THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 65/2003/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 65/2003/QĐ-TTG NGÀY 22 THÁNG 4 NĂM 2003 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN TỔNG THỂ SẮP XẾP, ĐỔI MỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRỰC THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2005
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước và Tổng công ty nhà nước;
Xét đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ý kiến của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ và kết luận của Hội đồng thẩm định tại cuộc họp ngày 20 tháng 02 năm 2003,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2005 như phụ lục kèm theo.
Điều 2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước trực thuộc theo đúng nội dung và tiến độ đã được duyệt. Trường hợp điều chỉnh, bổ sung phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 3. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, địa phương liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc thực hiện Phương án này.
Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp chịu trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn và theo dõi việc thực hiện Phương án này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Nguyễn Tấn Dũng (Đã ký) |
PHỤ LỤC
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRỰC THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỰC HIỆN SẮP XẾP, ĐỔI MỚI ĐẾN NĂM 2005
(Ban hành kèm theo Quyết định số 65/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ)
I. NHỮNG DOANH NGHIỆP ĐỘC LẬP TRỰC THUỘC BỘ MÀ NHÀ NƯỚC TIẾP TỤC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ ĐẾN NĂM 2005:
1. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích giữ nguyên như hiện có:
- Công ty Khai thác công trình thủy lợi Dầu Tiếng.
- Công ty Khai thác công trình thủy lợi Bắc - Nam - Hà.
- Công ty Khai thác công trình thủy lợi Bắc - Hưng - Hải.
2. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh:
a) Giữ nguyên pháp nhân:
- Nhà Xuất bản Nông nghiệp.
- Công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi I.
b) Chuyển thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
- Công ty Thuốc thú y Trung ương 2.
II. SẮP XẾP CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC:
1. Những Tổng công ty tiếp tục duy trì là Tổng công ty nhà nước:
a) Tổng công ty 91 thuộc ngành nông nghiệp - phát triển nông thôn:
- Tổng công ty Lương thực miền Bắc,
- Tổng công ty Lương thực miền Nam,
- Tổng công ty Cao su Việt Nam,
- Tổng công ty Cà phê Việt Nam.
b) Tổng công ty 90 trực thuộc Bộ:
- Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam.
- Tổng công ty Muối.
- Tổng công ty Xây dựng nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tổng công ty Xây dựng 4.
- Tổng công ty Vật tư nông nghiệp.
2. Tổ chức lại các Tổng công ty:
a) Sáp nhập Tổng công ty Xây dựng - Thủy lợi I và Tổng công ty Cơ điện nông nghiệp và Thủy lợi thành Tổng công ty Cơ điện - Xây dựng nông nghiệp và Thủy lợi.
b) Sáp nhập Tổng công ty Xuất nhập khẩu nông sản và Thực phẩm chế biến và Tổng công ty Rau quả Việt Nam thành Tổng công ty Rau quả, nông sản hoạt động theo mô hình tổ chức Công ty mẹ - Công ty con.
c) Tổ chức lại Tổng công ty Chè Việt Nam thành Tổng công ty Chè hoạt động theo mô hình tổ chức Công ty mẹ - Công ty con.
d) Tổ chức lại Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam thành Tổng công ty Chăn nuôi hoạt động theo mô hình tổ chức Công ty mẹ - Công ty con.
đ) Tạm thời giữ nguyên Tổng công ty Mía đường I, Tổng công ty Mía đường II để thực hiện việc cơ cấu lại tình hình tài chính và chuyển đổi sở hữu của tất cả các doanh nghiệp thành viên trước khi tổ chức lại 2 Tổng công ty này.
e) Tạm thời giữ Tổng công ty Dâu tằm tơ Việt Nam để tiến hành giải quyết dứt điểm về tài chính của toàn Tổng công ty trước khi chuyển giao cho Tổng công ty Dệt - May Việt Nam. Yêu cầu các Bộ, ngành chức năng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương xử lý những tồn tại về đầu tư - tài chính của Tổng công ty này.
III. LỘ TRÌNH SẮP XẾP DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC:
1. Doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Năm 2002 - 2003:
a) Doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa, trong đó Nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ:
- Công ty Giống cây trồng lâm nghiệp Trung ương.
- Công ty Thi công Cơ giới thủy đầu tư và Xây dựng.
- Công ty Xây dựng 47.
- Công ty Xây dựng dịch vụ và Hợp tác lao động.
- Công ty Vật tư bảo vệ thực vật II.
