BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 606/QĐ-BKHCN | Hà Nội, ngày 07 tháng 4 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC ĐỀ TÀI THUỘC CÁC CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2006-2010 ĐỂ TUYỂN CHỌN THỰC HIỆN TRONG KẾ HOẠCH NĂM 2009
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Nghị định só 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ ;
Căn cứ Quyết định số 18/2006/QĐ-BKHCN ngày 15/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ “Qui chế tổ chức quản lý hoạt động Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2006-2010” và Quyết định số 23/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc bổ sung một số điều của “Qui chế tổ chức quản lý hoạt động Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2006-2010”;
Căn cứ Quyết định 24/2006/QĐ-BKHCN ngày 30/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ “Qui định về việc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2006-2010”;
Căn cứ Quyết định số: 2024/QĐ-BKHCN và 2025/QĐ-BKHCN ngày 13/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt mục tiêu, nội dung và dự kiến sản phẩm của Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước KC.06/06-10 và KC.07/06-10;
Căn cứ kết quả làm việc và kiến nghị của các Hội đồng khoa học và công nghệ tư vấn xác định nhiệm vụ năm 2009 thuộc các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2006-2010;
Theo đề nghị của các Ông Chủ nhiệm Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2006-2010: KC.06/06-10; KC.07/06-10, Giám đốc Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước và Vụ trưởng Vụ Khoa học và công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Danh mục 17 đề tài thuộc các Chương trình: KC.06/06-10 và KC.07/06-10 để tuyển chọn trong kế hoạch năm 2009 (các phụ lục kèm theo).
Thời gian thực hiện các đề tài trong Danh mục không quá 24 tháng.
Điều 2. Giao cho các Ông chủ nhiệm Chương trình KC.06/06-10 và KC.07/06-10 phối hợp với Giám đốc Văn phòng các Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Khoa học và công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính của Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội đồng KH&CN cấp Nhà nước để đánh giá hồ sơ các đề tài theo qui định hiện hành để tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện và báo cáo Lãnh đạo Bộ về kết quả tuyển chọn.
Điều 3. Các Ông Chủ nhiệm các Chương trình: KC.06/06-10 và KC.07/06-10, Giám đốc Văn phòng các Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Khoa học và công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI THUỘC CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2006-2010 ĐỀ NGHỊ TUYỂN CHỌN THỰC HIỆN TRONG NĂM 2009.
Tên Chương trình: Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm xuất khẩu chủ lực
Mã số: KC.06/06-10
(Kèm theo Quyết định số 606 /QĐ-BKHCN ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
TT | Tên Đề tài | Định hướng mục tiêu | Sản phẩm và yêu cầu đối với sản phẩm |
1 | Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng, công thức và công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm hùm bông (Panulirus ornatus) và tôm hùm xanh (P. homarus). | Xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm hùm. | - Các thông số về nhu cầu dinh dưỡng của tôm giống và tôm thương phẩm; - Công thức thức ăn thích hợp; - Qui trình công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp cho tôm giống và tôm thương phẩm; - Thức ăn đạt hiệu quả sinh học, kinh tế và môi trường; |
2 | Chọn giống cá tra theo hướng kháng bệnh gan thận mủ
| Xác định triển vọng của hướng chọn giống kháng bệnh gan thận mủ và tạo đàn cá bố mẹ cho chọn giống. | - Quy trình gây bệnh thực nghiệm; - Các thông số di truyền cơ bản (biến dị tính trạng, hệ số di truyền, tương quan sinh trưởng và bệnh); - 200 gia đình để chọn giống. |
3 | Nghiên cứu đặc điểm sinh học ấu trùng tôm hùm bông (Panulirus ornatus) làm cơ sở cho việc tạo công nghệ sản xuất giống | Xác định được đặc điểm sinh học từng giai đoạn biến thái của ấu trùng tôm hùm bông (Panulirus ornatus) | - Báo cáo đặc điểm sinh học về biến thái, đặc điểm sinh dưỡng, điều kiện về sinh thái môi trường các giai đoạn sớm của tôm hùm bông; - Quy trình nuôi vỗ tôm bố mẹ. |
4 | Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất và chế biến chè Shan tạo sản phẩm an toàn phục vụ nội tiêu và xuất khẩu | Tạo được sản phẩm mới an toàn và có chất lượng cao từ nguyên liệu chè shan phục vụ nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu. | - Quy trình nhân giống và kỹ thuật thâm canh đạt năng suất trên 10 tấn/ha; - Quy trình công nghệ chế biến chè vàng; - Quy trình công nghệ chế biến chè Phổ Nhĩ; - Xây dựng mô hình sản xuất và chế biến. |
5 | Nghiên cứu tuyển chọn giống, xây dựng quy trình nhân giống và kỹ thuật canh tác, chế biến các sản phẩm xuất khẩu từ gấc. | Phát triển đa dạng các sản phẩm chế biến từ gấc phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
| - Xác định được từ 2-3 giống gấc có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với chế biến công nghiệp; - Xây dựng quy trình nhân giống và kỹ thuật canh tác, quy trình bảo quản nguyên liệu; - Quy trình công nghệ chế biến 3-4 sản phẩm mới từ gấc phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. |
6 | Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ đồng bộ sản xuất đà điểu và các sản phẩm từ đà điểu phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.
