ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 71/2014/QĐ-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 26 tháng 11 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;
Căn cứ Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản;
Căn cứ Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 421/TTr-TNMT ngày 29 tháng 10 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 84/2008/QĐ-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; các tổ chức, hộ gia đình cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH VIỆC QUẢN LÝ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ
XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 71/2014/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2014 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
Quy định này quy định việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh.
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.
ĐIỀU TRA CƠ BẢN VÀ QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC
Điều 3. Trách nhiệm thực hiện điều tra, đánh giá tài nguyên nước
Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện việc điều tra, đánh giá tài nguyên nước theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Luật Tài nguyên nước đối với các nguồn nước nội tỉnh, nguồn nước liên tỉnh trên địa bàn tỉnh; tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước trên các lưu vực sông nội tỉnh trên địa bàn để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và gửi kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp.
Điều 4. Kiểm kê tài nguyên nước
1.Việc kiểm kê tài nguyên nước được thực hiện định kỳ năm (05) năm một lần, phù hợp với kỳ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Trách nhiệm kiểm kê tài nguyên nước:
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức kiểm kê tài nguyên nước đối với các nguồn nước nội tỉnh, nguồn nước trên địa bàn tỉnh; tổng hợp kết quả kiểm kê của các lưu vực sông nội tỉnh, nguồn nước trên địa bàn để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp.
3. Nội dung, biểu mẫu kiểm kê, báo cáo kết quả kiểm kê tài nguyên nước được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 5. Điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
1. Trách nhiệm điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước:
a) Các Sở: Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Xây dựng; Giao thông Vận tải; Văn hóa Thể thao và Du lịch và các Sở, ban, ngành có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện điều tra, lập báo cáo tình hình sử dụng nước của ngành, lĩnh vực gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp;
b) Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với các nguồn nước nội tỉnh, nguồn nước trên địa bàn tỉnh; tổng hợp kết quả điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trên các lưu vực sông nội tỉnh, trên địa bàn tỉnh để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp.
2. Nội dung, biểu mẫu điều tra, nội dung báo cáo và trình tự thực hiện điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 6. Lập, điều chỉnh, phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh phải được lấy ý kiến bằng văn bản của các địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Kinh phí lập, điều chỉnh phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước từ ngân sách nhà nước của tỉnh.
4. Định mức, đơn giá, quy chuẩn kỹ thuật và hồ sơ quy hoạch tài nguyên nước được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 7. Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước
1. Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước của tỉnh và tích hợp vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
2. Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công Thương, Xây dựng và các Sở, ban, ngành liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước của ngành mình và tích hợp vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước của tỉnh.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu về sử dụng nước của mình và tích hợp vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước của tỉnh.
Điều 8. Báo cáo sử dụng tài nguyên nước
1. Hằng năm, các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng và các Sở, ban, ngành liên quan trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn có trách nhiệm lập báo cáo tình hình sử dụng nước của ngành mình và gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 12 để tổng hợp và báo cáo.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp, lập báo cáo tình hình sử dụng nước của tỉnh và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30 tháng 01 năm sau để tổng hợp, theo dõi.
3. Nội dung, biểu mẫu báo cáo sử dụng tài nguyên nước được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ XẢ THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC
Điều 9. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải xin phép
Thực hiện theo quy định tại Điều 16, Nghị định số 201/2013/NĐ-CP .
Điều 10. Các trường hợp xả nước thải vào nguồn nước không phải đăng ký, không phải xin phép
1. Xả nước thải sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân;
2. Xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 5 m3/ngày đêm và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ; không thuộc các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trong các lĩnh vực sau đây:
a) Dệt nhuộm; may mặc có công đoạn nhuộm, in hoa; giặt là có công đoạn giặt tẩy;
b) Luyện kim, tái chế kim loại, mạ kim loại; sản xuất linh kiện điện tử;
c) Xử lý, tái chế chất thải công nghiệp; thuộc da, tái chế da;
d) Chế biến khoáng sản có sử dụng hóa chất; lọc hóa dầu, chế biến sản phẩm dầu mỏ;
đ) Sản xuất giấy và bột giấy; nhựa, cao su, chất tẩy rửa, phụ gia, phân bón, hóa chất, dược phẩm, đông dược, hóa mỹ phẩm, thuốc bảo vệ thực vật; pin, ắc quy; mây tre đan, chế biến gỗ có ngâm tẩm hóa chất; chế biến tinh bột sắn, bột ngọt;
e) Khám, chữa bệnh có phát sinh nước thải y tế;
g) Thực hiện thí nghiệm, xét nghiệm có sử dụng hóa chất, chất phóng xạ.
