BỘ THUỶ SẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 668/1998/QÐ-BTS | Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 1998 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN CẤP BẬC KỸ THUẬT CÔNG NHÂN NGÀNH THUỶ SẢN
BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN
Căn cứ Nghị định số 50 - CP ngày 21 tháng 6 năm 1994 của Chính phủ qui định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thuỷ sản;
Căn cứ Nghị định số 26/CP ngày 23/5/5/1993 của Chính phủ qui định tạm thời chế độ tiền lương mới trong doanh nghiệp;
Theo đề nghị của các ông Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ Lao động, Vụ trường Vụ Khoa học - Công nghệ tại tờ trình ngày 27 tháng 10 năm 1998.
QUYẾT ĐỊNH
Ðiều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này các tiêu chuẩn cấp Ngành sau đây :
1. 28 TCN 126 : 1998 - Cấp bậc kỹ thuật công nhân trong lĩnh vực khai thác hải sản.
2. 28 TCN 127 : 1998 - Cấp bậc kỹ thuật công nhân trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản.
3. 28 TCN 128 : 1998 - Cấp bậc kỹ thuật công nhân trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản
Ðiều 2.
a) Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng, bố trí lao động khoa học, xếp lương và tổ chức học tập thi nâng bậc lương cho công nhana.
b) Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân ban hành trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Ðiều 3. Các ông Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các Vụ, Cục, Thanh tra, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ; Giám đốc các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Giám đốc các doanh nghiệp Thuỷ sản chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN |
28TCN126:1998
CẤP BẬC KỸ THUẬT CÔNG NHÂN TRONG LĨNH VỰC KHAI THÁC HẢI SẢN
1. Phạm vi áp dụng.
- Tiêu chuẩn này qui đình tên nghề, số lượng nghề, số lượng bậc và nội dung từng bậc của mỗi nghề trong lĩnh vực khai thác hải sản.
- Tiêu chuẩn áp dụng trong phạm vi cả nước cho công nhân các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác hải sản thuộc các thành phần kinh tế.
2. Danh mục nghề.
Các nghề của công nhân khai thác hải sản trong Tiêud chuẩn này quy định trong Bảng 1.
Bảng 1. Danh mục nghề công nhân trong lĩnh vực khai thác hải sản
| Danh mục nghề | Bậc kỹ thuật |
1 | Thuỷ thủ tàu đánh cá biển | Từ bậc 1 đến bậc 4 |
2 | Công nhân vận hành máy tàu đánh cá | Từ bậc 1 đến bậc 4 |
3 | Ðiện báo viên tàu đánh cá | Từ bậc 1 đến bậc 4 |
4 | Công nhân sửa chữa vô tuyến điện hàng hải đánh cá | Từ bậc 1 đến bậc 7 |
3. Qui định chung
Công nhân các nghề trong Bảng 1 phải thực hiện đúng những quy định sau đây :
3.1 Chấp hành nội qui lao động trong công ty, xí nghiệp (gọi tắt là Doanh nghiệp) theo Ðiều 82 Bộ luật Lao động của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Phụ lục A và các văn bản hướng dẫn thực hiện Ðiều này của Nhà nước.
3.2 Hiểu, chấp hành các quy trình kỹ thuật sản xuất thuộc phạm vi đảm nhận và quy phạm kỹ thuật an toàn lao động có liên quan đến công việc đảm nhận; làm được các công việc thông dụng về cứu hoả, cứu sinh, sơ cứu trên tàu.
3.3 Bảo quản tốt ngư cụ, dụng cụ, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu và trang bị bảo hộ lao động được giao sử dụng.
3.4 Công nhân kỹ thuật phải được đào tạo tại các trường, lớp dạy nghề của Nhà nươc; hoặc trường, lớp của Doanh nghiệp và được cấp bằng nghề hoặc chứng chỉ nghề của cấp có thẩm quyền do Nhà nước quy định.
Công nhân kỹ thuật tối thiểu phải đạt trình độ văn hoá hết trung học cơ sở (cấp 2), hoặc tương đương. Các bậc 3/4, bậc 4/4 của các nghề số 1, 2 và 3; từ bậc 5/7 đến bậc 7/7 của nghề số 4 trong Bảng 1, phải đạt trình độ văn hoá hết trung học phổ thông (cấp 3), hoặc tương đương.
3.5 Thường xuyên học tập để nâng cao tay nghề và kinh nghiệm đánh bắt nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.
3.6 Công nhân bậc 4/4, hoặc từ bậc 6/7 trở lên của mỗi nghề, phải nắm vững nội dung quản lý sản xuất và có năng lực quản lý sản xuất ở một đơn vị thuyền nghề, hoặc tương đương một phân xưởng.
3.7 Công nhân kỹ thuật bậc trên, phải nắm vững kiến thức và thông thạo công việc của công nhân bậc dưới trong cùng một nghề.
Công nhân kỹ thuật bậc trên trong cùng một nghề, phải làm được công việc kèm cặp, hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân bậc dưới cách nhau từ 2 bậc trở lên.
4. Nội dung cấp bậc kỹ thuật các nghề.
4.1 Thuỷ thủ tàu đánh cá biển
Bậc 1.
a) Hiểu biết :
1. Hiểu mục đích, ý nghĩa của các công việc thuyền nghề : hệ thống neo, hệ thống lái, hệ thống bích buộc dây, các loại dây buộc tàu, các hình thức xe dây, nối dây, chầu dây, các loại nút thắt dây, các loại quả ném và dây ném.
2. Hiểu tính chất của đèn cột, đèn mạn của các loại tàu đánh cá; tính chất của các loại phao tiêu, phao đèn, trụ đèn, chập tiêu.
3. Hiểu mục đích, ý nghĩa và nội dung của các trang bị ba phòng : phòng cứu hoả, phòng cứu thủng, phòng cứu sinh.
4. Hiểu mục đích, ý nghĩa và nội dung của công tác bảo quản tàu, máy khai thác, ngư cụ và các trang bị khác.
5. Hiểu biết đại cương tính chất cơ bản của vật liệu chế tạo lưới, dây : độ bền, tính chịu nhiệt, độ hút ẩm, sự thay đổi tính chất dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, tính đàn hồi ... và các phương pháp bảo quản.
6. Hiểu biết kết cấu và tính chất các loại gút lưới : gút dẹt, gút chân ếch ...
7. Nắm được các phần cơ bản cấu tạo vàng lưới : các phần lưới, trang bị phao chì, các loại dây giềng... trang bị cho vàng lưới.
8. Hiểu cách phân loại cá; bảo quản cá bằng muối, nước đá, đông lạnh.
9. Hiểu cách tháo lưới, dây; cách thao tác thu, thả lưới, ván ... tuỳ theo loại nghề.
10. Hiểu cách lái tàu và thực hiện mệnh lái tàu trong điều kiện bình thường và khi dắt lưới ngoài biển.
11. Hiểu cách vá lưới, thắt buộc lưới đảm bảo kỹ thuật.
12. Hiểu biết ý nghĩa, tác dụng của các trang bị an toàn lao động trên biển: bình cứu hoả, vòi cứu hoả, các dụng cụ cứu thủng, các trang bị cứu sinh.;
b) Làm được :
1. Chuẩn bị cột tàu, dây cột tàu và buộc dây vào bích an toàn khi tàu cập cầu; tháo và thu dây cột tàu khi tời rời cầu.
2. Phân biệt và chọn được các loại cáp phục vụ cho nghề khai thác cá, bảo quản và xử lý cáp bị rối, soắn.
3. Sử dụng hợp lý dệm va khi tàu cập cầu, hoặc cập tàu khác.
4. Lái tàu đảm bảo kỹ thuật, an toàn trong điều kiện bình thường và dắt lưới theo la bàn.
5. Phân loại cá, chọn cá, rửa cá, ướp cá bằng muối, nước đá, cấp đông có sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật hoặc công nhân bậc cao theo đúng qui trình kỹ thuật qui định.
6. Thắt được các loại nút thường dùng trên tàu : nút đơn, nứt kép, nút cơ bản, nút buộc thuyền, nút tháo nhanh.
7. Vá các chỗ rách lưới đơn giản ở phần thịt lưới.
8. Sử dụng thành thạo các bình cứu hoả, vòi cứu hoả, các dụng cụ cứu thủng, các trang bị cứu sinh.
9. Gõ rỉ, sơn tàu, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
10. Sử dụng công cụ và thành thạo tháo lắp thay thế các loại ma ní, số 8 chết, số 8 xoay.
11. Vệ sinh lưới, cáp, ván lưới phơi và bảo quản trên boong và trong hầm bảo quản.
12. Ðứng được tời lưới và sử dụng an toàn ru lô trục để thu dây rút giềng chì, thu dây kéo đụt, cẩu lưới, cẩu cá, thu neo ...
13. Trực ban tàu khi tàu neo cũng như khi tàu đậu ở Bến, tàu hành trình. Phân biệt tàu bị rê khi đang làm nhiệm vụ trực ban và biện pháp khắc phục.
Bậc 2.
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Hiểu bản vẽ khai triển lưới.
2. Nắm được cách cắt lưới theo các chu kỳ phức tạp trong khi tu chỉnh lưới.
3. Nắm được cách lái tàu trong luồng hẹp và khu nguy hiểm, cách lái tàu theo chập tiêu.
4. Nắm được công việc tổ chức một tổ thao tác dây cột tàu khi tàu cập và ra cầu.
5. Nắm được cách liên kết đúng các dây trên ván lưới, các dây trang bị cho lưới (kéo đụt, giềng trống, tam giác ...).
6. Nắm được cách nhận biết các loại tàu đánh cá trong các trường hợp như : hành trình dắt lưới, neo, mắc cạn ... qua các loại đèn và tín hiệu.
7. Nắm được cách xác định phương hướng, các hướng gió trên biển.
b) Làm được :
1. Thao tác thành thạo, an toàn khi tháo lưới, dây, thả lưới, thu lưới, móc, mở ván lưới, thu thả các loại dây khi thu thả lưới.
2. Cắt vá đảm bảo yêu cầu kỹ thuật các miếng lưới rách, kể cả rách ở biên sườn và biên ghép.
3. Cắt được lưới tấm để ghép thành lưới theo bản vẽ.
4. Làm được tất cả các công việc gia công ghép tấm lưới thành lưới, ghép lưới vào giềng, liên kết phao, chì vào giềng.
5. Chầu dây, cáp có f 14 mm (cáp), hoặc f 25mm không có lòng máng đảm bảo kỹ thuật. Xử lý được các sự cố khi neo bị rê, bị vướng, soắn.
6. Ðứng được tời chính khi thuỷ thủ bậc 3 vắng mặt; sử dụng thành thạo rulô trục kéo dây, đụt, cẩu lưới ...
7. Lái được tàu an toàn trong luồng hẹp. Thành thạo chèo xuồng có một, hoặc hai chèo.
8. Thành thạo công việc phân loại cá; bảo quản cá bằng muối, nước đá, đông lạnh đúng kỹ thuật.
Bậc 3
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Nắm vững các ký hiệu trên bản vẽ khai triển, bản vẽ thi công lưới.
2. Nắm được kích cỡ của mắt lưới và nhợ lưới trên từng phần của lưới.
3. Hiểu biết cách tu sửa lưới trên biển theo từng phần của lưới.
4. Hiểu biết các loại đèn chủ yếu của các loại tàu đánh cá thường gặp.
5. Hiểu biết ám hiệu, tín hiệu, cờ hiệu cấp cứu, báo máy hỏng, tàu hành trình.
6. Hiểu biết lái tàu chính xác, an toàn trong luông hẹp, khu vực nguy hiểm, theo chập tiêu, giữ hướng ổn định khi thử độ lệch la bàn.
7. Hiểu biết tác dụng của ván lưới, các loại dây đuôi ván, gọng ván, que ngáng, dây tam giác, dây giềng trồng ... phương pháp căn chỉnh ván lưới, que ngáng.
8. Hiểu biết cách bố trí lao động và chỉ huy một ca tháo lưới; thu thả lưới ván, lấy cá, vệ sinh lưới, bảo quản lưới, bảo quản cá đảm bảo kỹ thuật và an toàn.
9. Hiểu biết cách sử dụng tời chính tuyệt đối an toàn, thoả mãn yêu cầu kỹ thuật thu thả lưới, ván.
10. Hiểu biết cách tổ chức một ca làm việc vệ sinh tàu, bảo quản tàu, một tổ thao tác dây khi tàu cập hoặc rời cầu, một ca lắp giáp hoặc tu sửa ngư cụ, đánh dây ...
11. Hiểu biết công việc của trưởng ca.
b) Làm được :
1. Cắt, vá lưới kịp thời, nhanh đảm bảo kỹ thuật các miếng lưới rách, kể cả rách ở biên lưới có chu kỳ phức tạp.
2. Chỉ huy thi công hoàn chỉnh một vàng lưới; điều chỉnh ván lưới, thao xếp lưới, thả lưới, thả cáp ra ván ... theo yêu cầu của thuyền trưởng; chỉ thuy thu, thả lưới, thu cáp, thu ván lưới, lấy cá và bảo quản đúng kỹ thuật.
3. Chầu tất cả các loại dây, cáp có hoặc không có lòng máng ở trên tàu nhanh, đảm bảo kỹ thuật.
4. Thành thạo sương lưới, ghép lưới vào giềng, ghép phao, chì vào giềng lưới.
5. Thành thạo sử dụng tời chính khi thả, thu lưới, ván; cẩu lưới, cẩu cá.
6. Lái tàu an toàn trong luồng hẹp, khu vực nguy hiểm, nơi sóng gió từ cấp 6 trở lên, lái tài giữ hướng ổn định theo chập tiêu.
7. Pha chế sơn bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, biết sơn và chỉ huy được công việc sơn tàu, tương đương với thợ sơn bậc 2/5.
8. Xử lý được một số sự cố thông thường trong khai thác như : mắc lưới, lưới rách, ván vục bùn, chéo ván ...
9. Thường xuyên điều chỉnh các dây để đảm bảo an toàn cho tàu khi đậu ở Bến.
10. Làm được công việc trưởng ca khi trưởng ca đi vắng.
11. Biết pha bình bọt chữa cháy (A + B), xử dụng thành thạo bình bọt và CO2
Bậc 4
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Nắm vững ý nghĩa tác dụng của từng bộ phận trong ngư cụ.
2. Hiểu đại cương và tính năng cơ bản của tàu, tính ổn định, tính giữ hướng, trạng thái cân bằng tàu, tính ăn lái, độ dạt tàu ...
3. Nắm vững tính chất và phân loại các loại bình chữa cháy trang bị trên tàu.
4. Nắm được phương pháp quan sát chủng loại cá, độ chín muồi sinh dục, độ no đói ... của cá đánh bắt được để phán đoán sơ bộ tình hình ngư trường.
5. Hiểu biết cơ bản về các loại nghề đánh cá chính : rê, vây, vó, câu, lưới kéo thay đổi tầng nước.
6. Nắm vững cách điều chỉnh phao, chì, dây ... theo yêu cầu kỹ thuật khai thác.
7. Hiểu biết một số điều có liên quan trong qui tắc 'tránh va năm 1972'.
8. Nắm được nhiệm vụ của ca trưởng.
9. Hiểu biết công việc của thuỷ thủ trưởng.
b) Làm được :
1. Có năng lực phán đoán, chỉ huy, tổ chức khắc phục nhanh, hiệu quả các trường hợp tai nạn trong quá trình sản xuất.
2. Thông thạo tổ chứuc, chỉ huy thi công hoàn chỉnh một vàng lưới theo bản vẽ cấu tạo, dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật; hoàn chỉnh một vàng lưới theo bản vẽ khai triển.
