3.120 |
| 3.145 | 3.300 |
| Trung học cơ sở | học sinh | 878 | 1.326 |
| 1.382 | 1.500 |
| Trung học phổ thông | học sinh |
| 260 |
| 340 | 800 |
4 | Số giáo viên | người | 286 | 368 | 1,06 | 415 | 523 |
4.1 | Mầm non | người | 48 | 58 |
| 72 | 86 |
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
| Dân tộc | người | 09 | 22 |
| 26 | 35 |
| Giáo viên là người tại chỗ | người |
| 15 |
| 30 | 36 |
| Đạt chuẩn đào tạo | người | 47 | 58 |
| 72 | 86 |
4.2 | Tiểu học | người | 186 | 197 | 1,01 | 206 | 278 |
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
| Nữ | người | 167 | 153 |
| 157 | 220 |
| Dân tộc | người | 24 | 45 |
| 45 | 61 |
| Giáo viên là người tại chỗ | người |
| 01 |
| 35 | 56 |
| Đạt chuẩn đào tạo | người | 186 | 197 |
| 206 | 278 |
4.3 | Trung học cơ sở | người | 52 | 97 |
| 115 | 152 |
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
| Nữ | người | 33 | 52 |
| 64 | 85 |
| Dân tộc | người | 04 | 11 |
| 13 | 15 |
| Giáo viên là người tại chỗ | người |
|
|
|
|
|
| Đạt chuẩn đào tạo | người | 50 | 97 |
| 115 | 152 |
4.4 | Trung học phổ thông | người |
| 16 |
| 22 | 45 |
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
| Nữ | người |
| 04 |
| 06 | 10 |
| Dân tộc | người |
|
|
|
|
|
| Giáo viên là người tại chỗ | người |
|
|
|
|
|
| Đạt chuẩn đào tạo | người |
| 16 |
| 22 | 45 |
5 | Số phòng học | phòng | 150 | 221 | 1,10 | 254 | 396 |
| Mầm non | phòng | 12 | 34 |
| 48 | 79 |
| Tiểu học | phòng | 124 | 143 |
| 149 | 224 |
| Trung học cơ sở | phòng | 14 | 27 |
| 40 | 93 |
| Trung học phổ thông | phòng |
| 17 |
| 17 | 17 |
Nguồn số liệu: số liệu thống kê đầu năm học của phòng Giáo dục và Đào tạo.
PHỤ LỤC 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CÁC XÃ MIỀN NÚI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2004 - 2008 VÀ DỰ BÁO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NĂM 2010 VÀ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 HUYỆN THUẬN BẮC
STT | Nội dung | Đơn vị tính | Giai đoạn 2004 - 2008 | Tăng b/q năm | Năm 2009 - 2010 | Dự báo đến năm 2015 | |
2004 - 2005 | 2008 - 2009 | ||||||
A | B | C | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
1 | Số trường | trường | 04 | 11 | 1,28 | 11 | 11 |
| Mầm non | trường | 02 | 03 |
| 03 | 03 |
| Tiểu học | trường | 02 | 05 |
| 05 | 05 |
| Trung học cơ sở | trường |
| 03 |
| 03 | 03 |
2 | Số lớp | lớp | 42 | 117 | 1,29 | 122 | 136 |
| Mầm non | lớp | 09 | 19 |
| 21 | 26 |
| Tiểu học | lớp | 33 | 75 |
| 76 | 80 |
| Trung học cơ sở | lớp |
| 23 |
| 25 | 30 |
3 | Số học sinh | học sinh | 631 | 2.645 | 1,43 | 2.790 | 3.080 |
| Mầm non | học sinh | 161 | 387 |
| 420 | 480 |
| Tiểu học | học sinh | 670 | 1.675 |
| 1.750 | 1.850 |
| Trung học cơ sở | học sinh |
| 583 |
| 620 | 750 |
4 | Số giáo viên | người | 43 | 158 | 1,38 | 182 |
|
4.1 | Mầm non | người | 09 | 20 |
| 21 | 26 |
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
| Dân tộc | người | 01 | 04 |
| 04 | 05 |
| Giáo viên là người tại chỗ | người | 02 | 05 |
| 06 | 06 |
| Đạt chuẩn đào tạo | người | 09 | 20 |
| 21 | 26 |
4.2 | Tiểu học | người | 34 | 96 |
| 114 | 120 |
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
| Nữ | người | 20 | 58 |
| 68 | 90 |
| Dân tộc | người | 12 | 27 |
| 32 | 42 |
| Giáo viên là người tại chỗ | người |
| 04 |
| 05 | 05 |
| Đạt chuẩn đào tạo | người | 32 | 95 |
| 114 | 120 |
4.3 | Trung học cơ sở | người |
| 42 |
| 47 | 57 |
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
| Nữ | người |
| 23 |
| 25 | 30 |
| Dân tộc | người |
| 09 |
| 09 | 12 |
| Giáo viên là người tại chỗ | người |
|
|
|
|
|
| Đạt chuẩn đào tạo | người |
| 42 |
| 47 | 57 |
5 | Số phòng học | phòng | 30 | 86 | 1,30 | 126 | 173 |
| Mầm non | phòng | 06 | 15 |
| 20 | 33 |
| Tiểu học | phòng | 24 | 57 |
| 70 | 92 |
| Trung học cơ sở | phòng |
| 14 |
| 36 | 48 |
Nguồn số liệu: số liệu thống kê đầu năm học của phòng Giáo dục và Đào tạo.
