UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 67/QĐ-UBND | Tuyên Quang, ngày 17 tháng 3 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2010 - 2020
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Quyết định 161/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về "Chính sách phát triển Giáo dục Mầm non giai đoạn 2001-2010";
Căn cứ Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 100/2008/QĐ-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 139/QĐ-TTg ngày 09 tháng 2 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi giai đoạn 2010 - 2015;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2007 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập;
Căn cứ Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường mầm non; Quyết định số 41/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục;
Căn cứ Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 20 tháng 6 năm 2007 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XIV) về phát triển nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tỉnh Tuyên Quang đến 2010;
Căn cứ Văn bản số 56-KL/TU ngày 19 tháng 5 năm 2009 của Tỉnh ủy về kết luận Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy (kỳ thứ 42);
Căn cứ Quyết định số 19/2008/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2008 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển giáo dục mầm non tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010 - 2020 với những nội dung chính như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Củng cố, phát triển giáo dục mầm non với quy mô trường, lớp, đội ngũ giáo viên phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút trẻ trong độ tuổi đến trường; xây dựng môi trường giáo dục thân thiện; nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi, tạo chuyển biến cơ bản và vững chắc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Năm 2010
- Tỷ lệ huy động trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ: 32%;
- Tỷ lệ huy động trẻ từ 3 đến 5 tuổi đi học mẫu giáo: Trên 99%;
- Tỷ lệ trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo: Trên 99%;
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi: Dưới 8%;
- Tỷ lệ trẻ được học 2 buổi/ngày: 40%;
- Tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia: 10%;
- Tỷ lệ giáo viên mầm non đạt chuẩn về trình độ đào tạo trở lên: 80%;
- Tỷ lệ giáo viên mầm non đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo: 10%;
- Tỷ lệ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non trong biên chế nhà nước: 50%;
- Tỷ lệ giáo viên mầm non không trong biên chế nhà nước: 50%;
- Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có ít nhất một trường mầm non: 100%.
b) Giai đoạn 2011 - 2015
- Tỷ lệ huy động trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ: 45%;
- Tỷ lệ huy động trẻ từ 3 đến 5 tuổi đi học mẫu giáo: Trên 99%;
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi: Dưới 8%;
- Tỷ lệ trẻ được học 2 buổi/ngày: 60%, trong đó tỷ lệ trẻ năm tuổi được học 2 buổi/ngày đạt 85%;
- Tỷ lệ các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia: 15%;
- Tỷ lệ giáo viên mầm non đạt chuẩn về trình độ đào tạo trở lên: 100%;
- Tỷ lệ giáo viên mầm non đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo: 15%;
- Tỷ lệ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non trong biên chế nhà nước: 70%;
- Tỷ lệ giáo viên mầm non không trong biên chế nhà nước: 30%.
c) Giai đoạn 2016 - 2020
- Tỷ lệ huy động trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ: 50%;
- Tỷ lệ huy động trẻ từ 3 đến 5 tuổi đi học mẫu giáo: Trên 99%;
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi: Dưới 5%;
- Tỷ lệ trẻ được học 2 buổi/ngày: 80%, trong đó tỷ lệ trẻ năm tuổi được học 2 buổi/ngày đạt trên 85%;
- Tỷ lệ các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia: 20%;
- Tỷ lệ giáo viên mầm non đạt chuẩn về trình độ đào tạo trở lên: 100%;
- Tỷ lệ giáo viên mầm non đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo: 30%;
- Tỷ lệ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non trong biên chế nhà nước: 70%;
- Tỷ lệ giáo viên mầm non không trong biên chế nhà nước: 30%.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Nhiệm vụ
1.1. Phát triển số trẻ mầm non
Bảng 01. Phát triển số trẻ mầm non của tỉnh
Đối tượng | Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2015 | Năm 2020 |
Nhà trẻ |
|
|
|
|
- Dân số trong độ tuổi 0 - 3 tuổi | 29 400 | 29 900 | 31 200 | 32 600 |
- Tỷ lệ nhập học nhà trẻ (%) | 29,5 | 32,0 | 45,0 | 50,0 |
- Số trẻ nhà trẻ ra lớp Trong đó: + Số trẻ trường công lập + Số trẻ trường tư thục | 8 680
8 560 120 | 9 570
9 450 120 | 14 040
13 240 800 | 16 310
15 260 1050 |
Mẫu giáo |
|
|
|
|
- Dân số trong độ tuổi 3 - 5 tuổi | 33 300 | 33 900 | 35 400 | 37 000 |
- Tỷ lệ nhập học mẫu giáo (%) | 99,5 | 99,5 | 99,7 | 99,9 |
- Số trẻ mẫu giáo ra lớp Trong đó: + Số trẻ trường công lập + Số trẻ trường tư thục | 33 130
33 000 130 | 33 720
33 570 150 | 35 310
34 510 800 | 36 950
35 850 1100 |
1.2. Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non
a) Hệ thống cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh
Đến cuối năm 2010 (năm học 2010-2011) phủ kín trường mầm non ở các xã, phường, thị trấn, không còn các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và nhóm - lớp mầm non. Hệ thống cơ sở giáo dục mầm non của tỉnh gồm có:
- Trường mầm non công lập và điểm trường thuộc trường mầm non.
