UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 695/QĐ-UBND | Lạng Sơn, ngày 23 tháng 5 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI BỔ SUNG LĨNH VỰC BẢO TRỢ XÃ HỘI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 697/QĐ-LĐTBXH ngày 03/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố thủ tục hành chính ban hành mới, sửa đổi bổ sung lĩnh vực Bảo trợ xã hội thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 06/2014/QĐ-UBND ngày 05/5/2014 của UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp công bố, công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 05 thủ tục hành chính mới ban hành, 01 thủ tục hành chính sửa đổi bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Lạng Sơn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Tư pháp; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã (phường, thị trấn) và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT.CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI BỔ SUNG LĨNH VỰC BẢO TRỢ XÃ HỘI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 695 /QĐ-UBND ngày 23 tháng 5 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn)
PHẦN I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI BỔ SUNG
1. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH
STT | Tên thủ tục hành chính |
1 | Thủ tục tiếp nhận người cao tuổi vào nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội cấp tỉnh quản lý |
2 | Thủ tục cấp giấy phép hoạt động cơ sở chăm sóc người khuyết tật đối với: - Cơ sở thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thành lập; - Cơ sở do cơ quan, tổ chức cấp tỉnh thành lập; - Cơ sở do tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập. |
3 | Thủ tục cấp lại giấy phép do bị mất, hư hỏng; điều chỉnh giấy phép khi cơ sở chăm sóc người khuyết tật thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở chính, người đứng đầu, phạm vi, nội dung dịch vụ, đối với: - Cơ sở thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thành lập; - Cơ sở do cơ quan, tổ chức cấp tỉnh thành lập; - Cơ sở do tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập |
4 | Thủ tục quyết định công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật |
5 | Thủ tục Gia hạn quyết định công nhận cơ sở sản xuất kinh doanh có từ 30% lao động trở lên là người khuyết tật |
2. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI BỔ SUNG
STT | Cơ sở dữ liệu QG | Tên thủ tục hành chính |
1 | T-LSN-147877-TT | Thủ tục tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào cơ sở bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền thành lập của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh |
PHẦN II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI BỔ SUNG
I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH
1. Thủ tục tiếp nhận người cao tuổi vào nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội cấp tỉnh quản lý
a) Trình tự, thời gian thực hiện:
- Bước 1: Người cao tuổi hoặc gia đình, người thân, người giám hộ lập 01 bộ hồ sơ gồm có đơn và sơ yếu lý lịch của người cao tuổi, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của người cao tuổi, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ và niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, đồng thời thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong địa bàn xã, thời gian niêm yết là 03 ngày làm việc.
Nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại thì Hội đồng xét duyệt hoàn thiện hồ sơ theo quy định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết. Trường hợp có khiếu nại, tố cáo của công dân thì trong thời hạn 10 ngày, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể và công khai trước nhân dân.
- Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do cấp xã gửi, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện văn bản đề nghị Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội do cấp tỉnh quản lý. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm ký văn bản đề nghị Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội do cấp tỉnh quản lý.
- Bước 4: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của cấp huyện, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét và quyết định tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội; trường hợp không tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại UBND cấp xã.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn của người cao tuổi hoặc gia đình, người thân, người giám hộ.
- Sơ yếu lý lịch của người cao tuổi (có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã).
- Biên bản kết luận của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã.
- Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Quyết định tiếp nhận của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Giấy tờ liên quan khác (nếu có).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
d) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: người cao tuổi hoặc gia đình, người thân, người giám hộ người cao tuổi.
đ) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Không
e) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định tiếp nhận người cao tuổi vào cơ sở bảo trợ xã hội
g) Lệ phí: Không
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có
i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng những người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng.
- Người từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trợ cấp xã hội hằng tháng.
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi;
- Thông tư số 17/2011/TT-BLĐTBXH ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định hồ sơ, thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội hằng tháng, hỗ trợ chi phí mai táng và tiếp nhận người cao tuổi vào cơ sở bảo trợ xã hội.
2. Thủ tục cấp giấy phép hoạt động cơ sở chăm sóc người khuyết tật đối với:
- Cơ sở thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thành lập;
- Cơ sở do cơ quan, tổ chức cấp tỉnh thành lập;
- Cơ sở do tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập
a) Trình tự, thời gian thực hiện:
- Bước 1: Cơ sở chăm sóc người khuyết tật lập hồ sơ theo quy định, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cấp giấy phép hoạt động.
Trong trường hợp hồ sơ của cơ sở xin cấp giấy phép hoạt động chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan cấp giấy phép phải thông báo cho cơ sở biết để hoàn thiện hồ sơ.
Trường hợp cơ sở xin cấp giấy phép hoạt động không đủ điều kiện để cấp giấy phép thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản cho cơ sở về lý do không đủ điều kiện cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ gồm có:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật;
- Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
d) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan, tổ chức thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
- Cơ quan, tổ chức cấp tỉnh;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài.
đ) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội
- Cơ quan phối hợp: Không.
e) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật.
g) Lệ phí: Không
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có
i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010;
- Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.
