ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 581/QĐ-UBND-HC | Đồng Tháp, ngày 23 tháng 7 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
CÔNG BỐ HỆ THỐNG CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH GIẢI QUYẾT THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố hệ thống các thủ tục hành chính giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đối với lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm triển khai, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức của ngành và tuyên truyền, phổ biến cho tổ chức, cá nhân có liên quan biết thực hiện đúng quy định này.
Điều 3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Đồng Tháp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY ĐỊNH
CÔNG BỐ HỆ THỐNG CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH GIẢI QUYẾT THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 581/QĐ-UBND-HC ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này công bố hệ thống thành phần hồ sơ, trình tự thực hiện, thời hạn giải quyết, phí, lệ phí, mẫu đơn, mẫu tờ khai của các thủ tục hành chính giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đối với lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải quyết công việc theo quy định tại Điều 1 của Quy định này.
Điều 3. Các thủ tục hành chính được thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông
1. Lĩnh vực đất đai
a) Giao đất, cho thuê đất và thu hồi quyền sử dụng đất.
b) Chuyển mục đích sử dụng đất.
c) Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
d) Đăng ký biến động.
đ) Thủ tục trong việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất.
e) Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
g) Đo đạc bản đồ.
2. Lĩnh vực môi trường
a) Báo cáo đánh giá tác động môi trường; Bản cam kết bảo vệ môi trường.
b) Thủ tục Lập và phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết; Thủ tục kiểm tra và xác nhận việc thực hiện Đề án bảo vệ môi trường chi tiết; Thủ tục Lập và phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường đơn giản
c) Cấp giấy xác nhận thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt.
d) Đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
đ) Giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại.
e) Cấp giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu.
g) Chứng nhận cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành xử lý triệt để theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
h) Phê duyệt Dự án cải tạo phục hồi môi trường, phê duyệt Dự án cải tạo phục hồi môi trường bổ sung.
3. Lĩnh vực tài nguyên nước, khoáng sản và khí tượng thủy văn.
a) Cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất.
b) Cấp, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
c) Thẩm định, phê duyệt các dự án điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất; xử lý, trám lấp giếng không sử dụng.
d) Cấp phép hoạt động khoáng sản.
đ) Cấp phép công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng.
Điều 4. Nguyên tắc giải quyết hồ sơ, thủ tục
1. Hồ sơ, thủ tục của tổ chức, cá nhân khi đến yêu cầu giải quyết công việc phải là hồ sơ hợp lệ, đầy đủ, đảm bảo đủ điều kiện, đúng nội dung theo quy định của pháp luật đối với lĩnh vực, công việc đó (đính kèm Phụ lục Danh mục văn bản hệ thống).
2. Thời hạn giải quyết công việc đối với tổ chức, công dân ghi trong quy định này là ngày làm việc theo quy định của pháp luật.
Chương II
THỦ TỤC VÀ TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC
Mục 1. LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI
Điều 5. Giao đất, cho thuê đất và thu hồi quyền sử dụng đất
Thực hiện theo Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009, Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ, Nghị định số 38/2011/NĐ-CP ngày 26/5/2011, Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007, Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009, Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Giao đất trồng cây hàng năm cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp
a) Hồ sơ gồm có (01 bộ):
Đơn đề nghị giao đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân (mẫu số 1a/ĐĐ).
b) Trình tự thực hiện:
Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp xã.
Sau khi giải quyết ở cấp xã, hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 trở về sau thì người được giao đất, cho thuê đất không phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận; việc cấp và cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính thực hiện gắn với thủ tục giao đất, cho thuê đất mà không lập thành thủ tục riêng.
c) Thời hạn giải quyết là 37 ngày, cụ thể:
- Thời hạn giải quyết ở cấp xã: 07 ngày
- Thời hạn giải quyết ở cấp huyện là 30 ngày, cụ thể:
+ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất: 07 ngày;
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường: 15 ngày;
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện: 05 ngày;
+ Khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được ký xong, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất chỉnh lý hồ sơ và trả kết quả cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho chủ sử dụng đất: 03 ngày.
d) Phí, lệ phí:
- Lệ phí trích lục bản đồ địa chính: 10.000đ/thửa đất.
- Phí thẩm định: 20.000đ/hồ sơ.
- Phí đo đạc: Thu theo Quyết định số 44/2007/QĐ-UBND ngày 13/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
2. Giao đất, cho thuê đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất vùng đệm của rừng đặc dụng, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác đối với hộ gia đình, cá nhân
a) Hồ sơ gồm có (01 bộ):
- Đơn đề nghị giao đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân (mẫu số 1a/ĐĐ), Đơn đề nghị thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân (mẫu số 1b/ĐĐ), Đơn đề nghị giao đất có rừng đối với cộng đồng dân cư (mẫu số 1c/ĐĐ);
- Đối với trường hợp xin giao đất để nuôi trồng thủy sản thì phải có dự án nuôi trồng thủy sản được cơ quan quản lý thủy sản cấp huyện thẩm định và phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường.
b) Trình tự thực hiện:
Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp xã.
Sau khi giải quyết ở cấp xã, hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 trở về sau thì người được giao đất cho thuê đất không phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận; việc cấp và cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính thực hiện gắn với thủ tục giao đất, cho thuê đất mà không lập thành thủ tục riêng.
c) Thời hạn giải quyết là 37 ngày, cụ thể:
- Thời hạn giải quyết ở cấp xã: 07 ngày
- Thời hạn giải quyết ở cấp huyện là 30 ngày, cụ thể:
+ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất: 07 ngày;
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường: 15 ngày;
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện: 05 ngày;
+ Khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được ký xong, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất chỉnh lý hồ sơ và trả kết quả cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho chủ sử dụng đất: 03 ngày.
d) Phí, lệ phí:
- Lệ phí trích lục bản đồ địa chính: 10.000đ/thửa đất.
- Phí thẩm định: 20.000đ/hồ sơ.
- Phí đo đạc: Thu theo Quyết định số 44/2007/QĐ-UBND ngày 13/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
3. Giao đất làm nhà ở đối với hộ gia đình, cá nhân tại nông thôn không thuộc trường hợp phải đấu giá quyền sử dụng đất
a) Hồ sơ gồm có (02 bộ):
Đơn đề nghị giao đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân (mẫu số 02/ĐĐ).
b) Trình tự thực hiện:
Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm lập Tờ trình kèm theo danh sách đã được niêm yết công khai 15 ngày; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết được duyệt; phương án giao đất của Ủy ban nhân dân cấp xã sau đó chuyển hồ sơ về Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 trở về sau thì người được giao đất, cho thuê đất không phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận; việc cấp và cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính thực hiện gắn với thủ tục giao đất, cho thuê đất mà không lập thành thủ tục riêng.
c) Thời hạn giải quyết là 40 ngày, cụ thể:
- Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 1: 15 ngày kể cả thời gian cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính.
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất: 15 ngày.
- Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 2: 25 ngày (không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính), cụ thể:
+ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất: 08 ngày;
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường: 10 ngày;
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện: 03 ngày;
+ Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức bàn giao đất trên thực địa: 04 ngày.
Lưu ý: Thời hạn giải quyết không kể thời gian bồi thường, giải phóng mặt bằng.
d) Phí, lệ phí:
- Lệ phí đăng ký hộ gia đình, cá nhân (đất nông thôn): Miễn lệ phí.
- Lệ phí trích lục bản đồ địa chính: 10.000đ/thửa đất.
- Phí thẩm định: 20.000đ/hồ sơ.
- Phí đo đạc: Thu theo Quyết định số 44/2007/QĐ-UBND ngày 13/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
4. Giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư
a) Đối với tổ chức xin giao đất, thuê đất (thuộc thẩm quyền cấp tỉnh)
- Hồ sơ gồm có (02 bộ):
+ Đơn đề nghị giao đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (mẫu số 03/ĐĐ), Đơn đề nghị thuê đất đối với tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài (mẫu số 04/ĐĐ);
+ Dự án đầu tư đã được xét duyệt hoặc chấp thuận;
Trường hợp thực hiện dự án thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, gốm sứ thì phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
+ Trích lục hoặc trích đo địa chính khu đất;
+ Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được thẩm định; trường hợp phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì việc thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được tiến hành cùng với việc thẩm định hồ sơ giao đất, thuê đất.
- Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 trở về sau thì người được giao đất cho thuê đất không phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận; việc cấp và cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính thực hiện gắn với thủ tục giao đất, cho thuê đất mà không lập thành thủ tục riêng.
- Thời hạn giải quyết là 28 ngày, cụ thể:
+ Chi cục Quản lý Đất đai: Thẩm định hồ sơ giao đất, thuê đất 10 ngày;
+ Sở Tài nguyên và Môi trường: 02 ngày;
+ Ủy ban nhân dân tỉnh: 03 ngày.
Sau khi có Quyết định giao đất, cho thuê đất của Ủy ban nhân dân Tỉnh, Chi cục Quản lý Đất đai chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các công việc chuyển thông tin địa chính, viết Giấy chứng nhận và lập tờ trình trình Sở Tài nguyên và Môi trường và chuyển hồ sơ Ủy ban nhân dân Tỉnh để cấp giấy chứng nhận.
+ Văn phòng đăng ký QSD đất Tỉnh: 07 ngày
+ Sở Tài nguyên và Môi trường: 02 ngày.
+ Ủy ban nhân dân Tỉnh: 04 ngày.
- Phí, lệ phí:
+ Lệ phí trích lục bản đồ địa chính: 20.000đ/thửa đất.
+ Phí thẩm định và đo đạc: Thu theo Quyết định số 44/2007/QĐ-UBND ngày 13/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
b) Đối với hộ gia đình, cá nhân đề nghị giao đất, thuê đất (thuộc thẩm quyền cấp huyện)
- Hồ sơ gồm có (02 bộ):
+ Đơn đề nghị giao đất (mẫu số 01a/ĐĐ), đơn đề nghị thuê đất (mẫu số 01b/ĐĐ);
+ Văn bản xác nhận nhu cầu sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp xã;
+ Trích lục hoặc trích đo địa chính khu đất;
+ Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 trở về sau thì người được giao đất cho thuê đất không phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận; việc cấp và cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính thực hiện gắn với thủ tục giao đất, cho thuê đất mà không lập thành thủ tục riêng.
- Thời hạn giải quyết là 20 ngày, cụ thể:
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường: 16 ngày;
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện: 04 ngày;
- Phí, lệ phí:
+ Lệ phí trích lục bản đồ địa chính: 10.000đ/thửa đất.
+ Phí thẩm định và đo đạc: Thu theo Quyết định số 44/2007/QĐ-UBND ngày 13/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
5. Giao lại đất, cho thuê đất trong khu công nghệ cao, khu kinh tế
a) Hồ sơ gồm có (02 bộ):
- Đơn đề nghị giao đất trong khu công nghệ cao, khu kinh tế (mẫu số 05a/ĐĐ), Đơn đề nghị thuê đất khu công nghệ cao, khu kinh tế (mẫu số 05b/ĐĐ);
- Dự án đầu tư đối với tổ chức theo quy định của pháp luật về đầu tư;
- Giấy phép đầu tư, dự án đầu tư đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư.
b) Trình tự thực hiện:
Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Ban Quản lý khu công nghệ cao, Ban Quản lý khu kinh tế nơi có đất.
- Thẩm quyền cấp tỉnh: Ban Quản lý khu công nghệ cao, Ban Quản lý khu kinh tế nộp hồ sơ và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thẩm quyền cấp huyện: Ban Quản lý khu công nghệ cao, Ban Quản lý khu kinh tế nộp hồ sơ và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
c) Thời hạn giải quyết là 17 ngày, cụ thể:
- Thẩm quyền cấp tỉnh:
+ Ban Quản lý khu công nghệ cao, Ban Quản lý khu kinh tế: 09 ngày.
+ Chi cục Quản lý Đất đai: 03 ngày;
+ Sở Tài nguyên và Môi trường: 02 ngày.
+ Ban Quản lý khu công nghệ cao, Ban Quản lý khu kinh tế giao đất và trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thực hiện xong nghĩa vụ tài chính: 03 ngày.
- Thẩm quyền cấp huyện:
+ Ban Quản lý khu công nghệ cao, Ban Quản lý khu kinh tế: 09 ngày.
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường: 02 ngày.
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện: 03 ngày.
Ban Quản lý khu công nghệ cao, Ban Quản lý khu kinh tế giao đất và trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thực hiện xong nghĩa vụ tài chính: 03 ngày.
d) Phí, lệ phí:
- Lệ phí trích lục bản đồ địa chính: 20.000đ/thửa đất.
- Phí thẩm định và đo đạc: Thu theo Quyết định số 44/2007/QĐ-UBND ngày 13/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
6. Chuyển từ hình thức thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất
a) Hồ sơ gồm có (02 bộ):
- Đơn đề nghị chuyển từ hình thức thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất (mẫu số 10/ĐK);
- Hợp đồng thuê đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính);
Lưu ý: Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất kết hợp với việc chuyển mục đích sử dụng đất thì phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất trước khi thực hiện thủ tục chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất.
b) Trình tự thực hiện:
- Thẩm quyền cấp tỉnh: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thẩm quyền cấp huyện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
c) Thời hạn giải quyết là 08 ngày, cụ thể:
- Thẩm quyền cấp tỉnh:
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 1: 05 ngày kể cả thời gian cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính.
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 05 ngày.
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 2: 03 ngày (không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính), cụ thể:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 02 ngày; Sở Tài nguyên và Môi trường: 01 ngày.
- Thẩm quyền cấp huyện:
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 1: 05 ngày kể cả thời gian cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính.
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 05 ngày.
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 2: 03 ngày (không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính), cụ thể:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 02 ngày; Phòng Tài nguyên và Môi trường: 01 ngày.
d) Phí, lệ phí:
- Chứng nhận thay đổi chỉ có quyền sử dụng đất:
+ Hộ gia đình, cá nhân: 15.000đ/giấy/lần.
+ Tổ chức: 20.000 đ/giấy/lần.
- Trích lục bản đồ địa chính:
+ Hộ gia đình, cá nhân: 10.000 đ/thửa đất.
+ Tổ chức: 20.000 đ/thửa đất.
7. Thu hồi đất đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế
a) Hồ sơ gồm có (02 bộ):
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt theo quy định của pháp luật;
- Phương án về bồi thường, giải phóng mặt bằng được thẩm định;
- Dự án đầu tư được duyệt;
- Trích lục hoặc trích đo bản đồ địa chính khu đất thu hồi;
- Chủ trương thu hồi đất hoặc văn bản chấp thuận địa điểm của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành.
b) Trình tự thực hiện:
- Thẩm quyền cấp tỉnh: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với dự án thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân tỉnh thu hồi đất, giao đất hoặc cho thuê đất).
- Thẩm quyền cấp huyện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện (đối với dự án thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân cấp huyện thu hồi đất, giao đất hoặc cho thuê đất).
c) Thời hạn giải quyết là 17 ngày, cụ thể:
- Thẩm quyền cấp tỉnh:
+ Chi cục Quản lý Đất đai: 10 ngày;
+ Sở Tài nguyên và Môi trường: 02 ngày;
+ Ủy ban nhân dân tỉnh: 05 ngày.
- Thẩm quyền cấp huyện:
+ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất: 07 ngày;
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường: 05 ngày;
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện: 05 ngày.
Lưu ý: Thời hạn giải quyết không kể thời gian giới thiệu địa điểm; thông báo thu hồi đất và lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (quy định tại Điều 29, 30 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP).
d) Phí, lệ phí:
Phí thẩm định và đo đạc: Thu theo Quyết định số 44/2007/QĐ-UBND ngày 13/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
8. Thu hồi đất đối với các trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 8 Điều 38 của Luật Đất đai
a) Hồ sơ gồm có (02 bộ):
- Văn bản trả lại đất hoặc quyết định giải thể, phá sản đơn vị;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có).
b) Trình tự thực hiện:
- Thẩm quyền cấp tỉnh: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thẩm quyền cấp huyện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
c) Thời hạn giải quyết là 30 ngày, cụ thể:
- Thẩm quyền cấp tỉnh:
+ Chi cục Quản lý Đất đai: 18 ngày;
+ Sở Tài nguyên và Môi trường: 02 ngày.
+ Ủy ban nhân dân tỉnh: 10 ngày.
- Thẩm quyền cấp huyện:
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện: 20 ngày;
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện: 10 ngày.
9. Thu hồi đất đối với các trường hợp quy định tại Khoản 3, 4, 5, 6, 7, 9, 10, 11 và 12 Điều 38 của Luật Đất đai
a) Thu hồi đất đối với các trường hợp quy định tại Khoản 3, 4, 5, 6, 9, 11 và 12 Điều 38 của Luật Đất đai
- Hồ sơ gồm có: Kết luận của thanh tra (02 bản).
- Trình tự thực hiện:
+ Thẩm quyền cấp tỉnh: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
+ Thẩm quyền cấp huyện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
- Thời hạn giải quyết là 25 ngày, cụ thể:
+ Thẩm quyền cấp tỉnh:
Chi cục Quản lý Đất đai: 13 ngày;
Sở Tài nguyên và Môi trường: 02 ngày; Ủy ban nhân dân tỉnh: 10 ngày.
+ Thẩm quyền cấp huyện:
Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện: 15 ngày; Ủy ban nhân dân cấp huyện: 10 ngày.
b) Thu hồi đất đối với trường hợp quy định tại Khoản 7 Điều 38 của Luật Đất đai
- Hồ sơ gồm có (02 bộ):
+ Giấy chứng tử hoặc tuyên bố mất tích;
+ Văn bản xác nhận không có người thừa kế của Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
- Thời hạn giải quyết là 25 ngày, cụ thể:
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường: 15 ngày;
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện: 10 ngày.
c) Thu hồi đất đối với trường hợp quy định tại Khoản 10 Điều 38 của Luật Đất đai
- Hồ sơ và trình tự thực hiện: Cơ quan tài nguyên và môi trường lập tờ trình gửi Ủy ban nhân dân cùng cấp thu hồi đất khi thời hạn sử dụng đất hết hạn mà không được gia hạn.
- Thời hạn giải quyết là 30 ngày, cụ thể:
+ Thẩm quyền cấp tỉnh:
Chi cục Quản lý Đất đai: 23 ngày;
Sở Tài nguyên và Môi trường: 02 ngày; Ủy ban nhân dân tỉnh: 05 ngày.
+ Thẩm quyền cấp huyện:
Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện: 25 ngày. Ủy ban nhân dân cấp huyện: 05 ngày.
Điều 6. Chuyển mục đích sử dụng đất
Thực hiện theo Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ; Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007, Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009, Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010 và Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT ngày 20/5/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp không phải xin phép
a) Hồ sơ gồm có (01 bộ):
- Đơn đề nghị đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (mẫu số 03/ĐK-GCN);
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (bản chính) hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai;
b) Trình tự thực hiện:
- Thẩm quyền cấp tỉnh: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thẩm quyền cấp huyện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
c) Thời hạn giải quyết:
- Thẩm quyền cấp tỉnh là 15 ngày, cụ thể:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 15 ngày.
- Thẩm quyền cấp huyện là 18 ngày, cụ thể:
+ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 10 ngày;
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện: 08 ngày.
d) Phí, lệ phí:
- Lệ phí chứng nhận thay đổi chỉ có quyền sử dụng đất:
+ Hộ gia đình, cá nhân: 15.000 đ/giấy/lần.
+ Tổ chức: 20.000 đ/giấy/lần.
- Lệ phí trích lục bản đồ địa chính:
+ Hộ gia đình, cá nhân: 10.000đ/thửa đất.
+ Tổ chức: 20.000 đ/thửa đất.
- Phí đo đạc: Thu theo Quyết định số 44/2007/QĐ-UBND ngày 13/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
2. Chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp phải xin phép
a) Hồ sơ gồm có (02 bộ):
- Đơn đề nghị đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (mẫu số 03/ĐK-GCN);
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (bản chính) hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai;
- Dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư đối với trường hợp người xin chuyển mục đích sử dụng đất là tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài;
- Đối với đất có tài sản gắn liền với đất là công sản thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và các doanh nghiệp nhà nước thì phải có thoả thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính;
- Trường hợp đất do cơ sở tôn giáo được phép chuyển mục đích sử dụng khi có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư quy định tại Điều 28 của Nghị định số 84/2007/NĐ/CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ thì phải có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cấp thẩm quyền.
b) Trình tự thực hiện:
- Thẩm quyền cấp tỉnh: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thẩm quyền cấp huyện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
c) Thời hạn giải quyết là 30 ngày, cụ thể:
- Thẩm quyền cấp tỉnh:
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 1: 25 ngày, cụ thể: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất: 03 ngày
Chi cục Quản lý Đất đai: 15 ngày;
Sở Tài nguyên và Môi trường: 03 ngày; Ủy ban nhân dân tỉnh: 04 ngày.
Ghi chú: Sau khi có quyết định chuyển mục đích sử dụng đất, Chi cục Quản lý Đất đai chuyển hồ sơ sang Sở Tài chính xác định số tiền chuyển mục đích sử dụng đất phải nộp. Sau khi đã có văn bản phê duyệt giá thu tiền chuyển mục đích sử dụng đất của Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh chuyển thông tin sang cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính, đồng thời thông báo cho người sử dụng đất nộp tiền chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định (thời gian này không tính vào thời gian tiếp nhận hồ sơ).
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 2: 05 ngày (sau khi người sử dụng đất đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính), cụ thể:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 03 ngày; Sở Tài nguyên và Môi trường: 02 ngày;
- Thẩm quyền cấp huyện:
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 1: 17 ngày (kể cả thời gian cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính).
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 11 ngày. Phòng Tài nguyên và Môi trường: 03 ngày;
Ủy ban nhân dân cấp huyện: 03 ngày;
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 2: 13 ngày (không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính), cụ thể:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 04 ngày; Phòng Tài nguyên và Môi trường: 03 ngày;
Ủy ban nhân dân cấp huyện: 03 ngày;
Khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được ký xong, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện chỉnh lý hồ sơ gởi về Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả để trao cho chủ sử dụng đất: 03 ngày.
Ghi chú:
Trường hợp người sử dụng đất có đơn đề nghị ghi nợ (nộp kèm theo hồ sơ) và thuộc đối tượng được ghi nợ theo quy định của pháp luật hoặc không thuộc trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thì Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất không chuyển thông tin, số liệu địa chính cho cơ quan thuế theo quy định tại Điều 9 của Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT .
d) Phí, lệ phí:
- Lệ phí chứng nhận thay đổi chỉ có quyền sử dụng đất:
+ Hộ gia đình, cá nhân: 15.000 đ/giấy/lần.
+ Tổ chức: 20.000 đ/giấy/lần.
- Lệ phí trích lục bản đồ địa chính:
+ Hộ gia đình, cá nhân: 10.000 đ/thửa đất.
+ Tổ chức: 20.000 đ/thửa đất.
- Phí đo đạc: Thu theo Quyết định số 44/2007/QĐ-UBND ngày 13/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
Điều 7. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Thực hiện theo Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ và Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010 và Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT ngày 20/5/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
a) Cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp thửa đất không có tài sản gắn liền với đất hoặc có tài sản nhưng không có nhu cầu chứng nhận quyền sở hữu hoặc có tài sản nhưng thuộc quyền sở hữu của chủ khác.
- Hồ sơ gồm có (01 bộ):
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (mẫu số 01/ĐK-GCN);
+ Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có);
+ Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật (nếu có);
- Trình tự thực hiện:
+ Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại xã, thị trấn nộp hồ sơ và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của xã, thị trấn hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện nơi có đất, tài sản gắn liền với đất.
+ Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại phường thì nộp hồ sơ và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
- Thời hạn giải quyết là 33 ngày, cụ thể:
+ Ủy ban nhân dân cấp xã: 10 ngày (không kể thời gian công khai kết quả thẩm tra 15 ngày).
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện: 23 ngày, gồm:
Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 1: 13 ngày kể cả thời gian cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính.
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 13 ngày.
Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 2: 10 ngày (không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính), cụ thể:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 05 ngày; Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện: 02 ngày;
Ủy ban nhân dân cấp huyện: 03 ngày.
Ghi chú:
- Trường hợp hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện thì thời gian thực hiện không kể thời gian gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để thẩm tra, xác nhận và công khai theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 3 của Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT ngày 26/5/2011.
- Trường hợp trích đo địa chính thửa đất (đối với địa phương không có bản đồ địa chính) thì thời gian thực hiện trích đo địa chính là không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, việc thực hiện trích đo địa chính phải được làm đồng thời với quá trình kiểm tra, thẩm định hồ sơ và thời gian này không được tính vào tổng thời gian giải quyết thủ tục cấp giấy (Khoản 4, Điều 3 Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT).
- Phí, lệ phí:
+ Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân:
Khu vực nông thôn: (miễn lệ phí). Khu vực đô thị: 25.000đ/giấy.
+ Lệ phí trích lục bản đồ địa chính: 10.000 đ/thửa đất.
+ Phí đo đạc: Thu theo Quyết định số 44/2007/QĐ-UBND ngày 13/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
b) Cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu không đồng thời là người sử dụng đất.
- Hồ sơ gồm có (01 bộ):
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (mẫu số 01/ĐK-GCN);
+ Trường hợp chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì nộp giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 8 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP. Trường hợp chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì nộp giấy tờ về quyền sở hữu công trình xây dựng theo quy định tại các Khoản 1 và 3 Điều 9 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP. Trường hợp chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng thì nộp một trong các giấy tờ về quyền sở hữu rừng cây quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và giấy tờ tại Khoản 7 Điều 10 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ;
+ Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật (nếu có);
+ Sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng (trừ trường hợp trong hồ sơ đã có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng).
- Trình tự thực hiện:
+ Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại xã, thị trấn nộp hồ sơ và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của xã, thị trấn hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện nơi có đất, tài sản gắn liền với đất.
+ Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại phường thì nộp hồ sơ và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
- Thời hạn giải quyết là 33 ngày, cụ thể:
+ Ủy ban nhân dân cấp xã: 10 ngày (không kể thời gian công khai kết quả thẩm tra 15 ngày).
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện: 23 ngày, gồm:
Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 1: 13 ngày kể cả thời gian cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính hoặc trường hợp cần xác minh thêm thông tin về điều kiện chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý về nhà ở, công trình xây dựng, cơ quan quản lý nông nghiệp cấp huyện).
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 13 ngày.
Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 2: 10 ngày (không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính), cụ thể:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 05 ngày; Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện: 02 ngày;
Ủy ban nhân dân cấp huyện: 03 ngày.
Ghi chú: Trường hợp hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện thì thời gian thực hiện không kể thời gian gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để thẩm tra, xác nhận và công khai theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 3 của Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT ngày 26/5/2011.
- Phí, lệ phí:
Lệ phí cấp giấy chứng nhận chỉ có tài sản gắn liền với đất: Khu vực nông thôn: (miễn lệ phí).
Khu vực đô thị: 70.000đ/giấy.
c) Cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu nhà ở, công trình xây dựng.
