ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 700/QĐ-UBND |
Tuyên Quang, ngày 23 tháng 12 năm 2008 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05/11/2004 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07-02-2005 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29-9-2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định 99/2008/NĐ-CP ngày 03/9/2008 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Yên Sơn để mở rộng thị xã Tuyên Quang và thành lập một số phường thuộc thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang;
Căn cứ Quyết định số 06/2002/QĐ-TTg ngày 07/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 162/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 15/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể đường Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 13/2008/QĐ-BGTVT ngày 06/8/2008 của Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển Giao thông Vận tải đường thuỷ nội địa Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 100/2008/QĐ-TTg ngày 15/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1686/QĐ-TTg ngày 20/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 70/QĐ-UB ngày 04/9/2004 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020;
Sau khi xem xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tại Tờ trình số 260/TTr-SGTVT ngày 27/11/2008 về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020, với các nội dung chính như sau:
I. Quan điểm, mục tiêu phát triển giao thông vận tải đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020:
1. Quan điểm phát triển:
- Giao thông vận tải đường bộ là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung và kết cấu hạ tầng giao thông nói riêng, phải đầu tư phát triển trước một bước để tạo tiền đề, làm động lực phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đáp ứng tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, góp phần tăng cường an ninh, quốc phòng của đất nước.
- Coi trọng việc duy trì, củng cố, nâng cấp để tận dụng tối đa năng lực kết cấu hạ tầng giao thông hiện có, đồng thời với việc đầu tư xây dựng công trình mới thực sự có nhu cầu; chú trọng nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông tại các khu kinh tế trọng điểm, các khu đô thị, các trục giao thông đối ngoại, tăng năng lực đảm bảo giao thông đường bộ thông suốt trên địa bàn tỉnh.
- Phát triển giao thông vận tải đường bộ hợp lý, đồng bộ trong một quy hoạch thống nhất có phân công, phân cấp và hợp tác liên kết giữa các phương thức vận tải, phù hợp với điều kiện địa lý, tạo thành một mạng lưới giao thông thông suốt và có hiệu quả trên phạm vi toàn quốc.
- Phát huy tối đa lợi thế địa lý của đất nước, phát triển hệ thống giao thông đường bộ phục vụ phát triển kinh tế đối ngoại, hội nhập khu vực và quốc tế.
- Ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện vận tải khách công cộng.
- Phát triển giao thông nông thôn, đặc biệt là giao thông ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, hỗ trợ đắc lực cho Chương trình xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, vật liệu mới, công nghệ mới vào các lĩnh vực thiết kế, xây dựng, khai thác giao thông vận tải đường bộ. Coi trọng việc phát triển nguồn lực cho nhu cầu phát triển ngành.
- Phát huy nội lực, thực hiện các giải pháp để tạo nguồn vốn đầu tư trong nước phù hợp với điều kiện thực tế. Đồng thời, tranh thủ tối đa nguồn vốn đầu tư của nước ngoài dưới các hình thức viện trợ phát triển chính thức (ODA), đầu tư trực tiếp (FDI) và hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT)... Các tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hay gián tiếp kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có trách nhiệm trả phí và lệ phí để bồi hoàn vốn đầu tư xây dựng và bảo trì công trình.
- Bảo vệ công trình giao thông đường bộ là trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, các ngành và của mỗi người dân.
2. Mục tiêu quy hoạch:
- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong vận tải đường bộ để nâng cao năng lực, chất lượng phục vụ với giá cả hợp lý. Áp dụng các cơ chế, chính sách, khuyến khích phát triển vận tải công cộng đô thị, vận tải ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, đảm bảo nhu cầu vận tải ở những vùng có khó khăn.
- Tiếp tục củng cố, khôi phục, nâng cấp các công trình giao thông đường bộ hiện có, đầu tư mới những công trình trọng điểm để nâng cao năng lực vận tải, hoàn chỉnh mạng lưới giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt đồng thời xây dựng mới một số công trình có yêu cầu cấp thiết, đối với những công trình xây dựng mới, thực hiện xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
- Đến hết năm 2008: Hoàn thành xây dựng cầu và đường dẫn cầu An Hoà, cầu Tân Hà, QL2 đoạn tránh thị xã Tuyên Quang, cải tạo nâng cấp QL37 (đoạn Bình Thuận - suối khoáng Mỹ Lâm); triển khai xây dựng QL279, cải tạo nâng cấp QL37 (Đoạn Đèo Khế - Thị xã Tuyên Quang). Khởi công xây dựng đường dẫn cầu Tân Hà, cầu Tứ Quận, cầu Bình Trù, cầu Chả.
