NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 61-QĐ/NH19 | Hà Nội, ngày 08 tháng 3 năm 1995 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC ĐẤU THẦU TÍN PHIẾU KHO BẠC
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước công bố theo Lệnh số 37-LCT/HĐNN ngày 24-5-1990;
Căn cứ Nghị định số 15-CP ngày 2-3-1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 72-CP ngày 26-7-1994 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ;
Căn cứ Thông tư liên Bộ Ngân hàng Nhà nước - Bộ Tài chính số 1-NHNN/TC ngày 10-2-1995 hướng dẫn việc phát hành tín phiếu kho bạc qua Ngân hàng Nhà nước;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Nghiên cứu và xây dựng thị trường vốn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Tổ chức đấu thầu tín phiếu kho bạc.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Thống đốc, Vụ trưởng Vụ Tín dụng, Vụ trưởng Vụ Phát hành - Kho quỹ, Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính, Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Trưởng Ban Nghiên cứu và xây dựng thị trường vốn, Vụ trưởng các Vụ, Cục có liên quan khác của Ngân hàng Nhà nước Trung ương, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các Ngân hàng Thương mại quốc doanh và cổ phần, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng Liên doanh và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ bảo hiểm, quỹ đầu tư có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Chu Văn Nguyễn (Đã ký) |
QUY CHẾ
TỔ CHỨC ĐẤU THẦU TÍN PHIẾU KHO BẠC.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 61-QĐ/NH19 ngày 8-3-1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước).
Điều 1. Đấu thầu tín phiếu kho bạc là hình thức phát hành tín phiếu kho bạc theo phương thức bán buôn thông qua đấu thầu giữa những thành viên trên thị trường sơ cấp phát hành tín phiếu kho bạc.
Điều 2. Các đặc điểm của tín phiếu:
2.1. Tín phiếu kho bạc được thu tiền, hạch toán và thanh toán bằng đồng Việt Nam;
2.2. Mệnh giá tối thiểu là một triệu đồng Việt Nam. Các loại mệnh giá khác do liên Bộ Tài chính - Ngân hàng quy định và công bố trong thông báo phát hành;
2.3. Tín phiếu kho bạc có loại kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 9 tháng;
2.4. Tín phiếu kho bạc là loại chiết khấu: được bán theo giá thấp hơn mệnh giá và thanh toán theo mệnh giá khi đến hạn;
2.5. Tín phiếu kho bạc được phát hành dưới hình thức ghi sổ và chứng chỉ ghi danh hoặc vô danh;
Người mua tín phiếu kho bạc dưới hình thức chứng chỉ có thể ký gửi tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch hoặc Chi nhánh được chỉ định) hoặc ngân hàng thành viên.
2.6. Việc đấu thầu tín phiếu kho bạc là đấu thầu lãi suất.
Điều 3. Định kỳ phát hành tín phiếu kho bạc: một tuần, hai tuần hoặc một tháng một lần. Định kỳ cụ thể sẽ do liên Bộ quyết định.
Điều 4. Đối tượng tham gia đấu thầu bao gồm:
4.1. Các Tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam: Ngân hàng Thương mại Quốc doanh, Ngân hàng Thương mại cổ phần, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng Liên doanh, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và Công ty Tài chính;
4.2. Các công ty bảo hiểm, quỹ bảo hiểm, quỹ đầu tư.
Điều 5. Điều kiện để tham gia thị trường:
Các đối tượng nói ở Điều 4 trên đây muốn trở thành thành viên của thị trường phải đảm bảo các điều kiện sau:
5.1. Có tư cách pháp nhân, được thành lập theo luật pháp hiện hành của Việt Nam;
5.2. Đối với các Ngân hàng, Công ty Tài chính: phải có tài khoản tiền đồng và tài khoản tín phiếu kho bạc mở tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước được chỉ định;
Các đối tượng khác nói ở điểm 4.2 phải có tài khoản tiền đồng mở tại Ngân hàng là thành viên của thị trường và tài khoản tín phiếu kho bạc mở tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch hoặc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước được chỉ định).