- Công ty Đường Quảng Ngãi.
b) Doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa, trong đó Nhà nước giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc không nắm giữ cổ phần:
- Công ty Xây dựng và Thiết kế số 1.
- Công ty Khai thác nước ngầm I.
- Công ty In nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.
- Công ty Giống cây trồng Trung ương I.
c) Doanh nghiệp nhà nước cơ cấu lại tài chính để chuyển đổi sở hữu (cổ phần hóa, giao, bán, giải thể, phá sản) thực hiện từ năm 2002 - 2003 đến hết năm 2004:
- Công ty Tiếp thị - Đầu tư nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Công ty Tư vấn xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Năm 2004:
a) Doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa, trong đó Nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ:
- Công ty Vật tư bảo vệ thực vật I.
- Công ty Giám định và Khử trùng FCC.
- Công ty Giám định cà phê và Hàng hóa nông sản xuất khẩu.
- Công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi II.
b) Doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa, trong đó Nhà nước giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc không nắm giữ cổ phần:
- Công ty Nước ngầm 2.
- Công ty Xuất nhập khẩu ngũ cốc.
- Công ty Ong Trung ương.
- Nhà máy In Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam:
Doanh nghiệp mà Nhà nước tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ đến năm 2005.
- Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình.
- Công ty Lâm, nông nghiệp Đông Bắc.
- Lâm trường Ba Tơ.
- Công ty Lâm nghiệp La Ngà.
- Công ty Ván dăm Thái Nguyên.
- Công ty MDF Gia Lai.
- Công ty Công nghiệp rừng Tây Nguyên.
- Công ty Kon Hà Nừng.
- Công ty Gia Nghĩa.
- Công ty Sản xuất và Xuất nhập khẩu lâm sản Sài Gòn.
Năm 2002 - 2003:
a) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, trong đó Nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ:
- Xí nghiệp Chế biến gỗ Cẩm Hà.
- Xí nghiệp Chế biến gỗ xuất khẩu An Bình.
- Xí nghiệp Chế biến gỗ xuất khẩu Long Bình.
b) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, trong đó Nhà nước giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc không nắm giữ cổ phần:
- Công ty Lâm nghiệp miền Đông.
- Công ty Xuất nhập khẩu lâm, nông sản Sài Gòn.
- Nhà máy cơ khí lâm nghiệp Sài Gòn.
- Công ty Mây tre Hà Nội.
- Công ty Lâm nghiệp đường 9.
- Công ty Tôn Việt - úc.
- Công ty Gỗ lạng Buôn Ma Thuột.
c) Doanh nghiệp nhà nước cơ cấu lại tài chính để chuyển đổi sở hữu (cổ phần hóa, giao, bán, giải thể, phá sản) thực hiện từ năm 2002 - 2003 đến hết năm 2004:
- Công ty Chế biến lâm sản Trung Văn.
- Công ty Sản xuất và Xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội.
- Công ty Lâm đặc sản Hà Nội.
- Công ty Chế biến ván nhân tạo.
- Công ty Sản xuất kinh doanh lâm đặc sản và Dịch vụ xuất nhập khẩu Hà Tĩnh.
- Công ty Lâm nghiệp Nguyễn Huệ.
- Công ty Nông, lâm nghiệp miền Tây.
d) Sáp nhập doanh nghiệp:
- Sáp nhập Công ty Vận tải và Kinh doanh lâm sản Việt Trì vào Công ty Ván dăm Thái Nguyên.
- Sáp nhập Công ty Công nghệ thiết kế và Chế biến lâm sản vào Công ty Lâm, nông nghiệp Đông Bắc.
đ) Hạ cấp hạch toán:
- Chuyển Công ty Du lịch lâm nghiệp và Dịch vụ (doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập) thành doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam.
Năm 2004:
a) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, trong đó Nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ:
- Công ty Khai thác chế biến lâm, nông sản Easúp
b) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, trong đó Nhà nước giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc không nắm giữ cổ phần:
- Công ty Chế biến và Kinh doanh lâm sản Vinh,
- Công ty Thương mại lâm sản Hà Nội,
- Công ty Lâm nghiệp 19,
- Công ty Xuất nhập khẩu lâm sản Nha Trang.
3. Tổng công ty Muối:
Doanh nghiệp mà Nhà nước tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ đến năm 2005:
- Công ty Muối Nam Định,
- Công ty Muối miền Trung,
- Công ty Muối miền Nam,
- Công ty Muối Bạc Liêu,
- Công ty Muối Nghệ An.
