ỦY BAN THỂ DỤC THỂ THAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 570/QĐ/UBTDTT-TTI | Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2000 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH LUẬT BƠI
BỘ TRƯỞNG - CHỦ NHIỆM ỦY BAN THỂ DỤC THỂ THAO
Căn cứ Nghị định số 03/1998/NĐ-CP ngày 06/01/1998 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban Thể dục Thể thao.
Xét yêu cầu phát triển và nâng cao thành tích môn Bơi ở Việt Nam.
Xét đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao I.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành Luật Bơi gồm 6 phần: các điều luật chung và quy chế; luật bơi trong bể; luật bơi trên mặt nước tự nhiên; luật chung về các môn bơi lão thành; luật về các phương tiện vật chất; luật y tế.
Điều 2. Luật này được áp dụng thống nhất trong các cuộc thi đấu từ cơ sở đến toàn quốc và thi đấu quốc tế tại Việt Nam, có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 3. Các ông Cháng văn phòng, Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao I, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ - Đào tạo, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Giám đốc các Sở Thể dục Thể thao địa phương, ngành, các đơn vị có liên quan thuộc Ủy ban Thể dục Thể thao chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| K/T BỘ TRƯỞNG - CHỦ NHIỆM |
Phần I.
CÁC ĐIỀU LUẬT CHUNG
Các điều luật chung là những quy định cơ bản cho các cuộc thi đấu về tất cả các môn bơi, kể cả bơi trên mặt nước tự nhiên, bơi lão thành, nhảy cầu, bóng nước và bơi nghệ thuật của Liên đoàn Bơi nghiệp dư quốc tế (FINA), đồng thời cũng là sự quy định thống nhất để phát triển các cơ sở vật chất và phương tiện thi đấu.
Trong các điều luật dưới đây, thuật ngữ “các đấu thủ” được dùng để chỉ các vận động viên bơi, nhảy cầu, bóng nước hoặc bơi nghệ thuật, cả nam giới và nữ giới.
1. Tư cách đấu thủ
1.1 Đấu thủ được quyền tham gia, nếu việc thi đấu các môn bơi không phải là một nghề nghiệp hoặc công việc duy nhất mà người đó phải lệ thuộc vào về tài chính để sống.
1.2 Mọi đấu thủ được quyền tham gia thi đấu đều phải do Liên đoàn quốc gia của mình đăng ký.
1.3. Trừ trường hợp được phép của Liên đoàn thành viên của đấu thủ, mọi sự cung cấp tài chính mà đấu thủ nhận được so sự nổi tiếng về thể thao hoặc do các thành tích thi đấu đều phải có sự chấp thuận, quản lý và kiểm soát của Liên đoàn quốc gia của đấu thủ đó. Khoảng tài chính này sẽ không được giao cho đấu thủ trước khi người đó kết thúc hoạt động thi đấu của mình, không kể các khoản chi tiêu được chấp thuận.
2. Quan hệ quốc tế.
2.1. Các Liên đoàn thành viên không được kết nạp bất kỳ câu lạc bộ nào đã là hội viên của một Liên đoàn thành viên khác.
2.2. Một đấu thủ của một Liên đoàn thành viên gia nhập câu lạc bộ của một Liên đoàn thành viên khác và tham gia thi đấu cho câu lạc bộ đó thì sẽ thuộc thẩm quyền của Liên đoàn thứ hai này.
2.3. Không có đội nào được mang danh nghĩa của quốc gia hoặc lãnh thổ thể thao nếu các đấu thủ không được Liên đoàn thành viên của quốc gia lãnh thổ thể thao đó tuyển chọn.
2.4. Đấu thủ đại diện cho quốc gia hoặc lãnh thổ thể thao tại các cuộc thi đấu phải là công dân (được sinh ra hoặc nhập quốc tịch) của quốc gia mà đấu thủ đó đại diện, với điều kiện công dân nhập quốc tịch này là người đã sống ở quốc gia đó ít nhất một năm trước khi có cuộc thi và bất kỳ đấu thủ nào chuyển đổi từ một tổ chức của quốc gia này sang tổ chức của quốc gia khác đều phải đã cư trú trên lãnh thổ và thuộc thẩm quyền của tổ chức sau này ít nhất là mười hai tháng trước khi có cuộc thi nói trên.
2.5. Đối với các cuộc thi đấu quốc tế, các đấu thủ có hai quốc tịch phù hợp với luật phát của các quốc gia tương ứng sẽ phải chọn một “quốc tịch thể thao” và chịu sự lãnh đạo của chỉ một Liên đoàn thành viên mà mình tham gia
2.6. Nếu một đấu thủ đã đại diện cho một quốc gia để thi đấu trong một cuộc thi quốc tế, thì đấu thủ này được coi là đã chọn “quốc tịch thể thao” đó, và anh (chị) ta sẽ phải chịu sự lãnh đạo của Liên đoàn thành viên như nói tại điều 2.2 và không được đại diện cho Liên đoàn thành viên khác, chừng nào chưa chính thức chuyển đổi tư cách hội viên của mình và chưa cư trú trên lãnh thổ thuộc phạm vi quyền hạn của Liên đoàn thành viên sau này ít nhất mười hai tháng sau khi chuyển đổi tư cách hội viên và trước khi có sự kiện đề cập ở trên.
3. Hoạt động ở nước ngoài.
3.1. Một đấu thủ thi đấu tại một cuộc thi ở nước ngoài phải là hội viên của một Liên đoàn thành viên hoặc của một câu lạc bộ của Liên đoàn thành viên. Điều này cũng được áp dụng đối với các trọng tài, các viên chức, các huấn luyện viên và chỉ đạo viên.
3.2. Tất cả các cuộc thi đấu phải được sự chấp thuận của Liên đoàn thành viên nơi diễn ra cuộc thi đó và tất cả các đấu thủ hoặc Câu lạc bộ phải được phép của Liên đoàn thành viên tương ứng của mình.
3.3. Trong mọi trường hợp có tranh cãi, thì các điều luật của Liên đoàn thành viên đứng ra tổ chức cuộc thi sẽ được coi là có hiệu lực. Trong các Đại hội Olympic, các Giải vô địch thế giới và các cuộc thi do FINA tổ chức thì sẽ áp dụng các điều luật của FINA.
4. Các quan hệ trái phép và hành vi xấu.
4.1. Không một Liên đoàn thành viên nào được quan hệ với một tổ chức chưa được công nhận là thành viên hoặc đang bị treo giò.
4.2. Không được phép trao đổi các đấu thủ, các nhà quản trị, các giám đốc, các trọng tài, các viên chức, các huấn luyện viên, chỉ đạo viên v.v… với các tổ chức chưa được công nhận là thành viên hoặc đang bị treo giò.
4.3. Không được phép tổ chức các cuộc biểu diễn, hoặc triển lãm, điều trị, huấn luyện, thi đấu v.v… với các tổ chức chưa được công nhận là thành viên hoặc đang bị treo giò.
4.4. Ban Chấp hành FINA có thể cho phép quan hệ với các tổ chức chưa được công nhận là thành viên hoặc đang bị treo giò đã nêu trong các điều 4.1 đến 4.3 ở trên.
4.5. Bất cứ cá nhân hoặc nhóm nào vi phạm điều luật này sẽ bị Liên đoàn thành viên treo giò tối thiểu một năm cho đến mức tối đa là hai năm. FINA có quyền xét lại thời gian treo giò do Liên đoàn thành viên quy định và có quyền tăng lên đến mức tối đa là hai năm tùy theo các tình tiết liên quan. Liên đoàn thành viên đó sẽ phải tuân theo bất kỳ mức gia tăng thời hạn treo giò đã được xét lại.
Trong trường hợp một cá nhân hay nhóm đã từ chối quyền là hội viên hoặc không còn là hội viên của Liên đoàn thành viên, thì sẽ không được phép công nhận là hội viên của Liên đoàn đó trong thời gian tối thiểu là 3 tháng cho đến mức tối đa 2 năm. FINA có quyền xem xét lại các hình phạt do Liên đoàn thành viên quy định và có thể tăng thời hạn đó lên tới mức tối đa 2 năm tùy theo các tình tiết liên quan. Liên đoàn thành viên đó sẽ phải tuân theo bất kỳ mức tăng nào đã được xem xét lại.