3. Xả nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và có thỏa thuận hoặc hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đó;
4. Xả nước thải nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm hoặc nuôi trồng thủy sản trên biển, sông, suối, hồ chứa.
Điều 11. Đăng ký khai thác nước dưới đất
1. Tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 16 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP và các trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm d Khoản 1 Điều 44 của Luật tài nguyên nước mà nằm trong khu vực quy định tại các Điểm b, c, d và Điểm đ Khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước hoặc khu vực quy định tại Điều 4 của Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT thì phải thực hiện việc đăng ký khai thác nước dưới đất.
2. Khoanh định khu vực đăng ký khai thác nước dưới đất
Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện việc điều tra, đánh giá, xác định khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất; lập và trình UBND tỉnh phê duyệt Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh sau khi có ý kiến của Cục Quản lý tài nguyên nước.
3. Thẩm quyền đăng ký khai thác nước dưới đất
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức hướng dẫn thủ tục và thực hiện đăng ký khai thác nước dưới đất đối với các trường hợp quy định Điểm a Khoản 2 Điều 16 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP và Điểm d Khoản 1 Điều 44 của Luật tài nguyên nước.
b) Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức hướng dẫn thủ tục và thực hiện đăng ký khai thác nước dưới đất đối với các trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 44 của Luật tài nguyên nước.
3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký khai thác nước dưới đất được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT .
Điều 12. Nguyên tắc cấp phép hoạt động tài nguyên nước
1. Đúng thẩm quyền, đúng đối tượng và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan; bảo vệ tài nguyên nước và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
3. Ưu tiên cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước để cung cấp nước cho sinh hoạt.
4. Không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước khi thực hiện việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
5. Phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt.
Điều 13. Căn cứ cấp phép hoạt động tài nguyên nước
1. Việc cấp phép tài nguyên nước phải trên cơ sở các căn cứ sau đây:
a) Chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể phát triển ngành, lĩnh vực của tỉnh;
b) Quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh đã được phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch tài nguyên nước thì phải căn cứ vào khả năng nguồn nước và phải bảo đảm không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước;
c) Hiện trạng khai thác, sử dụng nước trong vùng; kết quả điều tra cơ bản, thăm dò nước dưới đất, tiềm năng, trữ lượng nước dưới đất;
d) Văn bản thẩm định của Sở Tài nguyên và Môi trường đối với hồ sơ cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước thuộc thẩm quyền UBND tỉnh;
đ) Nhu cầu khai thác, sử dụng nước, xả nước thải thể hiện trong đơn đề nghị cấp phép.
2. Trường hợp cấp phép xả nước thải vào nguồn nước, ngoài các căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều này còn phải căn cứ vào các quy định sau đây:
a) Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải, chất lượng của nguồn nước tiếp nhận nước thải; các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với hoạt động xả nước thải đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Chức năng của nguồn nước;
c) Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước;
d) Vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước.
Điều 14. Điều kiện cấp phép hoạt động tài nguyên nước
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tài nguyên nước phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Đã thực hiện việc thông báo, lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định tại Điều 2 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP .
Phương án, biện pháp xử lý nước thải thể hiện trong đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước phải bảo đảm nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; phương án thiết kế công trình hoặc công trình khai thác tài nguyên nước phải phù hợp với quy mô, đối tượng khai thác và đáp ứng yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước.
3. Đối với trường hợp xả nước thải vào nguồn nước, ngoài điều kiện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân khác đủ năng lực thực hiện việc vận hành hệ thống xử lý nước thải và quan trắc hoạt động xả nước thải đối với trường hợp đã có công trình xả nước thải;
b) Có phương án bố trí thiết bị, nhân lực để thực hiện việc vận hành hệ thống xử lý nước thải và quan trắc hoạt động xả nước thải đối với trường hợp chưa có công trình xả nước thải;
c) Đối với trường hợp xả nước thải vào nguồn nước có lưu lượng từ 10.000 m3/ ngày đêm trở lên, còn phải có phương án, phương tiện, thiết bị cần thiết để ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước và thực hiện việc giám sát hoạt động xả nước thải theo quy định.