| - Xây dựng được quy trình công nghệ đồng bộ về sản xuất giống, thức ăn, nuôi dưỡng, thú y, giết mổ và chế biến; - Tổ chức sản xuất đà điểu đảm bảo chất lượng sản phẩm phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. | - Quy trình công nghệ chăn nuôi đà điểu bố mẹ sinh sản; - Quy trình công nghệ chăn nuôi đà điểu thương phẩm; - Quy trình thú y phòng bệnh đảm bảo an toàn sinh học; - Quy trình giết mổ và chế biến các sản phẩm từ đà điểu; - Quy trình thuộc da đà điểu; - Mô hình tổ chức, quản lý vùng chăn nuôi đà điểu đáp ứng an toàn sinh học và vệ sinh thực phẩm; - Xây dựng 2 vùng chăn nuôi đà điểu quy mô 500-1000 tấn thịt hơi/năm đảm bảo an toàn thực phẩm và có hiệu quả kinh tế. |
7 | Nghiên cứu thiết kế và công nghệ chế tạo để sản xuất trong nước sà lan đa năng cỡ 25.000 tấn phục vụ vận chuyển, thi công và tháo dỡ các công trình khai thác dầu khí 12 | Làm chủ thiết kế và công nghệ chế tạo sà lan đa năng 25.000 tấn phục vụ xây lắp, tháo dỡ và vận chuyển các công trình khai thác dầu khí và công trình biển | - Hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế công nghệ được cơ quan đăng kiểm Việt Nam chấp nhận đủ điều kiện để chế tạo ; - Các giải pháp và quy trình công nghệ chế tạo phù hợp với điều kiện Việt Nam ; - Báo cáo đầu tư được Chủ đầu tư phê duyệt. |
8 | Nghiên cứu, công nghệ chế tạo cáp điện và thanh cái chịu tải lớn bằng vật liệu bimetal nhôm -đồng dùng trong ngành công nghiệp tàu thuỷ và kỹ thuật điện. | - Làm chủ công nghệ chế tạo cáp điện và thanh cái chịu tải lớn bằng vật liệu bimetal nhôm -đồng thay thế nhập khẩu phục vụ ngành công nghiệp tàu thủy và kỹ thuật điện. - Chế tạo được cáp điện bimetal nhôm -đồng có tiết diện 200mm2 và thanh cái nhôm -đồng chịu được dòng điện 250A | - 03 loại thanh cái 100x8, 75x6 và 50x5 chiều dài mỗi thanh không thấp hơn 10 m, - 100 m cáp điện, tiết diện 200 mm2 gồm nhiều sợi bimetal nhôm -đồng - Thanh cái và cáp điện: theo tiêu chuẩn IMO hoặc MWS. - Bộ hồ sơ công nghệ chế tạo, thử nghiệm
|
Tổng số : 08 đề tài
Lưu ý:
Thời gian thực hiện của các nhiệm vụ không quá 24 tháng;
Hạn cuối cùng nhận hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn là: 16 giờ 30, ngày 23/5/2008;
Nơi nhận hồ sơ: Tại Văn phòng các chương trình (tầng 4, số 70 Trần Hưng Đạo, Hà Nội).
PHỤ LỤC 2
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI THUỘC CHƯƠNG TRÌNH KH &CN TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2006-2010 ĐỀ NGHỊ TUYỂN CHỌN THỰC HIỆN TRONG NĂM 2009.
