TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP Số : 675-LN-QD | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA Hà Nội, ngày 05 tháng10 năm 1963 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHẾ ĐỘ XUỐNG CÔNG TÁC THỰC TẾ Ở CƠ SỞ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ NHÂN VIÊN CÁC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP
Căn cứ nghị định số 140- CP ngày 29-9-1961 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục lâm nghiệp.
Căn cứ nghị quyết ngày 17-1-1962 của Hội đồng Chính phủ và chỉ thị số 74-TTg ngày 13-7-1962 về viêc cải tiến tổ chức tinh giản bộ máy, giảm nhẹ biên chế.
Căn cứ nghị định số 24-CP ngày 13-3-1963 của Hội đồng Chính phủ ban hành điều lệ tuyển dụng và cho thôi việc đối với công nhân, viên chức Nhà nước.
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: - Nay ban hành kèm theo quyết định này chế độ xuống công tác thực tế ở cơ sở áp dụng đối với cán bộ nhân viên các cơ quan trung ương của Tổng cục lâm nghiệp để dần dần tăng cường cho cơ sở đồng thời thưc hiện việc đào tạo cán bộ nhân viên trong thực tế công tác thực tế sản xuất.
Điều 2: - Các ông vụ trưởng vụ Tổ chức cán bộ, chánh văn phòng, cục trưởng, viện trưởng các cục, vụ, viện thuộc Tổng cục lâm nghiệp chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| TỒNG CỤC TRƯỞNG |
CHẾ ĐỘ
XUỐNG CÔNG TÁC THỰC TẾ Ở CƠ SỞ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC CÁN BỘ NHÂN VIÊN CÁC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP
Thi hành nghị quyết của Hội đồng Chính phủ ngày 17-1-1962 và chỉ thị số 74-TTg ngày 15-7-1962 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục lâm nghiệp đã tiến hành việc cải tiến tổ chức; tinh giản bộ máy, giảm nhẹ biên chế và đã đạt được một số kết quả, bước đầu. Theo chỉ thị số 74-TTg, trong khi tiếp tục công tác nói trên “cần chú trọng tăng cường, nhất là về cán bộ, cho cơ sở, cho các xí nghiệp, công trường, nông trường… Vì cơ sở là nơi quần chúng chiến đấu để thực hiện các chủ trương, chính sách, kế hoạch Nhà nước”,
Lâm nghiệp là một ngành sản xuất của cải vật chất của những yêu cầu riêng về tổ chức cũng như về kỹ thuật. Ngành hoạt động ở một địa bàn rộng lớn vùng rừng núi tình hình về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa có nhiều điểm khác hẳn với miền xuôi. Cho nên cán bộ nhân viên công tác ở các cơ quan trung ương của Tổng cục cần được đào tạo, thử thách trong thực tế công tác, thực tế công tác, thực tế sản xuất ở cơ sở.
Để dần dần giải quyết các mặt yêu cầu trên đây; Tổng cục quy định sau đây chế độ xuống công tác thực tế ở cơ sở áp dụng đối với các cán bộ nhân viên ở các cơ quan trung ương của Tổng cục lâm nghiệp.
Điều 1. – Cán bộ nhân viên các cơ quan trung ương của Tổng cục lâm nghiệp có nhiệm vụ xuống công tác thực tế ở cơ sở trong một thời gian ít nhất là ba năm.
Điều 2. – Cách tính thời gian công tác thực tế ở cơ sở quy định như sau:
1. Được tính chủ yếu là đoạn thời gian sau ngày thành lập Tổng cục lâm nghiệp, cán bộ nhân viên được điều động hẳn xuống công tác ở các cơ sở sản xuất (lâm trường, xí nghiệp, công ty vận chuyển lâm sản…) các cơ quan quản lý ở địa phương (ty, hạt, trạm lâm nghiệp) của ngành lâm nghiệp.
2. Những đoạn thời gian sau đây cũng được tính vào thời gian công tác thực tế ở cơ sở.
a) Thời gian sau ngày thành lập Tổng cục, cán bộ nhân viên được phái xuống liên tục từ hai tháng trở lên làm các công tác thực tế (sản xuất, điều tra, khảo sát, thiết kế…) ở các cơ sở sản xuất, các cơ quan quản lý ở địa phương của ngành lâm nghiệp.
b) Thời gian trước ngày thành lập Tổng cục cán bộ nhân viên được điều động xuống làm công tác thực tế (sản xuất, điều tra, khảo sát, thiết kế…) ở các cơ sở ngành lâm nghiệp nước ta.