- Hồ sơ gồm có (01 bộ):
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (mẫu số 01/ĐK-GCN);
+ Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có);
+ Giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 8 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP đối với trường hợp tài sản là nhà ở;
+ Giấy tờ về quyền sở hữu công trình xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP đối với trường hợp tài sản là công trình xây dựng;
+ Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật (nếu có);
+ Sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng (trừ trường hợp trong hồ sơ đã có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng).
- Trình tự thực hiện:
+ Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại xã, thị trấn nộp hồ sơ và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của xã, thị trấn hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện nơi có đất, tài sản gắn liền với đất.
+ Trường hợp Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại phường thì nộp hồ sơ và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
- Thời hạn giải quyết là 33 ngày, cụ thể:
+ Ủy ban nhân dân cấp xã: 10 ngày (không kể thời gian công khai kết quả thẩm tra 15 ngày).
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện: 23 ngày, gồm:
Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 1: 13 ngày kể cả thời gian cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính hoặc trường hợp cần xác minh thêm thông tin về điều kiện chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý về nhà ở, công trình xây dựng, cơ quan quản lý nông nghiệp cấp huyện).
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 13 ngày.
Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 2: 10 ngày (không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính), cụ thể:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 05 ngày; Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện: 02 ngày;
Ủy ban nhân dân cấp huyện: 03 ngày.
Ghi chú:
- Trường hợp hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện thì thời gian thực hiện không kể thời gian gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để thẩm tra, xác nhận và công khai theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 3 của Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT ngày 26/5/2011.
- Trường hợp trích đo địa chính thửa đất (đối với địa phương không có bản đồ địa chính) thì thời gian thực hiện trích đo địa chính là không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, việc thực hiện trích đo địa chính phải được làm đồng thời với quá trình kiểm tra, thẩm định hồ sơ và thời gian này không được tính vào tổng thời gian giải quyết thủ tục cấp giấy (Khoản 4, Điều 3 Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT).
- Phí, lệ phí:
+ Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất:
Khu vực nông thôn: (miễn lệ phí). Khu vực đô thị: 80.000đ/giấy.
+ Lệ phí trích lục bản đồ địa chính: 10.000 đ/thửa đất.
+ Phí đo đạc: Thu theo Quyết định số 44/2007/QĐ-UBND ngày 13/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp
d) Cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.
- Hồ sơ gồm có (01 bộ):
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (mẫu số 01/ĐK-GCN);
+ Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có);
+ Một trong các loại giấy tờ về quyền sở hữu rừng cây theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 10 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ;
+ Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật (nếu có).
- Trình tự thực hiện:
+ Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại xã, thị trấn nộp hồ sơ và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của xã, thị trấn hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện nơi có đất, tài sản gắn liền với đất.
+ Trường hợp Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại phường thì nộp hồ sơ và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
- Thời hạn giải quyết là 33 ngày, cụ thể:
+ Ủy ban nhân dân cấp xã: 10 ngày (không kể thời gian công khai kết quả thẩm tra 15 ngày).
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện: 23 ngày, gồm:
Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 1: 13 ngày kể cả thời gian cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính hoặc trường hợp cần xác minh thêm thông tin về điều kiện chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý về nhà ở, công trình xây dựng, cơ quan quản lý nông nghiệp cấp huyện).
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 13 ngày.
Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 2: 10 ngày (không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính), cụ thể:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 05 ngày; Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện: 02 ngày;
Ủy ban nhân dân cấp huyện: 03 ngày.
Ghi chú:
- Trường hợp hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện thì thời gian thực hiện không kể thời gian gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để thẩm tra, xác nhận và công khai theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 3 của Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT ngày 26/5/2011.
- Trường hợp trích đo địa chính thửa đất (đối với địa phương không có bản đồ địa chính) thì thời gian thực hiện trích đo địa chính là không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, việc thực hiện trích đo địa chính phải được làm đồng thời với quá trình kiểm tra, thẩm định hồ sơ và thời gian này không được tính vào tổng thời gian giải quyết thủ tục cấp giấy (Khoản 4, Điều 3 Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT).
- Phí, lệ phí:
+ Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Khu vực nông thôn: (miễn lệ phí).
Khu vực đô thị: 25.000đ/giấy.
+ Lệ phí trích lục bản đồ địa chính: 10.000 đ/thửa đất.
+ Lệ phí liên quan đến quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng: Trung ương chưa quy định.
+ Phí đo đạc: Thu theo Quyết định số 44/2007/QĐ-UBND ngày 13/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
2. Cấp giấy chứng nhận cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng của tổ chức đầu tư xây dựng để bán.
a) Hồ sơ gồm có (01 bộ):
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (mẫu số 01/ĐK-GCN);
- Hợp đồng mua bán nhà ở, công trình xây dựng;
- Bản sao quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy phép hoặc chứng nhận đầu tư;
- Bản sao quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án (trường hợp không có bản sao quyết định phê duyệt quy hoạch này thì phải có bản sao văn bản thỏa thuận tổng mặt bằng của khu đất có nhà ở, công trình xây dựng);
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận theo quy định của Nghị định 88/2009/NĐ-CP ;
- Bản sao chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư (trừ trường hợp được miễn hoặc chậm nộp theo quy định của pháp luật);
- Bản sao chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính của bên mua (nếu có);
- Sơ đồ nhà, đất là bản vẽ mặt bằng hoàn công hoặc bản vẽ thiết kế mặt bằng phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng mà không đo vẽ lại; trường hợp nhà chung cư thì có bản vẽ mặt bằng xây dựng ngôi nhà chung cư, bản vẽ mặt bằng của tầng nhà có căn hộ, trường hợp bản vẽ mặt bằng của tầng nhà không thể hiện rõ kích thước của căn hộ thì phải có bản vẽ mặt bằng của căn hộ đó;
- Trường hợp nhận chuyển nhượng thực hiện tại sàn giao dịch bất động sản thì phải có giấy tờ chứng minh.
Khi nộp hồ sơ cần mang theo bản gốc các hồ sơ như: quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy phép hoặc chứng nhận đầu tư; quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án; chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư để cơ quan tiếp nhận đối chiếu (trừ trường hợp bản sao đã có chứng thực theo quy định của pháp luật).
Trường hợp nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đồng thời cho nhiều chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng thì chỉ nộp một (01) bản đối với các giấy tờ gồm: Bản sao quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy phép hoặc chứng nhận đầu tư; Bản sao quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án (trường hợp không có bản sao quyết định phê duyệt quy hoạch này thì phải có bản sao văn bản thỏa thuận tổng mặt bằng của khu đất có nhà ở, công trình xây dựng); Bản sao chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư (trừ trường hợp được miễn hoặc chậm nộp theo quy định của pháp luật); Bản sao chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính của bên mua (nếu có) và danh mục nhà ở, căn hộ, công trình xây dựng và các phần sở hữu riêng khác đề nghị cấp giấy chứng nhận.
b) Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì sau khi giải quyết hồ sơ ở cấp tỉnh xong, tổ chức đầu tư xây dựng nhà ở, công trình để bán thay mặt bên nhận chuyển nhượng nộp một (01) bộ hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
c) Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể cả thời gian cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính hoặc trường hợp cần xác minh thêm thông tin về điều kiện chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý về nhà ở, công trình xây dựng, cơ quan quản lý nông nghiệp cấp huyện).
- Thẩm quyền giải quyết cấp tỉnh:
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 1: 14 ngày.
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 14 ngày.
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 2: 16 ngày (không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính), cụ thể:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 06 ngày; Sở Tài nguyên và Môi trường: 05 ngày;
Ủy ban nhân dân tỉnh: 05 ngày;
- Thẩm quyền giải quyết cấp huyện:
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 1: 14 ngày kể cả thời gian cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính hoặc trường hợp cần xác minh thêm thông tin về điều kiện chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý về nhà ở, công trình xây dựng, cơ quan quản lý nông nghiệp cấp huyện).
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 14 ngày.
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 2: 16 ngày (không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính), cụ thể:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 06 ngày; Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện: 05 ngày;
Ủy ban nhân dân cấp huyện: 05 ngày.
d) Phí, lệ phí:
- Lệ phí đăng ký cấp giấy quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
+ Hộ gia đình, cá nhân:
Đất nông thôn: (miễn lệ phí). Khu vực đô thị: 80.000đ/giấy.
+ Tổ chức: 500.000đ/giấy.
- Phí đo đạc: Thu theo Quyết định số 44/2007/QĐ-UBND ngày 13/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
3. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài.
a) Cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp không có tài sản gắn liền với đất hoặc có tài sản nhưng không có nhu cầu chứng nhận quyền sở hữu hoặc có tài sản nhưng thuộc quyền sở hữu của người khác:
- Hồ sơ gồm có (01 bộ):
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (mẫu số 01/ĐK-GCN);
+ Báo cáo tự rà soát hiện trạng sử dụng đất theo quy định tại các Điều 49, 51, 53 và 55 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ; Điều 36 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ;
+ Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (nếu có);
+ Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật (nếu có).
- Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thời hạn giải quyết là 28 ngày, cụ thể:
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 1: 16 ngày kể cả thời gian cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính.
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 16.
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 2: 12 ngày kể từ ngày người sử dụng đất thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, gồm:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 04 ngày; Sở Tài nguyên và Môi trường: 05 ngày;
Ủy ban nhân dân tỉnh: 03 ngày.
Ghi chú: Trường hợp trích đo địa chính thửa đất (đối với địa phương không có bản đồ địa chính) thì thời gian thực hiện trích đo địa chính là không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, việc thực hiện trích đo địa chính phải được làm đồng thời với quá trình kiểm tra, thẩm định hồ sơ và thời gian này không được tính vào tổng thời gian giải quyết thủ tục cấp giấy (Khoản 4, Điều 3 Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT).
- Phí, lệ phí:
+ Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất : 100.000 đ/giấy.
+ Trích lục bản đồ địa chính: 20.000 đ/thửa đất.
+ Phí đo đạc: Thu theo Quyết định số 44/2007/QĐ-UBND ngày 13/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
b) Cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu tài sản không đồng thời là người sử dụng đất:
- Hồ sơ gồm có (01 bộ):
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (mẫu số 01/ĐK-GCN);
+ Trường hợp chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì nộp giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại Khoản 3 và 4 Điều 8 của Nghị định số 88/2009/NĐ- CP. Trường hợp chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì nộp giấy tờ về quyền sở hữu công trình xây dựng theo quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 9 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP. Trường hợp chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng thì nộp một trong các loại giấy tờ về quyền sở hữu rừng cây quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6 và giấy tờ tại Khoản 7 Điều 10 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ;
+ Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật (nếu có);
+ Sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ quy định tại điểm này đã có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng).
- Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thời hạn giải quyết là 28 ngày, cụ thể:
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 1: 16 ngày kể cả thời gian cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính hoặc trường hợp cần xác minh thêm thông tin về điều kiện chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý về nhà ở, công trình xây dựng, cơ quan quản lý nông nghiệp cấp tỉnh).
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 16 ngày.
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 2: 12 ngày kể từ ngày người sử dụng đất thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, gồm:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 04 ngày; Sở Tài nguyên và Môi trường: 05 ngày;
Ủy ban nhân dân tỉnh: 03 ngày.
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận chỉ có tài sản gắn liền với đất: 500.000đ/giấy.
c) Cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu nhà ở, công trình xây dựng:
- Hồ sơ gồm có (01 bộ):
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (mẫu số 01/ĐK-GCN);
+ Báo cáo tự rà soát hiện trạng sử dụng đất theo quy định tại các Điều 49, 51, 53 và 55 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ; Điều 36 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ;
+ Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (nếu có);
+ Một trong các loại giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP đối với trường hợp tài sản là nhà ở;
+ Một trong các loại giấy tờ về quyền sở hữu công trình xây dựng quy định tại Khoản 2 Điều 9 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP đối với trường hợp tài sản là công trình xây dựng;
+ Sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ quy định tại điểm này đã có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng);
+ Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật (nếu có);
- Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thời hạn giải quyết là 28 ngày, cụ thể:
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 1: 16 ngày kể cả thời gian cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính hoặc trường hợp cần xác minh thêm thông tin về điều kiện chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý về nhà ở, công trình xây dựng, cơ quan quản lý nông nghiệp cấp tỉnh).
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 16 ngày.
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 2: 12 ngày kể từ ngày người sử dụng đất thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, gồm:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 04 ngày; Sở Tài nguyên và Môi trường: 05 ngày;
Ủy ban nhân dân tỉnh: 03 ngày.
Ghi chú: Trường hợp trích đo địa chính thửa đất (đối với địa phương không có bản đồ địa chính) thì thời gian thực hiện trích đo địa chính là không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, việc thực hiện trích đo địa chính phải được làm đồng thời với quá trình kiểm tra, thẩm định hồ sơ và thời gian này không được tính vào tổng thời gian giải quyết thủ tục cấp giấy (Khoản 4, Điều 3 Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT).
- Phí, lệ phí:
+ Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất: 500.000 đ/giấy.
+ Lệ phí trích lục bản đồ địa chính: 20.000 đ/thửa đất.
+ Phí đo đạc: Thu theo Quyết định số 44/2007/QĐ-UBND ngày 13/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
d) Cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng
- Hồ sơ gồm có (01 bộ):
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (mẫu số 01/ĐK-GCN);
+ Báo cáo tự rà soát hiện trạng sử dụng đất theo quy định tại Điều 49, Điều 53 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP ;
+ Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về Đất đai (nếu có);
+ Một trong các loại giấy tờ về quyền sở hữu rừng cây quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6 Điều 10 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ;
+ Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật (nếu có);
- Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thời hạn giải quyết là 28 ngày, cụ thể:
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 1: 16 ngày kể cả thời gian cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính hoặc trường hợp cần xác minh thêm thông tin về điều kiện chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý nông nghiệp cấp tỉnh).
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 16 ngày.
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 2: 12 ngày kể từ ngày người sử dụng đất thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, gồm:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 04 ngày; Sở Tài nguyên và Môi trường: 05 ngày;
Ủy ban nhân dân tỉnh: 03 ngày.
Ghi chú: Trường hợp trích đo địa chính thửa đất (đối với địa phương không có bản đồ địa chính) thì thời gian thực hiện trích đo địa chính là không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, việc thực hiện trích đo địa chính phải được làm đồng thời với quá trình kiểm tra, thẩm định hồ sơ và thời gian này không được tính vào tổng thời gian giải quyết thủ tục cấp giấy (Khoản 4, Điều 3 Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT).
- Phí, lệ phí:
+ Lệ phí cấp giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất: 100.000 đ/giấy.
+ Lệ phí trích lục bản đồ địa chính: 20.000 đ/thửa đất.
+ Lệ phí liên quan đến quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng: Trung ương chưa quy định.
+ Phí đo đạc: Thu theo Quyết định số 44/2007/QĐ-UBND ngày 13/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
đ) Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho đơn vị vũ trang nhân dân đang sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh
- Hồ sơ gồm có (01 bộ):
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (mẫu số 01/ĐK-GCN);
+ Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về vị trí đóng quân hoặc địa điểm công trình;
+ Văn bản ủy quyền xin cấp giấy chứng nhận (nếu có);
+ Quyết định của Chính phủ phê duyệt về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (bản sao) hoặc Quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc giấy tờ xác minh là đất tiếp quản hoặc có tên trong sổ địa chính của xã, phường, thị trấn được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đã sử dụng ổn định và không có tranh chấp.
- Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thời hạn giải quyết là 43 ngày, cụ thể:
+ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 25 ngày;
+ Sở Tài nguyên và Môi trường: 06 ngày (nếu trường hợp được ủy quyền ký giấy chứng nhận thì cộng thêm 07 ngày thực hiện của Ủy ban nhân dân tỉnh).
+ Ủy ban nhân dân tỉnh: 07 ngày;
+ Khi giấy chứng nhận đã được ký Sở Tài nguyên và Môi trường gửi cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh để trao cho đơn vị được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 05 ngày.
- Phí, lệ phí:
+ Lệ phí cấp giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất: 100.000 đ/giấy.
+ Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng hoặc chỉ có tài sản gắn liền với đất: 500.000đ/giấy.
+ Lệ phí trích lục bản đồ địa chính: 20.000 đ/thửa đất.
+ Phí đo đạc: Thu theo Quyết định số 44/2007/QĐ-UBND ngày 13/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
4. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người trúng đấu giá quyền sử dụng đất, trúng đấu thầu dự án có sử dụng đất
Tổ chức đã thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất có trách nhiệm nộp hồ sơ thay người trúng đấu giá, đấu thầu.
a) Hồ sơ gồm có (02 bộ):
- Văn bản công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất, trúng đấu thầu dự án có sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất;
- Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính;
- Chứng từ đã thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có).
b) Trình tự thực hiện:
- Thẩm quyền cấp tỉnh: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thẩm quyền cấp huyện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
c) Thời hạn giải quyết là 15 ngày, cụ thể:
- Thẩm quyền cấp tỉnh:
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 1: 05 ngày kể cả thời gian cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính.
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 05 ngày.
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 2: 10 ngày (không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính), cụ thể:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 03 ngày;
Sở Tài nguyên và Môi trường: 03 ngày (nếu trường hợp được ủy quyền ký giấy chứng nhận thì cộng thêm 04 ngày thực hiện của Ủy ban nhân dân tỉnh); Ủy ban nhân dân tỉnh: 04 ngày.
- Thẩm quyền cấp huyện:
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 1: 05 ngày kể cả thời gian cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính.
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 05 ngày.
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 2: 10 ngày (không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính), cụ thể:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 03 ngày; Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện: 03 ngày;
Ủy ban nhân dân cấp huyện: 04 ngày.
d) Phí, lệ phí:
- Lệ phí đăng ký cấp giấy chỉ có quyền sử dụng đất:
+ Hộ gia đình, cá nhân: Đất nông thôn: (miễn lệ phí). Đất đô thị: 25.000đ/giấy.
+ Tổ chức: 100.000đ/giấy.
- Trích lục bản đồ địa chính:
+ Hộ gia đình, cá nhân: 10.000đ/thửa đất.
+ Tổ chức: 20.000đ/thửa đất.
- Lệ phí đăng ký cấp giấy quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
+ Hộ gia đình, cá nhân: Đất nông thôn: (miễn lệ phí). Đất đô thị: 80.000đ/giấy.
+ Tổ chức: 500.000đ/giấy.
- Lệ phí đăng ký cấp giấy chỉ có tài sản gắn liền với đất:
+ Hộ gia đình, cá nhân: Đất nông thôn: (miễn lệ phí). Đất đô thị: 70.000đ/giấy.
+ Tổ chức: 500.000đ/giấy.
- Phí đo đạc: Thu theo Quyết định số 44/2007/QĐ-UBND ngày 13/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
5. Cấp giấy chứng nhận cho người nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chia tách, sáp nhập tổ chức; chia tách hộ gia đình hoặc chia tách nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại Điều 140 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP .
a) Hồ sơ gồm có (01 bộ):
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ;
- Giấy chứng nhận sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp hoặc một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai và giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại các Điều 8, 9 và 10 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP (nếu có nhu cầu chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất);
- Một trong các loại văn bản: quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức; Sổ hộ khẩu đối với trường hợp chia tách hộ gia đình; văn bản thỏa thuận của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung về việc chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất chung.
b) Trình tự thực hiện:
- Thẩm quyền cấp tỉnh: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thẩm quyền cấp huyện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
c) Thời hạn giải quyết là 13 ngày, cụ thể:
- Thẩm quyền cấp tỉnh:
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 1: 05 ngày kể cả thời gian cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính.
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 05 ngày.
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 2: 08 ngày (không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính), cụ thể:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 03 ngày; Sở Tài nguyên và Môi trường: 02 ngày;
Ủy ban nhân dân tỉnh: 03 ngày.
- Thẩm quyền cấp huyện:
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 1: 05 ngày kể cả thời gian cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính.
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 05 ngày.
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 2: 08 ngày (không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính), cụ thể:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 03 ngày; Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện: 02 ngày;
Ủy ban nhân dân cấp huyện: 03 ngày.
Ghi chú: Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận chỉ có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì thời gian thực hiện các công việc của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất được tính thêm không quá 15 ngày làm việc.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm sao Giấy chứng nhận để lưu và gửi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý đối với loại tài sản gắn liền với đất được chứng nhận, cơ quan quản lý nông nghiệp; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính hoặc gửi Ủy ban nhân dân xã, thị trấn để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại xã, thị trấn; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính.
d) Phí, lệ phí:
- Lệ phí đăng ký cấp giấy chỉ có quyền sử dụng đất:
+ Hộ gia đình, cá nhân: Đất nông thôn: (miễn lệ phí). Đất đô thị: 25.000đ/giấy.
+ Tổ chức: 100.000đ/giấy.
- Lệ phí trích lục bản đồ địa chính:
+ Hộ gia đình, cá nhân: 10.000đ/thửa đất.
+ Tổ chức: 20.000đ/thửa đất.
- Lệ phí đăng ký cấp giấy quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
+ Hộ gia đình, cá nhân: Đất nông thôn: (miễn lệ phí). Đất đô thị: 80.000đ/giấy.
+ Tổ chức: 500.000đ/giấy.
- Lệ phí đăng ký cấp giấy chỉ có tài sản gắn liền với đất:
+ Hộ gia đình, cá nhân: Đất nông thôn: (miễn lệ phí). Đất đô thị: 70.000đ/giấy.
+ Tổ chức: 500.000đ/giấy.
- Phí đo đạc: Thu theo Quyết định số 44/2007/QĐ-UBND ngày 13/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
6. Gia hạn sử dụng đất đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài sử dụng đất; hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phi nông nghiệp; hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được nhà nước cho thuê đất nông nghiệp
a) Hồ sơ gồm có (02 bộ):
Trước khi hết hạn sử dụng đất 06 tháng, hộ gia đình, cá nhân hoặc đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài có nhu cầu gia hạn sử dụng đất nộp hồ sơ đề nghị gia hạn sử dụng đất, cụ thể như sau:
- Đơn đề nghị đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (mẫu số 03/ĐK-GCN);
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính);
- Chứng từ thực hiện xong nghĩa vụ tài chính (đối với trường hợp được gia hạn).
Ghi chú: Đối với trường hợp xin gia hạn sử dụng đất mà phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư thì việc thẩm định nhu cầu sử dụng đất được thực hiện đồng thời với việc thực hiện thủ tục đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư.
b) Trình tự thực hiện:
- Thẩm quyền cấp tỉnh: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thẩm quyền cấp huyện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
c) Thời hạn giải quyết là 20 ngày, cụ thể:
- Thẩm quyền cấp tỉnh:
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 1: 10 ngày kể cả thời gian cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính.
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 10 ngày.
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 2: 10 ngày (không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính), cụ thể:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 05 ngày; Sở Tài nguyên và Môi trường: 05 ngày;
- Thẩm quyền cấp huyện:
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 1: 10 ngày kể cả thời gian cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính.
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 10 ngày.
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 2: 10 ngày (không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính), cụ thể:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 05 ngày; Phòng Tài nguyên và Môi trường: 05 ngày;
d) Phí, lệ phí:
- Lệ phí chứng nhận thay đổi chỉ có quyền sử dụng đất:
+ Hộ gia đình, cá nhân: 15.000đ/giấy/lần.
+ Tổ chức: 20.000đ/giấy/lần.
- Lệ phí trích lục bản đồ địa chính:
+ Hộ gia đình, cá nhân: 10.000đ/thửa đất.
+ Tổ chức: 20.000đ/thửa đất.
7. Gia hạn sử dụng đất trong khu công nghệ cao, khu kinh tế
a) Hồ sơ gồm có (01 bộ):
- Đơn đề nghị đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (mẫu số 03/ĐK-GCN);
- Dự án bổ sung về sản xuất, kinh doanh đã được xét duyệt đối với trường hợp xin gia hạn sử dụng đất trên 12 tháng;
Lưu ý: Trường hợp dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài thì việc xét duyệt dự án bổ sung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt dự án đầu tư thực hiện.
Trường hợp dự án không sử dụng vốn ngân sách nhà nước và không phải là dự án có vốn đầu tư nước ngoài thì việc xét duyệt dự án bổ sung do Ban Quản lý Khu công nghệ cao hoặc Ban Quản lý Khu kinh tế thực hiện.
b) Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Ban Quản lý
Khu công nghệ cao hoặc Ban Quản lý Khu kinh tế.
c) Thời hạn giải quyết là 29 ngày, cụ thể:
- Thẩm quyền cấp tỉnh:
+ Ban Quản lý Khu công nghệ cao hoặc Ban Quản lý Khu kinh tế: 17 ngày (không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính).
+ Ban Quản lý Khu công nghệ cao hoặc Ban Quản lý khu kinh tế nộp hồ sơ và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
+ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất: 05 ngày
+ Sở Tài nguyên và Môi trường: 02 ngày.
- Thẩm quyền cấp huyện:
+ Ban Quản lý Khu công nghệ cao hoặc Ban Quản lý Khu kinh tế: 17 ngày (không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính).
+ Ban Quản lý Khu công nghệ cao hoặc Ban Quản lý khu kinh tế nộp hồ sơ và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện: 07 ngày.
Sau khi nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cơ quan Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý khu công nghệ cao, Ban Quản lý khu kinh tế trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã chỉnh lý cho người sử dụng đất: 05 ngày.
d) Phí, lệ phí:
- Lệ phí chứng nhận thay đổi chỉ có quyền sử dụng đất:
+ Hộ gia đình, cá nhân: 15.000đ/giấy/lần
+ Tổ chức: 20.000đ/giấy/lần.
- Lệ phí trích lục bản đồ địa chính:
+ Hộ gia đình, cá nhân: 10.000đ/thửa đất.
+ Tổ chức: 20.000đ/thửa đất.
8. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điểm k Điều 99 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận, thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp, bảo lãnh để xử lý nợ; quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại về đất đai; quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật.
a) Hồ sơ gồm có (01 bộ):
- Một trong các loại văn bản gồm biên bản về kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận xử lý nợ theo hợp đồng thế chấp, bảo lãnh; quyết định hành chính giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, trích lục bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; văn bản về việc chia tách quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật đối với hộ gia đình hoặc nhóm người có quyền sử dụng đất chung; quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức; văn bản về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức kinh tế phù hợp với pháp luật;
- Chứng từ đã thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có).
b) Trình tự thực hiện:
- Thẩm quyền cấp tỉnh: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thẩm quyền cấp huyện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
c) Thời hạn giải quyết là 15 ngày, cụ thể:
- Thẩm quyền cấp tỉnh:
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 1: 05 ngày kể cả thời gian cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính.
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 05 ngày.
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 2: 10 ngày (không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính), cụ thể:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 03 ngày; Sở Tài nguyên và Môi trường: 03 ngày;
Ủy ban nhân dân tỉnh: 04 ngày.
- Thẩm quyền cấp huyện:
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 1: 05 ngày kể cả thời gian cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính.
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 05 ngày.
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 2: 10 ngày (không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính), cụ thể:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 03 ngày; Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện: 03 ngày;
Ủy ban nhân dân cấp huyện: 04 ngày.
d) Phí, lệ phí:
- Lệ phí đăng ký cấp giấy chỉ có quyền sử dụng đất:
+ Hộ gia đình, cá nhân: Đất nông thôn: (miễn lệ phí). Đất đô thị: 25.000đ/giấy.
+ Tổ chức: 100.000đ/giấy.
