VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 66/2005/QĐ-VKSTC-C6 | Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2005 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ TẠM THỜI VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
- Căn cứ Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002;
- Căn cứ Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003;
- Căn cứ Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004;
- Căn cứ Quyết định số 01/ 2003/VKSNDTC-TCCB ngày 19/2/2003 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định bộ máy làm việc của VKSNDTC;
- Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Cục trưởng Cục Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Danh mục biểu mẫu sử dụng trong tố tụng hình sự của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký, các quy định trước đây trái với quy chế này đều bãi bỏ.
Điều 3: Cục trưởng Cục Điều tra, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| KT. VIỆN TRƯỞNG |
QUY CHẾ TẠM THỜI
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO.
(Ban hành kốm theo Quyết định số 66/2005/QĐ-VKSTC ngày 13 tháng 4 năm 2005 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao )
Để tăng cường hiệu lực bộ máy, nâng cao hiệu quả công tác điều tra tội phạm của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, góp phần đảm bảo sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Chương I
VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
Điều 1: Cục điều tra là Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, hoạt động của Cơ quan điều tra thực hiện theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự và chịu sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Điều 2: Nhiệm vụ, quyền hạn
1 - Thực hiện nhiệm vụ điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp trong trường hợp:
a) Tội phạm phát sinh trực tiếp từ thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ các cơ quan tư pháp trong quá trình tiến hành hoạt động tư pháp;
b) Hành vi phạm tội hoặc người thực hiện hành vi phạm tội có liên quan đến vụ án do Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đang khởi tố, điều tra.
2 - Tiếp nhận, thu thập và xác minh các tin báo tố giác về một số loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tổng hợp các vi phạm pháp luật của các Cơ quan tư pháp trong hoạt động tư pháp để tham mưu với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị Cơ quan tư pháp khắc phục vi phạm thiếu sót trong công tác quản lý và sử dụng cán bộ.
Chương II
TỔ CHỨC BỘ MÁY
Điều 3: Tổ chức bộ máy Cơ quan điều tra gồm có:
1 - Phòng tham mưu tổng hợp (Phòng 1);
2 - Phòng điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp tại các tỉnh phía Bắc (từ Thừa Thiên - Huế trở ra) (Phòng 2);
3 - Phòng điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp tại các tỉnh phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào) (Phòng 3). Phòng 3 có 2 tổ công tác đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng;
4 - Khi cần thiết thành lập Phòng điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp tại miền Trung;
Điều 4: Cán bộ Cơ quan điều tra gồm cú:
1 - Cục trưởng Cục điều tra là Thủ trưởng Cơ quan điều tra;
2 - Các phó Cục trưởng là Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra;
3 - Điều tra viên Cao cấp, Điều tra viên Trung cấp, Điều tra viên Sơ cấp;
4 - Trưởng phòng nghiệp vụ, tham mưu;
5 - Các công chức khác.
Chương III
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ MỐI QUAN HỀ CỦA THỦ TRƯỞNG, PHÓ THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐIỀU TRA VÀ ĐIỀU TRA VIÊN
Điều 5: Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng Cơ quan điều tra:
1 - Cục trưởng Cục điều tra được giao đảm nhiệm là Thủ trưởng Cơ quan điều tra có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Trực tiếp tổ chức, chỉ đạo hoạt động điều tra và các hoạt động, công tác khác được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao cho Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Quyết định phân công Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên trong việc điều tra vụ án hình sự;
c) Kiểm tra các hoạt động điều tra của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Điều tra viên;
d) Quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Điều tra viên;
đ) Quyết định thay đổi Điều tra viên;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo quy định tại Điều 329 của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Khi Thủ trưởng Cơ quan điều tra vắng mặt, một Phó Thủ trưởng được Thủ trưởng ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng quy định tại khoản 1 Điều này. Phó Thủ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng về nhiệm vụ được giao.
2 - Thủ trưởng Cơ quan điều tra chỉ đạo và trực tiếp điều tra những vụ án có liên quan đến nhiều địa phương, những vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, những vụ án mà đối tượng phạm tội là Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Phú Chánh tòa Tòa án cấp tỉnh, Kiểm sát viên là Phó trưởng phòng cấp tỉnh trở lên.