- Trường mầm non tư thục.
b) Điều kiện thành lập các cơ sở giáo dục mầm non
Đối với trường mầm non công lập: Trường mầm non công lập được thành lập khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 8, Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Có thể thành lập thêm các điểm trường thuộc trường mầm non công lập bố trí ở những địa bàn khác nhau để thuận tiện cho trẻ đến trường khi có đủ điều kiện:
- Đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của các gia đình.
- Có đủ giáo viên theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 38, Điều lệ trường mầm non.
- Có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cho trẻ em và các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu theo quy định tại Điều 31, Điều 32, Điều 33 của Điều lệ trường mầm non.
- Có số trẻ ít nhất ra lớp đảm bảo:
+ Đối với nhóm trẻ: 4 trẻ đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, 8 trẻ đối với các vùng còn lại.
+ Đối với lớp mẫu giáo: 15 trẻ đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, 20 trẻ đối với các vùng còn lại.
+ Đối với nhóm - lớp ghép: 50% định mức đối với nhóm trẻ ghép với 50% định mức đối với lớp mẫu giáo (2 trẻ nhà trẻ và 7 trẻ mẫu giáo đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, 4 trẻ nhà trẻ và 10 trẻ mẫu giáo đối với các vùng còn lại).
Những trường hợp đặc biệt, đã huy động hết số trẻ trên địa bàn mà không đảm bảo định mức nêu trên thì Chủ tịch UBND các huyện kiểm tra, xem xét, giải quyết cụ thể.
Đối với trường mầm non tư thục: Trường mầm non tư thục được thành lập khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 6, Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục ban hành kèm theo Quyết định số 41/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bảng 02. Phát triển trường mầm non công lập và tư thục của tỉnh
Đơn vị | Năm học 2008-2009 (129 trường) | Năm 2010 (150 trường) | Giai đoạn 2011- 2015 (156 trường) | Giai đoạn 2016 - 2020 (158 trường) | ||||
Số trường công lập | Số trường tư thục | Số trường công lập | Số trường tư thục | Số trường công lập | Số trường tư thục | Số trường công lập | Số trường tư thục | |
Na Hang (17 xã, thị trấn) | 6 | 0 | 17 | 0 | 17 | 1 | 17 | 1 |
Chiêm Hoá (29 xã, thị trấn) | 23 | 0 | 29 | 0 | 29 | 1 | 29 | 1 |
Hàm Yên (18 xã, thị trấn) | 18 | 0 | 18 | 0 | 18 | 1 | 18 | 1 |
Yên Sơn (31 xã, thị trấn) | 33 | 0 | 33 | 0 | 33 | 1 | 33 | 2 |
Sơn Dương (33 xã, thị trấn) | 31 | 0 | 34 | 0 | 34 | 1 | 34 | 1 |
Thị xã (13 xã, phường, thị trấn) | 17 | 1 | 18 | 1 | 18 | 2 | 18 | 3 |
Toàn tỉnh (141 xã, phường, thị trấn) | 128 | 1 | 149 | 1 | 149 | 7 | 149 | 9 |
1.3. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường mầm non công lập
Bảng 03. Phát triển cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường mầm non công lập của tỉnh
Đối tượng | Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2015 | Năm 2020 |
1. Tổng số cán bộ quản lý và giáo viên | 3 538 | 3 588 | 3 997 | 4 379 |
1.1. Cán bộ quản lý giáo dục | 253 | 451 | 451 | 451 |
1.2. Giáo viên | 3 285 | 3 137 | 3 546 | 3 928 |
- Trong biên chế nhà nước | 1 140 | 1 342 | 2 346 | 2 614 |
- Không trong biên chế nhà nước | 2 145 | 1 795 | 1 200 | 1 314 |
1.3. Tỷ lệ % CBQL, GV trong biên chế nhà nước | 39,4 | 50 | 70 | 70 |
2. Nhân viên - Kế toán kiêm văn thư - Y tế học đường | 38 35 3 | 120 70 50 | 246 146 100 | 292 146 146 |
Biên chế cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên của các trường mầm non thực hiện theo Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2007 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ; cụ thể:
a) Biên chế cán bộ quản lý
- Trường mầm non hạng I có Hiệu trưởng và 2 Phó Hiệu trưởng.
