UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 67/2005/QĐ-UBND | Nha Trang, ngày 30 tháng 8 năm 2005 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH KHÁNH HÒA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/1l/2003;
Căn cứ Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/01/2003 "Về việc ban hành Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2003 2007";
Căn cứ Quyết định số 53/2003/QĐ-UB ngày 30/06/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa "Về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Khánh Hoà năm 2003 - 2007";
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh và Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Khánh Hòa,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Nội vụ, các thành viên Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Khánh Hòa chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết đinh số 67/2005/QĐ- UB ngày 30/08/2005) của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng
1. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Khánh (sau đây gọi chung là Hội đồng) có chức năng giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể để thực hiện và duy trì, đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật.
2. Trên cơ sở kế hoạch chung của Chính phủ và của tỉnh, Hội đồng có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm; chỉ đạo, hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các cấp, các ngành, đoàn thể thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật; sơ kết, tổng kết và tổ chức thi đua khen thưởng về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
Điều 2. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
1. Hội đồng làm việc tập thể, quyết định các vấn đề theo đa số.
2. Thành viên của Hội đồng là người được cơ quan, ban, ngành, đoàn thể nơi người đó đang công tác cử làm đại diện, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Điều 3. Phương thức hoạt động của Hội đồng
Hội đồng hoạt động theo chương trình, kế hoạch, đề án hoặc nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cụ thể do Hội đồng thông qua. Hoạt động của Hội đồng được triển khai theo phương thức vừa bao quát, toàn diện và cụ thể các hoạt đội phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật vừa phân công phụ trách từng mảng công việc theo đối tượng, lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật.
Điều 4. Mối quan hệ giữa Hội đồng của tỉnh với Hội đồng các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và Hội đồng các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Hội đồng của tỉnh hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Hội đồng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và Hội đồng các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Chương II
TỔ CHỨC CỦA HỘI ĐỒNG
Điều 5. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng gồm:
1. Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng;
2. Cơ quan thường trực và Tổ thư ký của Hội đồng.
Điều 6. Chủ tịch Hội đồng và Phó Chủ tịch Hội đồng
1. Chủ tịch Hội đồng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng;
b) Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên của Hội đồng và đôn đốc, kiểm ra việc thực hiện các nhiệm vụ được giao;
c) Ký ban hành các văn bản của Hội đồng, chương trình, kế hoạch phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật hàng quý, năm và các kết luận của Hội đồng;
d) Định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ về tình hình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các cấp, các ngành, đoàn thể trong toàn tỉnh. Đề nghị khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
đ) Giải quyết các công việc khác thuộc nhiệm vụ của mình.
2. Phó Chủ tịch Hội đồng có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Hội đồng thực hiện các công việc quy định tại khoản 1 Điều này khi được ủy quyền hoặc khi Chủ tịch vắng mặt.
Điều 7. Nhiệm vụ của các thành viên Hội đồng
Các thành viên Hội đồng có nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Tham dự các phiên họp của Hội đồng. Nếu vắng mặt phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng đồng thời cử người tham sự phiên họp, gửi ý kiến của mình bằng văn bản về các vấn đề được thảo luận tại phiên họp để cơ quan thường trực tổng hợp, báo cáo Hội đồng.
2. Đề xuất với Hội đồng các biện pháp phối hợp và tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật; đề nghị Hội đồng hỗ trợ, tạo điều kiện để đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ quan, tổ chức mình;
3. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức mình phụ trách và thường xuyên thông tin cho cơ quan thường trực về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao;
4. Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng;
5. Được cung cấp các tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật.
Điều 8. Nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng
Cơ quan thường trực Hội đồng là Sở Tư pháp, có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Chủ trì việc chuẩn bị các dự thảo chương trình, kế hoạch hoạt động và các văn bản khác của Hội đồng; dự toán kinh phí hoạt động của Hội đồng;
2. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức là thành viên của Hội đồng để tổ chức các lớp huấn luyện, hộ thảo, hội nghị, sơ kết, tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo quyết định của Ủy ban nhân dân;
3. Theo dõi, tổng hợp tình hình phối hợp triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh để Hội đồng thông qua, báo cáo cho Ủy ban nhân dân các tỉnh;
4. Chuẩn bị nội dung, tổ chức các phiên họp và các hoạt động khác của Hội đồng; theo dõi việc thực hiện các kết luận của Hội đồng và định kỳ báo cáo Hội đồng;
5. Chịu trách nhiệm xuất bản Bản tin Pháp luật và Cuộc sống và các ấn phẩm, tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật khác;
6. Thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất do Hội đồng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch giao;