4.6. Trong mọi trường hợp khi cuộc thi đấu đã được phép tổ chức, môi Liên đoàn thành viên đã đồng ý coi các điều luật của Liên đoàn thành viên sở tại là hoàn toàn có hiệu lực và mỗi Liên đoàn thành viên khẳng định điều đó trong các quảng cáo, tờ khai tham gia thi đấu, chương trình và mọi công báo chính thức khác, thì điều đó có nghĩa là cuộc thi đấu sẽ được tổ chức và bảo đảm thực sự được tổ chức theo luật của Liên đoàn thành viên sở tại.
4.7. Các đấu thủ với tư cách cá nhân hoặc nhóm, kể cả các viên chức trong đội đại biểu của các Liên đoàn thành viên, tham gia bất kỳ cuộc thi nào của FINA mà vi phạm một hoặc tất cả các điều lỗi dưới đây, thì sẽ bị Ban chấp hành của FINA kỷ luật.
4.7.1. Khước từ thực hiện nghĩa vụ đấu thủ chân chính của mình.
4.7.2. Rút khỏi cuộc thi vì những lý do chính trị.
4.7.3. Có biểu hiện dưới bất cứ hình thức nào sự bất hợp tác với những người có thẩm quyền của Ban tổ chức cuộc thi đấu xuất phát từ các quan điểm chính trị.
4.8. Mọi hình phạt của Liên đoàn thành viên đối với một đấu thủ hoặc một nhóm đấu thủ sẽ phải được tất cả các Liên đoàn thành viên thừa nhận và thực hiện nếu đã có sự phúc thẩm của Ban chấp hành (FINA).
5. Quyền tham gia
5.1. Mọi đấu thủ có thể gia nhập nhiều câu lạc bộ theo ý muốn của mình, nhưng ở một thời điểm đấu thủ đó chỉ được phép đại diện cho một câu lạc bộ.
5.2. Đấu thủ thay đổi nơi cư trú tạm thời hoặc lâu dài đến một nước khác có thể gia nhập câu lạc bộ thành viên của Liên đoàn tương ứng tại nước mới đến.
6. Trang phục
6.1. Trang phục của tất cả các đấu thủ phải phù hợp chuẩn mực đạo đức và thích hợp với môn thể thao riêng biệt.
6.2. Mọi trang phục phải được làm từ nguyên liệu không trong suốt.
6.3. Tổng trọng tài của cuộc thi đấu có quyền loại bất kỳ đấu thủ nào mặc trang phục không phù hợp với điều luật này.
7. Quảng cáo.
7.1. Khi mang các trang thiết bị kỹ thuật ở dưới nước: Đấu thủ không được phép mang bất cứ hình thức quảng cáo nhìn thấy được có kích thước quá 16cm².
7.2. Khi mang các trang bị ở trên thành bể bơi: Khăn tắm và túi xách có thể có hai quảng cáo. Thường phục và đồng phục của các viên chức có thể có hai quảng cáo trên mũ và hai trên quần hoặc áo. Ký hiệu của nhà sản xuất hoặc nhà bảo trợ có thể được lặp lại, nhưng cùng một tên hiệu chỉ có thể được sử dụng một lần trên đồ dùng hoặc trang phục.
7.3. Không cho phép quảng cáo trên thân thể bằng bất cứ hình thức nào.
7.4. Không được quảng cáo cho thuốc lá hoặc rượu.
8. Loại và rút khỏi cuộc thi.
8.1. Trong tất cả các cuộc thi đấu, trừ thi đấu bóng nước, một đấu thủ hoặc một đội sau khi giành được quyền tham gia mà không muốn tham gia thi chung kết sẽ phải xin rút trong vòng 30 phút sau khi đấu loại vào chung kết.
8.2. Trong các môn bơi, nhảy cầu và bơi nghệ thuật, nếu có một đấu thủ dã thi đấu chung kết mà bị loại vì bất kỳ lý do nào, kể cả kiểm tra y học, thì thứ hạng mà lẽ ra đấu thủ đó giành được sẽ trao cho đấu thủ đạt thứ hạng kế tiếp và tất cả các đấu thủ xếp hạng thấp hơn trong thi chung kết sẽ được nâng lên một thứ hạng. Nếu việc xóa bỏ thành tích đó diễn ra sau khi trao giải, thì sẽ phải rút lại giải đã trao và chuyển cho các đấu thủ thích hợp như đã nói trong điều khoản này.
8.3. Nếu một đội (có nghĩ là đội của quốc gia, đội khu vực, đội câu lạc bộ v.v…) đã đăng ký tham gia song lại rút khỏi cuộc thi của FINA trong thời gian ít hơn hai tháng trước ngày đầu tiên của cuộc thi đó thì sẽ bị phạt 6000 Franc Thụy Sĩ. Điều luật này không áp dụng đối với việc rút khỏi cuộc thi do có thay đổi ngày hoặc địa điểm thi.
9. Cấm hút thuốc
Trong tất cả các cuộc thi đấu quốc tế, việc cấm hút thuốc được thực hiện ở tất cả những khu vực dành cho các đấu thủ, trước cũng như trong khi thi đấu.
10. Đại hội Olympic, Giải vô địch thế giới, Giải vô địch thế giới trong bể 25m và các điều luật chung đối với những cuộc thi đáu của FINA.
10.1. Về tổ chức.
10.1.1. Chỉ có FINA mới có quyền tổ chức Giải vô địch thế giới và các cuộc thi của FINA về các môn bơi, nhảy cầu, bóng nước, bơi nghệ thuật và bơi trên mặt nước tự nhiên. Các từ “Thế giới” và “FINA” sẽ không được sử dụng đối với bất kỳ cuộc thi bơi, nhảy cầu, bóng nước, bơi nghệ thuật hoặc bơi trên mặt nước tự nhiên nếu không có sự đồng ý của FINA.
10.1.2. Quốc kỳ của các quốc gia có đấu thủ được xếp hạng nhất, nhì và ba sẽ được kéo lên và quốc thiều (rút ngắn, như đã ghi trong Hiến chương Olympic) của quốc gia có nhà vô địch cá nhân hoặc đồng đội sẽ được cử. Điều luật này không áp dụng đối với Giải vô địch lão thành.
10.1.3. Ban chấp hành FINA được ủy quyền thảo ra tất cả các điều luật và điều lệ để điều hành các cuộc thi đấu nói trên. Điều lệ do Ban chấp hành quy định phải được công bố và đăng báo một năm trước ngày khai mạc cuộc thi đấu.
10.2. Rút khỏi cuộc thi.
10.2.1. Trừ trường hợp nêu tại điều 8.1, khi rút khỏi các cuộc thi loại hoặc thi chung kết trong bơi, nhảy cầu hoặc bơi nghệ thuật ở mọi cuộc thi đấu quốc tế do FINA điều hành, kể cả Đại hội Olympic, thì Liên đoàn thành viên có đấu thủ bỏ cuộc sẽ phải trả vô điều kiện cho Tổng thủ quỹ của FINA một số tiền ba mươi (30) Franc Thụy Sĩ đối với mỗi đấu thủ bỏ cuộc trong các môn thi cá nhân và sáu mươi (60) Franc Thụy Sĩ đối với mỗi đội bỏ cuộc trong các môn thi đồng đội.
10.2.2. Nếu một đội rút khỏi cuộc thi bóng nước của FINA vào bất kỳ lúc nào sau khi đã rút thăm và không có sự tán thành của Ban điều hành, thì đội đó sẽ bị Ban chấp hành phạt với số tiền 8000 Franc Thụy Sĩ, trong đó 6000 Franc chuyển cho Ban tổ chức, và bị treo giò đối với tất cả các cuộc thi đấu trong thời gian tối thiểu là ba tháng đến tối đa là hai năm.
10.2.3. Nếu một Liên đoàn thành viên đủ tư cách tham gia thi Cúp bơi nghệ thuật của FINA mà rút khỏi cuộc thi sau khi đã đăng ký dứt khoát tham gia thì Liên đoàn đó sẽ bị phạt một khoản 4000 Franc Thụy Sĩ, trong đó 3000 Franc chuyển cho Ban tổ chức.