- Trích lục bản đồ địa chính:
+ Hộ gia đình, cá nhân: 10.000đ/thửa đất.
+ Tổ chức: 20.000đ/thửa đất.
- Lệ phí đăng ký cấp giấy quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
+ Hộ gia đình, cá nhân: Đất nông thôn: (miễn lệ phí). Đất đô thị: 80.000đ/giấy.
+ Tổ chức: 500.000đ/giấy.
- Lệ phí đăng ký cấp giấy chỉ có tài sản gắn liền với đất:
+ Hộ gia đình, cá nhân: Đất nông thôn: (miễn lệ phí). Đất đô thị: 70.000đ/giấy.
+ Tổ chức: 500.000đ/giấy.
- Phí đo đạc: Thu theo Quyết định số 44/2007/QĐ-UBND ngày 13/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
Điều 8. Đăng ký biến động
Thực hiện theo Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ, Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009, Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010 và Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT ngày 20/5/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do đổi tên, giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên, thay đổi về quyền, thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu chính, cấp (hạng) nhà, công trình; thay đổi thông tin về quyền sở hữu rừng cây
a) Hồ sơ gồm có (01 bộ):
- Đơn đề nghị đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (mẫu số 03/ĐK-GCN);
- Các giấy tờ theo quy định của pháp luật đối với trường hợp nội dung biến động phải được phép của cơ quan có thẩm quyền;
- Một trong các loại giấy chứng nhận đã cấp có nội dung liên quan đến việc đăng ký biến động.
b) Trình tự thực hiện:
- Thẩm quyền cấp tỉnh: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thẩm quyền cấp huyện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
c) Thời hạn giải quyết:
- Thẩm quyền cấp tỉnh:
+ Trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký biến động mà không phải trích đo địa chính thửa đất thì thời hạn giải quyết là 15 ngày, không kể thời gian người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 15 ngày. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thì thời gian tiếp nhận giải quyết chia làm 02 lần:
Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 1: 10 ngày kể cả thời gian cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính.
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 10 ngày.
Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 2: 05 ngày:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 05 ngày.
+ Trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký biến động mà phải trích đo địa chính thửa đất thì thời hạn giải quyết là 20 ngày, không kể thời gian người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 20 ngày. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thì thời gian tiếp nhận giải quyết chia làm 02 lần:
Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 1: 15 ngày kể cả thời gian cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính.
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 15 ngày. Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 2: 05 ngày:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 05 ngày.
+ Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận thì thời hạn giải quyết là 25 ngày, không kể thời gian người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 1: 15 ngày kể cả thời gian cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính.
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 15 ngày. Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 2: 10 ngày
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 03 ngày. Sở Tài nguyên và môi trường: 03 ngày.
Ủy ban nhân dân tỉnh: 04 ngày.
- Thẩm quyền cấp huyện:
+ Trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký biến động mà không phải trích đo địa chính thửa đất thì thời hạn giải quyết là 15 ngày, không kể thời gian người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 15 ngày. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thì thời gian tiếp nhận giải quyết chia làm 02 lần:
Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 1: 10 ngày kể cả thời gian cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính.
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 10 ngày. Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 2: 05 ngày:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 05 ngày.
+ Trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký biến động mà phải trích đo địa chính thửa đất thì thời hạn giải quyết là 20 ngày, không kể thời gian người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 20 ngày. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thì thời gian tiếp nhận giải quyết chia làm 02 lần:
Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 1: 15 ngày kể cả thời gian cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính.
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 15 ngày.
Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 2: 05 ngày:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 05 ngày.
+ Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận thì thời hạn giải quyết là 25 ngày, không kể thời gian người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 1: 15 ngày kể cả thời gian cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính.
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 15 ngày.
Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 2: 10 ngày
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 03 ngày. Phòng Tài nguyên và môi trường: 03 ngày.
Ủy ban nhân dân cấp huyện: 04 ngày.
d) Phí, lệ phí:
+ Lệ phí chứng nhận thay đổi chỉ có quyền sử dụng đất: Hộ gia đình, cá nhân: 15.000đ/giấy/lần
Tổ chức: 20.000đ/giấy/lần.
+ Lệ phí trích lục bản đồ địa chính:
Hộ gia đình, cá nhân: 10.000đ/thửa đất. Tổ chức: 20.000đ/thửa đất.
+ Phí đo đạc: Thu theo Quyết định số 44/2007/QĐ-UBND ngày 13/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
+ Lệ phí chứng nhận thay đổi có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng hoặc chỉ có quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng:
Hộ gia đình, cá nhân: 50.000đ/giấy/lần
Tổ chức: 50.000đ/giấy/lần.
2. Cấp lại giấy chứng nhận do bị mất
a) Hồ sơ gồm có (01 bộ):
- Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (mẫu số 02/ĐK-GCN);
- Giấy tờ chứng minh đã đăng ký tin mất Giấy chứng nhận 03 lần trong thời gian không quá 10 ngày trên một trong các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đối với hộ gia đình và cá nhân thì phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy tại trụ sở Ủy ban dân cấp xã trong thời gian 15 ngày.
Trường hợp mất giấy tờ do thiên tai, hoả hoạn thì không phải có giấy tờ chứng minh đã đăng tin mất, giấy niêm yết thông báo mất giấy nhưng phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thiên tai, hoả hoạn đó.
Việc nộp hồ sơ để làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận bị mất chỉ được thực hiện sau thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng tin lần đầu hoặc từ ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận hoặc kể từ ngày ký giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn.
b) Trình tự thực hiện:
- Thẩm quyền cấp tỉnh: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thẩm quyền cấp huyện: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp xã, sau khi giải quyết xong người sử dụng đất chuyển hồ sơ lên Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
c) Thời hạn giải quyết là 30 ngày, cụ thể:
- Thẩm quyền cấp tỉnh:
+ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 20 ngày;
+ Sở Tài nguyên và Môi trường: 05 ngày;
+ Ủy ban nhân dân tỉnh: 05 ngày.
- Thẩm quyền cấp huyện:
+ Ủy ban nhân dân cấp xã: 05 ngày (không kể thời gian niêm yết thông báo mất giấy).
+ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 13 ngày;
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện: 07 ngày;
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện: 05 ngày.
d) Phí, lệ phí:
- Lệ phí cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
+ Hộ gia đình, cá nhân: 20.000đ/giấy/lần.
+ Tổ chức: 20.000đ/giấy/lần.
- Lệ phí cấp lại giấy chứng nhận mà có đăng ký thay đổi tài sản trên đất:
+ Hộ gia đình, cá nhân: 50.000đ/giấy/lần
+ Tổ chức: 50.000đ/giấy/lần
- Lệ phí trích lục bản đồ địa chính:
+ Hộ gia đình, cá nhân: 10.000đ/thửa đất.
+ Tổ chức: 20.000đ/thửa đất.
- Phí đo đạc: Thu theo Quyết định số 44/2007/QĐ-UBND ngày 13/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
3. Cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận
a) Hồ sơ gồm có (01 bộ):
- Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (mẫu số 02/ĐK-GCN);
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác liền với đất (bản chính);
Trường hợp cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo Điều 23 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP .
b) Trình tự thực hiện:
- Thẩm quyền cấp tỉnh: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thẩm quyền cấp huyện: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
c) Thời gian giải quyết là 20 ngày, cụ thể:
- Thẩm quyền cấp tỉnh:
+ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 10 ngày;
+ Sở Tài nguyên và Môi trường: 05 ngày;
+ Ủy ban nhân dân tỉnh: 05 ngày.
- Thẩm quyền cấp huyện:
+ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất cấp huyện: 12 ngày;
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện: 03 ngày;
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện: 05 ngày.
d) Phí, lệ phí:
- Trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do đo đạc lại (theo bản đồ địa chính chính quy) thì không thu lệ phí theo quy định tại công văn số 55/UBND-NN.PTNT ngày 24/3/2007 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc không thu lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản đồ địa chính chính quy.
- Trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu đất ở, quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp trước khi Nghị định số 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực thi hành mà có nhu cầu cấp đổi giấy chứng nhận thì không thu lệ phí cấp giấy chứng nhận (Khoản 1 Điều 2 của Quyết định số 31/2010/QĐ-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2010).
- Lệ phí xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
+ Hộ gia đình, cá nhân:
Khu vực nông thôn: (miễn lệ phí). Khu vực đô thị: 70.000đ/giấy.
+ Tổ chức: 500.000đ/giấy
Ghi chú: Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện có trách nhiệm liên hệ với Ủy ban nhân nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận vào (Mẫu số 02/ĐK-GCN) đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (thời gian xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã là 03 ngày làm việc).
4. Tách thửa hoặc hợp thửa
a) Hồ sơ gồm có (01 bộ):
- Đơn đề nghị tách thửa đất, hợp thửa đất (mẫu số 16/ĐK);
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính) hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có).
- Quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền (đối với trường hợp Nhà nước thu hồi một phần thửa đất).
b) Trình tự thực hiện:
- Thẩm quyền cấp tỉnh: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thẩm quyền cấp huyện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
c) Thời hạn giải quyết là 13 ngày, cụ thể:
- Thẩm quyền cấp tỉnh:
+ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 07 ngày;
+ Sở Tài nguyên và Môi trường: 03 ngày;
+ Ủy ban nhân dân tỉnh: 03 ngày.
- Thẩm quyền cấp huyện:
+ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 07 ngày;
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện: 03 ngày;
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện: 03 ngày.
d) Phí, lệ phí:
- Lệ phí đăng ký biến động:
+ Hộ gia đình, cá nhân: 15.000đ/giấy/lần.
+ Tổ chức: 20.000đ/giấy/lần
- Trích lục bản đồ địa chính:
+ Hộ gia đình, cá nhân: 10.000đ/thửa đất.
+ Tổ chức: 20.000đ/thửa đất.
- Phí đo đạc: Thu theo Quyết định số 44/2007/QĐ-UBND ngày 13/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
Ghi chú: Trường hợp tách thửa hoặc hợp thửa chỉ có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai thì thời gian thực hiện không quá 15 ngày làm việc (Khoản 3, Điều 3 Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT ngày 26/5/2011).
Trường hợp trích đo địa chính thửa đất (đối với địa phương không có bản đồ địa chính) thì thời gian thực hiện trích đo địa chính là không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, việc thực hiện trích đo địa chính phải được làm đồng thời với quá trình kiểm tra, thẩm định hồ sơ và thời gian này không được tính vào tổng thời gian giải quyết thủ tục đăng ký biến động đất đai quy định tại Điều 21 Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009, Khoản 4, Điều 3 Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT .
5. Đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã cấp
a) Hồ sơ gồm có (01 bộ):
- Đơn đề nghị đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (cá nhân tự viết);
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính).
b) Trình tự thực hiện:
- Thẩm quyền cấp tỉnh: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thẩm quyền cấp huyện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
c) Thời hạn giải quyết:
- Thẩm quyền cấp tỉnh:
Trường hợp đính chính sai sót tên tổ chức, quyết định thành lập hoặc giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư (gồm tên và số, ngày ký, cơ quan ký văn bản) thì giải quyết trong ngày; các trường hợp khác thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày, cụ thể:
+ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 02 ngày;
+ Sở Tài nguyên và Môi trường: 01 ngày.
- Thẩm quyền cấp huyện:
Trường hợp đính chính sai sót chứng minh nhân dân, họ tên thì giải quyết trong ngày; các trường hợp khác thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày, cụ thể:
+ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất cấp huyện: 03 ngày;
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện: 02 ngày.
Trường hợp phải đính chính sơ đồ thửa đất mà làm cho sơ đồ thửa đất không rõ ràng thì lập thủ tục cấp lại giấy chứng nhận.
d) Phí, lệ phí:
- Lệ phí chứng nhận thay đổi chỉ có quyền sử dụng đất:
+ Hộ gia đình, cá nhân: 15.000đ/giấy/lần.
+ Tổ chức: 20.000đ/giấy/lần
- Lệ phí trích lục bản đồ địa chính:
+ Hộ gia đình, cá nhân: 10.000đ/thửa đất.
+ Tổ chức: 20.000đ/thửa đất.
- Phí đo đạc: Thu theo Quyết định số 44/2007/QĐ-UBND ngày 13/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
- Lệ phí chứng nhận thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất hoặc thay đổi quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất:
+ Hộ gia đình, cá nhân: 50.000đ/giấy/lần
+ Tổ chức: 50.000đ/giấy/lần
6. Thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã cấp trái pháp luật
a) Hồ sơ gồm có (01 bộ):
- Văn bản do tổ chức, công dân kiến nghị về việc phát hiện giấy chứng nhận đã cấp trái pháp luật;
- Trường hợp cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tự kiểm tra và phát hiện giấy chứng nhận đã cấp là trái pháp luật thì gởi thông báo đến cơ quan thanh tra cùng cấp để thẩm tra;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính).
b) Trình tự thực hiện:
- Thẩm quyền cấp tỉnh: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thẩm quyền cấp huyện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
c) Thời hạn giải quyết là 15 ngày kể từ nhận được kiến nghị của tổ chức, công dân hoặc thông báo của cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cụ thể:
- Thẩm quyền cấp tỉnh:
+ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 02 ngày;
+ Cơ quan Thanh tra cấp tỉnh: 08 ngày;
+ Sở Tài nguyên và Môi trường: 02 ngày;
+ Ủy ban nhân dân Tỉnh: 03 ngày.
- Thẩm quyền cấp huyện:
+ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất cấp huyện: 02 ngày;
+ Cơ quan Thanh tra cấp huyện: 08 ngày;
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện: 02 ngày;
+ Ủy ban nhân dân huyện: 03 ngày.
d) Phí, lệ phí: không thu.
Điều 9. Thủ tục trong việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất
Thực hiện theo Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009, Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ, Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007, Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 Thông tư số 20/2010/TT- BTNMT ngày 22/10/2010 và Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT ngày 26/5/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
a) Hồ sơ gồm có:
- Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất có chứng thực (mẫu số 35/HĐCĐ) hoặc công chứng (mẫu số 05/HĐCĐ) (theo mẫu): 05 bản;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (bản chính) hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có).
b) Trình tự thực hiện:
Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp xã nơi có đất.
c) Thời hạn giải quyết là 05 ngày, cụ thể:
+ Trong thời hạn không quá 02 ngày, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm gửi hồ sơ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.
+ Trong thời hạn không quá 02 ngày, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm làm trích sao hồ sơ địa chính gởi cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có).
+ Sau khi người sử dụng đất thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trong thời hạn 01 ngày Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận.
Ghi chú: Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp, chỉ có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai thì thời gian thực hiện không quá 15 ngày làm việc (khoản 3, Điều 3 của Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT ngày 26/5/2011).
d) Phí, lệ phí:
- Lệ phí đăng ký biến động:
Hộ gia đình, cá nhân: 15.000đ/giấy/lần
- Lệ phí trích lục bản đồ địa chính:
Hộ gia đình, cá nhân: 10.000đ/thửa đất.
- Phí đo đạc: Thu theo Quyết định số 44/2007/QĐ-UBND ngày 13/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
2. Chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
a) Hồ sơ gồm có (01 bộ):
- Trường hợp nhận chuyển nhượng, thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất:
+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất có chứng thực (mẫu số 36/HĐCN) hoặc công chứng (mẫu số 06/HĐCN) theo quy định đối với trường hợp nhận chuyển nhượng: 05 bản;
+ Di chúc có chứng thực (mẫu số 57/DC), di chúc có công chứng (mẫu số 27/DC) hoặc văn bản phân chia thừa kế có chứng thực (mẫu số 58/ VBPC), văn bản phân chia thừa kế có công chứng (mẫu số 28/VBPC) hoặc bản án, quyết định giải quyết tranh chấp của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật đối với trường hợp thừa kế hoặc đơn đề nghị của người thừa kế nếu người thừa kế là người duy nhất;
+ Văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho có chứng thực (mẫu số 42/HĐTA), hợp đồng tặng cho có công chứng (mẫu số 12/HĐTA) hoặc quyết định tặng cho đối với trường hợp nhận tặng cho;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai và một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 8, 9 và 10 của Nghị định số 88/2009/NĐ- CP.
- Trường hợp nhận chuyển nhượng, thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất:
+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chứng thực (mẫu số 37/HĐCN) hoặc công chứng (mẫu số 07/HĐCN) theo quy định đối với trường hợp nhận chuyển nhượng: 05 bản;
+ Di chúc có chứng thực (mẫu số 57/DC), di chúc có công chứng (Mẫu số 27/DC) hoặc văn bản phân chia thừa kế có chứng thực (mẫu số 58/ VBPC), văn bản phân chia thừa kế có công chứng (mẫu số 28/VBPC) hoặc bản án, quyết định giải quyết tranh chấp của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật đối với trường hợp thừa kế hoặc đơn đề nghị của người thừa kế nếu người thừa kế là người duy nhất;
+ Văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho có chứng thực (mẫu số 41/HĐTA), hợp đồng tặng cho có công chứng (mẫu số 11/HĐTA) hoặc quyết định tặng cho đối với trường hợp nhận tặng cho;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai.
- Trường hợp nhận chuyển nhượng, thừa kế, nhận tặng cho quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất:
+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất có chứng thực (mẫu số 36/HĐCN) hoặc công chứng (mẫu số 06/HĐCN) theo quy định đối với trường hợp nhận chuyển nhượng: 05 bản;
+ Di chúc có chứng thực (mẫu số 57/DC), di chúc có công chứng (mẫu số 27/DC) hoặc văn bản phân chia thừa kế có chứng thực (mẫu số 58/VBPC), văn bản phân chia thừa kế có công chứng (mẫu số 28/VBPC) hoặc bản án, quyết định giải quyết tranh chấp của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật đối với trường hợp thừa kế hoặc đơn đề nghị của người thừa kế nếu người thừa kế là người duy nhất;
+ Văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho có chứng thực (mẫu số 40/HĐTA), hợp đồng tặng cho có công chứng (mẫu số 12/HĐTA) hoặc quyết định tặng cho đối với trường hợp nhận tặng cho;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các Điều 8, 9 và 10 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ;
+ Trường hợp bên chuyển nhượng, tặng cho là chủ sở hữu tài sản không đồng thời là người sử dụng đất thì phải có văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển nhượng, tặng cho tài sản gắn liền với đất đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư quy định tại Điều 28 Nghị định số 84/2007/NĐ/CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ thì cần phải có:
+ Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cấp thẩm quyền;
+ Dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư (đối với tổ chức kinh tế).
b) Trình tự thực hiện:
- Thẩm quyền cấp tỉnh: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thẩm quyền cấp huyện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại:
+ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp xã (nếu sử dụng đất hoặc tài sản ở xã, thị trấn) để chứng thực vào hợp đồng chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho (thực hiện theo Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT) đối với các xã, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố không có phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng.
+ Phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng để công chứng vào hợp đồng chuyển nhượng đối với các xã, phường, thị trấn thuộc huyện, thị xã, thành phố có phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng.
Sau khi giải quyết ở cấp xã, phòng công chứng, văn phòng công chứng hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
c) Thời hạn giải quyết:
- Thẩm quyền cấp tỉnh:
Trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà không phải trích đo địa chính thửa đất và không phải cấp mới giấy chứng nhận thì thời hạn giải quyết là 15 ngày (không kể thời gian người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện nghĩa vụ tài chính và trường hợp cần xác minh thêm thông tin về điều kiện chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý về nhà ở, công trình xây dựng, cơ quan quản lý nông nghiệp cấp tỉnh, huyện)), cụ thể:
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 1: 10 ngày kể cả thời gian cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính.
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 10 ngày.
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 2: 05 ngày, cụ thể:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 03 ngày.
Sở Tài nguyên và môi trường: 02 ngày.
Trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà phải trích đo địa chính thửa đất và phải cấp mới giấy chứng nhận thì thời hạn giải quyết là 25 ngày (không kể thời gian người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện nghĩa vụ tài chính và trường hợp cần xác minh thêm thông tin về điều kiện chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý về nhà ở, công trình xây dựng, cơ quan quản lý nông nghiệp cấp tỉnh, huyện)), cụ thể:
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 1: 15 ngày kể cả thời gian cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính.
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 15 ngày.
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 2: 10 ngày, cụ thể:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 03 ngày. Sở Tài nguyên và môi trường: 03 ngày.
Ủy ban nhân dân tỉnh: 04 ngày.
- Thẩm quyền cấp huyện:
Trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà không phải trích đo địa chính thửa đất và không phải cấp mới giấy chứng nhận thì thời hạn giải quyết là 15 ngày (không kể thời gian người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện nghĩa vụ tài chính và trường hợp cần xác minh thêm thông tin về điều kiện chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý về nhà ở, công trình xây dựng, cơ quan quản lý nông nghiệp cấp tỉnh, huyện)), cụ thể:
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 1: 10 ngày kể cả thời gian cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính.
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 10 ngày.
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 2: 05 ngày, cụ thể:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 05 ngày.
Trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà phải trích đo địa chính thửa đất và phải cấp mới (hoặc không phải cấp mới) giấy chứng nhận thì thời hạn giải quyết là 25 ngày (không kể thời gian người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện nghĩa vụ tài chính và trường hợp cần xác minh thêm thông tin về điều kiện chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý về nhà ở, công trình xây dựng, cơ quan quản lý nông nghiệp cấp tỉnh, huyện)), cụ thể:
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 1: 15 ngày kể cả thời gian cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính.
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 15 ngày.
+ Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 2: 10 ngày, cụ thể:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 03 ngày. Phòng Tài nguyên và môi trường: 03 ngày.
Ủy ban nhân dân cấp huyện: 04 ngày.
d) Phí, lệ phí:
- Lệ phí chứng nhận thay đổi chỉ có quyền sử dụng đất:
+ Hộ gia đình, cá nhân: 15.000đ/giấy/lần.
+ Tổ chức: 20.000đ/giấy/lần.
- Lệ phí trích lục bản đồ địa chính:
+ Hộ gia đình, cá nhân: 10.000đ/thửa đất.
+ Tổ chức: 20.000đ/thửa đất.
- Lệ phí chứng nhận thay đổi về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất hoặc chỉ có tài sản gắn liền với đất:
+ Hộ gia đình, cá nhân: 50.000đ/giấy/lần.
+ Tổ chức: 50.000đ/giấy/lần.
- Phí đo đạc: Thu theo Quyết định số 44/2007/QĐ-UBND ngày 13/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
3. Ghi nợ tiền sử dụng đất và xóa nợ tiền sử dụng đất
a) Ghi nợ tiền sử dụng đất
- Hồ sơ gồm có:
Đơn đề nghị ghi nợ tiền sử dụng đất (mẫu số 01-ĐK-NTSDĐ) (01 bản).
- Trình tự và thời hạn giải quyết:
Hồ sơ ghi nợ tiền sử dụng đất được thực hiện song song cùng với thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất tái định cư; thời hạn giải quyết được thực hiện theo quy định của từng loại hồ sơ.
- Phí, lệ phí: không thu.
b) Xóa nợ tiền sử dụng đất
- Hồ sơ gồm có (01 bộ):
+ Đơn đề nghị xóa nợ tiền sử dụng đất (mẫu số 02-ĐK-XNTSDĐ) ;
+ Giấy chứng nhận cho người nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
+ Quyết định cho phép ghi nợ tiền sử dụng đất;
+ Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai.
Ghi chú: Khi nộp chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận hoặc đăng ký biến động về đất đai, tài sản gắn liền với đất thì người nộp hồ sơ được lựa chọn một trong các hình thức sau (theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 của Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường):
Nộp bản sao đã có chứng nhận hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực;
Nộp bản sao và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao;
Nộp bản chính (đối với trường hợp có 2 bản chính).
- Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện nơi có đất.
- Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc, trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ thì giải quyết chậm nhất ngày hôm sau.
- Phí, lệ phí: không thu.
4. Đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất
a) Hồ sơ gồm có (01 bộ):
- Trường hợp cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất:
+ Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất có chứng thực (mẫu số 44/HĐT) hoặc công chứng (mẫu số 14/HĐT) theo quy định (05 bản);
+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai và một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 8, 9 và 10 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP);
- Trường hợp cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất:
+ Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất có chứng thực (mẫu số 45/HĐT) hoặc công chứng (mẫu số 15/HĐT) theo quy định (05 bản);
+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai);
- Trường hợp cho thuê tài sản gắn liền với đất:
+ Hợp đồng cho thuê tài sản gắn liền với đất có chứng thực (mẫu số 46/HĐT) hoặc công chứng (mẫu số 16/HĐT) theo quy định (05 bản);
+ Giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các Điều 8, 9 và 10 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP);
+ Văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cho thuê tài sản gắn liền với đất đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện theo quy định của pháp luật đối với trường hợp chủ sở hữu tài sản không đồng thời là người sử dụng đất.
b) Trình tự thực hiện:
- Thẩm quyền cấp tỉnh: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thẩm quyền cấp huyện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại:
+ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp xã (nếu sử dụng đất hoặc tài sản ở xã, thị trấn) để chứng thực vào hợp đồng chuyển nhượng (thực hiện theo Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT) đối với các xã, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố không có phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng.
+ Phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng để công chứng vào hợp đồng chuyển nhượng đối với các xã, phường, thị trấn thuộc huyện, thị xã, thành phố có phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng.
Sau khi giải quyết ở cấp xã, phòng công chứng, văn phòng công chứng, hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
c) Thời hạn giải quyết:
- Thẩm quyền cấp tỉnh:
+ Trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà không phải trích đo địa chính thửa đất và không phải cấp mới giấy chứng nhận thì thời hạn giải quyết là 15 ngày.
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 15 ngày.
+ Trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà phải trích đo địa chính thửa đất và phải cấp mới giấy chứng nhận thì thời hạn giải quyết là 25 ngày, cụ thể:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 15 ngày. Sở Tài nguyên và môi trường: 05 ngày.
Ủy ban nhân dân tỉnh: 05 ngày.
- Thẩm quyền cấp huyện:
+ Trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà không phải trích đo địa chính thửa đất và không phải cấp mới giấy chứng nhận thì thời hạn giải quyết là 15 ngày.
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 15 ngày.
+ Trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà phải trích đo địa chính thửa đất và phải cấp mới giấy chứng nhận thì thời hạn giải quyết là 25 ngày, cụ thể:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 15 ngày. Phòng Tài nguyên và môi trường: 05 ngày.
Ủy ban nhân dân cấp huyện: 05 ngày.
d) Phí, lệ phí:
- Lệ phí chứng nhận thay đổi chỉ có quyền sử dụng đất:
+ Hộ gia đình, cá nhân: 15.000đ/giấy/lần.
+ Tổ chức: 20.000đ/giấy/lần.
- Lệ phí chứng nhận thay đổi về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất hoặc chỉ có tài sản gắn liền với đất:
+ Hộ gia đình, cá nhân: 50.000đ/giấy/lần.
+ Tổ chức: 50.000đ/giấy/lần.
- Trích lục bản đồ địa chính:
+ Hộ gia đình, cá nhân: 10.000đ/thửa đất.
+ Tổ chức: 20.000đ/thửa đất.