5.3. Có vốn pháp định tối thiểu 20 tỷ đồng Việt Nam;
5.4. Chấp hành nội dung của bản Quy chế này;
5.5. Có đơn xin tham gia thị trường gửi Ngân hàng Nhà nước.
Các tổ chức tín dụng không có đủ mức vốn pháp định tối thiểu theo quy định tại điểm 5.3 có thể gián tiếp tham gia đấu thầu thông qua các thành viên thị trường theo thoả thuận giữa hai bên liên quan.
Điều 6. Các đối tượng nói ở Điều 4 muốn tham gia thị trường phải làm đơn gửi tới Vụ Tín dụng - Ngân hàng Nhà nước.
Căn cứ vào điều kiện nêu trong Điều 3, Ngân hàng Nhà nước sẽ cấp giấy công nhận thành viên thị trường cho các đối tượng có đủ điều kiện.
Thời hạn trả lời việc cấp giấy công nhận là 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn.
Sau khi đã được cấp giấy phép công nhận là thành viên của thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc, các thành viên của thị trường phải luôn tuân thủ những điều kiện trên đây. Trường hợp có sự vi phạm, đã được Ngân hàng Nhà nước nhắc nhở mà không khắc phục hoặc tái vi phạm nhiều lần, Ngân hàng Nhà nước sẽ rút giấy phép công nhận thành viên.
Hàng năm, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét lại tư cách thành viên căn cứ vào các điều kiện trên đây và sự tham gia đều đặn của các thành viên đó trên thị trường.
Mỗi thành viên chỉ được cử một tổ chức đại diện tham gia đấu thầu. Trường hợp cần thiết, Hội Sở chính có thể uỷ quyền cho một chi nhánh làm đại diện.
Điều 7. Thông báo đấu thầu:
Trước ngày tổ chức đấu thầu 5 ngày, căn cứ vào đề nghị phát hành tín phiếu của Bộ Tài chính, Ban Đấu thầu tín phiếu kho bạc sẽ nhóm họp và xây dựng bản thông báo phát hành tín phiếu kho bạc.
Điều 8. Cách thức thông báo:
Trước ngày đấu thầu 2 ngày, Ngân hàng Nhà nước sẽ gửi thông báo phát hành tín phiếu Kho bạc qua các đường thông tin dưới đây:
8.1. Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước gửi thông báo đấu thầu bằng Fax cho các thành viên và các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước được chỉ định;
8.2. Gửi qua hệ thống vi tính, nếu các thành viên có nối mạng với Ngân hàng Nhà nước Trung ương;
8.3. Niêm yết tại Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước Trung ương ở Hà Nội và các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước được chỉ định;
Trong cùng thời gian trên, thông báo phát hành tín phiếu kho bạc cũng được công bố tóm tắt trên phương tiện thông tin đại chúng. Bản tóm tắt thông báo đấu thầu sẽ chứa đựng các thông tin sau đây:
- Khối lượng dự kiến phát hành,
- Ngày phát hành,
- Ngày đến hạn của tín phiếu,
- Thời hạn đăng ký.
Điều 9. Đăng ký đấu thầu:
9.1. Việc đăng ký đấu thầu được thực hiện theo mẫu;
Trường hợp có nhiều loại kỳ hạn tín phiếu trong cùng một đợt phát hành, mỗi loại kỳ hạn phải đăng ký trên một phiếu riêng;
9.2. Lãi suất đăng ký đấu thầu được ghi theo tỷ lệ % năm và được làm tròn đến 2 con số sau dấu phẩy;
Mỗi phiếu đăng ký đấu thầu được đăng ký tối đa 5 mức lãi suất khác nhau. Số lượng đăng ký tương ứng với từng mức lãi suất phải theo bội số của 100 triệu đồng Việt Nam;
Ở mỗi mức lãi suất, số lượng đăng ký phải được ghi bằng chữ và bằng số, trường hợp có sự khác biệt giữa số và chữ, lượng đăng ký đó là không hợp lệ và bị loại khỏi phiếu đăng ký;
9.3. Phiếu đăng ký (1 bản chính) phải có chữ ký của một cán bộ loại A hoặc 2 cán bộ loại B đã đăng ký tại đơn xin tham gia thị trường và phải được bỏ vào phong bì có dấu niêm phong.