3. Không được tính vào thời gian công tác thực tế ở cơ sở những đoạn thời gian sau đây:
a) Thời gian trước ngày thành lập Tổng cục, cán bộ nhân viên được điều động xuống công tác ở cơ sở nhưng không làm các công tác thực tế quy định trên đây.
b) Thời gian cán bộ nhân viên làm công tác lâm nghiệp hồi Pháp thuộc hoặc ở vùng tạm bị chiếm trong thời kỳ kháng chiến.
c) Thời gian cán bộ nhân viên làm công tác ở các cơ sở của các ngành khác.
Điều 3. – Cán bộ nhân viên hiện công tác ở Tổng cục nếu xét không thích hợp với công tác ở cơ quan trung ương thì phải được điều động xuống công tác ở cơ sở.
Điều 4. – Cán bộ nhân viên hiện công tác ở Tổng cục nếu chưa có đủ thời gian công tác thực tế ở cơ sở thì phải được phái xuống từng đợt làm công tác thực tế ở cơ sở.
Điều 5. – Cán bộ kỹ thuật tốt nghiệp các trường đại học hoặc trung cấp, mới vào ngành lâm nghiệp phải được đều động ngay xuống công tác ở cơ sở - ở các cơ sở sản xuất, cán bộ kỹ thuật mới ra trường sẽ tùy theo khả năng của từng người mà được sắp xếp vào các tổ đội sản xuất làm tổ viên, tổ trưởng hoặc đội phó.
Những cán bộ kỹ thuật mới ra trường mà còn được tạm thời giữ lại làm việc ở trung ương vì nhu cầu công tác thì phải dần dần được điều động xuống công tác ở cơ sở. Trong thời gian còn công tác ở trung ương, các cán bộ này phải được phái xuống từng đợt làm các công tác thực tế ở cơ sở.
Điều 6. – Cán bộ nhân viên được phái xuống công tác ở cơ sở vẫn nằm trong biên chế của cơ quan trung ương.
Cán bộ nhân viên được điều động xuống công tác ở cơ sở thì công tác ở đơn vị nào sẽ thuộc biên chế của đơn vị đó. Trong việc xếp lương cũng như việc giải quyết các mặt quyền lợi của cán bộ nhân viên này, vụ Tổ chức cán bộ, các cơ quan trung ương của Tổng cục và các địa phương phải thi hành đúng những điều quy định trong chỉ thị số 74-TTg ngày 17-7-1962 của Thủ tướng Chính phủ và các chính sách chế độ chung của Nhà nước.
Điều 7. – Các cơ quan trung ương của Tổng cục phải phối hợp chặt chẽ với vụ Tổ chức cán bộ và có kế hoạch cụ thể thi hành dần dần từng bước chế độ này không xáo trộn tổ chức ngay một lúc.
Trong quá trình thi hành chế độ, cần chú ý mấy điểm sau đây:
1. Giải quyết các vấn đề cụ thể cần căn cứ chủ yếu vào nhu cầu công tác và khả năng của cán bộ nhân viên, có chiếu cố trong chừng mực có thể được đến nguyện vọng của cán bộ nhân viên. Nên kết hợp điều động những cán bộ nhân viên sức khỏe giảm sút vì công tác quá lâu ở những vùng khí hậu xấu đến những vùng khí hậu tốt hơn.
2. Cần giải thích chu đáo cho cán bộ nhân viên hiểu rõ tinh thần chế độ mà tự giác chấp hành nghiêm chỉnh chế độ. Đối với những cán bộ nhân viên không chịu chấp hành quyết định điều động xuống công tác ở cơ sở, các cơ quan trung ương của Tổng cục có thể đề nghị lên Tổng cục áp dụng điều 15 điều lệ tuyển dụng và cho thôi việc đối với công nhân, viên chức Nhà nước, ban hành kèm theo nghị định số 24-CP ngày 13-3-1963 của Hội đồng Chính phủ.
Ban hành kèm theo quyết định số 675-LN ngày 5-10-1963.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.