Khi thực hiện việc điều tra vụ án hình sự, Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can; quyết định không khởi tố vụ án; quyết định nhập hoặc tách vụ án;
b) Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn;
c) Quyết định truy nó bị can, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, xử lý vật chứng;
d) Quyết định trưng cầu giám định, quyết định khai quật tử thi;
đ) Kết luận điều tra vụ án;
e) Quyết định tạm đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định phục hồi điều tra;
g) Trực tiếp tiến hành các biện pháp điều tra; cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa cho người bào chữa; ra các quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra.
Thủ trưởng Cơ quan điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về những hành vi và quyết định của mình.
Điều 6: Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Phú Thủ trưởng Cơ quan điều tra
1. Phó Cục trưởng Cục điều tra được giao đảm nhiệm là Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; thực hiện việc điều tra vụ án hình sự và công việc khác của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
2. Khi được phân công điều tra vụ án hình sự cụ thể, Phú Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can; quyết định không khởi tố vụ án; quyết định nhập hoặc tách vụ án;
b) Quyết định áp dụng thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn trong vụ án;
c) Quyết định truy nó bị can, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, xử lý vật chứng;
d) Quyết định trưng cầu giám định, quyết định khai quật tử thi;
đ) Kết luận điều tra vụ án do mình trực tiếp điều tra;
e) Quyết định tạm đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định phục hồi điều tra vụ án;
g) Trực tiếp tiến hành các biện pháp điều tra; cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa cho người bào chữa; ra các quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền Cơ quan điều tra.
Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Thủ trưởng Cơ quan điều tra về những hành vi và quyết định của mình.
Điều 7: Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên Cao cấp.
1 - Điều tra viên Cao cấp thực hiện việc điều tra, xác minh tin báo tố giác về tội phạm theo sự phân công của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra. Trước khi điều tra, xác minh, Điều tra viên Cao cấp phải lập kế hoạch trình Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra duyệt. Thực hiện theo kế hoạch được duyệt, báo cáo kết quả đến người duyệt.
2 - Khi được phân công điều tra vụ án hình sự cụ thể, Điều tra viên Cao cấp có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Lập kế hoạch điều tra vụ án trình Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra;
b) Lập hồ sơ vụ án theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
c) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án;
d) Quyết định áp giải bị can, quyết định dẫn giải người làm chứng;
đ) Chủ trì thi hành lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản;
e) Chủ trì tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra;
g) Đề xuất các biện pháp tố tụng trong quá trình điều tra;
h) Tiến hành các hoạt động điều tra khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra;
i) Ký, đóng dấu Cơ quan điều tra vào chữ ký của mình trờn các giấy triệu tập, quyết định áp giải bị can, dẫn giải người làm chứng, các biên bản quy định tại các điểm c,d,đ,e Điều này trên cơ sở ý kiến đề xuất hoặc kế hoạch điều tra bằng văn bản đó được Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra duyệt;
3 - Điều tra viên Cao cấp chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng Cơ quan điều tra về những hành vi và quyết định của mình.
Điều 8: Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên Trung cấp.
1 - Điều tra viên Trung cấp thực hiện việc điều tra, xác minh tin báo, tố giác về tội phạm theo sự phân công của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra. Trước khi điều tra, xác minh, Điều tra viên Trung cấp phải lập kế hoạch trình Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra duyệt. Báo cáo kết quả tới Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
2 - Khi được phân công điều tra vụ án cụ thể, Điều tra viên Trung cấp có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Lập hồ sơ vụ án theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
b) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án được phân công;
c) Thi hành lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản;
d) Tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra;
đ) Tiến hành các hoạt động điều tra khác thuộc thẩm quyền Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra;
e) Ký, đóng dấu Cơ quan điều tra vào chữ ký của mình trờn các giấy triệu tập, biên bản quy định tại điểm b Điều này trên cơ sở ý kiến đề xuất hoặc kế hoạch đó được Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra duyệt;
3 - Điều tra viên Trung cấp chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng Cơ quan điều tra về những hành vi và quyết định của mình.