3. Sử dụng thành thạo, an toàn và biết bảo quản tất cả các loại tời trang bị kéo rút trên tàu.
4. Ðịnh kỳ kiểm tra bình bọt chữa cháy (A + B), đảm bảo kỹ thuật theo qui định của cơ quan chuyên ngành.
5. Thông thạo việc chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết để thi công lưới, tháo lắp các ma ní, chầu cáp, đầu dây ... Theo dõi thường xuyên sự biến động trong kho của các dụng cụ, phụ tùng, vật tư thay thế ... để ban lãnh đạo tàu kịp thời bổ sung nhằm thoả mãn yêu cầu sản xuất của tàu.
6. Có năng lực tổ chức công việc phòng chống cháy, chống thủng, cứu sinh trên tàu để sẵn sàng thay thế thuỷ thủ trưởng khi cần thiết; điều hành thuỷ thủ làm việc có hiệu quả dưới sự chỉ đạo của sĩ quan trực ca, hoặc của thuyền trưởng.
4.2 Công nhân vận hành máy tàu đánh cá
Bậc 1
a) Hiểu biết :
1. Khái niệm về chế độ làm việc của máy tàu trang bị cho tàu đánh cá.
2. Nắm được tên các dụng cụ ở buồng máy, các qui định an toàn và phòng chống khi có sự cố xẩy ra.
3. Nắm được ký hiệu và tác dụng các loại dầu mỡ thường dùng (màu sắc và công dụng).
4. Nắm được tên và tác dụn các loại đồng hồ trên máy.
5. Nắm được nguyên lý làm việc máy nổ nói chung, phân biệt máy diezel, máy xăng, máy thuỷ và máy bộ.
6. Hiểu được nguyên lý làm việc của các thiết bị phụ đơn giản : bơm piston, ly tâm, bơm tay.
7. Biết cấu tạo, tác dụng các dụng cụ đo thông thường : thước lá, compađo, thước cặp 1/10.
8. Nắm vững được kỹ thuật gia công cơ bản của thợ điện, thợ nguội bậc 1/7.
b) Làm được :
1. Ðọc được các bản vẽ đơn giản (bản vẽ chi tiết); sử dụng được các dụng cụ đo thông thường như : thước lá, compađo, thước cặp 1/10.
2. Chăm sóc và tr được dầu mỡ vào đúng chỗ quy định, đúng lúc trong quá trình vận hành ca máy.
3. Thao tác mở đóng được các loại van : van hơi, van dầu, van nước trong hệ thống phục vụ máy trên tàu đánh cá.
4. Ghi chép kịp thời các thông số vào sổ nhật kỹ vận hành máy (kể cả sự cố và diễn biến khác xảy ra) theo quy định của Luật Hàng hải.
5. Biết cách kiểm tra và nơi kiểm tra dầu, mỡ, nước, biết các thông số làm việc của máy trong quá trình vận hành, biết điều chỉnh ở khâu đơn giản (thông thường).
6. Vận hành độc lập, an toàn 1 ca máy.
7. Phát hiện được và báo cáo kịp thời cho sĩ quan trực ca máy những hư hỏng nhỏ trong quá trình vận hành : xì hơi, chảy dầu, rac co ...
8. Sử dụng được các bảng điện dưới tàu; biết đấu điện bờ, hoặc lấy điện từ tàu khác qua, để sinh hoạt.
9. Sử dụng, chăm sóc và quản lý tốt các loại bơm như : bơm dầu, bơm nước bằng điện tự động, hoặc không tự động.
10. Làm được công việc của thợ điện, thợ nguội sửa chữa bậc 1/7.
11. Sử dụng được các trang thiết bị an toàn cho người và phương tiện trên tàu.
Bậc 2
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Nguyên lý dòng điện xoay chiều, 1 chiều; cấu tạo của máy phát điện xoay chiều, 1 chiều.
2. Nắm được nguyên tắc đấu điện bờ dùng để chạy máy điện 3 pha.
3. Nguyên lý làm việc của máy diezel 2 kỳ,4 kỳ, động cơ đốt trong và động cơ đốt ngoài.
4. Hiểu tính chất, công dụng của kim loại và vật liệu phi kim loại dùng trong tàu cá.
5. Phương pháp bảo quản các loại ác qui (kể cả quá trình phóng nạp, khử sunfat hoá...).
6. Hiểu những bản vẽ cụm chi tiết, hệ thống đơn giản như : bơm nước, puli, chai gió...
7. Cấu tạo và phương pháp sử dụng các loại bình cứu hoả, hệ thống cứu hoả trên tàu.
8. Nắm được nguyên lý làm việc của các loại đồng hồ đo, panme, thước cặp chính xác 1/50.
9. Nắm được cách chọn và bảo quản những loại dầu mỡ thông dùng cho máy (hiểu biết và kiểm tra đánh giá đúng tình chất từng loại).
b) Làm được :
1. Ðọc được các bản vẽ cụm chi tiết, hệ thống đơn giản, hệ thống cứu hoả trên tàu.
2. Tháo lắp được những cụm chi tiết đơn giản của máy chính, máy phụ, thiết bị cơ khí trên tàu. Ðọc khá thông thạo các chỉ số của các loại đồng hồ đo, panme, thước cặp chính xác 1/50.
3. Chuẩn bị, kiểm tra, xử lý được những sai sót trước khi vận hành máy tàu.
4. Ðảm nhận theo dõi, chăm sóc tất cả các thiết bị cơ khí khi máy đang vận hành đồng loạt.
5. Biết phán đoán tình trạng hoạt động của máy và ghi nhật ký, kể cả phương pháp, hướng sửa chữa sau 1 ca trực máy.
6. Biết khắc phục, sửa chữa nhỏ ác qui không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, khi đang sử dụng.
7. Kiểm tra thay tế dầu catte cho các máy sau chu kỳ vận hành.
8. Bảo dưỡng được những máy phụ, cụm chi tiết máy chính theo định kỳ.
9. Nạp được khí khởi động vào bình an toàn và đầy đủ áp lực đúng qui định kỹ thuật.
10. Cân chỉnh được supap, khe hở nhiệt của máy 4 silanh, 6 silanh ...; rà được supap các máy phụ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
11. Làm được công việc của thợ điện và thợ nguội bậc 2/7.
Bậc 3
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Nắm được nguyên lý, cấu tạo các loại bơm ly tâm trục vít, bánh vít, bơm nhiều cấp vi sai.
2. Nắm được tính chất của từng cặp lắp ghép trong cụm chi tiết của máy.
3. Biết cách chăm sóc, sửa chữa, sử dụng đúng qui trình kỹ thuật các loại ác qui và thiết bị điện dưới tàu.
4. Ðọc và tra cứu được các bản vẽ về cơ khi và máy, kể cả bản vẽ tổng đồ mặt cắt của máy chính, máy phụ.
5. Nắm vững cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các hệ thống làm việc của máy chính, máy phụ và có khả năng trình bày lại cho người khác hiểu được.
6. Nắm vững những qui định và định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa từng bộ phận của máy và những thiết bị cơ khí phục vụ cho khai thác.
b) Làm được :
1. Xử lý được những hỏng hóc đơn giản trong quá trình vận hành dài ngày trên biển.
2. Nắm vững và sử dụng thành thạo hệ thống nước balat trên tàu.
3. Ðiều chỉnh được những sai lệch nhỏ về thông số chỉ thị của máy và những thiết bị khác như : bơm nước, bơm dầu, quét khí, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
4. Tự pha chế bổ sung dung dịch ác qui.
5. Kiểm tra và sửa chữa được một số bộ phận nhỏ thông thường của máy.
6. Phân biệt các đặc điểm khác lạ khi nghe tiếng nổ, nhìn khói và các dụng cụ đo khác để phán đoán phát hiện một số bệnh thông thường của máy và đề xuất các biện pháp khắc phục.
7. Hiệu chỉnh và sửa chữa bảng điện, khởi động từ, hoá máy phát cùng hoạt động một lúc theo yêu cầu sử dụng.
Bậc 4
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Hiểu biết được những yếu tố ảnh hưởng tới các thông số chính của động cơ trong quá trình vận hành như : tốc độ, áp suất dầu, bôi trơn, nhiệt, độ xả ...
2. Nắm được các loại và đặc điểm khác nhau giữa động cơ thuỷ và động cơ bộ, động cơ tàu cá và động cơ tàu hàng (tàu vận tải).
3. Nắm được nguyên lý sửa chữa những chi tiết khó như : trục cam, trục cơ, sơmi ...
4. Nắm được nguyên lý và cách cân chỉnh bơm cao áp đơn, bơm cao áp khối về lưu lượng, thời điểm, góc độ phun của các loại máy dưới tàu.
5. Hiểu biết cơ sở chọn dầu nhờn, dầu đốt thay thế tương đương. Nắm chắc tính chất vật liệu kim loại dùng trong máy (kể cá kim loại màu, vật liệu phi kim loại), đề xuất được vật liệu thay thế tương đương.
6. Nắm vững nguyên lý cấu tạo và hoạt động của các loại điều tốc đơn chế độ, đa chế độ.
7. Hiểu được quan hệ giữa 3 yếu tố : máy, vỏ và chân vịt trong việc sử dụng khài thác máy tàu cá.
8. Nắm được nguyên lý và cách xử dụng các hệ thống điều khiển từ xa, bién bước, truyền động điện, truyền động thuỷ lực.
9. Có trình độ hiểu biết tương đương với thợ cơ khí bậc 3/7.
b) Làm được :
1. Có trình độ tay nghề cơ khí bậc 3/7, biết cân chỉnh sửa chữa được bơm cao áp, beg vòi phun trên bệ và tại máy.
2. Kiểm tra, nghiệm thu thử được toàn bộ máy, thiết bị sau sửa chữa lớn.
3. Ðiều khiển được hoạt động của các máy và hệ thống cơ khí trong quá trình khai thác dài ngày trên biển.
4. Chọn và xây dựng được phương án vận hành tối ưu có lợi nhất cho thiết bị và cho sản xuất.
5. Chọn được dầu mỡ tương đương thay thế được dầu mỡ thường dùng cho phù hợp.
6. Biết phán đoán và hiệu chỉnh một số thông số thông thường của máy chính, máy phụ cho phù hợp với điều kiện sản xuất và yêu cầu của ngư trường khai thác.
7. Cùng máy trưởng sửa chữa, khắc phục được những hư hỏng nặng trong quá trình sản xuất dài ngày trên biển.
8. Xây dựng được nội dung sửa chữa định kỳ cho toàn bộ những thiết bị được giao quản lý.
9. Ðề xuất được những phương pháp sửa chữa và đo kiểm tra được tất cả các chi tiết, cụm chi tiết bằng các dụng cu đo chính xác tới 1/100 (kể cả điện và cơ khí).
10. Giúp máy trưởng quản lý và nghiệm thu được những công trình sửa chữa lớn đúng theo yêu cầu kỹ thuật như : trung tu chai gió, máy chính.
11. Có thể thay máy phó điều hành được các thiết bị hoạt động khi cần thiết.
4.3 Ðiện báo viên tàu đánh cá
Bậc 1
a) Hiểu biết :
1. Hiểu biết sơ bộ về lý thuyết điện, vô tuyến điện VTÐ).
2. Hiểu được nguyên tắc sử dụng, vận hành các thiết bị VTÐ dùng trong nghiệp vụ lưu thông hàng hải.
3. Hiểu biết sơ bộ về thể lệ thông tin VTÐ hàng hải quốc tế.
4. Hiểu biết về Luật Q, Luật chữ tắt và Luật cấp cứu dùng cho ngành VTÐ hàng hải quốc tế.
5. Giải thích được sơ đồ mặt ngoài của các loại máy thu phát VTÐ dùng trên tàu.
6. Biết các chế độ nạp điện cho ác qui và cách sử dụng bảo quản.
7. Biết nguyên lý, cấu tạo của đèn điện tử.
b) Làm được :
1. Sử dụng được các loại máy thu phát vô tuyến điện, bảo đảm an toàn.
2. Tốc độ thu phát báo : Loại chữ Phát báo Thu báo
Chữ cái 80 85
Chữ rõ 85 90
Số dài 50 75
3. Ðảm bảo được các phiên liên lạc bằng VTÐ tín, VTÐ điện thoại với đài ven biển, đài tàu biển nội bộ (trong ngành) để đáp ứng yêu cầu thông tin liên lạc trong chuyến biển.
4. Sử dụng được các qui ước nội bộ, vận dụng được một số qui ước, thể lệ khai thác thông tin hàng hải quốc tế có quan hệ đến hành trình, đặc biệt phần an toàn sinh mạng người trên biển.
5. Nhận và dịch được các bản tin khí tượng hàng hải (tra từ điển).
6. Biết thu, phát tín hiệu bằng ánh sáng đèn.
7. Biết đếm tiếng tính cước phí các bức điện và ghi chép các loại sổ sách của đài.
8. Sử dụng các dụng cụ, đồ nghề như : kìm, clê, tuốc nơ vít, duac, cưa, đèn thử, bút thử đienẹ, Mêgômmét...
9. Kiểm tra, phát hiện được những hư hỏng như : cháy cầu chì, đứt gãy anten giây loa, công tắc đèn, mất điện nguồn ... và tiến hành sửa chữa thay thế.
10. Phán đoán được sự cố của máy móc nói chung bằng mùi vị, số chỉ bảo trên đồng hồ, hoặc có thể bằng ánh sáng đèn ...; có khả năng thay thế và hàn thiếc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật các linh kiện như tụ điện, đèn điện tử.
Bậc 2
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Viết và dịch được các bức điện hàng hải bằng tiếng Anh, theo các mẫu cho trước các câu hỏi nghiệp vụ bằng tiếng Anh đã hướng dẫn để có thể bảo đảm liên lạc với đài ven biển các nước lân cận.
2. Hiểu biết về luật phân phối dãy hô hiệu quốc tế và cấu tạo hô hiệu.
3. Hiểu biết về luật phân chia tần số VTÐ trên các giải tần, trong nghiệp vụ lưu động hàng hải quốc tế và phương pháp liên lạc trên các giải tần số đó.
4. Hiểu biết về hệ thống an toàn cưu nạn hàng hải toàn cầu GMDSS (Global Maritime Distresss and Safety Systen) trọng tâm là chương trình cấp cứu.
5. Biết sự phân chia múi giờ và cách tính giờ quốc tế CUT (Coỏdinated Universal time) và giờ địa phuương LT (Local time).
6. Hiểu biết chung về địa lý thông tin thế giới (vị trí và thủ đô các nước), đặc biệtd về luồng, đường hàng hải quốc tế vùng lân cận.
7. Hiểu biết các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thông tin nói chung (như nhiễu máy, ác qui, những quá lượng ...) và biện pháp khắc phục.
8. Ðọc được bản vẽ sơ đồ khối các loại máy thu, phát VTÐ có công suất dưới 100W; biết tính năng và tác dụng một số linh kiện trong máy như : anten, đèn bán dẫn ...
9. Biết nguyên tắc, cấu tạo một hệ thống nạp điện cho ác qui bằng nguồn điện một chiều và xoay chiều (sơ đồ khối) và qui trình nạp điện.