Năm 2002 - 2003:
a) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, trong đó Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ:
- Công ty Muối Hà Tĩnh.
b) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, trong đó Nhà nước nắm dưới 50% vốn điều lệ hoặc không nắm giữ cổ phần:
- Công ty Thực phẩm Thái Bình.
Năm 2004:
Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, trong đó Nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ:
- Công ty Muối Thanh Hoá,
- Công ty Muối Hải Phòng.
4. Tổng công ty Xây dựng nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Doanh nghiệp kinh doanh mà Nhà nước tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ đến năm 2005:
- Công ty Xây lắp - Vật tư xây dựng 6 đổi tên thành: Công ty Xây dựng và Phát triển nông thôn 2.
- Công ty Thi công cơ giới đổi tên thành: Công ty Xây dựng và Phát triển nông thôn 3.
- Sáp nhập Công ty Xây lắp và Vật tư xây dựng 4 vào Công ty Xây lắp 1, đổi tên thành: Công ty Xây dựng và Phát triển nông thôn 4.
- Sáp nhập Công ty Xây dựng và Chuyển giao kỹ thuật và Công ty Xây lắp và Vật tư xây dựng 5, đổi tên thành: Công ty Xây dựng và Phát triển nông thôn 5.
Năm 2002 - 2003:
a) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, trong đó Nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ.
- Công ty Xây dựng và Phát triển nông thôn 6,
- Công ty Vật liệu xây dựng và Xây lắp.
b) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, trong đó Nhà nước giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc không nắm giữ cổ phần:
- Công ty Xây dựng và Phát triển nông thôn 1,
- Công ty Xây lắp và Vật tư xây dựng 1,
- Công ty Xây dựng và Phát triển nông thôn 8,
- Công ty Xây dựng và Phát triển nông thôn 10.
c) Doanh nghiệp cơ cấu lại tài chính để chuyển đổi sở hữu (cổ phần hoá, giao, bán, phá sản) thực hiện từ năm 2002 - 2003 đến hết năm 2004:
- Công ty Xây lắp và Vật tư xây dựng 8,
- Công ty Xây dựng và Phát triển nông thôn 7.
Năm 2004:
a) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, trong đó Nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ:
- Công ty Xây lắp và Vật tư xây dựng,
- Công ty Xây dựng và Phát triển nông thôn,
- Công ty Xây dựng và Phát triển nông thôn 9,
- Công ty Xây lắp và Vật tư xây dựng 3.
b) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, trong đó Nhà nước giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc không nắm giữ cổ phần:
- Công ty Xây lắp và Tư vấn đầu tư công nghiệp thực phẩm,
- Công ty Xây lắp và Vật tư xây dựng 7,
- Công ty Xây lắp 6,
- Công ty Xây lắp và Vật tư xây dựng 2.
5. Tổng công ty Xây dựng 4:
Doanh nghiệp mà Nhà nước tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ đến năm 2005:
- Công ty Xây dựng 41,
- Công ty Xây dựng 44.
Năm 2002 - 2003:
a) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, trong đó Nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ:
- Công ty Xây dựng 46,
- Công ty Xây dựng 43.
b) Doanh nghiệp cơ cấu lại tài chính để chuyển đổi sở hữu (cổ phần hoá giao, bán, giải thể, phá sản) thực hiện từ năm 2002 - 2003 đến hết năm 2004:
- Công ty Xây dựng 45.
Năm 2004:
Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, trong đó Nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ:
- Công ty Xây dựng 48.
6. Tổng công ty Vật tư nông nghiệp:
Doanh nghiệp mà Nhà nước tiếp tục nắm 100% vốn điều lệ đến năm 2005:
- Công ty Vật tư nông nghiệp II,
- Công ty Vật tư nông nghiệp I - Hải Phòng,
- Công ty Vật tư nông sản.
Năm 2002 - 2003:
a) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, trong đó Nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ:
- Công ty Vật tư nông nghiệp III
(trong đó thực hiện theo 2 bước để tách thành 2 Công ty cổ phần như đề nghị của doanh nghiệp).
b) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, trong đó Nhà nước giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc không nắm giữ cổ phần:
- Công ty Vật tư nông nghiệp Pháp Vân,
- Công ty Vật tư hàng hóa và Vận tải,
- Công ty Vận tải và Kinh doanh nông sản.
Năm 2004:
Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, trong đó Nhà nước giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc không giữ cổ phần:
- Công ty Vật tư nông nghiệp Sông Hồng.
