ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 66/2006/QĐ-UBND | Tân An, ngày 08 tháng 12 năm 2006. |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI VÀ TỶ LỆ PHẦN TRĂM PHÂN CHIA NGUỒN THU GIỮA CÁC CẤP NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2007 VÀ GIAI ĐOẠN 2007-2010 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật NSNN (sửa đổi) số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi), Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ;
Căn cứ Nghị quyết số 20/2006/NQ-HĐND về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách địa phương năm 2007 và giai đoạn 2007-2010 trên địa bàn tỉnh Long An của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VII, kỳ họp thứ 12 từ ngày 05-07/12/2006;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định về "phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách địa phương năm 2007 và giai đoạn 2007-2010 trên địa bàn tỉnh Long An”.
Điều 2. Căn cứ vào nội dung phân cấp quy định tại điều 1; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI VÀ TỶ LỆ PHẦN TRĂM PHÂN CHIA NGUỒN THU GIỮA CÁC CẤP NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2007 VÀ GIAI ĐOẠN 2007-2010 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 66 /2006/QĐ-UBND ngày 08 /12/2006 của UBND tỉnh Long An).
I/ PHÂN CẤP NGUỒN THU:
1/ Nguồn thu của ngân sách cấp tỉnh:
1.1/ Thu từ doanh nghiệp nhà nước Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh;
1.2/ Thu từ doanh nghiệp nhà nước địa phương (trừ các Công ty công trình đô thị và công cộng do thị xã Tân An và các huyện quản lý thu);
1.3/ Thu từ Công ty cổ phần có vốn nhà nước tham gia hoặc không có vốn nhà nước tham gia;
1.4/ Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
1.5/ Thuế ngoài quốc doanh (phần tỉnh quản lý), bao gồm:
- Công ty Cổ phần không có vốn nhà nước tham gia (tư nhân);
- Công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Doanh nghiệp tư nhân cấp tỉnh quản lý;
1.6/ Lệ phí trước bạ (đối với các tổ chức do Cục thuế trực tiếp thu);
1.7/ Thuế thu nhập người có thu nhập cao;
1.8/ Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
1.9/ Phí xăng, dầu;
1.10/ Phí, lệ phí tỉnh;
1.11/ Thu nhập từ vốn góp của ngân sách tỉnh;
1.12/ Tiền sử dụng đất (đối với các trường hợp UBND tỉnh quyết định cho chuyển mục đích sử dụng đất hoặc giao đất cho các tổ chức và trường hợp chuyển từ thuê sang giao đất có thu tiền sử dụng đất). Nếu số nộp có bao gồm phần đất công do cấp huyện, thị xã và cấp xã, phường, thị trấn hiện đang quản lý và nằm trong dự toán thu được giao hằng năm, thì ngân sách tỉnh chuyển trả 100% về cho ngân sách huyện, xã, phường, thị trấn để đầu tư cơ sở hạ tầng theo dự toán được giao;
1.13/ Tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê;
1.14/ Tiền cho thuê nhà và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do tỉnh quản lý;
1.15/ Các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế hoặc cá nhân ở nước ngoài do tỉnh trực tiếp quản lý;
1.16/ Thu sự nghiệp từ hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh quản lý;
1.17/ Các khoản huy động từ các tổ chức cá nhân theo quy định pháp luật nộp vào ngân sách tỉnh;
1.18/ Thu đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước nộp ngân sách tỉnh;
1.19/ Các khoản thu khác ngân sách theo quy định pháp luật nộp ngân sách tỉnh;
1.20/ Thu bổ sung từ NSTW cho NSĐP (bao gồm thu bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu);
1.21/ Thu từ huy động đầu tư xây dựng (vay) các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại khoản 3 điều 8 của Luật NSNN;
1.22/ Thu chuyển nguồn từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau của ngân sách cấp tỉnh theo quy định;
1.23/ Thu kết dư năm trước;
1.24/ Thu từ quỹ dự trữ tài chính.