Điều 9: Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên Sơ cấp.
Khi được phân công Điều tra viên Sơ cấp có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1 - Tham gia xác minh tin báo, tố giác về tội phạm.
2 - Tiến hành các hoạt động điều tra:
a) Tham gia lập hồ sơ vụ án;
b) Hỏi cung bị can theo sự phân công;
c) Lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan;
d) Tham gia việc thi hành lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản;
đ) Tham gia việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra;
e) Tham gia các hoạt động điều tra khác theo quy định của pháp luật khi được phân công;
g) Ký tờn trờn các biên bản do mình lập quy định tại điểm b, c Điều này;
3 - Điều tra viên Sơ cấp chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng Cơ quan điều tra về những hành vi và quyết định của mình.
Điều 10: Quan hệ giữa Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng và Điều tra viên.
1 - Khi được Thủ trưởng Cơ quan điều tra phân công điều tra vụ án, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên được áp dụng các biện pháp tố tụng quy định tại các điều 6,7, 8 và 9 của Quy chế này và gửi các văn bản đó đến Thủ trưởng Cơ quan điều tra để thực hiện việc kiểm tra các hoạt động của Phó Thủ trưởng, Điều tra viên.
2 - Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra khi nghe Điều tra viên báo cáo, đề xuất nếu xét thấy cần thiết thì trực tiếp nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, kiểm tra chứng cứ trong hồ sơ hoặc trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra trước khi quyết định. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra phải ghi ý kiến chỉ đạo vào báo cáo đề xuất của Điều tra viên. Điều tra viên được phân công điều tra vụ án phải báo cáo trung thực, chính xác, đầy đủ nội dung và đề xuất hướng xử lý.
3 - Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và phải chịu trách nhiệm về hồ sơ tài liệu và các chứng cứ của vụ án. Nếu một vụ án do nhiều Điều tra viên được phân công điều tra thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra ra quyết định giao cho một Điều tra viên làm tổ trưởng; các Điều tra viên trong tổ phải thực hiện sự phân công của tổ trưởng. Việc triệu tập bị can, người làm chứng, người bị hại … quyết định áp giải bị can, dẫn giải người làm chứng do Điều tra viên làm tổ trưởng quyết định trên cơ sở ý kiến đề xuất hoặc kế hoạch điều tra bằng văn bản đó được Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra duyệt, trừ đối tượng do Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra trực tiếp điều tra.
4 - Trong khi thực hiện nhiệm vụ nếu Điều tra viên không nhất trí với quyết định của Phó Thủ trưởng thì Điều tra viên vẫn phải chấp hành quyết định đó, nhưng có quyền báo cáo Thủ trưởng Cơ quan điều tra. Trường hợp Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra không nhất trí với quyết định của Thủ trưởng Cơ quan điều tra thì vẫn phải chấp hành quyết định đó, nhưng có quyền báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
5 - Khi cần điều động hoặc thay đổi Điều tra viên từ điều tra vụ án này sang điều tra vụ án khác, Thủ trưởng Cơ quan điều tra trao đổi với Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra phụ trách vụ án biết trước khi ra quyết định.
6 - Khi cần thiết, Thủ trưởng Cơ quan điều tra có thể yêu cầu Điều tra viên đang điều tra vụ án lên báo cáo trực tiếp về việc điều tra vụ án, sau đó trao đổi lại với Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra phụ trách vụ án đó.