10. Biết định luật Ôm và ứng dụng.
b) Làm được :
1. Sử dụng được các loại máy thu phát VTÐ tín, VTÐ thoại đảm bảo an toàn.
2. Tốc độ thu phát báo : Loại chữ Phát báo Thu báo
Chữ cái 95 100
Chữ rõ 90 95
Số dài 55 85
3. Ðảm bảo liên lạc được bằng VTÐ tín, VTÐ thoại với các đài ven biển và tàu biển trong nước, bằng VTÐ tín với các đài ven biẻn các nước, hoặc vùng lân cận như Trung Quốc, Hồng Kông ... trên các giải tần VTÐ hàng hải.
4. Sử dụng thành thạo các qui ước, luật lệ, dùng cho ngành VTÐ hàng hải quốc tế, đặc biệt phần an toàn hàng hải và sinh mạng con người trên mặt biển trong hệ cứu nạn toàn cầu GMDSS.
5. Sử dụng thành thạo qui trình cấp cứu gồm : gọi cấp cứu đến kết thúc cấp cứu.
6. Sử dụng được đồng hồ đo điện vạn năng (ở thang đo thông mạch, điện trở và điện áp).
7. Kiểm tra, phán đoán và sửa chữa, thay thế được những trường hợp hư hỏng thông thường như : cháy, hỏng cuộn dây, rơ le và tiếp điểm các đường cáp điện, công tắc xoay 2,3 tầng, cầu dao 2 chiều, tụ điện, điện trở, đèn bán dẫn ...
8. Thành thạo việc lựa chọn và đấu được nguồn cung cấp phù hợp với yêu cầu sử dụng và nạp được điện cho ác qui đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Bậc 3
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Viết, dịch bằng tiếng Anh các bức điện dùng trong nghiệp vụ hàng hải, các loại câu hỏi nghiệp vụ, các thông tin khí tượng cần thiết cho hành trình (tra từ điển).
2. Hiểu biết các thể lệ áp dụng cho thông tin VTÐ nội địa và quốc tế.
3. Hiểu biết tương đối đầy đủ về địa lý thông tin thế giới, đặc biệt các luồng hàng hải chính.
4. Hiểu biết sơ bộ về nguyên lý, vận hành các thiết bị VTÐ hàng hải, bao gồm các máy định phương vị, đạo hàng, các thiết bị thu khí tượng, xác định vị trí tàu ...
5. Hiểu được định luật Jun-Lenx, lý thuyết truyền lan sóng điện từ, nguyên lý thuyết điện ly.
6. Biết nguyên lý, cấu tạo và hoạt động của máy điện, sơ đồ nắn điện xoay chiều một pha.
7. Ðọc và hiểu bản vẽ sơ đồ khối các loại máy thu, phát VTÐ thông dụng; hiểu ý nghĩa các ký hiệu ghi trên các linh kiện VTÐ.
8. Biết tính năng và tác dụng của các linh kiện VTÐ như : đèn điện tử, biến áp các loại đèn bán dẫn và mạch IC thông dụng.
b) Làm được :
1. Sử dụng được tất cả các máy thu phát VTÐ trang bị cho tàu đánh cá biển.
2. Tốc độ thu phát báo : Loại chữ Phát báo Thu báo
Chữ cái 95 110
Chữ rõ 100 105
Chữ số 60 95
3. Ðảm bảo liên lạc bằng VTÐ tín với tất cả các đài ven biển trên các giải tần số VTÐ hàng hải trong phạm vi tàu hoạt động.
4. Biết sử dụng tần số gọi và trả lời cấp cứu trong hệ cứu nạn GMDSS ở tất cả các giải tần qui định (các tần số cấp cứu, an toàn và cách sử dụng).
5. Hiểu biết và sử dụng thành thạo các tần số trong qui định về giải tần số thuộc nghiệp vụ lưu động hàng hải.
6. Sử dụng thành thạo đồng hồ đo điện vạn năng.
7. Kiểm tra được máy điện cỡ nhỏ và tìm được nguyên nhân hư hỏng như : chạm, chập, cháy đứt dây; chổi than cổ góp bị bẩn, rỗ, mất từ dư; rỗ ổ bi ... và có khả năng sửa chữa thay thế chúng.
8. Phán đoán được các trường hợp hư hỏng như : các loại đèn điện tử, biến áp các loại, công tắc chuyển mạch đơn giản và thay thế được chúng.
9. Sửa chữa được các hư hỏng thông thường trong hệ nạp điện ác qui và điều chỉnh được tiết chế nạp điện.
Bậc 4
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Ðọc, viết, dịch bằng tiếng Anh các bức điện hàng hải, các câu hỏi nghiệp vụ; tra và dịch được những phần cơ bản các tài liệu dùng cho đài tàu như : danh bạ đài ven biển, danh bạ đài phát khí tượng, thông báo hàng hải ...
2. Hiểu biết đầy đủ về thể lệ VTÐ dùng trong thông tin hàng hải và các tài liệu có liên quan đến cưóc phí, an toàn sinh mạng trên biển.
3. Có kiến thức đầy đủ về địa lý thông tin thế giới, nhất là các đường hàng hải chủ yếu (bao gồm cả qui định về lãnh hải và cách tính múi giờ).
4. Hiểu biết về lý thuyết và thực hành về điện, VTÐ, biết điều chỉnh và vận hành các thiết bị VTÐ báo, VTÐ thoại dùng trong nghiệp vụ lưu động hàng hải, bao gồm cả các máy định phương vị, đo đạc định phương vị.
5. Ðọc được bản vẽ sơ đồ nguyên lý làm việc của các loại máy thu, phát vô tuyến điện có công suất 150 W trở xuống.
6. Biết nguyên lý làm việc của các loại máy như : máy biến đổi điện, máy nguồn (tác dụng làm tăng điện áp của nguồn cung cấp), mạch chỉnh lưu xoay chiều 3 pha, khuyếch đại công suất, khuyếch đại nhảy pha.
b) Làm được :
1. Có khả năng phát chính xác bằng tay và thu chính xác bằng tai tín hiệu morse, nhóm tín hiệu hỗn hợp (chữ cái, số, dấu) với tốc độ 16 nhóm phát và một bản tiếng rõ với tốc độ 20 từ một phút. Mỗi nhóm tín hiệu gồm 5 chữ, mỗi số hoặc dấu được tính bằng 2 chữ, mỗi chữ rõ có trung bình 5 chữ. Tiến hành thu, phát trong thời gian liên tục là 5 phút.
2. Sử dụng thành thạo các tài liệu dùng trong nghiệp vụ lưu động hàng hải : danh bạ đài ven biển, danh bạ đài đặc biệt, cách gọi và chuyển điện cấp cứu, khẩn, an toàn, cách tính mùi giờ.
3. Biết sử dụng thành thạo các qui định về bắt liên lạc trên các giải tần số bằng VTÐ tín và trong trường hợp cấp cứu có thể bắt liên lạc bằng VTÐ thoại với các đài ven biển.
4. Sử dụng và vận hành thành thạo các phương tiện VTÐ báo, VTÐ thoại dùng trong nghiệp vụ, bao gồm cả các máy định phương vị và đo đạc định phương vị.
5. Ðo thử được các linh kiện VTÐ như : các đèn điện tử, bán dẫn, biến áp các loại, công tắc chuyển mạch đơn giản ... để tiến hành thay thế chúng bảo đảm yêu cầu kỹ thuật (không ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống lúc thay thế).
6. Có kiến thức và kinh nghiẹm thực hành để sửa chữa các trường hợp hư hỏng thông thường của thiết bị VTÐ điện báo, VTÐ thoại và vô tuyến định vị xảy ra trong khi hành trình trên biển.
4.4 Công nhân sửa chữa vô tuyến điện hàng hải đánh cá
Bậc 1
a) Hiểu biết :
1. Hiểu những khái niệm cơ bản về kỹ thuật VTÐ và điện như : sóng điện từ, sự truyền lan của sóng VTÐ, điện xoay chiều, điện một chiều, mạch điện song song, mạch nối tiếp, mạch một pha, ba pha ...
2. Hiểu tính năng, tác dụng của các vật liệu điện và VTÐ chủ yếu : cầu chì, điện trở, tụ điện, cuộn cảm, biến áp, loa, rơ le chuyền mạch ... Ðọc và hiểu được ý nghĩa các ký hiệu ghi trên các linh kiện đó.
3. Hiểu những khai niệm cơ bản về đèn điện tử, bán dẫn thông dụng và biết phân biệt chúng.
4. Phân tích được nguyên lý làm việc của các mạch đơn giản như : chỉnh lưu, ổn áp, khuếch đại âm tần ...
5. Giải thích được sơ đồ khối của các loại máy thu và máy phát đơn giản.
b) Làm được :
1. Biết làm các việc thông thường về điện như : mắc điện ánh sáng, điện ở bàn làm việc; đấu nguồn điện, pin, ắc qui cho máy ...
2. Biết sử dụng các dụng cụ đồ nghề, mê gôm kế, đồng hồ vạn năng.
3. Nhận biết được các khối lắp ráp ở trong máy VTÐ đơn giản. Kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng thông thường như : cháy cầu chì, dây nguồn, hỏng loa, cáp nghe, ống nói, biến áp nguồn...
4. Lắp ráp được các mạch điện đơn giản như : chỉnh lưu một pha, mạch khuyếch đại âm tần theo bản vẽ.
Bậc 2
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Hiển những khái niệm cơ bản về tần số, chu kỳ, bước sóng và nguyên lý phát sinh dòng điện trong mạch nói chung.
2. Phương pháp dùng định luật Ôm để tính toán điện áp, cường độ dòng điện, điện trở, công suất ở trong mạch điện dùng cho vô tuyến.
3. Hiểu cấu tạo và tính năng tác dụng của các linh kiện như : các loại đèn điện tử, đi-ốt bán dẫn, tranzito và biết phân biệt chúng theo nhóm, ký hiệu.
4. Vẽ và phân tích về nguyên lý làm việc của các mạch điện đơn giản như : mạch nguồn, mạch khuyếch đại âm tần, tăng âm, máy thu đổi tần và máy phát hai giải biên.
5. Những nguyên tắc chung về sử dụng bảo quản máy móc VTÐ và nguồn điện.
b) Làm được :
1. Sử dụng được đồng hồ vạn năng các loại đơn giản. Biết đo thử để tìm ra các linh kiện hư hỏng như tụ điện, điện trở, đi-ốt, tranzito và các chế độ điện áp ở các chân đèn trong máy.
2. Biết được mối quan hệ của các khối lắp ráp ở trong máy VTÐ đơn giản để phán đoán tìm ra các tầng hư hỏng và tự sửa chữa được các bệnh thông thường theo bản vẽ và các mạch phức tạp (có sự hướng dãan của cán bộ kỹ thuật), bảo dưỡng được các máy trên.
3. Tháo lắp và quấn mới các biến áp, cuộn cảm, rơ le đơn giản theo mẫu.
Bậc 3
Hiểu biết và làm được công việc của bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Biết định luật Kiếc khốp để xác định trị số và phương chiều của dòng điện trong các mạch nhánh (dùng cho mạch vô tuyến).
2. Hiểu tính năng tác dụng của các loại đèn điện tử nhiều cực, các loại đi-ốt, bán dẫn tranzito, tranzito trường, thyristor, có những hiểu biết sơ bộ về các mạch IC. Nhận biết được các linh kiện trên ở trong mạch điện.
3. Biết tính toán các loại biến áp nguồn, biết tháo lắp và sửa chữa các bộ nguồn chỉnh lưu và các bộ ổn áp, bộ biến đổi điện đơn giản theo bản vẽ.
4. Biết phân tích được các mạch cơ bản dùng trong máy thu phát VTÐ, phân tích được sơ đồ nguyên lý mạch điện của các loại máy 2 giải biên có kết cấu đơn giản.
5. Hiểu những khái niệm cơ bản về máy thu phát đơn biên theo kỹ thuật tương tự (Analog) và sơ đồ khối của những máy đó. Biết được những tính chất cơ bản về sóng siêu âm cùng những khái niệm sơ bộ về máy đo sâu dò cá.
6. Cấu tạo bộ nạp điện và các chế độ nạp điện cho ác qui.
7. Những kiến thức cơ bản về an toàn điện và cấp cứu khi có tai nạn xảy ra.
b) Làm được :
1. Sử dụng được các máy đo cần thiết để sửa chữa được tất cả các hư hỏng của các loại máy thu phát VTÐ, máy VHF, máy tăng âm, ghi âm, truyền thanh truyền lệnh theo sơ đồ gốc ở trên các tàu cá loại nhỏ và vừa. Sử dụng và điều chỉnh thành thạo các máy trên.
2. Sửa chữa được những hư hỏng thông thường các loại máy đo sâu, dò cá.
3. Bảo dưỡng được các loại rađa, la bàn điện, máy đo tốc độ tàu (trừ những bộ phận phức tạp và chính xác). Tự pha chế được dung dịch cho la bàn điện và thiết bị thay thế chúng.
4. Có khả năng tổ chức, sắp xếp nhân lực và dự trù nguyên vật liệu để lắp đặt các đài thu phát cho loại tàu nhỏ và vừa theo bản vẽ, đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật.
Bậc 5
Hiểu biết và làm được công việc của bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1.Nắm vững nguyên lý làm việc của các loại máy đo sóng (oscilloscope), đồng hồ vạn năng hiện số (Digital, Multimeter), đồng hồ vạn năng điêndj tử (Elextronic Multimeter) để phục vụ cho công việc sửa chữa các thiết bị VTÐ.
2. Phân tích thành thạo về nguyên lý làm việc của các sơ đồ mạch điện máy thu phát có công suất nhỏ và vừa, máy đo sâu dò cá, truyền thanh truyền lệnh, điện thoại tự động dùng trên các tàu khai thác cá.
3. Phân tích được sơ đồ điện của các loại la bàn điện, máy đo tốc độ tàu, vẽ được sơ đồ khối của rađa, và phân tích được một số mạch cơ bản của rađa (trừ những khối phức tạp).
4. Hiểu được những tính chất cơ bản của kỹ thuật số Digital) kỹ thuật xung và những khái niệm về máy lái tự động (phần VTÐ), máy FAX, máy thu khí tượng, máy định vị tàu.
b) Làm được :
1. Sử dụng thành thạo các loại máy đo dùng trong việc sửa chữa các thiết bị VTÐ.
2. Kiểm tra phán đoán được vị trí hư hỏng, thử và sửa chữa khôi phục lại những bộ phận đóng ở trong các loại máy thu phát VTÐ nói chung, các loại máy đo sâu dò cá, máy ghi âm, hệ thống truyền thanh truyền lệnh, điện thoại tự động ở trên tàu.
3. Sửa chữa được những hư hỏng thông thường của các loại la bàn điện, máy đo tốc độ tàu, ra đa, máy FAX, máy thu khí tượng, máy định vị tàu, máy lái tự động (phần VTÐ).
4. Có khả năng lắp ráp các loại máy VTÐ mới cho các đài bờ và đài tàu theo bản vẽ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Bậc 6
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm:
a) Hiểu biết :
1. Các phương pháp thiết kế tính toán anten cho các đài tàu và đài bờ.
2. Nắm vững kỹ thuật, xung, kỹ thuật số (Digital), các loại đèn siêu cao như : Ma-nhê-tron (Magnetron), Klistron phản xạ (Reflexx Klystron), các loại đi ốt siêu cao tần, đi ốt tu nen, đèn sóng chạy và các loại IC (integrated circuit), mạch tổ hợp phức tạp.
