ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6485/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 12 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;
Căn cứ Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
Căn cứ Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy định chính sách khuyến khích áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 3178/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 1494/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt “Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”;
Căn cứ Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 37/2015/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại - Đầu tư - Du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2425/TTr-SNN ngày 05 tháng 10 năm 2015 về việc ban hành Chương trình phát triển sản xuất, phân phối và tiêu thụ nông sản theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Chương trình phát triển sản xuất, phân phối và tiêu thụ nông sản theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC), Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện, Chủ tịch Hội Nông dân Thành phố, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Thủ trưởng các Hiệp hội ngành nghề liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
PHÁT
TRIỂN SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN THEO QUY TRÌNH THỰC HÀNH SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP TỐT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 6485/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm
2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt bao gồm: VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi và các tiêu chuẩn GAP khác (GlobalGAP, ASEAN GAP, EurepGAP...), tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho áp dụng.
Trong phạm vi chương trình này, nông sản theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt chủ yếu là nói đến nông sản được sản xuất theo quy trình VietGAP.
Cơ sở sản xuất là doanh nghiệp; hợp tác xã, tổ hợp tác, hiệp hội (cơ sở sản xuất nhiều thành viên hoặc nhóm hộ sản xuất); trang trại, hộ gia đình (cơ sở sản xuất một thành viên hoặc hộ sản xuất) sản xuất/sơ chế sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi theo VietGAP;
Chứng nhận VietGAP là hoạt động đánh giá, xác nhận của tổ chức chứng nhận VietGAP đối với sản phẩm được sản xuất và/hoặc sơ chế (sản xuất/sơ chế) phù hợp với VietGAP;
Đánh giá nội bộ là quá trình tự đánh giá của cơ sở sản xuất một cách có hệ thống, độc lập và được lập thành văn bản làm bằng chứng để xác định mức độ thực hiện và duy trì sự phù hợp với VietGAP trong quá trình sản xuất/sơ chế sản phẩm của cơ sở sản xuất;
Mẫu điển hình của sản phẩm là mẫu đại diện cho một kiểu, loại cụ thể của sản phẩm được sản xuất/ sơ chế theo cùng một quy trình, trong cùng một điều kiện và sử dụng cùng loại nguyên vật liệu.
(Chi tiết được Quy định tại Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt).
II. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT TIÊU THỤ NÔNG SẢN THEO VIETGAP
1. Hiện trạng
1.1. Trồng trọt:
a) Cây rau quả:
Tính đến cuối năm 2014, diện tích canh tác đạt 3.500 ha, tương ứng với diện tích gieo trồng 15.200 ha. Trong đó, diện tích gieo trồng rau an toàn đạt 14.896 ha và diện tích đạt chứng nhận VietGAP còn hạn là 136,86 ha, tương đương với 962 ha diện tích gieo trồng, sản lượng đạt 14.270,8 tấn/năm, chiếm 3,926% diện tích rau an toàn. Các vùng sản xuất rau tại các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn tập trung chủ yếu ở các xã Nhuận Đức, Bình Mỹ, Trung Lập Thượng, Trung Lập Hạ, Phước Thạnh, Thái Mỹ, Tân Thông Hội, Tân Phú Trung, Phước Vĩnh An, Tân Thạnh Đông (Củ Chi); Tân Nhựt, Hưng Long, Bình Lợi, Tân Quý Tây, Quy Đức (Bình Chánh); Xuân Thới Sơn, Thới Tam Thôn, Nhị Bình (Hóc Môn).
b) Cây ăn trái:
Diện tích cây ăn trái trên địa bàn Thành phố đạt khoảng 10.000 ha, tập trung tại các xã dọc sông Sài Gòn huyện Củ Chi, Hóc Môn, các xã huyện Bình Chánh, Cần Giờ và xen cài trong các khu dân cư nông thôn. Chủng loại cây ăn trái chủ yếu bao gồm: xoài cát Hòa Lộc, bưởi đường, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, ổi, nhãn. Trong đó, có 21,82 ha diện tích được chứng nhận VietGAP bao gồm các sản phẩm xoài cát Hòa Lộc (Cần Giờ) và ổi, chôm chôm, măng cụt (Củ Chi), chiếm 0,22% diện tích cây ăn quả.
1.2. Chăn nuôi:
a) Bò sữa:
Tổng đàn bò sữa năm 2014 của Thành phố đạt 99.600 con. Để chuẩn bị cho công tác triển khai thực hiện quy trình chăn nuôi theo VietGAP, Thành phố tiếp tục đẩy mạnh chứng nhận an toàn dịch bệnh trên nhóm sản phẩm bò sữa. Trong năm 2014, Sở Nông nghiệp đã chứng nhận thêm 15 cơ sở tăng 166% so với năm 2013; với tổng đàn 3.556 con chiếm khoảng 3,6% tổng đàn sữa của Thành phố. Các hộ chăn nuôi bò sữa đạt chứng nhận trang trại an toàn cung cấp khoảng 28.448 kg/ngày chiếm khoảng 2,5% sản lượng sữa của toàn Thành phố.
b) Heo:
Tổng đàn heo năm 2014 của Thành phố đạt 335.000 con. Trong đó, có 420 cơ sở chăn nuôi đã được cấp chứng nhận chăn nuôi an toàn theo VietGAP với tổng đàn ước tính khoảng 53.500 con chiếm 13,5% tổng đàn heo Thành phố. Các hộ chăn nuôi heo VietGAP cung cấp 5.580 con/tháng tương đương 16,4% sản lượng heo thịt của Thành phố trong năm. Trong thời gian tới, số lượng này sẽ tăng lên khi các hộ dân tại huyện Củ Chi và Hóc Môn tham gia dự án “Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm” được đánh giá chứng nhận. Vùng chăn nuôi đạt chứng nhận VietGAP tập trung tại các xã ở Tân Thạnh Đông, An Phú, Phú Hòa Đông, Phạm Văn Cội, Nhuận Đức, Thái Mỹ, An Nhơn Tây, Trung Lập Hạ của huyện Củ Chi và Xuân Thới Thượng của huyện Hóc Môn.
1.3. Thủy sản:
Thành phố Hồ Chí Minh phát triển ngành nuôi trồng thủy sản với diện tích 10.200 ha; sản lượng khai thác ước tính khoảng 36.700 tấn/năm. Sản phẩm nuôi trồng thủy sản chủ yếu là tôm và tập trung tại huyện Cần Giờ. Một số vùng nuôi cá dọc Kênh Đông đang phát triển. Nhằm từng bước hoàn chỉnh các mô hình sản xuất tiến tới chứng nhận VietGAP, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai xây dựng chuỗi sản phẩm tôm đảm bảo an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ cho các hộ nuôi trồng tại huyện Cần Giờ với diện tích 373,2 ha ước tính sản lượng 90 tấn/năm.
3. Tình hình tổ chức sản xuất
3.1. Sản xuất rau quả:
- Quy mô hộ gia đình: 5.500 hộ gia đình, trong đó quy mô nhỏ hơn 0,1 ha: 1.980 hộ (36%); quy mô trên 0,1 ha đến 0,5 ha: 3.080 hộ (56%); quy mô lớn hơn 0,5 ha đến 1 ha: 275 hộ (5%) và trên 1 ha: 165 hộ (3%).
- Tổ hợp tác: 37 Tổ hợp tác và 01 liên tổ sản xuất rau.