Chương IV
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CỤC TRƯỞNG, PHÓ CỤC TRƯỞNG, TRƯỞNG PHÒNG VÀ CÁC PHÒNG
Điều 11: Cục trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1 - Quản lý, điều hành toàn bộ công việc của Cục Điều tra, chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về hoạt động thuộc chức trách nhiệm vụ của Cục Điều tra. Cùng với các Phó Cục trưởng thống nhất kế hoạch công tác của đơn vị, sắp xếp, điều động cán bộ trong đơn vị, đề xuất với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tổ chức và biên chế cán bộ;
2 - Phụ trách công tác tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, là Chủ tịch Hội đồng thi đua, đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng bậc, kỷ luật cán bộ trong đơn vị;
3 - Phân công nhiệm vụ và duyệt kế hoạch, đề xuất của Phó Cục trưởng, cán bộ, công chức;
4 - Thực hiện sự phối hợp với Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các địa phương để tiếp nhận, giải quyết xử lý tin báo, tố giác về tội phạm thuộc thẩm quyền.
5 - Chủ trì giao ban Lãnh đạo Cục;
6 - Chỉ đạo xây dựng chuyên đề nghiên cứu đề xuất biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm thuộc thẩm quyền, nghiên cứu khoa học tổng hợp các vi phạm pháp luật để báo cáo với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị với các Cơ quan tư pháp;
7 - Thực hiện công việc khác khi Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao.
Khi Cục trưởng vắng mặt, một Phó cục trưởng được Cục trưởng ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ của Cục trưởng quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 12: Phó cục trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1 - Được Cục trưởng phân công phụ trách phòng Điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp (Phòng 2 hoặc Phòng 3) và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về công việc được giao;
2 - Phân công cán bộ trong phòng do mình phụ trách thực hiện nhiệm vụ;
3 - Ký các văn bản hành chính theo uỷ quyền của Cục trưởng;
4 - Tổ chức rỳt kinh nghiệm sau khi kết thúc điều tra vụ án, tổng hợp các vi phạm pháp luật để kiến nghị với cơ quan tư pháp;
5 - Khi công tác xa trụ sở cơ quan các Phó Cục trưởng báo cáo kết quả công tác vào chiều thứ 6 hàng tuần với Cục trưởng Cục Điều tra;
6 - Xây dựng chuyên đề nghiệp vụ, nghiên cứu, đề xuất biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm thuộc thẩm quyền, nghiên cứu khoa học và làm các công việc khác khi được giao.
Điều13: Trưởng phòng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1 - Tổ chức quản lý, điều hành, kiểm tra đôn đốc cán bộ trong phòng để hoàn thành nhiệm vụ và chương trình công tác, chịu trách nhiệm về mọi mặt công tác của phòng; báo cáo công tác với Cục trưởng;
2 - Phối hợp với tổ chức Đảng, công đoàn làm công tác tư tưởng động viên thi đua lao động và giữ gìn kỷ luật;
3 - Thực hiện nhiệm vụ khác khi được Lãnh đạo Cục giao.
Điều 14: Nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng
1 - Phòng Tham mưu tổng hợp có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Tiếp nhận, nghiên cứu, phân loại, xử lý ban đầu các tin báo, tố giác tội phạm thuộc thẩm quyền để đề xuất Lãnh đạo Cục điều tra có hướng giải quyết;
b) Tổng hợp các thông tin tài liệu về công tác điều tra tội xâm phạm hoạt động tư pháp, tổng kết các chuyên đề về các loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp thông qua những vụ án đó xét xử và bản án đó có hiệu lực pháp luật.
c) Nghiên cứu, tổng hợp, quản lý tình hình vi phạm pháp luật, mà người vi phạm là cán bộ thuộc cơ quan tư pháp để tham mưu với Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao về các biện pháp tăng cường công tác thực hành quyền công tố, đấu tranh phòng, chống tội xâm phạm hoạt động tư pháp;
d) Nghiên cứu, xây dựng chuyên đề nghiệp vụ, tham gia nghiên cứu khoa học.