3. Nắm vững cấu tạo và nguyên lý làm việc của các loại máy thu phát từ đơn giản đến phức tạp, phân tích được các sơ đồ nguyên lý mạch điện của các loại máy đo sâu, dò cá, la bàn điện, máy đo tốc độ tàu phức tạp, các loại rađa.
4. Hiểu cấu tạo và nguyên lý làm việc của các loại máy FAX, in chữ băng hẹp NBDP, truyền số liệu, máy thu tự động bản tin dự báo thời tiết biển, máy lái tự động, máy thu tự động tín hiệu cấp cứu, phao cứu sinh vô tuyến phát qua vệ tinh.
5. Ðọc và hiểu các bản vẽ lắp ráp các máy VTÐ cho tàu và đài bờ. Nắm được các qui trình, qui phạm về lắp đặt máy VTÐ hàng hải xuống tàu.
b) Làm được :
1. Tự tính toán và lắp đặt được các loại anten cho đài tàu và đài bờ.
2. Sửa chữa được một số các thiết bị đo lường chuyên dụng phục vụ cho công việc sửa chữa.
3. Kiểm tra và sửa chữa thông thạo các máy thu phát từ công suất nhỏ đến lớn, các máy đo sâu dò cá phức tạp, hệ thống truyền thanh, truyền lệnh, điện thoại tự động, rađa (kể cả khi không có lược đồ gốc). Thay thế được các mạch IC phức tạp, các loại linh kiện chuyên dụng và tinh chỉnh chúng sau khi thay thế.
4. Bảo dưỡng, sửa chữa được những hư hỏng thông thường của các máy FAX, in chữ băng hẹp NBDP, truyền số liệu, máy thu tự động bản tin dự báo thời tiết biển, máy lái tự động, máy thu tự động tín hiệu cấp cứu, phao cứu sinh vô tuyến phát quá vệ tinh, rađa trợ giúp cho việc tìm kiếm và cứu nạn SART.
5. Tính toán được các linh kiện thay thế, tự lắp ráp được các mạch đơn giản của máy phục vụ cho yêu cầu sản xuất.
6. Khảo sát thiết bị, tổ chức sắp xếp nhân lực và dự trù vật tư để sửa chữa, bảo dưỡng, bảo quản các thiết bị VTÐ khi tàu vào sửa chữa định kỳ.
Bậc 7
Hiểu biết và làm được công việc của bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Hiểu sâu về cấu tạo và nguyên lý làm việc của các thiết bị đo lường có chất lượng và độ chính xác cao như : máy đo độ méo, máy đo hệ số phẩm chất, máy đo độ di tần, máy đo sóng nhiều tia ...
2. Phân tích đầy đủ và chính xác về cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị thông tin VTÐ và VTÐ hàng hải được trang bị cho các tàu khai thác cá.
3. Phân tích được mức độ hư hỏng của các thiết bị trên và lập được dự toán sửa chữa các loại thiết bị đó gồm : sửa chưũa định kỳ, tiểu tu, trung tu cho đến đại tu thiết bị.
4. Có khả năng tìm hiểu và tiếp thu kỹ thuật mới, tiên tiến sử dụng trong ngành VTÐ và VTÐ hàng hải như : kỹ thuật thu phát đơn biên (Singlesideband), kỹ thuật số tương tự (Digital Anatog), gọi chọn số DSC (Digital Selective calling), hệ thống điều khiển, tự động hoá, kỹ thuật laser, rada Sart (Radar Transponder), thông tin qua vệ tinh INMARSAT và các thiết bị dùng trong thông tin an toàn và cứu nạn toàn cầu GMDSS.
b) Làm được :
1. Sửa chữa được các hư hỏng trong các thiết bị đo lường dùng cho việc sửa chữa thiết bị VTÐ và tinh chỉnh được chúng.
2. Sửa chữa được toàn bộ các hư hỏng của các thiết bị thông tin VTÐ và VTÐ hàng hải trang bị cho các tàu khai thác cá. Ðồng thời tiến hành chỉnh định toàn hệ thống sau khi sửa chữa lớn hoặc thay thế phụ tùng.
3. Tính toán được các linh kiện thay thế trong mạch điện hư hỏng, tự lắp ráp được các mạch thay thế hay cải tiến những mạch hoặc các bộ phận cho phép ở trong các thiết bị trên, nhằm đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất, đảm bảo được tính năng kỹ thuật của máy.
4. Chỉ đạo việc lắp ráp các thiết bị thông tin VTÐ và VTÐ hàng hải cho đài bờ và tàu. Biết tổ chức sắp xếp nhân lực tham gia sửa chữa từ tiểu tu, trung tu cho đến đại tu các thiết bị trên.
Phụ lục A
(quy định)
Ðiều 83, Bộ Luật lao động (ban hành theo sắc lệnh số 35 SL/CTN ngày 5 tháng 7 năm 1994 của Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) :
1. Nội qui lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây :
a) Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi;
b) Trật tự trong doanh nghiệp;
c) An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc;
d) Việc bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ, kinh doanh của doanh nghiệp;
đ) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, các hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
2. Nội qui lao động phải được thông báo đến từng người và những điểm chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết trong doanh nghiệp.
28TCN 127:1998
CẤP BẬC KỸ THUẬT CÔNG NHÂN TRONG LĨNH VỰC NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
LỜI NÓI ĐẦU :
28TCN 127:1998 'Cấp bậc kỹ thuật công nhân trong lĩnh vực khai thác hải sản' do Vụ Tổ chức Cán bộ - Lao động biên soạn và đề nghị Bộ Thuỷ sản ban hành theo Quyết định số 668/1998/QÐ-BTS ngày 11 tháng 11 năm 1998.
1. Phạm vi áp dụng.
- Tiêu chuẩn này qui đình tên nghề, số lượng nghề, số lượng bậc và nội dung từng bậc của mỗi nghề trong lĩnh vực khai thác hải sản.
- Tiêu chuẩn áp dụng trong phạm vi cả nước cho công nhân các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác hải sản thuộc các thành phần kinh tế.
2. Danh mục nghề.
Các nghề của công nhân nuôi trồng thuỷ sản trong Tiêu chuẩn này quy định trong Bảng 1.
Bảng 1. Danh mục nghề công nhân trong lĩnh vực khai thác hải sản
TT | Danh mục nghề | Bậc kỹ thuật |
1 | Công nhân nuôi cá nước ngọt thương phẩm | Từ bậc 1 đến bậc 6 |
2 | Công nhân nuôi cá lồng, bè nước ngọt, nước mặn | Từ bậc 1 đến bậc 6 |
3 | Công nhân nuôi, cấy trai ngọc | Từ bậc 1 đến bậc 6 |
4 | Công nhân sản xuất thức ăn nuôi tôm, cá | Từ bậc 1 đến bậc 6 |
5 | Công nhân sản xuất thuốc kích dục tố HCG | Từ bậc 1 đến bậc 6 |
3. Qui định chung
Công nhân các nghề trong Bảng 1 phải thực hiện đúng những quy định sau đây :
3.1 Chấp hành nội qui lao động trong công ty, xí nghiệp (gọi tắt là Doanh nghiệp) theo Ðiều 83 Bộ luật Lao động của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Phụ lục A và các văn bản hướng dẫn thực hiện Ðiều này của Nhà nước.
3.2 Hiểu và chấp hành các quy trình kỹ thuật sản xuất thuộc phạm vi đảm nhận và quy phạm kỹ thuật an toàn lao động có liên quan đến công việc đảm nhận; làm được công việc sơ cấp cứu khi xảy ra tai nạn lao động.
3.3 Bảo quản tốt ngư cụ, dụng cụ, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu và trang bị bảo hộ lao động được giao sử dụng.
3.4 Công nhân kỹ thuật từ bậc 2 trở lên, phải học qua trường lớp đào tạo nghề hoằc trường, lớp của Doanh nghiệp và được cấp bằng nghề, hoặc chứng chỉ nghề của cấp có thẩm quyền do Nhà nước quy định.
Công nhân kỹ thuật từ bậc 2 đến bậc 4, tối thiểu phải đạt trình độ văn hoá hết trung học cơ sở (cấp 2), hoặc tương đương; từ bậc 5 trở lên, phải đạt trình độ văn hoá hết trung học phổ thông (cấp 3), hoặc tương đương.
3.5 Thường xuyên học tập để nâng cao tay nghề và kinh nghiệm sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.
3.6 Công nhân bậc 5, phải nắm vững nội dung quản lý sản xuất và có năng lừc quản lý ở một tổ sản xuất. Công nhân kỹ thuật bậc 6, phải nắm vững nội dung quản lý sản xuất và có năng lực quản lý ở một trại, hoặc một đội sản xuất, hoặc đơn vị tương đương.
3.7 Công nhân kỹ thuật bậc trên, phải nắm vững kiến thức và thông thạo công việc của công nhân bậc dưới trong cùng một nghề. Công nhân kỹ thuật bậc trên trong cùng một nghề, phải làm được công việc kèm cặp, hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân bậc dưới cách nhau từ 2 bậc trở lên.
4. Nội dung cấp bậc kỹ thuật các nghề.
4.1 Công nhân nuôi cá nước ngọt thương phẩm
Bậc 1.
a) Hiểu biết :
1. Nhận biết được các loài cá nuôi nước ngọt chủ yếu ở địa phương.
2. Ðặc điểm để phân biệt cá bột, cá hương, cá giống và cá thịt.
3. Các loại hình nuôi cá nước ngọt (nuôi cá trong ao, hồ, ruộng ...)
b) Làm được :
1. Làm được các công việc lao động giản đơn như : đào đắp đất tu sửa bờ ao, mương máng; đóng mở cống lấy, hoặc tháo nước; cho cá ăn, kéo lưới, chuyển cá trong trại nuôi ...
2. Dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, hoặc công nhân bậc trên làm đúng yêu cầu kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi như : tẩy ao, diệt tạp, bón phân, lấy nước vào ao gây màu nước ...
3. Chuẩn bị dụng cụ theo yêu cầu công việc cần làm trong ngày. Bảo quản được ngư cụ sau khi sử dụng.
Bậc 2
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết
1. Khái quát tập tính sống của một số loài cá nuôi chủ yếu hiện nay ở địa phương.
2. Ðặc điểm, cấu trúc và yêu cầu của ao, hồ nuôi cá.
3. Những khái niệm cơ bản về một số yếu tố của môi trường nước như : độ trong, nhiệt độ, độ pH ... trong kỹ thuật nuôi cá.
4. Các biện pháp cải tạo ao trước khi nuôi cá. Tác dụng của vôi bột, một số loại thuốc diệt tạp và các loại phân bón trong việc cải tạo ao.
5. Nội dung công việc chủ yếu trong quy trình kỹ thuật nuôi cá nước ngọt.
b) Làm được :
1. Chủ động làm được các công việc đúng theo yêu cầu kỹ thuật trong quá trình chuẩn bị ao, hồ nuôi cá. Tính được lượng vôi, phân bón cần thiết để cải tạo ao, hồ.
2. Dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, hoặc công nhân bậc trên làm đúng yêu cầu kỹ thuật các công việc như : quấy đảo ao nuôi; ép, luyện cá giống trước khi vận chuyển.
3. Phát hiện được bờ ao rò rỉ, tổ chức sửa chưũa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Bậc 3
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Ðặc điểm cơ bản về sinh trưởng của các loài cá nuôi chủ yếu ở địa phương.
2. Vai trò, tác dụng của thức ăn; các loại thức ăn đối với cá nuôi nước ngọt.
3. Tập tính ăn của các loài cá nuôi ở các giai đoạn bột, hương, giống và trưởng thành.
4. Yêu cầu kỹ thuật của một ao, hồ nuôi cá đạt năng suất cao.
5. Tiêu chuẩn phân loại chất lượng cá giống, cá thương phẩm.
6. Quy trình kỹ thuật ương nuôi cá bột, cá hương, cá giống.
b) Làm được :
1. Thành thạo các công việc trong quy trình nuôi như : ương cá giống, nuôi cá thịt, nuôi đơn, nuôi ghép ...
2. Biết sử dụng phân hữu cơ, phân vô cơ, thức ăn tinh phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cá nuôi.
3. Chủ động tổ chức được và thành thạo các công việc như : kéo lưới bắt cá, cân đo đong đếm cá hương, cá giống ...
4. Sử dụng và bảo quản tốt các loại ngư cụ chuyên dung; vá được lưới rách đơn giản.
5. Biết sử dụng và bảo quản máy bơm nước phục vụ ao nuôi.
6. Dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, hoặc công nhân bậc trên, tham gia vận chuyển cá giống bằng các loại dụng cụ (thúng sơn, bạt, nilông bơm ôxy ...) và phương tiện (xe đạp, ôtô, tàu hoả, máy bay ...).
7. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân bậc 1 cùng loại công việc được đảm nhận.
Bậc 4
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Những kiến thức cơ bản về cấu tạo và sinh thái một số loài cá nuôi chủ yếu ở địa phương.
2. Các yếu tố lý, hoá, sinh vật học chủ yếu của môi trường nước ao nuôi. Mối quan hệ giữa môi trường nước với đời sống của các đối tượng nuôi.
3. Mùa vụ sinh sản của một số loài cá nuôi chủ yếu.
4. Sự biến động và phát triển của sinh vật phù du ảnh hưởng tới chất lượng nước (tốt, hoặc xấu) liên quan đến đời sống của các loài cá nuôi.
b) Làm được :
1. Vận chuyển cá giống thành thạo bằng các loại dụng cụ và phương tiện vận chuyển.
2. Thành thạo công việc lựa chọn cá giống theo quy cỡ; tính toán được mật độ cá giống để thả nuôi.
3. Ðiều chỉnh được màu nước của ao nuôi. Tính được khối lượng thức ăn hợp lý hằng ngày theo nhu cầu dinh dưỡng của các đối tượng nuôi.
4. Thành thạo các công viềc quản lý, chăm sóc ao nuôi cá. Phát hiện kịp thời và có biện pháp xử lý các hiện tượng bất thường của ao nuôi : cá nổi đầu, cá có dấu hiệu bị mắc bệnh, chất lượng nước ao biến động ...
5. Lắp ráp được vợt vớt cá; vá được các tấm lưới rách phức tạp.
6. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân từ bậc 2 trở xuống, cùng loại công việc được đảm nhận.
Bậc 5
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Nắm vững quy trình kỹ thuật nuôi cá nước ngọt.
2.Quan hệ tương hỗ giữa các loài cá nuôi; cơ cấu hợp lý đàn cá nuôi trong ao, hồ.
3. Triệu chứng, tác nhân gây bệnh một số loài bệnh thường gặp và sự lây lan bệnh đối với nghề nuôi cá nước ngọt.
4. Tác dụng của một số loại thuốc phòng, trị bệnh cho cá nuôi.
5. Kiến thức cơ bản về công tác tổ chức, quản lý một tổ sản xuất, hoặc đơn vị tương đương.
b) Làm được :
1. Chủ động tổ chức và chỉ đạo được công tác vận chuyển cá giống (bố trí nhân lực, tính toán mật độ cho từng loại dụng cụ, bơm ôxy, bảo quản trên đường ...).
2. Phát hiện và phân biệt được các loại bệnh thường xẩy ra trong ao, hồ nuôi. Thành thạo thực hiện thường xuyên các biện pháp phòng trị bệnh cho cá nuôi.