- Hợp tác xã: 8 hợp tác xã đang hoạt động, với 200 hộ gia đình, cung cấp cho 305 đơn vị cung cấp. Lượng cung cấp: 50 tấn/ngày.
- Công ty sản xuất, kinh doanh rau củ quả: 55 công ty, doanh nghiệp. Chủ yếu liên kết sản xuất với các tỉnh thành, đầu mối phân phối xuất khẩu nông sản trên địa bàn Thành phố.
3.2. Chăn nuôi:
VietGAP trong chăn nuôi đang hình thành, một số đơn vị chăn nuôi có quy mô ổn định và vận dụng quy trình sản xuất tiến bộ. Đến nay, HTX chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong đã xây dựng thành công 8 trại nuôi heo đạt VietGAP. Tổng đàn heo của HTX đạt 3.000 con heo nái, 20.000 con heo thịt với số lượng tiêu thụ hàng tháng đạt khoảng 4.500 con, kênh tiêu thụ chủ yếu là Vissan (50%) và thương lái (50%). Riêng dự án Lisap có 848 hộ tham gia, trong đó có 646 hộ chăn nuôi đạt chứng nhận VietGAP, với tổng đàn khoảng 33.464 con.
4. Hệ thống phân phối và cung ứng hàng hóa
4.1. Chợ đầu mối và hệ thống các siêu thị:
a) Hệ thống chợ: có 240 chợ các loại, trong đó có 14 chợ hạng I, 43 chợ hạng II, 183 chợ hạng III, 3 chợ đầu mối bán buôn hàng nông sản và chợ tạm (49 chợ tạm).
b) Hệ thống siêu thị: có 178 siêu thị với diện tích chiếm đất là 716.808 m2. Trong số đó, có 90 siêu thị tổng hợp (chiếm 50,6%) và 88 siêu thị chuyên doanh (chiếm 49,4%). Địa bàn có số lượng siêu thị nhiều nhất là quận 7 với 18 siêu thị, sau đó là quận 1 với 16 siêu thị, quận Tân Bình và Gò Vấp đều có 15 siêu thị, quận Tân Phú và Bình Thạnh đều có 13 siêu thị và quận Thủ Đức có 10 siêu thị.
c) Hệ thống trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm: Trên địa bàn hiện có 38 trung tâm thương mại.
d) Hệ thống cửa hàng thương mại, cửa hàng tiện lợi và đường phố thương mại: Ngoài hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ như: chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, hiện nay còn có loại hình phát triển khá mạnh đó là hệ thống cửa hàng tiện lợi. Loại hình này đang phát triển phổ biến vào các khu dân cư, đường phố, các khu chung cư, các khu đô thị mới, khu công nghiệp, các khu vực xa trung tâm. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có trên 251 cửa hàng tiện lợi tập trung vào các chuỗi như: Co.opFood, SatraFood, Foodcomart, Vissan, G7 mart, Minimart, Citimart, Shop & Go, Family, Selecmart.
5. Khả năng cung ứng các sản phẩm rau củ quả
Lượng tiêu thụ rau mỗi ngày tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn Thành phố là hơn 217 tấn, gồm 119 tấn rau thường và hơn 98 tấn rau VietGAP. Trong đó, các đơn vị sản xuất rau của Thành phố cung ứng khoảng 23-25% tổng sản lượng. Lượng nhập rau - củ - quả tại 03 chợ đầu mối (Hóc Môn, Thủ Đức và Bình Điền) bình quân trên 6.000 tấn/ngày.
6. Kênh tiêu thụ rau củ quả (từ người sản xuất)
- Tiêu thụ qua tiểu thương: chiếm tỷ lệ 42,2%, mua trực tiếp tại ruộng sau đó vận chuyển đến các chợ đầu mối hoặc tự bán tại chợ đầu mối; chất lượng sản phẩm theo hiện có của nhà sản xuất (có gì mua đó). Giá bán sản phẩm theo giá thị trường trong ngày, người sản xuất không chủ động giá bán.
- Tiêu thụ qua hợp tác xã, doanh nghiệp: chiếm tỷ lệ 27,3%. Yêu cầu chất lượng sản phẩm: được chứng nhận VietGAP hay sản xuất theo VietGAP.
- Tiêu thụ qua chợ đầu mối: chiếm tỷ lệ 19,1%. Có 2 hình thức: Ký gửi hàng hóa: tiểu thương chợ đầu mối làm trung gian bán hàng, sản phẩm được ký gửi ở sạp đến khi bán được hàng. Tự bán hàng tại chợ đầu mối: các hộ sản xuất tự mang hàng ra chợ đầu mối bán cho các thương lái tại chợ đầu mối/chợ lẻ.
- Tiêu thụ qua Chợ lẻ/cửa hàng: chiếm tỷ lệ 10,4%. Người sản xuất mang hàng ra chợ lẻ bán cho các tiểu thương tại chợ.
- Bán trực tiếp cho người tiêu dùng: chiếm tỷ lệ nhỏ, khoảng 1% sản lượng sản xuất.
1. Về hỗ trợ sản xuất
1.1. Về hỗ trợ tập huấn, đào tạo kỹ thuật sản xuất, xây dựng các mô hình trình diễn: hàng năm các đơn vị như Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiến hành các lớp tập huấn về kỹ thuật, quy trình chứng nhận VietGAP cho người sản xuất. Các đơn vị Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Bảo vệ thực vật hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diện. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân các huyện - quận có sản xuất nông nghiệp đã tiến hành đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
1.2. Về hỗ trợ cấp giấy chứng nhận VietGAP: Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã và đang thực hiện hỗ trợ đánh giá và cấp giấy chứng nhận VietGAP cho các cá nhân, tổ chức đăng ký sản xuất theo thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP).
Tích lũy tiến đến nay (6 tháng đầu năm 2015), tổng số đơn vị sản xuất rau, quả trên địa bàn Thành phố đã được chứng nhận VietGAP là 681 tổ chức, cá nhân (bao gồm xã viên 07 HTX và Tổ hợp tác: HTX Ngã 3 Giòng, HTX Phú Lộc, HTX Thỏ Việt, HTX Phước An, HTX Nhuận Đức, HTX Nông nghiệp Xanh và Tổ cây ăn trái Trung An; 10 công ty và các nông hộ), với tổng diện tích 337,73 ha; tương đương 1.769,57 ha diện tích gieo trồng; sản lượng dự kiến 39.852,33 tấn/năm.
1.3. Về chính sách hỗ trợ lãi vay để đầu tư phát triển sản xuất: đối với với việc sản xuất theo các tiêu chuẩn GAP được hỗ trợ 100% lãi vay theo quy định tại Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố. Trong đó, việc đầu tư xây dựng cơ bản: nhà lưới, nhà kính, máy móc thiết bị,... có thời gian hỗ trợ lãi vay tối đa 05 năm, chi phí vốn lưu động có thời gian hỗ trợ tối đa 01 năm. Bên cạnh đó, Thành phố cần có nhiều cơ chế chính sách khác, như vay vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân, Phụ nữ, Liên minh Hợp tác xã, Quỹ xóa đói giảm nghèo,...
1.4. Chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất: Thành phố đã ban hành nhiều cơ chế chính sách để hỗ trợ phát triển kinh tế Hợp tác xã, như: hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu cho các hợp tác xã theo Quyết định số 5259/QĐ-UBND; hỗ trợ cho cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng có trình độ đại học về công tác tại các HTX theo Quyết định số 28/2013/QĐ-UBND.
