BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 59/2001/QĐ-BKHCNMT | Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2001 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH "QUY ĐỊNH VỀ DẤU KIỂM ĐỊNH, TEM KIỂM ĐỊNH VÀ GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM ĐỊNH"
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Pháp lệnh Đo lường ngày 06 tháng 10 năm 1999;
Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nhệ và Môi trường;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về dấu kiểm định, tem kiểm định và giấy chứng nhận kiểm định “.
Điều 2. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chẩn Đo lường Chất lượng chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 4. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| K.T BỘ TRƯỞNG |
QUY ĐỊNH
VỀ DẤU KIỂM ĐỊNH, TEM KIỂM ĐỊNH VÀ GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 59/2001/QĐ-BKHCNMT ngày 13 tháng 11 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường)
1. Quy định chung:
1.1. Dấu kiểm định, tem kiểm định (gọi chung là dấu, tem kiểm định) và giấy chứng nhận kiểm định của tổ chức được công nhận khả năng kiểm định và tổ chức được uỷ quyền kiểm định (gọi chung là tổ chức kiểm định) dùng để đóng, in, dán, ghi khắc, sơn... (đối với dấu, tem) lên phương tiện đo hoặc cấp (đối với giấy chứng nhận) cho phương tiện đo sau khi kiểm định đạt các yêu cầu quy định.
Dấu, tem kiểm định cũng dùng để niêm phong phương tiện đo hoặc các cơ cấu điều chỉnh của phương tiện đo sau khi kiểm định đạt yêu cầu.
1.2. Dấu, tem và giấy chứng nhận kiểm định của các tổ chức kiểm định có giá trị pháp lý như nhau trên toàn quốc.
1.3. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sau đây gọi tắt là Tổng cục) tổ chức và quản lý việc chế tạo dấu kiểm định, in tem kiểm định và giấy chứng nhận kiểm định thống nhất trong phạm vi toàn quốc
2. Nội dung và hình thức dấu, tem kiểm định và giấy chứng nhận kiểm định:
2.1. Dấu kiểm định:
Dấu kiểm định có hai kiểu với nội dung và hình thức như trong bảng dưới đây:
Nội dung, hình thức dấu kiểm định
2.1.1. Dấu kiểu 1:
Ghi chú: TCĐLCL: Tiên chuẩn - Đo lường - Chất lượng
2.1.1. Dấu kiểu 1:
a. Nội dung và hình thức:
Dấu kiểm định kiểu 1 được thiết kế chi tiết tại Phụ lục 1. Dấu hình tròn được chia làm hai phần, phần trên có chữ VN (viết tắt chữ Việt Nam), phần dưới là ký hiệu tổ chức kiểm định. Ký hiệu này quy định như sau:
- Trung tâm Đo lường: ký hiệu một ngôi sao 5 cánh (H);
- Các Trung tâm kỹ thuật TCĐLCL: ký hiệu I, II, III.... theo tên gọi của các trung tâm;
- Các Chi cục TCĐLCL tỉnh, thành phố: ký hiệu bằng chữ in hoa viết tắt tên các tỉnh, thành phố theo quy định của Tổng cục TCĐLCL
- Các cơ sở được uỷ quyền kiểm định: ký hiệu chữ N và nhóm các chữ số ký hiệu cơ sở uỷ quyền kiểm định theo quyết định của Tổng cục TCĐLCL (ví dụ: N01, No2...)
b. Phân loại:
Để thích ứng cho việc sử dụng, dấu kiểm định 1 được chế tạo theo các loại sau:
- Dấu thỏi và dấu kẹp có các kích thước f6; f10; f16mm; được chế tạo bằng vật liệu thích hợp để đóng, kẹp lên kim loại mềm hoặc gỗ...
- Dấu tấm mỏng có các kích thước f10; f16; f50; f100; f500 mm được làm bằng kim loại hoặc nhựa.... để khắc, sơn lên phương tiện đo;
2.1.2. Dấu kiểu 2:
- Dấu kiểu 2 gồm 2 phần: phần trên là dấu kiểu 1 được quy định trong mục 2.1.1; phần dưới gồm 2 nhóm chữ Ả rập, quy định tháng và năm hết hạn kiểm định.