- Trường mầm non hạng II có Hiệu trưởng và 1 Phó Hiệu trưởng.
b) Biên chế giáo viên
- Đối với khu vực đặc biệt khó khăn:
+ Nhà trẻ: Bình quân mỗi giáo viên nuôi dạy 04 trẻ.
+ Mẫu giáo: Bình quân mỗi giáo viên dạy 15 trẻ.
- Đối với các khu vực còn lại:
+ Nhà trẻ: Bình quân mỗi giáo viên nuôi dạy 8 trẻ.
+ Mẫu giáo: Bình quân mỗi giáo viên dạy 20 trẻ.
- Đối với các lớp mẫu giáo bán trú: Bình quân mỗi giáo viên dạy 12 trẻ.
- Đối với biên chế giáo viên nhóm, lớp ghép được tính theo tổng số trẻ nhà trẻ, trẻ mẫu giáo có trong nhóm, lớp ghép và theo định mức sau:
+ Đối với khu vực đặc biệt khó khăn: 0,25 giáo viên/1 trẻ nhà trẻ và 0,07 giáo viên/1 trẻ mẫu giáo.
+ Đối với các khu vực còn lại: 0,125 giáo viên/1 trẻ nhà trẻ và 0,05 giáo viên/1 trẻ mẫu giáo.
c) Biên chế nhân viên
Mỗi trường mầm non có 1 kế toán kiêm văn thư và 1 cán bộ y tế học đường. Hàng năm tổ chức tuyển dụng giáo viên mầm non theo quy định của Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Xét tình hình phát triển kinh tế - xã hội, cân đối chi ngân sách của tỉnh cho giáo dục mầm non và căn cứ thực trạng đội ngũ giáo viên mầm non hiện nay, quá trình thực hiện mục tiêu về tỷ lệ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non trong biên chế nhà nước chia thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn 2010 - 2012: Tổ chức tuyển dụng đảm bảo tỷ lệ giáo viên mầm non trong biên chế của tỉnh đạt 50% năm 2010, 60% năm 2011 và 70% năm 2012; tỷ lệ giáo viên mầm non không trong biên chế nhà nước của tỉnh là 50% năm 2010, 40% năm 2011 và 30% năm 2012. Riêng thị xã Tuyên Quang không tuyển dụng thêm giáo viên mầm non trong biên chế nhà nước.