10.3. Kháng nghị
10.3.1. Có thể đưa ra kháng nghị.
a- Nếu các điều luật và điều lệ tiến hành cuộc thi không được tuân thủ.
b- Nếu các hoàn cảnh khác gây nguy hiểm cho cuộc thi hoặc cho các đấu thủ.
c- Chống lại các quyết định của Tổng trọng tài; tuy nhiên, không cho phép có kháng nghị chống lại các quyết định thực tế.
10.3.2. Kháng nghị phải được đệ trình.
a- Cho Tổng trọng tài.
b- Bằng văn bản.
c- Chỉ cho người lãnh đạo có trách nhiệm của đội.
d- Kèm theo số tiền đặt cọc 50 Franc Thụy Sĩ.
e- Trong vòng 30 phút sau khi kết thúc đợt thi hoặc cuộc thi tương ứng.
Nếu đã thấy rõ hoàn cảnh có thể dẫn đến sự kháng nghị tiềm tàng trước khi diễn ra cuộc thi, thì kháng nghị phải được đệ trình trước khi có hiệu lệnh xuất phát.
10.3.3. Mọi đơn kháng nghị phải được Tổng trọng tài xem xét. Nếu bác bỏ kháng nghị thì Tổng trọng tài phải tuyên bố ký do quyết định của mình. Người lãnh đạo đội có thể khiếu nại về sự bác bỏ đó đến Ban xét khiếu nại và quyết định của Ban này sẽ là quyết định cuối cùng.
10.3.4. Nếu kháng nghị bị bác bỏ thì số tiền đặt cọc sẽ được nộp cho Ban điều hành cuộc thi đấu. Nếu kháng nghị được chấp thuận thì tiền đặt cọc sẽ được hoàn lại.
10.3.5. Trong môn nhảy cầu, khiếu nại bằng lời có thể do đấu thủ hoặc một viên chức có trách nhiệm của đội nêu ra ngay sau khi thực hiện động tác nhảy, nhóm động tác nhảy, hoặc một môn thi nhảy. Nếu lời khiếu nại không được tiếp nhận thì có thể đưa ra kháng nghị chính thức.
10.4. Ban xét khiếu nại.
10.4.1. Đối với Đại hội Olympic và Giải vô địch thế giới, Ban xét khiếu nại bao gồm các ủy viên Ban chấp hành và các ủy viên danh dự có mặt do ông Chủ tịch, hoặc ông Phó Chủ tịch (nếu Chủ tịch vắng mặt) làm Trưởng ban. Đối với các cuộc thi khác của FINA, Ban xét khiếu nại sẽ gồm đại diện của FINA cùng với các ủy viên Ban chấp hành hoặc các ủy viên của Ủy ban kỹ thuật thích hợp có mặt và do đại diện FINA làm Trưởng ban. Mỗi ủy viên sẽ có một phiếu bầu, trừ các trường hợp sẽ nêu ở dưới đây, và trong trường hợp phiếu ngang nhau thì Trưởng ban sẽ có phiếu quyết định.
10.4.2. Ủy viên Ban khiếu nại sẽ chỉ được phép phát biểu ý kiến, nhưng không được biểu quyết trong trường hợp có liên quan đến lợi ích của Liên đoàn của bản thân ủy viên này. Một ủy viên Ban khiếu nại đang hoạt động với tư cách là một viên chức sẽ không được phép biểu quyết trong trường hợp nếu có kháng nghị chống lại quyết định của ông ta hoặc về sự giải thích luật của ông ta. Trong trường hợp khẩn cấp, Ban xét khiếu nại có thể biểu quyết các vấn đề ngay cả khi không thể mời được tất cả các ủy viên. Quyết định của Ban xét khiếu nại là quyết định cuối cùng.
10.5. Ủy ban Điều hành.
10.5.1. Sự điều hành thực tế tất cả các cuộc thi tại Đại hội Olympic và Giải vô địch thế giới sẽ phải chịu sự kiểm soát của FINA.
10.5.2. Đối với Đại hội Olympic, Giải vô địch thế giới và các cuộc thi của FINA, Ban chấp hành FINA sẽ chỉ định một Ủy ban Điều hành. Đối với các cuộc thi đấu khác, Ủy ban Điều hành có thể được một cơ quan có trách nhiệm chỉ định cho cuộc thi đấu tương ứng.
10.5.3. Ủy ban Điều hành có trách nhiệm điều hành toàn bộ cuộc thi đấu.
10.5.4. Ban chấp hành FINA sẽ là Ủy ban Điều hành. Ủy ban này có quyền, nếu thấy đó là hợp lý, bổ sung thêm một đại diện của quốc gia đăng cai tổ chức Đại hội Olympic hoặc Giải vô địch thế giới.
10.5.5. Ủy ban Điều hành có trách nhiệm điều hành toàn bộ cuộc thi, bao gồm việc sắp xếp chương trình các môn thi, chỉ định các viên chức và xét xử các kháng nghị.
10.5.6. Nếu có ủy viên nào của ban Điều hành vắng mặt tại Đại hội Olympic hoặc Giải vô địch thế giới, thì những ủy viên còn lại sẽ có quyền chỉ định người thay thế, nếu cần thiết. Nếu có 9 ủy viên thì sẽ đủ số phiếu bầu cần thiết.
10.5.7. Khi Ủy ban Điều hành đang hoạt động với tư cách là Ban xem xét khiếu nại thì sẽ áp dụng điều 10.4.
10.6. Các Tiểu ban.
10.6.1. Tại Đại hội Olympic, các Giải vô địch thế giới và các cuộc thi khác của FINA, đối với mỗi môn sẽ chỉ định một Tiểu ban, bao gồm đại biểu kỹ thuật tương ứng (tại Đại hội Olympic và các Giải vô địch thế giới) hoặc phái viên của Ban chấp hành (tại các cuộc thi khác của FINA), và ông Chủ tịch, ông Tổng thư ký của mỗi Ủy ban kỹ thuật tương ứng.
10.6.2. Tùy thuộc vào sự quy định của Ban chấp hành FINA, các Tiểu ban sẽ có trách nhiệm đối với:
a- Việc tiến hành cuộc thi đấu trong môn tương ứng.
b- Việc kiểm tra tất cả các trang, thiết bị kỹ thuật trước và trong cuộc thi.
c- Lập bảng phân công cho các viên chức (trọng tài).
d- Điều tra các trường hợp kháng nghị để chuẩn bị cho Ban xét xử.
10.7. Lập chương trình
10.7.1. Chương trình các môn thi.
| Nam | Nữ |
Bơi Tự do | 50mét, 100mét, 200mét | 50mét, 100mét, 200mét |
| 400mét, 1500mét | 400mét, 800mét |
Bơi Ngửa: | 100mét, 200mét | 100mét, 200mét |
Bơi Ếch: | 100mét, 200mét | 100mét, 200mét |
Bơi Bướm: | 100mét, 200mét | 100mét, 200mét |
Bơi Hỗn hợp: | 100mét, 200mét | 100mét, 200mét |
Bơi Tiếp sức: |
|
|
Bơi Tự do: | 4 x 100mét, 4 x 200mét | 4 x 100mét, 4 x 200mét |
Bơi Hỗn hợp | 4 x 100mét | 4 x 100mét |
* Ghi chú: Môn này chỉ có trong Giải vô địch thế giới hiện nay. |
10.7.2. Chỉ có Ủy ban Điều hành của FINA mới có quyền thay đổi chương trình chuẩn các môn thi trong ngày do hoàn cảnh đặc biệt. Việc thông báo về bất kỳ sự thay đổi nào đều phải đăng trên Bản tin chính thức (Offcial Bulletin Board) chậm nhất là 24 giờ trước khi sự thay đổi có hiệu lực trong thực tế.
10.7.3. Các cuộc thi đấu tại Đại hội Olympic sẽ diễn ra trong khoảng thời gian 14 ngày, các ngày đó do IOC và FINA phối hợp xác định. Sẽ có các cuộc thi vào buổi sáng, buổi chiều và buổi tối.