2/ Nguồn thu của ngân sách huyện, thị xã (gọi tắt là cấp huyện):
2.1/ Thu từ Công ty Công trình đô thị thị xã Tân An và các Công ty công trình công cộng các huyện;
2.2/ Thuế ngoài quốc doanh (phần phân cấp cho huyện thu);
2.3/ Thuế nhà, đất;
2.4/ Thuế chuyển quyền sử dụng đất;
2.5/ Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
2.6/ Tiền sử dụng đất (đối với hộ gia đình, cá nhân phân cấp cho huyện thu);
2.7/ Tiền thuê mặt đất, mặt nước đối với hộ gia đình, cá nhân thuê;
2.8/ Tiền cho thuê nhà và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do cấp huyện quản lý;
2.9/ Lệ phí trước bạ (phần phân cấp cho huyện thu);
2.10/ Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế hoặc cá nhân ở nước ngoài do huyện trực tiếp quản lý;
2.11/ Các khoản phí, lệ phí cấp huyện quản lý thu theo phân cấp;
2.12/ Thu sự nghiệp từ hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập do huyện quản lý;
2.13/ Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật do huyện quản lý nộp vào ngân sách huyện;
2.14/ Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho ngân sách huyện;
2.15/ Tiền đền bù thiệt hại về đất công;
2.16/ Các khoản thu khác ngân sách theo quy định của pháp luật do huyện quản lý;
2.17/ Thu chuyển nguồn từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau của ngân sách huyện theo quy định;
2.18/ Thu bổ sung từ ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện (bao gồm bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu);
2.19/ Thu kết dư ngân sách huyện năm trước;
3/ Nguồn thu của ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã):
3.1/ Các khoản phí, lệ phí do cấp xã quản lý và thu nộp ngân sách xã theo phân cấp;
3.2/ Thu từ các hoạt động sự nghiệp công lập của xã nộp vào ngân sách xã;
3.3/ Thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản tại xã (bao gồm đền bù thiệt hại hoặc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất công);
3.4/ Các khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật nộp vào ngân sách xã;
3.5/ Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân cho ngân sách xã;
3.6/ Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở ngoài nước trực tiếp cho ngân sách xã;
3.7/ Các khoản thu khác ngân sách xã theo quy định của pháp luật;
3.8/ Thu kết dư ngân sách xã năm trước;
3.9/ Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên;
3.10/ 05 (năm) khoản thu phân chia của ngân sách huyện cho ngân sách xã, thị trấn (không bao gồm phường);
3.11/ Thu chuyển nguồn ngân sách năm trước sang năm sau theo chế độ quy định;
II/ PHÂN CẤP NHIỆM VỤ CHI CHO NGÂN SÁCH CÁC CẤP:
1/Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh:
1.1/ Chi đầu tư phát triển:
- Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội cấp tỉnh quản lý;
- Các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình mục tiêu mang tính chất XDCB tỉnh quản lý;
- Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước theo quy định;
- Các khoản chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật;
1.2/ Chi thường xuyên:
- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế cấp tỉnh quản lý, bao gồm:
+ Sự nghiệp giao thông;
+ Sự nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản;
+ Sự nghiệp đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ tài nguyên, đất đai;
+ Các sự nghiệp kinh tế khác.