9.4. Phiếu đăng ký của cấc thành viên nói tại điểm 4.2 phải có xác nhận đảm bảo thanh toán của Ngân hàng thành viên phục vụ.
Điều 10. Ký quỹ:
Trước khi kết thúc giờ đăng ký đấu thầu 30 phút, các thành viên tham gia đấu thầu phải bảo đảm mức ký quỹ tối thiểu 5% giá trị đăng ký đấu thầu.
Ngân hàng Nhà nước sẽ mở một tài khoản ký quỹ riêng để ghi số tiền ký quỹ cho các thành viên.
Trong thời gian ký quỹ (từ khi ký quỹ đến ngày phát hành) số tiền ký quỹ sẽ không được trả lãi.
Ngân hàng Nhà nước sẽ trả lại số tiền ký quỹ cho các thành viên không trúng thầu ngay sau khi có kết quả đấu thầu.
Đối với các thành viên trúng thầu, tiền ký quỹ sẽ được trừ vào số tiền thanh toán tín phiếu.
Điều 11. Cách thức gửi phiếu đăng ký đấu thầu:
11.1. Các thành viên tham gia đấu thầu phải gửi phiếu đăng ký đấu thầu chậm nhất là vào 12 giờ của ngày tổ chức đấu thầu. Mỗi thành viên chỉ được một phiếu đăng ký cho một kỳ hạn của tín phiếu và cho mỗi lần đấu thầu. Sau khi đơn đăng ký đã được gửi đi, đơn vị đăng ký không được sửa chữa gì thêm;
11.2. Phiếu đăng ký đấu thầu được chuyển trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước Trung ương Hà Nội hoặc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước được chỉ định;
11.3. Ngân hàng Nhà nước sẽ đặt hòm nhận phiếu đăng ký tại Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước Trung ương và các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước được chỉ định. Hòm được khoá và có 2 chìa khoá do 2 cán bộ có thẩm quyền riêng rẽ giữ.
Điều 12. Xử lý phiếu đăng ký đấu thầu:
12.1. Vào đúng 12 giờ trưa của ngày đấu thầu, hòm nhận phiếu đăng ký sẽ được mở cùng một lúc tại các địa điểm nói ở điểm 11.3 và không nhận thêm bất kỳ phiếu đăng ký nào nữa sau khi mở. Toàn bộ phiếu đăng ký được lấy ra và chuyển qua bộ phận xử lý;
12.2. Các phiếu đăng ký sẽ qua 2 lần kiểm tra và được từng nhân viên riêng rẽ ký tắt sau mỗi lần kiểm tra;
Những phiếu đăng ký không phù hợp với mẫu biểu quy định, không được điền đúng theo quy định: không ghi số seri, số tiền đăng ký không phải là bội số của 100 triệu đồng, không đảm bảo số lượng đăng ký tối thiểu, hoặc không bảo đảm mức ký quỹ quy định sẽ được coi là phiếu đăng ký không hợp lệ. Bộ phận xử lý tại Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước ở Hà Nội và tại các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước được chỉ định sẽ gửi lại phiếu bằng Fax hoặc qua mạng vi tính cho thành viên đăng ký, trong đó ghi rõ lý do không hợp lệ;
12.3. Sau khi xử lý, toàn bộ phiếu đăng ký đấu thầu hợp lệ (kèm theo bản tổng hợp) sẽ được các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước được chỉ định chuyển bằng Fax (theo Code riêng) hoặc qua mạng vi tính cho Vụ Tín dụng tại Hà Nội để tập trung xét thầu.
Trường hợp không có thành viên đăng ký, các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước được chỉ định vẫn phải gửi Fax thông báo cho Vụ Tín dụng biết.