1.5. Chính sách khuyến khích áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố): trong đó, đã quy định rõ một số chính sách hỗ trợ cụ thể như: hỗ trợ 100% kinh phí điều tra, khảo sát, phân tích mẫu đất, mẫu nước,... để xác định vùng đủ điều kiện sản xuất GAP; hỗ trợ đào tạo, tập huấn; thuê tổ chức chứng nhận; hỗ trợ từ 30 - 50% kinh phí đầu tư máy móc, thiết bị, chuồng trại, nhà sơ chế, chi phí lập báo cáo tác động môi trường.
2. Về công tác xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm
2.1. Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ thông qua hợp đồng:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức nhiều Hội nghị kết nối và tiêu thụ hàng nông sản theo hướng VietGAP, nhằm tạo cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc và xúc tiến ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản giữa các đơn vị sản xuất, cung ứng sản phẩm VietGAP. Điển hình, năm 2013, đã tổ chức kết nối cho 21 đơn vị sản xuất1 và 11 đơn vị phân phối, kinh doanh như hệ thống siêu thị, các chợ đầu mối, bếp ăn công nghiệp, bếp ăn tập thể, trường học. Tại hội nghị đã có 48 hợp đồng ghi nhớ (trong đó có 14 hợp đồng2 có sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP và 34 hợp đồng có sản phẩm theo quy trình an toàn) được ký kết giữa các bên.
Theo báo cáo của các Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Cơ sở sản xuất và tiêu thụ, trong 48 hợp đồng nguyên tắc đã có 22 hợp đồng kinh tế được ký kết và thực hiện giữa 8 đơn vị tiêu thụ với 14 đơn vị sản xuất với 8 loại sản phẩm là rau được chứng nhận VietGAP, nấm ăn được chứng nhận VietGAP, thịt heo được chứng nhận VietGAP, tôm thẻ chân trắng, thịt gia cầm, trứng gia cầm, bánh tráng, hoa lan và bún khô sản xuất theo quy trình an toàn.
Ước tính tổng sản lượng các sản phẩm VietGAP đã cung cấp qua các hợp đồng được ký kết khoảng: Rau: 736,78 tấn/tháng, tương đương 8.841,36 tấn/năm; nấm ăn: 500 kg/tháng, tương đương 6.000 kg/năm; thịt heo: 1.580 con/tháng (150,1 tấn/tháng), tương đương 18.960 con/năm (1.801,2 tấn/năm); tôm thẻ chân trắng: 1 - 2 tấn/tháng, tương đương 12 - 24 tấn/năm; thịt gia cầm: 60 tấn/tháng, tương đương 720 tấn/năm; trứng gia cầm: 700.000 quả/tháng, tương đương 8.400.000 quả/năm. Thành công của Hội nghị là ngoài các hợp đồng được ký kết chính thức, thì Hội nghị cũng tạo điều kiện cho các đơn vị giao lưu, tìm kiếm đối tác và chủ động ký kết thêm 33 hợp đồng kinh tế.
2.2. Hoạt động hỗ trợ xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu: Từ năm 2009 đến năm 2014, Thành phố đã triển khai chương trình hỗ trợ xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu cho 11 đơn vị là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản theo hướng VietGAP (rau, thịt heo) với 8 ấn phẩm quảng bá và 5 mẫu logo - bao bì. Hệ thống nhận diện đã giúp các đơn vị giới thiệu rõ hơn các hoạt động sản xuất - kinh doanh, tìm kiếm và mở rộng thị trường, tạo được lòng tin của người tiêu dùng về sản phẩm do mình sản xuất.
2.3. Hỗ trợ đa dạng kênh bán hàng: song song với chương trình hỗ trợ xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, Thành phố còn hỗ trợ hoạt động quảng bá thông qua chương trình “Mỗi nhà nông một website” bằng việc xây dựng Website từ năm 2009, đến nay đã có 6 đơn vị thuộc nhóm sản phẩm rau và heo sản xuất theo hướng VietGAP được hỗ trợ. Đây là hoạt động nhằm giúp các đơn vị có thể mở rộng phương thức tiếp cận thị trường đẩy mạnh lượng sản phẩm tiêu thụ.
2.4. Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng:
a) Tuyên truyền quảng bá sản phẩm VietGAP: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định kỳ phối hợp, tuyên truyền về tình hình sản xuất nông sản, giới thiệu các mô hình sản xuất mới và công tác đảm bảo an toàn thực phẩm rau quả trên địa bàn Thành phố.
b) Khảo sát nhu cầu thị trường đối với sản phẩm VietGAP: Nhằm tìm hiểu nhu cầu thị trường về sản phẩm VietGAP, năm 2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiến hành cuộc khảo sát lấy ý kiến của các tiểu thương và người tiêu dùng tại 12 chợ truyền thống về các sản phẩm rau củ quả đạt VietGAP3 trên cơ sở đó từng bước xây dựng và triển khai chính sách hỗ trợ các khâu trong chuỗi cung ứng sản phẩm VietGAP.
c) Hoạt động tổ chức, tham gia các sự kiện chuyên ngành nông nghiệp:
Sản phẩm VietGAP vẫn còn đơn điệu và sản lượng ít nên thường được kết hợp tham gia chung với những sản phẩm nông nghiệp khác trong các sự kiện tổ chức trong và ngoài Thành phố. Khi tham gia hội chợ sản phẩm VietGAP được bố trí khu vực riêng bước đầu giúp người sản xuất quảng bá sản phẩm, tìm kiếm cơ hội thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
3. Đánh giá chung công tác hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm theo thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trong thời gian qua
Các hoạt động hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm VietGAP tuy mới triển khai nhưng diễn ra ở tất cả các khâu và đạt được những thành công nhất định. Đã có đơn vị hình thành và xây dựng thương hiệu sản phẩm, một vài liên kết giữa sản xuất và kinh doanh đã hình thành, số lượng đơn vị sản xuất và cung ứng sản phẩm VietGAP tăng lên qua các năm. Bên cạnh những mặt tích cực đạt được, hoạt động xúc tiến đầu ra cho sản phẩm VietGAP vẫn còn những mặt hạn chế sau:
- Các hoạt động tuyên truyền quảng bá chưa khuyến khích sự tham gia của tất cả các thành phần trong chuỗi cung ứng, tiêu thụ. Sản phẩm VietGAP khi tham gia các sự kiện nông nghiệp mặc dù đã được bố trí ở khu vực riêng nhưng vẫn chưa phát huy toàn diện tính hiệu quả của quảng bá tuyên truyền.
- Các mối liên kết ngang và dọc được Thành phố quan tâm và xây dựng chính sách hỗ trợ nên đã khuyến khích được nhiều tổ chức, cá nhân tham gia. Tuy nhiên, do phương thức sản xuất, phương thức kinh doanh và giá cả sản phẩm giữa các bên chưa đồng nhất tạo nên những sự bất cập trong xây dựng và duy trì chuỗi liên kết bền vững. Trên hết là sự chia sẻ rủi ro và quyền lợi của các bên chưa được thiết lập một cách thỏa đáng nên không tạo động lực cho các bên nỗ lực giải quyết khó khăn và củng cố mối liên kết.
- Sản phẩm VietGAP chủ yếu tuyên truyền tại các kênh bán hàng hiện đại trong khi người tiêu dùng Thành phố vẫn giữ thói quen mua thực phẩm tại các chợ truyền thống.