- Sự nghiệp môi trường (đảm bảo môi trường cho bảo tồn thiên nhiên, rừng nguyên sinh và rừng trồng, đánh giá tác động môi trường các khu công nghiệp);
- Sự nghiệp giáo dục phổ thông (trừ phần đã phân cấp cho huyện từ phổ thông cơ sở trở xuống);
- Sự nghiệp đào tạo cấp tỉnh quản lý (bao gồm cả đào tạo nguồn nhân lực);
- Sự nghiệp y tế (từ tỉnh đến huyện, trừ trạm y tế xã);
- Sự nghiệp văn hóa thông tin, văn học nghệ thuật cấp tỉnh quản lý;
- Sự nghiệp thể dục thể thao cấp tỉnh quản lý;
- Sự nghiệp khoa học và công nghệ;
- Sự nghiệp phát thanh và truyền hình (Đài phát thanh và truyền hình Long An);
- Chương trình mục tiêu tính vào dự toán chi thường xuyên hàng năm;
- Các hoạt động sự nghiệp khác cấp tỉnh quản lý;
- Đảm bảo xã hội cấp tỉnh quản lý (bao gồm cả kinh phí thăm hỏi hoặc trợ cấp các đối tượng chính sách nhân ngày thương binh liệt sĩ 27/7 và tết nguyên đán cổ truyền);
- Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
- Quốc phòng, an ninh cấp tỉnh quản lý;
- Hoạt động của các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam từ cấp tỉnh đến cấp huyện, Đoàn thể và các tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh quản lý;
- Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp theo quy định của pháp luật cấp tỉnh quản lý;
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
1.3/ Chi trả nợ gốc và lãi các khoản vay cho đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật ngân sách nhà nước và các khoản vay đầu tư phát triển khác.
1.4/ Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính.
1.5/ Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới (gồm bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu).
1.6/ Chi chuyển nguồn của ngân sách cấp tỉnh sang năm sau theo quy định.
1.7/ Các chương trình mục tiêu quốc gia (trừ chương trình mục tiêu thường xuyên hàng năm đã tính trong dự toán chi thường xuyên).
2/ Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện:
2.1/ Chi đầu tư phát triển:
- Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội cấp huyện quản lý;
- Các chương trình mục tiêu quốc gia hoặc chương trình mục tiêu mang tính chất XDCB cấp huyện quản lý;
- Các khoản chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật.
2.2/ Chi thường xuyên:
- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế cấp huyện quản lý, gồm:
+ Sự nghiệp giao thông;
+ Sự nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản;
+ Sự nghiệp đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ tài nguyên đất đai phân cấp cho huyện;
+ Sự nghiệp thị chính;
+ Sự nghiệp kinh tế khác.
- Chi sự nghiệp môi trường (thu gom rác, trồng cây xanh,v.v...);
- Sự nghiệp giáo dục phổ thông (từ phổ thông cơ sở trở xuống);
- Sự nghiệp đào tạo (phần cấp huyện quản lý);
- Sự nghiệp y tế (chi cho công tác tuyên truyền-phòng chống dịch bệnh, truyền thông dân số, chi cho hoạt động cho trạm y tế xã (bao gồm chi cho bộ máy y, bác sĩ trạm y tế xã và kinh phí hoạt động) và các khoản chi khác cấp huyện đảm trách;
- Sự nghiệp văn hóa thông tin cấp huyện quản lý;
- Sự nghiệp thể dục thể thao cấp huyện quản lý;
- Sự nghiệp truyền thanh huyện;
- Các hoạt động sự nghiệp khác cấp huyện quản lý;
- Đảm bảo xã hội cấp huyện quản lý (bao gồm chi trợ cấp thường xuyên và đột xuất tại cộng đồng);
- Các chương trình mục tiêu thường xuyên trong dự toán cấp huyện quản lý;
- Quốc phòng, an ninh cấp huyện quản lý;
- Hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước, Đoàn thể cấp huyện quản lý;
- Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp theo quy định của pháp luật cấp huyện quản lý;
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
2.3/ Chi trả lãi và gốc các khoản vay (nếu có được phép);
2.4/ Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới đầu tư các cụm tuyến dân cư và các khoản vay khác (gồm bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu);
2.5/ Chi chuyển nguồn của ngân sách cấp huyện sang năm sau theo quy định.