10.7.5. Các cuộc trình diễn, biểu diễn ngoài chương trình bình thường của Đại hội Olympic hoặc của Giải vô địch thế giới là điều không được khuyến khích và không được tiến hành trong lúc đang thi đấu các môn bơi này, trừ khi được phép của FINA.
10.8. Giải thưởng
10.8.1. Huy chương: Các huy chương Vàng, Bạc, Đồng sẽ được tặng thưởng cho ba vị trí nhất, nhì, ba trong thi chung kết các môn cá nhân và tiếp sức tại Giải vô địch thế giới.
10.8.2. Bằng chứng chỉ: Tại các Giải vô địch thế giới, bằng chứng chỉ sẽ được tặng cho tất cả 8 đấu thủ lọt vào chung kết các môn thi cá nhân và 6 đội tiếp sức đạt vị trí thứ nhất đến thứ 6 trong thi chung kết
10.9. Tính điểm
Chỉ trong Giải vô địch thế giới mới tính điểm cho tất cả các đấu thủ lọt vào chung kết theo cách tính sau đây:
10.9.1. Bơi trong bể
Cá nhân
Chung kết "B" - 9, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1 điểm
Chung kết "A" - 18, 16, 15, 14, 13, 12, 11, 10 điểm
Tiếp sức
Chung kết "B" - 18, 14, 12, 10, 8, 6, 4, 2 điểm
Giải thưởng riêng của FINA sẽ được trao dựa trên cách tính sau:
Vị trí thứ nhất 5 điểm
Vị trí thứ hai 3 điểm
Vị trí thứ ba 2 điểm
Vị trí thứ tư 1 điểm
Kỷ lục thế giới môn cá nhân 2 điểm cho mỗi kỷ lục bị phá.
Nếu có sự ngang nhau thì các thành tích sẽ được so sánh với kỷ lục thế giới và Tiểu ban Bơi sẽ là người quyết định.
10.9.2. Bơi trên mặt nước tự nhiên.
18, 16, 14, 12, 10, 8, 6, 5, 4, 3, 2, 1 điểm
11. Các Cúp thế giới.
11.1. Những luật chung
FINA có thể tiến hành các Cúp thế giới về mỗi môn theo Luật của FINA và đặc biệt là các luật trình bày ở điều 11 này.
11.1.1. Thông thường các Cúp thế giới sẽ được tiến hành trong những năm lẻ, ngoại trừ các Giải vô địch thế giới bơi trên mặt nước tự nhiên được tiến hành vào năm Đại hội Olympic mùa hè.
11.1.2. Tất cả các Cúp thế giới sẽ được tiến hành với việc kiểm tra doping phù hợp với điều 4 của Luật y học.
11.1.3. Tại tất cả các Cúp thế giới, Ban điều hành sẽ gồm các thành viên của Ủy ban kỹ thuật tương ứng có mặt tại các cuộc thi và người đại diện của Ban chấp hành FINA làm Chủ tịch và là người có phiếu quyết định trong trường hợp ngang phiếu, nếu cần thiết.
11.1.4. Việc tuyển lựa trọng tài sẽ do Ủy ban kỹ thuật tương ứng với điều kiện được Ban chấp hành hoặc Ban thường vụ tán thành.
QUY CHẾ
Ban chấp hành đã định ra các quy chế dưới đây.
1. Thủ tục và quy tắc đóng hội phí
1.1. Trong tuần đầu của tháng Mười hàng năm Thủ quỹ sẽ phải gửi tới tất cả các Liên đoàn thành viên của FINA thông báo kèm theo danh đơn số tiền hội phí cần phải nộp vào tháng Giêng năm sau.
1.2. Thủ quỹ phải thông báo kịp thời Liên đoàn thành viên nào chưa đóng hội phí vào cuối tháng Giêng, yêu cầu phải nộp và nhắc nhở Liên đoàn vi phạm này là nếu khoản tiền đó không gửi tới nơi trước ngày 31 tháng Ba thì sẽ bị treo giò từ 1 tháng Tư đến 30 tháng Sáu hoặc đến thời điểm đã nộp hội phí trước 30 tháng Sáu.
1.3.Thủ quỹ phải thông báo vào tháng Tư cho các Liên đoàn thành viên chưa nộp hội phí trước ngày 31 tháng Ba rằng họ đã bị treo giò và Liên đoàn nào không nộp hội phí trước ngày 1 tháng Bảy thì sẽ bị coi như không phải là thành viên.
1.4. Thủ quỹ phải gửi tới Chủ tịch và Tổng thư ký FINA, trong khoảng Tháng Tư và tháng Sáu, danh sách các Liên đoàn thành viên chưa nộp hội phí.
1.5.Tổng thư ký phải thông báo cho các Liên đoàn thành viên về tất cả các vụ treo giò và mất quyền hội viên và khi nào quyền hội viên mới được phục hồi.
1.6.Các thông báo cho các Liên đoàn thành viên liên quan đến các điều 1.2 – 1.4 phải do thủ quỹ hoặc Thư ký gửi đi bằng thư bảo đảm.
2.Biểu quyết qua thư.
2.1. Khi việc biểu quyết là cần thiết hoặc được quyết định thực hiện, ông Tổng Thư ký sẽ gửi bằng thư bảo đảm đến từng ủy viên Ban chấp hành một văn bản rõ ràng về vấn đề cần được biểu quyết với yêu cầu rằng mỗi ủy viên sẽ gửi ý kiến biểu quyết của mình đến ông Tổng thư ký FINA, và nói rõ đến ngày nào thì sẽ kết thúc việc biểu quyết. Ngày đó sẽ không được sớm hơn một tháng sau khi văn bản về vấn đề cần biểu quyết được gửi qua bưu điện.
2.2. Vào bất kỳ thời điểm nào, khi đã nhận đủ số phiếu biểu quyết tán thành hoặc bác bỏ vấn để đã nêu, ông Tổng thư ký có thể công bố kết quả biểu quyết và kết quả đã được công bố sẽ có ý nghĩa quyết định. Các phiếu biểu quyết của từng ủy viên sẽ được lưu giữ trong cặp hồ sơ.
2.3. Trong vòng 5 ngày sau khi hết thời gian gửi thư biểu quyết, Tổng thư ký sẽ gửi cho mỗi ủy viên Ban Chấp hành một bản sao vấn đề đã nêu ra và kết quả biểu quyết.
Ghi chú: Các thủ tục biểu quyết qua thư nói trên không chỉ được áp dụng cho Ban chấp hành FINA mà còn cho tất cả các Ủy ban kỹ thuật của FINA, ngoại trừ một điều là các thủ tục sẽ do Thư ký của mỗi ỦY ban kỹ thuật tương ứng thực hiện chứ không phải do Tổng thư ký của FINA.
3. Các quy tắc tiến hành Hội nghị toàn thể.
3.1. Chủ tịch hoặc một vị khác được chỉ định y theo điều C12.3 hoặc C13.4 (của Điều lệ FINA) (Chủ tịch của FINA sẽ điều khiển tất cả các cuộc họp của Hội nghị toàn thể. Trong trường hợp Chủ tịch vắng mặt thì một trong các Phó chủ tịch sẽ được Ban chấp hành chỉ định thay thế), với tư cách là Chủ tịch hội nghị, sẽ điều hành quá trình làm việc của cuộc họp và có sự trợ giúp của Chủ tịch đoàn:
- Các ủy viên Ủy ban Điều hành (Ủy ban Điều hành của FINA gồm Chủ tịch, Tổng thư ký và Tổng thủ quỹ) của Ban chấp hành FINA.
- Ông chủ tịch danh dự suốt đời.
3.2. Tại các Hội nghị toàn thể, chỉ thảo luận những vấn đề trong chương trình nghị sự như đã ghi tại điều C12.4 hoặc 13.2 của Điều lệ FINA (Hội nghị toàn thể sẽ được triệu tập 4 năm một lần, thường là vào dịp Giải vô địch thế giới. Tổng thư ký sẽ thông báo cho các thành viên chậm nhất là 12 tháng trước ngày họp. Tổng thư ký sẽ gửi giấy mời tới tất cả các thành viên cùng với chương trình nghị sự của Hội nghị và báo cáo, các khuyến nghị tối thiểu 5 tháng trước ngày họp). Tất cả các ý kiến thảo luận, các đề nghị, khuyến nghị và giải pháp sẽ phải dựa trên cơ sở các điều luật đã có của FINA. Nếu có một khuyến nghị hoặc giải pháp nào được nêu ra mà không phù hợp với các điều luật đã có, thì sẽ bị bác bỏ ngay.
