ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số : 59/2005/QĐ-UB | Đà Lạt, ngày 09 tháng 03 năm 2005 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ THỦ TỤC LẬP VÀ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN LÂM ĐỒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND&UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 27/12/1993; Nghị định số 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định số 143/2004/NĐ-CP ngày 1217/2004 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung điều 14 Nghị định 175/CP;
- Căn cứ Thông tư số 490/1998/TT-BKHCN&MT ngày 29/4/1998 của Bộ Khoa học, Công nghệ và môi trường về hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư;
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại tờ trình số 3102/TTr- TN &MT ngày 13/2/2004;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này "Quy định về trình tự thủ tục lập và thẩm định báo cáo môi trường đối với các dự án đầu tư trên địa bàn Lâm Đồng"
Điều 2: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở ngành chức năng liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp tình hình thực hiện quy định này trên toàn tỉnh.
Điều 3: Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch & Đầu tư, Công nghiệp, Xây dựng, Giao thông vận tải, Du lịch & Thương mại, Nông nghiệp & phát triển Nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, thủ trưởng các tổ chức, cá nhân có liên quan và chủ các dự án đầu tư trong toàn tỉnh có trách nhiệm triển khai thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký./.
| T/M. UBND TỈNH LÂM ĐỒNG |
QUY ĐỊNH
VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC LẬP VÀ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
( Ban hành kèm theo Quyết định số 59/2005/QĐ-UB ngày 09 tháng 3 năm 2005 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:
1. Qui định này được áp dụng để thực hiện các trình tự thủ tục lập và thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường (sau đây gọi chung là báo cáo môi trường) đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
2- Các dự án đầu tư trong nước, liên doanh với nước ngoài, đầu tư có vốn nước ngoài, các cơ sở sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các dạng đầu tư khác ( sau đây gọi chung là các dự án ) phải tuân thủ qui định này trong quá trình xin cấp giấy phép đầu tư phê duyệt hoặc thoả thuận dự án đầu tư trước khi tiến hành hoạt động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2: Phân loại dự án đầu tư
Các dự án đầu tư được phân thành 2 loại theo hướng dẫn tại Thông tư số 490/199811YR-BKHCN&MT ngày 29/4/1998 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường như sau:
1. Dự án loại I: bao gồm các dự án có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng, dễ gây ra sự cố môi trường, khó khống chế và khó xác định tiêu chuẩn môi trường. Các dự án thuộc loại này phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Danh mục các dự án này được liệt kê tại phụ lục 1.
2. Dự án loại II: là tất cả các dự án còn lại, các dự án này phải lập Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường trên cơ sở tự phân tích và đánh giá các tác động môi trường khi triển khai dự án.
Các dự án loại 1 nếu đầu tư vào các khu công nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn Báo cáo đánh giá tác động môi trường thì chỉ lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường
Chương II
THỦ TỤC LẬP, THẨM ĐỊNII BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ BẢN ĐĂNG KÝ ĐẠT TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG
Điều 3: Các trình tự, thủ tục tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
1 - Trước khi được cấp giấy phép đầu tư hoặc phê duyệt, thoả thuận dự án làm căn cứ để lập các thủ tục thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất:
- Dự án loại I: Trong báo cáo dự án khả thi khi trình thẩm định phải có một phần hoặc một chương (hoặc một bản báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ) nêu tổng quan về các tác động tiềm tàng của dự án đến môi trường và nêu tổng quát biện pháp giảm thiểu các tác động đó. Đây là cơ sở để các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét trong quá trình thẩm định hồ sơ.
Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ bao gồm:
- Đánh giá hiện trạng môi trường tại địa bàn hoạt động của dự án.
- Đánh giá các tác nhân gây ô nhiễm môi trường do hoạt động của dự án gây ra.
- Đề xuất tóm tắt các biện pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án đến môi trường.
- Các Dự án loại II: phải lập Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường theo mẫu quy định tại Thông tư 490/1998/TT-BKHCN&MT của Bộ Khoa học Công nghệ và môi trường (theo nội dung tại phụ lục III của quy định này), trình Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, xác nhận.
2- Sau khi đã được cấp giấy phép đầu tư và xác định địa điểm thực hiện dự án, các chủ dự án loại I phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết theo mẫu được quy định tại phụ lục I.2 Nghị định I75/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ (phụ lục II của quy định này) và trình cơ quan có thẩm quyền để thẩm định, phê duyệt.