- Phí đo đạc: Thu theo Quyết định số 44/2007/QĐ-UBND ngày 13/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
5. Xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
a) Hồ sơ gồm có (01 bộ):
Hợp đồng đã được xác nhận thanh lý hợp đồng hoặc hợp đồng và văn bản thanh lý hợp đồng kèm theo.
b) Trình tự thực hiện:
- Thẩm quyền cấp tỉnh: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thẩm quyền cấp huyện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
c) Thời hạn giải quyết là 15 ngày, cụ thể:
- Thẩm quyền cấp tỉnh:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh: 15 ngày.
- Thẩm quyền cấp huyện:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 15 ngày.
d) Phí, lệ phí:
- Lệ phí chứng nhận thay đổi chỉ có quyền sử dụng đất:
+ Hộ gia đình, cá nhân: 15.000đ/giấy/lần.
+ Tổ chức: 20.000đ/giấy/lần.
- Lệ phí chứng nhận thay đổi về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất hoặc chỉ có tài sản gắn liền với đất:
+ Hộ gia đình, cá nhân: 50.000đ/giấy/lần.
+ Tổ chức: 50.000đ/giấy/lần.
6. Đăng ký nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
a) Hồ sơ gồm có (01 bộ):
- Hợp đồng thế chấp, hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc bản án hoặc quyết định thi hành án hoặc quyết định kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của cơ quan thi hành án;
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ;
- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có);
- Văn bản về kết quả đấu giá trong trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
b) Trình tự thực hiện:
- Thẩm quyền cấp tỉnh: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thẩm quyền cấp huyện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
c) Thời hạn giải quyết:
- Thẩm quyền cấp tỉnh:
+ Trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà không phải trích đo địa chính thửa đất và không phải cấp mới giấy chứng nhận thì thời hạn giải quyết là 15 ngày.
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 15 ngày.
+ Trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà phải trích đo địa chính thửa đất và phải cấp mới giấy chứng nhận thì thời hạn giải quyết là 25 ngày, cụ thể:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 15 ngày. Sở Tài nguyên và môi trường: 05 ngày.
Ủy ban nhân dân tỉnh: 05 ngày.
- Thẩm quyền cấp huyện:
+ Trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà không phải trích đo địa chính thửa đất và không phải cấp mới giấy chứng nhận thì thời hạn giải quyết là 15 ngày.
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 15 ngày.
+ Trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà phải trích đo địa chính thửa đất và phải cấp mới giấy chứng nhận thì thời hạn giải quyết là 25 ngày, cụ thể:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 15 ngày. Phòng Tài nguyên và môi trường: 05 ngày.
Ủy ban nhân dân cấp huyện: 05 ngày.
d) Phí, lệ phí:
- Lệ phí chứng nhận thay đổi chỉ có quyền sử dụng đất:
+ Hộ gia đình, cá nhân: 15.000đ/giấy/lần.
+ Tổ chức: 20.000đ/giấy/lần.
- Lệ phí chứng nhận thay đổi về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất hoặc chỉ có tài sản gắn liền với đất:
+ Hộ gia đình, cá nhân: 50.000đ/giấy/lần.
+ Tổ chức: 50.000đ/giấy/lần.
- Lệ phí trích lục bản đồ địa chính:
+ Hộ gia đình, cá nhân: 10.000đ/thửa đất.
+ Tổ chức: 20.000đ/thửa đất.
- Phí đo đạc: Thu theo Quyết định số 44/2007/QĐ-UBND ngày 13/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
7. Hồ sơ đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hoặc thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai.
Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18 tháng 11 năm 2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường; Thông tư số 17/2009/TT-BTN-MT, Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng7 năm 2007, Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTP- BTC ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính.
a) Hồ sơ gồm có (01 bộ):
Trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày ký kết hợp đồng tín dụng, một trong các bên hoặc các bên ký hợp đồng thế chấp phải nộp 01 bộ hồ sơ gồm:
- Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp (mẫu số 01/ĐKT, 01 bản chính);
- Hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai có công chứng, chứng thực hoặc có xác nhận theo qui định của pháp luật (01 bản chính);
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (01 bản chính);
- Giấp phép xây dựng đối với các tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật phải xin phép xây dựng hoặc dự án đầu tư đã được phê duyệt trong trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai, trừ trường hợp hợp đồng thế chấp tài sản đó có công chứng, chứng thực hoặc có xác nhận hoặc tài sản đó không thuộc diện phải xin cấp phép xây dựng, không phải lập dự án đầu tư (01 bản sao có chứng thực);
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính văn bản ủy quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu.
Trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân có một trong các loại giấy tờ quy định tại Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 thì nộp một (01) bộ hồ sơ đăng ký thế chấp theo hướng dẫn tại Điều 10, 11, 12 và 13 của Thông tư số 4920/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18 tháng 11 năm 2011 (không bao gồm giấy chứng nhận) và một (01) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Nghị định số 88/2009/NĐ-CP để Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện việc đăng ký thế chấp và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận.
b) Trình tự thực hiện:
- Thẩm quyền cấp tỉnh: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thẩm quyền cấp huyện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
c) Thời hạn giải quyết: Ngay trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ, nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo.
Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ có một trong các loại giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.
d) Phí, lệ phí: 80.000đ/trường hợp (không thu lệ phí đăng ký, thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại khoản 3, Điều 1 của Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTP-BTC ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên).
8. Hồ sơ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đồng thời là người sử dụng đất
a) Hồ sơ gồm có (01 bộ):
Trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày ký kết hợp đồng tín dụng, một trong các bên hoặc các bên ký hợp đồng thế chấp phải nộp 01 bộ hồ sơ gồm:
- Trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất mà tài sản đó đã được chứng nhận trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, thì người yêu cầu đăng ký nộp một (01) bộ hồ sơ đăng ký thế chấp gồm:
+ Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp (theo mẫu số 01/ĐKTC, 01 bản chính);
+ Hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất hoặc hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất có công chứng, chứng thực hoặc xác nhận theo qui định của pháp luật (01 bản chính);
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (01 bản chính);
+ Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản ủy quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu.
- Trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất mà tài sản đó đã hình thành, nhưng chưa được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, thì người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thế chấp gồm:
+ Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp (theo mẫu số 01/ĐKTC, 01 bản chính);
+ Hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất hoặc hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất có công chứng, chứng thực hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật (01 bản chính);
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (01 bản chính);
+ Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản ủy quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu;
+ Hồ sơ đề nghị chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
b) Trình tự thực hiện:
- Thẩm quyền cấp tỉnh: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thẩm quyền cấp huyện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
c) Thời hạn giải quyết: Ngay trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ, nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo.
Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ có một trong các loại giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.
d) Phí, lệ phí: 80.000đ/trường hợp (không thu lệ phí đăng ký, thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Khoản 3, Điều 1 của Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTP-BTC ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên).
9. Hồ sơ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất
a) Hồ sơ gồm có (01 bộ):
Trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày ký kết hợp đồng tín dụng, một trong các bên hoặc các bên ký hợp đồng thế chấp phải nộp 01 bộ hồ sơ gồm:
- Trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất được tạo lập trên đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất không hình thành pháp nhân mới mà chủ sở hữu tài sản đó đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, thì người yêu cầu đăng ký nộp một (01) bộ hồ sơ đăng ký thế chấp gồm:
+ Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp (theo mẫu số 01/ĐKTC, 01 bản chính);
+ Hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất hoặc hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất có công chứng, chứng thực hoặc xác nhận theo qui định của pháp luật (01 bản chính);
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thuê (01 bản chính);
+ Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản ủy quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu.
- Trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất được tạo lập trên đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất không hình thành pháp nhân mới mà tài sản đó đã hình thành, nhưng chủ sở hữu tài sản chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, thì người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thế chấp gồm:
+ Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp (theo mẫu số 01/ĐKTC, 01 bản chính);
+ Hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất hoặc hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất có công chứng, chứng thực hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật (01 bản chính);
+ Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản ủy quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu;
+ Hồ sơ đề nghị chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
b) Trình tự thực hiện:
- Thẩm quyền cấp tỉnh: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thẩm quyền cấp huyện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
c) Thời hạn giải quyết: Ngay trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ, nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo.
Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ có một trong các loại giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.
d) Phí, lệ phí: 80.000đ/trường hợp (không thu lệ phí đăng ký, thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Khoản 3, Điều 1 của Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTP-BTC ngày 18/5/2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên).
10. Hồ sơ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai
a) Hồ sơ gồm có (01 bộ):
Trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày ký kết hợp đồng tín dụng, một trong các bên hoặc các bên ký hợp đồng thế chấp phải nộp 01 bộ hồ sơ gồm:
- Trường hợp đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai không phải là nhà ở của tổ chức, cá nhân mua của doanh nhgiệp có chức năng kinh doanh bất động sản theo quy định tại Điều 61 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở mà người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì người yêu cầu đăng ký nộp một (01) bộ hồ sơ đăng ký gồm:
+ Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp (theo mẫu số 01/ĐKTC, 01 bản chính);
+ Hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai hoặc hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai có công chứng, chứng thực hoặc xác nhận theo qui định của pháp luật (01 bản chính);
+ Giấp phép xây dựng đối với các tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật phải xin phép xây dựng hoặc dự án đầu tư đã được phê duyệt, trừ trường hợp hợp đồng thế chấp tài sản đó có công chứng, chứng thực hoặc có xác nhận hoặc tài sản đó không thuộc diện phải xin cấp phép xây dựng, không phải lập dự án đầu tư (01 bản sao có chứng thực);
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (01 bản chính);
+ Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản ủy quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu.
- Trường hợp đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai không phải là nhà ở của tổ chức, cá nhân mua của doanh nhgiệp có chức năng kinh doanh bất động sản theo quy định tại Điều 61 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì người yêu cầu đăng ký nộp một (01) bộ hồ sơ đăng ký gồm:
+ Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp (theo mẫu số 01/ĐKTC, (01 bản chính);
+ Hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai hoặc hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai có công chứng, chứng thực hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật (01 bản chính);
+ Văn bản chứng minh sự thỏa thuận giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản về việc đất không được dùng để tạo lập tài sản gắn liền với đất có công chứng, chứng thực hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
+ Giấp phép xây dựng đối với các tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật phải xin phép xây dựng hoặc dự án đầu tư đã được phê duyệt, trừ trường hợp hợp đồng thế chấp tài sản đó có công chứng, chứng thực hoặc có xác nhận hoặc tài sản đó không thuộc diện phải xin cấp phép xây dựng, không phải lập dự án đầu tư (01 bản sao có chứng thực);
+ Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản ủy quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu.
b) Trình tự thực hiện:
- Thẩm quyền cấp tỉnh: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thẩm quyền cấp huyện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
c) Thời hạn giải quyết: Ngay trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ, nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo.
Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ có một trong các loại giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.
d) Phí, lệ phí: 80.000đ/trường hợp (không thu lệ phí đăng ký, thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Khoản 3, Điều 1 của Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTP-BTC ngày 18/5/2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên).
11. Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký
Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18 tháng 11 năm 2011, Thông tư liên tịch số 06/2010/TTLT/BTP-BTNMT ngày 01 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTP-BTC ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính.
a) Người yêu cầu đăng ký nộp một (01) bộ hồ sơ yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Rút bớt, bổ sung hoặc thay thế bên thế chấp, bên nhận thế chấp;
- Thay đổi tên hoặc thay đổi loại hình doanh nghiệp của một bên hoặc các bên ký kết hợp đồng thế chấp;
- Rút bớt tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
- Bổ sung tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
- Khi tài sản gắn liền với đất là tài sản hình thành trong tương lai đã được hình thành.
Trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày ký kết hợp đồng tín dụng, một trong các bên hoặc các bên ký hợp đồng thế chấp phải nộp 01 bộ hồ sơ gồm:
b) Hồ sơ đăng ký thay đổi gồm:
- Đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký (mẫu số 02/ĐKTĐ, 01 bản chính);
- Hợp đồng về việc thay đổi trong trường hợp các bên thỏa thuận bổ sung, rút bớt tài sản thế chấp, thỏa thuận rút bớt, bổ sung, thay thế một trong các bên ký kết hợp đồng thế chấp (01 bản chính) hoặc văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thay đổi tên, thay đổi loại hình doanh nghiệp, thay đổi một trong các bên ký kết hợp đồng thế chấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (01 bản chính);
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản ủy quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu.
c) Khi bên nhận thế chấp trong nhiều hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất có sự thay đổi loại hình doanh nghiệp thì người yêu cầu đăng ký nộp một (01) bộ hồ sơ yêu cầu đăng ký thay đổi đối với tất cả các hợp đồng đó, hồ sơ gồm:
- Đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký (mẫu số 02/ĐKTĐ, 01 bản chính);
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (01 bản chính);
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản ủy quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu.
- Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thay đổi loại hình doanh nghiệp (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính văn bản đó thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu;
- Danh mục các hợp đồng thế chấp đã đăng ký (01 bản chính).
d) Khi có sự thay đổi tên của bên nhận thế chấp mà không thuộc trường hợp quy định tại phần c khoản này hoặc thay đổi bên nhận thế chấp trong nhiều hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì người yêu cầu đăng ký nộp một (01) bộ hồ sơ yêu cầu đăng ký thay đổi tên hoặc thay đổi bên nhận thế chấp đối với tất cả các hợp đồng đó, hồ sơ gồm:
- Đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký (mẫu số 02/ĐKTĐ, 01 bản chính);
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (01 bản chính);
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản ủy quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu.
- Hợp đồng về việc thay đổi trong trường hợp các bên thỏa thuận thay đổi bên nhận thế chấp (01 bản chính) hoặc văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thay đổi tên hoặc thay đổi bên nhận thế chấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu;
- Danh mục các hợp đồng thế chấp đã đăng ký (01 bản chính).
đ) Trong trường hợp có yêu cầu đăng ký thay đổi tên của bên nhận thế chấp thì người yêu cầu đăng ký nộp một (01) bộ hồ sơ yêu cầu đăng ký thay đổi quy định tại mục b phần này và một (01) bộ hồ sơ yêu cầu xác nhận thay đổi tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Khoản 1 Điều 29 Thông tư số 17/2009/TT- BTNMT.
e) Trình tự thực hiện:
- Thẩm quyền cấp tỉnh: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thẩm quyền cấp huyện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
g) Thời hạn giải quyết: Ngay trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ, nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo.
h) Phí, lệ phí: 60.000đ/trường hợp (không thu lệ phí đăng ký, thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Khoản 3, Điều 1 của Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTP-BTC ngày 18/5/2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên).
12. Hồ sơ đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp đã đăng ký thế chấp
Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18 tháng 11 năm 2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường và Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTP-BTC ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính.
a) Hồ sơ gồm có (01 bộ):
- Đơn yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp (mẫu số 04/ĐKVB, 01 bản chính);
- Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp (01 bản chính);
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản ủy quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu.
b) Trình tự thực hiện:
- Thẩm quyền cấp tỉnh: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thẩm quyền cấp huyện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
c) Thời hạn giải quyết: Ngay trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ, nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo.
d) Lệ phí: 70.000đ/trường hợp (không thu lệ phí đăng ký, thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại khoản 3, Điều 1 của và Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTP-BTC ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên).
13. Hồ sơ xóa đăng ký thế chấp
Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18 tháng 11 năm 2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTP-BTC ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính.
a) Hồ sơ gồm có (01 bộ):
- Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp (mẫu số 03/XĐK, 01 bản chính);
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (bản chính);
- Văn bản đồng ý xóa đăng ký thế chấp của bên nhận thế chấp trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên thế chấp (01 bản chính);
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản ủy quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu.
b) Trình tự thực hiện:
- Thẩm quyền cấp tỉnh: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thẩm quyền cấp huyện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
c) Thời hạn giải quyết: Ngay trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ, nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo.
d) Phí, lệ phí: 20.000đ/trường hợp (không thu lệ phí đăng ký, thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Khoản 3, Điều 1 của và Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTP-BTC ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên).
14. Hồ sơ yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung đăng ký thế chấp do lỗi của người thực hiện đăng ký
Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18 tháng 11 năm 2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường và Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTP-BTC ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính.
a) Hồ sơ gồm có (01 bộ):
- Trong trường hợp phát hiện nội dung chứng nhận đăng ký không chính xác, không đầy đủ hoặc không có nội dung chứng nhận trên Đơn yêu cầu đăng ký, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, thì người yêu cầu đăng ký nộp một (01) bộ hồ sơ yêu cầu sửa chữa sai sót đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nơi đã thực hiện đăng ký để thực hiện việc sửa chữa sai sót.
- Hồ sơ yêu cầu sủa chữa sai sót gồm:
+ Đơn yêu cầu sửa chữa sai sót (mẫu số 05/SCSS, (01 bản chính);
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu nội dung đăng ký thế chấp đã ghi trên giấy chứng nhận đó có sai sót (01 bản chính);
+ Đơn yêu cầu đăng ký có chứng nhận của cơ quan đăng ký nếu phần chứng nhận nội dung đăng ký có sai sót (01 bản chính);
+ Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu sửa chữa sai sót là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản ủy quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu.
b) Trình tự thực hiện:
- Thẩm quyền cấp tỉnh: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thẩm quyền cấp huyện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
c) Thời hạn giải quyết: Ngay trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ, nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo.
Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ có một trong các loại giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 thì việc đăng ký thế chấp do lỗi của người thực hiện đăng ký được thực hiện trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.
d) Phí, lệ phí: Không thu
15. Đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
a) Hồ sơ gồm có (01 bộ):
- Trường hợp góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất:
+ Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất có chứng thực (Mẫu số 52/HĐGV) hoặc công chứng (Mẫu số 22/HĐGV) theo quy định (05 bản);
+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 23 của Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ;
- Trường hợp góp vốn bằng quyền sử dụng đất:
+ Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất có chứng thực (Mẫu số 53/HĐGV) hoặc công chứng (Mẫu số 23/HĐGV) theo quy định (05 bản);
+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 23 của Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT .
- Trường hợp góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất:
+ Hợp đồng góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất có chứng thực (Mẫu số 54/HĐGV) hoặc công chứng (Mẫu số 24/HĐGV) theo quy định (05 bản);
+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 23 của Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT .
+ Văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện theo quy định của pháp luật đối với trường hợp chủ sở hữu tài sản không đồng thời là người sử dụng đất.
b) Trình tự thực hiện:
- Thẩm quyền cấp tỉnh: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thẩm quyền cấp huyện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại:
+ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp xã (nếu sử dụng đất hoặc tài sản ở xã, thị trấn) để chứng thực vào hợp đồng góp vốn (thực hiện theo Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT) đối với các xã, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố không có phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng.
+ Phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng để công chứng vào hợp đồng chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho đối với các xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố có phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng.
Sau khi giải quyết ở cấp xã, phòng công chứng, văn phòng công chứng, hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
c) Thời hạn giải quyết:
- Thẩm quyền cấp tỉnh: 15 ngày đối với trường hợp góp vốn mà không hình thành pháp nhân mới và không phải thực hiện thủ tục trình cấp giấy chứng nhận và 25 ngày đối với trường hợp phải trích đo địa chính thửa đất hoặc đã cấp giấy chứng nhận nhưng chưa có sơ đồ thửa đất hoặc góp vốn hình thành pháp nhân mới đối với một phần thửa đất, cụ thể:
+ Trường hợp góp vốn mà không hình thành pháp nhân mới và không phải thực hiện thủ tục trình cấp giấy chứng nhận:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 15 ngày.
+ Trường hợp phải trích đo địa chính thửa đất hoặc đã cấp giấy chứng nhận nhưng chưa có sơ đồ thửa đất hoặc góp vốn hình thành pháp nhân mới đối với một phần thửa đất:
Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 1: 15 ngày kể cả thời gian cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính hoặc trường hợp cần xác minh thêm thông tin về điều kiện chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý về nhà ở, công trình xây dựng, cơ quan quản lý nông nghiệp cấp tỉnh, huyện),
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 15 ngày. Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 2: 10 ngày, cụ thể:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 03 ngày.
Sở Tài nguyên và môi trường: 03 ngày. Ủy ban nhân dân tỉnh: 04 ngày.
- Thẩm quyền cấp huyện: 15 ngày đối với trường hợp góp vốn mà không hình thành pháp nhân mới và không phải thực hiện thủ tục trình cấp giấy chứng nhận và 25 ngày đối với trường hợp phải trích đo địa chính thửa đất hoặc đã cấp giấy chứng nhận nhưng chưa có sơ đồ thửa đất hoặc góp vốn hình thành pháp nhân mới đối với một phần thửa đất, cụ thể:
+ Trường hợp góp vốn mà không hình thành pháp nhân mới và không phải thực hiện thủ tục trình cấp giấy chứng nhận:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 15 ngày.
+ Trường hợp phải trích đo địa chính thửa đất hoặc đã cấp giấy chứng nhận nhưng chưa có sơ đồ thửa đất hoặc góp vốn hình thành pháp nhân mới đối với một phần thửa đất:
Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 1: 15 ngày kể cả thời gian cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính hoặc trường hợp cần xác minh thêm thông tin về điều kiện chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý về nhà ở, công trình xây dựng, cơ quan quản lý nông nghiệp cấp tỉnh, huyện).
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 15 ngày. Thời hạn tiếp nhận giải quyết lần 2: 10 ngày, cụ thể:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 03 ngày. Phòng Tài nguyên và môi trường: 03 ngày.
Ủy ban nhân dân cấp huyện: 04 ngày.
d) Phí, lệ phí:
- Lệ phí chứng nhận thay đổi chỉ có quyền sử dụng đất:
+ Hộ gia đình, cá nhân: 15.000đ/giấy/lần.
+ Tổ chức: 20.000đ/giấy/lần.
- Lệ phí chứng nhận thay đổi về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất hoặc chỉ có tài sản gắn liền với đất:
+ Hộ gia đình, cá nhân: 50.000đ/giấy/lần.
+ Tổ chức: 50.000đ/giấy/lần.
- Lệ phí trích lục bản đồ địa chính:
+ Hộ gia đình, cá nhân: 10.000đ/thửa đất.
+ Tổ chức: 20.000đ/thửa đất.
- Phí đo đạc: Thu theo Quyết định số 44/2007/QĐ-UBND ngày 13/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
16. Xóa đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
a) Hồ sơ gồm có (01 bộ):
- Hợp đồng hoặc văn bản thoả thuận chấm dứt góp vốn;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp.
b) Trình tự thực hiện:
- Thẩm quyền cấp tỉnh: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thẩm quyền cấp huyện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
c) Thời hạn giải quyết:
- Thẩm quyền cấp tỉnh: 15 ngày đối với trường hợp khi góp vốn mà không hình thành pháp nhân mới và không phải thực hiện thủ tục trình cấp giấy chứng nhận và 25 ngày đối với trường hợp khi góp vốn hình thành pháp nhân mới, cụ thể:
+ Trường hợp khi góp vốn mà không hình thành pháp nhân mới và không phải thực hiện thủ tục trình cấp giấy chứng nhận:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 15 ngày.
+ Trường hợp khi góp vốn hình thành pháp nhân mới:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh: 16 ngày. Sở Tài nguyên và môi trường: 05 ngày.
Ủy ban nhân dân tỉnh: 04 ngày.
- Thẩm quyền cấp huyện: 15 ngày đối với trường hợp khi góp vốn mà không hình thành pháp nhân mới và không phải thực hiện thủ tục trình cấp giấy chứng nhận và 25 ngày đối với trường hợp khi góp vốn hình thành pháp nhân mới, cụ thể:
+ Trường hợp khi góp vốn mà không hình thành pháp nhân mới và không phải thực hiện thủ tục trình cấp giấy chứng nhận:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 15 ngày.
+ Trường hợp khi góp vốn hình thành pháp nhân mới:
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện: 16 ngày. Phòng Tài nguyên và môi trường: 05 ngày.
Ủy ban nhân dân cấp huyện: 04 ngày.
d) Phí, lệ phí:
- Lệ phí chứng nhận thay đổi chỉ có quyền sử dụng đất:
+ Hộ gia đình, cá nhân: 15.000đ/giấy/lần.
+ Tổ chức: 20.000đ/giấy/lần.
- Lệ phí chứng nhận thay đổi về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất hoặc chỉ có tài sản gắn liền với đất:
+ Hộ gia đình, cá nhân: 50.000đ/giấy.
+ Tổ chức: 50.000đ/giấy.
- Trích lục bản đồ địa chính:
+ Hộ gia đình, cá nhân: 10.000đ/thửa đất.
+ Tổ chức: 20.000đ/thửa đất.
- Phí đo đạc: Thu theo Quyết định số 44/2007/QĐ-UBND ngày 13/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
Điều 10. Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Thực hiện theo Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ.
1. Cấp huyện
a) Hồ sơ gồm có (10 bộ):
- Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đối với trường hợp xét duyệt quy hoạch sử dụng đất.
b) Trình tự xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định như sau:
Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
c) Thời hạn giải quyết là 38 ngày, cụ thể:
- Trong thời hạn không quá 03 ngày, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến các cơ quan có liên quan để lấy ý kiến.
- Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan có trách nhiệm gửi ý kiến góp ý bằng văn bản đến Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến góp ý, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp, gửi ý kiến thẩm định đến Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn chỉnh hồ sơ.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn chỉnh hồ sơ và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, gửi 03 bộ hồ sơ đã được Hội đồng nhân dân thông qua kèm theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân đến Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân tỉnh xét duyệt.
d) Phí, lệ phí: Không thu
2. Cấp xã, phường, thị trấn (gọi là quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết)
a) Quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của phường, thị trấn và xã thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị
- Hồ sơ gồm có (10 bộ):
+ Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân tỉnh xét duyệt quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết;
+ Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết;
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
+ Bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết đối với trường hợp xét duyệt quy hoạch sử dụng đất chi tiết.
- Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thời hạn giải quyết là 38 ngày, cụ thể:
+ Trong thời hạn không quá 03 ngày, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ xét duyệt quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đến các cơ quan có liên quan để lấy ý kiến.
+ Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan có trách nhiệm gửi ý kiến góp ý bằng văn bản đến Sở Tài nguyên và Môi trường.
+ Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến góp ý, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp, gửi ý kiến thẩm định đến Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn chỉnh hồ sơ.
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn chỉnh hồ sơ và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, gửi 04 bộ hồ sơ đã được Hội đồng nhân dân thông qua kèm theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân đến Sở Tài nguyên và Môi trường.
+ Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ xét duyệt quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân tỉnh xét duyệt.
Lưu ý: Hồ sơ xét duyệt quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của phường, thị trấn và xã thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị được trình đồng thời với hồ sơ xét duyệt quy hoạch sử dụng đất của huyện quy định tại Điều 20 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP hoặc trình muộn hơn nhưng phải xét duyệt trong năm cuối của kỳ quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất trước đó.
- Phí, lệ phí: Không thu
b) Quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoach sử dụng đất chi tiết của xã không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị
- Hồ sơ gồm có (10 bộ):
+ Tờ trình của Ủy ban nhân dân xã trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xét duyệt quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết;
+ Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết;
+ Bản đồ hiện trạnh sử dụng đất;
+ Bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết đối với trường hợp xét duyệt quy hoạch sử dụng đất chi tiết.
- Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.
- Thời hạn giải quyết là 38 ngày, cụ thể:
+ Trong thời hạn không quá 03 ngày, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ xét duyệt quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đến các cơ quan có liên quan để lấy ý kiến.
+ Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan có trách nhiệm gửi ý kiến góp ý bằng văn bản đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.
+ Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến góp ý, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp, gửi ý kiến thẩm định đến Ủy ban nhân dân xã hoàn chỉnh hồ sơ.
+ Ủy ban nhân dân xã hoàn chỉnh hồ sơ và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, gửi 03 bộ hồ sơ đã được Hội đồng nhân dân thông qua kèm theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.
+ Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ xét duyệt quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xét duyệt.
- Phí, lệ phí: Không thu
Điều 11. Đo đạc bản đồ
Thực hiện theo Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT ngày 01/6/2009 và Thông tư số 32/2010/TT-BTNMT ngày 08/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ
a) Hồ sơ gồm có (02 bộ):
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ (theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 32);
- Bản sao (có chứng thực) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bản sao (có chứng thực) giấy phép đầu tư đối với tổ chức; bản sao (có chứng thực) hợp đồng đo đạc và bản đồ đối với tổ chức;
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ có chuyên môn (có chứng thực), hợp đồng lao động của người phụ trách kỹ thuật chính và của các nhân viên kỹ thuật đo đạc và bản đồ; bảng khai quá trình công tác (theo mẫu số 8 kèm theo Thông tư số 32, quyết định bổ nhiệm, giấy chứng nhận sức khỏe của người phụ trách kỹ thuật chính;
- Giấy tờ pháp lý chứng nhận về sở hữu thiết bị công nghệ để thực hiện nội dung hoạt động đề nghị cấp phép.
b) Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
c) Thời hạn giải quyết là 05 ngày.
d) Phí, lệ phí: Không thu
2. Bổ sung giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ
a) Hồ sơ gồm có (02 bộ):
- Đơn đề nghị bổ sung nội dung giấy phép (theo mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư số 32);
- Báo cáo tình hình hoạt động đo đạc và bản đồ của tổ chức kể từ khi được cấp phép (theo mẫu số 7 Thông tư số 32);
- Các tài liệu, hồ sơ về nhân lực và thiết bị công nghệ được bổ sung so với cấp phép quy định tại Điểm c và d Khoản 1 Điều 8 của Thông tư số 32;
- Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ đã được cấp;
b) Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
c) Thời hạn giải quyết là 05 ngày.
d) Phí, lệ phí: Không thu.
3. Kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình sản phẩm đo đạc và bản đồ
a) Hồ sơ gồm có (03 bộ, 01 bộ lưu tại chủ đầu tư, 01 bộ giao nộp kèm theo sản phẩm, 01 bộ gửi cơ quan quyết định đầu tư):
- Công văn đề nghị nghiệm thu công trình, sản phẩm;
- Báo cáo tổng kết kỹ thuật (theo mẫu 3 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT);
- Báo cáo kiểm tra và nghiệm thu chất lượng, khối lượng, tiến độ thi công công trình, sản phẩm của đơn vị thi công (theo mẫu 4 ban hành theo Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT);
- Báo cáo về những phát sinh, vướng mắc về công nghệ, về định mức kinh tế - kỹ thuật, về khối lượng và những vấn đề khác (nếu có) so với thiết kế kỹ thuật - dự toán đã được phê duyệt và văn bản chấp nhận những phát sinh, giải quyết vướng mắc đó của cấp có thẩm quyền.
b) Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
c) Thời hạn giải quyết là 15 ngày.
d) Phí, lệ phí: Không thu.
4. Giao nộp sản phẩm và quyết toán công trình, sản phẩm
a) Hồ sơ gồm có (03 bộ, 01 bộ lưu tại chủ đầu tư, 01 bộ giao nộp kèm theo sản phẩm, 01 bộ gửi cơ quan quyết định đầu tư):
Danh mục sản phẩm giao nộp bao gồm toàn bộ sản phẩm của các hạng mục công trình đo đạc và bản đồ đã phê duyệt trong dự án (nếu có), thiết kế kỹ thuật - dự toán đã được nghiệm thu, xác nhận chất lương, khối lượng. Sau khi có văn bản xác nhận chất lượng, khối lượng đã hoàn thành của cơ quan quyết định đầu tư, chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán công trình, sản phẩm;
- Văn bản đề nghị quyết toán công trình, sản phẩm;
- Quyết định phê duyệt dự án (nếu có), thiết kế kỹ thuật - dự toán của cơ quan có thẩm quyền;
- Hợp đồng kinh tế hoặc văn bản giao nhiệm vụ của chủ đầu tư đối với đơn vị thi công;
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình, sản phẩm;
- Văn bản xác nhận chất lượng, khối lượng đã hoàn thành của cơ quan quyết định đầu tư;
- Biên bản giao nộp hoặc phiếu nhập kho sản phẩm;
b) Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
c) Thời hạn giải quyết là 05 ngày.
d) Phí, lệ phí: Không thu.
Mục 2. LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG
Điều 12. Lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
Thực hiện theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ và Thông tư số 26/2011/TT- BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
- Dự án có thứ tự từ mục 1 đến mục 143 và mục 145 Phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ; dự án có tên gọi khác nhưng có tính chất, quy mô tương đương các dự án có thứ tự từ mục 1 đến mục 143 Phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ;
- Dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường tới mức tương đương với các đối tượng từ mục 1 đến mục 143 Phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ;
1. Hồ sơ gồm có (01 bộ):
- Văn bản của chủ dự án đề nghị thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.3 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT , (01 bản).
- Bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn bảy (07) người, hoặc trong trường hợp cần thiết khác theo yêu cầu của công tác thẩm định, chủ dự án phải cung cấp thêm số lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hình thức trang bìa, trang phụ bìa; cấu trúc và yêu cầu về nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu quy định tại các Phụ lục 2.4 và 2.5 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT , (07 bản)..
- Bản dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi), (01 bản).
Đối với trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 10 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT , ngoài các văn bản quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 13 của Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT , phải kèm theo một (01) bản sao quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, quyết định phê duyệt hoặc giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường hoặc văn bản chứng minh bản cam kết bảo vệ môi trường đã được đăng ký của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang vận hành.
2. Trình tự thực hiện:
Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
3. Thời hạn giải quyết là ba 30 ngày, cụ thể:
- Thẩm quyền Chi cục Bảo vệ môi trường là 21 ngày:
+ Trong thời gian không quá 03 ngày Chi cục Bảo vệ môi trường sẽ kiểm
tra hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở biết hồ sơ không hợp lệ hoặc cần điều chỉnh, bổ sung (nếu có).
+ Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ trong thời gian không quá 04 ngày Chi cục Bảo vệ môi trường sẽ tham mưu cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
+ Trong thời gian không 08 ngày Chi cục Bảo vệ môi trường sẽ tham mưu cho Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
+ Sau khi thông qua hội đồng thẩm định trong thời gian không quá 03 ngày, Chi cục Bảo vệ môi trường sẽ gửi biên bản cho cơ sở biết để bổ sung, chỉnh sửa hoàn chỉnh hồ sơ theo kết luận của hội đồng thẩm định (nếu có). Thời gian bổ sung, chỉnh sửa hoàn chỉnh hồ sơ không tính vào thời gian phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
+ Trong thời gian không quá 03 ngày kể từ khi nhận được bản báo cáo đánh giá tác động môi trường hoàn chỉnh từ chủ dự án, Chi cục bảo vệ môi trường sẽ tham mưu cho Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ trình Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt.
- Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Tỉnh là 07 ngày:
Trong thời gian không quá 07 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá tác động môi trường đã chỉnh sửa hoàn tất các nội dung theo yêu cầu của hội đồng thẩm định, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và cấp quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án. Nếu không được phê duyệt thì trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho chủ dự án biết.
- Thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường là 02 ngày:
Trong thời gian không quá 02 ngày sau khi nhận được bản báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp quyết định phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành chứng thực các bản báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định.
4. Phí, lệ phí: Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:
5.000.000đ/dự án (thu theo Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2011 của UBND Tỉnh Ban hành Quy định mức thu phí thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp).
Điều 13. Lập, đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường
Thực hiện theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ và Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Đối tượng phải lập, đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường:
- Đối tượng quy định tại Điều 29 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ;
- Dự án, phương án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động đã được đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường nhưng chưa tới mức lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 10 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT .
1. Hồ sơ gồm có (01 bộ):
- Đối với dự án đầu tư có tính chất, quy mô công suất không thuộc danh mục hoặc dưới mức quy định của danh mục tại Phụ lục II của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011.
+ Ba (03) bản cam kết bảo vệ môi trường với hình thức trang bìa, trang phụ bìa; cấu trúc và yêu cầu về nội dung thực hiện theo mẫu quy định tại các Phụ lục 5.1 và 5.2 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT .
+ Một (01) dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi) có chữ ký (ghi rõ họ tên, chức danh) của người đại diện có thẩm quyền và đóng dấu (nếu có) của cơ quan chủ dự án.
- Đối với các dự án hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư nhưng phát sinh chất thải sản xuất.
+ Ba (03) bản cam kết bảo vệ môi trường với yêu cầu về hình thức và nội dung thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.3 Thông tư số 26/2011/TT- BTNMT.
+ Một (01) bản thuyết minh về phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được chứng thực bởi chữ ký của người đại diện có thẩm quyền và đóng dấu (nếu có) của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Đối với đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 45 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT , ngoài các văn bản quy định đã nêu trên hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường phải kèm theo một (01) bản sao văn bản chứng minh bản cam kết bảo vệ môi trường đã được đăng ký hoặc giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang vận hành.
Đối với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 45 Thông tư số 26/2011/TT- BTNMT, ngoài các văn bản quy định đã nêu trên, hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường phải kèm theo một (01) bản sao văn bản chứng minh bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh trước đó.
2. Trình tự thực hiện:
Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết cấp huyện nơi có dự án.
3. Thời hạn giải quyết là 05 ngày.
4. Phí, lệ phí: Không thu.
Điều 14. Thủ tục lập và phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết
Các dự án phải lập Đề án bảo vệ môi trường chi tiết được quy định tại Điều 3, Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ, cụ thể:
- Văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (01 bản).
- Bản đề án bảo vệ môi trường chi tiết được đóng thành quyển, có bìa và trang phụ bìa theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và một (01) bản được ghi trên đĩa CD (05 bản).
- Kèm theo hồ sơ là một trong các văn bản sau: dự án đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi của cơ sở hoặc văn bản tương đương theo quy định của pháp luật về đầu tư (chỉ yêu cầu đối với cơ sở quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
2. Trình tự thực hiện:
Hồ sơ gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
3. Thời hạn giải quyết hồ sơ là 30 ngày làm việc, cụ thể như sau:
- Thẩm quyền của Chi cục bảo vệ Môi trường là 22 ngày, cụ thể:
+ Trong thời gian không quá 04 ngày làm việc, Chi cục Bảo vệ môi trường sẽ kiểm tra hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở biết hồ sơ không hợp lệ hoặc cần điều chỉnh, bổ sung hồ sơ (nếu có).
+ Trong thời gian không quá 08 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục Bảo vệ môi trường sẽ xem xét và trình Sở Tài nguyên và Môi trường bản dự thảo quyết định thành đoàn kiểm tra để Lãnh đạo sở ban hành quyết định và Chi cục Bảo vệ Môi trường tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở. Đồng thời lấy ý kiến chuyên gia về thẩm định nội dung của đề án (nếu cần thiết).
+ Sau khi kiểm tra cơ sở trong thời gian không quá 08 ngày làm việc, Chi cục Bảo vệ môi trường sẽ gửi văn bản thông báo kết quả thẩm định cho cơ sở biết để bổ sung, chỉnh sửa hoàn chỉnh hồ sơ theo kết luận của Đoàn kiểm tra (nếu có). Thời gian bổ sung, chỉnh sửa hoàn chỉnh hồ sơ không tính vào thời gian phê duyệt đề án.
+ Trong thời gian không quá 02 ngày kể từ khi nhận được đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã chỉnh sửa hoàn tất các nội dung theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra từ chủ cơ sở, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ trình Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt.
- Thẩm quyền của UBND Tỉnh là 07 ngày:
Trong thời gian không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề án bảo vệ môi trường đã chỉnh sửa hoàn tất các nội dung theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra (kèm theo tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường), Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét và cấp quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường cho dự án theo quy định. Nếu không phê duyệt phải nêu rõ lý do để chủ cơ sở biết.
- Thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường là 01 ngày:
Trong thời gian không quá 01 ngày sau khi nhận được đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được Ủy ban nhân dân Tỉnh cấp quyết định phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành chứng thực các bản đề án án bảo vệ môi trường chi tiết theo quy định.
4. Phí, lệ phí: không thu.
Điều 15. Thủ tục kiểm tra và xác nhận việc thực hiện Đề án bảo vệ môi trường chi tiết
1. Hồ sơ gồm có (01 bộ):
- Văn bản đề nghị kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết của cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 kèm theo Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (01 bản).
- Báo cáo kết quả thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết của cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 kèm theo Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đối với cơ sở hoạt động khai thác khoáng sản thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 kèm theo Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (05 bản).
2. Trình tự thực hiện:
Hồ sơ gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
3. Thời hạn giải quyết hồ sơ là 20 ngày làm việc, cụ thể như sau:
- Thẩm quyền của Chi cục Bảo vệ môi trường là 16 ngày làm việc:
+ Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, Chi cục Bảo vệ môi trường sẽ kiểm tra hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở biết hồ sơ không hợp lệ hoặc cần điều chỉnh, bổ sung hồ sơ (nếu có);
+ Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ trong thời gian không quá 06 ngày làm việc, Chi cục Bảo vệ môi trường sẽ xem xét và lập dự thảo quyết định thành lập đoàn kiểm tra việc thực trình Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét ban hành quyết định. Đồng thời Chi cục Bảo vệ Môi trường sẽ tổ chức kiểm tra thực tế các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường của cơ sở.
+ Trong thời gian không quá 07 ngày kể từ ngày kiểm tra thực tế cơ sở, Chi cục Bảo vệ môi trường phải có văn bản thông báo đến chủ cơ sở để chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu của đoàn kiểm tra (nếu có)
- Thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường là 01 ngày làm việc:
Sau khi hoàn tất việc kiểm tra cơ sở, trong thời gian không quá 01 ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét, cấp giấy xác nhận hoàn thành cho cơ sở.
- Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Tỉnh là 03 ngày làm việc:
Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ hoàn tất các nội dung theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra (kèm theo tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường), Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và cấp giấy xác nhận hoàn thành cho dự án theo quy định. Nếu không phê duyệt phải nêu rõ lý do để chủ dự án biết.
4. Phí, lệ phí: không thu.
Điều 16. Thủ tục Lập và phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường đơn giản
Các dự án phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản được quy định tại Điều 29 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP .
1. Hồ sơ gồm có 01 bộ, cụ thể:
- Văn bản của chủ cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục 20 kèm theo Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (01 bản).
- Bản đề án bảo vệ môi trường đơn giản được đóng quyển, có bìa và trang phụ bìa theo mẫu quy định tại Phụ lục 21 kèm theo Thông tư số 01/2012/TT- BTNMT ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; trường hợp cần thiết theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp huyện, chủ cơ sở có trách nhiệm gửi bổ sung số lượng bản đề án bảo vệ môi trường đơn giản theo yêu cầu (05 bản).
2. Trình tự thực hiện:
Hồ sơ gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
3. Thời hạn giải quyết hồ sơ là 30 ngày làm việc đối với dự án nằm trên địa bàn 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên; 20 ngày làm việc đối với dự án nằm trên địa bàn 01 đơn vị hành chinh cấp huyện, cụ thể như sau:
- Thẩm quyền của Phòng Tài nguyên và Môi trường là 13 ngày làm việc (đối với dự án nằm trên địa bàn 01 đơn vị hành chính cấp huyện) hoặc 23 ngày làm việc (đối với dự án nằm trên địa bàn 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên):
+ Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ kiểm tra hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở biết hồ sơ không hợp lệ hoặc cần điều chỉnh, bổ sung hồ sơ (nếu có);
+ Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ xem xét, đánh giá đề án; trường hợp địa điểm của cơ sở nằm trên địa bàn của 02 đơn vị hành chính cấp huyện, trong thời gian không quá 06 ngày làm việc, tổ chức đoàn kiểm tra đến khảo sát, kiểm tra thực tế tại cơ sở, mời chuyên gia viết nhận xét về đề án, xin ý kiến của
Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan (nếu cần thiết).
+ Sau khi xem xét, đánh giá đề án, trong thời gian không quá 03 ngày làm việc (đối với dự án nằm trên địa bàn 01 đơn vị hành chinh cấp huyện) hoặc 10 ngày làm việc (đối với dự án nằm trên địa bàn 02 đơn vị hành chính cấp huyện), Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ gửi văn bản thông báo cho cơ sở biết để bổ sung, chỉnh sửa hoàn chỉnh hồ sơ (nếu có) hoặc nêu rõ lý do không cấp giấy xác nhận đăng ký. Thời gian bổ sung, chỉnh sửa hoàn chỉnh hồ sơ không tính vào thời gian xác nhận đề án.
+ Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc sau khi nhận được bản đề án bảo vệ môi trường đã được Ủy ban nhân dân Huyện cấp giấy xác nhận, Phòng Tài nguyên và Môi trường tiến hành chứng thực các bản đề án bảo vệ môi trường theo quy định.
- Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện là 07 ngày làm việc:
Trong thời gian không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề án bảo vệ môi trường đã chỉnh sửa hoàn tất các nội dung theo yêu cầu, Ủy ban nhân dân huyện xem xét và cấp giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường cho dự án theo quy định.
4. Phí, lệ phí: không thu.
Điều 17. Cấp giấy xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án
Thực hiện theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ và Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Hồ sơ gồm có:
- Văn bản đề nghị kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án (theo mẫu tại phụ lục 4.2 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT (01bản)).
- Bản sao quyết định phê duyệt kèm theo bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt (01 bản).
- Bản báo cáo kết quả thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án (theo mẫu tại phụ lục 4.3 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT). Trường hợp dự án nằm trên diện tích đất của từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên, phải gửi thêm số lượng báo cáo bằng số lượng các tỉnh tăng thêm, hoặc số lượng tăng thêm theo yêu cầu để phục vụ công tác kiểm tra, (05 bản).
- Phụ lục với các tài liệu kèm theo quy định tại Khoản 4 Điều 25 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP với số lượng bằng số lượng báo cáo kết quả thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án bao gồm: bản vẽ hoàn công và kết quả vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải; các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các thiết bị xử lý môi trường đồng bộ nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa; các phiếu kết quả đo đạc, phân tích mẫu; biên bản nghiệm thu và các văn bản khác có liên quan đến các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường (01 bộ).
2. Trình tự thực hiện:
Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
3. Thời hạn giải quyết là ba 30 ngày làm việc, cụ thể:
- Thẩm quyền của Chi cục bảo vệ Môi trường là 25 ngày:
+ Tổ chức xem xét hồ sơ do chủ dự án gửi đến; thông báo bằng văn bản trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ.
+ Trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Chi cục Bảo vệ môi trường trình Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thành lập đoàn và tổ chức kiểm tra các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án đã được chủ dự án thực hiện.
- Thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường là 05 ngày:
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ thời điểm có kết quả kiểm tra, Sở Tài nguyên và Môi trường cấp giấy xác nhận việc chủ dự án đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án hoặc có văn bản trả lời nêu rõ lý do chưa cấp và các yêu cầu chủ dự án biết để tiếp tục thực hiện.
Thời gian chủ dự án hoàn thành các yêu cầu không được tính vào thời hạn giải quyết hồ sơ theo quy định nêu trên.
4. Phí, lệ phí: Không thu.
Điều 18. Cấp sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Thực hiện theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại (sau đây gọi là Thông tư 12).
1. Cấp mới sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại (CTNH)
Việc lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH không bắt buộc đối với các chủ nguồn thải CTNH không tự xử lý CTNH phát sinh nội bộ thuộc một trong các trường hợp sau:
- Các chủ nguồn thải CTNH có thời gian hoạt động dưới 01 (một) năm;
- Các chủ nguồn thải CTNH phát sinh thường xuyên hay định kỳ hàng năm với tổng số lượng không quá 120 (một trăm hai mươi) kg/năm đối với các CTNH có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT hoặc 600 (sáu trăm) kg/năm đối với CTNH có chứa các thành phần nguy hại khác, trừ trường hợp CTNH thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (POP) theo quy định tại Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ thì không được miễn áp dụng trách nhiệm này.
a) Hồ sơ gồm có (02 bộ):
Chủ nguồn thải CTNH lập 02 bộ hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 (A và B) kèm theo Thông tư 12, đóng hồ sơ lại thành quyển. Hồ sơ cụ thể gồm:
- Đơn đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo phụ lục 1A;
- Các giấy tờ kèm theo phụ lục 1B như sau:
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Quyết định thành lập cơ sở, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;
+ Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, Giấy xác nhận đăng ký Bản cam kết BVMT hay Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, Quyết định phê duyệt hoặc Giấy xác nhận Đề án BVMT hoặc bất kỳ giấy tờ về môi trường nào khác của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
+ Bản sao kết quả phân tích để chứng minh các chất thải thuộc loại * (Ký hiệu của ngưỡng chất thải nguy hại theo danh mục chi tiết chất thải nguy hại ban hành kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BTNMT) phát sinh tại cơ sở (trừ các mã từ 19 12 01 đến 19 12 04) không vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT để đăng ký là các chất thải thông thường tại Điểm 3.2 của Đơn (nếu không tiến hành lấy mẫu phân tích thì phải đăng ký là CTNH);
+ Bản sao báo cáo ĐTM và Giấy xác nhận về việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường và yêu cầu của Quyết định phê duyệt, Bản cam kết BVMT hay Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Đề án BVMT và tất cả các hồ sơ, giấy tờ pháp lý về môi trường liên quan đến việc đầu tư các công trình bảo vệ môi trường phục vụ việc tự xử lý CTNH (chỉ áp dụng đối với trường hợp có công trình tự xử lý CTNH);
Tất cả các bản sao nêu trên không cần chứng thực nhưng phải được chủ nguồn thải đóng dấu xác nhận.
b) Trình tự thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc chuyển qua đường bưu điện đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường.
c) Thời hạn giải quyết:
Trường hợp cơ sở phát CTNH không có công trình bảo vệ môi trường để tự xử lý CTNH phát sinh trong nội bộ thì thời gian giải quyết là 30 ngày, cụ thể sau:
- Thẩm quyền của Chi cục Bảo vệ môi trường là 25 ngày:
+ Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký, Chi cục Bảo vệ Môi trường xem xét tính đầy đủ, hợp lệ và thông báo cho chủ nguồn thải CTNH để sửa đổi, bổ sung nếu chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ.
+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc việc xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ đăng ký, Chi cục Bảo vệ Môi trường có trách nhiệm lập dự thảo Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 (C) kèm theo Thông tư 12 trình Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét cấp sổ.
- Thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường là 05 ngày:
Trong thời gian không quá 05 ngày kể từ ngày nhận bản dự thảo Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét và cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH. Nếu không cấp phải nêu rõ lý do để trả lời cho cơ sở được biết.
Trường hợp cơ sở phát sinh CTNT có công trình bảo vệ môi trường để tự xử lý CTNH phát sinh trong nội bộ thì thời gian giải quyết là 50 ngày, cụ thể sau
- Thẩm quyền của Chi cục Bảo vệ môi trường là 45 ngày:
+ Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký, Chi cục Bảo vệ Môi trường xem xét tính đầy đủ, hợp lệ và thông báo cho chủ nguồn thải CTNH để sửa đổi, bổ sung nếu chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ.
+ Trường hợp cần thiết đối với cơ sở phát sinh CTNH có công trình bảo vệ môi trường để tự xử lý CTNH phát sinh nội bộ Chi cục Bảo vệ Môi trường tiến hành kiểm tra cơ sở trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ đăng ký. Khoảng thời gian kiểm tra đối với một cơ sở phát sinh CTNH có công trình tự xử lý CTNH không quá 02 ngày.
+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra cơ sở hoặc kể từ ngày chủ nguồn thải CTNH có báo cáo về việc tiếp thu, giải trình các ý kiến (nếu có) của Chi cục Bảo vệ Môi trường sau khi kiểm tra cơ sở, Chi cục Bảo vệ Môi trường có trách nhiệm lập dự thảo Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 (C) kèm theo Thông tư 12 trình Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét cấp sổ.
- Thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường là 05 ngày:
Trong thời gian không quá 05 ngày kể từ ngày nhận bản dự thảo Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét và cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH. Nếu không cấp phải nêu rõ lý do để trả lời cho cơ sở được biết.
d) Phí thực hiện: Không thu.
2. Cấp lại sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH
Chủ nguồn thải CTNH đăng ký cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH khi có một trong các trường hợp sau:
- Thay đổi, bổ sung về loại hoặc tăng từ 15% trở lên đối với số lượng CTNH đã đăng ký;
- Thay đổi địa điểm cơ sở phát sinh CTNH trong phạm vi một tỉnh nhưng không thay đổi chủ nguồn thải CTNH hoặc thay đổi chủ nguồn thải nhưng không thay đổi địa điểm cơ sở;
- Bổ sung thêm cơ sở phát sinh CTNH hoặc giảm các cơ sở đã đăng ký;
- Thay đổi, bổ sung công trình bảo vệ môi trường để tự xử lý CTNH phát sinh nội bộ;
- Phát hiện việc kê khai không chính xác khi đăng ký chủ nguồn thải CTNH so với thực tế hoạt động.
a) Hồ sơ gồm có (02 bộ):
Chủ nguồn thải CTNH lập 02 bộ hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 (A và B) kèm theo Thông tư 12, đóng hồ sơ lại thành quyển. Hồ sơ cụ thể gồm:
- Đơn đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo phụ lục 1A.
- Các giấy tờ kèm theo phụ lục 1B như sau:
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Quyết định thành lập cơ sở, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;
+ Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, Giấy xác nhận đăng ký Bản cam kết BVMT hay Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, Quyết định phê duyệt hoặc Giấy xác nhận Đề án BVMT hoặc bất kỳ giấy tờ về môi trường nào khác của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
+ Bản sao kết quả phân tích để chứng minh các chất thải thuộc loại * (Ký hiệu của ngưỡng chất thải nguy hại theo danh mục chi tiết chất thải nguy hại ban hành kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BTNMT) phát sinh tại cơ sở (trừ các mã từ 19 12 01 đến 19 12 04) không vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT để đăng ký là các chất thải thông thường tại Điểm 3.2 của Đơn (nếu không tiến hành lấy mẫu phân tích thì phải đăng ký là CTNH);
+ Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường và Giấy xác nhận về việc thực hiện báo cáo báo cáo đánh giá tác động môi trường và yêu cầu của Quyết định phê duyệt, Bản cam kết BVMT hay Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Đề án BVMT và tất cả các hồ sơ, giấy tờ pháp lý về môi trường liên quan đến việc đầu tư các công trình bảo vệ môi trường phục vụ việc tự xử lý CTNH (chỉ áp dụng đối với trường hợp có công trình tự xử lý CTNH);
+ Bản giải trình các điểm sửa đổi, bổ sung.