- Dãy số này gồm hai nhóm số, nhóm đầu có 2 chữ số chỉ tháng (01, 02...12) và nhóm sau có hai chữ số cuối của năm (00; 01; 02) giữa hai nhóm số này cách nhau mộp ký tự.
- Trường hợp sử dụng dấu dưới dạng kẹp chì, có thể chế tạo dấu kiểu 2 gồm hai mặt: mặt trước là dấu kiểu 1 và mặt sau là tháng và năm hết hạn sử dụng hạn kiểm định.
2.2. Tem kiểm định
Tem kiểm định được thể hiện theo hình vẽ dưới đây, gồm 3 phần:
- Phần trên ghi số hiệu của tem kiểm định. Số đầu tiên chỉ năm lưu hành tem ( số 1 chỉ năm 2001, số 2 chỉ năm 2002....). Tiếp theo là các chữ và số theo thứ tự ABC và số tự nhiên .
- Phần giữa là logo quy ước hoạt động kiểm định đo lường.
- Phần dưới ghi hai chữ số chỉ tháng và hai chữ số cuối của năm hết hạn kiểm định. Giữa hai nhóm số tháng và năm được ngăn cách bằng dấu gạch ngang (-).
Tem kiểm kịnh có hai cỡ kích thước là (18 x 25) mm và (25 x 35) mm.
2.3. Giấy chứng nhận kiểm định:
2.3.1. Giấy chứng nhận kiểm định được in chữ màu xanh trên nền giấy trắng, cứng, khổ giấy A4 (210 x 297) mm và A5 (148 x 210) mm.
2.3.2. Giấy chứng nhận kiểm định có hai mặt. Nội dung, hình thức và kích thước quy định ở Phụ lục 2. Đối với giấy chứng nhận khổ giây A4 được in đồng thời hai thứ tiếng Việt - Anh.
3. Sử dụng dấu, tem kiểm định và giấy chứng nhận kiểm định:
3.1. Việc sử dụng dấu, tem kiểm định và giấy chứng nhận kiểm định cho từng loại phương tiện đo quy định cụ thể trong Phụ lục 3.
3.2. Một số nội dung chính ghi giấy chứng nhận kiểm định.
a. Số của phương tiên đo: ghi số loạt sản xuất của phương tiện đo. Trường hợp phương tiện đo không có số sản xuất, kiểm định viên phải đánh số lên phương tiện đo và coi đó là số sản xuất của nó.
b. Phần đặc trưng kỹ thuật: Ghi tóm tắt các đặc trưng đo lường chính của phương tiện đo như phạm vi đo, cấp chính xác...
Trường hợp phương tiện đo không ghi khắc cấp chính xác thì ghi sai số cho phép hoặc giá trị độ chia nhỏ nhất của nó (đối với phương tiện đo có nhiều chức năng thì ghi các đặc trưng này theo từng chức năng của phương tiện đo).
c. Phương pháp thực hiện: cần nêu rõ phương pháp kiểm định thực hiện theo văn bản nào, ghi cụ thể số hiệu và tên văn bản đó.
d. Phần kết luận được ghi như sau:
- Trong trường hợp trên phương tiện đo có ghi khắc cấp chính xác, hoặc trong các quy trình kiểm định có phân cấp chính xác của phương tiện đo ghi:
“Đạt cấp chính xác ....; được phép sử dụng”.
- Các trường hợp khác ghi:
“Đạt yêu cầu; được phép sử dụng”.
e. Phần kết quả kiểm định: ghi những kết quả kiểm định cần thông báo theo quy định trong các văn bản về phương pháp kiểm định. Phần này cũng có thể ghi những kết quả khác theo yêu cầu của người sử dụng.
f. Những nội dung ghi vào giấy chứng nhận kiểm định phải rõ ràng, sạch, không viết tắt, không tẩy xoá. Tên và ký hiệu đơn vị đo lường, giá trị đại lượng, giá trị sai số... phải trình bày đúng quy định.
g. Ký giấy chứng nhận kiểm định:
- Kiểm định viên trực tiếp kiểm định ký và ghi rõ họ tên vào phần dành cho kiểm định viên.
- Người soát lại ký và ghi rõ họ tên vào phần dành cho người soát lại.