Bảng 04. Kế hoạch tuyển dụng giáo viên trong biên chế nhà nước giai đoạn 2010-2012
| Toàn tỉnh | Na Hang | Chiêm Hoá | Hàm Yên | TX Tuyên Quang | Yên Sơn | Sơn Dương |
Năm 2009 |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số CBQL, giáo viên | 3538 | 273 | 552 | 395 | 506 | 933 | 879 |
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
- Số CBQL, GV trong biên chế nhà nước | 1393 | 120 | 276 | 151 | 297 | 348 | 201 |
- Tỷ lệ CBQL, GV trong biên chế nhà nước | 39,4 | 44,0 | 50,0 | 38,2 | 58,7 | 37,3 | 22,9 |
- Số GV không trong biên chế nhà nước | 2145 | 153 | 276 | 244 | 209 | 585 | 678 |
Năm 2010 |
|
|
|
|
|
|
|
1. Tổng số CBQL, GV theo nhu cầu | 3588 | 274 | 605 | 458 | 527 | 856 | 868 |
2. Chỉ tiêu tuyển dụng vào biên chế nhà nước | 400 | 60 | 40 | 50 |
| 70 | 180 |
3. Số CBQL, GV trong biên chế NN | 1793 | 180 | 316 | 201 | 297 | 418 | 381 |
Tỷ lệ GV trong biên chế nhà nước | 50,0 | 65,7 | 52,2 | 43,9 | 56,4 | 48,8 | 43,9 |
4. Số GV không trong biên chế nhà nước | 1795 | 94 | 289 | 257 | 230 | 438 | 487 |
Năm 2011 |
|
|
|
|
|
|
|
1. Tổng số CBQL, GV theo nhu cầu | 3670 | 286 | 628 | 469 | 537 | 862 | 888 |
2. Chỉ tiêu tuyển dụng vào biên chế nhà nước | 410 | 60 | 60 | 60 |
| 80 | 150 |
3. Số CBQL, GV trong biên chế NN | 2203 | 240 | 376 | 261 | 297 | 498 | 531 |
Tỷ lệ GV trong biên chế nhà nước | 60,0 | 83,9 | 59,9 | 55,7 | 55,3 | 57,8 | 59,8 |
4. Số GV không trong biên chế nhà nước | 1467 | 46 | 252 | 208 | 240 | 364 | 357 |
Năm 2012 |
|
|
|
|
|
|
|
1. Tổng số CBQL, GV theo nhu cầu | 3752 | 298 | 651 | 480 | 547 | 868 | 908 |
2. Chỉ tiêu tuyển dụng vào biên chế nhà nước | 425 | 40 | 90 | 50 |
| 125 | 120 |
3. Số CBQL, GV trong biên chế NN | 2628 | 280 | 466 | 311 | 297 | 623 | 651 |
Tỷ lệ GV trong biên chế nhà nước | 70,0 | 94,0 | 71,6 | 64,8 | 54,3 | 71,8 | 71,7 |
4. Số GV không trong biên chế nhà nước | 1124 | 18 | 185 | 169 | 250 | 245 | 257 |
- Giai đoạn 2013 - 2020: Hàng năm căn cứ số giáo viên theo nhu cầu, số giáo viên về nghỉ theo chế độ và số giáo viên trong biên chế nhà nước hiện có để xác định chỉ tiêu tuyển dụng vào biên chế nhà nước đảm bảo tỷ lệ giáo viên mầm non trong biên chế của cả tỉnh là 70%, giáo viên mầm non không trong biên chế nhà nước của cả tỉnh là 30%; ưu tiên chỉ tiêu tuyển dụng trong biên chế nhà nước cho các huyện và các vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh, riêng thị xã Tuyên Quang không tuyển dụng thêm giáo viên mầm non trong biên chế nhà nước.
1.4. Phát triển cơ sở hạ tầng của các cơ sở giáo dục mầm non công lập
a) Quy hoạch và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở giáo dục mầm non
- Năm 2010: Hoàn thành quy hoạch và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 50% cơ sở giáo dục mầm non.
- Giai đoạn 2011- 2015: Hoàn thành quy hoạch và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 100% cơ sở giáo dục mầm non.
b) Đầu tư xây dựng kiên cố phòng học mầm non, phòng làm việc của Ban giám hiệu, nhà công vụ cho giáo viên và mua sắm trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục mầm non.
- Năm 2010:
+ Xây dựng kiên cố 186 phòng học mầm non; tỷ lệ số phòng học mầm non được xây dựng kiên cố đạt 12% so với nhu cầu.
+ Xây dựng kiên cố 53 phòng làm việc của Ban giám hiệu; tỷ lệ phòng làm việc của Ban giám hiệu được xây dựng kiên cố đạt 60% so với nhu cầu.
+ Xây dựng 77 gian nhà công vụ 1 tầng, cấp IV cho giáo viên mầm non; tỷ lệ nhà công vụ được xây dựng 1 tầng, cấp IV đạt 45% so với nhu cầu.
+ Đảm bảo 149/149 trường mầm non có đủ trang thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (đạt 100%).
- Giai đoạn 2011 - 2015:
+ Xây dựng kiên cố 112 phòng học mầm non; tỷ lệ số phòng học mầm non được xây dựng kiên cố đạt 17% so với nhu cầu.