3.1. Các kiến nghị thay đổi hoặc mở rộng chương trình nghị sự có thể được các thành viên có đủ thẩm quyền dự Hội nghị nêu ra vào bất kỳ lúc nào trước khi Hội nghị kết thúc, với điều kiện các kiến nghị đó là khẩn cấp và được hai phần ba số phiếu ủng hộ.
3.4. Các thủ tục tiến hành.
3.4.1. Các kiến nghị sẽ được giải quyết phù hợp với thứ tự ưu tiên như đã công bố trong các phụ lục hoặc công báo tương ứng, với điều kiện là các đề nghị của Ban chấp hành sẽ được ưu tiên.
3.4.2. Các kiến nghị sẽ được đánh số theo thứ tự ưu tiên, số 1 có ưu thế cao hơn so với các số lớn hơn.
3.4.3. Ý kiến đề nghị của Ban chấp hành FINA đối với mỗi kiến nghị sẽ được công bố trước (nên hay không nên chấp thuận kiến nghị đó)
3.4.4. Một kiến nghị chủ yếu có thể được bổ sung và kiến nghị bổ sung đó cũng được bổ sung thêm cho tốt hơn. Sự bổ sung cho một kiến nghị được biểu quyết trước khi kiến nghị chủ yếu vừa được bổ sung được đem ra biểu quyết.
3.4.5. Các đề nghị sẽ được thảo luận và biểu quyết theo thứ tự ưu tiên, với điều kiện là các đề nghị đó không trùng hợp về nội dung và ý nghĩa với các đề nghị đã bị bác bỏ.
3.4.6. Các kiến nghị, trừ kiến nghị của Ban chấp hành, cần phải có sự xác nhận trước khi bắt đầu thảo luận. Chủ tịch sẽ phải yêu cầu cụ thể sự xác nhận về kiến nghị. Các câu hỏi đối với kiến nghị, sự chỉ định thứ tự, hoặc những kiến nghị đã rút thì không cần có sự xác nhận.
3.4.7. Đại biểu đưa ra kiến nghị có quyền nói tóm tắt về kiến nghị đó nếu muốn, đồng thời có quyền trả lời trước khi tiến hành biểu quyết.
3.4.8. Ngoại trừ như đã được nêu trong điều 3.4.7, các đại biểu chỉ có thể được xác nhận về kiến nghị một lần. Thời gian để nói có thể được hạn chế. Nếu đó là việc thưa kiện, thì khoảng thời gian để nói sẽ được công bố trước.
3.4.9. Tất cả các Liên đoàn thành viên đủ tư cách dự Hội nghị (mỗi Liên đoàn thành viên có 2 đại biểu. Mỗi đại biểu có 1 phiếu bầu. Việc thông báo bổ nhiệm phải gửi bằng văn bản tới Tổng thư ký FINA trước khi bắt đầu Hội nghị) có quyền nêu câu hỏi trong lúc thảo luận về một nội dung cụ thể nào đó của chương trình nghị sự và đưa ra bình luận, chỉ trích về phương pháp biểu quyết. Hơn nữa, Ban chấp hành có quyền trao cho các đại biểu văn bản những ý kiến của mình có liên quan đến kiến nghị, với điều kiện là kiến nghị đó là phải được đệ trình không muộn hơn một giờ trước khi Hội nghị bắt đầu.
3.4.10. Chủ tịch hoặc chủ tọa có khả năng linh hoạt mềm dẻo và có quyền ra những quyết định cần thiết nhằm xúc tiến công việc của Hội nghị tiến triển có hiệu quả và thiết thực.
3.5. Biểu quyết
3.5.1. Trước khi đưa một kiến nghị ra để biểu quyết, Chủ tịch phải nêu câu hỏi có liên quan một cách súc tích, rõ ràng và bằng ngôn ngữ đơn nghĩa.
3.5.2. Các quyết định sẽ được xác định trên cơ sở đa số phiếu của các đại biểu có mặt và tham gia biểu quyết.
3.5.3. Chủ tịch phải đề cử để Hội nghị chấp thuận ít nhất là ba người kiểm phiếu cho tất cả các lần biểu quyết. Báo cáo của Ban kiểm phiếu sẽ nộp cho ông Chủ tịch hoặc ông Thư ký.
3.5.4. Các phương pháp biểu quyết (tán thành và chống) có thể được cuộc họp chấp nhận là:
- Bằng cách giơ tay
- Bằng lấy biểu quyết chống (phân chia)
- Bằng gọi danh sách (phân chia)
-Bằng phiếu kín, đề nghị và ủng hộ.
3.5.5. Nếu việc biểu quyết bị nghị ngờ về sự chuẩn xác thì Chủ tịch hoặc Chủ tọa cuộc họp sẽ quyết định giá trị pháp lý của lời khiếu nại, lưu ý rằng độ chuẩn xác đó của biểu quyết sẽ không phải là sự nêu lại một kiến nghị đã được biểu quyết. Nếu có người nào đó đòi hỏi nêu lại vấn đề đó thì cần phải có hai phần ba số phiếu ủng hộ. Nếu không thi kiến nghị đó sẽ bị bác bỏ.
3.6. Bầu cử.
Nếu cần thiết, việc bầu cử Ban chấp hành và các viên chức sẽ tiến hành bằng phiếu kín và phù hợp với các điều 14.2. và 14.3 của Điều lệ FINA (Ban chấp hành sẽ do Hội nghị toàn thể bầu ra. Tất cả thành viên Ban chấp hành, ngoại trừ Chủ tịch danh dự suốt đời, Chủ tịch vừa thôi chức, sẽ phải là của các quốc gia hoặc lãnh thổ thể thao khác nhau: 2 người từ Châu Phi, 3-châu Mỹ, 2-châu Á, 3- châu Âu, 1 châu Đại dương. Các ứng cử viên Ban chấp hành sẽ do Liên đoàn thành viên có ứng viên đề nghị. Người không dự cũng có thể được bầu cử nếu có thư tuyên bố đồng ý tham gia). Trong trường hợp có sự rút khỏi danh sách ứng cử vào Ban chấp hành, thì sẽ làm phiếu bầu mới trên cơ sở các ứng cử viên hiện có.
3.7. Ủy ban phúc tra
3.7.1. Tất cả các Hội nghị toàn thể, một Ủy ban phúc tra sẽ được chỉ định để điều chỉnh, hoàn thiện, hiện đại hóa, thay đổi, hoặc sửa chữa những điều bổ sung cho những kiến nghị đã được nêu ra trong khi thảo luận về một kiến nghị hoặc khuyến nghị nào đó đối với Hội nghị do Ban chấp hành đưa ra hoặc do các đại biểu đề nghị sao cho phù hợp với các quyết nghị của Hội nghị.
3.7.2. Khi một ý kiến bổ khuyết hoặc khuyến nghị đã được chuyển đến Ủy ban phúc tra, thì các quyết định liên quan đến kiến nghị đang xem xét sẽ phải hoãn lại, nhưng Hội nghị vẫn được tiếp diễn theo chương trình nghị sự cho đến khi Ủy ban phúc tra báo cáo lại với Hội nghị.
3.8. Biên bản cuộc họp
3.8.1. Tại mỗi Hội nghị toàn thể cần ghi chép biên bản đầy đủ của cuộc Hội nghị đó để lưu lại. Biên bản đó phải có sẵn để gửi đến tất cả các Liên đoàn thành viên trong vòng bốn tháng sau Hội nghị.
3.8.2. Nếu không có vấn đề gì nảy sinh trong thời gian hai tháng sau đó nữa thì biên bản coi như được phê chuẩn như một tài liệu có giá trị lưu hành.
3.8.3. Biên bản gốc phải được giữ lại cho đến khi biên bản đó được xác nhận hoàn toàn.
3.8.4. Biên bản sẽ được đăng trong công báo của FINA. Vì những lý do riêng, các Liên đoàn thành viên có thể được thông báo bằng văn bản về những quyết định có liên quan trước khi biên bản được đăng trong công báo.