PHỤ LỤC 4
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CÁC XÃ MIỀN NÚI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2004 - 2008 VÀ DỰ BÁO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NĂM 2010 VÀ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 HUYỆN THUẬN NAM
STT | Nội dung | Đơn vị tính | Giai đoạn 2004 - 2008 | Tăng b/q năm | Năm 2009 - 2010 | Dự báo đến năm 2015 | |
2004 - 2005 | 2008 - 2009 | ||||||
A | B | C | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
1 | Số trường | trường | 03 | 03 | 1,00 | 04 | 04 |
| Mầm non | trường | 01 | 01 |
| 01 | 01 |
| Tiểu học | trường | 01 | 01 |
| 02 | 02 |
| Trung học cơ sở | trường | 01 | 01 |
| 01 | 01 |
2 | Số lớp | lớp | 23 | 32 | 1,08 | 36 | 45 |
| Mầm non | lớp | 03 | 05 |
| 07 | 10 |
| Tiểu học | lớp | 17 | 22 |
| 23 | 25 |
| Trung học cơ sở | lớp | 03 | 05 |
| 06 | 10 |
3 | Số học sinh | học sinh | 541 | 644 | 1,04 | 710 | 910 |
| Mầm non | học sinh | 89 | 80 |
| 120 | 160 |
| Tiểu học | học sinh | 385 | 436 |
| 435 | 500 |
| Trung học cơ sở | học sinh | 67 | 128 |
| 155 | 250 |
4 | Số giáo viên | người | 24 | 40 | 1,14 | 44 | 67 |
4.1 | Mầm non | người | 03 | 05 |
| 06 | 10 |
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
| Dân tộc | người | 03 | 05 |
| 05 | 05 |
| Giáo viên là người tại chỗ | người |
| 05 |
| 06 | 08 |
| Đạt chuẩn đào tạo | người | 03 | 05 |
| 06 | 10 |
4.2 | Tiểu học | người | 17 | 25 |
| 25 | 38 |
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
| Nữ | người | 07 | 09 |
| 12 | 15 |
| Dân tộc | người | 16 | 23 |
| 31 | 34 |
| Giáo viên là người tại chỗ | người | 05 | 08 |
| 10 | 12 |
| Đạt chuẩn đào tạo | người | 17 | 23 |
| 25 | 38 |
4.3 | Trung học cơ sở | người | 04 | 10 |
| 13 | 19 |
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
| Nữ | người | 01 | 03 |
| 05 | 07 |
| Dân tộc | người | 03 | 09 |
| 09 | 10 |
| Giáo viên là người tại chỗ | người |
| 01 |
| 01 | 02 |
| Đạt chuẩn đào tạo | người | 04 | 10 |
| 13 | 19 |
5 | Số phòng học | phòng | 14 | 23 | 1,13 | 25 | 35 |
| Mầm non | phòng | 03 | 03 |
| 05 | 09 |
| Tiểu học | phòng | 08 | 14 |
| 14 | 14 |
| Trung học cơ sở | phòng | 03 | 06 |
| 06 | 12 |
Nguồn số liệu: số liệu thống kê đầu năm học của phòng Giáo dục và Đào tạo.
