ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 582/QĐ-UBND | An Giang, ngày 07 tháng 4 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CHI TIẾT CỦA CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỈNH AN GIANG TRONG KHUÔN KHỔ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;
Căn cứ Quyết định số 1781/QĐ-TTg ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung kinh phí năm 2010 cho các Bộ, địa phương để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu;
Căn cứ Công văn số 3815/BTNMT-KTTVBĐKH ngày 13 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại tờ trình số 46/TTr-STNMT ngày 28 tháng 3 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề cương Kế hoạch hành động chi tiết của các ngành, lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh An Giang trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên Đề cương: Kế hoạch hành động chi tiết của các ngành, lĩnh vực ứng phó Biến đổi khí hậu tỉnh An Giang trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia.
2. Mục tiêu của Đề cương
- Đề xuất Kế hoạch hành động có tính khả thi cao để ứng phó hiệu quả với những tác động cấp bách trước mắt và những tác động tiềm tàng lâu dài của biến đổi khí hậu (BĐKH) nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, phát triển nền kinh tế - xã hội (KTXH) của tỉnh theo hướng thích ứng với BĐKH.
- Đánh giá mức độ tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với tài nguyên môi trường, KTXH tỉnh An Giang.
- Đề xuất các giải pháp thích hợp ứng phó với BĐKH của tỉnh An Giang; tích hợp vấn đề BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KTXH, bảo vệ môi trường (BVMT) của tỉnh.
- Xây dựng Danh mục các dự án, chương trình ưu tiên thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2011 - 2015, 2016 - 2020 và 2021 - 2030.
3. Địa điểm và phạm vi thực hiện
Kế hoạch hành động chi tiết của các ngành, lĩnh vực ứng phó Biến đổi khí hậu tỉnh An Giang trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia được thực hiện trên toàn tỉnh An Giang trong đó có đánh giá đến mối quan hệ liên vùng giữa các vùng lân cận nói riêng và Việt Nam nói chung.
4. Nội dung của Đề cương
a) Điều tra, thu thập tổng hợp các tài liệu, số liệu liên quan
- Lập phiếu điều tra.
- Điều tra các tác động của BĐKH đến từng lĩnh vực.
- Biên hội và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên thiên nhiên và KTXH, KTTV trên cơ sở số liệu đã có.
- Thu thập và biên hội các tài liệu về ảnh hưởng của các công trình thượng nguồn sông Mêkông.
b) Xây dựng kịch bản, mô hình toán dự báo BĐKH và nước biển dâng đối với tỉnh An Giang
- Nghiên cứu các số liệu, hiện tượng nhiều năm về KTTV và đánh giá tình hình BĐKH và nước biển dâng tại An Giang.
- Nghiên cứu đánh giá xu thế BĐKH tại An Giang:
+ Xu hướng dao động: nhiệt độ không khí, lượng mưa, độ ẩm.
+ Xu thế diễn biến tài nguyên nước bằng mô hình thủy lực.
+ Quá trình xâm nhập mặn bằng mô hình xâm nhập mặn.
+ Ứng dụng mô hình DEM dự báo tính toán các khu vực ngập lụt.
c) Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng cho các lĩnh vực
- Đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên nước.
- Đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên đất.
- Đánh giá tác động của BĐKH đến tai biến địa chất và phòng chống thiên tai.
- Đánh giá tác động của BĐKH đến ngành nông nghiệp và an ninh lương thực.
- Đánh giá tác động của BĐKH đến đa dạng sinh học và thủy sản.
- Đánh giá tác động của BĐKH đến xây dựng.
- Đánh giá tác động của BĐKH đến giao thông.
- Đánh giá tác động của BĐKH đến môi trường.
d) Xây dựng bản đồ phân tích tác động của BĐKH trên địa bàn tỉnh
- Bản đồ ngập lụt ứng với kịch bản BĐKH.
- Bản đồ xâm nhập mặn ứng với kịch bản BĐKH.