4. Các quy tắc làm việc của Ban chấp hành và các Ủy ban.
4.1. Tổng thư ký phải bảo đảm rằng thông báo đầu tiên về bất kỳ cuộc họp nào được triệu tập đúng lúc cũng phải gửi qua bưu điện chậm nhất là bốn tháng trước ngày họp. Nếu số phiếu cần thiết theo quy định chắc chắn ba mươi ngày trước ngày họp thì cuộc họp phải hoãn lại.
4.2. Chủ tịch FINA, hoặc Phó chủ tịch nếu Chủ tịch vắng mặt, sẽ Chủ tọa tại tất cả các cuộc họp của Ban chấp hành.
4.3. Nếu cả Chủ tịch và Phó chủ tịch đều vắng mặt trong cuộc họp, thì những người có mặt được quyền biểu quyết bầu ra một trong số ủy viên của họ làm Quyền chủ tọa.
4.4. Chủ tọa sẽ có lá phiếu thứ hai hoặc lá phiếu quyết định trong trường hợp số phiếu biểu quyết ngang nhau.
4.5. Chủ tịch hoặc Chủ tọa có trách nhiệm và quyền hạn ra những quyết định cần thiết nhằm xúc tiến công việc của hội nghị tiến triển có hiệu quả và thiết thực.
4.6. Trong thời gian giữa các cuộc họp, mọi hoạt động được quyết định hợp lệ cũng phải được biểu quyết qua thư.
4.7. Tổng thư ký sẽ phải phụ trách việc ghi chép về các cuộc họp.
5. Bầu ủy viên Ủy ban Thường trực
(Các ủy ban Thường trực gồm Ủy ban Kỹ thuật Bơi, Ủy ban Kỹ thuật Nhảy cầu, Ủy ban Bóng nước, Ủy ban Kỹ thuật Bơi Nghệ thuật, Ủy ban Kỹ thuật Lão thành, Ủy ban Y tế)
5.1. Thành phần của các Ủy ban Thường trực phải gồm ít nhất một ủy viên đại diện cho mỗi khu vực địa lý. Đối với việc bầu cử các đại biểu theo khu vực địa lý, thì chỉ có các ủy viên Ban chấp hành xuất thân từ các lục địa tương ứng mới được giới thiệu và biểu quyết các ứng cử viên.
5.2. Mỗi Liên đoàn thành viên có quyền đề cử các ứng cử viên vào chức ủy viên các Ủy ban Thường trực gửi đến Tổng thư ký.
6. Đại hội Olympic, các Giải vô địch thế giới và Giải vô địch thế giới trong bể 25m.
6.1. Các viên chức
Văn phòng FINA sẽ gửi đến tất cả các Liên đoàn thành viên mẫu đăng ký làm trọng tài tại Đại hội Olympic hoặc các Giải vô địch thế giới. Các bản đăng ký đó phải có chữ ký của Chủ tịch hoặc Tổng thư ký của Liên đoàn thành viên và mọi người dự tuyển phải là những người đã được Ủy ban kỹ thuật tương ứng cấp chứng chỉ đầy đủ.
6.2. Các phương tiện.
6.2.1. Các điều 3, 6, 8 và 11 của Luật về các phương tiện vật chất sẽ được áp dụng tại các Đại hội Olympic và giải vô địch thế giới.
6.2.2. Thiết bị bấm giờ tự động hoàn thiện sẽ được cung cấp và sử dụng tại các Đại hội Olymic và giải vô địch thế giới.
6.2.3. Tất cả các hồ bơi phải sẵn sàng cho các đấu thủ đã đăng ký sử dụng trước khi cuộc thi bắt đầu. Đối với các môn bơi, bóng nước, bơi nghệ thuật - trước 5 ngày, đối với môn nhảy cầu - trước 8 ngày.
6.2.4. Trong những ngày thi đấu, khi không có thi đấu, các bể bơi phải được dành cho việc tập luyện. Cho phép được tập luyện nhảy cầu trong lúc đang thi loại về môn bơi trong bể bơi khác ở cùng khu vực.
6.2.5. Tất cả các đấu thủ, các viên chức của đội và các viên chức kỹ thuật không được phân công được dành chỗ ngồi dọc thành bể bơi, nơi họ có thể quan sát được việc tập luyện và thi đấu.
6.3. Đăng ký thi đấu:
6.3.1. Ít nhất là 10 ngày trước khi khai mạc Đại hội Olympic hoặc Giải vô địch thế giới, Tổng thư ký của các Liên đoàn có đấu thủ tham gia phải gửi đến Ban tổ chức của nước đăng cai cuộc thi danh sách của các đấu thủ đã đăng ký nhưng sẽ không thi đấu, để có thể xóa tên các đấu thủ đó khỏi danh sách đăng ký.
6.3.2. Đối với Đại hội Olympic, phải đăng ký tham gia trên tờ mẫu đăng ký chính thức có chữ ký của Tổng thư ký Ủy ban Olympic quốc gia tương ứng và gửi tới Ban tổ chức của nước đăng cai Đại hội và đúng hoặc trước ngày do Ủy ban Olympic quốc tế quy định. Tổng thư ký của FINA hoặc trợ lý của ông ta sẽ thông qua các tờ đăng ký đó trước ngày thi đấu đầu tiên ít nhất là bẩy ngày.
6.3.3. Đối với Giải vô địch thế giới, phải đăng ký tham gia trên tờ mẫu đăng ký chính thức có chữ ký của Tổng thư ký Liên đoàn thành viên tương ứng và gửi Ban tổ chức vào đúng hoặc trước ngày FINA quy định. Tổng thư ký của FINA hoặc trợ lý của ông ta sẽ thông qua tờ đăng ký đó trước ngày thi đấu đầu tiên ít nhất là năm ngày.
6.3.4. a) Mỗi Liên đoàn thành viên liên quan phải gửi tới Liên đoàn đăng cai tổ chức lời khẳng định ý muốn sẵn sàng tham gia Giải vô địch thế giới của mình ít nhất là bốn tháng trước khi Giải vô địch bắt đầu với bản sao gửi cho Văn phòng FINA. Tờ mẫu về sự khẳng định trên sẽ được gửi tới tất cả các Liên đoàn thành viên để có thể nhận được ít nhất một tháng trước ngày yêu cầu.
b) Trước 30 ngày: mỗi Liên đoàn thành viên phải khẳng định lần cuối cùng về số lượng thực tế các đấu thủ nam và nữ mà mình sẽ gửi đến tham gi thi đấu.
6.3.5. Các đấu thủ đăng ký thi nhảy cầu, bóng nước, và bơi nghệ thuật không được tham gia các môn bơi tiếp sức, và những người đã đăng ký thi bơi, nhảy cầu, và bơi nghệ thuật thì không được sử dụng làm cầu thủ bóng nước dự bị, không kể trường hợp cùng một đấu thủ có thể thi đấu cả bóng nước, cả các cự ly bơi, nếu đã đăng ký chính thức các môn đó.
6.3.6. Đăng ký thi đấu môn Bơi.
6.3.6.1. Đối với mỗi cự ly cá nhân tại Giải vô địch thế giới, mỗi Liên đoàn thành viên có thể đăng ký tối đa 2 đấu thủ mà không cần đạt mức thành tích tiêu chuẩn. Đối với mỗi cự ly cá nhân tại Đại hội Olympic, Ban chấp hành FINA sẽ quy định tiêu chuẩn thành tích được tham gia ở hai mức: A và B, trong đó mức B là mức dễ đạt hơn. Nếu một Liên đoàn thành viên hoặc Ủy ban Olympic quốc gia chỉ đăng ký một đấu thủ cho mỗi cự ly bơi, thì tất cả các đấu thủ đã đăng ký phải đạt được mức B của chuẩn thành tích. Nếu có hai đấu thủ đăng ký thi cùng một cự lý, thì cả hai đấu thủ đó phải đạt được mức A của chuẩn thành tích.