4. Đối với trường hợp khai thác, sử dụng nước dưới đất với quy mô từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên, ngoài điều kiện quy định tại các Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, còn phải có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực thực hiện việc quan trắc, giám sát hoạt động khai thác nước theo quy định; trường hợp chưa có công trình thì phải có phương án bố trí thiết bị, nhân lực thực hiện việc quan trắc, giám sát hoạt động khai thác nước.
5. Đối với trường hợp khai thác, sử dụng nước mặt có xây dựng hồ, đập trên sông, suối phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 53 của Luật Tài nguyên nước, điều kiện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này và các điều kiện sau đây:
a) Có phương án bố trí thiết bị, nhân lực để vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước; phương án quan trắc khí tượng, thủy văn, tổ chức dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa theo quy định đối với trường hợp chưa có công trình;
b) Có quy trình vận hành hồ chứa; có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực để thực hiện việc vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước, quan trắc khí tượng, thủy văn và dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa theo quy định đối với trường hợp đã có công trình.
1. Thời hạn của giấy phép tài nguyên nước được quy định như sau:
a) Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển có thời hạn tối đa là mười lăm (15) năm, tối thiểu là năm (05) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là ba (03) năm, tối đa là mười (10) năm;
b) Giấy phép thăm dò nước dưới đất có thời hạn là hai (02) năm và được xem xét gia hạn một (01) lần, thời gian gia hạn không quá một (01) năm;
c) Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất có thời hạn tối đa là mười (10) năm, tối thiểu là ba (03) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là hai (02) năm, tối đa là năm (05) năm;
d) Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước có thời hạn tối đa là mười (10) năm, tối thiểu là ba (03) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là hai (02) năm, tối đa là năm (05) năm.
Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép với thời hạn ngắn hơn thời hạn tối thiểu quy định tại Khoản này thì giấy phép được cấp hoặc gia hạn theo thời hạn đề nghị trong đơn.
2. Căn cứ điều kiện của từng nguồn nước, mức độ chi tiết của thông tin, số liệu điều tra, đánh giá tài nguyên nước và hồ sơ đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép của tổ chức, cá nhân, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh quyết định cụ thể thời hạn của giấy phép.
Thực hiện theo quy định tại Điều 22, Nghị định số 201/2013/NĐ-CP .
Thực hiện theo quy định tại Điều 23, Nghị định số 201/2013/NĐ-CP .
Điều 18. Đình chỉ hiệu lực của giấy phép
Thực hiện theo quy định tại Điều 24, Nghị định số 201/2013/NĐ-CP .
Thực hiện theo quy định tại Điều 25, Nghị định số 201/2013/NĐ-CP .
Điều 20. Trả lại giấy phép, chấm dứt hiệu lực của giấy phép
Thực hiện theo quy định tại Điều 26, Nghị định số 201/2013/NĐ-CP .
Thực hiện theo quy định tại Điều 27, Nghị định số 201/2013/NĐ-CP .
a) Thăm dò, khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000 m3/ngày đêm;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng dưới 2 m3/giây;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy dưới 2.000 kw;
đ) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 50.000 m3/ngày đêm;
e) Khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng dưới 100.000 m3/ngày đêm;
g) Xả nước thải với lưu lượng dưới 30.000 m3/ngày đêm đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản;
h) Xả nước thải với lưu lượng dưới 3.000 m3/ngày đêm đối với các hoạt động khác.
2. Đối với các trường hợp cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép có lưu lượng lớn hơn hoặc bằng lưu lượng quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ thì do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện.
Điều 23. Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép
Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép (sau đây gọi chung là cơ quan tiếp nhận hồ sơ) bao gồm:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Đối với hồ sơ do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép, tổ chức, cá nhân xin giấy phép nộp 02 bộ hồ sơ cho Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường để được thẩm định, trình cấp giấy phép và 01 bộ hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường để quản lý.