- Bản đồ đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến từng lĩnh vực: tài nguyên nước, tài nguyên đất, thiên tai, nông nghiệp, xây dựng, giao thông, môi trường.
đ) Xây dựng các dự án ưu tiên nhằm bảo vệ tài nguyên và môi trường tỉnh An Giang dưới tác động của BĐKH cho các lĩnh vực
e) Xây dựng và lựa chọn giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
- Giải pháp quản lý.
- Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng.
- Giải pháp công nghệ.
g) Lồng ghép các vấn đề BĐKH và nước dâng vào các chiến lược, chương trình, kế hoạch và quy hoạch của tỉnh An Giang.
- Xác định phương pháp luận và quy trình lồng ghép.
- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và các ngành /lĩnh vực (tài nguyên nước, tài nguyên đất, tai biến địa chất và phòng chống thiên tai, nông nghiệp và an ninh lương thực, thủy sản và đa dạng sinh học, xây dựng, giao thông, môi trường và giảm phát thải khí nhà kính, sức khỏe cộng đồng và dịch bệnh, . . .).
- Lồng ghép BĐKH vào quy hoạch, kế hoạch phát triển KTXH và phát triển ngành của địa phương.
+ Lồng ghép BĐKH vào kế hoạch phát triển KTXH.
+ Lồng ghép các yếu tố BĐKH vào các chương trình, kế hoạch, quy hoạch phát triển ngành.
h) Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó BĐKH và nước biển dâng tỉnh An Giang giai đoạn 2011 - 2015, 2016 - 2020 và 2021 - 2030
5. Thời gian thực hiện: 08 tháng (từ tháng 02/2011 đến 09/2011).
6. Sản phẩm của Đề cương:
TT | Tên sản phẩm | Yêu cầu khoa học cần đạt | Số lượng (bộ) |
01 | Bộ báo cáo tổng hợp và các chuyên đề: - Kế hoạch hành động chi tiết của các ngành, lĩnh vực ứng phó với BĐKH tỉnh An Giang trong khuôn khổ chương trình mục tiêu quốc gia - Các chuyên đề: + Kịch bản BĐKH của thế giới, Việt Nam, ĐBSCL và tỉnh An Giang. + Chương trình hành động ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực tài nguyên nước. + Chương trình hành động ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực tài nguyên đất. + Chương trình hành động ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực nông nghiệp và an ninh lương thực. + Chương trình hành động ứng phó với BĐKH đối với lĩnh vực tai biến địa chất và phòng chống thiên tai. + Chương trình hành động ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực đa dạng sinh học và thủy sản. + Chương trình hành động ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực xây dựng. + Chương trình hành động ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực giao thông. + Chương trình hành động ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực môi trường. | - Phản ánh đầy đủ tính chất và đặc trưng biến đổi khí hậu, định hướng và định lượng xu thế của từng yếu tố cơ bản. - Xác định được phương pháp thích hợp và đánh giá được tác động biến đổi khí hậu theo phương pháp đã xây dựng. - Xác định được phương pháp đánh giá kỹ thuật, kinh tế, môi trường của các giải pháp. - Các giải pháp lựa chọn có hiệu quả, khả thi, bền vững và giúp ích cho các nhà hoạch định chính sách. - Thể hiện bằng Tiếng Việt và tiếng Anh. | 10 |
02 | Bản đồ chuyên đề: - Bản đồ ngập lụt ứng với kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh An Giang. - Bản đồ xâm nhập mặn ứng với kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh An Giang. - Bản đồ phân vùng tỉnh An Giang dưới tác động của BĐKH ngập nước ứng với kịch bản BĐKH tỉnh An Giang. - Bản đồ đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến từng lĩnh vực (tài nguyên nước, tài nguyên đất, phòng chống thiên tai, nông nghiệp và an ninh lương thực, thủy sản và đa dạng sinh học, đô thị và giao thông, môi trường và giảm phát thải khí nhà kính, sức khỏe cộng đồng và dịch bệnh…). - Bản đồ bố trí các công trình bảo vệ tài nguyên môi trường và KTXH tỉnh do tác động của Biến đổi khí hậu và ngập. | Gồm các bản đồ số và giấy, tỉ lệ 1:50.000, nền bản đồ địa hình và hiện trạng sử dụng đất, tọa độ VN2000. Các bản đồ được xây dựng trên 02 kịch bản và thể hiện cho 02 thời kỳ: 2020, 2030 | 03 |
