UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 58/2008/QÐ-UBND | Bắc Ninh, ngày 08 tháng 5 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN, CHỨC DANH LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị Quyết số 68/QĐ-TW ngày 04/7/2007 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử;
Căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-CP và Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 404/QĐ-TU và Quyết định số 405/QĐ-TU ngày 26/11/ 2007 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Ninh về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý cán bộ và Quy chế bổ nhiệm cán bộ, giới thiệu cán bộ ứng cử;
Xét đề nghị của Sở Nội vụ tại Tờ trình số 50/TTr-SNV ngày 23 tháng 4 năm
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Tiêu chuẩn, chức danh lãnh đạo quản lý.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. UBND TỈNH |
TIÊU CHUẨN, CHỨC DANH LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 58/2008/QĐ-UBND ngày 08 tháng 5 năm 2008 của UBND tỉnh Bắc Ninh)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh.
Quy định Tiêu chuẩn, chức danh lãnh đạo quản lý thuộc quyền quản lý của UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành tương đương và UBND các huyện, thành phố theo quy định của Đảng và Nhà nước.
Điều 2. Đối tượng áp dụng.
1. Trưởng phòng, Phó trưởng phòng; Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (trừ Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường THCS, Tiểu học, Mầm non).
2. Chi cục trưởng, Trưởng phòng, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở.
3. Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng các doanh nghiệp Nhà nước; Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng Ban quản lý các dự án xây dựng.
Điều 3. Giải thích từ ngữ.
“Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ Lãnh đạo quản lý” là người được bầu cử hoặc được người có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ có thời hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo “.
Chương II
TIÊU CHUẨN CHUNG
Điều 4. Tư tưởng chính trị.
1. Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tuỵ phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
2. Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.
3.Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hoá, chuyên môn, đủ năng lực để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Điều 5. Hồ sơ, lý lịch.
Có đầy đủ hồ sơ, lý lịch cá nhân rõ ràng, được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác nhận, trong đó có kê khai tài sản, nhà đất theo quy định của Đảng và Nhà nước về minh bạch tài sản, thu nhập.
Điều 6. Tuổi đời.
1. Cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ.
2. Trường hợp cán bộ, công chức đã thôi giữ chức vụ lãnh đạo, sau một thời gian công tác, nếu được xem xét để bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, thì điều kiện về tuổi thực hiện như quy định tại Điểm 1, Điều này.
Điều 7. Các tiêu chuẩn khác.
1. Sức khoẻ: Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2. Cán bộ bị kỷ luật từ khiển trách trở lên, trong thời gian ít nhất một năm kể từ khi có quyết định kỷ luật thì không được bổ nhiệm vào các chức vụ cao hơn.
3. Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm là 5 năm.
Chương III
TIÊU CHUẨN CỤ THỂ
Điều 8. Phẩm chất chính trị.
1. Trung thành với Tổ quốc, với Đảng với nhân dân, tích cực thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thể hiện bằng hiệu quả và chất lượng nhiệm vụ được giao.
2. Có bản lĩnh vững vàng, dám nghi, dám làm và dám chịu trách nhiệm cá nhân; thẳng thắn đấu tranh chống tư tưởng bảo thủ, trì trệ; kiên quyết đấu tranh chống tham
3. Đoàn kết nội bộ; tập hợp và phát huy được sức mạnh của tập thể.
4. Phong cách làm việc dân chủ, bình đẳng với đồng nghiệp, chí công, vô tư.
Điều 9. Năng lực.
1. Có khả năng xây dựng và đề xuất những phương án cơ chế quản lý một phần hoặc một lĩnh vực nghiệp vụ trên cơ sở những cơ chế đã có của cấp trên nhằm thể hiện sát với cơ sở.
2. Xây dựng các phương án kinh tế - xã hội, các kế hoạch, các quy định cụ thể để triển khai công việc quản lý.
3. Xây dựng các quyết định cụ thể của từng nội dung quản lý theo quy định hướng dẫn nghiệp vụ của cấp trên phù hợp với tình hình thực tế.
4. Có khả năng tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và tổ chức thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và của địa phương đạt hiệu quả cao.
5. Có phương pháp tổ chức xây dựng nề nếp quản lý (phương pháp thu thập thông tin thống kê, chế độ và phương pháp kiểm tra hồ sơ quản lý, lưu trữ tư liệu, số liệu nhằm đảm bảo việc quản lý chặt chẽ, chính xác, đúng nguyên tắc quản lý thống nhất nghiệp vụ của ngành, đơn vị.
6. Có khả năng tổ chức, phối hợp với đồng nghiệp, đơn vị liên quan và hướng dẫn, giúp đỡ cho các công chức, viên chức cấp dưới trong việc triển khai công việc, tham gia đúng trách nhiệm với công việc liên đới.
7. Có năng lực quản lý, điều hành, phân tích tổng kết, đánh giá hiệu quả và báo cáo nghiệp vụ lên cấp trên.
Điều 10. Hiểu biết.
1. Nắm được đường lối, chính sách chung, nắm chắc phương hướng, chủ trương, chính sách của ngành, của đơn vị về lĩnh vực nghiệp vụ của mình.
2. Nắm được các kiến thức cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực đó.
3. Nắm được mục tiêu và đối tượng quản lý, hệ thống các nguyên tắc và cơ chế quản lý của nghiệp vụ thuộc phạm vi mình phụ trách.
4. Biết xây dựng các phương án, kế hoạch, các thể loại quy định cụ thể và thông hiểu thủ tục hành chính nghiệp vụ của ngành quản lý, soạn thảo văn bản thành thạo.
5. Nắm được những vấn đề cơ bản về tâm sinh lý lao động khoa học quản lý, tổ chức lao động khoa học quản lý.
6. Am hiểu thực tiễn sản xuất, xã hội và đời sống xung quanh các hoạt động quản lý đối với lĩnh vực đó.
7. Biết phương pháp nghiên cứu, tổng kết và đề xuất cải tiến nghiệp vụ quản lý.
Nắm được xu thế phát triển nghiệp vụ trong nước và thế giới. Có trình độ độc lập tổ chức làm việc.
Điều 11. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
1. Có trình độ Đại học trở lên phù hợp với tiêu chuẩn cụ thể của chức danh bổ
2. Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp trở lên.
3. Biết một ngoại ngữ trình độ B và sử dụng thành thạo vi tính văn phòng (trình
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan có liên quan căn cứ bản quy định này phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng tiêu chuẩn cụ thể của tất cả các chức danh bổ nhiệm cho sát hợp của từng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trình UBND tỉnh xem xét quyết định làm căn cứ cho việc bổ nhiệm cán bộ.
Điều 13. Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy định này ở các cơ quan, đơn vị và định kỳ hằng năm hoặc đột xuất tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết quả thực hiện.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Nội vụ để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.