Điều 24. Hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất
1. Hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 30 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP .
2. Mẫu hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT .
Điều 25. Hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất
1. Hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 31 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP .
2. Mẫu đơn, nội dung đề án, nội dung báo cáo đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT .
Điều 26. Hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển
1. Hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 32 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP .
2. Mẫu đơn, nội dung đề án, nội dung báo cáo đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT .
Điều 27. Hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
1. Hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào nguồn nước được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 33 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP .
2. Mẫu đơn, nội dung đề án, nội dung báo cáo đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào nguồn nước được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT .
Điều 28. Hồ sơ cấp lại giấy phép tài nguyên nước
1. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép tài nguyên nước được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 34 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP .
2. Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép tài nguyên nước được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT .
1. Tiếp nhận hồ sơ:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp hai (02) bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
b) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung hoàn thiện mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo rõ lý do.
2. Thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trong hồ sơ đề nghị cấp phép (sau đây gọi chung là đề án, báo cáo):
a) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường và lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo theo quy định. Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép;
b) Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, báo cáo thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép. Thời gian bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là hai mươi (20) ngày làm việc;
c) Trường hợp phải lập lại đề án, báo cáo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung đề án, báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.
3. Trả kết quả giải quyết hồ sơ cấp phép
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành giấy phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.
1. Tiếp nhận hồ sơ:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) nộp hai (02) bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
b) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung hoàn thiện mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo rõ lý do.
2. Thẩm định đề án, báo cáo đối với trường hợp gia hạn, điều chỉnh giấy phép:
a) Trong thời hạn hai mươi lăm (25) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường. Trường hợp đủ điều kiện gia hạn, điều chỉnh giấy phép thì trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép. Trường hợp không đủ điều kiện để gia hạn, điều chỉnh giấy phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo lý do không gia hạn, điều chỉnh giấy phép;
b) Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, báo cáo thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo và trả lại hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh giấy phép. Thời gian bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là hai mươi (20) ngày làm việc;
c) Trường hợp phải lập lại đề án, báo cáo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung đề án, báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ.
3. Thẩm định hồ sơ đối với trường hợp cấp lại giấy phép:
Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện để cấp lại giấy phép thì trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép. Trường hợp không đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo lý do.
4. Trả kết quả giải quyết hồ sơ cấp phép
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành giấy phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.
Điều 31. Trình tự, thủ tục đình chỉ giấy phép về tài nguyên nước
Trình tự, thủ tục đình chỉ giấy phép về tài nguyên nước được quy định tại Điều 37, Nghị định số 201/2013/NĐ-CP .
Điều 32. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép về tài nguyên nước
Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép về tài nguyên nước được quy định tại Điều 38, Nghị định số 201/2013/NĐ-CP .
Điều 33. Chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước
1. Điều kiện của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước được quy định tại Khoản 1, Điều 39, Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ;
2. Điều kiện của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước được quy định tại Khoản 2, Điều 39, Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ;
3. Việc chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước được thể hiện bằng hợp đồng giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng theo quy định của pháp luật dân sự và có các nội dung chính bao gồm theo quy định tại Khoản 3, Điều 39, Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ;
4. Hồ sơ chuyển nhượng được quy định tại Khoản 4, Điều 39, Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ;
5. Trình tự, thủ tục chuyển nhượng:
a) Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng nộp hai (02) bộ hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, chưa hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và có văn bản nêu rõ lý do;
b) Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định hồ sơ và trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định và cấp lại giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng. Thời hạn của giấy phép được cấp lại bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp trước đó.
Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện chuyển nhượng, chưa hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và có văn bản nêu rõ lý do, tổ chức, cá nhân chuyển nhượng được tiếp tục thực hiện giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước hoặc trả lại giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
6. Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước phải thực hiện nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí liên quan đến việc chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.
Điều 34. Việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng
Việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng được thực hiện theo Quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Điều 35. Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước
1. Tổ chức, cá nhân phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước bao gồm các trường hợp phải có cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước và thuộc các trường hợp sau đây:
a) Khai thác, sử dụng nước để phát điện thương mại;
b) Khai thác nước mặt, nước dưới đất để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp;
c) Khai thác nước dưới đất với quy mô từ 20 m3/ngày đêm trở lên để trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản.
2. Mức thu, phương pháp tính, phương thức thu, chế độ quản lý, sử dụng tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được thực hiện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính.