PHỤ LỤC 5
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CÁC XÃ MIỀN NÚI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2004 - 2008 VÀ DỰ BÁO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NĂM 2010 VÀ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 HUYỆN NINH SƠN
STT | Nội dung | Đơn vị tính | Giai đoạn 2004 - 2008 | Tăng b/q năm | Năm 2009 - 2010 | Dự báo đến năm 2015 | |
2004 - 2005 | 2008 - 2009 | ||||||
A | B | C | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
1 | Số trường | trường | 06 | 06 | 1,00 | 06 | 06 |
| Mầm non | trường | 02 | 02 |
| 02 | 02 |
| Tiểu học | trường | 02 | 02 |
| 02 | 02 |
| Trung học cơ sở | trường | 02 | 02 |
| 02 | 02 |
2 | Số lớp | lớp | 62 | 69 | 1,00 | 71 | 84 |
| Mầm non | lớp | 10 | 10 |
| 10 | 15 |
| Tiểu học | lớp | 41 | 45 |
| 48 | 52 |
| Trung học cơ sở | lớp | 11 | 14 |
| 13 | 17 |
3 | Số học sinh | học sinh | 1.595 | 1.469 | 0,98 | 1.528 | 1.710 |
| Mầm non | học sinh | 230 | 201 |
| 245 | 300 |
| Tiểu học | học sinh | 986 | 907 |
| 944 | 960 |
| Trung học cơ sở | học sinh | 379 | 361 |
| 339 | 450 |
4 | Số giáo viên | người | 79 | 83 | 1,01 | 86 | 125 |
4.1 | Mầm non | người | 09 | 10 |
| 10 | 15 |
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
| Dân tộc | người | 04 | 04 |
| 04 | 04 |
| Giáo viên là người tại chỗ | người |
| 02 |
| 02 | 05 |
| Đạt chuẩn đào tạo | người | 09 | 10 |
| 10 | 15 |
4.2 | Tiểu học | người | 48 | 54 |
| 56 | 78 |
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
| Nữ | người | 30 | 31 |
| 31 | 41 |
| Dân tộc | người | 16 | 20 |
| 25 | 35 |
| Giáo viên là người tại chỗ | người |
| 16 |
| 16 | 18 |
| Đạt chuẩn đào tạo | người | 43 | 50 |
| 56 | 78 |
4.3 | Trung học cơ sở | người | 22 | 19 |
| 20 | 32 |
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
| Nữ | người | 12 | 12 |
| 15 | 17 |
| Dân tộc | người | 02 | 02 |
| 02 | 03 |
| Giáo viên là người tại chỗ | người |
| 01 |
| 01 | 01 |
| Đạt chuẩn đào tạo | người | 22 | 19 |
| 20 | 32 |
5 | Số phòng học | phòng | 25 | 58 | 1,23 | 74 | 98 |
| Mầm non | phòng | 02 | 12 |
| 16 | 20 |
| Tiểu học | phòng | 23 | 40 |
| 46 | 52 |
| Trung học cơ sở | phòng |
| 06 |
| 12 | 26 |
Nguồn số liệu: số liệu thống kê đầu năm học của phòng Giáo dục và Đào tạo.
PHỤ LỤC 6
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
Thời điểm: tháng 10/2009
Giáo viên các cấp học | Các xã miền núi đặc biệt khó khăn | Toàn tỉnh | ||||||||
Tổng số giáo viên | Đạt chuẩn trở lên | Tổng số giáo viên | Đạt chuẩn trở lên | |||||||
Số lượng | Tỷ lệ % | Trong đó: trên chuẩn | Số lượng | Tỷ lệ % | Trong đó: trên chuẩn | |||||
Số lượng | Tỷ lệ % | Số lượng | Tỷ lệ % | |||||||
Tổng số | 705 | 705 | 100 | 263 | 37,30 | 6528 | 6041 | 92,54 | 2768 | 45,82 |
GV mầm non | 109 | 109 | 100 | 29 | 26,61 | 878 | 688 | 78,36 | 134 | 19,48 |
GV tiểu học | 401 | 401 | 100 | 177 | 44,14 | 2759 | 2493 | 90,36 | 174 | 69,95 |
GV THCS | 195 | 195 | 100,0 | 57 | 29,23 | 2027 | 1996 | 98,47 | 880 | 44,08 |
GV THPT | 16 | 16 | 100,0 | 0 | 0 | 864 | 864 | 100,0 | 10 | 1,16 |
Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ở các cấp học ở các xã miền núi so với mặt bằng chung toàn tỉnh như sau:
- Giáo viên mầm non: cao hơn 21,64%;
- Giáo viên tiểu học: cao hơn 9,64%;
- Giáo viên THCS: 100,0% cao hơn 1,53%.