3/ Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã:
3.1/ Chi đầu tư phát triển gồm:
- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội phần phân cấp cho xã quản lý;
- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội của xã từ nguồn huy động đóng góp của các tố chức, cá nhân cho từng dự án nhất định theo quy định của pháp luật, do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý (Nhà nước và nhân dân cùng làm);
- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
3.2/ Chi thường xuyên:
- Chi sự nghiệp kinh tế theo phân cấp (bao gồm chi cho sự nghiệp thủy lợi từ nguồn thu thuỷ lợi phí);
- Chi cho công tác đào tạo ở cấp xã;
- Chi sự nghiệp y tế: chi cho công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, thông báo cho dân tiêm ngừa các loại bệnh, v.v...;
- Chi cho hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan Đảng ở xã, bao gồm:
+ Tiền lương cho cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã;
+ Sinh hoạt phí cho cán bộ xã không chuyên trách;
+ Trợ cấp sinh hoạt phí cho cán bộ ấp, khu phố;
+ Các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước;
+ Các khoản chi về hoạt động phí như: Công vụ phí, công tác phí, hội nghị, ...;
+ Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc;
+ Các khoản chi khác theo chế độ quy định.
- Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị-xã hội ở xã (gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam.v.v…), sau khi trừ các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có);
- Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối tượng khác theo chế độ quy định;
- Chi cho công tác an ninh, quốc phòng ở xã gồm:
+ Chi huấn luyện dân quân tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy định của pháp lệnh về dân quân tự vệ;
+ Chi thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự và công tác tuyển quân thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy định của pháp luật;
+ Chi tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tư an toàn xã hội trên địa bàn xã;
+ Các khoản chi khác theo quy định.
- Chi cho công tác xã hội và hoạt động văn hoá, truyền thanh, thể dục thể thao do xã quản lý; bao gồm:
+ Trợ cấp hàng tháng do cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ quy định, chi thăm hỏi các gia đình chính sách, cứu tế xã hội khác ở xã (ngoài nội dung và đối tượng cấp tỉnh và huyện đã chi);
+ Chi hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, truyền thanh do xã quản lý.
- Chi sửa chữa, cải tạo, xây dựng nhỏ các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng do xã quản lý như: Nhà trẻ, mẫu giáo, nhà văn hóa, thư viện, đài tưởng niệm, cơ sở thể dục thể thao, cầu, đường giao thông, công trình cấp và thoát nước công cộng, . . . do cấp xã quản lý. Riêng đối với thị trấn còn có nhiệm vụ chi sửa chữa cải tạo vỉa hè, đường phố nội thị, đèn chiếu sáng, công viên, cây xanh,... (đối với phường do ngân sách thị xã chi);
- Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như: Khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm theo chế độ quy định;
- Các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật như: Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, hoạt động của Thanh tra nhân dân, hỗ trợ cơ sở Đảng theo quyết định 84 của Ban bí thư,.v.v….
3.3/ Chi chuyển nguồn sang năm sau theo chế độ quy định.
III/ TỶ LỆ PHẦN TRĂM PHÂN CHIA (TỶ LỆ ĐIỀU TIẾT) NGUỒN THU GIỮA CÁC CẤP NGÂN SÁCH VÀ SỐ BỔ SUNG TỪ NGÂN SÁCH CẤP TRÊN CHO NGÂN SÁCH CẤP DƯỚI:
1/ Tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách:
- Năm 2007 và giai đoạn 2007-2010, tỉnh Long An là tỉnh bổ sung cân đối chi ngân sách địa phương từ ngân sách Trung ương;
- Ngoài các khoản thu cố định ngân sách địa phương hưởng 100%, 5 khoản thu điều tiết ngân sách địa phương cũng được hưởng 100%.
Để phù hợp với nội dung phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách, UBND tỉnh quy định tỷ lệ phân chia nguồn thu cho các cấp ngân sách năm 2007 và giai đoạn 2007-2010 theo nguyên tắc sau:
a/ Nguồn thu cố định (ngoài 05 khoản thu điều tiết nêu ở điểm b dưới đây) thuộc cấp nào quản lý thu thì ngân sách cấp đó hưởng 100%.
b/ Đối với 05 khoản thu điều tiết giữa NSTW và NSĐP:
+ Thuế giá trị gia tăng (trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu và thu từ hoạt động XSKT);
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ thuế thu nhập các doanh nghiệp hạch toán toàn ngành và thu từ hoạt động XSKT);
+ Thuế thu nhập người có thu nhập cao;
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ thu từ hoạt động XSKT);
+ Phí xăng, dầu.