Tất cả các Liên đoàn thành viên, Ủy ban Olympic quốc gia không có đấu thủ đạt được mức chuẩn thành tích, thì có thể đăng ký một đấu thủ nam và một đấu thủ nữ mà không phải tính đến tiêu chuẩn tham gia các môn thi do mình chọn, nếu có bằng chứng là đã tham gia thi đấu quốc gia và quốc tế.
6.3.6.2. Đối với mỗi môn thi tiếp sức, mỗi Liên đoàn thành viên chỉ được đăng ký một đội. Tất cả các đấu thủ đã đăng ký phải được sử dụng trong bơi tiếp sức.
6.3.6.3. Thành phần của đội bơi tiếp sức có thể thay đổi khi thi loại và chung kết một môn bơi. Sau đấu loại, huy chương sẽ được trao cho các đấu thủ đã bơi ở các đợt loại và chung kết.
6.3.6.4. Danh sách các đấu thủ thực tế sẽ bơi trong cự lý tiếp sức phải được đệ trình chậm nhất là một giờ trước buổi thi có môn tiếp sức đó, theo thứ tự mà họ sẽ bơi. Tên của các đấu thủ trong các môn thi tiếp sức hỗn hợp phải được ghi vào danh sách theo các kiểu bơi tương ứng của họ.
6.3.6.5. Mỗi Liên đoàn thành viên có thể đăng ký tối đa 26 đấu thủ bơi nam và 26 đấu thủ bơi nữ.
6.3.6.6. Các đợt thi đấu loại và chung kết (“A” và “B”) phải được sắp xếp đúng như điều 3 của Luật bơi trong bể, dưới sự giám sát của Ủy ban kỹ thuật về môn bơi.
6.3.6.7. Danh mục các đợt thi đấu loại phải được công bố chậm nhất là bốn ngày trước ngày thi đấu đầu tiên.
6.3.6.8. Tại Đại hội Olympic và Giải vô địch thế giới, ở tất cả các cự ly 800m tự do nữ và 1500m tự do nam, các đấu thủ phải được sắp xếp đường bơi trong đấu loại căn cứ vào thành tích đã khai trong phiếu đăng ký chính thức. Tại các Giải vô địch thế giới bơi trong bể 25m, cự ly 800m tự do nữ và 1500m tự do nam, theo sự cân nhắc của Ban chấp hành, có thể được tiến hành trên cơ sở chung kết tính thời gian với chủ một đợt thi đấu của những người có thành tích cao nhất được tiến hành trong buổi thi chung kết. Các đấu thủ sẽ được xếp vào các đợt thi chung kết “A” và “B” trên cơ sở thứ hạng đạt được trong đấu loại
Phần II.
LUẬT BƠI TRONG BỂ
Điều 1. Sự điều hành cuộc thi đấu
1.1.Ủy ban Điều hành được cơ quan lãnh đạo chỉ định có quyền hợp pháp giải quyết tất cả các vấn đề không được ấn định trong Luật được đặt ra cho Tổng trọng tài, các trọng tài hoặc các cuộc thi và đưa ra các chỉ dẫn phù hợp với các điều luật đã được thừa nhận để tiến hành mọi cuộc thi.
1.2. Tại Đại hội Olympic, Giải vô địch thế giới và các Cúp thế giới, Ban chấp hành FINA sẽ điều chỉ định số lượng tối thiểu các viên chức để điều khiển các cuộc thi đấu;
Tổng trọng tài (1)
Trọng tài kỹ thuật bơi (4)
Trọng tài xuất phát (2)
Tổ trưởng giám sát quay còng (2, mỗi đầu bể bơi 1).
Giám sát quay vòng (1 cho mỗi đầu bể bơi ở mỗi đường bơi).
Tổ trưởng Thư ký (1)
Thư ký (1)
Thư ký dẫn đường (2)
Nhân viên giữ dây báo hiệu phạm quy xuất phát (1)
Phát thanh viên (1)
Đối với tất cả các cuộc thi quốc tế khác, các cơ quan lãnh đạo sẽ chỉ định một số lượng các viên chức như trên hoặc ít hơn, nếu có sự thảo thuận thích hợp của tổ chức quốc tế hoặc khu vực có thẩm quyền. Ở những nơi không có thiết bị tự động thì thiết bị đó có thể được thay bằng một trọng tài bấm giờ chính, 3 trọng tài bấm giờ cho mỗi đường bơi, một Tổ trưởng trọng tài đích và ít nhất một trọng tài đích cho mỗi đường bơi.
1.3. Bể bơi và các thiết bị kỹ thuật dùng cho Đại hội Olympic và các Giải vô địch thế giới phải được đại biểu của FINA cùng với thành viên của Ủy ban kỹ thuật Bơi kiểm tra và chấp thuận hợp thức trước các cuộc thi bơi.
1.4. Khi có sử dụng các thiết bị ghi hình ở dưới nước cho vô tuyến truyền hình thì thiết bị đó phải được điều khiển từ xa và không che khuất tầm nhìn hoặc hướng bơi của vận động viên đồng thời không được làm thay đổi hình dáng bể bơi hoặc làm mờ các vạch dấu ở bể bơi theo quy định của FINA.
Điều 2. Các thành viên của Ban trọng tài.
2.1. Tổng trọng tài
2.1.1. Tổng trọng tài có đầy đủ quyền kiểm tra và chỉ đạo đối với tất cả các viên chức, phê chuẩn sự phân công và chỉ dẫn cho họ lưu ý đến tất cả những đặc điểm riêng hoặc các quy định liên quan đến cuộc thi. Tổng trọng tài phải áp dụng có hiệu lực tất cả các điều luật và các quyết định của FINA và sẽ giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến sự diễn biến thực tế cuộc thi mà giải pháp cuối cùng đối với chúng không được quy định trong các điều luật.
2.1.2. Tổng trọng tài có thể can thiệp và tất cả các giai đoạn của cuộc thi để bảo đảm cho các quy định của FINA được tuân thủ và xử lý tất cả các kháng nghị liên quan đến cuộc thi đang tiến triển.
2.1.3. Khi các trọng tài đích không có đủ ba (3) đồng hồ hiện chữ số thì Tổng trọng tài sẽ quyết định bố trí trọng tài ở những nơi cần thiết. Thiết bị bấm giờ tự động, nếu có và đang làm việc, sẽ được dùng để tham khảo như đã nêu tại Điều 1.3. của Luật bơi.
2.1.4. Tổng trọng tài phải bảo đảm cho tất cả các viên chức cần thiết đều có mặt ở vị trí tương ứng để tiến hành cuộc thi. Tổng trọng tài có thể chị định người thay thế những người vắng mặt, cho những người không đủ năng lực làm việc hoặc thấy là không có hiệu quả, đồng thời có thể chỉ định các viên chức bổ sung nếu thấy cần thiết.
2.1.5. Khi bắt đầu mỗi đợt bơi, Tổng trọng tài báo hiệu cho các đấu thủ bằng một loạt tiếng còi ngắn để yêu cầu họ bỏ quần áo ngoài. Sau đó thổi một tiếng còi dài báo cho họ cần phải đứng lên bục xuất phát (hoặc đối với bơi ngửa và bơi tiếp sức hỗn hợp, thì nhảy ngay xuống nước). Sau tiếng còi dài nói trên này, các đấu thủ bơi ngửa và bơi tiếp sức hỗn hợp phải vào ngay tư thế xuất phát. Khi các đấu thủ và các trọng tài đã sẵn sàng để xuất phát, Tổng trọng tài sẽ dơ thẳng tay ra trước để báo hiệu cho trọng tài xuất phát là các đấu thủ đã thuộc quyền điều khiển của trọng tài xuất phát.
Tổng trọng tài giữ nguyên tư thế dơ tay ra trước cho đến khi hiệu lệnh xuất phát được thực hiện.
2.1.6. Tổng trọng tài sẽ loại bất kỳ đấu thủ nào vi phạm luật mà cá nhân ông ta quan sát được hoặc được các viên chức có trách nhiệm khác báo cáo.
2.2. Trọng tài xuất phát.
2.2.1. Trọng tài xuất phát có toàn quyền điều khiển các đấu thủ từ lúc Tổng trọng tài chuyển các đấu thủ đến cho mình (điều 2.1.5. của Luật bơi) cho đến sau khi đợt bơi bắt đầu. Lệnh xuất phát sẽ được phát ra phù hợp với điều 4 Luật bơi.