PHỤ LỤC 7
NHU CẦU ĐẦU TƯ NHÀ CÔNG VỤ CHO GIÁO VIÊN CÁC XÃ MIỀN NÚI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
Đơn vị tính: triệu đồng
STT | Tên xã | Tên huyện | Số phòng công vụ | Kinh phí đầu tư | Ghi chú |
| Tổng số |
| 182 | 4.368 | Bq 24 trđ/phòng |
1 | Phước Kháng | Thuận Bắc | 14 |
|
|
2 | Phước Chiến | Thuận Bắc | 12 |
|
|
3 | Bắc Sơn | Thuận Bắc | 08 |
|
|
| Cộng |
| 34 | 816 |
|
4 | Phước Hà | Thuận Nam | 12 |
|
|
| Cộng |
| 12 | 288 |
|
5 | Hoà Sơn | Ninh Sơn | 12 |
|
|
6 | Ma Nới | Ninh Sơn | 16 |
|
|
| Cộng |
| 28 | 672 |
|
7 | Phước Bình | Bác Ái | 16 |
|
|
8 | Phước Trung | Bác Ái | 12 |
|
|
9 | Phước Chính | Bác Ái | 12 |
|
|
10 | Phước Thành | Bác Ái | 14 |
|
|
11 | Phước Tiến | Bác Ái | 16 |
|
|
12 | Phước Tân | Bác Ái | 12 |
|
|
13 | Phước Hoà | Bác Ái | 14 |
|
|
14 | Phước Thắng | Bác Ái | 12 |
|
|
| Cộng |
| 108 | 2.592 |
|
Nguồn vốn thực hiện: theo Quyết định số 296/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch triển khai Đề án kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012.
PHỤ LỤC 8
NHU CẦU ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÒNG HỌC CHO CÁC XÃ MIỀN NÚI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN ĐẾN NĂM 2015
Đơn vị: triệu đồng
STT | Tên trường | Địa điểm | Số phòng học | Kinh phí đầu tư | Ghi chú |
A | B | C | 1 | 2 | 3 |
1 | Tổng số |
| 192 | 31.466 | Bq 163,844trđ/ph |
2 | I. HUYỆN THUẬN BẮC |
| 47 | 7.703 |
|
3 | 1. Mầm non |
| 13 |
|
|
4 | MG Phước Kháng | xã Phước Kháng | 04 |
|
|
5 | MG Phước Chiến | xã Phước Chiến | 04 |
|
|
6 | MG Bắc Sơn | xã Bắc Sơn | 05 |
|
|
7 | 2. Tiểu học |
| 22 |
|
|
8 | TH Phước Kháng | xã Phước Kháng | 10 |
|
|
9 | TH Phước Chiến | xã Phước Chiến | 12 |
|
|
10 | 3. Trung học cơ sở |
| 12 |
|
|
11 | THCS Phước Kháng | xã Phước Kháng | 06 |
|
|
12 | THCS Phước Chiến | xã Phước Chiến | 06 |
|
|
13 | II. HUYỆN BÁC ÁI |
| 115 | 18.847 |
|
14 | 1. Mầm non |
| 31 |
|
|
15 | MG Phước Bình | xã Phước Bình | 8 |
|
|
16 | MG Phước Trung | xã Phước Trung | 3 |
|
|
17 | MG Phước Thành | xã Phước Thành | 4 |
|
|
18 | MG Phước Tiến | xã Phước Tiến | 6 |
|
|
19 | MG Phước Tân | xã Phước Tân | 2 |
|
|
20 | MG Phước Hoà | xã Phước Hoà | 2 |
|
|
21 | MG Phước Thắng | xã Phước Thắng | 6 |
|
|
22 | 2. Tiểu học |
| 46 |
|
|
23 | TH Phước Bình B | xã Phước Bình | 6 |
|
|
24 | TH Phước Bình C | xã Phước Bình | 6 |
|
|
25 | TH Phước Trung A | xã Phước Trung | 6 |
|
|
26 | TH Phước Chính | xã Phước Chính | 8 |
|
|