- Người soát lại có thể là Trưởng, Phó phòng, Tổ trưởng chuyên môn..... hoặc cán bộ chuyên môn được Thủ trưởng tổ chức kiểm định chỉ định.
- Thủ trưởng tổ chức kiểm định hoặc người được uỷ quyền ký và ghi rõ họ tên, chức danh vào phần dành cho Thủ trưởng tổ chức kiểm định.
Thủ trưởng hoặc người được uỷ quyền chỉ ký sau khi đã có đủ chữ ký của kiểm định viên và người soát lại.
Dấu đóng lên giấy chứng nhận kiểm định là dấu hành chính của tổ chức kiểm định.
4. Quản lý dấu, tem và giấy chứng nhận kiểm định
4.1. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức chế tạo dấu kiểm định và in tem kiểm định cung cấp cho các Tổ chức kiểm định.
Tổ chức kiểm định thực hiện in giấy chứnh nhận kiểm định theo đúng quy định của văn bản này.
4.2. Mỗi tổ chức kiểm định phải có sổ quản lý việc sử dụng dấu, tem và giấy chứng nhận kiểm định, nội dung của sổ này quy định tại Phụ lục 4.
4.3. Thủ trưởng tổ chức kiểm định chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan cấp trên về quản lý và sử dụng dấu, tem kiểm định./.
PHỤ LỤC 1
BẢNG KÍCH THƯỚC VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT
PHỤ LỤC 2a
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM ĐỊNH KHỔ A4 (MẶT TRƯỚC)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------
(Socialist Repulic of Vietnam)
(tên tổ chức kiểm định)
Địa chỉ (Add):
Tel: Fax: E-mail:
GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM ĐỊNH
(Verification Certificate)
Số (N):
Tên phương tiện đo (Object):
Kiểu (Type): Số (Serial N0):
Tên cơ sở sản xuất (Manufacturer):
Đặc trưng kỹ thuật (Technical characteristic):
Cơ sở sử dụng (Customer):
Phương pháp thực hiện (The method used):
Kết luận (Certified):
Có gí trị đến (Valid until): (*)
| Ngày tháng năm (Date of issue) Thủ trưởng Tổ chức kiểm định (Director) |
(*) Với điều kiện tôn trọng các nguyên tắc sử dụng và bảo quản
(To respect the condition of use and maintenance)
PHỤ LỤC 2b
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM ĐỊNH KHỔ A5 (MẶT TRƯỚC)
TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN (Tên tổ chức kiểm định) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM ĐỊNH
Số:........................
Tên phương tiện đo:...................................................................................................
..................................................................................................................................
Kiểu:..........................................................................................................................
Sản xuất tại:..............................................................................................................
Đặc trưng kỹ thuật:...................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Của:.........................................................................................................................
.................................................................................................................................
Kết luận:...................................................................................................................
.................................................................................................................................
Có giá trị đến ngày:....................tháng.............................năm................................(*)
| Hà Nội, ngày ....tnáng ......năm...... (Thủ trưởng tổ chức kiểm định |
(*) Với điều kiện tôn trọng các nguyên tác sử dụng và bảo quản.