3. Thủ tục cấp lại giấy phép do bị mất, hư hỏng; điều chỉnh giấy phép khi cơ sở chăm sóc người khuyết tật thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở chính, người đứng đầu, phạm vi, nội dung dịch vụ đối với:
- Cơ sở thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thành lập;
- Cơ sở do cơ quan, tổ chức cấp tỉnh thành lập;
- Cơ sở do tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập
a) Trình tự, thời gian thực hiện:
- Bước 1: Cơ sở chăm sóc người khuyết tật lập hồ sơ theo quy định, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cấp lại hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt động.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ gồm có:
- Văn bản đề nghị điều chỉnh, cấp lại giấy phép;
- Giấy tờ chứng minh, giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật bị mất, bị hư hỏng (đối với trường hợp cấp lại giấy phép);
- Giấy tờ chứng minh thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở chính, người đứng đầu, phạm vi, nội dung dịch vụ (đối với trường hợp điều chỉnh giấy phép).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
d) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Cơ sở chăm sóc người khuyết tật thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thành lập; Cơ sở do tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập; Cơ sở do cơ quan, tổ chức cấp tỉnh thành lập
đ) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Cơ quan phối hợp: Không.
e) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật được cấp lại hoặc điều chỉnh về nội dung.
g) Lệ phí: Không
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có
i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010;
- Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.
4. Thủ tục Quyết định công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật
a) Trình tự, thời gian thực hiện:
- Bước 1: Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật lập 01 bộ hồ sơ theo quy định, gửi (trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện) đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi Cơ sở có trụ sở chính.
- Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định và quyết định công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật hoặc có văn bản thông báo lý do không đủ điều kiện để công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ gồm có:
- Văn bản đề nghị của cơ sở sản xuất, kinh doanh;
- Bản sao Quyết định thành lập hoặc bản sao giấy phép hoạt động của cơ sở;
- Danh sách lao động là người khuyết tật và bản sao Giấy xác nhận khuyết tật của những người khuyết tật có trong danh sách;
- Bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của những người khuyết tật đang làm việc.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
d) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật hoạt động theo quy định Luật doanh nghiệp.
đ) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Cơ quan phối hợp: Không.
e) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định về việc công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật
g) Lệ phí: Không
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có
i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010;
- Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.
- Thông tư số 26/2012/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
5. Thủ tục Gia hạn quyết định công nhận cơ sở sản xuất kinh doanh có từ 30% lao động trở lên là người khuyết tật
a) Trình tự, thời gian thực hiện:
- Bước 1: Trong thời hạn 01 (một) tháng trước khi hết hạn của Quyết định công nhận, Cơ sở sản xuất, kinh doanh lập hồ sơ theo qui định, gửi (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi Cơ sở có trụ sở chính.
- Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định và quyết định gia hạn; hoặc có văn bản thông báo lý do không đủ điều kiện để gia hạn cơ sở sản xuất, kinh doanh có từ 30% lao động trở lên là người khuyết tật.
b) Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Quyết định công nhận đã được cấp (bản copy);
- Công văn đề nghị gia hạn, trong đó nêu rõ tổng số lao động hiện có của Cơ sở, số lượng lao động là người khuyết tật; kèm theo Danh sách lao động là người khuyết tật, có ghi chú rõ về những trường hợp là người khuyết tật mới vào làm việc tại Cơ sở kể từ sau khi Cơ sở được cấp Quyết định công nhận (nếu có);
- Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật và bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của những người khuyết tật mới vào làm việc tại Cơ sở kể từ sau khi Cơ sở được cấp Quyết định công nhận (nếu có).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
d) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Cơ sở sản xuất, kinh doanh
đ) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan có liên quan.
e) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định gia hạn công nhận cơ sở sản xuất kinh doanh có từ 30% lao động trở lên là người khuyết tật
g) Lệ phí: Không
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có
i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật;
- Thông tư số 26/2012/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.
II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI BỔ SUNG
1. Thủ tục tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào cơ sở bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền thành lập của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Trình tự, thời gian thực hiện:
- Bước 1: Đối tượng lập bộ hồ sơ theo quy định, gửi cơ sở bảo trợ xã hội.
- Bước 2: Cơ sở bảo trợ xã hội xem xét hồ sơ và trình Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở bảo trợ xã hội ra quyết định tiếp nhận đối với các đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp nuôi dưỡng từ ngân sách nhà nước theo quy định của Chính phủ, hoặc giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội ra quyết định tiếp nhận đối với các đối tượng tự nguyện.
b) Cách thức thực hiện: nộp hồ sơ trực tiếp
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ gồm có:
- Đơn đề nghị của đối tượng hoặc gia đình, người thân, người giám hộ có đề nghị của Trưởng thôn và Ủy ban nhân dân xã phường, thị trấn nơi đối tượng cư trú;
- Lý lịch trích ngang của đối tượng;
- Giấy khai sinh đối với trẻ em (trường hợp trẻ em bị bỏ rơi phải làm thủ tục đăng ký khai sinh theo quy định tại Điều 16 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch);
- Văn bản xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về tình trạng tàn tật đối với người tàn tật (nếu có), người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS;
- Biên bản của Hội đồng xét duyệt cấp xã hoặc văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu có).
* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
d) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Các đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại Điều 5 của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
- Các đối tượng tự nguyện vào cơ sở bảo trợ xã hội.
đ) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cơ sở bảo trợ xã hội
- Cơ quan phối hợp: Không
e) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định tiếp nhận.
- Đối với đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại Điều 5 của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ: Quyết định tiếp nhận của Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở bảo trợ xã hội.
- Đối với đối tượng tự nguyện: Quyết định tiếp nhận của Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội.
g) Lệ phí: Không
h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có
i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Đối với các đối tượng tự nguyện vào cơ sở bảo trợ xã hội: Phải đóng góp kinh phí hoặc có người thân, người nhận bảo trợ đóng góp kinh phí.
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.
- Nghị định số 81/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP .
* Ghi chú: Phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung của thủ tục hành chính.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.