+ Xây dựng kiên cố 33 phòng làm việc của Ban giám hiệu; tỷ lệ phòng làm việc của Ban giám hiệu được xây dựng kiên cố đạt 75% so với nhu cầu.
+ Xây dựng 41 gian nhà công vụ 1 tầng, cấp IV cho giáo viên mầm non; tỷ lệ nhà công vụ được xây dựng 1 tầng, cấp IV đạt 65% so với nhu cầu.
+ Đảm bảo 149/149 trường mầm non có đủ trang thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (đạt 100%).
- Giai đoạn 2016 - 2020:
+ Xây dựng kiên cố 78 phòng học mầm non; tỷ lệ số phòng học mầm non được xây dựng kiên cố đạt 20% so với nhu cầu.
+ Xây dựng kiên cố 59 phòng làm việc của Ban giám hiệu; tỷ lệ phòng làm việc của Ban giám hiệu được xây dựng kiên cố đạt 100% so với nhu cầu.
+ Xây dựng 75 gian nhà công vụ 1 tầng, cấp IV cho giáo viên mầm non; tỷ lệ nhà công vụ được xây dựng 1 tầng, cấp IV đạt 100% so với nhu cầu.
+ Đảm bảo 149/149 trường mầm non có đủ trang thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (đạt 100%).
2. Giải pháp
2.1. Tích cực thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị về thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" và Cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo".
2.2. Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ
a) Thực hiện đầy đủ nội dung của chương trình giáo dục mầm non; tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ; phối hợp với các trường tiểu học nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5-6 tuổi để trẻ đạt các yêu cầu quy định trước khi vào lớp 1.
b) Xây dựng môi trường mầm non thân thiện với trẻ, là nơi đón tất cả trẻ có nhu cầu đến trường (không phân biệt nam, nữ, giàu nghèo, dân tộc, trẻ khuyết tật) giúp trẻ sống hòa đồng, không nhút nhát, tự ti, mặc cảm và phát triển toàn diện trên cơ sở mối quan hệ gần gũi, thân thiện, hợp tác giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với phụ huynh, giữa trẻ với trẻ, thực hiện quyền được tôn trọng và bảo vệ đối với trẻ.
Hằng năm có kế hoạch dạy tiếng Việt cho trẻ là con em các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trước khi vào lớp 1.
c) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên về các hình thức và đổi mới nội dung phương pháp giáo dục mầm non; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các hoạt động trong và ngoài nhà trường.
d) Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2008-2010 theo Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 9/10/2008 của UBND tỉnh; tiếp tục triển khai kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2011-2020.
2.3. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở giáo dục mầm non
a) Các huyện, thị xã rà soát lại mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non để kịp thời điều chỉnh, thành lập mới các trường nhằm tập trung đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư; ưu tiên đầu tư xây dựng phòng học mầm non và nhà công vụ cho giáo viên mầm non trong Đề án Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012.
b) Các cấp, các ngành có kế hoạch bố trí đủ diện tích đất để xây dựng các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn ở những vị trí thuận lợi phù hợp với yêu cầu phát triển và quy định tại Điều lệ trường mầm non.
c) Tiếp tục đầu tư kinh phí, tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học, sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách của chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục, chương trình kiên cố hóa trường học và các nguồn vốn đầu tư khác nhằm hoàn thành mục tiêu về cơ sở vật chất trường học.
2.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên của các cơ sở giáo dục mầm non công lập
a) Tập trung chỉ đạo, triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, lương tâm nghề nghiệp, kiến thức và kỹ năng thực hành; giáo viên là người có chuyên môn, trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ, có trách nhiệm quản lý số lượng trẻ trong nhóm, lớp được phân công, biết tuyên truyền cho ông bà, cha mẹ các cháu có phương pháp giáo dục trẻ theo khoa học.
Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Đảm bảo tính quy hoạch, kế hoạch trong đào tạo, bồi dưỡng để có đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp chăm sóc và giáo dục trẻ.
b) Thực hiện kế hoạch tuyển dụng, tổ chức thi tuyển và xét tuyển bổ sung đội ngũ giáo viên mầm non đảm bảo về số lượng và chất lượng gắn với tình hình của địa phương theo hướng vừa đáp ứng được yêu cầu trước mắt vừa phù hợp với yêu cầu phát triển lâu dài của cấp học; xem xét điều chỉnh, điều chuyển giáo viên cho phù hợp; tập trung phân bổ chỉ tiêu biên chế nhà nước cho giáo viên mầm non các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, những vùng có điều kiện kinh tế xã hội phát triển như thị xã, thị trấn chỉ tuyển giáo viên làm việc theo chế độ hợp đồng ngoài biên chế nhà nước; từng bước khắc phục tình trạng bất hợp lý trong biên chế giáo viên hiện nay.
c) Thực hiện rà soát đánh giá cán bộ quản lý các trường mầm non theo Chuẩn Hiệu trưởng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; quy hoạch, bổ nhiệm, sắp xếp, bố trí, kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục mầm non của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã và các cơ sở giáo dục mầm non phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ; miễn nhiệm, bổ nhiệm mới thay thế khi không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
d) Thực hiện rà soát đánh giá chất lượng giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; có cơ chế giải quyết đối với cán bộ giáo viên không đáp ứng được yêu cầu.
2.5. Đổi mới quản lý giáo dục và đào tạo
a) Tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh nền nếp kỷ cương trong các cơ sở giáo dục mầm non; thực hiện phân cấp quản lý cho các trường mầm non theo hướng mở rộng quyền chủ động, sáng tạo và phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của cơ sở.
b) Tăng cường đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm định chất lượng giáo dục; đổi mới chế độ báo cáo, theo dõi tổng hợp, giao ban phù hợp; định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn toàn tỉnh, động viên khen thưởng kịp thời.
c) Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và đổi mới phương pháp giáo dục mầm non; tập trung đầu tư xây dựng tại mỗi huyện, thị xã ít nhất 01 trường mầm non trọng điểm về ứng dụng công nghệ thông tin.
2.6. Thực hiện xã hội hóa giáo dục
a) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân về xã hội hóa giáo dục mầm non. Nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành trong chỉ đạo, thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục mầm non.
b) Thực hiện đầy đủ các chính sách xã hội đối với các đối tượng ưu tiên.
c) Khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập nhằm thu hút các nhà đầu tư vào phát triển giáo dục mầm non. Có cơ chế khuyến khích, ưu tiên trong việc cấp đất cho những cá nhân hoặc các tổ chức bỏ vốn mở trường tư thục.
2.7. Thực hiện chế độ, chính sách
a) Tiếp tục thực hiện các chế độ chính sách phát triển giáo dục mầm non theo qui định của Thủ tướng Chính phủ; chính sách về lương, về chế độ học tập, về đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội nhằm tạo sự bình đẳng giữa giáo viên công tác ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập; Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho đối tượng giáo viên mầm non không trong biên chế nhà nước đang dạy tại các cơ sở giáo dục mầm non của tỉnh đảm bảo thu nhập không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước qui định.
b) Xây dựng mức thu học phí cho giáo dục mầm non trên cơ sở chính sách học phí của Nhà nước đảm bảo sự chia sẻ chi phí hợp lý giữa Nhà nước, người học và cộng đồng trong các trường công lập, riêng thị xã Tuyên Quang xây dựng mức thu học phí hợp lý đảm bảo cơ bản đủ trả lương và các khoản đóng góp theo lương cho giáo viên trong biên chế nhà nước; đối với các trường tư thục học phí phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
c) Thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với trẻ vùng sâu xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng căn cứ cách mạng, con em thuộc diện ưu tiên và học sinh khuyết tật. Đảm bảo sự công bằng trong giáo dục mầm non giữa các vùng trong tỉnh.
III. DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Nhu cầu về tổng vốn đầu tư: 1.379.987 triệu đồng, trong đó: | |
- Tăng cường cơ sở vật chất: | 143.080 triệu đồng. |
- Thực hiện đổi mới chương trình giáo dục: | 24.370 triệu đồng. |
- Đào tạo, bồi dưỡng CBQL và giáo viên: | 4.848 triệu đồng. |
- Chi lương, các khoản đóng góp theo lương và chi thường xuyên: | 1.181.229 triệu đồng. |
- Chế độ chính sách cho học sinh: | 26.460 triệu đồng. |
2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư:
Tổng các nguồn vốn đầu tư 1.379.987 triệu đồng, trong đó:
- Nguồn vốn ngân sách Trung ương: 1.214.388 triệu đồng.