1. Điểm mạnh
- Luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố; Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành nhiều cơ chế chính sách cụ thể để hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm VietGAP, cụ thể: đào tạo chuyển giao công nghệ, đào tạo nghề, tập huấn, hỗ trợ xây dựng trình diễn mô hình, hỗ trợ chứng nhận VietGAP, xúc tiến đầu ra,..
- Tiềm năng về thị trường tiêu thụ rất lớn: với tổng quy mô dân số hiện hữu, bao gồm cả học sinh, sinh viên, người lao động tại các công ty, xí nghiệp, khu công nghiệp, khách du lịch và người dân thành phố khoảng 10 triệu người, đây là thị trường tiêu thụ rất lớn của thành phố cũng như của các tỉnh lân cận.
2. Điểm yếu
- Quy mô sản xuất nhỏ, sự liên kết giữa sản xuất và thị trường chưa bền vững; Chênh lệch chi phí sản xuất với giá bán sản phẩm VietGAP còn thấp, chưa tạo nên sức cạnh tranh, lợi nhuận từ sản xuất sản phẩm VietGAP chưa hấp dẫn.
- Sản phẩm VietGAP đã hiện hữu trên thị trường, nhưng việc xây dựng các kênh phân phối đến người tiêu dùng chưa đa dạng.
3. Cơ hội
- Sản xuất nông sản theo hướng VietGAP là bước phát triển phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp đô thị của Thành phố; Thành phố luôn tạo điều kiện về mặt cơ chế chính sách để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp đô thị, do đó trong thời gian qua bên cạnh việc chỉ đạo triển khai các cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển nông nghiệp của Trung ương, Thành phố đã ban hành các chương trình phát triển cây con cụ thể, các cơ chế chính sách mang tính đặc thù và đột phá tạo động lực lớn cho ngành nông nghiệp Thành phố phát triển ổn định, bền vững và theo hướng nâng cao giá trị gia tăng;
- Thành phố đang nghiên cứu, lập các quy hoạch để hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp an toàn giúp người sản xuất yên tâm đầu tư sản xuất, quản lý tốt các vấn đề ô nhiễm môi trường, kiểm soát dịch bệnh, định hướng sản xuất theo nhu cầu thị trường,..
- Nhiều đơn vị, tổ chức quản lý nhà nước và tư nhân cũng tham gia nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ, dịch vụ về giống, vật tư chuyên ngành để đáp ứng nhu cầu thị trường;
- Đời sống ngày càng được nâng cao, người dân dần thay đổi thói quen tiêu dùng, mở rộng chi tiêu hơn và cũng đòi hỏi cao hơn về chất lượng sản phẩm nhất là mặt hàng thực phẩm. Vì vậy, nhu cầu đối với sản phẩm an toàn, chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP, GLobalGAP ngày một tăng và cũng là cơ hội thuận lợi cho những đơn vị kinh doanh phát triển ổn định.
4. Thách thức
- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, lao động tham gia sản xuất già đi và chuyển dịch nhanh chóng qua các ngành phi nông nghiệp.
- Sự cạnh tranh về công nghệ sản xuất, chất lượng, giá thành với các sản phẩm nông sản khác từ các tỉnh thành và nhập khẩu.
I. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU VÀ TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CÁC NÔNG LÂM THỦY SẢN THEO QUY TRÌNH VIETGAP
1. Nhu cầu cung cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh
Đến năm 2014, tổng dân số toàn thành phố là 8.087.748 người, nếu tính luôn học sinh, sinh viên, khách vãng lai,...khoảng 10 triệu người. Dự kiến nếu định mức nhu cầu tiêu thụ cho người trưởng thành (khoảng 0,09 kg/ngày đối với nhóm cá, thủy sản; 0,05 kg/ngày đối với nhóm thịt và 0,34 kg/ngày đối với nhóm rau thì tổng lượng thực phẩm tiêu thụ tại thành phố là rất lớn (trên 4.800 tấn/ngày).
2. Tiềm năng về thị trường xuất khẩu
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế của thế giới với sự tham gia vào các Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Châu Âu (EVFTA)", Cộng đồng Kinh tế Asean vào cuối năm 2015,... Sản phẩm nông nghiệp sẽ có nhiều cơ hội khi các Hiệp định thương mại tự do được thực thi. Thị trường đầu ra đối với sản phẩm nông nghiệp được mở rộng do hưởng lợi từ một số loại thuế sẽ miễn giảm. Nhu cầu thị trường lớn và người tiêu dùng nước ngoài rất ưa chuộng sử dụng một số mặt hàng nông sản của Việt Nam. Đây sẽ là, cơ hội cho sản phẩm nông sản của Thành phố Hồ Chí Minh gia tăng thị phần ở các thị trường nước ngoài nếu cải thiện được chất lượng và xây dựng thương hiệu tốt (năm 2014, đã xuất khẩu 1.000 tấn rau quả, 9 tháng đầu năm 2015 đã xuất 1.600 tấn).
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM VIETGAP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
1. Mục tiêu chung
Xây dựng nền nông nghiệp đô thị thành phố phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững; các nông sản phẩm được sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP). Xây dựng và kiểm soát chuỗi cung ứng sản phẩm từ khâu sản xuất đến vận chuyển, bảo quản, sơ chế và tiêu thụ sản phẩm an toàn; Nâng cao nhận thức của những người tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm VietGAP về việc tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời giám sát hiệu quả chuỗi cung ứng.
2. Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu đến năm 2020, trên 80% diện tích cây rau quả, trên 60% sản lượng chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn an toàn trên địa bàn Thành phố được sản xuất theo các quy trình GAP hoặc an toàn dịch bệnh;
- 100% sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP có hình thành chuỗi liên kết trong sản xuất, thị trường; được tiêu thụ ổn định thông qua ký kết hợp đồng; trên 80% sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP được phân phối tại các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích;
- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền sản phẩm VietGAP, trên 90% người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố hiểu biết về sản phẩm VietGAP;
- Hình thành các vùng chuyên canh sản xuất sản phẩm VietGAP, xây dựng và nhân rộng các mô hình truy xuất nguồn gốc;
- Thực hiện liên kết có hiệu quả giữa thành phố và các tỉnh/thành về kiểm soát chuỗi cung ứng nông sản phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
III. ĐỊNH HƯỚNG SẢN PHẨM SẢN XUẤT VÀ THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM VIETGAP
1. Định hướng chung về phát triển nông nghiệp đô thị
1.1. Về trồng trọt: ứng dụng công nghệ sinh học trong việc lai tạo và sản xuất kết hợp với nhập khẩu giống, mở rộng diện tích rau an toàn đến năm 2025 đạt 3.817 ha (trong diện tích gieo trồng 17.103 ha); phát triển cây ăn quả khoảng 8.000 ha năm 2025; tiếp tục chuyển đổi đất trồng lúa hiệu quả thấp sang cây trồng, vật nuôi khác đạt giá trị cao; duy trì đất canh tác lúa khoảng 3.000 ha cho sản xuất giống 2 vụ/năm và sản xuất các giống lúa chất lượng cao.