7. Tổng công ty Cơ điện - Xây dựng nông nghiệp và Thủy lợi:
Doanh nghiệp mà Nhà nước tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ đến năm 2005:
- Công ty Xây dựng Nam Sông Hồng,
- Công ty Cơ điện nông nghiệp III.
Năm 2002 - 2003:
a) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, trong đó Nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ:
- Công ty Xây dựng thủy lợi 26,
- Công ty Xây dựng thủy lợi 25,
- Công ty Xây dựng thủy lợi 27,
- Công ty Thiết bị phụ tùng cơ điện nông nghiệp.
b) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, trong đó Nhà nước giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc không giữ cổ phần:
- Công ty Cơ điện nông nghiệp thủy lợi 18,
- Công ty Tàu cuốc và Xây dựng.
c) Doanh nghiệp thực hiện cơ cấu tài chính để chuyển đổi sở hữu (cổ phần hoá, giao, bán, giải thể) thực hiện từ năm 2002 - 2003 đến hết năm 2004:
- Công ty Cơ điện nông nghiệp 1.
d) Hạ cấp hạch toán:
- Chuyển Công ty Cơ điện nông nghiệp và Thủy lợi 4 (doanh nghiệp hạch toán độc lập) thành doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Cơ điện - Xây dựng nông nghiệp và Thủy lợi.
đ) Sáp nhập doanh nghiệp:
- Sáp nhập Công ty Cơ điện nông nghiệp thủy lợi 9 vào Công ty Cơ điện nông nghiệp III.
- Sáp nhập Công ty Cơ điện nông nghiệp 6, Công ty Cơ điện nông nghiệp và Thủy lợi 7, Công ty Cơ điện nông nghiệp và Thủy lợi 10 vào Công ty Cơ điện và Phát triển nông thôn để cổ phần hóa.
Năm 2004:
Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, trong đó Nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ:
- Công ty Xây dựng thủy lợi I,
- Công ty Xây dựng thủy lợi 24,
- Công ty Tư vấn và Đầu tư kỹ thuật cơ điện,
- Công ty Thiết bị vật tư nông sản,
- Công ty Cơ điện và Phát triển nông thôn,
- Công ty Cơ khí công trình thủy 276.
8. Tổng công ty Rau quả - Nông sản:
Năm 2002 - 2003:
a) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, trong đó Nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ:
- Công ty Xuất nhập khẩu rau quả III,
- Công ty Thực phẩm xuất khẩu Tân Bình,
- Công ty Thực phẩm chế biến xuất khẩu Quảng Ngãi,
- Công ty Thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang.
b) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, trong đó Nhà nước giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc không giữ cổ phần:
- Công ty Đầu tư xuất nhập khẩu nông, lâm sản chế biến,
- Công ty Xuất nhập khẩu rau quả I,
- Công ty Vật tư và Xuất nhập khẩu,
- Công ty Xuất nhập khẩu và Dịch vụ vật tư kỹ thuật.
c) Cơ cấu lại tài chính để chuyển đổi sở hữu (cổ phần hóa, giao, bán, giải thể, phá sản) thực hiện từ năm 2002 - 2003 đến hết năm 2004:
- Nhà máy Thực phẩm xuất khẩu Nam Hà.
Năm 2004:
a) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, trong đó Nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ:
- Công ty Giống rau quả,
- Công ty Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao,
- Công ty Rau quả Hà Tĩnh,
- Công ty Chế biến thực phẩm xuất khẩu Kiên Giang,
- Công ty Xuất nhập khẩu nông sản, thực phẩm 3,
- Công ty Xuất nhập khẩu nông sản, thực phẩm Hà Nội.
b) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, trong đó Nhà nước giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc không nắm giữ cổ phần:
- Công ty Xuất nhập khẩu rau quả II,
- Công ty Giao nhận và Xuất nhập khẩu Hải Phòng,
- Công ty Xuất nhập khẩu rau quả Thanh Hoá,
- Công ty Vận tải và Đại lý vận tải,
- Công ty Xuất nhập khẩu nông sản và Thực phẩm chế biến Đà Nẵng,
- Công ty Rau quả Sa Pa.
9. Tổng công ty Chè:
Doanh nghiệp mà Nhà nước tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ đến năm 2005:
- Công ty Chè Mộc Châu,
- Công ty Chè Sông Cầu,
- Công ty Chè Long Phú.