3. Kiểm tra định kỳ, xác định được tốc độ sinh trưởng của cá nuôi để có biện pháp điều chỉnh kịp thời về mật độ cá nuôi và khối lượng thức ăn hằng ngày.
4. Thao tác thành thạo xác định một số yếu tố môi trường như : độ pH, độ trong, nhiệt độ ...
5. Lắp ráp được giềng phao, giềng chì một tấm lưới cá hương, cá giống.
6. Có năng lực tổ chức, quản lý được một tổ sản xuất, hoặc đơn vị tương đương.
7. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân từ bấc 3 trở xuống, cùng loại công việc được đảm nhận.
Bậc 6
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Khái quát về hệ sinh thái nước ngọt; chuỗi thức ăn trong vùng nước ao, hồ nuôi cá.
2. ảnh hưởng của môi trường đến sinh trưởng và sinh sản của các loài cá nuôi.
3. ảnh hưởng của môi trường đến sự sinh trưởng và sinh sản của các loài cá nuôi.
3. Nắm vững các quy trình kỹ thuật về nuôi cá nước ngọt và có thể đánh giá được hiệu quả của từng khâu trong quá trình sản xuất. Biết sơ bộ quy trình cho cá đẻ nhân tạo.
4. Nắm chắc thị trường con giống và cá thương phẩm, để cân đối về lượng cũng như thay đổi đối tượng nuôi cho phù hợp.
5. Các tính toán hiệu quả kinh tế của một vụ, một năm sản xuất của cơ sở.
6. Những khái niệm cơ bản để lưu giữ đàn cá thuần chủng, đảm bảo giống nuôi không bị thoái hoá.
7. Nắm được kiến thức về tổ chức, quản lý một đội sản xuất, hoặc đơn vị tương đương.
b) Làm được :
1. Vận dụng thành thạo các biện pháp kỹ thuật, linh hoạt trong việc áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi để phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở.
2. Ðánh giá được hiệu quả kinh tế một vụ, hoặc một năm sản xuất. Trên cơ sở đó, xây dựng được các phương án sản xuất hằng năm cho cơ sở.
3.Tổng kết được kinh nghiệm; phát huy các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong sản xuất. Ðồng thời, áp dụng có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào thực tế sản xuất, nhằm nâng cao năng suất cá nuôi và hiệu quả kinh tế cho nghề nuôi cá.
4. Có khả năng tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu nuôi thử nghiệm, phụ giúp thành thạo công việc lai tạo giống cá, xử lý chuyển đổi giới tính cá rô phi ..
5. Biết lắp ráp hoàn chỉnh một vàng lưới cá hương, cá giống, cá thịt.
6. đủ năng lực phụ trách công tác kỹ thuật, hoặc quản lý tốt một đội sản xuất (hoặc trại sản xuất, hoặc đơn vị tương đương).
7. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân từ bậc 4 trở xuống, cùng loại công việc được đảm nhận.
4.2 Công nhân nuôi cá lồng, bè nước ngọt, nước mặn.
Bậc 1
a) Hiểu biết :
1. Nhận biết, phân biệt được các loài cá thường nuôi ở lồng, hoặc bè
2. Giá trị kinh tế của các đối tượng cá nuôi lồng, bè thuộc nước ngọt, hoặc nước mặn.
3. Nắm đại cương cấu trúc của lồng, bè; tên gọi các bộ phận cấu tạo của lồng, bè.
b) Làm được :
1. Làm được các công việc giản đơn theo yêu cầu của cán bộ kỹ thuật, hoặc công nhân bậc trên như : chuẩn bị nguyên vật liệu và tham gia lắp ráp lồng, bè; chuẩn bị thức ăn thô, hoặc nguyên liệu để chế biến thức ăn tại chỗ; tham gia phòng chống mưa, bão, lũ ... bảo vệ an toàn cho lồng, bè nuôi cá.
2. Biết cách cho cá ăn đúng lượng, đúng thời gian, đúng vị trí ... theo chỉ dẫn ban đầu của cán bộ kỹ thuật.
3. Bảo quản được nguyên vật liệu, thức ăn, ngư cụ.
4. Bảo đảm an toàn lao động khi làm việc trên lồng, bè; bơi chèo thuyền thành thạo.
Bậc 2
Hiểu biết và làm được công bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Nội dung chủ yếu trong quy trình kỹ thuật nuôi cá lồng, bè.
2. Nắm được sơ bộ một số đặc điểm sinh học về tính ăn, sinh trưởng, tập tính sống của các loài cá nuôi lồng, bè.
3. Cỡ loại giống và loại thức ăn phù hợp của các loài cá nuôi lồng, bè.
4. Một số kiến thức cơ bản về dòng chảy và thuỷ triều trên sông, trên biển.
b) Làm được
1. Neo, cột, cố định được lồng bè nuôi cá.
2. Ðan, vá giai, vợt. Sửa chữa được những hư hỏng đơn giản của lồng, bè.
3. Lựa chọn được cá giống tốt, thả cá giống vf bắt cá thịt đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo chất lượng.
4. Biết sử dụng Bảng thuỷ triều.
5. Chủ động được các công việc cần thiết để phòng chống mưa, bão, lũ đảm bảo an toàn cho người và lồng, bè nuôi cá.
Bậc 3
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Những yêu cầu kỹ thuật về chọn địa điểm đặt lồng, bè nuôi trên sông, hoặc trên biển.
2. Yêu cầu về môi trường với từng đối tượng cá nuôi lồng, bè. Vai trò của một số yếu tố của môi trường như : nhiệt độ, độ mặn, độ trong, độ pH và thức ăn tự nhiên của các đối tượng nuôi.
3. Tác dụng của thức ăn, nhu cầu dinh dưỡng, tập tính ăn của đối tượng nuôi theo từng giai đoạn phát triển.
4. Các loại thức ăn, hệ số thức ăn, loại thức ăn ưa thích của từng đối tượng nuôi.
b) Làm được :
1. Quản lý, chăm sóc tốt trong quá trình nuôi cá (kiểm tra, đánh giá hoạt động bắt mồi của cá, phát hiện được những hiện tượng bất thường của cá, hoặc của môi trường, tình hình địch hại, tình trạng an toàn của lồng, bè ...).
2. Tính được khẩu phần thức ăn hằng ngày của cá. Tính được tỷ lệ nguyên liệu để chế biến thức ăn tại chỗ cho cá.
3. Phát hiện kịp thời và tổ chức sửa chưũa được những hư hỏng của lồng, bè.
4. Sử dụng thành thạo bảng thuỷ triều và một số phương tiện, dụng cụ thông dụng để xác định các yếu tố của môi trường như : nhiệt độ, độ mặn, độ pH, độ trong, lượng ôxy hoà tan ...
5. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân bậc 1 cùng loại công việc được đảm nhận.
Bậc 4
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Hiểu biết đại cương về hình thái, cấu tạo của các loài cá nuôi lồng, bè.
2. Nắm vững các yếu tố của môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của các đối tượng cá nuôi lồng, bè, ý nghĩa, mục đích của công tác bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản.
3. Mối quan hệ qua lại giữa môi trường và các loài cá nuôi. Biện pháp kỹ thuật nuôi để đạt năng suất cao và có hiệu quả kinh tế.
4. Hiểu biết được nguyên nhân và tác hại của một số loại bệnh thường gặp đối với cá nuôi lồng, bè trên sông, hoặc trên biển.
b) Làm được :
1. Ðánh bắt và vận chuyển cá sống (cá giống, cá thịt) bằng các loại phương tiện và dụng cụ, đảm bảo chất lượng và tỷ lệ sống cao.
2. Phát hiện, phòng và chữa được một số bệnh thông thường của cá. Biết xử lý đối với các địch hại của cá nuôi trong lồng, bè.
3. Ðánh giá được tình hình dòng chảy trên sông, hoặc trên biển để chọn địa điểm đặt và lắp ráp lồng, bè.
4. Vận hành được một số máy móc phục vụ nuôi cá (máy chế biến thức ăn tại chỗ, máy sục khí ...), điều khiển được ca nô, xuồng máy công suất dưới 12 CV.
5. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân từ bậc 2 trở xuống, cùng loại công việc được đảm nhận.
Bậc 5.
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Nắm được qui trình kỹ thuật nuôi cá lồng bè trên sông, hoặc trên biển.
2. Nắm vững cấu trúc lắp đặt và các biện pháp bảo đảm an toàn công trình lồng, bè nuôi cá trên sông, hoặc trên biển.
3. Nắm vững các yếu tố về điều kiện tự nhiên (địa hình, khí tượng, thuỷ văn ...) và chất lượng môi trường để xác định qui mô (về số lượng, kích thước của lồng bè) và vị trí đặt lồng, bè nuôi phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.
4. Những kiến thức cơ bản về công tác tổ chức, quản lý của một tổ sản xuất, hoặc đơn vị tương đương.
b) Làm được :
1. Thành thạo công việc trong công đoạn của qui trình kỹ thuật nuôi cá lồng, bè trên sông, hoặc trên biển.
2. Thành thạo kỹ thuật đánh bắt, thu gom và vận chuyển cá giống.
3. Tổ chức thi công lắp đặt lồng, bè nuôi cá theo thiết kế kỹ thuật, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật nuôi và an toàn cho công trình lồng, bè.
4. Có năng lức tổ chức quản lý được một tổ sản xuất, hoặc đơn vị tương đương.
5. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân từ bậc 3 trở xuống, cùng loại công việc được đảm nhận.
Bậc 6
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm
a) Hiểu biết :
1. Có kiến thức về những đặc điểm sinh học chủ yếu của các đối tượng cá nuôi; các dạng, công trình lồng, bè nuôi; kỹ thuật nuôi cá lồng, bè trên sông, hoặc trên biển.
2. Tiếp thu được những kinh nghiệm tốt trong sản xuất và biện pháp nuôi cá lồng, bè đạt năng suất cao, có hiệu quả của các đơn vị khác, để có thể vận dụng cho cơ sở sản xuất của mình.
3. Các biện pháp chủ yếu để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và đảm bảo vệ sinh môi trường vùng nước nuôi cá; các biện pháp phòng, tránh dịch bệnh lây lan có thể xảy ra.
4. Nắm được nội dung về tổ chức và quản lý một đội sản xuất.
b) Làm được :
1. Thiết kế và tổ chức hướng dẫn công nhân bậc dưới thi công lắp ráp lồng, bè nuôi cá.
2. Tổng kết được kinh nghiệm trong sản xuất; cải tiến, hoặc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, áp dụng các biện pháp quản lý tốt vào thực tế sản xuất của cơ sở để nâng cao năng suất và hiệu qủa của nghề nuôi cá lồng, bè.
3. Làm tốt công tác phụ trách kỹ thuật ở một cơ sở nuôi cá lồng, bè trên sông, hoặc trên biển.
4. Có năng lực tổ chức, quản lý một đội sản xuất (bè nuôi có quy mô lớn, hoặc nhiều lồng, bè nuôi có quy mô nhỏ).
5. Hướng dãn kỹ thuật cho công nhận từ bậc 4 trở xuống, cùng loại công việc được đảm nhận.
4.3 Công nhân nuôi, cấy trai ngọc.
Bậc 1
a) Hiểu biết :
1. Nhận biết, phân biệt được các loài trai nuôi để cấy ngọc ở đơn vị; những loài trai cấy ngọc có giá trị kinh tế cao.
2. Phân biệt được trai giống, trai nguyên liệu, trai bố mẹ để sản xuất giống nhân tạo và nuôi trai cấy ngọc.
3. Tác hại của các sinh vật là địch hại đối với trai ngọc như : sun, hà ...
4. Nhận biết cấu tạo của lồng bè, của hệ thống dàn bè nuôi trai và nhà xưởng cấy ngọc, xử lý sản phẩm...
b) Làm được :
1. Làm các công việc giản đơn theo yêu cầu và hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, hoặc công nhân bậc trên như : chuẩn bị nguyên vật liệu và tham gia lắp ráp dàn bè; thả và kéo vớt lồng nuôi trai; làm vệ sinh trai và lồng, dàn bè nuôi trai 9cạo sun, hà bám); tham gia phòng chống mưa bão bảo vệ dàn bè nuôi ...
2. Bảo quản nguyên vật liệu, dụng cụ sản xuất, sửa chữa được lồng nuôi trai.
3. Bảo đảm an toàn lao động khi làm việc trên dàn bè nuôi trai.
Bậc 2.
Hiểu biết và làm được công việc bầc dưới; thêm :
a) Hiểu biết :
1. Nắm được sơ bộ về một số đặc điểm sinh hòc chủ yếu của trai ngọc như : tính ăn, sinh trưởng, sinh sản ...
2. Khái quát nội dung qui trình công nghệ nuôi trai, cấy ngọc.
3. Nhận biết một số đặc điểm chủ yếu của các loại địch hại đối với trai ngọc như : sun, hà ...
4. Kiến thức cơ bản về thuỷ triều.
b) Làm được :
1. Bơi chéo thuyền thành thạo.
2. Biết cách sử dụng bảng thuỷ triều trong sản xuất.
3. Làm được lồng nuôi trai theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
4. Chủ động được các công việc cần thiết để phòng chống mưa, bão, đảm bảo an toàn cho người, nhà xưởng và dàn bè nuôi trai.
Bậc 3
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Ý nghĩa, tầm quan trọng phải làm tốt công tác bảo vệ nguồn lợi và bảo vệ môi trường.
2. Nắm được những kiến thức cơ bản về hình thái, cấo tạo, tính ăn, sinh trưởng, sinh sản của trai ngọc và mối liên quan với kỹ thuật nuôi trai và cấy ngọc.
3. Mối quan hệ của môi trường đối với quá trình sinh trưởng của trai và chất lượng của ngọc.
b) Làm được :
1. Thành thạo kỹ thuật đưa trai ra, xếp trai vào lồng nuôi và kỹ thuật nuôi từ trai giống tới trai nguyên liệu.
2. ép luyện trai trước khi cấy theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
3. Phát hiện kịp thời và tổ chức sửa chưũa dàn bè nuôi trai bị hư hỏng.
4. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân bậc 1 cùng loại công việc được đảm nhận.
Bậc 4
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Những yêu cầu kỹ thuật để chọn địa điểm đặt dàn bè nuôi trai, cấy ngọc và xây dựng nhà xưởng.
2. Nắm vững về hình thái, giải phẫu và cấu tạo của trai ngọc, nguyên lý hình thành ngọc trai.
3. Kiến thức đại cương về động thực vật phù du, về loại thức ăn và tập tính ăn của trai ngọc.
4. Nắm đước sơ bộ quy trình nuôi trai, cấy ngọc.
b) Làm được :
1. Thành thạo các kỹ thuật mở miệng trai, cài nêm, lựa chọn trai cấy nhân, cắt miếng tế bào ... theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
2. Phân loại, đánh giá sơ bộ được chất lượng ngọc sau khi thu hoạch.
3. Hướng dẫn kỹ thuật công nhân từ bậc 2 trở xuống, cùng loại công việc được đảm nhận.
Bậc 5
Hiểu biết và làm được công việc bầc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Nắm vững qui trình kỹ thuật nuôi trai, cấy ngọc (từ công đoạn nuôi trai giống và trai nguyên liệu; cấy nhân và nuôi trai tạo ngọc thương phẩm).