Tất cả các bản sao nêu trên không cần chứng thực nhưng phải được chủ nguồn thải đóng dấu xác nhận.
b) Trình tự thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc chuyển qua đường bưu điện đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường.
c) Thời hạn giải quyết:
Trường hợp cơ sở phát CTNH không có công trình bảo vệ môi trường để tự xử lý CTNH phát sinh trong nội bộ thì thời gian giải quyết là 30 ngày, cụ thể sau:
- Thẩm quyền của Chi cục Bảo vệ môi trường là 25 ngày:
+ Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký, Chi cục Bảo vệ Môi trường xem xét tính đầy đủ, hợp lệ và thông báo cho chủ nguồn thải CTNH để sửa đổi, bổ sung nếu chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ.
+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc việc xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ đăng ký, Chi cục Bảo vệ Môi trường có trách nhiệm lập dự thảo Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 (C) kèm theo Thông tư 12 trình Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét cấp sổ.
- Thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường là 05 ngày:
Trong thời gian không quá 05 ngày kể từ ngày nhận bản dự thảo Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét và cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH. Nếu không cấp phải nêu rõ lý do để trả lời cho cơ sở được biết.
Trường hợp cơ sở phát sinh CTNT có công trình bảo vệ môi trường để tự xử lý CTNH phát sinh trong nội bộ thì thời gian giải quyết là 50 ngày, cụ thể sau:
- Thẩm quyền của Chi cục Bảo vệ môi trường là 45 ngày:
+ Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký, Chi cục Bảo vệ Môi trường xem xét tính đầy đủ, hợp lệ và thông báo cho chủ nguồn thải CTNH để sửa đổi, bổ sung nếu chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ.
+ Trường hợp cần thiết đối với cơ sở phát sinh CTNH có công trình bảo vệ môi trường để tự xử lý CTNH phát sinh nội bộ Chi cục Bảo vệ Môi trường tiến hành kiểm tra cơ sở trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ đăng ký. Khoảng thời gian kiểm tra đối với một cơ sở phát sinh CTNH có công trình tự xử lý CTNH không quá 02 ngày.
+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra cơ sở hoặc kể từ ngày chủ nguồn thải CTNH có báo cáo về việc tiếp thu, giải trình các ý kiến (nếu có) của Chi cục Bảo vệ Môi trường sau khi kiểm tra cơ sở, Chi cục Bảo vệ Môi trường có trách nhiệm lập dự thảo Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 (C) kèm theo Thông tư 12 trình Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét cấp sổ.
- Thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường là 05 ngày:
Trong thời gian không quá 05 ngày kể từ ngày nhận bản dự thảo Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét và cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH. Nếu không cấp phải nêu rõ lý do để trả lời cho cơ sở được biết.
d) Phí thực hiện: Không thu
Điều 19. Giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại
Thực hiện theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Cấp mới giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại
a) Thành phần hồ sơ:
Tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề quản lý chất thải nguy hại (QLCTNH) lập 02 bộ hồ sơ đăng ký hành nghề QLCTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 (A và B1) kèm theo Thông tư 12, cụ thể gồm:
- Đơn đăng ký hành nghề QLCTNH theo phụ lục 2A ban hành kèm theo thông tư 12;
- Bộ hồ sơ được lập theo đúng cấu trúc, nội dung và đóng thành quyển theo phụ lục 2 (B1) ban hành kèm theo Thông tư 12.
- Ngoài ra, tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề lập 02 bản kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 (C) kèm theo Thông tư 12 và nộp cho cơ quan cấp phép cùng với hồ sơ đăng ký hành nghề hoặc thời điểm sau đó.
b) Trình tự thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc chuyển qua đường bưu điện đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường.
c) Thời gian thực hiện là 85 ngày, cụ thể như sau:
Thẩm quyền của Chi cục Bảo vệ Môi trường là 75 ngày:
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hành nghề QLCTNH, Chi cục Bảo vệ Môi trường xem xét tính đầy đủ, hợp lệ và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề để sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ;
- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký được sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu, Chi cục Bảo vệ Môi trường xem xét tính đầy đủ, hợp lệ và yêu cầu tiếp tục sửa đổi, bổ sung nếu thấy cần thiết.
Trường hợp Chi cục Bảo vệ Môi trường nhận được hồ sơ đăng ký được sửa đổi, bổ sung quá 06 tháng kể từ ngày có thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ đăng ký nộp lần gần nhất thì hồ sơ đăng ký này được xem xét lại từ đầu.
- Thời hạn xem xét đối với kế hoạch vận hành thử nghiệm nộp lần đầu là 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hoàn chỉnh (hoặc kể từ ngày nhận bản kế hoạch được nộp sau khi kết thúc việc tiếp nhận hồ sơ) và 05 ngày đối với kế hoạch được sửa đổi, bổ sung theo thông báo của cơ quan cấp phép.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc việc xem xét kế hoạch vận hành thử nghiệm, cơ quan cấp phép có văn bản chấp thuận kế hoạch vận hành thử nghiệm theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 (D) kèm theo Thông tư 12. Văn bản này kèm theo 01 bản kế hoạch vận hành thử nghiệm được cơ quan cấp phép đóng dấu xác nhận;
Sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan cấp phép, tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề tạm thời được phép vận chuyển và vận hành thử nghiệm xử lý CTNH. cơ quan cấp phép có thể đột xuất kiểm tra cơ sở và lấy mẫu giám sát trong quá trình vận hành thử nghiệm;
Sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm, tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề lập 02 bản báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm xử lý CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 (Đ) kèm theo Thông tư 12 và nộp cho cơ quan cấp phép để xem xét. Trường hợp báo cáo muộn hơn 06 tháng kể từ ngày có văn bản chấp thuận thì phải đăng ký vận hành thử nghiệm lại;
- Trường hợp báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm xử lý CTNH có nội dung không đạt yêu cầu hoặc chưa hoàn thiện thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm, cơ quan cấp phép thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề để điều chỉnh, hoàn thiện.
- Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm đạt yêu cầu, Chi cục Bảo vệ Môi trường có trách nhiệm đánh giá điều kiện hành nghề và trình Sở Tài nguyên và Môi trường kết quả thẩm định hồ sơ và bản dự thảo giấy phép hành nghề QLCTNH để Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét trình Ủy ban nhân dân Tỉnh cấp lần đầu Giấy phép hành nghề QLCTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 (E) kèm theo Thông tư 12.
- Ngoài ra, nếu xét thấy cần thiết, trong thời hạn 25 ngày đánh giá điều kiện hành nghề này hoặc sớm hơn, Chi cục Bảo vệ Môi trường có thể lựa chọn tiến hành các hoạt động hỗ trợ sau:
+ Thành lập Nhóm tư vấn kỹ thuật về việc cấp phép hành nghề QLCTNH với thành phần bao gồm các chuyên gia về môi trường, quản lý và xử lý chất thải. Nhóm tư vấn kỹ thuật có nhiệm vụ tư vấn giúp cơ quan cấp phép xem xét hồ sơ đăng ký, đánh giá điều kiện hành nghề, đánh giá công nghệ xử lý, kết quả vận hành thử nghiệm, việc thực hiện các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường và yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo báo cáo đánh giá tác động môi trường và các vấn đề có liên quan khác;
+ Kiểm tra cơ sở xử lý, đại lý vận chuyển CTNH với khoảng thời gian kiểm tra đối với từng cơ sở xử lý hoặc đại lý vận chuyển không quá 02 ngày, đồng thời kết hợp với hoạt động nêu tại Điểm c Khoản 3 Điều 18 của Thông tư 12/2011/TT-BNTMT;
+ Tổ chức họp Nhóm tư vấn kỹ thuật để thống nhất yêu cầu, kiến nghị về việc cấp Giấy phép QLCTNH với sự tham gia của tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để trực tiếp thảo luận, làm rõ các vấn đề còn vướng mắc, chưa đạt yêu cầu (nếu có);
+ Lấy ý kiến tham vấn bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong trường hợp không thành lập Nhóm tư vấn kỹ thuật.
Trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề chưa đáp ứng đủ các điều kiện hành nghề hoặc chưa thực hiện yêu cầu của Nhóm tư vấn kỹ thuật, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, cơ quan cấp phép thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề để thực hiện.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận báo cáo của tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề về việc thực hiện yêu cầu tại thông báo của cơ quan cấp phép kèm theo hồ sơ đăng ký được sửa đổi, bổ sung phù hợp, Chi cục Bảo vệ Môi trường có trách nhiệm đánh giá điều kiện hành nghề và trình Sở Tài nguyên và Môi trường kết quả thẩm định hồ sơ và bản dự thảo giấy phép hành nghề QLCTNH để Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét trình Ủy ban nhân dân Tỉnh cấp lần đầu Giấy phép hành nghề QLCTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 (E) kèm theo Thông tư 12.
Thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường là 03 ngày:
Sau khi nhận được tờ trình từ Chi cục Bảo vệ Môi trường về kết quả thẩm định hồ sơ và bản dự thảo giấy phép hành nghề QLCTNH thì trong trong thời hạn không quá 03 ngày, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp lần đầu Giấy phép hành nghề QLCTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 (E) kèm theo Thông tư 12. Nếu không đồng ý trình Ủy ban nhân tỉnh phải nêu rõ lý do để Chi cục Bảo vệ Môi trường thông báo đến tổ chức, cá nhân được biết.
Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh là 07 ngày:
Sau khi nhận được tờ trình từ Sở Tài nguyên và Môi trường về kết quả thẩm định hồ sơ và bản dự thảo giấy phép hành nghề QLCTNH thì trong thời hạn không quá 7 ngày, Ủy ban nhân dân Tỉnh có trách nhiệm xem xét và cấp lần đầu Giấy phép hành nghề QLCTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 (E) kèm theo Thông tư 12. Nếu không đồng ý thì phải nêu rõ lý do để Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo đến tổ chức, cá nhân được biết.
d) Phí thực hiện: Không thu
2. Gia hạn giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại
Đối tượng phải thực hiện gia hạn giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại (QLCTNH): Giấy phép hành nghề QLCTNH được cấp lại nhiều lần để gia hạn, mỗi lần gia hạn là 03 năm kể từ ngày hết hạn của Giấy phép hành nghề QLCTNH cấp lần đầu hoặc các lần tiếp theo. Việc đăng ký cấp gia hạn Giấy phép hành nghề QLCTNH phải bắt đầu được thực hiện chậm nhất là 03 tháng trước ngày hết hạn.
a) Thành phần hồ sơ:
Tổ chức, cá nhân hành nghề QLCTNH lập 02 bộ hồ sơ đăng ký đăng ký gia hạn giấy phép hành nghề QLCTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 (A và B2) kèm theo Thông tư 12, cụ thể gồm:
- Đơn đăng ký gia hạn giấy phép hành nghề QLCTNH theo phụ lục 2A ban hành kèm theo Thông tư 12;
- Bộ hồ sơ được lập theo đúng cấu trúc, nội dung và đóng thành quyển theo phụ lục 2 (B2) ban hành kèm theo Thông tư 12.
b) Trình tự thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc chuyển qua đường bưu điện đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường.
c) Thời gian thực hiện là 55 ngày, cụ thể như sau:
Thẩm quyền của Chi cục Bảo vệ Môi trường là 45 ngày
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký gia hạn giấy phép hành nghề QLCTNH, Chi cục Bảo vệ Môi trường xem xét tính đầy đủ, hợp lệ và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề để sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ;
- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký được sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu, Chi cục Bảo vệ Môi trường xem xét tính đầy đủ, hợp lệ và yêu cầu tiếp tục sửa đổi, bổ sung nếu thấy cần thiết.
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ đăng ký, Chi cục Bảo vệ Môi trường có trách nhiệm trình Sở Tài nguyên và Môi trường kết quả thẩm định hồ sơ và bản dự thảo giấy phép gia hạn hành nghề QLCTNH để Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp lại Giấy phép hành nghề QLCTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 (E) kèm theo Thông tư 12 để thay thế Giấy phép hết hạn.
- Ngoài ra, nếu xét thấy cần thiết, trong thời hạn 20 ngày xem xét, cấp gia hạn Giấy phép hành nghề QLCTNH này hoặc sớm hơn, Chi cục Bảo vệ Môi trường có thể lựa chọn tiến hành các hoạt động hỗ trợ sau:
+ Kiểm tra cơ sở xử lý, đại lý vận chuyển CTNH với khoảng thời gian kiểm tra đối với từng cơ sở xử lý hoặc đại lý vận chuyển không quá 02 ngày.
+ Tổ chức họp với chủ hành nghề QLCTNH và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để trực tiếp thảo luận, làm rõ các vấn đề còn vướng mắc, chưa đạt yêu cầu (nếu có);
+ Lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Trường hợp chủ hành nghề QLCTNH có vấn đề phát sinh dẫn đến việc không đáp ứng đủ các điều kiện hành nghề theo quy định tại Chương II hoặc chưa hoàn thành trách nhiệm theo quy định tại Điều 26 Thông tư 12 hoặc chưa thực hiện yêu cầu của Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình họp, lấy ý kiến theo quy định thì Chi cục Bảo vệ Môi trường thông báo cho chủ hành nghề QLCTNH để thực hiện.
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận báo cáo của chủ hành nghề QLCTNH về việc thực hiện yêu cầu tại thông báo của CQCP kèm theo bộ hồ sơ đăng ký được sửa đổi, bổ sung phù hợp thì Chi cục Bảo vệ Môi trường có trách nhiệm trình Sở Tài nguyên và Môi trường kết quả thẩm định hồ sơ và bản dự thảo giấy phép gia hạn hành nghề QLCTNH để Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét trình Ủy ban nhân dân Tỉnh cấp lại Giấy phép hành nghề QLCTNH cho tổ chức cá nhân đăng ký gia hạn giấy phép QLCTNH.
Thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường là 03 ngày:
Sau khi nhận được tờ trình từ Chi cục Bảo vệ Môi trường về kết quả thẩm định hồ sơ bản dự thảo giấy phép gia hạn hành nghề QLCTNH trong thời gian không quá 03 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ xem xét trình Ủy ban nhân dân Tỉnh cấp lại Giấy phép hành nghề QLCTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 (E) kèm theo Thông tư 12 để thay thế Giấy phép hết hạn. Nếu không thông nhất thì phải nêu rõ lý do và thông báo đến tổ chức hoặc cá nhân đăng lý gia hạn giấy phép QLCTNH được biết.
Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh là 07 ngày:
Sau khi nhận được tờ trình từ Sở Tài nguyên và Môi trường về kết quả thẩm định hồ sơ và bản dự thảo giấy phép gia hạn hành nghề QLCTNH thì trong trong thời gian không quá 7 ngày, Ủy ban nhân dân Tỉnh có trách nhiệm xem xét và cấp lại Giấy phép hành nghề QLCTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 (E) kèm theo Thông tư 12. Nếu không đồng ý thì phải nêu rõ lý do để Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo đến tổ chức, cá nhân được biết.
d) Phí thực hiện: Không thu.
3. Điều chỉnh giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại
Giấy phép hành nghề QLCTNH phải cấp lại để điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau:
- Thay đổi, bổ sung về loại hình, công nghệ, quy mô, công suất thiết kế, diện tích hoặc số lượng của các phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc hành nghề QLCTNH;
- Thay đổi, bổ sung về loại hoặc tăng số lượng CTNH được phép quản lý;
- Thay đổi, mở rộng địa bàn hoạt động (chỉ áp dụng cho trường hợp Giấy phép hành nghề QLCTNH có địa bàn hoạt động từ hai tỉnh trở lên);
- Thay đổi chủ hành nghề QLCTNH mà không thay đổi địa điểm cơ sở xử lý CTNH hoặc thay đổi địa điểm cơ sở xử lý mà không thay đổi chủ hành nghề QLCTNH và tất cả các phương tiện, thiết bị chuyên dụng;
- Bổ sung cơ sở xử lý CTNH;
- Thay đổi, bổ sung đại lý vận chuyển CTNH.
a) Thành phần hồ sơ:
Tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề quản lý chất thải nguy hại (QLCTNH) lập 02 bộ hồ sơ đăng ký hành nghề QLCTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 (A và B1) kèm theo Thông tư 12, cụ thể gồm:
- Đơn đăng ký hành nghề QLCTNH theo phụ lục 2A ban hành kèm theo Thông tư 12;
- Bộ hồ sơ được lập theo đúng cấu trúc, nội dung và đóng thành quyển theo phụ lục 2 (B1) ban hành kèm theo thông tư 12.
- Ngoài ra, tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề lập 02 bản kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 (C) kèm theo Thông tư 12 và nộp cho CQCP cùng với hồ sơ đăng ký hành nghề hoặc thời điểm sau đó.
b) Trình tự thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc chuyển qua đường bưu điện đến Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường.
c) Thời gian thực hiện là 85 ngày, cụ thể như sau:
Thẩm quyền của Chi cục Bảo vệ Môi trường là 75 ngày
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hành nghề QLCTNH, Chi cục Bảo vệ Môi trường xem xét tính đầy đủ, hợp lệ và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề để sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ;
- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký được sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu, Chi cục Bảo vệ Môi trường xem xét tính đầy đủ, hợp lệ và yêu cầu tiếp tục sửa đổi, bổ sung nếu thấy cần thiết.
Trường hợp Chi cục Bảo vệ Môi trường nhận được hồ sơ đăng ký được sửa đổi, bổ sung quá 06 tháng kể từ ngày có thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ đăng ký nộp lần gần nhất thì hồ sơ đăng ký này được xem xét lại từ đầu.
- Thời hạn xem xét đối với kế hoạch vận hành thử nghiệm nộp lần đầu là 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hoàn chỉnh theo (hoặc kể từ ngày nhận bản kế hoạch được nộp sau khi kết thúc việc tiếp nhận hồ sơ) và 05 ngày đối với kế hoạch được sửa đổi, bổ sung theo thông báo của cơ quản cấp phép (CQCP).
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc việc xem xét kế hoạch vận hành thử nghiệm, CQCP có văn bản chấp thuận kế hoạch vận hành thử nghiệm theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 (D) kèm theo Thông tư 12. Văn bản này kèm theo 01 bản kế hoạch vận hành thử nghiệm được CQCP đóng dấu xác nhận;
Sau khi có văn bản chấp thuận của CQCP, tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề tạm thời được phép vận chuyển và vận hành thử nghiệm xử lý CTNH.
CQCP có thể đột xuất kiểm tra cơ sở và lấy mẫu giám sát trong quá trình vận hành thử nghiệm;
Sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm, tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề lập 02 bản báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm xử lý CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 (Đ) kèm theo Thông tư 12 và nộp cho CQCP để xem xét. Trường hợp báo cáo muộn hơn 06 tháng kể từ ngày có văn bản chấp thuận thì phải đăng ký vận hành thử nghiệm lại;
- Trường hợp báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm xử lý CTNH có nội dung không đạt yêu cầu hoặc chưa hoàn thiện thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm, CQCP thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề để điều chỉnh, hoàn thiện.
- Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm đạt yêu cầu, Chi cục Bảo vệ Môi trường có trách nhiệm đánh giá điều kiện hành nghề và trình Sở Tài nguyên và Môi trường kết quả thẩm định hồ sơ và bản dự thảo giấy phép hành nghề Quản lý chất thải nguy hại để Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp lần đầu Giấy phép hành nghề QLCTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 (E) kèm theo Thông tư 12.
- Ngoài ra, nếu xét thấy cần thiết, trong thời hạn 25 ngày đánh giá điều kiện hành nghề này hoặc sớm hơn, Chi cục Bảo vệ Môi trường có thể lựa chọn tiến hành các hoạt động hỗ trợ sau:
+ Thành lập Nhóm tư vấn kỹ thuật về việc cấp phép hành nghề QLCTNH với thành phần bao gồm các chuyên gia về môi trường, quản lý và xử lý chất thải. Nhóm tư vấn kỹ thuật có nhiệm vụ tư vấn giúp CQCP xem xét hồ sơ đăng ký, đánh giá điều kiện hành nghề, đánh giá công nghệ xử lý, kết quả vận hành thử nghiệm, việc thực hiện các nội dung báo cáo ĐTM và yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM và các vấn đề có liên quan khác;
+ Kiểm tra cơ sở xử lý, đại lý vận chuyển CTNH với khoảng thời gian kiểm tra đối với từng cơ sở xử lý hoặc đại lý vận chuyển không quá 02 ngày, đồng thời kết hợp với hoạt động nêu tại Điểm c Khoản này;
+ Tổ chức họp Nhóm tư vấn kỹ thuật để thống nhất yêu cầu, kiến nghị về việc cấp Giấy phép QLCTNH với sự tham gia của tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để trực tiếp thảo luận, làm rõ các vấn đề còn vướng mắc, chưa đạt yêu cầu (nếu có);
+ Lấy ý kiến tham vấn bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong trường hợp không thành lập Nhóm tư vấn kỹ thuật.
Trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề chưa đáp ứng đủ các điều kiện hành nghề hoặc chưa thực hiện yêu cầu của Nhóm tư vấn kỹ thuật, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, CQCP thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề để thực hiện.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận báo cáo của tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề về việc thực hiện yêu cầu tại thông báo của CQCP kèm theo hồ sơ đăng ký được sửa đổi, bổ sung phù hợp, Chi cục Bảo vệ Môi trường có trách nhiệm đánh giá điều kiện hành nghề và trình Sở Tài nguyên và Môi trường kết quả thẩm định hồ sơ và bản dự thảo giấy phép hành nghề QLCTNH để Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét trình Ủy ban nhân dân Tỉnh cấp lần đầu Giấy phép hành nghề QLCTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 (E) kèm theo Thông tư 12.
Thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường là 03 ngày:
Sau khi nhận được tờ trình từ Chi cục Bảo vệ Môi trường về kết quả thẩm định hồ sơ và bản dự thảo giấy phép hành nghề QLCTNH thì trong trong thời gain không quá 3 ngày, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét trình Ủy ban nhân dân Tỉnh cấp điều chỉnh Giấy phép hành nghề QLCTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 (E) kèm theo Thông tư 12. Nếu không đồng ý trình Ủy ban nhân Tỉnh phải nêu rõ lý do để Chi cục Bảo vệ Môi trường thông báo đến tổ chức, cá nhân được biết.
Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh là 7 ngày:
Sau khi nhận được tờ trình từ Sở Tài nguyên và Môi trường về kết quả thẩm định hồ sơ và bản dự thảo giấy phép hành nghề QLCTNH thì trong trong thời gian không quá 7 ngày, Ủy ban nhân dân Tỉnh có trách nhiệm xem xét và cấp điều chỉnh Giấy phép hành nghề QLCTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 (E) kèm theo Thông tư 12. Nếu không đồng ý thì phải nêu rõ lý do để Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo đến tổ chức, cá nhân được biết.
d) Phí thực hiện: Không thu.
Điều 20. Cấp giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu
Thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 02/2007/TTLT- BCT- BTNMT ngày 30/8/2007 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Hồ sơ gồm có (01 bộ):
- Đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu theo mẫu Phụ lục số 01 Thông tư liên tịch số 02/2007/TTLT- BCT- BTNMT (3 bản);
- Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Giấy xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc Phiếu xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường của thương nhân trực tiếp sản xuất sử dụng phế liệu về kho bãi chứa phế liệu (3 bản);
- Bản sao Báo cáo giám sát môi trường đợt gần nhất, nhưng không quá 06 tháng tính đến ngày đề nghị cấp Giấy xác nhận (đối với thương nhân sản xuất) hoặc Bản sao các Hợp đồng bán phế liệu của kỳ nhập khẩu trước (đối với thương nhân nhập khẩu phế liệu để phân phối) (3 bản);
2. Trình tự thực hiện:
Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
3. Thời hạn giải quyết là 15 ngày, cụ thể như sau:
- Thẩm quyền của Chi cục bảo vệ môi trường là 13 ngày:
+ Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ Chi cục bảo vệ môi trường xem xét hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ. Thời gian chỉnh sửa bồ sung hồ sơ không tính vào thời gian cấp phép.
+ Trong thời hạn 10 ngày tiếp theo kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ hợp lệ, Chi cục Bảo vệ môi trường kiểm tra và trình Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu.
- Thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường là 02 ngày:
Trong thời gian không quá 02 ngày, Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu hoặc có văn bản thông báo lý do không cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu.
4. Phí, lệ phí: Không thu.
Điều 21. Chứng nhận cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành xử lý triệt để theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
Thực hiện theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 10/2006 /QĐ- BTNMT ngày 21/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Hồ sơ gồm có (01 bộ):
- Đơn đề nghị chứng nhận cơ sở đã hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg (mẫu đơn đề nghị chứng nhận tại Phụ lục 1 ban hành ban hành kèm theo Quyết định số 10/2006/QĐ-BTNMT) (03 bản);
- Báo cáo kết quả xử lý ô nhiễm triệt để của cơ sở. Báo cáo phải thể hiện đầy đủ các nội dung nêu trong Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định số 10/2006/QĐ-BTNMT , được thủ trưởng đơn vị ký tên và đóng dấu (03 bản);
- Bảng kết quả phân tích các thông số môi trường có chữ ký của thủ trưởng và dấu của đơn vị phân tích trong trường hợp cơ sở phải đáp ứng điều kiện đạt tiêu chuẩn môi trường quốc gia theo Điều 2 của Quy định ban hành kè m theo Quyết định số 10/2006/QĐ-BTNMT (03 bản). Bảng kết quả phân tích các thông số môi trường phải được thực hiện bởi đơn vị chuyên môn có tư cách pháp nhân, có chức năng hoạt động trong lĩnh vực phân tích chất lượng môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Việc phân tích các thông số môi trường phải được thực hiện sau khi đã áp dụng các biện pháp xử lý triệt để, thời điểm lấy mẫu phân tích và đánh giá không quá 90 ngày trước khi nộp hồ sơ đề nghị chứng nhận;
- Bản sao Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Phiếu xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đối với các cơ sở đã được phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường trước ngày 01/7/2006 (03 bản);
- Văn bản xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi cơ sở mới chuyển đến về việc cơ sở đã thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để, bảo đảm được các điều kiện xét chứng nhận theo Điều 2 của Quyết định số 10/2006/QĐ-BTNMT , áp dụng đối với trường hợp cơ sở di chuyển địa điểm tới tỉnh khác (mẫu xác nhận tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quyết định số 10/2006/QĐ-BTNMT) (03 bản);
Chủ cơ sở có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị chứng nhận và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các tài liệu, thông tin trong hồ sơ. Đối với các bãi rác, kho thuốc bảo vệ thực vật thì cơ quan quản lý trực tiếp của cơ sở có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị chứng nhận. Đối với các làng nghề thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi làng nghề hoạt động có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị chứng nhận.
2. Trình tự thực hiện:
Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
3. Thời hạn giải quyết:
Thời hạn xem xét, thẩm định và cấp Quyết định chứng nhận không quá 30 ngày, trường hợp phải lấy mẫu phân tích kiểm tra thì tối đa không quá 45 ngày, cụ thể:
- Thẩm quyền của Chi cục bảo vệ môi trường là 25 ngày, trường hợp phải lấy mẫu phân tích kiểm tra là 40 ngày, cụ thể như sau:
+ Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Chi cục Bảo vệ môi trường xem xét của hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ. Thời gian chỉnh sửa bồ sung hồ sơ không tính vào thời gian chứng nhận.