đ) Xây dựng chương trình công tác, làm thống kê, báo cáo, thực hiện công tác văn thư, đánh máy văn bản, lưu trữ, bảo quản hồ sơ tài liệu theo quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động điều tra;
2- Phòng Điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp tại các tỉnh phía Bắc; Phòng Điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp tại các tỉnh phía Nam có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Tiếp nhận, tiến hành xác minh, kết luận, đề xuất với Lãnh đạo Cục Điều tra biện pháp giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc cơ quan tư pháp xảy ra tại địa phương được phân công;
b) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ các cơ quan tư pháp xảy ra tại các địa phương được phân công khi được Lãnh đạo Cục Điều tra giao;
c) Phát hiện, tổng hợp tình hình vi phạm và tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp thuộc phạm vi địa bàn hoạt động được phân công, định kỳ tháng, quý, để báo cáo Lãnh đạo Cục Điều tra tham mưu với Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị với cơ quan hữu quan về biện pháp phòng ngừa vi phạm.
d) Nghiên cứu, xây dựng chuyên đề nghiệp vụ, tham gia nghiên cứu khoa học.
Chương V
TIÊU CHUẨN, THỦ TỤC TUYỂN CHỌN, BỔ NHIỆM, MIỄN NHIỆM THỦ TRƯỞNG, PHÓ THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐIỀU TRA, ĐIỀU TRA VIÊN
Điều 15: Tiêu chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức Điều tra viên
1. Cán bộ làm công tác điều tra hình sự có phẩm chất đạo đức, liêm khiết và trung thực, có trình độ Cử nhân Luật, có chứng chỉ nghiệp vụ điều tra, có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định tại khoản 2 Điều 30 của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004, có sức khoẻ đảm bảo hoàn thành nhiêm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên Cao cấp, Điều tra viên Trung cấp, Điều tra viên Sơ cấp.
2. Trường hợp do nhu cầu công tác người đó được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên, được Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều động về công tác tại Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì được bổ nhiệm làm Điều tra viên.
3. Sĩ quan Công an nhân dân thuyên chuyển công tác về Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 điều này, thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên.
4. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và cấp, thu hồi giấy chứng nhận Điều tra viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.
Điều 16: Hội đồng tuyển chọn Điều tra viên
Hội đồng tuyển chọn Điều tra viên Cao cấp, Điều tra viên Trung cấp, Điều tra viên Sơ cấp ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao do một Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao làm Chủ tịch, đại diện ủy ban Kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra và Vụ tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao làm ủy viên.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ định một Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao làm Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn. Danh sách ủy viên Hội đồng tuyển chọn Điều tra viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn.
Điều 17: Những việc Điều tra viên không được làm
Điều tra viên không được làm những việc sau:
1. Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm;
2. Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng quy định của pháp luật;
3. Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án;
4. Đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền;
5. Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.
Điều 18: Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
1. Những người là Điều tra viên Cao cấp, có năng lực tổ chức, chỉ đạo hoạt động điều tra thì có thể được bổ nhiệm làm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
2. Trường hợp do nhu cầu công tác, những người đó được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao đang đảm nhiệm chức vụ Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương, có thể được bổ nhiệm làm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
3. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và cấp, thu hồi giấy chứng nhận Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.
Chương VI
MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRONG NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN
Điều 19: Quan hệ với Vụ thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án hình sự
Trong hoạt động điều tra, quan hệ giữa Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao với Vụ thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án hình sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Các vụ án do Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiến hành điều tra do Vụ thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án hình sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra nhằm đảm bảo hoạt động của Cơ quan điều tra tuân thủ đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự. Cơ quan điều tra phải thực hiện những yêu cầu, quyết định và gửi các lệnh, quyết định, tài liệu liên quan đến Vụ thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án hình sự theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, kể từ khi khởi tố vụ án đến khi kết thúc điều tra, tạm đình chỉ điều tra, phục hồi điều tra hoặc đình chỉ điều tra.
Trong trường hợp không nhất trí quyết định giải quyết vụ án của Vụ thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án hình sự Cơ quan điều tra vẫn phải thi hành quyết định đó nhưng có quyền báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Điều 20: Quan hệ với các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân các địa phương
1 - Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao quan hệ với các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân các địa phương để tiếp nhận những tin báo, tố giác về tội phạm thuộc thẩm quyền Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Quy chế xử lý tin báo, tố giác về tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định số 144 ngày 7/11/2003 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Cơ quan điều tra phải xem xét và trả lời cho các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân các địa phương quyết định của mình đối với các thông tin mà các đơn vị đó thông báo. Viện kiểm sát nhân dân các địa phương trong phạm vi trách nhiệm của mình tạo điều kiện giúp đỡ, phối hợp với Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao để thực hiện nhiệm vụ.