Tên Chương trình: Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn
Mã số: KC.07/06-10
(Kèm theo Quyết định số 606 /QĐ-BKHCN ngày 07 .tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
TT | Tên Đề tài | Định hướng mục tiêu | Sản phẩm và Yêu cầu đối với sản phẩm |
1 | Nghiên cứu công nghệ và thiết bị sản xuất giấy bao bì tự hủy phục vụ ươm giống cây trồng và bao gói hàng thực phẩm | Có được quy trình công nghệ, thiết bị sản xuất giấy bao bì tự hủy phục vụ ươm giống cây trồng và bao gói hàng nông sản, thực phẩm thân thiện môi trường quy mô vừa và nhỏ | - Quy trình công nghệ sản xuất giấy bao bì tự hủy phục vụ ươm cây giống và bao gói thực phẩm thân thiện với môi trường ; - Hệ thống thiết bị năng suất 2.000–3.000 tấn sản phẩm (túi ươm cây tự hủy và bao gói thực phẩm)/năm. Chất lượng sản phẩm đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật và thân thiện với môi trường. Đối với bao gói hàng thực phẩm, phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; Sản phẩm được thị trường chấp nhận ; - Mô hình ứng dụng công nghệ và thiết bị để sản xuất ra sản phẩm ; - Các sản phẩm khác : + Đào tạo: 1-2 Thạc sỹ + Bài báo: 2 + Giải pháp hữu ích: 1 |
2 | Nghiên cứu công nghệ xử lý nguồn nước mặt bị ô nhiễm ở vùng nông thôn bằng công nghệ sinh thái | Có được công nghệ sinh thái phù hợp để xử lý nước mặt bị ô nhiễm ở vùng nông thôn | - Công nghệ sinh thái dễ ứng dụng, chi phí thấp, có tính phổ biến, thân thiện với môi trường. Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN ; - Xây dựng một số mô hình (thực vật nổi, công nghệ "vùng rễ",...) mỗi mô hình ≥ 1000 m²; - Đào tạo : 02 ThS - Bài báo : 02 - Giải pháp hữu ích : 01 |
3 | Nghiên cứu ứng dụng công nghệ và thiết bị sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ kim loại màu quy mô làng nghề | Có được công nghệ và thiết bị tiên tiến, phù hợp để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ kim loại mầu đạt chất lượng cao và ổn định | - Công nghệ và thiết bị đúc chân không các sản phẩm bằng kim loại mầu : + Công nghệ nấu luyện; + Công nghệ đúc; + Công nghệ tạo hình và gia công khuôn; - Công nghệ và thiết bị gia công sản phẩm: + Công nghệ và thiết bị tạo mầu hợp kim đồng ; + Công nghệ và thiết bị mạ bạc, vàng trang trí, mạ nhiều mầu trên một sản phẩm; - 03 Mô hình ứng dụng ; - Yêu cầu của sản phẩm: + Công nghệ tiên tiến, tương đương với các nước trong khu vực ; + Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, xử lý khí thải, nước thải, bụi.... ; + Giá thành phù hợp với điều kiện của làng nghề ; + Dễ ứng dụng và chuyển giao ; + Có sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ (tượng mỹ thuật, đồ gia dụng, thờ cúng...) được sản xuất bằng công nghệ, thiết bị do đề tài nghiên cứu đạt yêu cầu xuất khẩu ; - Các sản phẩm khác : + Đào tạo : 1 thạc sĩ + Chuyển giao công nghệ, thiết bị cho 3 mô hình + Bài báo: 2 -3 + Giải pháp hữu ích: 1 |
4 | Nghiên cứu công nghệ và thiết bị chế biến, bảo quản các sản phẩm ong mật | Có được công nghệ và thiết bị tiên tiến chế biến, bảo quản nhằm gia tăng chất lượng và giảm thất thoát các sản phẩm ong mật | - Công nghệ và thiết bị tinh chế mật ong tự động công suất từ 1-2 tấn/giờ; - Công nghệ và hệ thống thiết bị sấy phấn hoa công suất 40-50kg/8 giờ ; - Công nghệ và hệ thống thiết bị phun sương sữa ong chúa công suất 2-3kg/ giờ ; - 01 mô hình tinh chế mật ong ; - 03 mô hình sấy phấn hoa ; - 01 mô hình phun sương sữa ong chúa. - Các sản phẩm khác : + Đào tạo 1 thạc sĩ + Bài báo: 2 -3 + Giải pháp hữu ích: 1 - Các công nghệ và thiết bị của Đề tài phải tạo ra được các sản phẩm ong mật đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ; giá thành phù hợp và dễ ứng dụng, chuyển giao. |