+ Khi nhận được hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn không quá 15 ngày hoặc 30 ngày đối với trường hợp phải lấy mẫu phân tích, Chi cục Bảo vệ môi trường sẽ tổ chức kiểm tra thực tế có sự tham gia của đại diện Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Ủy ban nhân dân xã nơi cơ sở đang hoạt động. Kết quả kiểm tra phải được lập thành biên bản, có chữ ký của các bên tham gia.
- Thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường là 05 ngày:
Trong thời gian 05 ngày tiếp theo Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định chứng nhận đối với cơ sở đã hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để. Trường hợp cơ sở không đủ điều kiện được chứng nhận thì Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo rõ lý do cho cơ sở biết.
4. Phí, lệ phí: Không thu.
Điều 22. Phê duyệt dự án cải tạo phục hồi môi trường
Thực hiện theo Thông tư số 34/2009/TT/BTNMT ngày 31/12/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Hồ sơ gồm có (01 bộ):
a) Đối với tổ chức, cá nhân quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 của Thông tư 34/2009/TT/BTNMT ngày 31/12/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản đã có Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Bản cam kết bảo vệ môi trường/Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường/Đề án bảo vệ môi trường được phê duyệt/xác nhận nhưng chưa có Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và chưa thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường).
- Trường hợp nộp lần đầu, hồ sơ gồm:
+ Văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 34/2009/TT/BTNMT ngày 31/12/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường: (01 bản);
+ Bản thuyết minh Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được lập theo đúng cấu trúc và nội dung quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT ngày 31/12/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường: (07 bản);
+ Các bản vẽ liên quan kèm theo (nếu có): (07 bản).
- Trường hợp đã chỉnh sửa hoàn chỉnh dự án cải tạo phục hồi môi trường theo ý kiến hội đồng thẩm định, hồ sơ gồm:
+ Bản thuyết minh Dự án cải tạo, phục hồi môi trường đã chỉnh sửa, bổ sung hoàn chỉnh theo đúng cấu trúc và nội dung quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT ngày 31/12/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường: (05 bản);
+ Đĩa CD ghi toàn bộ dữ liệu của Dự án cải tạo, phục hồi môi trường: 02 đĩa.
b) Đối với tổ chức, cá nhân quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 hoặc Điểm c Khoản 1 Điều 3 của Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT ngày 31/12/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (cụ thể: đối với điểm a là: Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản nhưng chưa có Đề án bảo vệ môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt/xác nhận và chưa thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường; đối với điểm c là: Tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư khai thác khoáng sản mới; dự án đầu tư nâng công suất hoặc mở rộng diện tích, độ sâu khai thác khoáng sản) thì không phải lập hồ sơ riêng, chỉ nộp 07 bản Dự án cải tạo, phục hồi môi trường kèm theo hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hay đề án bảo vệ môi trường. Văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hay đề án bảo vệ môi trường phải bổ sung thêm nội dung đề nghị thẩm định, phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường;
2. Trình tự thực hiện:
- Thẩm quyền cấp tỉnh: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thẩm quyền cấp huyện: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị, thành phố nơi có dự án.
3. Thời hạn giải quyết:
a) Thẩm quyền cấp tỉnh:
- Đối với tổ chức, cá nhân quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 của Thông tư số 34/2009/TT/BTNMT ngày 31/12/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời hạn giải quyết hồ sơ là 27 ngày, trong đó:
+ Thẩm quyền của Chi cục Bảo vệ Môi trường là 20 ngày, cụ thể như sau: Trong thời hạn không quá 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ,
Chi cục Bảo vệ Môi trường phải xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ để lập phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ, Chi cục Bảo vệ Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân biết và thực hiện;
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Chi cục Bảo vệ Môi trường tham mưu cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành các hoạt động thẩm định, thẩm định lại Dự án cải tạo, phục hồi môi trường.
Trong thời gian không quá 04 ngày sau có kết quả thẩm định, Chi cục bảo vệ môi trường sẽ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết kết quả thẩm định, thẩm định lại và những yêu cầu liên quan đến việc hoàn chỉnh Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung;
Trong thời gian không quá 02 ngày sau nhận được hồ sơ đã chỉnh sửa bổ sung hoàn tất theo yêu cầu hội đồng thẩm định, Chi cục bảo vệ môi trường lập các thủ tục đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban phê duyệt dự án.
+ Thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường là 03 ngày:
Trong thời gian 02 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đã chỉnh sửa, bổ sung hoàn chỉnh, đáp ứng được các nội dung theo quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét trình Ủy ban nhân dân tỉnh để ra Quyết định phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định.
Trong thời gian 01 ngày kể từ khi nhận Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành xác nhận các bản Dự án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định.
+ Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh là 04 ngày:
Trong thời gian không quá 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Dự án cải tạo phục hồi môi trường bổ sung đã chỉnh sửa hoàn tất các nội dung theo quy định, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và cấp quyết định phê duyệt Dự án cải tạo phục hồi môi trường bổ sung cho dự án. Nếu không được phê duyệt thì trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho chủ dự án biết.
- Đối với tổ chức, cá nhân quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 hoặc Điểm c Khoản 1 Điều 3 của Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT ngày 31/12/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thời gian, quy trình thẩm định, thẩm định lại Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung được thực hiện tương tự như quy định về thời gian và quy trình thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung quy định tại Điều 13 của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP và Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Lưu ý: Thời gian thẩm định, thẩm định lại Dự án cải tạo, phục hồi môi trường, không bao gồm thời gian lấy ý kiến góp ý của Ủy ban nhân dân cấp huyện/Ủy ban nhân dân cấp xã hay thời gian chỉnh sửa, bổ sung hoàn chỉnh dự án.
b) Thẩm quyền cấp huyện:
- Đối với tổ chức, cá nhân quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 của Thông tư số 34/2009/TT/BTNMT ngày 31/12/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời hạn giải quyết là 27 ngày, cụ thể:
+ Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ để lập phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân biết và thực hiện;
+ Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tiến hành các hoạt động thẩm định, thẩm định lại Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết kết quả thẩm định, thẩm định lại và những yêu cầu liên quan đến việc hoàn chỉnh Dự án cải tạo, phục hồi môi trường;
- Đối với tổ chức, cá nhân quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 hoặc Điểm c Khoản 1 Điều 3 của Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT ngày 31/12/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
+ Thời gian, quy trình thẩm định, thẩm định lại Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được thực hiện tương tự như quy định về thời gian và quy trình xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 12 của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP
- Đối với tổ chức, cá nhân quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 3 của Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thời gian và quy trình thẩm định, thẩm định lại Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được thực hiện tương tự như quy định tại Thông tư số 04/2008/TT- BTNMT ngày 18/9/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường.
Lưu ý: Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã phải có ý kiến trả lời bằng văn bản về việc góp ý cho Dự án cải tạo, phục hồi môi trường.
Thời gian thẩm định, thẩm định lại Dự án cải tạo, phục hồi môi trường không bao gồm thời gian lấy ý kiến góp ý của Ủy ban nhân dân cấp huyện/Ủy ban nhân dân cấp xã.
4. Phí thực hiện: Không thu.
Điều 23. Phê duyệt dự án cải tạo phục hồi môi trường bổ sung
Thực hiện theo Thông tư số 34/2009/TT/BTNMT ngày 31/12/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định.
1. Hồ sơ gồm có (01 bộ):
Số lượng, mẫu hồ sơ đề thẩm định và phê duyệt dự án cải tạo phục hồi môi trường bổ sung được quy định như sau:
- Văn bản đề nghị thẩm định theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT ngày 31/12/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường: 01 bản;
- Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung: 07 bản;
- Dự án cải tạo, phục hồi môi trường kèm theo quyết định phê duyệt trước đó: 01 bản.
2. Trình tự thực hiện:
- Thẩm quyền cấp tỉnh: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thẩm quyền cấp huyện: Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị, thành phố nơi có dự án.
3. Thời hạn giải quyết:
a) Thẩm quyền cấp tỉnh:
- Đối với tổ chức, cá nhân quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 của Thông tư 34/2009/TT/BTNMT ngày 31/12/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời hạn giải quyết hồ sơ là 27 ngày, trong đó:
+ Thẩm quyền của Chi cục Bảo vệ Môi trường là 20 ngày, cụ thể như sau: Trong thời hạn không quá 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chi cục Bảo vệ Môi trường phải xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ để lập phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ, Chi cục Bảo vệ Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân biết và thực hiện;
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Chi cục Bảo vệ Môi trường tham mưu cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành các hoạt động thẩm định, thẩm định lại Dự án cải tạo, phục hồi môi trường.
Trong thời gian không quá 04 ngày sau có kết quả thẩm định, Chi cục bảo vệ môi trường sẽ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết kết quả thẩm định, thẩm định lại và những yêu cầu liên quan đến việc hoàn chỉnh Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung;
Trong thời gian không quá 02 ngày sau nhận được hồ sơ đã chỉnh sửa bổ sung hoàn tất theo yêu cầu hội đồng thẩm định, Chi cục bảo vệ môi trường lập các thủ tục đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban phê duyệt dự án.
+ Thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường là 03 ngày:
Trong thời gian 02 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đã chỉnh sửa, bổ sung hoàn chỉnh, đáp ứng được các nội dung theo quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét trình Ủy ban nhân dân tỉnh để ra Quyết định phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định.
Trong thời gian 01 ngày kể từ khi nhận Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành xác nhận các bản Dự án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định.
+ Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh là 04 ngày:
Trong thời gian không quá 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Dự án cải tạo phục hồi môi trường bổ sung đã chỉnh sửa hoàn tất các nội dung theo quy định, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và cấp quyết định phê duyệt Dự án cải tạo phục hồi môi trường bổ sung cho dự án. Nếu không được phê duyệt thì trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho chủ dự án biết.
- Đối với tổ chức, cá nhân quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 hoặc Điểm c Khoản 1 Điều 3 của Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT ngày 31/12/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thời gian, quy trình thẩm định, thẩm định lại Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung được thực hiện tương tự như quy định về thời gian và quy trình thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung quy định tại Điều 13 của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP và Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Lưu ý: Thời gian thẩm định, thẩm định lại Dự án cải tạo, phục hồi môi trường, không bao gồm thời gian lấy ý kiến góp ý của Ủy ban nhân dân cấp huyện/Ủy ban nhân dân cấp xã hay thời gian chỉnh sửa, bổ sung hoàn chỉnh dự án.
b) Thẩm quyền cấp huyện:
- Đối với tổ chức, cá nhân quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 của Thông tư 34/2009/TT/BTNMT ngày 31/12/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời hạn giải quyết hồ sơ là 27 ngày, trong đó:
+ Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền xác nhận phải xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ để lập phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân biết và thực hiện;
+ Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xác nhận tiến hành các hoạt động thẩm định, thẩm định lại Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết kết quả thẩm định, thẩm định lại và những yêu cầu liên quan đến việc hoàn chỉnh Dự án cải tạo, phục hồi môi trường;
- Đối với tổ chức, cá nhân quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 hoặc Điểm c Khoản 1 Điều 3 của Thông tư số 34/2009/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Thời gian, quy trình thẩm định, thẩm định lại Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung được thực hiện tương tự như quy định về thời gian và quy trình xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung quy định tại Điều 17 của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP .
Lưu ý: Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã phải có ý kiến trả lời bằng văn bản về việc góp ý cho Dự án cải tạo, phục hồi môi trường. Thời gian thẩm định, thẩm định lại Dự án cải tạo, phục hồi môi trường không bao gồm thời gian lấy ý kiến góp ý của Ủy ban nhân dân cấp huyện/Ủy ban nhân dân cấp xã.
4. Phí thực hiện: Không thu.
Mục 3. LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC, KHOÁNG SẢN VÀ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
Điều 24. Cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất
Thực hiện theo Quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT ngày 12/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Thông tư số 36/2011/TT-BTNMT ngày 15/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Cấp phép lần đầu
a) Hồ sơ gồm có (02 bộ):
- Đơn đề nghị cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất (theo Mẫu số 01a-M ban hành kèm theo Thông tư số 36/2011/TT-BTNMT ngày 15/9/2011);
- Quyết định thành lập tổ chức hoặc giấy đăng ký hoạt động kinh doanh của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép (Bản sao có chứng thực hoặc Bản sao chụp có xác nhận của cơ quan cấp, trường hợp chỉ có Bản sao chụp thì phải kèm Bản chính để đối chiếu);
- Văn bằng, chứng chỉ của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật (Bản sao có chứng thực hoặc Bản sao chụp có xác nhận của cơ quan cấp, trường hợp chỉ có Bản sao chụp thì phải kèm Bản chính để đối chiếu) và hợp đồng lao động đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép hợp đồng lao động với người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật;
- Bản khai kinh nghiệm chuyên môn trong hoạt động khoan thăm dò, khoan khai thác nước dưới đất của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép (Theo Mẫu số 01c ban hành kèm theo Quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT).
b) Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
c) Thời hạn giải quyết là 21 ngày, cụ thể:
- Sở Tài nguyên và Môi trường: 16 ngày.
- Ủy ban nhân dân tỉnh: 05 ngày.
d) Phí, lệ phí:
Phí thẩm định: 700.000 đồng/hồ sơ (thu theo Quyết định số 14/2007/QĐ- UBND ngày 12/02/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc ban hành quy định về thu phí thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp).
2. Cấp phép gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép
Tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép, giấy phép đã được cấp còn hiệu lực ít nhất 30 ngày.
a) Hồ sơ gồm có (02 bộ):
- Đơn đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất (Theo Mẫu số 02a-M ban hành kèm theo Thông tư số 36/2011/TT-BTNMT ngày 15/9/2011);
- Bản sao giấy phép được được cấp;
- Bảng tổng hợp các công trình khoan thăm dò, khoan khai thác nước dưới đất do tổ chức, cá nhân thực hiện trong thời gian sử dụng giấy phép đã được cấp (Theo Mẫu số 02b ban hành kèm theo Quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT);
- Đối với trường hợp đề nghị gia hạn giấy phép mà có sự thay đổi người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật thì ngoài những thủ tục trên còn bao gồm:
+ Văn bằng, chứng chỉ của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật (Bản sao có chứng thực hoặc Bản sao chụp có xác nhận của cơ quan cấp, trường hợp chỉ có Bản sao chụp thì phải kèm Bản chính để đối chiếu) và hợp đồng lao động đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép hợp đồng lao động với người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật;
+ Bản khai kinh nghiệm chuyên môn (Theo Mẫu số 01c ban hành kèm theo Quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT) của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật.
b) Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
c) Thời hạn giải quyết là 10 ngày, cụ thể:
- Sở Tài nguyên và Môi trường: 07 ngày.
- Ủy ban nhân dân tỉnh: 03 ngày.
d) Phí, lệ phí:
Phí thẩm định: 350.000 đồng/hồ sơ (thu theo Quyết định số 14/2007/QĐ- UBND ngày 12/02/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc ban hành quy định về thu phí thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp).
3. Cấp lại giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất
Giấy phép được cấp lại trong các trường hợp sau đây: bị mất; bị rách nát, hư hỏng không thể sử dụng được.
a) Hồ sơ gồm có (01 bộ):
- Chủ giấy phép nộp đơn đề nghị cấp lại giấy phép (theo mẫu số 02đ kèm theo Quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT ngày 12/10/2006).
- Giấy phép đã bị rách nát, hư hỏng cho cơ quan thụ lý hồ sơ cấp phép.
b) Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
c) Thời hạn giải quyết là 05 ngày:
- Trường hợp mất giấy phép mà thông tin trong đơn đề nghị cấp lại giấy phép không đúng như trong hồ sơ, giấy phép lưu trữ thì cơ quan thụ lý hồ sơ cấp phép trả lại đơn cho tổ chức, cá nhân nộp đơn và yêu cầu điều chỉnh cho phù hợp.
- Trường hợp tìm lại được giấy phép đã bị mất, chủ giấy phép có trách nhiệm nộp lại cho cơ quan thụ lý hồ sơ cấp phép.
d) Phí, lệ phí: Không thu
Điều 25. Cấp, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
Thực hiện theo Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 và Nghị định số 38/2011/NĐ-CP ngày 26/5/2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định 181/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004, Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 và Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ.
1. Cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất:
a) Hồ sơ gồm có (02 bộ):
- Đơn đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất (mẫu số 01/NDĐ). Nếu là tổ chức, cá nhân chưa có tư cách pháp nhân và con dấu thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Đề án thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm trở lên (mẫu số 02/NDĐ), hoặc thiết kế giếng thăm dò đối với công trình có lưu lượng nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm (mẫu số 04/NDĐ);
b) Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
c) Thời hạn giải quyết là 20 ngày, cụ thể:
- Sở Tài nguyên và Môi trường: 15 ngày.
- Ủy ban nhân dân tỉnh: 05 ngày.
d) Phí, lệ phí:
- Lệ phí: 100.000 đồng/giấy phép.
- Phí thẩm định:
+ Đối với đề án, thiết kế giếng thăm dò có lưu lượng nước dưới 200m3/ngày đêm, mức thu là: 200.000 đồng/đề án, thiết kế.
+ Đối với đề án, báo cáo thăm dò có lưu lượng nước từ 200m3 đến dưới 500m3/ngày đêm, mức thu là: 550.000 đồng/đề án, báo cáo.
+ Đối với đề án, báo cáo thăm dò có lưu lượng nước từ 500m3 đến dưới 1.000m3/ngày đêm, mức thu là: 1.300.000 đồng/đề án, báo cáo.
+ Đối với đề án, báo cáo thăm dò có lưu lượng nước từ 1.000m3 đến dưới 3.000m3/ngày đêm, mức thu là: 2.500.000 đồng/đề án, báo cáo.
(Thu theo Quyết định số 14/2007/QĐ-UBND ngày 12/02/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc ban hành quy định về thu phí thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp).
2. Cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất:
a) Hồ sơ gồm có (02 bộ):
- Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất (mẫu số 05/NDĐ). Nếu là tổ chức, cá nhân chưa có tư cách pháp nhân và con dấu thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Bản đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất tỷ lệ 1/50.000 đến 1/25.000 theo hệ toạ độ UTM hoặc VN 2000;
- Một trong các loại báo cáo sau:
+ Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất đối với trường hợp công trình có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm trở lên (mẫu số 07/NDĐ);
+ Báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với trường hợp công trình có lưu lượng nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm (mẫu số 09/NDĐ);
+ Báo cáo hiện trạng khai thác đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động (mẫu số 10/NDĐ);
- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước cho mục đích sử dụng theo quy định của nhà nước tại thời điểm xin cấp phép;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao chụp có xác nhận của cơ quan, tổ chức đăng ký cấp phép của một trong các loại giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất nơi đặt giếng khai thác như sau:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Các giấy tờ hợp lệ khác về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trường hợp đất nơi đặt giếng khai thác không thuộc quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép thì phải có văn bản thỏa thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân khai thác với tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất
b) Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
c) Thời hạn giải quyết là 20 ngày, cụ thể:
- Sở Tài nguyên và Môi trường: 15 ngày.
- Ủy ban nhân dân tỉnh: 05 ngày.
d) Phí, lệ phí:
- Lệ phí: 100.000 đồng/giấy phép.
- Phí thẩm định đề án, báo cáo khai thác, sử dụng:
+ Đối với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng có lưu lượng nước dưới 200m3/ngày đêm, mức thu: 200.000 đồng/đề án, báo cáo.
+ Đối với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng có lưu lượng nước từ 200m3 đến dưới 500m3/ngày đêm, mức thu: 550.000 đồng/đề án, báo cáo.
+ Đối với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng có lưu lượng nước từ 500m3 đến dưới 1.000m3/ngày đêm, mức thu: 1.300.000 đồng/đề án, báo cáo.
+ Đối với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng có lưu lượng nước từ 1.000m3 đến dưới 3.000m3/ngày đêm, mức thu: 2.500.000 đồng/đề án, báo cáo.
- Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò, đánh giá trữ lượng nước dưới đất:
+ Đối với báo cáo kết quả thi công giếng thăm dò có lưu lượng dưới 200m3/ngày đêm, mức thu: 200.000 đồng/1 báo cáo.
+ Đối với báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng từ 200m3 đến dưới 500m3/ngày đêm, mức thu: 700.000 đồng/1 báo cáo.
+ Đối với báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng từ 500m3 đến dưới 1.000m3/ngày đêm, mức thu: 1.700.000 đồng/1 báo cáo.
+ Đối với báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng từ 1.000m3 đến dưới 3.000m3/ngày đêm, mức thu: 3.000.000 đồng/1 báo cáo.
(Thu theo Quyết định số 14/2007/QĐ-UBND ngày 12/02/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc ban hành quy định về thu phí thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp).
3. Cấp phép khai thác, sử dụng nước mặt
a) Hồ sơ gồm có (02 bộ):
- Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt (mẫu số 01/NM). Nếu là tổ chức, cá nhân chưa có tư cách pháp nhân và con dấu thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Đề án khai thác, sử dụng nước mặt kèm theo quy trình vận hành đối với trường hợp chưa có công trình khai thác (mẫu số 02/NM) hoặc báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước đối với trường hợp đang có công trình khai thác (mẫu số 03/NM);
- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước cho mục đích sử dụng theo quy định của nhà nước tại thời điểm xin cấp phép;
- Bản đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước tỷ lệ từ 1/50.000 đến 1/25.000 theo hệ tọa độ UTM hoặc VN 2000;
- Bản sao (có chứng thực) giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai tại nơi đặt công trình khai thác. Trường hợp đất tại nơi đặt công trình khai thác không thuộc quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân xin phép thì phải có văn bản thỏa thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân khai thác với tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt công trình xác nhận.
b) Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
c) Thời hạn giải quyết là 35 ngày, cụ thể:
- Sở Tài nguyên và Môi trường: 30 ngày;
- Ủy ban nhân dân tỉnh: 05 ngày.
d) Phí, lệ phí:
- Lệ phí: 100.000 đồng/giấy phép.
- Phí thẩm định:
+ Đối với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng dưới 0,1m3/giây; hoặc để phát điện với công suất dưới 50 kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 500m3/ngày đêm, mức thu: 300.000 đồng/1 đề án, báo cáo.
+ Đối với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,1m3 đến dưới 0,5m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 50 kw đến dưới 200 kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 500m3 đến dưới 3.000m3/ngày đêm, mức thu: 900.000 đồng/1 đề án, báo cáo.
+ Đối với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,5m3 đến dưới 1m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 200 kw đến dưới 1.000 kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 3.000m3 đến dưới 20.000m3/ngày đêm, mức thu: 2.200.000 đồng/1đề án, báo cáo.
+ Đối với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 1m3 đến dưới 2m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 1.000 kw đến dưới 2.000 kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 20.000m3 đến dưới 50.000m3/ngày đêm, mức thu: 4.200.000 đồng/1 đề án, báo cáo.
(Thu theo Quyết định số 14/2007/QĐ-UBND ngày 12/02/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc ban hành quy định về thu phí thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp).
4. Cấp phép xả nước thải vào nguồn nước
a) Hồ sơ gồm có (02 bộ):
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (mẫu số 01/XNT). Nếu là tổ chức, cá nhân chưa có tư cách pháp nhân và con dấu thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải theo quy định của nhà nước tại thời điểm xin cấp phép;
- Quy định vùng bảo hộ vệ sinh (nếu có) do cơ quan có thẩm quyền quy định tại nơi dự kiến xả nước thải;
- Đề án xả nước thải vào nguồn nước, kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp chưa có công trình xử lý nước thải; (mẫu số 02/XNT) hoặc báo cáo hiện trạng xả nước thải, kèm theo kết quả phân tích thành phần nước thải và giấy xác nhận đã nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trong trường hợp đang xả nước thải và đã có công trình xử lý nước thải (mẫu số 03/XNT);
- Bản đồ vị trí khu vực xả nước thải vào nguồn nước tỷ lệ 1/10.000;
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Bản sao (có chứng thực) giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai tại nơi đặt công trình xả nước thải. Trường hợp đất nơi đặt công trình xả nước thải không thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân xin phép thì phải có văn bản thỏa thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân xả nước thải với tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt công trình xác nhận.
b) Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
c) Thời hạn giải quyết là 35 ngày, cụ thể:
- Sở Tài nguyên và Môi trường: 30 ngày.
- Ủy ban nhân dân tỉnh: 05 ngày
d) Phí, lệ phí:
- Lệ phí: 100.000 đồng/giấy phép.
- Phí thẩm định:
+ Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước dưới 100m3/ngày đêm, mức thu: 300.000 đồng/1 đề án, báo cáo.
+ Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 100m3 đến dưới 500m3/ngày đêm, mức thu: 900.000 đồng/1 đề án, báo cáo.
+ Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 500m3 đến dưới 2.000m3/ngày đêm, mức thu: 2.200.000 đồng/1 đề án, báo cáo.
+ Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 2.000m3 đến dưới 5.000m3/ngày đêm, mức thu: 4.200.000 đồng/1 đề án, báo cáo.
(Thu theo Quyết định số 14/2007/QĐ-UBND ngày 12/02/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc ban hành quy định về thu phí thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp).
5. Gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
Ba (03) tháng trước khi giấy phép hết hạn, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước thì phải làm hồ sơ đề nghị xin gia hạn giấy phép.
a) Hồ sơ gồm có (02 bộ):
- Đơn đề nghị gia hạn hoặc thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép (mẫu đơn kèm theo Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT);
- Giấy phép đã được cấp;
- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước theo quy định của nhà nước tại thời điểm xin gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép;
- Báo cáo việc thực hiện các quy định trong giấy phép;
- Đề án thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trong trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép.
b) Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
c) Thời hạn giải quyết là 25 ngày, cụ thể:
- Sở Tài nguyên và Môi trường: 20 ngày.
- Ủy ban nhân dân tỉnh: 05 ngày.
d) Phí, lệ phí:
- Lệ phí: Bằng 50% (năm mươi phần trăm) đối với cấp phép lần đầu.
- Phí thẩm định: Bằng 50% (năm mươi phần trăm) đối với cấp phép lần đầu.
(Thu theo Quyết định số 14/2007/QĐ-UBND ngày 12/02/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc ban hành quy định về thu phí thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp).
Điều 26. Thẩm định, phê duyệt các dự án điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất; xử lý, trám lấp giếng khai thác nước dưới đất; xử lý, trám lấp các loại giếng khoan
Thực hiện theo Quyết định số 13/2007/QĐ-BTNMT ngày 04/9/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Thẩm định, phê duyệt các dự án điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất (đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước)
a) Hồ sơ gồm có:
- Công văn trình thẩm định (02 bản);
- Hồ sơ dự án bao gồm: các bản đồ, báo cáo tổng hợp và báo cáo chuyên đề, phụ lục kèm theo được quy định trong quyết định phê duyệt đề cương dự án (05 bộ).
b) Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
c) Thời hạn giải quyết là 20 ngày, cụ thể:
- Sở Tài nguyên và Môi trường: 15 ngày.
- Ủy ban nhân dân tỉnh: 05 ngày.
d) Phí, lệ phí: Không thu.
