BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 61/2001/QĐ-BKHCNMT | Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2001 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời về quy trình xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3: Các Ông,Bà Cục trưởng Cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán, Chánh Văn phòng Bộ và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
QUY ĐỊNH TẠM THỜI
VỀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 61/2001 /QĐ-BKHCNMT ngày 14 tháng 11 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ KHCNMT)
1. Quy định chung.
1.1. Quy định tạm thời này áp dụng cho các nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường (QLNN về BVMT) được thực hiện bằng nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học Trung ương.
1.2. Nhiệm vụ QLNN về BVMT trong phạm vi điều chỉnh của Quy định này bao gồm:
1.2.1. Nhiệm vụ cấp nhà nước: là những nhiệm vụ QLNN về BVMT nêu tại Điều 4 Nghị định 175/CP ngày 18 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.
1. 2.2. Nhiệm vụ cấp bộ/ngành: là những nhiệm vụ QLNN về BVMT nêu tại Điều 5 Nghị định 175/CP ngày 18 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.
1.3. Nhiệm vụ QLNN về BVMT là một bộ phận của kế hoạch khoa học, công nghệ và môi trường (KHCNMT) và được bố trí, cân đối vào kế hoạch hàng năm của các bộ/ngành.
2. Hướng dẫn xây dựng kế hoạch nhiệm vụ QLNN về BVMT
2.1. Hàng năm, Bộ KHCNMT hướng dẫn xây dựng kế hoạch KHCNMT cho các bộ/ngành, trong đó có nội dung xây dựng kế hoạch nhiệm vụ QLNN về BVMT các cấp.
2.2. Bộ/ ngành căn cứ vào văn bản hướng dẫn xây dựng kế hoạch KHCNMT của Bộ KHCNMT và yêu cầu của bộ/ngành, hướng dẫn các tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) và đơn vị trực thuộc (gọi tắt là tổ chức) xây dựng nhiệm vụ QLNN về BVMT cấp nhà nước và cấp bộ/ngành trong năm kế hoạch.
3. Cơ sở hình thành nhiệm vụ QLNN về BVMT
3.1. Đối với nhiệm vụ cấp nhà nước:
3.1.2. Yêu cầu của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước để giải quyết những việc bức xúc, đột xuất trong công tác quản lý có tính liên ngành, liên vùng;
3.1.2. Đề xuất của các bộ/ngành: thông qua kế hoạch KHCNMT hàng năm;
3.1.3. Đề xuất của các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp, tập thể và cá nhân làm công tác nghiên cứu và quản lý khoa học;
3.1.4. Đề xuất của các cấp quản lý;
3.1.5. Đề xuất từ các hoạt động hợp tác quốc tế .
3.2. Đối với nhiệm vụ cấp bộ/ngành:
3.2.1.Yêu cầu của Lãnh đạo bộ/ngành;
3.2.2. Đề xuất của các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp, tập thể và cá nhân làm công tác nghiên cứu và quản lý khoa học;
3.2.3.Đề xuất của các cấp quản lý về các nhiệm vụ trọng tâm cấp bộ/ngành;
3.2.4. Đề xuất từ các hoạt động hợp tác quốc tế.
4. Xây dựng kế hoạch nhiệm vụ QLNN về BVMT.
4.1. Các tổ chức trực thuộc bộ/ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, năng lực và tiềm lực hiện có (về cán bộ, trang thiết bị, v.v...) đề xuất nhiệm vụ QLNN về BVMT các cấp và tổng hợp chung vào kế hoạch KHCNMT gửi bộ/ngành chủ quản.
4.2. Các bộ/ngành xử lý và tổng hợp các nhiệm vụ QLNN về BVMT vào kế hoạch chung về KHCNMT và gửi cho Bộ KHCNMT 2 bản (1 bản cho Vụ quản lý KH&CN chuyên ngành và 1 bản cho Vụ Kế hoạch).
