UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 63/2005/QĐ-UBND | Tam Kỳ, ngày 26 tháng 9 năm 2005 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM BUÔN BÁN PHỤ NỮ, TRẺ EM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 210/2004/QĐ-TTg ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ trẻ em từ năm 2004 đến 2010;
Căn cứ Quyết định số 1363/QĐ-UB ngày 05 tháng 5 năm 2005 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban chỉ đạo Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em;
Theo đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam,
Điều 1. Ban hành "Quy chế Tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em" kèm theo Quyết định này;
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký;
Điều 3. Chánh Văn UBND tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể, các thành viên của Ban chỉ đạo Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em tỉnh Quảng Nam có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM BUÔN BÁN PHỤ NỮ, TRẺ EM.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 63 /2005/QĐ-UBND ngày 26 /9/2005 của UBND tỉnh QN)
Điều 1. Quy chế này quy định về nguyên tắc làm việc, phương thức hoạt động và cơ cấu tổ chức của Ban chỉ đạo Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em tỉnh Quảng Nam;
Điều 2. Ban chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh:
1. Chỉ đạo các Ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã thực hiện công tác phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em;
2. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các Ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã thực hiện công tác phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em;
3. Chỉ đạo các Ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã phối hợp chặt chẽ để thực hiện công tác phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em;
4. Chỉ đạo các Sở, ban, ngành, UBND các huyện có biên giới giáp ranh với nước ngoài thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ trẻ, em;
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Trưởng Ban chỉ đạo thay mặt Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành việc triển khai thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em; phân công các thành viên trong Ban chỉ đạo thực hiện các nội dung, đề án của Chương trình, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về kết quả hoạt động của Ban chỉ đạo.
Điều 4. Phó trưởng Ban chỉ đạo có trách nhiệm giúp Trưởng Ban chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động theo kế hoạch của Ban chỉ đạo, thay mặt Trưởng Ban chỉ đạo điều hành công việc do Trưởng Ban giao.
Điều 5. Trách nhiệm của các Uỷ viên Ban chỉ đạo:
1. Đề xuất và tham gia các hoạt động của Ban chỉ đạo trong việc triển khai thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em.
2. Trực tiếp tổ chức, chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em theo chức năng, nhiệm vụ của Ban, ngành mình và những công tác được Ban chỉ đạo phân công.
3. Tham gia phối hợp chỉ đạo, đôn đốc các Ban, ngành và địa phương thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Ban chỉ đạo.
4. Giúp Ban chỉ đạo theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em theo chức năng, nhiệm vụ của Ban, ngành mình và chuẩn bị các nội dung trong các kỳ họp của Ban chỉ đạo.
5. Cử chuyên viên đại diện cho Ban, ngành tham gia bộ phận thường trực giúp Ban chỉ đạo.
Điều 6. Các thành viên Ban chỉ đạo hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Mỗi thành viên chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em theo chức năng, nhiệm vụ của Ban, ngành mình và sự phân công của Trưởng Ban chỉ đạo, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các Ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em.
Điều 7. Cơ quan Thường trực giúp việc cho Ban chỉ đạo.
Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo đặt tại Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thuộc Công an tỉnh, do đồng chí Phó giám đốc Công an tỉnh, Phó trưởng Ban chỉ đạo trực tiếp quản lý. Cán bộ Thường trực Ban chỉ đạo do Giám đốc Công an tỉnh chọn trong biên chế của lực lượng Công an và chuyên viên của các ngành liên quan hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
Điều 8. Chế độ họp hội, báo cáo:
Ban chỉ đạo định kỳ 6 tháng, 1 năm tổ chức họp để nghe báo cáo và đánh giá tình hình thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em của các Ban, ngành và đề ra các hoạt động tiếp theo. Các báo cáo tại cuộc họp được tổng hợp lại để báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
Trong trường hợp cần thiết, Trưởng ban chỉ đạo triệu tập các thành viên Ban chỉ đạo, bộ phận thường trực họp bất thường để giải quyết tình hình, công việc và các yêu cầu đột xuất.
Điều 9. Trường hợp thành viên Ban chỉ đạo đi công tác, học tập dài hạn (3 tháng trở lên) hoặc thay đổi về nhân sự phải báo cáo Trưởng ban chỉ đạo bằng văn bản để điều chỉnh, thay thế kịp thời.
Điều 10. Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo và cơ quan thường trực thực hiện theo Phần IV của Kế hoạch số 2182/KH-UB ngày 24/8/2005 của UBND tỉnh Quảng Nam về thực hiện Chương trình hành động phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em từ nay đến năm 2010.
Điều 11. Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em tỉnh thống nhất quản lý kinh phí. Trên cơ sở dự toán kinh phí của các Ban, ngành, Ban chỉ đạo lập dự toán tổng thể và lập kế hoạch phân bổ kinh phí cho các Ban, ngành, đoàn thể và địa phương; đồng thời tổ chức kiểm tra việc sử dụng kinh phí theo đúng mục đích và quy định hiện hành của Nhà nước./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.