Điều 36. Phí, lệ phí cấp phép tài nguyên nước
1. Tổ chức, cá nhân khi được cấp phép hoạt động tài nguyên nước phải nộp phí thẩm định, lệ phí cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo quy định.
2. Mức thu phí thẩm định, lệ phí cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước được áp dụng theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
Điều 37. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước được quy định tại Điều 38, Luật Tài nguyên nước.
Điều 38. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước được quy định tại Điều 43, Luật Tài nguyên nước.
Điều 39. Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước đều bị xử phạt. Hình thức phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt được áp dụng theo quy định tại Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Điều 40. Trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước của Ủy ban nhân dân tỉnh
Trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước của Ủy ban nhân dân tỉnh được quy định tại Khoản 1, Điều 71, Luật tài nguyên nước và Điều 45 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP .
Điều 41. Trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh
2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước của Sở Tài nguyên và Môi trường bao gồm:
a) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước;
b) Chủ trì tổ chức thực hiện lập quy hoạch tài nguyên nước, kế hoạch điều tra cơ bản, điều hòa, phân phối tài nguyên nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
c) Chủ trì tổ chức thực hiện khoanh định, công bố vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, vùng cần bổ sung nhân tạo nước dưới đất và tham mưu UBND tỉnh công bố dòng chảy tối thiểu, ngưỡng khai thác nước dưới đất theo thẩm quyền, khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông và danh mục hồ, ao, đầm phá không được san lấp;
d) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước;
đ) Tổ chức thẩm định và trình UBND tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước và cho phép chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước theo thẩm quyền;
e) Thành lập hội đồng thẩm định hồ sơ trước khi cấp giấy phép đối với các trường hợp cần thiết;
g) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã việc cấp, đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
h) Chủ trì tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản, giám sát tài nguyên nước theo phân cấp; tổng hợp trình UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước, tình hình quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên địa bàn;
i) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan tổ chức việc lập và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh và tổ chức công bố, thực hiện
k) Hướng dẫn, kiểm tra việc trám lấp giếng không sử dụng theo quy định của pháp luật;
l) Tham gia tổ chức phối hợp liên ngành của Trung ương, thường trực tổ chức phối hợp liên ngành của địa phương về quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn nước lưu vực sông;
m) Xây dựng cơ sở dữ liệu; quản lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước;
n) Hướng dẫn và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước.
Điều 42. Trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
1. Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước theo quy định của pháp luật; phối hợp với cơ quan, tổ chức quản lý trạm quan trắc, đo đạc, giám sát tài nguyên nước, công trình thăm dò, khai thác nước, xả nước thải vào nguồn nước để bảo vệ các công trình này.
2. Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia theo thẩm quyền.
3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước; xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước; hòa giải, giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước theo thẩm quyền.
4. Định kỳ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp tình hình quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
5. Tổ chức đăng ký hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo thẩm quyền.
6. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giám sát các tổ chức, cá nhân hoạt động hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn, định kỳ ba (03) tháng báo cáo tình hình hoạt động về Ủy ban nhân dân cấp huyện. Ủy ban nhân dân cấp huyện định kỳ sáu (6) tháng trước ngày 15/6 và 15/12 hàng năm tổng hợp báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường.
7. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thống kê, cập nhật tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước của các cá nhân và hộ gia đình, định kỳ trước ngày 05/12 hàng năm báo cáo tình hình về Ủy ban nhân dân cấp huyện. Ủy ban nhân dân cấp huyện định kỳ trước ngày 15/12 hàng năm tổng hợp báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường.
Điều 43. Trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước của Sở, ngành liên quan
1. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện quy định về khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ lợi theo quy định của pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan xây dựng quy hoạch thủy lợi, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, bảo vệ nguồn nước để phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, khai thác nước phục vụ sinh hoạt nông thôn; đề xuất các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc sự cố ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng gây ra thiếu nước đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.
c) Xây dựng và thực hiện kế hoạch điều tiết nước hồ chứa, kế hoạch khai thác, sử dụng nước của các công trình khai thác nước trên sông theo quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa đã được cấp có thẩm quyền ban hành; có phương án bảo vệ an toàn cho các công trình cấp nước, thoát lũ, phòng chống và khắc phục hậu quả do nước gây ra.