2. Nắm được danh mục, tác dụng những trang thiết bị cần thiết cho một cơ sở nuôi trai, cấy ngọc.
3. Nội dung tổ chức và quản lý một tổ sản xuất, hoặc đơn vị tương đương.
b) Làm được :
1. Thành thạo kỹ thuật cấy ngọc đảm bảo đúng theo yêu cầu kỹ thuật, đạt tỷ lệ tạo thành ngọc cao.
2. Thành thạo kỹ thuật nuôi và các công việc quản lý chăm sóc trai sau khi đã cấy nhân.
3. Có năng lực tổ chức, quản lý công việc của một tổ sản xuất, hoặc đơn vị tương đương.
4. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân từ bậc 3 trở xuống, cùng loại công việc được đảm nhận.
Bậc 6
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Nắm vững kiến thức về đặc điểm sinh học chủ yếu của trai ngọc; công trình dàn bè nuôi trai; quy trình kỹ thuật sản xuất giống, nuôi trai và cấy ngọc.
2. Ðánh giá hiệu quả của các quy trình nuôi trai, cấy ngọc đối với một số loài trai nước mặn, nước ngọt ở nước ta.
3. Ðánh giá, phân tích và tiếp thu những kinh nghiệm tốt trong sản xuất, các biện pháp kỹ thuật nuôi trai đạt năng suất cao, nâng cao tỷ lệ thành ngọc và chất lượng tốt ... cảu các đơn vị khác để có thể vận dụng cho cơ sở sản xuất của mình.
4. Nội dung công tác tổ chứuc, quản lý một đội sản xuất, hoặc đơn vị tương đương.
b) Làm được :
1. Dự trù nguyên vật liệu và tổ chức thi công các dàn bè, lồng nuôi trai theo thiết kế kỹ thuật.
2. Lập kế hoạch sản xuất hàng năm cho đội sản xuất, hoặc đơn vị tương đương phù hợp với yêu cầu thực tế.
3. Có năng lực tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất của một đội, hoặc đơn vị tương đương (về nuôi trai nguyên liệu, cấy nhân, nuôi trai sau khi cấy nhân ...)
4. Tổng kết các kinh nghiệm tốt trong sản xuất; phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, các biện pháp quản lý tốt vào thực tế sản xuất của cơ sở để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.
5. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân từ bậc 4 trở xuống, cùng loại công việc được đảm nhận.
4.4 Công nhân sản xuất thức ăn nuôi tôm, cá.
Bậc 1
a) Hiểu biết :
1. Mục đích công việc đang đảm nhận như : xay nghiền nguyên liệu, phơi khô làm sạch và cân đong nguyên liệu.
2. Nhận biết và cách phân biệt một số loại nguyên liệu thô như : cá, tôm và các loại bột ngũ cốc để sản xuất thức ăn nuôi tôn, cá.
3. Tính năng, tác dụng và yêu cầu an toàn đối với một số thiết bị được đảm nhận trong sản xuất như : xe đẩy, buống sấy ...
4. Sự cần thiết phải giữ vệ sinh để đảm bảo chất lượng của nguyên liệu.
b) Làm được :
1. Di chuyển, sắp xếp nguyên vật liệu theo các công đoạn trong quy trình sản xuất thức ăn.
2. Ðảm bảo giữ được an toàn nhiên liệu, giữ được chất lượng của nguyên liệu, tránh được tác hại của các yếu tố hoá học, nhiệt độ ...
3. Phục vụ được công việc theo yêu cầu của sản xuất như : cấp liệu xay, ra bột xay, định lượng đóng bao, thu gom nguyên liệu.
4. Vệ sinh công nghiệp nơi làm việc theo qui định, đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất.
5. Nhận biết được các loại sản phẩm theo nhãn hiệu bao bì.
Bậc 2
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Mục đích, yêu cầu của công việc được đảm nhận như : cỡ hạt nguyên liệu cần chuẩn bị, thay đổi được lưới và làm kín máy xay, hiểu biết tốc độ cấp liệu cần thiết.
2. Tính năng, tác dụng và nguyên lý làm việc của các máy đơn giản đang đảm nhận : máy sấy mẻ, máy xay thô, máy thái cá ...
3. Tác dụng và gọi đúng tên các loại nguyên liệu tinh như : bột cá, bột tôm, bột mực, bột đậu nành, các loại bột ngũ cốc ... để sản xuất thức ăn cho nuôi tôm, hoặc cho nuôi cá
4. Thuộc ký hiệu ban hành ở xưởng đối với các loại sản phẩm, số lô, loại bao bì, thời hạn ...
b) Làm được :
1. Vận hành được các loại máy như : xay thô, sấy mẻ, thái cá, dán bao PE, máy bao, trộn thô.
2. Phát hiện được sự cố và dừng máy kịp thời. Biết xử lý một số sự cố đơn giản như : nguyên liệu bị thô, máy thái cá bị tắc, máy bị lọt vật cứng, tụt áp quá tải, mất lửa máy sấy, lò đốt thiếu gió ...
3. Vệ sinh các máy móc, thiết bị được sử dụng : lưới máy xay, lưới máy sấy mẻ, máy thái cá, máy vít tải ...
4. Làm được công việc bảo dưỡng thường xuyên theo quy định cho các máy móc thiết bị được đảm nhận.
Bậc 3
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Nắm được qui trình của một số công đoạn trong công nghệ sản xuất thức ăn nuôi tôm, cá. Nắm vững yêu cầu kỹ thuật của công đoạn mình đang thực hiện : xay tinh nguyên liệu, cân định lượng theo phiếu công nghệ, phối trộn mẻ, sấy bổ sung, làm nguội, kiểm tra và đóng gói.
2. Nắm vững tính năng, tác dụng và nguyên lý làm việc của các loại máy đang đảm nhận về dạng chuyền động, yêu cầu an toàn, yêu cầu bảo dưỡng bôi trơn.
3. Tác dụng của nhiệt kế, điện kế, ẩm kế. ảnh hưởng của độ ẩm đối với nguyên liệu và thành phẩm.
4. Công suất phát động của máy móc, thiết bị thông qua đồng hồ chỉ thị an toàn của các bộ truyền động.
b) Làm được :
1. Vận hành được các máy thuộc công đoạn được đảm nhận như : máy xay tinh, máy trộn, máy sấy mẻ và quạt nguội, máy đóng gói.
2. Phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý được các sự cố như : bột thô, quá tải, kẹt máy, mất lửa, lệch cân và bao bì hở ...
3. Kiểm tra đánh giá được các loại nguyên liệu, sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn quy định.
4. Hướng dẫn kỹ thuật công nhân bậc 1 cùng loại công việc được đảm nhận.
Bậc 4
Hiểu và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Nắm vững nội dung qui trình công nghệ sản xuất thức ăn cho tôm, hoặc cho cá; hiểu biết sâu công đoạn được phân công đảm nhận, định lượng sản phẩm, trình tự phối chế nguyên liệu ...
2. Biết nguyên lý điều chỉnh các thông số vận hành theo yêu cầu công nghệ : kích cỡ sản phẩm, nhiệt độ, độ ẩm, mức độ cấp liệu, các thiết bị sấy và làm nguội.
3. Tính năng của thiết bị sử dụng, phạm vi điều chỉnh, qui trình điều chỉnh; các sự cố có thể xảy ra và những biện pháp khắc phục.
4. Nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, biện pháp phòng ngừa các dạng sản phẩm và nguyên liệu bị hư hỏng.
5. ý nghĩa, mục đích của việc bảo đảm an toàn và vệ sinh cho thức ăn nuôi tôm, cá.
b) Làm được :
1. Ðịnh lượng chính xác nguyên liệu và phối chế nguyên liệu theo đúng trình tự. Xử lý được một số hiện tượng có thể xảy ra trong quá trình phối chế do các phản ứng về hoá học, nhiệt học, thuỷ phân gây ra.
2. Vận hành thành thạo các loại máy như : máy hấp, máy sấy, máy làm nguội sản phẩm.
3. Ðánh giá được bằng cảm quan các chỉ tiêu chất lượng về hình dáng, kích thước, màu sắc, nhiệt độ, độ ẩm ... của sản phẩm.
4. Ðiều chỉnh được các thiết bị tương đối phức tạp. Tháo lắp sửa chữa được những bộ phận thông thường của máy như : trục vít, khớp nối, truyền động đai, bánh răng, ru lô, khuôn tạo sản phẩm, hiệu chỉnh gối đỡ.
5. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân từ bậc 2 trở xuống, cùng loại công việc được đảm nhận.
Bậc 5
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm
a) Hiểu biết :
1. Sự biến đổi của nguyên liệu và sản phẩm trong quá trình chế biến cơ học, nhiệt học, hoá học.
2. Nguyên lý hoạt động, tính năng, tác dụng của hệ thống máy móc thiết bị trong công nghệ sản xuất thức ăn nuôi tôm, cá. Các dạng năng lượng trong sản xuất như : điện năng, cơ năng, nhiệt năng.
3. Các thiết bị biến đổi năng lượng : động cơ, đốt lò, quạt gió; các cơ cấu truyền động vận chuyển.
4. Biết nguyên tắc sử dụng an toàn các loại máy theo đúng qui trình vận hành.
5. Tác dụng của việc xử lý các loại chất thải trong quá trình sản xuất để bảo vệ môi trường trong và ngoài cơ sở sản xuất thức ăn.
6. Nội dung tổ chức quản lý một tổ sản xuất, hoặc đơn vị tương đương.
b) Làm được :
1. Vận hành được các loại mày phức tạp trong toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị như : máy tạo hình sản phẩm, máy hoàn tất sản phẩm, panen điều khiển hệ thống (trừ hệ thống hơi, cơ điện ...).
2. Sửa chữa được các loại máy từ đơn giản đến tương đối phức tạp; sửa chữa, thay thế được tất cả các bộ phận máy, chi tiết máy khi có hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.
3. Có thể xử lý bán thành phẩm, hoặc thành phẩm kém chất lượng để đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm thức ăn.
4. Phát hiện được những bất hợp lý trong khâu tổ chức sản xuất, hoặc những vi phạm trong qui trình công nghệ và đề xuất biện pháp khắc phục kịp thời.
5. Có năng lực quản lý được một tổ sản xuất, hoặc đơn vị tương đương.
6. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân từ bậc 3 trở xuống, cùng loại công viềc được đảm nhận.
Bậc 6
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Phân biệt và đánh giá sơ bộ được hiệu quả của các qui trình công nghệ sản xuất thức ăn nuôi tôm, cá hiện có ở trong nước.
2. Tác hại của độ ẩm và nhiệt độ; phương pháp phòng tránh đối với sự phát triển của vi sinh vật có liên quan đến việc bảo quản nguyên liệu và thành phẩm.
3. Nắm được phương pháp bảo quản nguyên liệu, qui trình nuôi cấy vi sinh vật hiếu khí và yếm khí để có thể sản xuất được bột vi sinh làm thứuc ăn nuôi tôm, cá.
4. Nắm vững cấu tạo, tính năng tác dụng và nguyên lý hoạt động của từng loại máy và của cả hệ thống trang thiết bị trong một cơ sở sản xuất thức ăn nuôi tôm, cá.
5. Những kiến thức để có thể nghiên cứu, phân tích, ứng dụng cho việc hợp lý hoá sản xuất, tính năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất.
6. Nội dung tổ chứuc và quản lý sản xuất của một phân xưởng, hoặc đơn vị tương đương.
b) Làm được :
1. Vận hành thành thạo tất cả các loại máy trong hệ thống dây chuyền thiết bị sản xuất (trừ đối với vận hành nồi hơi, hệ thống điện cơ và cơ điện).
2. Tổ chức sửa chưũa từng cụm máy, hiệu chỉnh được hoạt động của dây chuyền sản xuất theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
3. Kiểm tra, đánh giá chính xác được chất lượng của nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm theo tiêu chuẩn quy định.
4. Phát hiện và ngăn chặn kịp thời các sự cố, sai sót trong quá trình sản xuát, đề xuất đước các biện pháp xử lý có hiệu quả.
5. Tổng hợp, đúc rút kinh nghiệm trong thực tế sản xuất; đề xuất các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất có hiệu quả.
6. Có năng lực tổ chức, quản lý sản xuất đối với một ca sản xuất, hoặc làm đốc công trong phân xưởng, hoặc đơn vị tương đương.
7. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân từ bậc 4 trở xuống, cùng loại công việc được đảm nhận.
4.5 Công nhân sản xuất thuốc kích dục tố HCG
Bậc 1
a) Hiểu biết :
1. Tác dụng của thuốc kích dục tố Hormone chrionic gonadotropin (kích dục tố HCG) trong kỹ thuật sanr xuất nhân tạo cá giống.
2. Cách thức thu gom nguyên liệu, bảo quản đơn giản nguyên liệu, đảm bảo được yêu cầu về chất lượngd của nguyên liệu cho sản xuất kích dục tố HCG.
3. Sự cần thiết phải làm công tác vệ sinh trong quá trình sản xuất kích dục tố HCG.
b) Làm được :
1. Làm tốt công tác vận động sản phụ ở các nhà hộ sinh, trạm y tế, bệnh viện tạo điều kiện thuận lợi để lấy được nguyên liệu đúng theo yêu cầu.
2. Thu gom, bảo quản nguyên liệu đảm bảo chất lượng, đúng yêu cầu kỹ thuật và đạt được định mức khoán quy định theo từng mùa, vụ của cơ sở sản xuất.
3. Vận chuyển nguyên liệu bằng các phương tiện thô sơ đến nơi quy định, đúng giờ và đảm bảo chất lượng nguyên liệu.
4. Làm tốt công tác vệ sinh dụng cụ thu nguyên liệu, các dụng cụ khác và nơi sản xuất. Làm tốt các công việc như : lọc tạp chất trong nguyên liệu, dán nhãn, đóng gói sản phẩm ...
5. Biết cách đo pH của nguyên liệu bằng giấy đo.
Bậc 2
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Nắm được sơ bộ các công đoạn trong quy trình công nghệ sản xuất kích dục tố HCG, đặc biệt công đoạn thô chế và các yếu tố có liên quan đến kích dục tố có trong nước tiểu của phụ nữ có thai như : nhiệt độ, tạp chất.
2. Tác dụng và tầm quan trọng của nguyên liệu trong công nghệ sản xuất kích dục tố HCG. Mối liên quan, ảnh hưởng của chất lượng nguyên liệu đối với chất lượng của sản phẩm. Những nguyên nhân cơ bản làm hỏng nguyên liệu.
3. Mục đích của viềc thu gom nguyên liệu của sản phụ từ tháng 1 đến tháng thứ 6 và sự cần thiết phaỉ đo pH của nguyên liệu.
b) Làm được :
1. Thành thạo trong công tác thu gom, bảo quản, vận chuyển nguyên liệu, đảm bảo chất lượng nguyên liệu đúng theo yêu cầu kỹ thuật quy định.
2. Theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, thực hiện được công việc đong chia nguyên liệu vả xử lý hoá chất ở công đoạn thô chế.
3. Phân loại, đánh giá sơ bộ được chất lượng của nguyên liệu bằng mắt thường.
4. Sử dụng được các loại nhiệt kế, cồn kế ...
Bậc 3
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Hiểu khái quát quy trình công nghệ sản xuất kích dục tố HCG, đặc biệt đối với công đoạn thô chế nguyên liệu (vệ sinh dụng cụ, thu gom và xử lý nguyên liệu giai đoạn ban đầu ...)