Điều 4: Hồ sơ thẩm định:
Hồ sơ nộp để thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xin xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường bao gồm:
- 01 đơn xin thẩm định hoặc xin xác nhận (theo mẫu tại phụ lục V hoặc phụ lục IV).
- 07 bản báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án loại I hoặc 03 bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đối với dự án loại II. (Nếu là dự án đầu tư trực tiếp 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài phải có 01 bản Tiếng Anh)
- 01 bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc giải trình kinh tế - kỹ thuật của dự án.
- 01 tờ trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo khu vực dự án theo mẫu qui định.
Tuỳ theo tính chất hoạt động của dự án, cơ quan thẩm định có thể yêu cầu bổ sung hoặc xuất trình các giấy tờ pháp lý liên quan khác sau đây:
+ Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy.
+ Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình, trong đó có phần thiết kế các hạng mục công trình về xử lý chất thải.
+ Giấy chứng nhận kinh doanh có điều kiện.
+ Đơn đề nghị áp dụng các tiêu chuẩn khác ngoài tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam. Điều 5: Cơ quan hướng dẫn, tiếp nhận, quản lý hồ sơ xin thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan hướng dẫn, tiếp nhận, quản lý, lưu trữ hồ sơ tất cả các Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường và Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền thẩm định cấp địa phương;
2. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan hướng dẫn, lưu trữ hồ sơ các Báo cáo đánh giá tác động môi trường và các hồ sơ liên quan đối với các dự án thực hiện trên địa bàn Tỉnh Lâm Đồng, thuộc thẩm quyền thẩm định cấp Bộ.
3. Bộ Tài nguyên và môi trường là cơ quan tiếp nhận và lưu trữ hồ sơ các Báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền thẩm định và phê duyệt cấp Bộ.
Điều 6: Thẩm quyền cấp, điều chỉnh nội dung quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường và phiếu xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường.
1. Thẩm quyền thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường được qui định tại Nghị định số 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định số 143/2004/NĐ- CP ngày 12/7/2004 của Chính Phủ về việc sửa đổi, bổ sung điều 14 Nghị định 175/CP, cụ thể như sau:
Bộ Tài nguyên và môi trường thẩm định và phê chuẩn các dự án quy định tại phụ lục VI, kèm theo bản quy định này.
Uỷ ban nhân dân Tỉnh phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án loại I không thuộc thẩm quyền thẩm định cấp Bộ hoặc các dự án thuộc thầm quyền thẩm định cấp Bố nhưng được Bộ uỷ quyền thẩm định tại địa phương.
Sở Tài nguyên và Môi trường cấp phiếu xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đối với các dự án loại II.
2. Hiệu lực của Quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Phiếu xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường căn cứ theo thời hạn của dự án hoặc thời hạn của các giấy phép, quyết định đầu tư tương ứng.
3. Sau khi được cấp Quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Phiếu xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường Chủ dự án có trách nhiệm tổ chức thực hiện đúng các biện pháp bảo vệ môi trường như đã đăng ký. Chủ dự án có trách nhiệm thực hiện chương trình tự quan trắc, phân tích nguồn nước thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn, các yếu tố môi trường khác và báo cáo định kỳ cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường theo đúng quy định hiện hành.
Việc thực hiện quá trình tự kiểm soát và báo cáo theo quy định là căn cứ để cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường xem xét việc cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho dự án.
4. Điều chỉnh nội dung báo cáo môi trường đã được phê duyệt:
Khi điều chỉnh qui mô dự án so với quy mô đăng ký hoặc thay đổi, điều chỉnh lĩnh vực đầu tư, hoặc thay đổi các nội dung, giải pháp đã đăng ký trong báo cáo môi trường đã được phê duyệt, Chủ dự án phải lập báo cáo môi trường bồ sung trình Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Bộ Tài nguyên và môi trường xem xét hồ sơ và tổ chức thẩm định theo thẩm quyền quy định tại điều 6. 1 nêu trên. Chủ dự án chỉ được thực hiện khi có ý kiến chấp nhận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường theo phân cấp.