2. Thẩm định, phê duyệt các dự án điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất (đối với dự án không sử dụng vốn ngân sách nhà nước)
Thực hiện theo thủ tục và trình tự cấp, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất (theo Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ; Thông tư số 02/2005/TT- BTNMT ngày 24/6/2005; Quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT ngày 12/10/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
3. Xử lý, trám lấp giếng khai thác nước dưới đất
a) Hồ sơ gồm có (02 bộ):
- Danh mục giếng khai thác nước dưới đất phải trám lấp;
- Thông báo danh sách giếng khai thác dưới đất, trám lấp (được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 30 ngày);
- Phương án trám lấp (đối với giếng khoan có độ sâu từ 30m trở lên) (mẫu số 01 - Quyết định số 14/2007/QĐ-BTNMT).
b) Trình tự thực hiện:
- Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp xã (đối với giếng đào hoặc giếng khoan có độ sâu nhỏ hơn 30m).
- Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện (đối với giếng khoan có độ sâu từ 30m trở lên).
Sau khi trám lấp, chủ giếng thông báo kết quả về Phòng Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có giếng trám lấp (mẫu số 02 - Quyết định số 14/2007/QĐ-BTNMT).
c) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông báo ý kiến của mình (nếu có) về nội dung phương án trám lấp giếng và thông báo của chủ giếng; quá thời hạn đó được coi như không có ý kiến đối với việc trám lấp của chủ giếng và đơn vị thi công trám lấp giếng.
d) Phí, lệ phí: Không thu
4. Xử lý, trám lấp các loại giếng khoan: thăm dò nước dưới đất, quan trắc nước dưới đất thuộc các dự án nghiên cứu, điều tra, đánh giá nước dưới đất, tháo khô mỏ và hố móng; thuộc các dự án nghiên cứu, điều tra, tìm kiếm, thăm dò địa chất và khoáng sản, khảo sát địa chất công trình
a) Hồ sơ gồm có (02 bộ):
- Thông báo danh sách giếng khai thác dưới đất, trám lấp (được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 30 ngày);
- Phương án trám lấp (đối với giếng khoan có độ sâu từ 30m trở lên) (mẫu số 01 - Quyết định số 14/2007/QĐ-BTNMT).
b) Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
Sau khi trám lấp, chủ giếng thông báo kết quả về Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có giếng trám lấp (mẫu số 02-Quyết định số 14/2007/QĐ-BTNMT).
c) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện có trách nhiệm thông báo ý kiến của mình (nếu có) về nội dung phương án trám, lấp và thông báo của chủ giếng; quá thời hạn đó được coi như không có ý kiến đối với việc trám lấp của chủ giếng và đơn vị thi công trám lấp giếng.
d) Phí, lệ phí: Không thu
Điều 27. Cấp giấy phép hoạt động khoáng sản
Thực hiện theo Luật Khoáng sản ngày 26/3/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14/6/2005; Nghị định số 160/2005/NĐ- CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ; Nghị định số 38/2011/NĐ-CP ngày 26/5/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điềuquy định về thủ tục hành chính của Nghị định 181/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004, Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 và Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005. Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23/01/2006, Quyết định số 14/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Thông tư số 155/2010/TT-BTC ngày 11/10/2010, Quyết định số 27/2005/QĐ-BTC ngày 13/5/2005 của Bộ Tài chính,
1. Giấy phép thăm dò khoáng sản
a) Hồ sơ gồm có (02 bộ):
- Trường hợp cấp mới giấy phép thăm dò khoáng sản:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép thăm dò khoáng sản (mẫu số 02);
+ Đề án thăm dò khoáng sản lập theo quy định (mẫu số 01);
+ Bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản (04 bộ) lập trên nền bản đồ địa hình hệ thống tọa độ vuông góc VN2000 theo nguyên tắc:
Ranh giới khu vực thăm dò khoáng sản diện tích từ một kilômét vuông (1km2) trở lên được khoanh định theo ô vuông khép kín trên bản đồ tỷ lệ 1:50.000 (mẫu số 16);
Khu vực thăm dò có diện tích nhỏ hơn một kilômét vuông (1km2) khoanh định trên bản đồ tỷ lệ không nhỏ hơn 1:5.000 (mẫu số 16).
+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao chụp có xác nhận của cơ quan, tổ chức đăng ký cấp phép đối với văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân của tổ chức xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản là tổ chức trong nước hoặc giấy phép đầu tư (nếu có) đối với tổ chức xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài.
- Trường hợp gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản:
Hồ sơ xin gia hạn phải nộp cho cơ quan tiếp nhận trước ngày giấy phép hết hạn là 30 ngày.
+ Đơn đề nghị gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản (mẫu số 03);
+ Báo cáo kết quả thăm dò, khối lượng công tác thăm dò đã thực hiện; chương trình, khối lượng thăm dò tiếp tục;
+ Bản đồ khu vực thăm dò, trong đó, đã loại trừ ít nhất 30% diện tích đã được cấp phép thăm dò trước đó.
- Trường hợp trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích thăm dò khoáng sản:
+ Đơn đề nghị trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích thăm dò khoáng sản (mẫu số 04);
+ Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, khối lượng công trình thăm dò đã thực hiện đến thời điểm trả lại giấy phép hoặc trả lại một phần diện tích ghi trong giấy phép;
+ Bản đồ khu vực tiếp tục thăm dò, khối lượng công trình và chương trình thăm dò tiếp tục (đối với trường hợp trả lại một phần diện tích thăm dò).
- Trường hợp chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản:
+ Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản (mẫu số 05);
+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản và bảng kê giá trị tài sản sẽ chuyển nhượng;
+ Báo cáo kết quả thăm dò, khối lượng công trình đã thực hiện và các nghĩa vụ có liên quan theo quy định đã hoàn thành đến thời điểm xin chuyển nhượng quyền thăm dò;
+ Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân (có chứng thực) của tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản là tổ chức trong nước hoặc bản sao giấy phép đầu tư (nếu có) có chứng thực đối với tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh với nước ngoài.
- Trường hợp tiếp tục thực hiện quyền thăm dò khoáng sản: (do thừa kế)
+ Đơn đề nghị tiếp tục thực hiện quyền thăm dò khoáng sản (mẫu số 06) kết quả thăm dò, khối lượng công trình đã thực hiện và chương trình tiếp tục thăm dò;
+ Bản sao văn bản pháp lý (có chứng thực) chứng minh tổ chức, cá nhân thừa kế hợp pháp quyền thăm dò khoáng sản;
+ Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân (có chứng thực) của tổ chức được thừa kế.
- Trường hợp cấp lại giấy phép thăm dò khoáng sản:
+ Đơn đề nghị cấp lại giấy phép thăm dò khoáng sản (mẫu số 03);
+ Báo cáo kết quả thăm dò, khối lượng công tác thăm dò đã thực hiện; chương trình, khối lượng thăm dò tiếp tục;
+ Bản đồ khu vực xin cấp lại giấy phép thăm dò.
b) Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
c) Thời hạn giải quyết:
- Cấp mới giấy phép thăm dò khoáng sản: 97 ngày, cụ thể:
+ Sở Tài nguyên và Môi trường: 90 ngày;
+ Ủy ban nhân dân tỉnh: 07 ngày.
- Gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản; trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích thăm dò khoáng sản; chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản; tiếp tục thực hiện quyền thăm dò khoáng sản: 37 ngày, cụ thể:
+ Sở Tài nguyên và Môi trường: 30 ngày;
+ Ủy ban nhân dân tỉnh: 07 ngày.
d) Phí, lệ phí:
Số TT | Loại hình cấp phép | Mức thu theo diện tích thăm dò (đồng/1giấy phép) | Ghi chú | ||
Nhỏ hơn 100ha | Từ 100ha đến 50.000ha | Trên 50.000ha | |||
1 | Cấp lần đầu | 4.000.000 | 10.000.000 | 15.000.000 |
|
2 | Cấp gia hạn | 2.000.000 | 5.000.000 | 7.500.000 |
|
3 | Cấp lại do chuyển nhượng | 2.000.000 | 5.000.000 | 7.500.000 |
|
4 | Cấp lại do thừa kế (tiếp tục thăm dò) | 2.000.000 | 5.000.000 | 7.500.000 |
|
- Trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích thăm dò khoáng sản: không thu
- Cấp lại giấy phép thăm dò khoáng sản: không thu
(Thu theo Thông tư số 155/2010/TT-BTC ngày 11/10/2010 của Bộ Tài chính Hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, lệ phí độc quyền thăm dò khoáng sản)
2. Giấy phép khai thác khoáng sản
a) Hồ sơ gồm có (02 bộ):
- Trường hợp cấp mới giấy phép khai thác khoáng sản:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản (mẫu số 07);
+ Bản đồ khu vực khai thác khoáng sản (04 bộ) lập trên nền bản đồ địa hình có tỷ lệ không nhỏ hơn 1:5.000 hệ thống tọa độ vuông góc VN2000 (mẫu số 16);
+ Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bảng đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Biên bản thống nhất của các ngành liên quan trong tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Giao thông - Vận tải, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch).
+ Báo cáo nghiên cứu khả thi khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền;
+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao chụp có xác nhận của cơ quan, tổ chức đăng ký cấp phép đối với văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân của tổ chức xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản là tổ chức trong nước mà không phải là tổ chức đã được cấp giấy phép thăm dò hoặc giấy phép đầu tư (nếu có) đối với tổ chức xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài.
- Trường hợp gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản:
Hồ sơ xin gia hạn phải nộp cho cơ quan tiếp nhận trước ngày giấy phép hết hạn là 90 ngày.
+ Đơn đề nghị gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản (mẫu số 08);
+ Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm xin gia hạn kèm theo báo cáo kết quả hoạt động khai thác đến thời điểm xin gia hạn; trữ lượng khoáng sản còn lại và diện tích xin tiếp tục khai thác.
- Trường hợp trả lại giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khai thác khoáng sản:
+ Đơn đề nghị trả lại giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khai thác khoáng sản (mẫu số 09);
+ Bản đồ hiện trạng kèm theo báo cáo kết quả khai thác khoáng sản đến thời điểm trả lại giấy phép hoặc trả lại một phần diện tích khai thác;
+ Đề án đóng cửa mỏ đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật đối với trường hợp trả lại giấy phép khai thác.
- Trường hợp chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản:
+ Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản (mẫu số 10);
+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản, kèm theo bảng kê giá trị tài sản chuyển nhượng;
+ Báo cáo kết quả khai thác và các nghĩa vụ đã thực hiện đến thời điểm xin chuyển nhượng quyền khai thác kèm theo bản đồ hiện trạng khai thác tại thời điểm xin chuyển nhượng;
+ Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân (có chứng thực) của tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản là tổ chức trong nước hoặc bản sao giấy phép đầu tư (có chứng thực) đối với tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh với nước ngoài.
- Trường hợp tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản: (khi thừa kế)
+ Đơn đề nghị tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản (mẫu số 11);
+ Bản sao văn bản pháp lý (có chứng thực) chứng minh tổ chức, cá nhân thừa kế hợp pháp quyền khai thác khoáng sản;
+ Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân (có chứng thực) của tổ chức được thừa kế hợp pháp;
+ Bản đồ hiện trạng khai thác kèm theo báo cáo kết quả khai thác khoáng sản đến thời điểm xin được tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản.
b) Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
c) Thời hạn giải quyết:
- Cấp mới giấy phép khai thác khoáng sản: 67 ngày đối với tổ chức trong nước; 37 ngày đối với tổ chức nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài, cụ thể:
+ Sở Tài nguyên và Môi trường:
Đối với tổ chức trong nước: 60 ngày.
Đối với tổ chức nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài: 30 ngày.
+ Ủy ban nhân dân tỉnh: 07 ngày.
- Gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản; trả lại giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khai thác khoáng sản; chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản; tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản: 37 ngày, cụ thể:
+ Sở Tài nguyên và Môi trường: 30 ngày.
+ Ủy ban nhân dân tỉnh: 07 ngày.
d) Phí, lệ phí:
Số TT | Nhóm giấy phép khai thác khoáng sản | Mức thu (đồng/giấy phép) | Ghi chú | |
Cấp lần đầu | Cấp gia hạn; cấp lại khi chuyển nhượng, thừa kế |
| ||
1 | Giấy khép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có diện tích dưới 10 ha và công suất dưới 100.000m3/năm | 15.000.000 | 7.500.000 |
|
2 | Giấy khép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có diện tích từ 10 ha trở lên và công suất dưới 100.000m3/năm hoặc diện tích dưới 10 ha và công suất từ 100.000m3/năm trở lên. | 20.000.000 | 10.000.000 |
|
3 | Giấy khép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có diện tích từ 10 ha tở lên và công suất từ 100.000m3/năm trở lên | 30.000.000 | 15.000.000 |
|
- Trả lại giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khai thác khoáng sản: Không thu.
(Thu theo Thông tư số 155/2010/TT-BTC ngày 11/10/2010 của Bộ Tài chính Hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, lệ phí độc quyền thăm dò khoáng sản).
3. Thẩm định báo cáo thăm dò khoáng sản
Thực hiện theo Quyết định số 14/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
a) Hồ sơ gồm có:
- Công văn đề nghị trình thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản (Phụ lục 1 - Quyết định số 14/2006/QĐ-BTNMT) (02 bản);
- Bản sao Đề án thăm dò và bản sao Giấy phép thăm dò.
- Biên bản nghiệm thu khối lượng và chất lượng công trình thăm dò đã thi công mà tổ chức, cá nhân được cấp phép thăm dò khoáng sản (02 bản);
- 04 bộ bản in và 01 bộ ghi trên đĩa CD các tài liệu gồm: Bảng thuyết minh báo cáo thăm dò (Phụ lục 2, Phụ lục 3 - Quyết định số 14/2006/QĐ- BTNMT), các phụ lục, các bản vẽ và tài liệu nguyên thủy có liên quan;
- Bảng chỉ tiêu tính trữ lượng khoáng sản được hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản công nhận (02 bản);
- Tóm tắt báo cáo thăm dò khoáng sản (Phụ lục 7 - Quyết định số 14/2006/QĐ-BTNMT) (02 bản).
b) Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
c) Thời hạn giải quyết là 40 ngày, cụ thể:
- Sở Tài nguyên và Môi trường: 32 ngày;
- Ủy ban nhân dân tỉnh: 08 ngày.
d) Phí, lệ phí:
Stt | Tổng chi phí thăm dò địa chất | Mức thu |
1 | Từ 200.000.000 đồng trở xuống | 4.000.000 đồng |
2 | Trên 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng | 2% |
3 | Trên 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng | 1% |
4 | Trên 1.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng | 10.000.000 đồng + (0,5% x phần vượt trên 1 tỷ đồng) |
5 | Trên 10.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng | 55.000.000 đồng + (0,3% x phần vượt trên 10 tỷ đồng) |
6 | Trên 20.000.000.000 đồng | 85.000.000 đồng + (0,2% x phần vượt trên 20 tỷ đồng) |
(Thu theo Quyết định số 27/2005/QĐ-BTC ngày 13/5/2005 của Bộ Tài Chính Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản).
4. Cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
a) Hồ sơ gồm có (02 bộ):
- Trường hợp cấp mới giấy phép khai thác tận thu khoáng sản:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản (mẫu số 07);
+ Bản đồ khu vực khai thác tận thu khoáng sản (diện tích không quá 10 ha đối với tổ chức và không quá 01ha đối với cá nhân, 02 bộ) lập trên nền bản đồ địa hình có tỷ lệ không nhỏ hơn 1:5.000 hệ thống tọa độ vuông góc VN2000 (mẫu số 16);
+ Báo cáo kết quả tính toán trữ lượng khoáng sản tận thu, được phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung hoặc bảng đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Biên bản thống nhất của các ngành liên quan trong tỉnh;
+ Báo cáo nghiên cứu khả thi khai thác tận thu khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền;
+ Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân (có chứng thực) của tổ chức xin cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản là tổ chức trong nước mà không phải là tổ chức đã được cấp giấy phép thăm dò hoặc bản sao giấy phép đầu tư (nếu có) (có chứng thực) đối với tổ chức xin cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh với nước ngoài.
- Trường hợp gia hạn giấy phép khai thác tận thu khoáng sản:
Hồ sơ xin gia hạn khai thác tận thu nộp cho cơ quan tiếp nhận khi giấy phép khai thác tận thu còn hiệu lực không ít hơn 30 ngày.
+ Đơn đề nghị gia hạn giấy phép khai thác tận thu khoáng sản (mẫu số 08);
+ Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm xin gia hạn kèm theo báo cáo kết quả hoạt động khai thác tận thu đến thời điểm xin gia hạn; trữ lượng khoáng sản còn lại và diện tích xin tiếp tục khai thác tận thu.
- Trường hợp trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản:
+ Đơn đề nghị trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khai thác tận thu khoáng sản (mẫu số 09);
+ Bản đồ hiện trạng kèm theo báo cáo kết quả khai thác tận thu khoáng sản đến thời điểm trả lại giấy phép hoặc trả lại một phần diện tích khai thác tận thu;
+ Đề án đóng cửa mỏ đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật đối với trường hợp trả lại giấy phép khai thác tận thu.
- Trường hợp chuyển nhượng quyền khai thác tận thu khoáng sản:
+ Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác tận thu khoáng sản (mẫu số 10);
+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác tận thu khoáng sản, kèm theo bảng kê giá trị tài sản chuyển nhượng;
+ Báo cáo kết quả khai thác và các nghĩa vụ đã thực hiện đến thời điểm xin chuyển nhượng quyền khai thác tận thu kèm theo bản đồ hiện trạng khai thác tại thời điểm xin chuyển nhượng;
+ Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân (có chứng thực) của tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền khai thác tận thu khoáng sản là tổ chức trong nước hoặc bản sao giấy phép đầu tư (có chứng thực) đối với tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền khai thác tận thu khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh với nước ngoài.
- Trường hợp tiếp tục thực hiện quyền khai thác tận thu khoáng sản: (khi thừa kế)
+ Đơn đề nghị tiếp tục thực hiện quyền khai thác tận thu khoáng sản (mẫu số 11);
+ Bản sao văn bản pháp lý (có chứng thực) chứng minh tổ chức, cá nhân thừa kế hợp pháp quyền khai thác tận thu khoáng sản;
+ Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân (có chứng thực) của tổ chức được thừa kế hợp pháp;
+ Bản đồ hiện trạng khai thác tận thu kèm theo báo cáo kết quả khai thác tận thu khoáng sản đến thời điểm xin được tiếp tục thực hiện quyền khai thác tận thu khoáng sản.
b) Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
c) Thời hạn giải quyết:
- Cấp mới giấy phép khai thác tận thu khoáng sản: 67 ngày đối với tổ chức trong nước; 37 ngày đối với tổ chức nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài, cụ thể:
+ Sở Tài nguyên và Môi trường:
Đối với tổ chức trong nước: 60 ngày.
Đối với tổ chức nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài: 30 ngày.
+ Ủy ban nhân dân tỉnh: 07 ngày.
- Gia hạn giấy phép khai thác tận thu khoáng sản; trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản; chuyển nhượng quyền khai thác tận thu khoáng sản; tiếp tục thực hiện quyền khai thác tận thu khoáng sản: 37 ngày, cụ thể:
+ Sở Tài nguyên và Môi trường: 30 ngày;
+ Ủy ban nhân dân tỉnh: 07 ngày.
d) Phí, lệ phí:
- Cấp mới giấy phép khai thác tận thu khoáng sản: 5.000.000đ/giấy phép.
- Cấp gia hạn giấy phép, cấp lại giấy phép khi chuyển nhượng, thừa kế quyền khai thác tận thu khoáng sản: 2.500.000đ/giấy phép.
- Trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản: không thu.
(Thu theo Thông tư số 20/2005/TT-BTC ngày 16/3/2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản).
Điều 28. Cấp phép công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng
Thực hiện theo Thông tư số 11/2007/TT-BTNMT ngày 25/12/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn cấp giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng.
1. Tổ chức, cá nhân đứng tên hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
a) Trường hợp chưa có công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng thì chủ đầu tư đứng tên hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và nộp cho cơ quan thụ lý hồ sơ trong giai đoạn thực hiện đầu tư;
b) Trường hợp công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng đang hoạt động, nhưng chưa có giấy phép thì tổ chức, cá nhân quản lý công trình đứng tên hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
2. Hồ sơ cấp giấy phép lần đầu
a) Hồ sơ gồm có (02 bộ):
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng theo mẫu số 1 kèm theo Thông tư số 11/2007/TT-BTNMT ;
- Báo cáo chi tiết về mục đích, yêu cầu của việc xây dựng và quy mô công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng;
- Bản sao (có chứng thực) các văn bằng, chứng chỉ chuyên môn của người phụ trách kỹ thuật hoặc cá nhân;
- Bản sao (có chứng thực) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc hợp đồng thuê đất của công trình;
- Hồ sơ của công trình.
Đối với công trình khí tượng:
+ Sơ họa địa hình (hoặc mô tả chi tiết) khu vực xung quanh công trình trong phạm vi bán kính 500 mét;
+ Sơ đồ bố trí mặt bằng công trình (vườn quan trắc, nhà làm việc);
+ Độ cao thiết bị đo khí áp (nếu có);
+ Mô tả ảnh hưởng của các vật che chắn công trình. Đối với công trình thủy văn:
+ Sơ họa đoạn sông (hồ, kênh, rạch) đặt công trình;
+ Sơ đồ bố trí mặt bằng (công trình đo đạc, nhà làm việc);
+ Cao độ sử dụng (quốc gia hoặc giả định).
b) Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
c) Thời hạn giải quyết là 28 ngày, cụ thể:
- Sở Tài nguyên và Môi trường: 23 ngày.
- Ủy ban nhân dân tỉnh: 05 ngày.
d) Phí, lệ phí: Không thu
3. Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng
a) Hồ sơ gồm có (02 bộ):
- Đơn đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép theo mẫu số 4 kèm theo Thông tư số 11/2007/TT-BTNMT ;
- Báo cáo tình hình hoạt động của công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng kể từ khi được cấp giấy phép;
- Giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng.
b) Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
c) Thời hạn giải quyết là 18 ngày, cụ thể:
- Sở Tài nguyên và Môi trường: 13 ngày.
- Ủy ban nhân dân tỉnh: 05 ngày.
d) Phí, lệ phí: Không thu.
4. Cấp lại giấy phép:
Giấy phép được cấp lại trong các trường hợp sau đây: bị mất; bị rách nát, hư hỏng không thể sử dụng được.
a) Hồ sơ gồm có (01 bộ):
Đơn đề nghị cấp lại giấy phép do tổ chức, cá nhân đứng tên hồ sơ theo mẫu số 5 kèm theo Thông tư số 11/2007/TT-BTNMT và giấy phép bị rách nát, hư hỏng cho cơ quan thụ lý hồ sơ cấp phép.
b) Trình tự thực hiện: Hồ sơ nộp và nhận lại kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường.
c) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại giấy phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra và lập báo cáo trình cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp lại giấy phép. Trường hợp không đủ lý do để cấp lại giấy phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết lý do.
Trường hợp tìm lại được giấy phép đã bị mất, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp lại cho cơ quan thụ lý hồ sơ cấp giấy phép.
d) Phí, lệ phí: Không thu
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 29. Các thủ tục hành chính nêu trên và các biểu mẫu kèm theo được niêm yết công khai trên Cổng thông tin điện tử của Tỉnh và tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường, của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để tổ chức, cá nhân biết và thực hiện.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
PHỤ LỤC
DANH MỤC VĂN BẢN HỆ THỐNG
1. Lĩnh vực đất đai:
- Luật Đất đai ngày 26/11/2003.
- Luật Khiếu nại, Tố cáo ngày 02/12/1998.
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
- Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Nghị định số 38/2011/NĐ-CP ngày 26/5/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định 181/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004, Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 và Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005.
- Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/4/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
- Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT ngày 16/6/2005 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (thay thế Thông tư liên tịch số 03/2003/TTLT/BTP-BTNMT ngày 04/7/2003).
- Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 02/07/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ- CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Thông tư số 02/2007/TT-BTNMT ngày 12/02/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ.
- Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT ngày 20/5/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai.
- Quyết định số 05/2004/QĐ-BTNMT ngày 04/5/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Ban hành Quy chế đăng ký và cấp phép hoạt động Đo đạc và Bản đồ.
- Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.
- Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thông tư liên tịch số 06/2010/TTLT/BTP-BTNMT ngày 01/3/2010 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT ngày 16/6/2005 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT ngày 16/6/2005 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
- Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định bổ sung về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thông tư số 32/2010/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về cấp phép hoạt động đo đạc và bản đồ.
- Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm địa chính.
- Thông tư số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
- Thông tư số 93/2011/TT-BTC ngày 29/6/2011 của Bộ Tài chính về sửa đổi bổ sung Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
- Quyết định số 44/2007/QĐ-UBND ngày 13/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc ban hành Quy định về thu phí địa chính trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
- Quyết định số 31/2010/QĐ-UBND ngày 30 tháng 09 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp Quy định về mức thu, chế độ thu nộp, quản lý, sử dụng Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
- Quyết định số 04/2011/QĐ-UBND ngày 14 tháng 3 năm 2011 về việc ban hành Quy chế phối hợp, cung cấp thông tin trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
2. Lĩnh vực môi trường:
- Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Thực hiện theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ và Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
- Thông tư liên tịch số 02/2007/TTLT- BCT- BTNMT ngày 30/8/2007 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện Điều 43 Luật Bảo vệ Môi trường về tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh nhập khẩu phế liệu.
- Quyết định số 10/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 67/2003/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/6/2003 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP .
- Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
- Thông tư số 04/2008/TT-BTNMT ngày 18/9/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường.
- Thông tư 34/2009/TT/BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
- Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
- Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2011 của UBND Tỉnh Ban hành Quy định mức thu phí thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
3. Lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản:
- Luật khoáng sản ngày 20/3/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật khoáng sản của Quốc Hội khóa XI có hiệu lực ngày 01/10/2005.
- Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999 của Chính phủ quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước.
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xã nước thải vào nguồn nước.
- Nghị định số 38/2011/NĐ-CP ngày 26/5/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định 181/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004, Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 và Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005.
- Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xã nước thải vào nguồn nước.
- Quyết định số 14/2007/QĐ-BTNMT ngày 04/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về xử lý, trám lấp giếng không sử dụng.
- Quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT ngày 12/6/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về việc cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất.
- Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật Khoáng sản và sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản (thay thế Nghị định số 76/2000/NĐ-CP ngày 15/11/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khoáng sản).
- Thông tư số 155/2010/TT-BTC ngày 11/10/2010 của Bộ Tài chính Hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, lệ phí độc quyền thăm dò khoáng sản.
- Quyết định số 14/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/9/2006 ban hành quy định về trình tự, thủ tục trình duyệt, thẩm định, xét và phế duyệt trữ lượng khoáng sản.
- Quyết định số 20/2005/QĐ-BTC ngày 13/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản.
- Quyết định số 10/2007/QĐ-UBND ngày 12/02/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc ban hành quy định về thu lệ phí lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
- Quyết định số 14/2007/QĐ-UBND ngày 12/02/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc ban hành quy định về thu phí thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
- Thông tư số 11/2007/TT-BTNMT ngày 25/12/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn cấp giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng.
- Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23/01/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản.
- Quyết định số 27/2005/QĐ-BTC ngày 13/5/2005 của Bộ Tài Chính Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản.
- Thông tư số 36/2011/TT-BTNMT ngày 15/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về sửa đổi, bổ sung quy định về việc cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất ban hành kèm theo Quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT ngày 12/10/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.