Điều 13. Thủ tục xét thầu:
13.1. Việc xét thầu được thực hiện theo quy trình nghiệp vụ đấu thầu tín phiếu kho bạc do Vụ trưởng Vụ Tín dụng thừa lệnh Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành;
13.2. Việc xác định khối lượng và lãi suất tín phiếu kho bạc trúng thầu căn cứ vào:
- Khối lượng và lãi suất đặt thầu của các thành viên;
- Khối lượng tín phiếu kho bạc dự kiến huy động và lãi suất chỉ đạo.
13.3. Khối lượng tín phiếu kho bạc trúng thầu được tính theo thứ tự tăng lên của lãi suất đặt thầu trong phạm vi lãi suất chỉ đạo;
Trường hợp tại mức lãi suất trúng thầu cao nhất trong phạm vi lãi suất chỉ đạo có khối lượng đặt thầu vượt quá mức phát hành dự kiến thì khối lượng trúng thầu sẽ được phân chia cho mỗi phiếu đặt thầu theo tỷ lệ thuận với khối lượng đặt thầu của từng phiếu tại mức lãi suất đó, nhưng làm tròn số tới 100 triệu đồng Việt Nam;
13.4. Lãi suất của tín phiếu kho bạc áp dụng thống nhất cho những người trúng thầu theo mức lãi suất đặt thầu cao nhất trong số những người trúng thầu.
Kết quả đấu thầu sẽ do đại diện có thẩm quyền của hai Bộ Tài chính - Ngân hàng thuộc Ban Đấu thầu tín phiếu kho bạc ký xác nhận tại nơi xét thầu.
Điều 14. Giá bán tín phiếu kho bạc áp dụng chung cho các đơn vị trúng thầu được tính theo công thức sau:
MG
1 +
365 x 100
Trong đó: G = Giá bán tín phiếu kho bạc
MG = Mệnh giá tín phiếu kho bạc
Ls = Lãi suất tín phiếu kho bạc trúng thầu
T = Số ngày kỳ hạn của tín phiếu
365 = Số ngày quy ước của một năm.
Số lượng tiền đơn vị trúng thầu phải thanh toán được làm tròn đến hàng trăm đồng.
Điều 15. Thông báo kết quả đấu thầu:
Ngay sau khi có kết quả đấu thầu, Ban Đấu thầu tín phiếu kho bạc sẽ báo cáo lãnh đạo Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước bằng văn bản.
Cùng ngày, Ngân hàng Nhà nước sẽ gửi kết quả đấu thầu cho các đơn vị trúng thầu trực tiếp hoặc bằng Fax hay qua hệ thống vi tính (nếu có) và niêm yết tại Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước Trung ương ở Hà Nội và các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước được chỉ định.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước sẽ thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng những thông tin sau đây:
- Khối lượng tín phiếu kho bạc trúng thầu.
- Giá tín phiếu kho bạc và lãi suất áp dụng cho những người trúng thầu.
Khối lượng tín phiếu kho bạc không trúng thầu.
Điều 16. Thanh toán và giao tín phiếu kho bạc:
16.1. Các đối tượng trúng thầu phải thanh toán đủ tiền mua tín phiếu kho bạc cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch hay chi nhánh Ngân hàng Nhà nước được chỉ định) trong phạm vi 2 ngày làm việc sau ngày tổ chức đấu thầu;
16.2. Ngày đầu tiên sau ngày tổ chức đấu thầu, các đơn vị trúng thầu phải gửi thông báo thanh toán cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước được chỉ định, nơi thành viên đăng ký đấu thầu về số tiền xin thanh toán, đồng thời trong đó đăng ký cơ cấu khối lượng tín phiếu kho bạc nhận mua (dưới hình thức ghi số hay chứng chỉ);
Trường hợp không nhận được thông báo thanh toán, vào ngày đến hạn thanh toán, Ngân hàng Nhà nước trích tài khoản tiền gửi của đơn vị trúng thầu tại Ngân hàng Nhà nước (nếu có) cho đủ số tiền tương ứng với khối lượng tín phiếu kho bạc trúng thầu; nếu đơn vị trúng thầu không có tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, thì Ngân hàng Nhà nước sẽ trích tài khoản của Ngân hàng thành viên phục vụ đơn vị.