PHỤ LỤC 2c
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM ĐỊNH KHỔ A4 VÀ A5 (MẶT SAU)
KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Người soát lại | Kiểm định, ngày .......tháng.....năm....... Kiểm định viên |
PHỤ LỤC 3
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC SỬ DỤNG DẤU, TEM VÀ GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN ĐO
Mã số | Tên phương tiện đo | Tem | Dấu | Giấy chứng nhận |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) |
I | Độ dài |
|
|
|
1.1 | Thước thương nghiệp | x | 0 | x |
1.2 | Thước cuộn | x | 0 | x |
1.3 | Taximet | x | x | x |
2 | Khối lượng |
|
|
|
2.1 | Cân phân tích, cân kỹ thuật | x | 0 | x |
2.2 | Cân thông dụng: |
|
|
|
2.2.1 | Cân bàn (bao gồm cân hành lý) | x | x | x |
2.2.2 | Cân đĩa (bao gồm cân bưu chính) | x | x | x |
2.2.3 | Cân đồng hồ lò xo | x | x | x |
2.2.4 | Cân treo | 0 | x | x |
2.3 | Cân ô tô | x | x | x |
2.4 | Cân tầu hoả | x | x | x |
2.5 | Cân quá tải | x | x | x |
2.6 | Cân băng tải | x | x | x |
2.7 | Quả cân | 0 | x | x |
3 | Dung tích - Lưu lượng |
|
|
|
3.1 | Phương tiện đo dung tích thông dụng (ca đong, bìmh đong, thùng đong, chum đong) |
|
|
|
3.1.1 | Đến 20 lít bằng thuỷ tinh | 0 | 0 | x |
3.1.2 | Đến 20 lít bằng kim loại | 0 | x | x |
3.1.3 | Trên 20 lit đến 500 lít | 0 | x | x |
3.2 | Phương tiện đo dung tích thuỷ tinh thí nghiệm (ống đo chia độ, buret, pipet...) | 0 | 0 | x |
3.3 | Bể đong cố định |
|
|
|
3.3.1 | Bể trụ nằm ngang | 0 | 0 | x |
3.3.2 | Bể trụ đứng | 0 | 0 | x |
3.4 | Xi téc ô tô | x | x | x |
3.5 | Lưu lượng kế chất lỏng | x | x | x |
3.5.1 | Lưu lượng kế kiểu tốc độ | x | x | x |
3.5.2 | Lưu lượng kế kiểu rôto | x | x | x |
3.6 | Cột đo nhiên liệu | x | x | x |
3.7 | Đồng hồ nước lạnh | x | x | x |
3.8 | Đồng hồ xăng dầu | x | x | x |
4 | Áp suất |
|
|
|
4.1 | Áp kế | x | x | x |
4.2 | Huyết áp kế | x | x | x |
5 | Lực |
|
|
|
5.1 | Máy thử độ bền kéo nén | x | 0 | x |
6 | Nhiệt độ |
|
|
|
6.1 | Nhiệt kế: |
|
|
|
6.1.1 | Nhiệt kế chất lỏng thuỷ tinh | x | 0 | x |
6.1.2 | Nhiệt kế khác | x | 0 | x |
6.2 | Nhiệt kế y học |
|
|
|
6.2.1 | Kiểu thuỷ tinh - thuỷ ngân | x | 0 | x |
6.2.2 | Kiểu điện tử | x | 0 | x |
7 | Hoá lý |
|
|
|
7.1 | Máy đo độ ẩm hạt | x | 0 | x |
7.2 | Máy đo pH | x | 0 | x |
8 | Điện - Điện tử |
|
|
|
8.1 | Công tơ điện 1 pha | x | x | x |
8.2 | Công tơ điện 3 pha | x | x | x |
8.3 | Máy biến dòng đo lường (TI) | x | x | x |
8.4 | Mát biến áp đo lường (TU) | x | x | x |
8.5 | Máy đo điện trở cách điện (mêgômet) | x | x | x |
8.6 | Máy đo điện trở tiếp đất (terômet) | x | x | x |
8.7 | Máy đo điện tim | x | 0 | x |
8.8 | Máy đo điện não | x | 0 | x |
9 | Bức xạ |
|
|
|
9.1 | Máy xạ trị | x | x | x |
9.2 | Máy X - quang y tế | x | x | x |
9.3 | Máy chụp cắt lớp vi tính dùng trong y tế | x | x | x |
Ghi chú: Phụ lục này sẽ được thay đổi, bổ sung theo Danh mục phương tiện đo phải kiểm định nhà nước.
PHỤ LỤC 4
NỘI DUNG QUẢN LÝ DẤU, TEM KIỂM ĐỊNH VÀ GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM ĐỊNH
STT | Phương tiện đo được kiểm định | Dấu, tem kiểm định và giấy chứng nhận kiểm định đã cấp | |||||||||
Tên và kiểu loại PTĐ | Số sản xuát | Phạm vi đo | Cấp chính xác | Cơ sở sử dụng | Số giấy CNKĐ | Số tem kiểm định | Dấu (*) kiểu 1 hoặc kiểu 2 | Ngày cấp | Ngày hết hạn | Kiểm định viên | |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(*) Nếu dùng dấu kiểu 1 thì ghi “K1” hoặc dấu kiểu 2 thì ghi “K2” vào cột này.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.