d) Tổng hợp tình hình khai thác tài nguyên nước phục vụ cho ngành nông nghiệp và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
2. Sở Xây dựng:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch cấp, thoát nước khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư tập trung.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan đề xuất các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc sự cố ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng gây ra thiếu nước đối với khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh.
c) Tổng hợp tình hình khai thác tài nguyên nước phục vụ cho ngành xây dựng và cấp nước, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
3. Sở Giao thông Vận tải:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới giao thông thủy, xây dựng các công trình giao thông thủy nội địa và ven bờ biển; có phương án chủ động phòng chống ô nhiễm nguồn nước, gây xói lở bờ sông do các phương tiện tham gia giao thông thủy gây ra.
b) Tổng hợp tình hình khai thác tài nguyên nước phục vụ cho ngành giao thông vận tải và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước đến các đối tượng học sinh trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch đầu tư hàng năm và dài hạn cho các hoạt động liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước.
6. Sở Tài chính:
a) Chủ trì, phối hợp với với các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kinh phí hàng năm và dài hạn cho các hoạt động liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước.
b) Tham mưu chỉ đạo triển khai, hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính về tài nguyên nước theo quy định.
7. Sở Khoa học và Công nghệ:
a) Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan thẩm tra công nghệ của các dự án đầu tư có liên quan đến khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đáp ứng yêu cầu bảo vệ nguồn nước theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, pháp luật về môi trường và các pháp luật có liên quan.
b) Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan xây dựng các chương trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học, công nghệ nhằm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và xử lý, cải tạo, khôi phục nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tổ chức triển khai, chuyển giao, ứng dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài, dự án liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước vào sản xuất và đời sống.
8. Sở Công Thương:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan xây dựng quy hoạch, kế hoạch về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp và thủy điện trên địa bàn.
b) Tổng hợp tình hình khai thác tài nguyên nước phục vụ cho ngành Công thương và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
9. Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan giám sát chất lượng nguồn nước dùng cho sinh hoạt và công bố những khu vực có chất lượng nguồn nước đảm bảo và không đảm bảo tiêu chuẩn dùng cho mục đích sinh hoạt.
10. Công an tỉnh và Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng quy hoạch, kế hoạch khai thác tài nguyên nước phục vụ cho an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
11. Ban Quản lý Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc quản lý hoạt động tài nguyên nước tại các khu vực được giao quản lý.
12. Đài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Thừa Thiên Huế: Cung cấp cho Sở Tài nguyên và Môi trường danh mục và vị trí các trạm thuỷ văn chuyên dùng, tài liệu khí tượng thuỷ văn hiện có, các yếu tố khí tượng thuỷ văn được quan trắc, những điều kiện khí tượng thuỷ văn chủ yếu trong tỉnh. Định kỳ hàng tháng, quý, năm có trách nhiệm cung cấp kết quả quan trắc khí tượng thuỷ văn và dự báo tình hình khí tượng thuỷ văn 10 ngày, tháng, quý, năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh.
13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các thành viên của tổ chức và nhân dân tham gia bảo vệ tài nguyên nước; giám sát việc thực hiện pháp luật về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.
14. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Thừa Thiên Huế chịu trách nhiệm trong việc tổ chức tuyên truyền các văn bản, quy định của trung ương và của tỉnh có liên quan đến hoạt động về tài nguyên nước để các tổ chức, cá nhân biết và thực hiện đúng theo quy định.
15. Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế:
a) Chịu trách nhiệm cung cấp sơ đồ, bản đồ khoanh vùng và công bố công khai những khu vực đã có mạng lưới cấp nước tập trung cho Sở Tài nguyên và Môi trường; đảm bảo việc cung cấp đủ lưu lượng và chất lượng nước cho các tổ chức, cá nhân tại những khu vực đã có mạng lưới cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnh; Thực hiện chế độ báo cáo về tài nguyên nước theo quy định.
Điều 44. Trách nhiệm hướng dẫn thi hành
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm hướng dẫn, phổ biến và tổ chức thực hiện Quy định này. Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo chức năng và nhiệm vụ của mình có trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Quy định này của các tổ chức, cá nhân liên quan.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, phát sinh hoặc có sự thay đổi theo quy định của pháp luật, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.