5. Thay đổi chủ đầu tư:
Khi thay đổi chủ đầu tư của dự án, Chủ dự án phải có trách nhiệm bàn giao toàn bộ hồ sơ báo cáo môi trường đã được cấp có thẩm quyền quyết định phê chuẩn hoặc xác nhận và các số liệu cập nhật liên quan đến công tác bảo vệ môi trường của dự án đề chủ dầu tư mới tiếp tục chịu trách nhiệm thực hiện đồng thời báo cáo bằng văn bản về sự thay đổi này cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có thẩm quyền. Nếu chủ đầu tư mới cán thay đổi các nội dung đã được phê duyệt hoặc xác nhận thì tiến hành theo trình tự tại điều 6.4 nêu trên.
6. Trong quá trình thực hiện đầu tư và xây dựng theo dự án, nếu trong thời hạn đăng ký, Chủ dự án (loại I và loại II) không xúc tiến việc đầu tư các hạng mục công trình xử lý chất thải, không có biện pháp tích cực để giảm thiểu ô nhiễm, thực hiện không đúng các cam kết đã ghi trong báo cáo môi trường, không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, thì sẽ chịu xử phạt theo Nghị định 121/2004/NĐ-CP ngày 12/5/2004 của Chính phủ "về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường" của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Trước khi công trình được phép đưa vào sử dụng, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm:
- Phối hợp với cơ quan cấp giấy phép xây dựng tiến hành kiểm tra các công trình xử lý chất thải và các điều kiện an toàn khác theo qui định bảo vệ môi trường.
Nếu phát hiện công trình không tuân thủ đúng những phương án bảo vệ môi trường đã được duyệt, thì có quyền yêu cầu chủ dự án phải xử lý lại theo đúng báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thẩm định, trước khi đưa dự án vào hoạt động.
Chương III
TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG
Điều 7: Hội đồng thẩm định.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án loại I thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND Tỉnh, các dự án được Bố Tài nguyên và Môi trường uỷ quyền cho UBND tỉnh và các bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đối với các dự án loại II.
2. Trong trường hợp cần thiết, UBND tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hội đồng thẩm định hoạt động theo Quyết định số 04/2003/QĐ-BTN ngày 21/8/2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
3. Số lượng thành viên Hội đồng gồm 7- 9 người do Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định thành lập theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Thành phần Hội đồng bao gồm các nhà khoa học, các nhà quản lý có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung liên quan đến dự án.
Trong trường hợp cần thiết, thành phần Hội đồng có thêm đại diện các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án.
4. Hội đồng thẩm định làm việc theo phương thức thảo luận công khai giữa các thành viên Hội đồng và chủ dự án, cũng như các thành viên khác và kết luận theo đa số ý kiến thảo luận trong phiên họp Hội đồng. Trong trường hợp cần thiết, để giúp hội đồng có thêm thông tin về dự án, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức đoàn kiểm tra đánh giá tại chỗ.
5. Hội đồng thẩm định tự giải thể sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường phê chuẩn.
Điều 8: Kinh phí thẩm định:
Kinh phí phục vụ cho hoạt động của Hội đồng thẩm định thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được chi từ ngân sách Nhà nước. Trong đó:
- Thù lao cho các chuyên viên, chuyên gia áp dụng theo quy định tại Thông tư 45/2001/1TLTBTC-BKHCNMT ngày 18/6/2001 về việc hướng dẫn một số chế độ chi tiêu đối với các nhiệm vụ khoa học công nghệ.
Các chi phí khác như xăng xe, phương tiện đi lại, lưu trú của các thành viên hội đồng thẩm định (trong trường hợp thành viên hội đồng thẩm định ở ngoài khu vực Đà Lạt) hoặc tổ chức đoàn đánh giá tại chỗ được áp dụng theo qui định về chế độ công tác phí hiện hành.
Điều 9: Tiêu chuẩn môi trường.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường phải áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường hiện hành quy định giới hạn tối đa cho phép nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí xung quanh, khí thải công nghiệp, tiếng ồn độ rung, nước mặt, nước ngầm, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt thải ra môi trường.
Trường hợp trong tiêu chuẩn môi trường Việt Nam không qui định về một chỉ tiêu cụ thể thì chủ dự án có đơn xin áp dụng tiêu chuẩn khác (tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn nước ngoài...) nhưng phải bảo đảm tính tiên tiến của tiêu chuẩn xin thoả thuận áp dụng.
Điều 10: Thời gian thẩm định.
1. Trong thời hạn 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp phiếu xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường. Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu chậm nhất trong vòng 5 ngày làm việc Sở có trách nhiệm thông báo cho chủ dự án biết để điều chỉnh, bổ sung.