- Từ năm 2009 - 2010: Hoàn thành xây dựng cải tạo, nâng cấp QL37 (đoạn Đèo Khế - Thị xã Tuyên Quang), đường dẫn cầu Tân Hà, cầu Tứ Quận, cầu Bình Trù, cầu Chả. Nhựa hoá hoặc bê tông xi măng 100% các tuyến đường tỉnh ĐT190 (ĐT.176 cũ), ĐT185, ĐT187, ĐT188 hiện có; triển khai cải tạo, nâng cấp toàn tuyến QL2C, xây dựng đường Hồ Chí Minh; cải tạo nâng cấp đường tỉnh ĐT.186, ĐT.189. Phát triển đường giao thông thôn bản đạt tỷ lệ 100% thôn bản có đường ô tô đến trung tâm.
- Từ năm 2011 - 2015: Hoàn thành xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh, QL2C, QL279, cải tạo nâng cấp tuyến đường tỉnh ĐT.186, ĐT.189; triển khai xây dựng đường sắt, đường cao tốc, QL37B, QL2B; xây dựng đường tỉnh (các đoạn mở mới) theo quy hoạch gồm có ĐT190 (ĐT.176 cũ), ĐT185, ĐT188, ĐT189, ĐT186; đồng thời với việc nâng cấp, xây dựng mới đường đô thị, đường huyện phù hợp với quy hoạch.
- Từ năm 2016 - 2020: Hoàn thiện và từng bước hiện đại hoá mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
II. Nội dung chủ yếu của quy hoạch tổng thể:
1. Quy hoạch phát triển hệ thống đường bộ: (Chi tiết xem bảng phụ lục 01).
1.1. Quy hoạch phát triển Quốc lộ và đường Cao tốc:
- Quốc lộ gồm 07 tuyến: QL2, QL2C, QL279, QL37, đường Hồ Chí Minh, QL37B, QL2B với tổng chiều dài 768,55 Km, quy hoạch đường cấp III miền núi. Riêng đường cao tốc Tuyên Quang - Đoan Hùng được quy hoạch điều chỉnh hướng tuyến đi theo hướng tuyến đường Hồ Chí Minh với quy mô đường cấp I (bề rộng nền đường 32,5m, bề rộng mặt đường 22,5m).
- Không thực hiện đoạn tuyến cao tốc quy hoạch qua địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thuộc tuyến Côn Minh - Hải Phòng, vì hiện nay đường cao tốc Côn Minh - Hải Phòng đã được điều chỉnh hướng tuyến.
1.2. Quy hoạch phát triển đường tỉnh:
- Gồm 6 tuyến: ĐT.185, ĐT.186, ĐT.187, ĐT.188, ĐT.189, ĐT.190 với tổng chiều dài 595,6 Km, quy hoạch đường cấp IV, miền núi.
- Sửa tên đường tỉnh ĐT.176 thành ĐT.190 (Theo Quyết định số 249/QĐ-UBND ngày 22/6/2006 của UBND tỉnh về việc đổi số hiệu đường tỉnh ĐT.176, tỉnh Tuyên Quang).
- Điều chỉnh hướng tuyến đường tỉnh ĐT.188 đoạn từ xã Bình An, huyện Chiêm Hoá đến xã Xuân Lập, huyện Na Hang thành 02 đoạn tuyến cụ thể như sau: Đoạn 1: Bình An - Lang Can - Xuân Lập. Đoạn 2: Lang Can - Khuôn Hà.
1.3. Quy hoạch phát triển đường huyện:
Gồm 76 tuyến với tổng chiều dài 811,75 Km, quy hoạch đường cấp V, miền núi trong đó:
- Huyện Na Hang: 13 tuyến với tổng chiều dài 194,5 Km.