1.2. Chăn nuôi: phát triển đàn gia súc, gia cầm gắn liền với việc đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh; chú trọng phát triển dịch vụ về giống vật nuôi. Dự kiến năm 2020: tổng đàn bò sữa khoảng 99.000 con; tổng đàn heo 272.000 con; tập trung sản xuất và cung cấp heo con giống cho Thành phố và các tỉnh trong cả nước theo quy trình GAP. Xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh tập trung; thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm dịch các loại giống vật nuôi, giám sát dịch tễ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
1.3. Về thủy sản: quy hoạch, đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng (thủy lợi, giao thông, công trình, thiết bị kiểm soát chất lượng nguồn nước ...) các vùng nuôi thủy sản tập trung; phát triển nuôi thâm canh, bán thâm canh theo quy trình GAP; đa dạng các đối tượng thủy sản nuôi có hiệu quả kinh tế; chú trọng phát triển cá cảnh. Diện tích nuôi trồng thủy sản đến 2025 đạt khoảng 8.120 ha, trong đó diện tích thủy sản nước ngọt đạt 920 ha, nước lợ, mặn đạt 6.000 ha, nhuyễn thể đạt 1.200 ha.
2. Phát triển các sản phẩm VietGAP và thị trường tiêu thụ
2.1. Trồng trọt:
a) Cây rau quả, nấm: gồm nhóm rau gia vị, rau ăn lá, nhóm rau ăn củ quả và nấm. Tiếp tục khai thác tốt thị trường tại chỗ (thành phố Hồ Chí Minh) và các tỉnh thành trong cả nước; chú trọng thị trường xuất khẩu: các nước ASEAN, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, EU, Mỹ,....
b) Cây ăn trái: xoài Cần Giờ; các loại cây ăn trái khác của các xã dọc sông Sài Gòn, Đồng Nai, các xã huyện Bình Chánh. Cung cấp thị trường Thành phố, kết hợp với các sản phẩm du lịch sinh thái, nhà vườn, nghỉ dưỡng.
2.2. Chăn nuôi:
a) Thịt heo, thịt bò: thịt đạt chứng nhận VietGAP. Thị trường nội địa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành.
b) Sữa bò tươi: Sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP. Thị trường nội địa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành.
c) Gia cầm: thịt, trứng gia cầm đạt chuẩn VietGAP. Thị trường nội địa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành.
2.3. Thủy sản: tôm, cá và các sản phẩm thủy sản khác đạt chứng nhận VietGAP.
- Thị trường nội địa: thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành.
- Định hướng thị trường: tiếp tục khai thác tốt thị trường tại chỗ (Thành phố Hồ Chí Minh) và các tỉnh thành trong cả nước; chú trọng thị trường xuất khẩu: các nước ASEAN, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, EU, Mỹ,...
3. Các sản phẩm nhập từ các tỉnh thành khác.
- Yêu cầu sản phẩm: đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn GAP và an toàn dịch bệnh.
- Thị trường: Thị trường Thành phố, các tỉnh và xuất khẩu.
1. Hoạt động hỗ trợ sản xuất.
1.1. Ngân sách nhà nước đầu tư 100% kinh phí về điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí để xác định các vùng sản xuất tập trung thực hiện các dự án sản xuất nông nghiệp và thủy sản áp dụng VietGAP.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản).
- Đơn vị phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các quận/huyện và các đơn vị liên quan.
1.2. Hỗ trợ đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông các cấp; dạy nghề cho lao động nông thôn áp dụng VietGAP trong sản xuất, sơ chế và xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp và thủy sản; biên soạn, in ấn tài liệu, biểu mẫu phục vụ các lớp đào tạo, tập huấn.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp, Chi cục Phát triển nông thôn), Sở Công thương, Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ.
- Đơn vị phối hợp: Hội Nông dân, Ủy ban nhân dân các quận/huyện và các đơn vị, sở ngành liên quan.
1.3. Hỗ trợ kinh phí thuê tổ chức chứng nhận đánh giá để cấp Giấy chứng nhận sản phẩm VietGAP.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn).
- Đơn vị phối hợp: Ủy ban nhân dân các quận/huyện và các đơn vị, sở ngành liên quan.
1.4. Hỗ trợ sản xuất.
a) Đối với trồng trọt: rau, quả:
Hỗ trợ một lần 30% kinh phí đầu tư xây dựng nhà lưới, nhà kính phục vụ sản xuất theo quy trình VietGAP.
Hỗ trợ một lần 50% chi phí mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất theo quy trình VietGAP.
b) Đối với chăn nuôi: heo, bò sữa, gia cầm:
Hỗ trợ một lần 30% chi phí đầu tư xây dựng chuồng trại, hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi, kho chứa nguyên liệu và thức ăn, kho chứa dụng cụ chăn nuôi; máy móc và trang thiết bị phục vụ chăn nuôi, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống đạt chuẩn nuôi an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.
Hỗ trợ một lần 50% chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
c) Đối với thủy sản: tôm sú, tôm thẻ chân trắng:
Hỗ trợ một lần 30% chi phí đầu tư cải tạo ao nuôi, máy móc thiết bị phục vụ nuôi.
Hỗ trợ 50% chi phí xây dựng nhà vệ sinh tự hoại; kho chứa thức ăn, thuốc thú y, hóa chất phục vụ nuôi; kho chứa thiết bị, dụng cụ nuôi.
Hỗ trợ 50% chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
1.5. Đối với sơ chế, bảo quản và xúc tiến thương mại:
Hỗ trợ một lần 30% chi phí xây dựng nhà sơ chế đóng gói, đầu tư dụng cụ sơ chế, đóng gói.
Hỗ trợ một lần 100% chi phí xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo Thực hành sản xuất tốt (GMP), Quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh (SSOP), Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP).
Hỗ trợ 50% chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn).
- Đơn vị phối hợp: Hội Nông dân, Ủy ban nhân dân các quận/huyện và các đơn vị, sở ngành liên quan.
(các hạng mục từ 1.1 - 1.5: theo quy định tại Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
1.6. Hỗ trợ lãi vay: Hỗ trợ 100% lãi vay khi vay vốn đầu tư sản xuất theo quy trình VietGAP theo quy định tại Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố).
- Đơn vị thực hiện: Ủy ban nhân dân các quận/huyện và theo quy định.
- Đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị, sở ngành liên quan.
1.7. Hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất GAP:
Hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn: làm cơ sở đánh giá rút kinh nghiệm ứng dụng các kỹ thuật mới cho nông dân, điểm học hỏi trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cho nông dân.
Hỗ trợ, triển khai xây dựng các vùng, cánh đồng sản xuất VietGAP.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản).
- Đơn vị phối hợp: Hội Nông dân, Ủy ban nhân dân các quận/huyện và các đơn vị, sở ngành liên quan.
1.8. Hỗ trợ liên kết, tổ chức sản xuất: Tổ chức thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã: tạo ra sản phẩm có quy mô lớn, đồng nhất, chất lượng ổn định để cung cấp cho các doanh nghiệp. Thông qua vai trò đầu mối của các tổ hợp tác, hợp tác xã để định hướng sản xuất, hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn).
- Đơn vị phối hợp: Hội Nông dân, Ủy ban nhân dân các quận/huyện và các đơn vị, sở ngành liên quan.
2. Kênh tiêu thụ và hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm.
2.1. Sơ đồ cung ứng sản phẩm VietGAP:
Tập trung hỗ trợ và xúc tiến các kênh tiêu thụ ổn định, chủ yếu sản phẩm VietGAP tiêu thụ qua các hợp đồng. Thể hiện theo sơ đồ ở kênh tiêu thụ thứ 2 và 3.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp), Sở Công thương, Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư.
- Đơn vị phối hợp: Hội Nông dân, Ủy ban nhân dân các quận/huyện và các đơn vị, sở ngành liên quan.