2. Trong thời hạn 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, đối với các dự án loại I thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND Tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ, báo cáo kết quả thực hiện và trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh ra quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án.Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu chậm nhất trong vòng 7 ngày làm việc Sở có trách nhiệm thông báo cho chủ dự án biết để điều chỉnh, bổ sung.
Chương IV
KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
Điều 11: Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Mọi tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo cán bộ hoặc tổ chức quản lý nhà nước về môi trường có hành vi cố ý làm sai lệch hồ sơ, gây cản trở cho việc lập thủ tục thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường của qui định này. Mọi khiếu nại tố cáo được thụ lý và giải quyết theo đúng các trình tự thủ tục hiện hành.
Chương V
ĐIỂU KHOẢN T'HI HÀNH
Điều 12: Điều khoản thi hành.
Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày quy định này có hiệu lực các dự án đầu tư trong nước, liên doanh với nước ngoài, đầu tư 100% vốn nước ngoài, các cơ sở sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, kể cả các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các dạng đầu tư khác hoạt động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng không thực hiện theo các quy định này sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật./.
PHỤ LỤC I
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN PHẢI LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.
1. Công trình nằm trong hoặc kế cận các khu vực nhậy cảm về môi trường, các khu bảo tồn thiên nhiên, khu dư lịch. di tích văn hoá, lịch sử có tầm cỡ quốc gia và quốc tế
2. Quy hoạch:
2.1. Phát triển vùng | 2.3. Đô thị |
2.2. Phát triển ngành | 2.4. Khu công nghiệp/ Khu chế xuất |
3.Về dầu khí:
3.1. Khai thác | 3.3. Vận chuyển |
3.2. Chế biến | 2.4. Kho xăng dầu ( dung tích từ 20.000 m3 trở lên |
4. Nhà máy luyện gang thép, kim loại mầu (công suất từ 100.000 tấn sản phẩm/năm trở lên),
5. Nhà máy thuộc da (từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên),
6. Nhà máy Dệt nhuộm (từ 20 triệu m vải/ năm trở lên),
7. Nhà máy sơn (công suất từ 1000 T sản phẩm/ năm trở lên), chế biến cao su (công suất từ 10000 T sản phẩm/năm).
8. Nhà máy đường (công suất từ 100.000 T mía/năm trở lên),
9. Nhà máy chế biến thực phẩm công suất từ 1000T sản phẩm/năm),
10. Nhà máy đông lạnh (công suất từ 1000 T sản phẩm/ năm),
11. Nhà máy Nhiệt điện (công suất từ 200MW trở lên).
12. Nhà máy bột giấy và giấy (công suất từ 40.000 tấn bột giấy/năm trở lên),
13. Nhà máy xi măng (công suất từ 1triệu tấn xi măng/năm trở lên).
14. Khu du lịch, giải trí (diện tích từ 100 ha trở lên).
15. Sân bay.
16. Bến cảng (cho tàu trọng tài từ 10.000 DWT trở lên).
17. Đường sắt, đường Ô tô cao tốc, đường Ô tô (thuộc cấp I đến cấp III theo tiêu chuẩn TCVN 4054-85) có chiều dài trên 50km.
18. Nhà máy thuỷ điện (hồ chứa nước từ 100 triệu m3 nước trở lên).
19. Công trình thuỷ lợi dưới, tiên, ngăn mặn... từ 10.000 ha trở lên).
20. Xử lý chất thải (khu xử lý nước thải tập trung công suất từ 100.000 m3/ ngày đêm trở lên; bãi chôn làm chất thải rắn).
21. Khai thác khoáng sàn, vật liệu xây dựng (tổng khối lượng khoáng sản rắn và đất đá từ 100.000 m3/ năm trở lên).
22. Lâm trường khai thác gỗ (tất cả).
23. Khu nuôi trồng thuỷ sản (diện tích từ 200ha trở lên).
24. Sản xuất, kho chứa và sử dụng hoá chất độc hại (tất cả).
25. Lò phản ứng hạt nhân (tất cả).
* Các dự án nói trên nếu đầu tư vào các khu công nghiệp/khu chế xuất đã được cấp quyết định, phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường xe được đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường trên cơ sở tự xác lập và phân tích báo cáo đánh giá tác động môi trường của mình.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.