- Huyện Chiêm Hoá: 18 tuyến với tổng chiều dài 202,0 Km.
- Huyện Hàm Yên: 9 tuyến với tổng chiều dài 91,2 Km.
- Huyện Yên Sơn: 16 tuyến với tổng chiều dài 160,04 Km.
- Huyện Sơn Dương: 18 tuyến với tổng chiều dài 152,01 Km.
- Thị xã Tuyên Quang: 02 tuyến với tổng chiều dài 12,0 Km.
1.4. Quy hoạch phát triển đường đô thị:
Gồm 140 tuyến với tổng chiều dài 162,6 Km, quy hoạch theo tiêu chuẩn đường đô thị, trong đó:
- Huyện Na Hang: 10 tuyến với tổng chiều dài 11,95 Km.
- Huyện Chiêm Hoá: 16 tuyến với tổng chiều dài 19,65 Km.
- Huyện Hàm Yên: 7 tuyến với tổng chiều dài 9,25 Km.
- Huyện Yên Sơn: 01 tuyến với tổng chiều dài 4,0 Km.
- Huyện Sơn Dương: 01 tuyến với tổng chiều dài 1,6 Km.
- Thị xã Tuyên Quang: 105 tuyến với tổng chiều dài 116,15 Km.
1.5. Quy hoạch phát triển đường vành đai:
Gồm 02 tuyến với tổng chiều dài 86 Km, quy hoạch theo tiêu chuẩn đường đô thị, trong đó:
- Đường vành đai I dài 28,0 Km.
- Đường vành đai II dài 58,0 Km.
1.6. Quy hoạch phát triển đường thôn bản:
- Số thôn, bản đã có đường ô tô đến trung tâm: 2033 thôn, bản (3.675,5 Km), đạt 97,69%; số thôn bản chưa có đường ô tô đến trung tâm: 48 thôn, bản (ước khoảng 151,7Km), (Huyện Na Hang 22 thôn bản, 65,9Km; huyện Hàm Yên 3 thôn bản, 7Km; huyện Chiêm Hoá 6 thôn bản, 18,2Km; huyện Yên Sơn 17 thôn bản, 60,6Km). Phấn đấu đến năm 2010 có 100% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm.
2. Quy hoạch phát triển đường sắt: (Chi tiết xem bảng phụ lục 02).
- Tuyến đường sắt Thái Nguyên - Tuyên Quang - Yên Bái với chiều dài 46,4Km, quy hoạch cấp kỹ thuật cấp 2, khổ đường 1435mm.
3. Quy hoạch phát triển đường sông và bến cảng: (Chi tiết xem bảng phụ lục 03).
- Bổ sung 04 bến thuỷ vùng lòng hồ thuỷ điện Tuyên Quang tại thị trấn Na Hang, xã Đà Vị, xã Yên Hoa, xã Thượng Lâm, huyện Na Hang.
- Tuyến đường sông từ Việt Trì - Tuyên Quang dài 116,2Km quy hoạch luồng tuyến cấp III; đoạn từ Tuyên Quang - Na Hang dài 72,5Km quy hoạch luồng tuyến cấp IV-V.
- Các cảng sông: Cảng Tuyên Quang, cảng An Hoà, cảng Z2, cảng Gềnh Giềng, cảng Gềnh Quýt.
4. Quy hoạch phát triển bến xe, điểm đỗ, trạm nghỉ dừng xe:
- Bổ sung quy hoạch các bến xe khách và các điểm đỗ trên địa bàn tỉnh và bến xe khách kết hợp trạm nghỉ phía bắc và phía nam thị xã Tuyên Quang tại Km127+500, QL2 xã Thái Long và Km140, QL2, xã Ỷ La.
5. Quy hoạch phát triển đường hàng không:
- Điều chỉnh từ quy hoạch tuyến đường hàng không thành quy hoạch sân bay thuộc địa phận xã An Tường, xã An Khang, thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
6. Các giải pháp chính sách chủ yếu:
- Hàng năm ưu tiên các nguồn vốn đầu tư để kịp thời phát triển hệ thống giao thông theo quy hoạch, từng bước đáp ứng nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Xã hội, An ninh - Quốc phòng của tỉnh.
- Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển mạnh cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, các cơ sở kinh tế, thương mại du lịch và cho phép tỉnh Tuyên Quang sớm triển khai xây dựng tuyến đường sắt Thái Nguyên - Tuyên Quang - Yên Bái, tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa phận tỉnh Tuyên Quang; các tuyến quốc lộ quy hoạch 2B, 37B.
- Ưu tiên bố trí đủ vốn đáp ứng tiến độ phát triển hệ thống giao thông giai đoạn 2006 - 2010 đối với các dự án thuộc nguồn vốn địa phương.
- Ưu tiên bố trí vốn đầu tư mở mới các tuyến đường thôn bản chưa có đường ô tô đến trung tâm.
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong mọi lĩnh vực công nghiệp, nông, ngư nghiệp, xây dựng, thương mại, du lịch v.v… làm cơ sở cho giao thông vận tải phát triển.
- Tiếp tục đổi mới và ban hành cơ chế chính sách khuyến khích phát triển kinh tế cũng như phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, tích cực thu hút các nhà đầu tư vào Tuyên Quang, tạo điều kiện thu hút lao động, phát triển các ngành nghề, nâng cao đời sống nhân dân.
Điều 2: Tổ chức quản lý, thực hiện Quy hoạch:
1. Trên cơ sở nội dung quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông tỉnh Tuyên Quang được duyệt tại Quyết định số 70/QĐ-UB ngày 04 tháng 9 năm 2004 và nội dung điều chỉnh, bổ sung tại Quyết định này, giao trách nhiệm cho Giám đốc Sở Giao thông Vận tải chủ trì phối hợp với các ngành chức năng, UBND các huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, trong đó tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm:
1.1. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cụ thể hoá các kế hoạch mở mới, nâng cấp các tuyến đường giao thông hàng năm phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để đến năm 2020 hoàn thành đúng quy hoạch các tuyến giao thông trên địa bàn tỉnh; theo dõi, hướng dẫn kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch; đề xuất những giải pháp cần thiết để thực hiện quy hoạch trình Uỷ ban nhân dân tỉnh.
1.2. Phối hợp với các ngành chức năng, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã triển khai thực hiện:
- Lập hồ sơ quy hoạch chi tiết và cắm cọc hướng tuyến ngoài thực địa các tuyến đường quy hoạch để thực hiện công tác quản lý, đặc biệt đối với các tuyến đường trọng điểm, các tuyến đường đi qua các khu công nghiệp, khu dịch vụ, du lịch. Bàn giao hệ thống cọc mốc cho UBND các cấp bảo vệ và quản lý.
- Quản lý theo dõi phát triển giao thông đường bộ bằng phần mềm máy tính, thường xuyên tiến hành cập nhật số liệu, định kỳ hàng năm tổ chức hội nghị trao đổi, rút kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ làm công tác quản lý phát triển giao thông đường bộ.
- Tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới giao thông của tỉnh đến năm 2010 và định hướng phát triển 2020, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của ngành và huyện, thị xã.
2. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND tỉnh về quản lý thực hiện quy hoạch mạng lưới giao thông trên địa bàn đã được phê duyệt.
3. Sở Giao thông Vận tải, UBND các huyện, thị xã, các cơ quan quản lý đường bộ theo phân cấp phải tăng cường công tác quản lý hành lang bảo vệ đường bộ theo quy định của Nhà nước và của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, UBND các huyện, thị xã, các lâm trường, Trung tâm nghiên cứu - sản xuất và chuyển giao công nghệ giống cây lâm nghiệp và các đơn vị quản lý đường bộ tổ chức trồng và bảo vệ cây ven lộ, đặc biệt các tuyến đường Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện đúng quy trình kỹ thuật và kế hoạch được giao hàng năm.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các nội dung quy định trước đây trái với Quyết định này không còn hiệu lực thi hành.
Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Tài nguyên - Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương; Thông tin và Truyền thông, Văn hoá - Thể thao và Du lịch; Giám đốc Điện lực Tuyên Quang, Giám đốc Công ty cấp - thoát nước, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY
BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.