03 | Danh mục các dự án ưu tiên ứng phó với BĐKH tại tỉnh An Giang giai đoạn 2011 - 2015 và 2016 - 2020 và 2021 – 2030. | Các dự án ưu tiên ứng phó với BĐKH và nước biển dâng tỉnh An Giang để chuẩn bị kinh phí đầu tư | 10 |
04 | Bộ dữ liệu KTTV liên quan đến biến đổi khí hậu ở An Giang. | Có đủ yếu tố cơ bản, số trạm và dung lượng các chuỗi số liệu đạt tối đa. | 01 |
05 | Đĩa CD | Bộ đĩa CD chứa đầy đủ các kết quả của đề cương, có hướng dẫn sử dụng. | 03 |
7. Kinh phí thực hiện: 1.147.426.000 đồng (Một tỷ, một trăm bốn mươi bảy triệu, bốn trăm hai mươi sáu ngàn đồng), bao gồm các nội dung chính sau:
a) Lập Đề cương: 14.500.000 đồng.
- Xây dựng đề cương: 1.500.000 đồng.
- Xét duyệt đề cương: 13.000.000 đồng.
b) Thực hiện các nội dung của Đề cương: 973.584.000 đồng, trong đó:
- Điều tra, thu thập thông tin, số liệu: 227.840.000 đồng.
- Xây dựng các kịch bản, mô hình toán dự báo biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với tỉnh An Giang: 149.000.000 đồng.
- Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng theo từng kịch bản đối với tỉnh An Giang: 70.000.000 đồng.
- Xây dựng các bản đồ ứng phó với BĐKH: 287.744.000 đồng.
- Xây dựng các dự án ưu tiên nhằm bảo vệ tài nguyên và môi trường dưới tác động của BĐKH: 47.000.000 đồng.
- Xây dựng các giải pháp thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng cho từng lĩnh vực: 60.000.000 đồng.
- Lồng ghép các vấn đề BĐKH vào các chiến lược, chương trình, kế hoạch trong từng lĩnh vực: 80.000.000 đồng
- Tổng hợp và biên soạn kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng: 52.000.000 đồng.
c) Hội thảo, thẩm định, nghiệm thu sản phẩm: 55.030.000 đồng.
d) Chi khác (chi phí quản lý, thuế VAT): 104.312.000 đồng.
8. Nguồn vốn:
- Cấp bổ sung 1.000.000.000 đồng từ nguồn kinh phí Trung ương hỗ trợ theo Quyết định số 1781/QĐ-TTg ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Còn lại: 147.426.000 đồng từ ngân sách tỉnh phân bổ cho Sở Tài nguyên và Môi trường trong năm 2010 và đã chi trả cho Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh An Giang (tổng thể) đã được phê duyệt theo Quyết định số 2075/QĐ-UBND ngày 04 tháng 11 năm 2010 của UBND tỉnh.
9. Tổ chức thực hiện
a) Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang.
b) Chủ đầu tư: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang.
c) Cơ quan thẩm định sản phẩm của Đề cương: Hội đồng thẩm định do UBND tỉnh quyết định thành lập.
d) Đơn vị thực hiện: Liên danh Nghiên cứu Biến đổi khí hậu (Trung tâm Tư vấn Dịch vụ Tài nguyên và Môi trường - Trường Cao đẳng tài nguyên và Môi trường Tp.HCM; Phân viện Khí tượng thủy văn và Môi trường phía Nam; Công ty TNHH Công nghệ và Môi trường Trần Nguyễn).
Điều 2. Chủ đầu tư có trách nhiệm triển khai thực hiện các nội dung Đề cương theo Điều 1 của Quyết định này và các quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn Phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các Sở, ban ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH
|
|
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.