TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 655/QĐ-TLĐ | Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO VIÊN CÔNG ĐOÀN CẤP TỔNG LIÊN ĐOÀN
ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Căn cứ Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
- Căn cứ Chỉ thị số 17 – CT/ TW ngày 15 tháng 10 năm 2007 của Ban Chấp hành Trung ương về “ Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới”;
- Xét đề nghị của Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành Quy chế hoạt động báo cáo viên Công đoàn cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, Ban Tuyên giáo và các Ban của Tổng Liên đoàn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH |
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG
BÁO CÁO VIÊN CÔNG ĐOÀN CẤP TỔNG LIÊN ĐOÀN
( Ban hành kèm theo Quyết định số 655/QĐ – TLĐ ngày 05 tháng 5 năm 2010 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn)
Điều1: Báo cáo viên cấp Tổng Liên đoàn.
Báo cáo viên cấp TLĐ là những cán bộ có kinh nghiệm trong công tác Tuyên giáo Công đoàn làm việc tại cơ quan Tổng Liên đoàn và những cán bộ Công đoàn chuyên trách được LĐLĐ tỉnh, thành phố, CĐ ngành TW, CĐ Tổng công ty trực thuộc TLĐ lựa chọn, giới thiệu, được Đoàn Chủ tịch TLĐ quyết định công nhận. Có chức năng tham mưu, giúp Thường trực Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền trong hệ thống Công đoàn và trong công nhân, viên chức, lao động.
Điều 2: Tiêu chuẩn báo cáo viên cấp TLĐ:
1. Có lập trường quan điểm đúng đắn, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với mục tiêu lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và Chỉ thị, Nghị quyết của Tổng Liên đoàn, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, đặc biệt là kỷ luật phát ngôn.
2. Có phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với nghề nghiệp, khiêm tốn học hỏi, gương mẫu về đạo đức và lối sống, có mối quan hệ gắn bó với cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ.
3. Có trình độ lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, nắm được nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lí luận nghiệp vụ công tác Công đoàn; đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
4. Có trình độ hiểu biết chung về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học…Có phương pháp sư phạm và nghiệp vụ tuyên truyền, nhất là tuyên truyền miệng.
5. Có khả năng tiếp nhận và xử lí thông tin. Có phương pháp vận động, thuyết phục và khả năng đối thoại với cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ.
Điều 3: Quyền và nhiệm vụ của báo cáo viên T LĐ.
1. Quyền:
Báo cáo viên TLĐ định kỳ được thông tin về tình hình trong nước, quốc tế, kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động Công đoàn, được cung cấp tài liệu phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ tuyên truyền; nghiệp vụ tuyên truyền và được cơ quan mời báo cáo, đặt viết bài trả thù lao theo chế độ quy định của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn.
2. Nhiệm vụ của báo cáo viên:
- Tuyên truyền các nội dung theo định hướng của Đảng và tổ chức Công đoàn.
- Thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn được phân công của cơ quan trực tiếp quản lý.
- Tham dự đầy đủ các cuộc sinh hoạt, hội họp, nghe báo cáo chuyên đề của đội ngũ báo cáo viên.
Điều 4: Hoạt động của báo cáo viên:
Hoạt động báo cáo viên công đoàn là một phương thức hoạt động của công tác tuyên truyền giáo dục, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, sự định hướng chuyên môn của Ban Tuyên giáo TLĐ.
Điều 5: Cơ quan giúp việc Đoàn Chủ tịch về hoạt động báo cáo viên:
Ban Tuyên giáo TLĐ là cơ quan tham mưu, chịu trách nhiệm trước Thường trực Đoàn Chủ tịch về xây dựng néi dung, tổ chức quản lí và điều hành hoạt động báo cáo viên bao gồm:
1. Đề xuất danh sách báo cáo viên, ( kể cả các đ/c không phải là cán bộ công đoàn ) để Đoàn Chủ tịch ra quyết định công nhận.
2. Chuẩn bị nội dung các cuộc sinh hoạt và làm việc của báo cáo viên Tổng Liên đoàn. Biên tập và phát hành các tài liệu dùng cho báo cáo viên.
3. Giúp Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn theo dõi, quản lý đội ngũ báo cáo viên.
Điều 6: Cấp thẻ báo cáo viên:
1. Thẻ báo cáo viên công đoàn là chứng chỉ hoạt động tuyên truyền miệng của báo cáo viên công đoàn, được cấp cho từng báo cáo viên. Thẻ báo cáo viên được thiết kế theo mẫu thống nhất trong hệ thống công đoàn và có thời hạn là 5 năm.
2. Ban tuyên giáo Tổng Liên đoàn được Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn uỷ quyền cấp thẻ báo cáo viên cho các báo cáo viên của Tổng Liên đoàn.
3. Cơ quan cấp thẻ báo cáo viên công đoàn được quyền thu hồi thẻ báo cáo viên đối với những trường hợp vi phạm mắc khuyết điểm theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Quy chế này.
Điều 7: Phương thức hoạt động của báo cáo viên:
1. Tuỳ theo nội dung công tác, báo cáo viên Tổng Liên đoàn được tổ chức sinh hoạt theo cụm hoặc khu vực do Thường trực Đoàn Chủ tịch quyết định.
2. Kinh phí tổ chức hoạt động của báo cáo viên do Ban Tuyên giáo đề xuất, Thường trực Đoàn Chủ tịch xem xét quyết định theo quy định chung.
Điều 8: Khen thưởng kỉ luật.
1. Căn cứ hoạt động của báo cáo viên và kết quả chung trong công tác tuyên truyền miệng, hàng năm, cơ quan quản lí báo cáo viên đề nghị khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc theo quy định về thi đua khen thưởng của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.
2. Tùy theo mức độ vi phạm quy chế hoạt động, những thiếu sót, khuyết điểm của báo cáo viên cơ quan quản lý xóa tên khỏi danh sách báo cáo viên và thu hồi thẻ báo cáo viên, đề nghị hình thức kỷ luật theo quy định Luật cán bộ công chức và Điều lệ công đoàn Việt Nam.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.