5 | Nghiên cứu công nghệ, thiết kế và chế tạo hệ thống thiết bị đồ thóc để sản xuất gạo đồ xuất khẩu | Sản xuất gạo đồ xuất khẩu bằng công nghệ và thiết bị của Việt Nam | - Công nghệ đồ thóc tiên tiến, phù hợp với một số loại thóc chủ lực của Đồng bằng sông Cửu Long; - Hệ thống thiết bị đồ thóc, đồng bộ, cơ giới hoá hoàn toàn và một phần tự động hoá, năng suất 90 tấn thóc/ngày, chất lượng đáp ứng yêu cầu của công nghệ; - 01 mô hình ứng dụng công nghệ và thiết bị của đề tài lắp đồng bộ với dây chuyền xay sát thóc (của 01 cơ sở sản xuất) đảm bảo sản xuất gạo đồ có chất lượng tương đương chất lượng gạo đồ của Thái Lan - Sản xuất 1000 tấn gạo đồ; - Bài báo: 02. |
6 | Nghiên cứu công nghệ và thiết kế chế tạo một số thiết bị chính trong dây chuyền chế biến tinh bột biến tính bằng phương pháp nhiệt năng suất 1000 tấn sản phẩm/năm sử dụng cho ngành thuỷ sản, đúc, dầu khí | Có được công nghệ và dây chuyền thiết bị chế biến tinh bột biến tính bằng phương pháp nhiệt do cơ khí trong nước chế tạo, để sản xuất tinh bột biến tính phục vụ ngành chế biến thức ăn thuỷ sản, ngành công nghiệp đúc và ngành sản xuất phân hoá học… | - Quy trình công nghệ; - Dây chuyền thiết bị chế biến tinh bột biến tính bằng phương pháp nhiệt, công suất: 1000 tấn sản phẩm/năm do đề tài nghiên cứu, thiết kế, chế tạo; - Tinh bột biến tính được chế biến từ tinh bột sắn bằng dây chuyền thiết bị do đề tài tạo ra có chất lượng tương đương với sản phẩm nhập ngoại, đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất thức ăn cho thuỷ sản, đúc và sản xuất phân hoá học … với giá thành thấp hơn nhập ngoại; - 01 mô hình ứng dụng dây chuyền thiết bị; - 03 mô hình ứng dụng tinh bột biến tính là sản phẩm của đề tài; - Bài báo: 02; - Đào tạo: 01 thạc sỹ; - Giải pháp hữu ích: 01. |
7 | Nghiên cứu công nghệ và thiết bị sản xuất màng polyme tiên tiến để che phủ nhà lưới, nhà vườn trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao | Đưa ra được công nghệ mới để sản xuất màng phủ nhà lưới, nhà vườn có khả năng hấp thụ UV nhằm hạn chế các bức xạ có hại, tăng năng suất cây trồng theo hướng phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững | - 01 qui trình công nghệ ; - 01 hệ thống thiết bị có công suất 100kg/ngày; - Màng polyme sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn về độ bền trong điều kiện khí hậu Việt Nam và có kích thước phù hợp với quy mô nhà lưới, nhà vườn trong nông nghiệp; Có giá thành thấp hơn 20%-30% sản phẩm nhập ngoại ; - Sản phẩm được áp dụng cho 03 mô hình: cây thân leo (dưa chuột, cà chua); cây thân thấp (xà lách, súp lơ xanh); cây hoa, với diện tích mỗi mô hình 400 – 500 m² có hiệu quả cao ; - Bài báo: 2-3 bài ; - Tham gia đào tạo: 02 thạc sĩ . |
8 | Nghiên cứu công nghệ và thiết bị sản xuất can xi hoạt tính từ vỏ hầu | Tạo được công nghệ và hệ thống thiết bị phù hợp sản xuất can xi hoạt tính cung cấp cho nhu cầu trong nước | - Quy trình công nghệ sản xuất canxi hoạt tính; - Hệ thống thiết bị đồng bộ quy mô 10 tấn SP/năm; - Sản phẩm : + Can xi hoạt tính 100 kg đạt chất lượng tương đương hàng nhập ngoại + 01 Mô hình ứng dụng - Đào tạo : 01 ThS - Bài báo : 02 - Giải pháp hữu ích : 01 |
9 | Nghiên cứu xử lý một số loại gỗ rừng trồng từ nhóm 5 đến nhóm 8 làm nguyên liệu đóng tàu thuyền đi biển | Có được công nghệ, thiết bị biến tính và bảo quản một số loại gỗ rừng trồng phổ biến ở Việt Nam nhằm nâng cao độ ổn định kích thước, độ bền cơ học, độ bền tự nhiên của gỗ đáp ứng yêu cầu nguyên liệu đóng tàu, thuyền đi biển | - Quy trình công nghệ biến tính gỗ - Hệ thống thiết bị để biến tính và bảo quản gỗ, công suất 5m³ sản phẩm/ngày - Sản xuất thử nghiệm ít nhất 30m³ sản phẩm gỗ và ứng dụng đóng mới 01 tàu đi biển - Bài báo : 02 - Đào tạo : 02 ThS |
Số lượng: 09 đề tài
Lưu ý: Thời gian thực hiện của các nhiệm vụ không quá 24 tháng;
Hạn cuối cùng nhận hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn là: 16 giờ 30, ngày 23/5/2008;
Nơi nhận hồ sơ: Tại Văn phòng các chương trình (tầng 4, số 70 Trần Hưng Đạo, Hà Nội).
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.