2 - Cục điều tra phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ về xây dựng bộ máy biên chế, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đề xuất để Viện trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các Điều tra viên; phối hợp với Vụ khiếu tố để quản lý và giải quyết đơn tin báo tố giác tội phạm thuộc thẩm quyền; Với Viện khoa học trong việc xây dựng chuyên đề; Với Cục thống kê tội phạm để nắm số liệu về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp; Phối hợp với Vụ Kế hoạch-Tài chớnh trong việc lập dự trự kinh phớ xây dựng chế độ chi tiêu, cấp phát, quyết toán cho hoạt động điều tra; Phối hợp với Văn phòng tổ chức thực hiện chương trình công tác, quản lý hành chớnh tư pháp, trang bị phương tiện, kinh phớ cho việc thực hiện nhiệm vụ.
Chương VII
QUAN HỆ VỚI CÁC CƠ QUAN THUỘC BỘ CÔNG AN, BỘ QUỐC PHÒNG
Điều 21: Quan hệ với các cơ quan thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng
Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có kế hoạch phối hợp quan hệ với Cơ quan điều tra Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong việc ủy thác điều tra và các hoạt động điều tra khác. Phối hợp với Cảnh sát hỗ trợ tư pháp để thực hiện lệnh và quyết định tố tụng. Phối hợp với các trại tạm giam thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng để giam giữ bị can.
Điều 22: Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra
Khi có tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao với Cơ quan điều tra khác thì việc giải quyết tranh chấp thuộc thẩm quyền Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Chương VIII
MỘT SỐ CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC
Điều 23: Bảo mật và quản lý hồ sơ, tài liệu
1 - Điều tra viên, Công chức phải tuyệt đối giữ bí mật công tác do mình hoặc đơn vị mình thực hiện. Nếu chưa được sự đồng ý của Lãnh đạo Cục hoặc Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao tuyệt đối không cung cấp tin tức, tài liệu, hồ sơ cho bất cứ người nào, cơ quan nào. Các văn bản gửi nội bộ ngành không gửi cho ngành khác.
2 - Hồ sơ tài liệu phải được quản lý theo quy định, hết giờ làm việc, hồ sơ tài liệu phải được cất trong tủ có khoá. Khi công tác ngoài trụ sở cơ quan, Điều tra viên được phân công quản lý hồ sơ, tài liệu phải quản lý chặt chẽ không được để mất hồ sơ, tài liệu.
3 - Công văn, giấy tờ, tài liệu gửi đi và đến phải được đăng ký vào sổ văn thư.
4 - Khi kết thúc điều tra vụ án hoặc kết thúc việc xác minh, Điều tra viên được phân công là tổ trưởng có trách nhiệm lập danh mục, sắp xếp hồ sơ lưu bàn giao cho phòng Tham mưu tổng hợp (Phòng 1).
Điều 24: Kỷ luật lao động
1 - Cán bộ công chức Cục điều tra chấp hành nghiêm túc các quy định của Bộ luật lao động, Pháp lệnh về cán bộ công chức, Nội quy cơ quan.
2 - Cán bộ viên chức khi nghỉ 1/2 ngày làm việc thì báo cáo phụ trách phòng, nghỉ 1 ngày phải báo cáo Phó Cục trưởng, nghỉ 2 ngày trở lên phải báo cáo Cục trưởng.
Chương IX
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 25: Hiệu lực thi hành
Quy chế này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ký quyết định ban hành, và thay thế Quy chế chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục điều tra số 04/ĐT ngày 14/9/1992; Quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Điều tra viên và nhân viên nghiệp vụ ban hành theo Quyết định số 56/QĐ ĐT ngày 19/9/2000 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Cục trưởng Cục Điều tra, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy chế này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung thì báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét quyết định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.