5. Xử lý, tổng hợp kế hoạch nhiệm vụ QLNN về BVMT.
5.1.Bộ KHCNMT xử lý, tổng hợp kế hoạch nhiệm vụ QLNN về BVMT các cấp từ các cơ sở nêu tại mục 3, trong đó có việc lựa chọn các nhiệm vụ cấp nhà nước.
5.2. Căn cứ vào các nhiệm vụ QLNN về BVMT cấp nhà nước, nhu cầu của các bộ/ngành và khả năng ngân sách dành cho nhiệm vụ QLNN về BVMT, Bộ KHCNMT dự kiến phân bổ kinh phí cho nhiệm vụ QLNN về BVMT (trong đó có cấp nhà nước và cấp bộ/ngành).
6. Cân đối kế hoạch.
6.1. Đối với nhiệm vụ cấp bộ/ngành:
Trên cơ sở tổng mức kinh phí được Nhà nước cân đối cho nhiệm vụ cấp bộ và nhu cầu của bộ/ngành về nhiệm vụ QLNN về BVMT, bộ/ngành chủ động bố trí kinh phí cho các nhiệm vụ QLNN về BVMT trọng tâm cấp bộ, sau đó đến các nhiệm vụ QLNN về BVMT theo thứ tự ưu tiên do bộ/ngành lựa chọn.
6.2. Đối với nhiệm vụ cấp nhà nước
Kinh phí được cân đối theo 2 loại nhiệm vụ sau đây:
6.2.1. Các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, bao gồm:
a. Soạn thảo và hoàn chỉnh văn bản QLNN về BVMT.
b. Đào tạo, giáo dục tuyên truyền, phổ biến kiến thức và nâng cao nhận thức môi trường.
c. Nhiệm vụ hợp tác quốc tế.
d. Một số hoạt động có tính chất thường xuyên của Cục Môi trường và một số nhiệm vụ quan trọng đột xuất do Lãnh đạo Bộ KHCNMT quyết định. (hỗ trợ xuất bản Tạp chí Bảo vệ Môi trường, hỗ trợ hoạt động của Văn phòng 33; hỗ trợ Ban chỉ đạo nước sạch và vệ sinh môi trường; kinh phí đối ứng hợp tác quốc tế; hỗ trợ hội nghị, hội thảo và hoạt động phong trào, các ngày lễ truyền thống về môi trường; hỗ trợ công tác chuyên môn như: thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, thanh tra, kiểm soát; các dự án xây dựng sửa chữa nhỏ và tăng cường năng lực quản lý của Cục Môi trường và một số các hoạt động khác liên quan).
đ. Báo cáo hiện trạng môi trường toàn quốc hàng năm trình Quốc hội.
e. Nhiệm vụ quan trắc và phân tích môi trường của các trạm quan trắc và phân tích môi trường (QT&PTMT) trong hệ thống quan trắc quốc gia.
g. Các dự án đầu tư tăng cường năng lực cho các trạm QT&PTMT trong hệ thống quan trắc quốc gia.
6.2.2. Các nhiệm vụ KH&CN phục vụ QLNN về BVMT, bao gồm:
a. Các đề án, dự án, đề tài nghiên cứu, làm điểm, làm mẫu v.v... có quy mô vừa và nhỏ để giải quyết nhanh, đột xuất phục vụ công tác quản lý.
b. Các đề án, dự án, đề tài nghiên cứu, làm điểm, làm mẫu v.v... có quy mô lớn, có tầm quốc gia được thực hiện trên địa bàn rộng (như các lưu vực sông, các khu công nghiệp, v..v.) hoặc thuộc các lĩnh vực kinh tế - xã hội mang tính liên ngành.