2.2. Hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm:
2.2.1. Kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm VietGAP:
Tổ chức hội nghị, hội thảo kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa các đơn vị sản xuất và phân phối kinh doanh trong và ngoài nước nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua hợp đồng. Tổ chức các chuyến tham quan lẫn nhau giữa các thành viên tham gia chuỗi cung ứng tạo cơ sở để xây dựng liên kết bền vững.
Xây dựng mô hình điểm trên mỗi nhóm mặt hàng (rau củ quả, chăn nuôi, thủy sản) trong sản xuất, phân phối, tiêu thụ sản phẩm gồm đơn vị thu mua, sản xuất và đơn vị phân phối.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp), Sở Công thương, Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư.
- Đơn vị phối hợp: Hội Nông dân, Ủy ban nhân dân các quận/huyện và các đơn vị, sở ngành liên quan.
2.2.2. Hoạt động hỗ trợ xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu:
Xây dựng nội dung chương trình đào tạo tập huấn “Chiến lược xây dựng thương hiệu” chuyên sâu cho các doanh nghiệp, HTX, THT, trang trại hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh sản phẩm VietGAP.
Hỗ trợ thiết kế, in ấn logo - bao bì, ấn phẩm quảng bá cho 100% đơn vị là các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh sản phẩm VietGAP.
Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn GAP để người tiêu dùng dễ dàng biết được gốc sản phẩm sản xuất thông qua máy quét tại các quầy, siêu thị, hoặc nhập mã số hàng hóa in trên bao bì qua máy vi tính, điện thoại di động.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp), Sở Công thương, Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư.
- Đơn vị phối hợp: Hội Nông dân, Ủy ban nhân dân các quận/huyện và các đơn vị, sở ngành liên quan.
2.2.3. Hỗ trợ đa dạng kênh bán hàng:
Hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng Website thông qua chương trình “Mỗi nhà nông 1 Website” cho các nông hộ, trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác và các tổ chức sản xuất - kinh doanh sản phẩm VietGAP. Tổ chức các lớp tập huấn về công nghệ thông tin nhằm tăng cường ứng dụng và phát huy hiệu quả công nghệ thông tin vào trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp), Sở Công thương, Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư.
- Đơn vị phối hợp: Hội Nông dân, Ủy ban nhân dân các quận/huyện và các đơn vị, sở ngành liên quan.
2.2.4. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá sản phẩm VietGAP:
Tổ chức Hội thi nông dân sản xuất sản phẩm VietGAP giỏi định kỳ hằng năm. Tổ chức sự kiện chuyên về quảng bá, trưng bày giới thiệu sản phẩm VietGAP tại các điểm tập trung người tiêu dùng sản phẩm như: chợ, siêu thị, cửa hàng tiện ích.
Lập trang thông tin điện tử chuyên về sản phẩm VietGAP để giới thiệu, cung cấp thông tin các cơ sở sản xuất, kinh doanh để khách hàng thuận tiện giao dịch, buôn bán. Tiếp tục phát sóng chương trình “Nông dân hội nhập” trên Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh trong đó có các nội dung về sản phẩm VietGAP với số lượng 2 kỳ/năm.
Tuyên truyền quảng bá sản phẩm VietGAP: Trên các phương tiện truyền thông: đài phát thanh, đài truyền hình, trang thông tin điện tử. Sử dụng các hình thức quảng bá bằng banner, cờ phướn, pano, standee tại các hệ thống siêu thị, chợ, các trục đường chính của thành phố.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông), Sở Công thương, Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông.
- Đơn vị phối hợp: Hội Nông dân, Ủy ban nhân dân các quận/huyện và các đơn vị, sở ngành liên quan.
2.2.5. Xây dựng các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm:
Xây dựng và phát triển các chuỗi thực phẩm an toàn "từ trang trại đến bàn ăn" để quản lý tốt chất lượng, an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Xây dựng các mô hình liên kết theo chuỗi cung ứng hàng hóa: Nông dân, tổ hợp tác - Hợp tác xã - Cửa hàng tiện ích, Chợ, Siêu thị, Nhà hàng, Khách sạn, Bếp ăn Công nghiệp, Bếp ăn tập thể; Nông dân, tổ hợp tác - Hợp tác xã - Doanh nghiệp - Thị trường.
Củng cố và xây dựng các mô hình liên kết trong sản xuất - thị trường giữa các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các tổ hợp tác. Xây dựng các mô hình liên kết dọc, liên kết ngang, liên kết vừa ngang vừa dọc, liên kết khối (Doanh nghiệp và hợp tác xã, tổ hợp tác; doanh nghiệp và nông dân; doanh nghiệp - doanh nghiệp; doanh nghiệp - ngân hàng - người nông dân).
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông), Sở Công thương, Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư.
- Đơn vị phối hợp: Hội Nông dân, Ủy ban nhân dân các quận/huyện và các đơn vị, sở ngành liên quan.
2.2.6. Hỗ trợ xây dựng các cửa hàng VietGAP, Tổ chức các phiên chợ phiên: Xây dựng chuỗi cửa hàng chuyên bán thực phẩm VietGAP. Tổ chức các chợ phiên nhằm giới thiệu sản phẩm VietGAP đến với người tiêu dùng, tạo điều kiện cho người sản xuất cung ứng các sản phẩm VietGAP đến tay người tiêu dùng.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp), Sở Công thương, Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư.
- Đơn vị phối hợp: Hội Nông dân, Ủy ban nhân dân các quận/huyện và các đơn vị, sở ngành liên quan.
2.2.7. Kết nối sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái, học tập, nghiên cứu: tổ chức kết nối các tour du lịch với việc tham quan tại các nhà vườn sản xuất lớn, kết nối việc học tập, nghiên cứu, dã ngoại,...
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp, Chi cục Phát triển nông thôn), Sở Du lịch (Trung tâm Xúc tiến du lịch).
- Đơn vị phối hợp: Hội Nông dân, Ủy ban nhân dân các quận/huyện và các đơn vị, sở ngành liên quan.
3. Xây dựng chuỗi cung cấp các sản phẩm rau, thịt an toàn từ các tỉnh cho thị trường Thành phố: phối hợp với các tỉnh thành xây dựng và kiểm soát chuỗi cung ứng các sản phẩm rau, thịt an toàn cung cấp cho Thành phố. Phối hợp truy xuất nguồn gốc các nông sản phẩm của các tỉnh cung ứng cho Thành phố.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm thủy sản, Chi cục Bảo vệ Thực vật), Sở Công thương.
- Đơn vị phối hợp: Hội Nông dân, Ủy ban nhân dân các quận/huyện và các đơn vị, sở ngành liên quan.
V. Nội dung, kinh phí và kế hoạch thực hiện.
Tổng kinh phí kế hoạch thực hiện chương trình phát triển sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm VietGAP giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 163,857 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách thành phố hỗ trợ là 119,374 tỷ đồng. Trên cơ sở các nội dung hoạt động của Chương trình, các đơn vị, sở ngành có liên quan hàng năm xây dựng kế hoạch và kinh phí thực hiện, trình cơ quan tài chính thẩm định và Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, bố trí vào nguồn kinh phí sự nghiệp hàng năm để triển khai thực hiện theo quy định.