2.Nguyên lý vận hành các máy móc, thiết bị được phân công sử dụng như ; máy khuấy, máy ép, máy ly tâm ...
3. Nắm được các đơn vị đo lường : khối lượng (kg), dung tích (lít)...
b) Làm được :
1. Cùng với cán bộ kỹ thuật, có thể xử lý hoá chất ở những phần việc đơn giản trong công đoạn thô chế nguyên liệu.
2. Sử dụng được các máy móc, thiết bị được phân công như : máy sấy, máy ép, máy khuấy, máy ly tâm, máy đo pH.
3. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân bậc 1 cùng loại công việc được đảm nhận.
Bậc 4
Hiểu biết và làm việc bậc dưới, thêm ;
a) Hiểu biết :
1. Nguyên nhân làm giảm hàm lượng HCG trong nguyên liệu như ; nhiệt độ, độ pH, tuổi thai ... làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm; các biện pháp khắc phục.
2. Nguyên tắc chung của công đoạn chưng cất, thu hồi hoá chất.
b) Làm được :
1. Cùng với cán bộ kỹ thuật pha chế được hoá chất để xử lý nguyên liệu trong công đoạn thô chế.
2. Sử dụng được máy móc, thiết bị trong công đoạn thô chế nguyên liệu (máy sấy, máy ép, máy khuấy, máy ly tâm, máy hút chân không, tủ lạnh sâu).
3. Tháo lắp, sửa chữa được những bộ phận thông thường như : lắp ốc vít, que khuấy ...
4. Ghép thành thạo mí lọ thuốc HCG.
5. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân từ bậc 2 trở xuống, cùng loại công việc được đảm nhận.
Bậc 5
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Tác dụng của một số loại hoá chất, trong khâu xử lý, tách chiết HCG.
2. Hiểu nguyên lý hoạt động và đặc tính kỹ thuật của một số thiết bị như : máy li tâm, máy khuấy, máy ép ...
3. Nội dung tổ chức và quản lý một tổ sản xuất, hoặc đơn vị tương đương.
b) Làm được :
1. Cùng với cán bộ kỹ thuật có thể tham gia thu hồi axit Benzoic, cồn từ sản phẩm phế thải của quá trình sản xuất kích dục tố HCG.
2. Phát hiện những bất hợp lý trong tổ chức và quản lý sản xuất, đề xuất được các biện pháp khắc phục.
3. Có năng lực quản lý công việc của một tổ, hoặc đơn vị tương đương trong công đoạn thu gom nguyên liệu.
4. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân từ bậc 3 trở xuống, cùng loại công việc được đảm nhận.
Bậc 6
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Nắm được tác dụng và phương pháp bảo quản thành phẩm kích dục tố HCG.
2. Tác dụng của nhiệt độ, độ pH, độ ẩm, ánh sáng đối với hoạt tính của kích dục tố HCG.
3. Mục đích và nội dung quy trình kiểm tra chất lượng của nguyên liệu.
4. Nội dung tổ chức và quản lý một phân xưởng sản xuất, hoặc đơn vị tương đương.
b) Làm được :
1. Phát hiện được những sai sót về tiêu chuẩn chất lượng và đề xuất biện pháp khắc phục trong công ddoạn thu gom và thô chế nguyên liệu.
2. Sử dụng thành thạo máy móc, thiết bị trong dây chuyền sản xuất kích dục tố HCG (trừ máy đông khô).
3. Tổng hợp đúc rút kinh nghiệm trong sản xuất; phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật; ứng dụng các tiến bộ vào thực tiễn sản xuất của cơ sở (đặc biệt trong công đoạn thu gom và thô chế nguyên liệu).
4. Có năng lực làm tốt công tác quản lý một phân xưởng sản xuất, hoặc đơn vị tương đương trong công đoạn thu gom và thô chế nguyên liệu.
5. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân từ bậc 4 trở xuống, cùng loại công việc được đảm nhận.
Phụ lục A (Quy định)
Ðiều 83, Bộ Luật lao động (ban hành theo sắc lệnh số 35 SL/CTN ngày 5/7/1994 của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) :
1. Nội qui lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây :
a) Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi;
b) Trật tự trong doanh nghiệp;
c) An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc;
d) Việc bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ, kinh doanh của doanh nghiệp;
đ) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, các hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất;
2. Nội qui lao động phải được thông báo đến từng người và những điểm chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết trong doanh nghiệp.
28TCN 128:1998
CẤP BẬC KỸ THUẬT CÔNG NHÂN TRONG LĨNH VỰC CHẾ BIẾN THUỶ SẢN
LỜI NÓI ĐẦU :
28TCN 128:1998 'Cấp bậc kỹ thuật công nhân trong lĩnh vực khai thác hải sản' do Vụ Tổ chức Cán bộ - Lao động biên soạn và đề nghị Bộ Thuỷ sản ban hành theo Quyết định số 668/1998/QÐ-BTS ngày 11 tháng 11 năm 1998.
1. Phạm vi áp dụng.
- Tiêu chuẩn này qui đình tên nghề, số lượng nghề, số lượng bậc và nội dung từng bậc của mỗi nghề trong lĩnh vực khai thác hải sản.
- Tiêu chuẩn áp dụng trong phạm vi cả nước cho công nhân các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác hải sản thuộc các thành phần kinh tế.
2. Danh mục nghề.
Các nghề của công nhân nuôi trồng thuỷ sản trong Tiêu chuẩn này quy định trong Bảng 1.
Bảng 1. Danh mục nghề công nhân trong lĩnh vực khai thác hải sản
TT | Danh mục nghề | Bậc kỹ thuật |
1 | Công nhân chế biến thức ăn chín | Từ bậc 1 đến bậc 6 |
2 | Công nhân sản xuất đồ hộp | Từ bậc 1 đến bậc 6 |
3 | công nhân sản xuất vỏ đồ hộp | Từ bậc 1 đến bậc 6 |
3. Qui định chung
Công nhân các nghề trong Bảng 1 phải thực hiện đúng những quy định sau đây :
3.1 Chấp hành nội qui lao động trong công ty, xí nghiệp (gọi tắt là Doanh nghiệp) theo Ðiều 83 Bộ luật Lao động của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Phụ lục A và các văn bản hướng dẫn thực hiện Ðiều này của Nhà nước.
3.2 Hiểu và chấp hành các quy trình kỹ thuật sản xuất thuộc phạm vi đảm nhận.
3.3 Bảo quản tốt ngư cụ, dụng cụ, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu và trang bị bảo hộ lao động được giao sử dụng.
3.4 Thường xuyên học tập để nâng cao tay nghề và kinh nghiệm sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.
3.5 Công nhân kỹ thuật từ bậc 2 trở lên, phải học qua trường lớp đào tạo nghề, hoặc trường, lớp của Doanh nghiệp và được cấp bằng nghề, hoặc chứng chỉ nghề của cấp có thẩm quyền do Nhà nước qui định.
Công nhân kỹ thuật từ bậc 2 đến bậc 4, tối thiểu phải đạt trình độ văn hoá hết trung học cơ sở (cấp 2), hoặc tương đương; từ bậc 5 trở lên, phải đạt trình độ văn hoá hết trung học phổ thông (cấp 3), hoặc tương đương.
3.6 Công nhân bậc 5, phải nắm vững nội dung quản lý sản xuất và có năng lực quản lý ở một tổ sản xuất. Công nhân kỹ thuật bậc 6, phải nắm vững nội dung quản lý sản xuất và có năng lực quản lý một ca trong phân xưởng sản xuất.
3.7 Nắm được các qui định về điều kiện sản xuất và yêu cầu quản lý chất lượng sản phẩm theo : Quy phạm sản xuất (GMP) và Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP).
3.8 Công nhân kỹ thuật bậc trên, phải nắm vững kiến thức và thông thạo công việc của công nhân bậc dưới trong cùng một nghề.
Công nhân kỹ thuật bầc trên trong cùng một nghề, phải làm được công việc kèm cặp, hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân bậc dưới cách nhau từ 2 bầc trở lên.
4. Nội dung cấp bậc kỹ thuật các nghề.
4.1 Công nhân chế biến thức ăn chín
Bậc 1.
a) Hiểu biết :
1. Tên một số nguyên liệu như : tôm, cá, mực và các thuỷ đặc sản khác thường gặp.
2. Phân biệt được độ tươi, ươn của nguyên liệu bằng cảm quan.
3. Sự cần thiết phải bảo quản nguyên liệu ban đầu. Các phương pháp bảo quản nguyên liệu đơn giản.
4. Tên và tác dụng của các dụng cụ trang bị tại nơi làm việc.
5. Nắm được các yêu cầu về vệ sinh cá nhân; vệ sinh nhà xưởng sản xuất, thiết bị và dụng cụ chế biến.
b) làm được :
1. Nhận biết được các loại nguyên liệu thuỷ sản sử dụng tại nhà máy.
2. Loại bỏ tạp chất, sơ chế nguyên liệu.
3. Vận chuyển nguyên liệu, phế liệu bằng phương tiện thô sơ đến nơi qui định.
4. Bảo quản được nguyên liệu theo các phương pháp đơn giản.
5. Vệ sinh cá nhân, sử dụng các loại thiết bị vệ sinh để làm vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ chế biến và nơi làm việc.
Bậc 2
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm
a) Hiểu biết :
1. Tiêu chuẩn của nguyên liệu, của bán thành phẩm đưa vào chần, luộc, hấp, rán, nướng, sấy, hun khói ...
2. Nắm được yêu cầu về vệ sinh và an toàn thực phẩm.
3. Nắm khái quát quy trình sản xuất các mặt hàng truyền thống. Nắm được yêu cầu của các công đoạn rửa : rửa nước sạch, nước có pha chlorin hoặc các chất tẩy rửa khác.
4. Các nguyên nhân cơ bản gây hư hỏng nguyên liệu.
b) Làm được :
1. Chọn và phân loại được các loại nguyên liệu, bán thành phẩm đúng yêu cầu kỹ thuật.
2. Xử lý được các loại nguyên liệu theo đúng yêu cầu kỹ thuật : cắt khúc, phi lê, tách vỏ tách mai, lọc thịt ...
3. Pha chế được các dung dịch tẩy rửa phù hợp với việc rửa dụng cụ và phù hợp với từng công đoạn cuả qui trình sản xuất, đáp ứng được yêu cầu về vệ sinh và an toàn thực phẩm.
4. Sắp xếp, bảo quản, xuất nhập nguyên liệu ở kho.
Bậc 3
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Nắm được quy trình sản xuất các mặt hàng truyền thống.
2. Nắm chắc được yêu cầu của từng công đoạn mà mình thực hiện.
3. Hiểu được mục đích của từng công đoạn xử lý phối hợp trộn ảnh hưởng đến độ nở, dẻo dai, hương vị màu sắc của sản phẩm sau này.
4. Tác dụng của các quá trình chần, hấp, rán, nướng, sấy ...
5. Hiểu được đặc tính của nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ. Những nguyên nhân làm giảm chất lượng nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ và cách bảo quản, cách khắc phục.
6. Ðiều kiện và thời gian bảo quản thành phẩm. Những nguyên nhân gây hư hỏng thành phẩm, cách khắc phục.
7. Nắm được nguyên lý cấu tạo và cách vận hành các thiết bị được giao.
b) Làm được :
1. Kiểm tra, phát hiện loại bỏ hoặc hạ cấp các nguyên liệu không đạt yêu cầu kỹ thuật.
2. Xử lý thành thạo các nguyên liệu chính : cá, tôm, mực, cua, ghệ, ốc ... đảm bảo định mức, đảm bảo chất lượng, không gây khuyết tật quá định mức quy định dẫn đến phải hạ cấp, hạ loại.
3. Ðánh giá được bằng cảm quan chất lượng của bán thành phẩm trong từng công đoạn mà mình thực hiện.
4. Bảo quản thành phẩm đúng quy định về điều kiện nhiệt độ và thời gian cho phép đối với từng loại sản phẩm.
Bậc 4
Hiểu biết va làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Ký mã hiệu của sản phẩm thông thường bằng tiếng nước ngoài.
2. Nhận biết những mối nguy dẫn đến mất vệ sinh và an toàn thực phẩm có thể xảy ra. Biện pháp phòng ngừa ở từng công đoạn của dây chuyền sản xuất.
3. Những nguyên nhân gây hư hỏng, hoặc làm giảm chất lượng sản phẩm trong quá trình chờ nhiệt và trong quá trình gia nhiệt; các biện pháp khắc phục.
4. Những nhân tố ảnh hưởng đến chế độ sấy, hấp, chần, rán, nướng, hun khói...
5. Hiểu biết quy trình sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm mà phân xưởng đang sản xuất.
6. Hiểu được tính năng, tác dụng và phân biệt được các loại gia vị tốt xấy.
b) Làm được :
1. Vẽ được sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của phân xưởng.
2. Tạo hình thành thạo các sản phẩm thức ăn chín mà xí nghiệp đang chế biến, kể cả bằng thủ công hoặc cơ giới.
3. Pha chế được các loại gia vị theo yêu cầu của từng sản phẩm. Ngâm tẩm nguyên liệu đảm bảo hương vị, màu sắc, độ khô, độ đồng đều ... trước khi đưa vào gia nhiệt.
4. Bằng cảm quan biết được mức độ chín vừa phải, không để sản phẩm bị sống hoặc quá nhiệt; sửa chữa được các khuyết tật thông thường của sản phẩm.
5. Vận hành thành thạo các thiết bị trong công đoạn sản xuất được giao.
6. Thành thạo công viềc bao gói sản phẩm, ghi ký mã hiệu đúng yêu cầu.
Bậc 5
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Nắm được những kiến thức cơ bản về vi sinh, công nghệ chế biến thực phẩm thuỷ sản, về mối nguy đối với an toàn thực phẩm thuỷ sản.
2. Hiểu được tính năng, tác dụng của các loại gia vị và phụ gia. Hiểu được tính độc hại của các phụ gia, giới hạn và liều lượng cho phép dùng trong thực phẩm.
3. Tính toán được khối lượng của từng loại phụ gia và gia vị (kể cả loại gia vị đã tinh chế và loại gia vị ở dạng nguyên liệu tự nhiên).
b) Làm được :
1. Thực hiện hoạt động giám sát trong kế hoạch HACCP (Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) và tiến hành các hoát động sửa chữa khi xảy ra sai lệch so với giới hạn tới hạn tại các điểm kiểm soát tới hạn (CCP).
2. Kiểm tra xác định được phụ gia đúng chủng loại, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Thành thạo các công đoạn sản xuất từ nguyên liệu đến thành phẩm.
4. Thành thạo trình tự công việc kiểm tra được chất lượng thành phẩm. Dựa vào màu sắc, mùi vị, độ dòn, độ dẻo, độ nở ... và các khuyết tật trên sản phẩm mà biết được ở công đoạn nào trong sản xuất chưa thực hiện đúng quy trình.
5. Vận hành thành thạo các thiết bị trong phân xưởng (trừ những thiết bị đặc biệt chủng khác có quy định riêng).
6. Phát hiện được những bất hợp lý trong tổ chức và quản lý ở một tổ, hay một ca sản xuất và đề xuất biện pháp khắc phục.
Bậc 6
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Tác dụng của nhiệt độ (thấp, cao) đối với sự hoạt động của men và vi sinh vật. Nhứng nguy cơ vượt qua giới hạn tới hạn dẫn tới mất khả năng an toàn thực phẩm.