7. Bố trí kế hoạch.
7.1. Các nhiệm vụ bố trí vào kế hoạch của các bộ/ngành bao gồm:
7.1.1.Các nhiệm vụ cấp nhà nước được giao trực tiếp:
a. Nhiệm vụ quan trắc và phân tích môi trường của các trạm QT&PTMT trong hệ thống quan trắc quốc gia. (mục 6.2.1.e)
b. Các dự án đầu tư tăng cường năng lực cho các trạm QT&PTMT trong hệ thống quan trắc quốc gia. (mục 6.2.1.g).
c.Các nhiệm vụ KH&CN phục vụ QLNN về BVMT (mục 6.2.2) đã hoàn thành thủ tục: xác định được cơ quan chủ trì (do giao trực tiếp hoặc tuyển chọn) và thẩm định kinh phí trước thời điểm Bộ KHCNMT có văn bản Hướng dẫn nội dung kế hoạch KHCNMT của các bộ/ngành hàng năm.
7.1.2. Nhiệm vụ cấp bộ/ngành.
Thủ trưởng bộ/ngành căn cứ kinh phí được phân bổ, sau khi tham khảo ý kiến Bộ KHCNMT, chủ động bố trí kế hoạch đối với các nhiệm vụ cấp bộ/ngành theo các nguyên tắc nêu tại mục 6.1.
7.2. Các nhiệm vụ bố trí vào kế hoạch của Bộ KHCNMT.
7.2.1.Phương thức giao trực tiếp: gồm các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng nêu từ mục 6.2.1.a đến mục 6.2.1.đ.
7.2.2. Phương thức giao qua tuyển chọn hoặc giao trực tiếp: gồm các nhiệm vụ KH&CN phục vụ QLNN về BVMT nêu tại mục 6.2.2.
8. Phương thức cấp phát kinh phí nhiệm vụ QLNN về BVMT.
8.1. Bộ Tài chính cấp kinh phí theo địa chỉ:
8.1.1. Bộ/ngành chủ quản: đối với các nhiệm vụ được bố trí vào kế hoạch của bộ/ngành nêu tại mục 7.1.
8.1.2. Bộ KHCNMT: đối với các nhiệm vụ được bố trí vào kế hoạch của Bộ KHCNMT nêu tại mục 7.2.
8.2. Bộ KHCNMT cấp kinh phí cho các tổ chức KH&CN chủ trì theo phương thức ký hợp đồng: đối với nhiệm vụ được tuyển chọn hoặc giao trực tiếp mà chưa bố trí vào kế hoạch KHCNMT hàng năm của các bộ/ngành.
9. Tổ chức thực hiện.
9.1. Đối với nhiệm vụ QLNN về BVMT cấp bộ/ngành.
Kế hoạch nhiệm vụ QLNN về BVMT cấp bộ/ ngành do Thủ trưởng bộ/ngành chịu trách nhiệm xây dựng, xét duyệt, thẩm định, phê duyệt kinh phí, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá nghiệm thu, đồng thời chịu trách nhiệm về hiệu quả và kết quả trước các cơ quan quản lý cấp trên.
Bộ KHCNMT hướng dẫn định hướng những nhiệm vụ trọng tâm cấp bộ/ ngành và định kỳ kiểm tra tình hình thực hiện.
9.2. Đối với nhiệm vụ QLNN về BVMT cấp nhà nước.
Bộ KHCNMT chịu trách nhiệm xây dựng nhiệm vụ, xét duyệt, thẩm định, phê duyệt kinh phí, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá nghiệm thu.
10. Chế độ báo cáo, kiểm tra, đánh giá nghiệm thu.
10.1. Các tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ phải báo cáo cho các cấp quản lý bằng văn bản tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao định kỳ sáu tháng 1 lần.
10.2. Các cấp quản lý định kỳ tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện những nhiệm vụ trọng điểm hoặc tổ chức kiểm tra đột xuất khi thấy cần thiết.
10.3. Các cấp quản lý tổ chức đánh giá nghiệm thu theo quy định hiện hành khi tổ chức chủ trì kết thúc nhiệm vụ.
11. Điều khoản thi hành.
11.1. Quy định tạm thời này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
11.2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ánh cho Bộ KHCNMT để xem xét, giải quyết.
Hình 2. Sơ đồ khối về cấp phát kinh phí SNKH
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QLNN VỀ BVMT
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.