- Nguồn vốn ngân sách địa phương: 137.999 triệu đồng.
- Nguồn vốn huy động hợp pháp khác: 27.600 triệu đồng.
3. Phân kỳ đầu tư
a) Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2009-2010: 211.775 triệu đồng, trong đó:
- Tăng cường cơ sở vật chất: | 65.756 triệu đồng. |
- Thực hiện đổi mới chương trình giáo dục: | 2.255 triệu đồng. |
- Đào tạo, bồi dưỡng CBQL và giáo viên: | 383 triệu đồng. |
- Chi lương, các khoản đóng góp theo lương và chi thường xuyên: | 138.971 triệu đồng. |
- Chế độ chính sách cho học sinh: | 4.410 triệu đồng. |
b) Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2011-2015: 542.219 triệu đồng, trong đó:
- Tăng cường cơ sở vật chất: | 38.576 triệu đồng. |
- Thực hiện đổi mới chương trình giáo dục: | 11.275 triệu đồng. |
- Đào tạo, bồi dưỡng CBQL và giáo viên: | 1.917 triệu đồng. |
- Chi lương, các khoản đóng góp theo lương và chi thường xuyên: | 479.426 triệu đồng. |
- Chế độ chính sách cho học sinh: | 11.025 triệu đồng. |
c) Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2016-2020: 625.993 triệu đồng, trong đó:
- Tăng cường cơ sở vật chất: | 38.748 triệu đồng. |
- Thực hiện đổi mới chương trình giáo dục: | 10.840 triệu đồng. |
- Đào tạo, bồi dưỡng CBQL và giáo viên: | 2.548 triệu đồng. |
- Chi lương, các khoản đóng góp theo lương và chi thường xuyên: | 562.832 triệu đồng. |
- Chế độ chính sách cho học sinh: | 11.025 triệu đồng. |
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Là cơ quan thường trực giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Đề án;
- Chủ trì, phối hợp với các ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tập trung giải quyết các vấn đề có liên quan đến quá trình thực hiện Đề án. Hàng năm tổ chức tiến hành kiểm tra, giám sát, đánh giá tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu với Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch biên chế giáo viên hàng năm, kế hoạch tuyển dụng giáo viên, nhân viên các trường mầm non.
- Phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức thực hiện các nội dung của Đề án theo chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị.
2. Sở Nội vụ
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch điều tra, đánh giá, khảo sát đội ngũ giáo viên mầm non và cán bộ quản lý giáo dục để có kế hoạch bồi dưỡng về trình độ quản lý nhà nước và lý luận chính trị.
- Tham mưu, đề xuất cơ chế chính sách đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Tổ chức kiểm tra việc điều động, luân chuyển, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ở các địa phương trong tỉnh.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Tham mưu với Uỷ ban nhân dân tỉnh về bố trí nguồn vốn để xây dựng trường mầm non theo nội dung của Đề án.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất từ các chương trình, dự án của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Xây dựng cơ chế chính sách thu hút nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục mầm non, nhất là đầu tư xây dựng các dự án trường mầm non tư thục.
4. Sở Tài chính
- Tham mưu với Uỷ ban nhân dân tỉnh về bố trí ngân sách thường xuyên chi cho giáo dục mầm non để đảm bảo các mục tiêu, tiến độ thực hiện Đề án.
- Hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, các cơ sở giáo dục mầm non lập dự toán, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn vốn huy động đóng góp hợp pháp khác.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã
- Triển khai thực hiện Đề án, thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp, điểm trường giáo dục mầm non, quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục mầm non, kế hoạch tuyển dụng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra việc xây dựng kế hoạch, chương trình hành động triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục mầm non. Nhiệm vụ phát triển giáo dục mầm non phải được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Nội vụ căn cứ kế hoạch được giao hàng năm của huyện để triển khai thực hiện Đề án.
- Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, các trường mầm non căn cứ vào mục tiêu của Đề án để xây dựng các mục tiêu cụ thể của đơn vị, triển khai các biện pháp thực hiện; thường xuyên kiểm tra đánh giá, định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm để điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Các ông (bà): Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.