2. Nắm được cái bí quyết công nghệ làm cho chất lượng sản phẩm tốt, có tính đặc trưng riêng của Doanh nghiệp (trừ những phụ gia, gia vị, hoặc những hoá chất có tính bí mật riêng do cán bộ phân xưởng, hoặc cán bộ xí nghiệp đã pha chế sẵn đảm nhận).
3. Hiểu biết thông thạo nguyên lý cấu tạo, đặc tính kỹ thuật, tính năng tác dụng và cách vận hàn các máy móc thiết bị trong phân xưởng.
4. Nắm được tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn Ngành của các sản phẩm chế biến thức ăn chín đang sản xuất trong Doanh nghiệp.
b) Làm được :
1. Kiểm tra chất lượng bán thành phẩm, thành phẩm, phát hiện nhanh những sai sót và đề ra những biện pháp khắc phục.
2. Khi máy móc hoạt động không bình thường, hoặc hoạt động không đúng chế độ có thể xử lý nhanh không gây sự cố cho máy móc, thiết bị và hư hỏng sản phẩm.
3. Tổng hợp, đúc rút các kinh nghiệm, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong phân xưởng và đề xuất được các biện pháp nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên liệu vật liệu, hạ giâ thành sản phẩm.
4. Sửa chữa nhỏ các hỏng hóc thông thường của máy móc, thiết bị được trang bị trong phân xưởng.
4.2 Công nhân sản xuất đồ hộp.
Bậc 2
a) Hiểu biết :
1. Nắm được yêu cầu về vệ sinh và an toàn thực phẩm.
2. Yêu cầu kỹ thuật của nguyên liệu để sản xuất đồ hộp, các nguyên liệu phụ và gia vị để phối chế.
3. Tiêu chuẩn bán thành phẩm : luộc, chần, hấp, rán ...
4. Ðiều kiện bảo quản sản phẩm đồ hộp.
b) Làm được :
1. Phân loại nguyên liệu đạt yêu cầu để sản xuất đồ hộp, đáp ứng được yêu cầu vệ sinh và an toàn thực phẩm.
2. Nấu keo, dỡ cây, lau sạch tạp chất vỏ hộp.
3. Xếp cây hộp theo kiểu hình thanh, hình trụ khi bảo ôn.
4. Dán nhãn, xếp hộp vào thùng, bao gói, ghi ký mã hiệu bao bì đồ hộp.
Bậc 3
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Mục đích của công nghệ chế biến nhiệt, rán, sấy, hấp, luộc, chần.
2. Tác dụng của thanh trùng trong sản xuất đồ hộp.
3. Sự biến đổi của chất lượng dầu trong quá trình rán.
4. Sự biến đổi của sản phẩm trong quá trình cô đặc.
5. Chế độ bảo quản đồ hộp, vì sao phải giữ độ ấm 7 - 10 ngày.
6. Tác dụng của việc rửa trước khi thanh trung, lau khô đồ hộp sau khi thanh trùng.
7. Quy trình vận hành máy xay, máy trộn chuyền, nồi 2 vỏ, nồi hấp.
b) Làm được :
1. Vận hành được các thiết bị đơn giản : nồi 2 vỏ, nồi hấp, máy rán, lò hun khói, máy xay, máy trộn.
2. Xếp sản phẩm và cho gia vị, nước sốt, dầu vào hộp.
3. Xác định đước độ hao theo % của bán thành phẩm sau xử lý nhiệt.
4. Pha chế đúng nồng độ quy định dung dịch nước muối và các hoá chất thông thường khác.
5. Sử dụng thành thạo tỷ trọng kế, giấy hoặc máy đo pH.
6. Ghép kín hộp sau khi xếp.
Bậc 4
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Nắm được những kiến thức cơ bản về mối nguy hoá học (độc tố Histamine scombrroid toxin) đối với một số loài thuỷ sản.
2. Quy trình pha chế các loại nước sốt.
3. Những nhân tố ảnh hưởng đến chế độ sấy, rán, hấp, hun khói.
4. Những nguyên nhân làm giảm chất lượng sản phẩm trong quá trình xử lý nhiệt, xếp hộp, pha chế nước sốt ... biện pháp xử lý.
5. Mục đích ý nghĩa của việc hun khói. Các phương pháp hun khói.
b) Làm được :
1. Nấu và pha chế được các loại nước sốt, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
2. Vận hành thành thạo các thiết bị : máy rán, lò sấy, nồi 2 vỏ, máy rót nước sốt, máy ghép mí bán tự động ... được phân công sử dụng.
3. Thanh trùng thành thạo theo phương pháp thuỷ công.
4. Ðiều chỉnh máy in ký mã hiệu để in từng cỡ hộp khác nhau.
Bậc 5
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Tính chất lý hoá học của dầu rán, các biện pháp hạn chế sự giảm nhanh chất lượng dầu rán.
2. Nắm vững được những kiến thức cơ bản về men vi sinh vật. Các yếu tố để hạn chế và ngăn ngừa sự phát sinh, phát triển của chúng trong sản xuất đò hộp.
3. Những nguyên nhân thông thường ảnh hưởng đến chất lượng mối ghép và biện pháp xử lý.
4. Những nguyên nhân gây hư hỏng đồ hộp do thanh trùng gây nên, biện pháp xử lý.
5. Tiêu chuẩn cảm quan, lý hoá, vi sinh vật của các loại đồ hộp thành phẩm, thứu phẩm, phế phẩm.
b) Làm được :
1. Sử dụng được thước cặp để kiểm tra kích thước mí và sử dụng được dưỡng kiểm tra mí hộp.
2. Ðiều chỉnh được độ móc nông sâu và chiều dày của mí hộp. Xác định đúng kích thước mí hộp trước lúc ghép.
3. Phát hiện kịp thời và đề ra biện pháp ngăn ngừa, xử lý tình trạng chất lượng dầu rán giảm thấp.
4. Sử dụng các phương pháp để phân biệt giữa các lô hàng đã thanh trùng và lô hàng chưa thanh trùng.
5. Phát hiện được những bất hợp lý trong tổ chức và quản lý ở một tổ, hay một ca sản xuất và đề ra biện pháp khắc phục.
Bậc 6.
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Cấu tạo và quy trình vận hành nồi cô chân không.
2. Ý nghĩa của việc thanh trùng đối kháng và không đối kháng, giải thích công thức thanh trùng. Thời gian bài khí nâng nhiệt, thanh trùng làm nguội.
3. Ðặc tính kỹ thuật, quy trình vận hành thiết bị thanh trùng kiểu đứng, làm nguội tự nhiên và làm nguội đối kháng.
4. Nắm được các tiêu chuẩn Việt nam, tiêu chuẩn ngành về sản phẩm đồ hộp.
b) Làm được :
1. Kiểm tra được độ kín của mí hộp bằng máy thử chân không.
2. Sử dụng thành thạo nồi cô chân không cô đặc sản phẩm.
3. Phát hiện được nồi ghép của hộp đạt hay không đạt tiêu chuẩn, xử lý được mối ghép không đạt yêu cầu kỹ thuật.
4. Sử dụng thành thạo hệ thống thanh trùng tự động.
5. Xử lý được sự cố trong khi thanh trùng như : mất điện, mất hơi, mất nước, hỏng máy nén khí ...
6. Sửa chữa được những hỏng hóc thông thường như : van hơi tự động không làm việc, kim định mức ghi nhiệt độ chỉ sai với nhiệt kế kiểm tra.
7. Tổng hợp đúc rút kinh nghiệm, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong phân xưởng và đề xuất được các biện pháp nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm.
4.3 Công nhân sản xuất vỏ đồ hộp
Bậc 1
a) Hiểu biết :
1. Nắm được các loại nguyên liệu dùng để sản xuất vỏ hộp trong doanh nghiệp.
2. Biết được các loại dụng cụ thường dùng và biết cách bảo quản các dụng cụ đó trong doanh nghiệp.
3. Nắm được yêu cầu của kho nguyên liệu, kho thành phẩm.
4. Nắm được yêu cầu vệ sinh công nghiệp trong từng phân xưởng.
b) Làm được :
1. Vận chuyển nguyên nhiên vật liệu, thành phẩm và dụng cụ sản xuất vào các kho và từ các kho đến nơi sản xuất an toàn vệ sinh theo quy định.
2. Phân loại được các nguyên liệu dùng để sản xuất vỏ hộp theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, hoặc công nhân bậc trên.
3. Thực hiện tốt công việc vệ sinh công nghiệp tại nơi làm việc và trong phân xưởng mà mình đang sản xuất.
Bậc 2
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm
a) Hiểu biết :
1. Nắm được yêu cầu kỹ thuật của sắt tráng thiếc dùng để sản xuất vỏ hộp thực phẩm.
2. Nắm được yêu cầu kỹ thuật của vỏ hộp và nắp sau khi dập, hàn.
3. Hiểu được phương pháp bảo quản sắt lá tráng thiếc, bảo quản vỏ hộp và nắp sau khi dập, hàn.
b) Làm được :
1. Chuẩn bị dụng cụ lò, mỏ hàn, đèn trước khi hàn.
2. Cho nắp vào thân hộp và vào máy trước khi sơn, sấy; lấy ra sau khi sấy.
3. Dập, hàn hộp đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.
4. Phân lolại được những hộp đúng quy cách sau khi dập, hàn.
5. Vận hành được các máy : cắt kéo, cắt đĩa, cắt góc, cuốn thân, loe miệng, thử kín.
Bậc 3
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Nắm được quy trình vận hành các máy được phân công sử dụng như máy dập hộp, dập nắp, sơn, sấy véc ni, êpôxy, pasta.
2. Nắm được quy trình sản xuất hộp dập, hộp thân ghép; quy trình sơn sấy véc ni, êpôxy, pasta.
3. Hiểu biết được một số sơ đồ (bản vẽ) cắt sắt có kích thước khác nhau, để làm các loại (cỡ) vỏ hộp số 3, 6, 7, 13...
4. Hiểu biết được sự biến đổi của mặt thiếc sau khi dập và tiêu chuẩn của vỏ hộp sau khi dập, tiêu chuẩn của hộp thân ghép sau khi hàn và ghép đáy.
5. Tác dụng tốt xấu của viềc sơn dày, mỏng.
6. Biết được thành phần cấu tạo của nước hàn, hợp kim hàn và tác dụng của nó.
b) Làm được :
1. Pha chế được từng loại nước hàn, nấu được thiếc hàn.
2. Hàn được hộp đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.
3. Lọc được véc ni, pasta; đo được độ chảy của pasta, phân biệt được sơn dày, mỏng, độ đồng đều của sơn, màu sắc của sơn theo yêu cầu kỹ thuật.
4. Vận hành được các máy dập hộp, dập nắp, máy hàn; phát hiện và sửa chữa được những hỏng hóc thông thường của các máy được phân công sử dụng.
Bậc 4
Hiểu biết và làm được công việc bầc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Hiểu được tiêu chuẩn của từng loại véc ni, êpôxy, pasta, dung môi, tiêu chuẩn của màng sau khi sơn, tiêu chuẩn của joăng sau khi sấy.
2. Hiểu biết được sự biến đổi của véc ni, êpôxy, pasta trong quá trình sơn xấy.
3. Nắm được nguyên nhân gây hư hỏng thông thường của hộp, nắp hộp và đề ra được biện pháp khắc phục.
4. Nắm vững các bước trong quy trình công nghệ sản xuất hộp dập, hộp thân ghép, quy trình sơn sấy véc ni, êpôxy, pasta.
b) Làm được :
1. Thực hiện được các chế độ sơn sấy đối với từng loại véc ni, êpôxy, pasta khác nhau, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
2. Kiểm tra được chất lượng sản phẩm, bán thành phẩm bằng mắt thường, bằng cân kỹ thuật, bằng dưỡng kiểm tra hay bằng thước cặp.
3. Xử lý được nguyên nhân gây hư hỏng hộp, nắp hộp thưởng xảy ra trong quá trình sản xuất.
Bậc 5
Hiểu biết và làm được công việc bầc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Hiểu đặc tính kỹ thuật của các loại sắt tráng thiếc, sắt cán nóng, cán nguội, sắt mạ nóng, mạ điện, sắt tấm đã sơn vécni, êmay, hoắc êpôxy.
2. Hiểu cấu tạo khuôn dập, các chi tiết mau mòn chóng hỏng của các máy móc thiết bị được phân công sử dụng.
3. Hiểu được nguyên lý cấu tạo, đặc tính kỹ thuật của cácmáy chuyên dùng trong phân xưởng.
b) Làm được :
1. Phân biệt được độ dày, mỏng lá sắt bằng tiếng kêu và đo bằng pan me.
2. Ðiều chỉnh được lượng sơn theo yêu cầu kỹ thuật, có thể sơn phun mù, hoặc sơn lăn quét đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
3. Sử dụng thành thạo và sửa chữa hỏng hóc thông thường các máy móc, thiết bị được trang bị trong phân xưởng.
4. Ðiều chỉnh được lượng pasta đúng yêu cầu kỹ thuật.
5. Phát hiện được những bất hợp lý trong tổ chứuc và quản lý ở một tổ, hay một ca sản xuất và đề xuất biện pháp khắc phục.
Bậc 6
Hiểu biết và làm được công việc bậc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Nắm vững sơ đồ động cơ của các máy dập nắp, dập hộp, máy sơn sấy vec ni, êpôxy, pasta.
2. Hiểu biết cách tổ chứuc sản xuất trên một dây chuyền.
b) Làm được :
1. Ðiều chỉnh được chế độ làm viềc của các thiết bị sơn, sấy đối với từng loại nguyên liệu khác nhau, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
2. Sửa chữa thành thạo các hỏng hóc thường gặp của các máy phun sơn, máy tráng joăng, máy sấy được trang bị trong phân xưởng.
Bậc 7
Hiểu biết và làm được công việc bầc dưới, thêm :
a) Hiểu biết :
1. Những yêu cầu kỹ thuật, những công việc cần tiến hành khi đưa các máy móc thiết bị vào sử dụng.
2. Quy tắc sử dụng, điều chỉnh và yêu cầu kỹ thuật các thiết bị tự động điều khiển, điều chỉnh, bảo vệ, tín hiệu trong phân xưởng sản xuất vỏ hộp.
3. Hiểu biết những bất hợp lý trong sản xuất và đề ra các biện pháp khắc phục.
b) Làm được :
1. Kiểm tra, nghiệm thu, tiếp nhận để đưa vào sử dụng các máy móc thiết bị trong phân xưởng sản xuất vỏ hộp.
2. Lập được lịch sửa chữa định kỳ, trung tu cho các máy móc thiết bị trong phân xưởng.
3. Giải quyết được hầu hết các sự cố thường gặp về cơ, điện của máy móc thiết bị trong phân xưởng, hoặc đề ra các biện pháp sửa chữa các hư hỏng đó.
4. Có những đề xuất hợp lý về cải tiến kỹ thuật, tổ chức lao động, nhằm định mức tiêu hao nguyên liệu, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.
Phụ lục A (quy định)
Ðiều 83, Bộ Luật lao động (ban hành theo sắc lệnh số 35 SL.CTN ngày 5 tháng 7 năm 1994 của Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) :
1. Nội quy lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây :
a) Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi;
b) Trật tự trong doanh nghiệp;
c) An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc;
d) Việc bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ, kinh doanh của doanh nghiệp;
đ) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, các hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất;
2. Nội quy lao động phải được thông báo đến từng người và những điểm chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết trong doanh nghiệp.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.