ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 667/2016/QĐ-UBND |
Bắc Giang, ngày 21 tháng 11 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Thông tư số 18/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 35/2015/NĐ- CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
Căn cứ Nghị quyết số 11/2016/NQ-HĐND ngày 05 tháng 7 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang quy định mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 99/TTr-STC ngày 20 tháng 9 năm 2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này hướng dẫn về thu, nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa; quản lý, sử dụng kinh phí bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
2. Đối tượng áp dụng
Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
Điều 2. Thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa
1. Đối tượng, mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa: thực hiện theo Điều 1, Nghị quyết số 11/2016/NQ-HĐND ngày 05/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang quy định mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
2. Xác định và phê duyệt số tiền phải nộp để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa
a) Diện tích phải nộp tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa là diện tích đất chuyên trồng lúa nước chuyển mục đích sử dụng sang mục đích phi nông nghiệp được xác định cụ thể trên quyết định giao đất, cho thuê đất
b) Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND tỉnh) phê duyệt số tiền phải nộp để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa, thời hạn phải nộp tiền vào ngân sách đồng thời tại quyết định giao đất, cho thuê đất theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường.
c) Ủy ban nhân dân huyện, thành phố (UBND cấp huyện) phê duyệt số tiền phải nộp để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa, thời hạn phải nộp tiền vào ngân sách đồng thời tại quyết định giao đất, cho thuê đất theo đề nghị của Phòng Tài nguyên và Môi trường.
d) Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: Xác định số tiền phải nộp của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất (sau đây viết tắt là người được nhà nước giao đất, cho thuê đất) và trình UBND tỉnh, UBND cấp huyện phê duyệt đồng thời tại tờ trình giao đất. Trong nội dung tờ trình và dự thảo quyết định của UBND tỉnh ghi rõ số tiền phải nộp và thời hạn nộp tiền vào ngân sách.
đ) Thời hạn nộp tiền vào ngân sách: 20 ngày kể từ ngày ký quyết định giao đất, cho thuê đất; giấy tờ chứng minh đã nộp tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa là điều kiện bắt buộc trước khi ký hợp đồng thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3. Tổ chức thu, nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa
a) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất chuyên trồng lúa nước để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp có trách nhiệm kê khai và nộp số tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa, tương ứng với diện tích đất chuyên trồng lúa nước được Nhà nước giao, cho thuê đất theo quy định.
b) Giao cơ quan Thuế (Cục Thuế, Chi cục Thuế) căn cứ quyết định giao đất, cho thuê đất của UBND tỉnh, UBND cấp huyện và tờ khai của người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất tổ chức thu số tiền phải nộp để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa và nộp vào Kho bạc nhà nước.
c) Cơ quan Kho bạc nhà nước (Kho bạc Nhà nước tỉnh, huyện) có trách nhiệm thu và hạch toán khoản thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa vào tài khoản 7111; Mã cơ quan quản lý thu 1062753; Chương 412, Mục 4914 và thực hiện điều tiết 100% ngân sách tỉnh.
d) Sở Tài chính có trách nhiệm quản lý số kinh phí bảo vệ và phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, các quy định tại Quyết định này và các quy định hiện hành khác có liên quan.
đ) Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra kết quả nộp tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trước khi thực hiện thủ tục ký hợp đồng thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chỉ ký hợp đồng thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đã nộp đủ số tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo quy định (trừ các trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật).
Điều 3. Quản lý sử dụng nguồn kinh phí
1. Nguồn kinh phí để thực hiện chính sách bảo vệ, phát triển đất trồng lúa bao gồm:
a) Nguồn thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo quy định tại Nghị quyết số 11/2016/NQ-HĐND ngày 05/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang.
b) Nguồn kinh phí Trung ương bổ sung cho tỉnh theo quy định tại Khoản 2, Điều 7 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa (sau đây viết tắt là Nghị định số 35/2015/NĐ-CP).
2. Sử dụng nguồn kinh phí
a) Thực hiện việc quy hoạch, lập bản đồ, phân tích chất lượng hóa, lý tính các vùng đất chuyên trồng lúa nước có năng suất, chất lượng cao định kỳ 10 năm; cải tạo, nâng cao chất lượng đất chuyên trồng lúa nước hoặc đất trồng lúa nước còn lại: Theo Khoản 1, Khoản 2, Điều 4 Thông tư số 18/2016/TT-BTC ngày 21/01/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP.
b) Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, nạo vét, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa, các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn:
Đối với các công trình do cấp tỉnh quản lý: Mức đầu tư theo quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với các công trình phân cấp cho huyện, xã quản lý: Nội dung, mức chi theo Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.
c) Hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thực hiện công tác khai hoang đất chưa sử dụng hoặc phục hóa đất bỏ hoang thành đất trồng lúa nước; mức hỗ trợ theo Điểm a, Khoản 4, Điều 7 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP .
d) Hỗ trợ trực tiếp cho người trồng lúa để áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa: Áp dụng chi theo Quyết định số 140/2011/QĐ-UBND ngày 22/4/2011 của UBND tỉnh Quy định nội dung chi và mức chi hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông từ nguồn ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
đ) Hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm: Thực hiện theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn và văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
e) Hỗ trợ các chương trình, đề án, kế hoạch của tỉnh về nông nghiệp, nông thôn; xây dựng mô hình trình diễn để phổ biến và nhân rộng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp: Sản xuất giống, xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao, trình diễn sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản sau thu hoạch.
3. Lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí: Thực hiện theo Điều 5, Thông tư số 18/2016/TT-BTC ngày 21/01/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP .
1. Sở Tài chính
a) Hàng năm, chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, căn cứ kế hoạch chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, dự kiến nguồn thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa báo cáo UBND tỉnh;
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các đơn vị liên quan tổng hợp, thẩm định, đề xuất nhiệm vụ, nội dung sử dụng nguồn thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa, trình UBND tỉnh phân bổ theo quy định.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì xác định số tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa phải nộp đối với dự án do UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất từ đất chuyên trồng lúa nước sang mục đích phi nông nghiệp; trình UBND tỉnh quyết định giao đất; thực hiện thủ tục ký hợp đồng thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi người được nhà nước giao đất, cho thuê đất đã nộp tiền sử dụng, bảo vệ phát triển đất trồng lúa theo quy định;
b) Hướng dẫn UBND cấp huyện xác định cụ thể diện tích, ranh giới đất trồng lúa ngoài thực địa, lập bản đồ đất trồng lúa. Chủ trì thực hiện công tác quy hoạch, lập bản đồ các vùng đất chuyên trồng lúa nước có năng suất, chất lượng cao phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trình UBND tỉnh phê duyệt và công bố công khai để thực hiện;
c) Hàng năm, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, HĐND tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình quản lý và sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh; chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành, đơn vị có liên quan thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất trồng lúa của các địa phương trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì thực hiện công tác phân tích chất lượng hóa, lý tính các vùng đất chuyên trồng lúa nước có năng suất chất lượng cao định kỳ 10 năm; xây dựng các mô hình trình diễn, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; chủ trì tổ chức hướng dẫn UBND cấp huyện lập phương án khai hoang, phục hóa, cải tạo, nâng cao chất lượng đất chuyên trồng lúa nước hoặc đất trồng lúa nước còn lại, cải tạo các vùng đất chưa sử dụng, đất trồng lúa kém chất lượng, đất trồng trọt khác thành đất chuyên trồng lúa nước theo giai đoạn và từng năm, thẩm định, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt;
b) Tổng hợp, đề xuất danh mục các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn do cấp tỉnh quản lý phục vụ tưới cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp được đầu tư từ nguồn thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa gửi Sở Tài chính thẩm định;
c) Phối hợp với UBND cấp huyện đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo các địa phương, đơn vị thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, phát triển đất trồng lúa, tổng hợp kết quả thực hiện hàng năm của các địa phương, đơn vị, báo cáo UBND tỉnh.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Tài chính thẩm định, đề xuất danh mục duy tu, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn phục vụ cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp được đầu tư từ nguồn thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Xác định số tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa phải nộp đối với dự án do UBND cấp huyện quyết định thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất từ đất chuyên trồng lúa nước sang mục đích phi nông nghiệp; quyết định giao đất; thực hiện thủ tục ký hợp đồng thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi người được nhà nước giao đất, cho thuê đất đã nộp tiền sử dụng, bảo vệ phát triển đất trồng lúa theo đúng quy định;
b) Hàng năm, trên cơ sở diện tích đất lúa, nội dung, nhiệm vụ bảo vệ, phát triển đất trồng lúa, đề xuất danh mục, nội dung, dự toán thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất trồng lúa gửi Sở Tài chính thẩm định. Quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, thanh quyết toán hàng năm theo quy định hiện hành;
c) Thống kê diện tích đất trồng lúa trên địa bàn và báo cáo đánh giá tình hình thực hiện chính sách bảo vệ, phát triển đất trồng lúa năm liền kề trước năm xây dựng dự toán của địa phương gửi Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước tháng 7 của năm trước năm kế hoạch để tổng hợp, xây dựng dự toán, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tài chính theo quy định.
6. Cơ quan Thuế
Hướng dẫn người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất chuyên trồng lúa nước để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp kê khai, nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa đảm bảo đơn giản, thống nhất và tuân thủ các quy định hiện hành của nhà nước.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017.
2. Giám đốc các Sở, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Cục Thuế tỉnh; Kho bạc Nhà nước tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
NỘI DUNG, MỨC HỖ TRỢ DUY TU, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA, CẢI TẠO,
NÂNG CẤP CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 667/2016/QĐ-UBND ngày 21/11/2016 của UBND tỉnh)
TT |
CÔNG TRÌNH |
QUY MÔ, TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT |
MỨC HỖ TRỢ |
|
Xã khu vực I |
Xã khu vực II |
|||
1 |
Cứng hóa kênh mương |
Tường gạch xây M100# dày 22cm, đáy bằng BTXM 150#, chiều rộng đáy tối thiểu 40 cm |
600 triệu đồng/km |
400 triệu đồng/km |
2 |
Cứng hóa đường trục chính giao thông nội đồng |
Mặt đường rộng tối thiểu 3 m; BTXM 200#, chiều dầy 20 cm; chiều rộng lề đường hai bên, mỗi bên tối thiểu 0,5 m |
1.000 triệu đồng/km |
700 triệu đồng/km |
Rải cấp phối đá dăm có lu lèn đảm bảo đi lại không lầy lội, dầy 20cm, rộng 3m; chiều rộng lề đường hai bên, mỗi bên tối thiểu 0,5m |
250 triệu đồng/km |
200 triệu đồng/km |
||
3 |
Cải tạo, nâng cấp hồ, đập chứa nước quy mô nhỏ (do cấp huyện, xã quản lý) |
Quy mô tưới từ 20 ha cây trồng trở lên |
Không quá 1.000 triệu đồng/hồ, đập |
|
4 |
Cải tạo, nâng cấp trạm bơm nước quy mô nhỏ (do cấp huyện, xã quản lý) |
Quy mô tưới từ 30 ha cây trồng trở lên |
Không quá 500 triệu đồng/trạm bơm |
Xã Khu vực I: gồm các xã trên địa bàn huyện Sơn Động và các xã đặc biệt khó khăn thuộc huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế.
Xã Khu vực II: gồm các xã còn lại trên địa bàn tỉnh.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.