CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 68-CT | Hà Nội, ngày 20 tháng 2 năm 1984 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 68-CT NGÀY 20-2-1984 VỀ VIỆC QUẢN LÝ THỐNG NHẤT Ô TÔ CHUYÊN DÙNG VẬN CHUYỂN GỖ VÀ CÁC CƠ SỞ CƯA XẺ GỖ DÂN DỤNG VÀO NGÀNH LÂM NGHIỆP.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Để bảo vệ và sử dụng tốt tài nguyên gỗ và sử dụng gỗ đúng mục đích, yêu cầu, phân phối đúng đối tượng, tận dụng hợp lý và triệt để các phương tiện vận chuyển gỗ chuyên dùng và các cơ sở cưa xẻ, chế biến gỗ dân dụng hiện có ở các địa phương và các ngành Trung ương nhằm đáp ứng kế hoạch phát triển kinh tế của đất nước và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân;
Căn cứ Chỉ thị 14 của Bộ Chính trị về cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp, Giao thông vận tải và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 - Nay giao cho ngành lâm nghiệp quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương các phương tiện vận chuyển gỗ chuyên dùng, bao gồm các loại xe REO, xe Lô Bồi. Các ngành và địa phương không có chức năng vận chuyển gỗ đang quản lý hai loại xe này thì chuyển giao cho ngành lâm nghiệp (ở Trung ương thì chuyển giao cho Bộ Lâm nghiệp, ở địa phương thì chuyển giao cho Sở lâm nghiệp).
Điều 2 - Đối với các xe REO, xe Lô - Bồi tư nhân, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố có kế hoạch chu đáo cải tạo họ theo hình thức công tư hợp doanh hoặc quốc doanh. Phải tăng cường giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, đề phòng họ phá hoại xe và phụ tùng. Từ nay việc vận chuyển gỗ thống nhất giao cho quốc doanh hoặc công tư hợp doanh của ngành giao thông vận tải và lâm nghiệp thực hiện.
Điều 3 - Việc vận chuyển gỗ bằng ô tô chuyên dùng chỉ được áp dụng từ bãi một ra bãi hai, do ngành lâm nghiệp đảm nhận; vận chuyển gỗ đường dài phải dùng phương tiện xe lửa và đường thuỷ để vận chuyển, do ngành giao thông, vận tải đảm nhận. Những trường hợp đặc biệt phải vận chuyển gỗ tròn bằng ô tô phải được phép của Bộ Giao thông vận tải, theo Quyết định số 166-HĐBT ngày 22-9-1982 của Hội đồng Bộ trưởng.
Điều 4 - Để tận dụng phương tiện vận chuyển gỗ chuyên dùng của các tỉnh, Bộ Lâm nghiệp được phép huy động phương tiện của các tỉnh để vận chuyển số gỗ tròn từ bãi 1 ra bãi 2 theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao cho tỉnh, trước tiên phải vận chuyển hết số gỗ cho tỉnh và thành phố đó rồi mới tiếp tục vận chuyển cho địa phương khác.
Từ nay ngoài số gỗ tròn, Bộ Lâm nghiệp sẽ vận chuyển và giao cho địa phương một số gỗ xẻ theo yêu cầu, quy cách của địa phương, giao luôn cả bìa bắp, địa phương phải thanh toán tiền cưa xẻ cho Bộ Lâm nghiệp.
Điều 5 - Giao cho ngành lâm nghiệp quản lý thống nhất các cơ sở cưa xẻ gỗ và chế biến đồ mộc theo đúng Quyết định số 17-CP ngày 3-2-1972 của Hội đồng Chính phủ về quản lý thống nhất việc khai thác, thu mua, phân phối gỗ và các cơ sở cưa xẻ gỗ và Chỉ thị số 114-TTg ngày 9-5-1974 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện quản lý thống nhất các cơ sở cưa xẻ gỗ. Các ngành đang quản lý các cơ sở này phải chuyển giao cho ngành lâm nghiệp (ở Trung ương chuyển giao cho Bộ Lâm nghiệp, ở địa phương chuyển giao cho Sở lâm nghiệp). Đối với các ngành có nhu cầu phát triển cưa xẻ, chế biến gỗ chuyên dùng phải được Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp cấp giấy phép và chịu sự chỉ đạo thống nhất về chuyên môn của ngành lâm nghiệp.
Điều 6 - Các Bộ Vật tư, Tài chính, Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Lâm nghiệp chỉ đạo các ngành, các địa phương liên quan đánh giá tài sản và hướng dẫn các thủ tục bàn giao.
Điều 7 - Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp, Giao thông vận tải, Tài chính, Vật tư, thủ trưởng các ngành có liên quan ở Trung ương và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ban hành.
| Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.