THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 727/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC DỰ ÁN 2 - CHƯƠNG TRÌNH “CẢI CÁCH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ HỖ TRỢ QUẢN TRỊ CÔNG TY”, VAY VỐN ADB
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;
Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 1850/BKHĐT- KTĐN ngày 31 tháng 3 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt danh mục Dự án 2 - Chương trình “Cải cách Doanh nghiệp nhà nước và hỗ trợ quản trị công ty” (Dự án) với các nội dung chủ yếu sau:
1. Nhà tài trợ: Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
2. Cơ quan chủ quản các Tiểu Dự án thành phần: Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương.
- Cơ quan điều phối: Bộ Tài chính.
- Các doanh nghiệp nhà nước dự kiến tham gia Dự án: Tổng Công ty Sông Đà, Tổng Công ty Xây dựng số 1 (Bộ Xây dựng) và Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Bộ Công Thương).
3. Mục tiêu chính: Hỗ trợ cải cách và đổi mới quản trị doanh nghiệp nhằm nâng cao lợi nhuận và cải thiện tính minh bạch của 3 Doanh nghiệp tham gia Dự án nói trên thông qua việc: tái cấu trúc các khoản nợ; sáp nhập, hợp nhất các doanh nghiệp hoặc thoái vốn các lĩnh vực không phải ngành nghề kinh doanh chính; và nâng cao quản trị doanh nghiệp. Qua kinh nghiệm tái cơ cấu của các doanh nghiệp tham gia Dự án, kỳ vọng sẽ tạo ra mô hình tái cơ cấu có thể nhân rộng cho các doanh nghiệp nhà nước khác ở Việt Nam.
4. Nội dung chính của Dự án:
- Hợp phần hỗ trợ tái cơ cấu tài chính các Doanh nghiệp: Sử dụng vốn vay ADB để các Doanh nghiệp tái cơ cấu các khoản nợ ngắn hạn thành các khoản nợ dài hạn nhằm giảm thiểu sức ép trả nợ, lành mạnh hóa các chỉ tiêu tài chính. Hợp phần này sử dụng nguồn vốn vay thông thường (OCR).
- Hợp phần hỗ trợ nâng cao năng lực: Nhằm giúp 3 Doanh nghiệp tái cơ cấu quy trình quản lý doanh nghiệp và tăng cường năng lực quản lý (năng lực quản trị doanh nghiệp, cải thiện hệ thống thông tin và quy trình quản lý). Hợp phần này sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi (ADF).
5. Thời gian thực hiện Dự án: 03 năm kể từ ngày Khoản vay có hiệu lực.
6. Tổng mức đầu tư của Dự án: 335 triệu USD, trong đó:
- Vốn vay ADB: 320 triệu USD (bao gồm: 310 triệu USD từ nguồn OCR và 10 triệu USD từ nguồn ADF).
- Vốn đối ứng phía Việt Nam: 15 triệu USD do 03 Doanh nghiệp tham gia Dự án bố trí.
- Việc phân bổ cụ thể vốn vay và vốn đối ứng của các Doanh nghiệp tham gia như kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản nêu trên.
7. Cơ chế tài chính trong nước: Cho vay lại toàn bộ vốn vay ODA.
Điều 2. Bộ Tài chính xác định điều kiện cho vay lại theo quy định tại Nghị định 78/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 7 năm 2010 về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ, thẩm định khả năng trả nợ và ký Thỏa thuận cho vay lại của Dự án. Trường hợp kết quả thẩm định không khả thi, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước khi đàm phán với ADB.
Điều 3. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương tiếp thu ý kiến của các cơ quan liên quan, hoàn chỉnh văn kiện Dự án, chịu trách nhiệm phê duyệt và tổ chức thực hiện Dự án, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ, hiệu quả và theo đúng quy định hiện hành.
Điều 4. Đồng ý các cơ quan chủ quản được tiến hành các hoạt động thực hiện trước theo quy định hiện hành để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Công Thương, Tư pháp, Ngoại giao, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.