16.3. Ngân hàng Nhà nước sẽ ghi có cho tài khoản tiền gửi của Cục Kho bạc Nhà nước mở tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước toàn bộ số tiền mua tín phiếu kho bạc của các đơn vị trúng thầu theo giá bán vào ngày thứ ba sau ngày tổ chức đấu thầu;
16.4. Sau khi nhận đủ tiền mua tín phiếu kho bạc, Ngân hàng Nhà nước sẽ ghi có tài khoản ghi sổ hoặc giao chứng chỉ tín phiếu kho bạc cho đơn vị trúng thầu; việc ghi có tài khoản ghi sổ phải hoàn thành sau 2 ngày làm việc sau ngày đấu thầu và việc giao chứng chỉ phải hoàn thành trong 3 ngày sau ngày đấu thầu;
16.5. Trước ngày tín phiếu kho bạc đến hạn một ngày, Bộ Tài chính (Cục Kho bạc Nhà nước) phải chuyển vốn thanh toán (theo mệnh giá của khối lượng tín phiếu kho bạc trúng thầu) cho Ngân hàng Nhà nước Trung ương thông qua tài khoản tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước để thanh toán cho các thành viên thị trường; vào ngày đến hạn thanh toán, Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) chưa nhận được chứng từ chuyển tiền của Cục Kho bạc Nhà nước thì sẽ tự động trích tài khoản tiền gửi của Cục Kho bạc Nhà nước tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước để thanh toán cho chủ sở hữu tín phiếu và gửi giấy báo nợ cho Cục Kho bạc Nhà nước;
16.6. Việc thanh toán tín phiếu kho bạc cho các thành viên được thực hiện vào ngày tín phiếu đến hạn thông qua tài khoản của các thành viên mở tại Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng thành viên phục vụ (đối với thành viên không có tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước).
Đối với chứng chỉ tín phiếu kho bạc, các thành viên sẽ thanh toán cho khách hàng của mình và sau đó thanh toán lại với Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước sẽ thanh toán cho các thành viên theo mệnh giá số tín phiếu thực giao nộp cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch hoặc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước được chỉ định).
Trường hợp chủ sở hữu tín phiếu kho bạc không đến thanh toán khi đến hạn, thời gian quá hạn sẽ không được trả lãi;
16.7. Mọi vi phạm thời hạn thanh toán sẽ phải chịu phạt theo quy định sau đây:
16.7.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước: Phải chịu lãi phạt bằng 150% lãi suất đấu thầu kỳ hạn tương ứng, tính trên số ngày và số tiền chậm trả;
16.7.2. Đối với đơn vị trúng thầu: Nếu Ngân hàng Nhà nước trích tiền ký quỹ và tiền gửi của đơn vị trúng thầu mà vẫn không đủ số tiền đơn vị cần phải thanh toán thì Ngân hàng Nhà nước sẽ huỷ bỏ phần kết quả trúng thầu chưa được thanh toán và tịch thu toàn bộ số tiền ký quỹ nộp cho Ngân hàng Nhà nước.