1. Về phát triển sản xuất
1.1. Quy hoạch:
- Về trồng trọt: thực hiện theo Quyết định số 1494/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, hàng năm kịp thời rà soát và công bố khu vực đảm bảo những khu vực đảm bảo sản xuất rau an toàn cũng như đủ các điều kiện cơ bản để sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
- Về chăn nuôi: thực hiện theo Quyết định số 3178/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025; Quyết định số 3500/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 7 năm 2012 về Kế hoạch phát triển chăn nuôi Thành phố Hồ Chí Minh tạo nguồn thực phẩm bình ổn thị trường giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng 2020.
- Về thủy sản: thực hiện theo Quyết định số 3179/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn Thành phố đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Quy hoạch khu nuôi trồng thủy sản công nghệ cao tại Cần Giờ.
- Về Ứng dụng công nghệ sinh học: thực hiện theo Quyết định số 446/QĐ-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Chương trình ứng dụng và Phát triển công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp nông thôn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.
Trên cơ sở đó, định kỳ rà soát điều chỉnh, bổ sung phát triển mở rộng vùng sản xuất nông nghiệp kỹ thuật cao, vùng sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, ổn định đến năm 2020 và định hướng các năm tiếp theo, đặc biệt các vùng sản xuất giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao, dịch vụ sản xuất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển của Thành phố và các tỉnh. Định kỳ phân tích các mẫu đất, mẫu nước để công bố vùng đủ điều kiện sản xuất các sản phẩm an toàn theo tiêu chuẩn GAP tại Thành phố, làm cơ sở cho người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất. Công bố công khai quy hoạch chi tiết các vùng đủ điều kiện sản xuất các sản phẩm VietGAP đến các cấp chính quyền và người dân biết để thực hiện. Hình thành các vùng sản xuất GAP trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
1.2. Về hỗ trợ đầu tư, phát triển sản xuất: triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hiện có, như:
- Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
- Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy định chính sách khuyến khích áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.
- Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013 - 2015 và Quyết định số 40/2014/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND.
1.3. Về tập huấn, đào tạo nghề cho nông dân: triển khai theo các quyết định sau:
- Quyết định số 2041/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn tại các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn TP.HCM đến năm 2015 định hướng đến 2025”; Quyết định số 3639/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2012 Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực phi nông nghiệp trên địa bàn Thành phố đến năm 2020”. Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông.
- Đẩy mạnh công tác tập huấn và chứng nhận sản xuất, kinh doanh các sản phẩm VietGAP trong nông nghiệp và thủy sản,... cho các hộ nông dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh rau an toàn trên địa bàn Thành phố kết hợp tuyên truyền, phổ biến các quy định của nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.
1.4. Về hợp tác phát triển sản xuất:
Triển khai có hiệu quả các Quyết định số 3749/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt đề án Xây dựng và Phát triển mô hình Hợp tác xã nông nghiệp - dịch vụ giai đoạn 2010 - 2015; Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành chính sách hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu cho các Hợp tác xã nông nghiệp - dịch vụ thành lập mới trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2015 - 2020; Quyết định số 28/2013/QĐ-UBND ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về điều chỉnh tăng mức hỗ trợ cho cán bộ có trình độ đại học và bổ sung đối tượng được hỗ trợ đối với cán bộ có trình độ cao đẳng công tác tại Hợp tác xã Nông nghiệp.
2. Khoa học Công nghệ
- Nghiên cứu, chọn tạo, thuần dưỡng và cung ứng giống cây - con mới có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh, miễn dịch tốt và phù hợp với thị trường. Phục tráng các giống địa phương đặc sản có giá trị cao. Khuyến khích đầu tư mới và nâng cấp những cơ sở giống hiện có để đáp ứng nhu cầu cung cấp giống trên địa bàn Thành phố, khu vực và xuất khẩu.
- Nhập khẩu giống cây - giống con chất lượng cao, giống mới (hạt giống, cây giống, hạt sinh học, phôi, tinh) cần thiết phục vụ cho chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của Thành phố, đồng thời tranh thủ tiếp thu nhanh những thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới.
- Thiết kế các khóa đào tạo, tập huấn cho bà con nông dân, thương nhân, tiểu thương về kỹ thuật, công nghệ bảo quản rau, quả sau thu hoạch. Hỗ trợ xây dựng các điểm sơ chế, tạm trữ rau, quả tại các HTX/THT/hộ nông dân điển hình.
- Xây dựng, trình diễn và nhân rộng các mô hình sản xuất GAP trong trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
3. Xúc tiến thương mại
3.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước:
- Ưu tiên bố trí các địa điểm thuận lợi cho tổ chức các sự kiện tại Thành phố như hội chợ, triển lãm, lễ hội, trưng bày giới thiệu sản phẩm, tổ chức các hội nghị, hội thảo và các dịch vụ khác nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại;
- Xây dựng kế hoạch hàng năm phải dựa trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thị trường, điều kiện thực hiện, tham khảo nhu cầu của các doanh nghiệp, thực hiện tốt công tác chuẩn bị, lựa chọn đối tác hoặc chuyên gia có uy tín để phối hợp;
- Phối hợp giữa hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến du lịch và xúc tiến đầu tư. Khi tổ chức đoàn xúc tiến ra thị trường nước ngoài phải kết hợp 03 hình thức xúc tiến: giới thiệu môi trường đầu tư, chính sách thu hút đầu tư, giới thiệu môi trường kinh doanh, giới thiệu tiềm năng về du lịch. Kết hợp các hình thức xúc tiến thương mại như tham gia hội chợ thương mại quốc tế kết hợp với khảo sát thị trường, tổ chức hội thảo giao thương giữa doanh nghiệp trong tỉnh và các nhà nhập khẩu;
- Đẩy mạnh công tác phối hợp trong hoạt động xúc tiến thương mại: Thiết lập mối quan hệ mật thiết với các cơ quan xúc tiến thương mại Trung ương, tỉnh bạn để tranh thủ sự hỗ trợ, đồng thời học tập kinh nghiệm và mở ra các cơ hội hợp tác.
- Phát huy vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng trong việc liên kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với nông dân và làm chức năng cầu nối giữa Nhà nước với các doanh nghiệp, nông dân.
3.2. Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã:
- Các doanh nghiệp, hợp tác xã phải tích cực, chủ động nhiều hơn nữa trong công tác xúc tiến thương mại, dành ra một khoản kinh phí cho hoạt động xúc tiến thương mại, có bước chuẩn bị chu đáo trước khi tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, tận dụng tối đa mọi cơ hội mà cơ quan xúc tiến thương mại nhà nước dành cho các doanh nghiệp.
- Đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao, từng bước xây dựng, đăng ký các tiêu chuẩn quản lý chất lượng, ISO, HACCP, GMP,... cải tiến bao bì nhãn hiệu sản phẩm, đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu, kiểu dáng, nhằm tăng thêm giá trị của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường liên kết chặt chẽ với người nông dân bằng nhiều hình thức nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ cho sản xuất.
- Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ quản lý, có trình độ tay nghề cao, thông thạo ngoại ngữ có khả năng giao dịch trực tiếp với khách hàng nước ngoài.
3.3. Đối với người nông dân, tổ hợp tác, câu lạc bộ:
Liên kết và hợp tác trong sản xuất để đảm bảo cung cấp các sản phẩm đủ về lượng, chất. Thường xuyên theo dõi và cập nhật thông tin theo tín hiệu của thị trường, sản xuất các sản phẩm thị trường cần hơn là sản xuất cái mà mình có. Tích cực tham dự các khóa đào tạo về kỹ thuật, tham dự các hội chợ, hội nghị.