Năm 2004:
Doanh nghiệp cổ phần hóa, trong đó Nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ:
- Công ty Xây lắp vật tư kỹ thuật.
10. Tổng công ty Chăn nuôi:
Năm 2002 - 2003:
a) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, trong đó Nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ:
- Công ty Kỹ thuật truyền giống gia súc Trung ương,
- Công ty Giống lợn miền Bắc,
- Công ty Giống bò sữa Lâm Đồng,
- Xí nghiệp Gà giống thịt dòng thuần Tam Đảo,
- Công ty Vật tư và Giống gia súc,
- Công ty Giống bò sữa Mộc Châu,
- Công ty Giống gia cầm miền Nam,
- Công ty Phát triển và Xuất nhập khẩu Gia Cầm,
- Xí nghiệp Gà giống Châu Thành,
- Xí nghiệp Giống gia cầm Cẩm Bình,
- Công ty Giống gia cầm Lương Mỹ,
- Công ty Chăn nuôi miền Trung.
b) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, trong đó Nhà nước giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc không nắm giữ cổ phần:
- Công ty Xuất nhập khẩu súc sản và Gia cầm 1,
- Công ty Chế biến sản phẩm chăn nuôi Hà Nội,
- Công ty Chăn nuôi, chế biến xuất nhập khẩu.
c) Hạ cấp hạch toán sắp xếp lại: chuyển các Công ty:
- Xuất nhập khẩu súc sản và Gia cầm Hải Phòng,
- Trung tâm Kỹ thuật lợn giống Trung ương,
- Công ty Giống vật nuôi và Cây trồng Đồng Giao.
Là doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập thành doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Chăn nuôi.
d) Những doanh nghiệp cơ cấu lại tình hình tài chính để chuyển đổi sở hữu (cổ phần hóa, giao, bán, giải thể, phá sản) thực hiện từ năm 2002 - 2003 đến hết năm 2004:
- Xí nghiệp Chế biến súc sản xuất khẩu Hải Phòng,
- Công ty Giống Thủy Cầm Trung ương,
- Xí nghiệp Thực phẩm xuất khẩu Hải Phòng,
- Xí nghiệp Giống gia cầm Quảng Ninh.
Năm 2004:
a) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, trong đó Nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ:
- Xí nghiệp Gà giống trứng dòng thuần Ba Vì,
- Công ty Giống bò thịt, sữa Yên Phú,
- Nông trường bò giống miền Trung,
- Nông trường hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ,
- Nông trường Đông Triều.
b) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, trong đó Nhà nước giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc không nắm giữ cổ phần:
- Công ty Thức ăn chăn nuôi Trung ương.
11. Tổng công ty Mía đường I:
Năm 2002 - 2003:
a) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, trong đó Nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ:
- Công ty Bánh kẹo Hải Châu,
- Công ty Thực phẩm Vạn Điểm,
- Công ty Chế biến thực phẩm Vĩnh Hà.
b) Những doanh nghiệp cơ cấu lại tình hình tài chính để chuyển đổi sở hữu (cổ phần hóa, giao, bán, giải thể, phá sản) thực hiện từ năm 2002 - 2003 đến hết năm 2004:
- Công ty Đường Nông Cống,
- Công ty Đường Sơn Dương,
- Công ty Mía đường Trà Vinh,
- Công ty Đường Quảng Bình,
- Công ty Đường Rượu - Bia Việt Trì,
- Công ty Tư vấn và Đầu tư mía đường.
Năm 2004:
Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, trong đó Nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ:
- Công ty Kỹ nghệ thực phẩm 19/5.
12. Tổng công ty Mía đường II:
Năm 2002 - 2003:
a) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, trong đó Nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ:
- Công ty Đường Tuy Hoà.
b) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, trong đó Nhà nước giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc không nắm giữ cổ phần:
- Công ty cơ khí thực phẩm Biên Hoà.
c) Doanh nghiệp cơ cấu lại tài chính để chuyển đổi sở hữu (cổ phần hoá, giao, bán, giải thể, phá sản) thực hiện từ năm 2002 - 2003 đến hết năm 2004:
- Công ty Đường Khánh Hội,
- Công ty Đường Bình Dương,
- Công ty Mía đường Quảng Nam.
13. Tổng công ty Dâu tằm tơ:
Toàn Tổng công ty và từng doanh nghiệp thành viên tiến hành xử lý dứt điểm về tài chính, tạm thời giữ nguyên để chuyển giao Tổng công ty Dệt - May Việt Nam tiếp nhận và tổ chức lại.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.