Điều 17. Trách nhiệm và quyền hạn của các Vụ, Cục và các đơn vị trong Ngân hàng Nhà nước:
17.1. Vụ Tín dụng có trách nhiệm:
17.1.1. Nhận đơn và cấp giấy công nhận thành viên thị trường cho các đối tượng có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 5; giám sát việc tuân thủ thường xuyên các điều kiện đó và thu hồi giấy công nhận thành viên trong trường hợp cần thiết;
17.1.2. Gửi thông báo phát hành tín phiếu kho bạc cho các thành viên thị trường, Sở Giao dịch và các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước được chỉ định;
17.1.3. Nhận phiếu đăng ký đấu thầu và tổ chức xét thầu theo đúng quy trình, nghiệp vụ đã quy định;
17.1.4. Thông báo kết quả đấu thầu cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước được chỉ định cũng như cho các thành viên trúng thầu để thực hiện việc mua bán tín phiếu;
17.1.5. Lập báo cáo phân tích kết quả đấu thầu gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đồng gửi Vụ Nghiên cứu kinh tế, Vụ Kế toán - tài chính nêu rõ những yếu tố sau:
- Số lượng, lãi suất và giá tín phiếu đăng ký mua,
- Số lượng, lãi suất xác định và giá tín phiếu bán ra cho từng đối tượng trúng thầu, có so sánh với các đợt đấu thầu trước,
- Số lượng, giá trị tín phiếu chưa bán được hoặc nhu cầu mua không được chấp nhận;
17.1.6. Phối hợp với Vụ Thông tin báo chí thông báo kết quả đấu thầu trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước Trung ương tại Hà Nội và các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước được chỉ định.
17.2. Vụ Kế toán - Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn quy trình hạch toán, thanh toán tín phiếu kho bạc.
17.3. Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm:
17.3.1. Trước giờ mở thầu gửi thông báo cho Vụ Tín dụng biết số tiền ký quỹ của các thành viên tham gia đấu thầu;
17.3.2. Thu tiền mua tín phiếu của các đơn vị mua tín phiếu theo thông báo kết quả đấu thầu của Vụ Tín dụng và ghi có cho tài khoản của Kho bạc Nhà nước phù hợp với quy định tại Điều 16 của Quy chế này. 17.3.3. Nhập tài khoản ngoại bảng tín phiếu kho bạc ghi sổ hoặc giao chứng chỉ tín phiếu kho bạc cho đơn vị mua tín phiếu theo đơn đăng ký và phù hợp với quy định tại điểm 16.4 của Quy chế này;
17.3.4. Khi tín phiếu đến hạn, trích tài khoản Kho bạc Nhà nước để thanh toán cho các thành viên đã mua tín phiếu theo quy định tại Điều 15 của Thông tư liên Bộ và điểm 16.6 của Quy chế này. Các đơn vị không phải là thành viên dược thanh toán qua Ngân hàng thành viên nơi đơn vị có tài khoản;
17.3.5. Lập quyết toán chung về việc thanh toán tín phiếu kho bạc. Các chứng chỉ tín phiếu kho bạc phải được đóng vào tập nhật ký chứng từ trả tiền tại Ngân hàng Nhà nước.
17.4. Các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước được chỉ định có trách nhiệm:
17.4.1. Nhận phiếu đăng ký đấu thầu của các thành viên thị trường có tài khoản tiền gửi tại Chi nhánh và thực hiện các nhiệm vụ theo quy trình nghiệp vụ đấu thầu tín phiếu kho bạc;
17.4.2. Trên cơ sở thông báo của Vụ Tín dụng và kết quả đấu thầu, trích tài khoản tiền gửi của đơn vị nói ở điểm trên phù hợp với quy định tại điểm 16.1 và chuyển tiền về tài khoản của Cục Kho bạc Nhà nước tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước;
17.4.3. NHập tài khoản ngoại bảng tín phiếu kho bạc ghi sổ hoặc giao chứng chỉ tín phiếu kho bạc cho đơn vị mua tín phiếu theo đơn đăng ký phù hợp với quy định tại điểm 16.4 của Quy chế này;
17.4.4. Lập quyết toán việc thanh toán tín phiếu gửi Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và bảo quản nhật ký chứng từ trả tiền.
17.5. Vụ phát hành kho quỹ có trách nhiệm:
17.5.1. Tổ chức in ấn và bảo quản chứng chỉ tín phiếu kho bạc theo chế độ chứng từ có giá;
17.5.2. Tổ chức vận chuyển, bảo quản và giao chứng chỉ kho bạc cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước được chỉ định khi có lệnh của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
17.5.3. Mở sổ theo dõi và quyết toán chứng chỉ tín phiếu kho bạc với Vụ Kế toán - tài chính.
Điều 18. Việc bổ sung, sửa đổi Quy chế này do Tống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.