7. Giúp việc trực tiếp cho cơ quan thường trực Hội đồng là Phòng Văn bản - Tuyên truyền - Sở Tư pháp.
Điều 9. Nhiệm vụ của Tổ thư ký Hội đồng
Tổ thư ký của Hội đồng gồm các cán bộ của Phòng Văn bản - Tuyên truyền - Sở Tư pháp, do Trưởng phòng làm tổ trưởng có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Giúp cơ quan thường trực của Hội đồng thực hiện các công việc của Hội đồng. Đề ra nội dung, biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật để Hội đồng thông qua;
2. Xây dựng kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật hàng năm trình Hội đồng. Đề xuất ý kiến để Hội đồng quyết định các nội dung phổ biến giáo dục pháp luật trọng tâm, đột xuất và các biện pháp phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ;
3. Giúp cơ quan thường trực của Hội đồng chuẩn bị nội dung, tổ chức các phiên họp của Hội đồng;
4. Tổ trưởng Tổ thư ký của Hội đồng có trách nhiệm tổ chức các hoạt động của Tổ thư ký, phân công nhiệm vụ cho các thành viên và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về kết quả công tác của Tổ thư ký;
5. Thành viên Tổ thư ký được cung cấp tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật;
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do thường trực Hội đồng giao.
Chương III
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG
Điều 10. Phiên họp toàn thể của Hội đồng
1. Phiên họp toàn thể các thành viên của Hội đồng là cơ quan cao nhất của Hội đồng được tiến hành thường kỳ mỗi năm một lần hoặc theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng, hoặc theo đề nghị của thành viên Hội đồng để giải quyết các vấn đề chủ yếu sau đây:
a) Đề ra kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm để các cấp, các ngành phối hợp thực hiện; thông qua chương trình hàng năm của Hội đồng;
b) Thông qua kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Hội đồng các cấp;
c) Thông qua báo.cáo sơ kết, tổng kết sáu tháng, hàng năm về tình hình triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật và kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh về các biện pháp đẩy mạnh công tác này;
d) Đề ra kế hoạch, chương trình xây dựng, củng cố lực lượng báo cáo và tuyên truyền viên pháp luật của các cấp, các ngành và đoàn thể;
đ) Quyết định tổ chức các hoạt động khảo sát, điều tra, kiểm tra, trên cơ sở đó đề ra biện pháp tăng cường phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật;
e) Quyết định những vấn đề khác theo đề nghị của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên Hội đồng.
2. Các kết luận của Hội đồng được thông qua tại phiên họp toàn thể của Hội đồng. Trong trường hợp đặc biệt, khi Hội đồng không họp được, kết luận của Hội đồng được Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng ký ban hành trên cơ sở ý kiến các thành viên Hội đồng bằng văn bản.
3. Kết luận của Hội đồng về các biện pháp hướng dẫn các cấp, các ngành, đoàn thể phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là căn cứ để Hội đồng kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên phạm vi toàn tỉnh.
Điều 11. Ban hành, sao gửi văn bản của Hội đồng
1. Các văn bản của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng ký ban hành.
2. Các văn bản của Hội đồng được cơ quan thường trực gửi đến các thành viên Hội đồng và Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh biết để phối hợp và chỉ đạo thực hiện.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Trụ sở, con dấu
1. Trụ sở của Hội đồng, cơ quan thường trực và Tổ thư ký của Hội đồng đặt tại Sở Tư pháp.
2. Hội đồng sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân tỉnh trong hoạt động của mình.
Điều 13. Hiệu lực của Quy chế
Quy chế này thay thế cho Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Khánh Hòa ban hành kèm theo Quyết định số 2644/1998/QĐ-UB ngày 16/09/1998 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
Trong quá trình triển khai thực hiện, Quy chế có thể được sửa đổi bổ sung. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế phải được đa số thành viên Hội đồng tán thành./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.