27 | TH Phước Thành B | xã Phước Thành | 8 |
|
|
28 | TH Phước Tiến A | xã Phước Tiến | 4 |
|
|
29 | TH Phước Tiến B | xã Phước Tiến | 2 |
|
|
30 | TH Phước Tân B | xã Phước Tân | 6 |
|
|
31 | 3. Trung học cơ sở |
| 38 |
|
|
32 | THCS Đinh Bộ Lĩnh | Phước Bình | 6 |
|
|
33 | THCS Nguyễn Huệ | Phước Thành | 6 |
|
|
34 | THCS Nguyễn Văn Linh | Phước Tân | 8 |
|
|
35 | THCS Võ Thị Sáu | Phước Hoà | 6 |
|
|
36 | THCS Lê Lợi | Phước Thắng | 12 |
|
|
37 | III. HUYỆN THUẬN NAM |
| 06 | 983 |
|
38 | 1. Trung học cơ sở |
| 06 |
|
|
39 | THCS Phước Hà | xã Phước Hà | 06 |
|
|
40 | IV. HUYỆN NINH SƠN |
| 24 | 3.933 |
|
41 | 1. Mầm non |
| 04 |
|
|
42 | MG Hoa Phượng | xã Hoà Sơn | 02 |
|
|
43 | MG Hoa Đào | xã Ma Nới | 02 |
|
|
44 | 2. Tiểu học |
| 06 |
|
|
45 | TH Ma Nới | xã Ma Nới | 06 |
|
|
46 | 3. Trung học cơ sở |
| 14 |
|
|
47 | THCS Hoàng Hoa Thám | xã Hoà Sơn | 06 |
|
|
48 | THCS Phan Đình Phùng | xã Ma Nới | 08 |
|
|
PHỤ LỤC 9
NHU CẦU ĐẦU TƯ CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG ĐẾN NĂM 2015
STT | HUYỆN | Phòng chức năng | Kinh phí đầu tư | Ghi chú | |
Số phòng | Diện tích (m2) | ||||
A | B | 1 | 2 | 3 |
|
| Tổng số | 443 | 19.586 | 48.965 | Bq 2,5 trđ/m2 |
1 | Bác Ái | 282 | 12.150 | 30.375 |
|
| - Tiểu học | 162 | 6.710 |
|
|
| - Trung học cơ sở | 120 | 5.440 |
|
|
2 | Thuận Bắc | 90 | 3.904 | 9.760 |
|
| - Tiểu học | 45 | 1.864 |
|
|
| - Trung học cơ sở | 45 | 2.040 |
|
|
3 | Thuận Nam | 23 | 1.426 | 3.565 |
|
| - Tiểu học | 18 | 746 |
|
|
| - Trung học cơ sở | 15 | 680 |
|
|
4 | Ninh Sơn | 48 | 2.106 | 5.265 |
|
| - Tiểu học | 18 | 746 |
|
|
| - Trung học cơ sở | 30 | 1.360 |
|
|
PHỤ LỤC 10
BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN
STT | Hạng mục đầu tư | Dự kiến kinh phí đầu tư (tr. đồng) | Chương trình 30a | Trái phiếu chính phủ | Chương trình mục tiêu quốc gia |
| Tổng số | 84.799 | 37.542 | 28.667 | 18.590 |
PHỤ LỤC 11
DANH SÁCH 14 XÃ MIỀN NÚI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
STT | Tên xã | Huyện |
1 | Phước Bình | Bác Ái |
2 | Phước Chính | Bác Ái |
3 | Phước Thành | Bác Ái |
4 | Thước Thắng | Bác Ái |
5 | Phước Hoà | Bác Ái |
6 | Phước Tân | Bác Ái |
7 | Phước Tiến | Bác Ái |
8 | Phước Trung | Bác Ái |
9 | Phước Kháng | Thuận Bắc |
10 | Phước Chiến | Thuận Bắc |
11 | Bắc Sơn | Thuận Bắc |
12 | Phước Hà | Thuận Nam |
13 | Hoà Sơn | Ninh Sơn |
14 | Ma Nới | Ninh Sơn |
Tổng kết danh sách có 14 xã miền núi đặc biệt khó khăn.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.