Cấp tỉnh thu: thì ngân sách tỉnh hưởng 100%;
Cấp huyện, xã thu: Tỷ lệ điều tiết cho ngân sách huyện, xã được tính theo công thức sau:
Tỷ lệ điều tiết = | Tổng chi NSĐP - thu cố định | x 100% |
Thu điều tiết |
(cụ thể tỷ lệ điều tiết cho ngân sách huyện theo phụ lục số 01 đính kèm)
c/ Đối với 05 nguồn thu điều tiết giữa ngân sách huyện và ngân sách xã, thị trấn (không có ngân sách phường):
+ Thuế chuyển quyền sử dụng đất;
+ Thuế nhà, đất;
+ Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ gia đình;
+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
+ Lệ phí trước bạ nhà, đất.
Được điều tiết như sau :
Đối với thị trấn: ngân sách huyện 30%, ngân sách thị trấn 70%.
Đối với xã: Ngân sách xã 100% (theo phụ lục số 02 đính kèm)
d/ Đối với phí phòng chống thiên tai:
+ Ngân sách tỉnh 50% (tỷ lệ cũ 60%);
+ Ngân sách huyện 50% (tỷ lệ cũ 40%).
e/ Đối với thủy lợi phí: Ngân sách xã 100%.
2/ Số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới:
Số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới bao gồm bổ sung cân đối thu-chi ngân sách và bổ sung có mục tiêu.
a/ Bổ sung cân đối thu-chi ngân sách:
Là mức bổ sung nhằm bảo đảm cho ngân sách cấp dưới cân đối nguồn ngân sách để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh được giao trên địa bàn.
Số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được xác định ở năm đầu thời kỳ ổn định 2007-2010 theo công thức sau:
Mức bổ sung = | Tổng chi của ngân sách địa phương | - | Tổng các khoản thu cố định NSĐP 100% | + | Tổng các khoản thu điều tiết NS ĐP được hưởng |
b/ Bổ sung có mục tiêu:
Số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới, được xác định hằng năm hoặc đột xuất trong năm và căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách cấp trên với yêu cầu về mục tiêu cụ thể của cấp dưới. Việc sử dụng vốn, kinh phí bổ sung theo mục tiêu phải theo đúng mục tiêu quy định.
Bổ sung có mục tiêu gồm các nội dung sau:
- Hỗ trợ thực hiện các chính sách, chế độ mới do cấp trên ban hành, hoặc những nội dung chỉ đạo của cấp trên có thẩm quyền chưa được bố trí trong dự toán ngân sách của năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách và ngân sách địa phương không có khả năng tự cân đối, mức hỗ trợ cụ thể được xác định trên cơ sở khả năng cân đối của ngân sách từng cấp;
- Hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án quốc gia giao các cơ quan địa phương thực hiện, mức hỗ trợ cụ thể thực hiện theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu, chương trình, dự án có ý nghĩa lớn đối với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương nằm trong quy hoạch và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng, ngân sách cấp dưới đã bố trí chi nhưng chưa đủ nguồn, mức hỗ trợ theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Hỗ trợ một phần để xử lý khó khăn đột xuất như: khắc phục thiên tai, hoả hoạn, tai nạn trên diện rộng với mức độ nghiêm trọng, sau khi ngân sách cấp dưới đã sử dụng hết dự phòng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.
- Hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ cần thiết, cấp bách khác, mức bổ sung theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
IV/ THỜI KỲ ỔN ĐỊNH PHÂN CẤP:
Thời kỳ ổn định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách là 4 năm (2007-2010).
V/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Căn cứ vào nội dung phân cấp theo các quy định trên, các cơ quan, đơn vị và các cấp ngân sách địa phương tổ chức thực hiện đúng theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.