3.4. Đối với hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện ích:
Hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện lợi xây dựng kế hoạch về nguồn hàng và trưng bày nhằm giúp người tiêu dùng dễ dàng tìm mua sản phẩm VietGAP.
4. Công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát
- Tuyên truyền phổ biến sản phẩm VietGAP thông qua các giao lưu, trưng bày tại điểm kinh doanh, chợ. Xây dựng chương trình hỗ trợ cho các điểm kinh doanh sản phẩm VietGAP qua việc xây dựng các điểm bán hàng điểm: nâng cấp sạp bán hàng, kệ trưng bày, tủ lạnh chứa hàng (thịt, tôm).
- Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch vùng sản xuất, sơ chế, chế biến tập trung tại các quận huyện còn sản xuất nông nghiệp, xử lý các cá nhân, tập thể sản xuất các sản phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất và lưu thông các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn Thành phố, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Xây dựng quy trình và kế hoạch cụ thể cho hoạt động kiểm tra giám sát sản phẩm VietGAP lưu thông trên thị trường. Xây dựng cơ chế, phối hợp hoạt động của các đơn vị có liên quan nhằm đẩy mạnh công tác chống gian lận trên thị trường.
- Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ thực hiện công tác thanh, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trên rau.
- Rà soát các văn bản pháp luật của ngành, các tiêu chuẩn chất lượng trên rau để điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với các sở ngành, đoàn thể, hiệp hội và các huyện - quận có sản xuất nông nghiệp tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, thực hiện Chương trình phát triển sản xuất, phân phối và tiêu thụ nông sản theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020;
Xây dựng các bước triển khai thực hiện hàng năm, 5 năm đảm bảo đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, các quận, huyện nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành hoặc điều chỉnh các nội dung của Chương trình.
Định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố tiến độ thực hiện Chương trình; đề xuất và tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện.
2. Sở Công Thương
Chủ trì, phối hợp đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người kinh doanh, đặc biệt tiểu thương tại các chợ về tiêu thụ các sản phẩm VietGAP. Phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, cơ sở, HTX sản xuất, kinh doanh sản phẩm VietGAP tiêu thụ sản phẩm vào hệ thống siêu thị, khách sạn, nhà hàng,... tại Thành phố.
Ưu tiên, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, cơ sở, HTX sản xuất và kinh doanh các nông sản VietGAP tham gia Chương trình xúc tiến thương mại hàng năm của Thành phố, hỗ trợ các hợp tác xã có sản phẩm xuất khẩu tham gia các Hội chợ triển lãm để tìm kiếm thị trường.
Vận động các đơn vị phân phối lớn của Thành phố cũng như các đơn vị đang tham gia Chương trình Bình ổn thị trường có chính sách hỗ trợ, ưu tiên ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các tổ chức, cá nhân, cơ sở, HTX nông nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm VietGAP, khuyến khích mức chiết khấu thấp và phương thức thanh toán kịp thời giúp các HTX trong việc xoay vòng nguồn vốn kinh doanh. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ ứng trước vốn cho hợp tác xã để sản xuất theo các yêu cầu tiêu chuẩn của các đơn vị phân phối.
3. Sở Khoa học và Công nghệ
Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng như: ISO, HACCP, GMP,...theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, hỗ trợ chuyển giao công nghệ mới, phát triển sản phẩm mới, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và doanh nghiệp. Ưu tiên bố trí kinh phí để chuyển giao các tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện các công trình nghiên cứu trong bảo quản, sơ chế, chế biến các sản phẩm nông nghiệp theo quy trình thực hành sản xuất VietGAP.
4. Sở Y tế
Phối hợp với đơn vị liên quan trong việc thực hiện chức năng quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sơ chế, chế biến sản phẩm VietGAP.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các quận, huyện liên quan: cân đối, bố trí kế hoạch vốn hàng năm để thực hiện chương trình đảm bảo tiến độ thực hiện theo các chương trình, dự án, đề án.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan truyền thông tuyên truyền, quảng bá đối với các hoạt động sản xuất, xúc tiến thương mại, tiêu thụ hàng nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn Thành phố; tiếp tục tuyên truyền các cơ chế chính sách của Trung ương và Thành phố về phát triển nông nghiệp, nông thôn; cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường
Giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên (đất đai), cụ thể tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất được ưu tiên thuê đất, hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai tại các vùng sản xuất rau theo quy hoạch; phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội; quản lý về môi trường trên địa bàn Thành phố theo các quy định của pháp luật hiện hành; phối hợp rà soát, điều chỉnh quy hoạch đất nông nghiệp, nhất là vùng đủ điều kiện sản xuất các sản phẩm VietGAP trong trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
8. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: phối hợp tuyên truyền, giới thiệu các tổ chức tín dụng ưu tiên bố trí nguồn vốn vay cho các chương trình, dự án sản xuất, chế biến và xúc tiến thương mại sản phẩm nông, lâm, thủy sản áp dụng theo quy trình VietGAP.
9. Kho bạc Nhà nước Thành phố: Phối hợp, hướng dẫn các kho bạc quận huyện thực hiện việc chuyển trả phần kinh phí hỗ trợ cho các chủ đầu tư theo quy định.
10. Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC)
Chủ trì, phối hợp tổ chức hoạt động triển lãm, hội chợ, hội thảo, hội nghị chuyên ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn ở trong nước và quốc tế và các hoạt động tiếp thị, quảng cáo chuyên ngành.
Ưu tiên, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, cơ sở, HTX sản xuất và kinh doanh các nông sản VietGAP tham gia Chương trình xúc tiến thương mại hàng năm của Thành phố, hỗ trợ các hợp tác xã có sản phẩm xuất khẩu tham gia các Hội chợ triển lãm để tìm kiếm thị trường.
Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; các chương trình khảo sát, nghiên cứu thị trường ở nước ngoài; các lớp đào tạo tập huấn nâng cao nhận thức và năng lực cho các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng nông lâm sản và các sản phẩm ngành nghề nông thôn. Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng, quảng bá thương hiệu, hàng hóa.
11. Các tổ chức đoàn thể: Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, các Hiệp hội ngành nghề: căn cứ vào chức năng nhiệm vụ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương xây dựng và triển khai thực hiện các Chương trình, kế hoạch xúc tiến thương mại có liên quan của ngành.
12. Ủy ban nhân dân các quận - huyện: Chỉ đạo các phòng ban chức năng phối hợp với các đoàn thể tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đăng ký, tập huấn và lập phương án sản xuất áp dụng quy trình VietGAP để được đăng ký hưởng các cơ chế chính sách theo quy định. Xây dựng chương trình hoặc kế hoạch triển khai trên địa bàn các quận - huyện. Tiến hành tổ chức thực hiện quản lý sản xuất theo các quy hoạch sản xuất của các ngành.
13. Các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, xúc tiến thương mại và tiêu thụ các sản phẩm VietGAP.
Chủ động, tích cực chuyển đổi sang sản xuất các sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP, nhằm nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đảm bảo cung ứng các sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.
Tận dụng các cơ chế chính sách hỗ trợ của nhà nước để thay đổi phương thức sản xuất, tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất.
Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các Sở ngành, các đoàn thể, hiệp hội, quận - huyện và các đơn vị có liên quan căn cứ nhiệm vụ được phân công, khẩn trương xây dựng Kế hoạch và triển khai thực hiện. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện, gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.