2.2.2. Trọng tài xuất phát phải báo cáo với Tổng trọng tài về đấu thủ trì hoãn trong xuất phát, cố tình không tuân theo mệnh lệnh hoặc có bất kỳ hành vi xấu nào biểu hiện trong lúc xuất phát, nhưng chỉ có Tổng trọng tài mới có thể loại đấu thủ do có sự trì hoãn, sự cố tình không tuân lệnh hoặc có hành vi xấu. Việc loại đấu thủ như thế sẽ không tính là do lỗi xuất phát.
2.2.3. Trọng tài xuất phát có quyền quyết định đợt xuất phát có đúng quy cách hay không và chỉ phụ thuộc vào quyết định của Tổng trọng tài. Nếu Trọng tài xuất phát tin chắc rằng đợt xuất phát là không đúng quy cách, ông phải gọi các đấu thủ trở lại sau khi đã có lệnh xuất phát, trừ trường hợp trước đó đã xảy ra xuất phát phạm quy, lần này trọng tài xuất phát sẽ không gọi các đấu thủ trở lại sau khi đã có lệnh xuất phát (xem điều 4.4)
2.2.4. Khi phát lệnh xuất phát cho mỗi đợt bơi, Trọng tài xuất phát đứng trên thành dọc của bể bơi cách thành bể bơi có các đấu thủ sắp xuất phát khoảng 5 mét, để cho các trọng tài bấm giờ có thể nhìn thấy tín hiệu xuất phát và các đấu thủ có thể nghe rõ tín hiệu đó.
2.3. Thư ký dẫn đường
2.3.1. Thư ký dẫn đường có nhiệm vụ tập họp các đấu thủ cho mỗi đợt bơi
2.3.2. Báo cáo cho Tổng trọng tài mọi vi phạm ghi nhận được liên quan đến việc quảng cáo (Điều 7 của Luật chung) và trường hợp đấu thủ không có mặt khi gọi tên.
2.4. Tổ trưởng giám sát quay vòng
2.4.1. Tổ trưởng giám sát quay vòng phải bảo đảm cho tất cả các giám sát quay vòng thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình trong cuộc thi đấu.
2.4.2. Tổ trưởng giám sát quay vòng phải thu nhận các báo cáo của các giám sát quay vòng nếu có bất kỳ vi phạm nào xảy ra và sẽ chuyển ngay các báo cáo đó cho Tổng trọng tài.
2.5. Các giám sát quay vòng
2.5.1. Tại mỗi đường bơi, ở mỗi đầu bể bơi sẽ chỉ định một giám sát quay vòng.
2.5.2. Mỗi giám sát quay vòng phải bảo đảm rằng các đấu thủ thực hiện đúng các điều luật về quay vòng, kể từ khi bắt đầu động tác quạt tay cuối cùng trước khi chạm thành bể đến lúc hoàn thành động tác quạt tay sau khi quay vòng. Các giám sát quay vòng tại đầu xuất phát của bể bơi phải bảo đảm rằng các đấu thủ thực hiện đúng các điều luật từ khi xuất phát đến khi hoàn thành động tác quạt tay đầu tiên. Các giám sát quay vòng tại đầu về đích của bể bơi phải bảo đảm rằng các đấu thủ về đích cuộc đua đúng luật quy định
2.5.3. Trong các đợt bơi cá nhân 800 và 1500 mét, mỗi trọng tài giám sát quay vòng ngồi tại đầu quay vòng của bể bơi phải ghi số lần chiều dài bể bơi mà đấu thủ đã hoàn thành trên đường bơi của mình và thông báo cho đấu thủ số lần bơi còn phải thực hiện bằng cách dơ “bảng báo số lần bơi”.
Có thể sử dụng các thiết bị bán điện tử, kể cả màn hình dưới nước để báo hiệu.
2.5.4. Mỗi giám sát tại đầu xuất phát phải báo hiệu khi vận động viên trên đường bơi của mình còn phải bơi hai lần chiều dài bể bơi cộng năm (5) mét nữa là đến đích trong các môn thi cá nhân 800 và 1500 mét. Có thể báo hiệu bằng còi hoặc chuông.
2.5.5. Mỗi giám sát quay vòng ở đầu xuất phát phải xác định trong các đợt bơi tiếp sức, xem đấu thủ xuất phát có tiếp xúc với bục xuất phát trong lúc đấu thủ trước chạm thành xuất phát của bể bơi không. Khi có thiết bị tự động để kiểm tra thời điểm rời bục trong tiếp sức thì nó sẽ phải được sử dụng phù hợp với điều 13.1. của Luật bơi.
2.5.6. Các giám sát quay vòng phải báo cáo bằng phiếu có chữ ký về mọi sự vi phạm, có ghi rõ đợt bơi, đường bơi, tên đấu thủ và lỗi vi phạm, gửi đến Tổ trưởng giám sát quay vòng để tổ trưởng chuyển ngay báo cáo tới Tổng trọng tài.
2.6. Trọng tài kỹ thuật bơi.
2.6.1. Trọng tài kỹ thuật bơi được bố trí ở mỗi bờ cọc thành của bể bơi.
2.6.2. Mỗi trọng tài kỹ thuật phải bảo đảm cho các điều luật liên quan đến kiểu bơi quy định cho môn thi được tuân thủ và phải quan sát các lần quay vòng để hỗ trợ cho các giám sát quay vòng.
2.7. Tổ trưởng trọng tài bấm giờ:
2.7.1. Tổ trưởng trọng tài bấm giờ có nhiệm vụ phân công vị trí ngồi của tất cả trọng tài bấm giờ và các đường bơi mà họ chịu trách nhiệm. Mỗi đường bơi phải có ba (3) trọng tài bấm giờ. Nếu không sử dụng thiết bị bấm giờ tự động thì cần chỉ định thêm hai (2) trọng tài bấm giờ dự bị để sẵn sàng phân công thay thế cho trọng tài mà đồng hồ không được bấm hoặc bị dừng trong lúc đợt bơi đang diễn ra, hoặc cho trọng tài vì một lý do nào đó không có khả năng bấm giờ được. Khi sử dụng mỗi đường bơi ba (3) đồng hồ hiện chữ số thì thành tích cuối cùng và thứ hạng được xác định theo thời gian ghi được.
2.7.2. Tổ trưởng trọng tài bấm giờ phải thu các phiếu ghi thời gian đã bấm được của các trọng tài bấm giờ trên từng đường bơi và nếu cần thì kiểm tra đồng hồ của họ.
2.7.1. Tổ trưởng trọng tài bấm giờ phải ghi hoặc kiểm soát thời gian chính thức trên từng phiếu của từng đường bơi.
2.8. Trọng tài bấm giờ.
2.8.1. Mỗi trọng tài bấm giờ phải bấm thời gian của đấu thủ trên đường bơi đã được chỉ định cho mình phù hợp với điều 11.3. Luật bơi. Đồng hồ bấm giờ phải được Ủy ban Điều hành cuộc thi nhận thực là đúng.
2.8.2. Mỗi trọng tài bấm giờ chạy đồng hồ của mình vào lúc phát lệnh và bấm dừng khi đấu thủ trên đường bơi của mình kết thúc cự ly bơi. Các trọng tài bấm giờ có thể được Tổ trưởng trọng tài bấm giờ chỉ dẫn để bấm giờ các cự ly trung gian trong các cuộc đua dài hơn 100 mét.
2.8.3. Ngay sau đợt bơi, các trọng tài bấm giờ trên mỗi đường bơi phải ghi thời gian bấm được trên đồng hồ của mình vào phiếu, chuyển phiếu đó cho Tổ trưởng trọng tài bấm giờ, nếu cần thiết, thì đưa đồng hồ để giám định. Các trọng tài bấm giờ không được xóa đồng hồ của mình trước khi nhận được khẩu lệnh “đồng hồ về số không” của Tổ trưởng trọng tài bấm giờ hoặc Tổng trọng tài.
2.8.4. Trừ khi có sử dụng hệ thống ghi hình quay lại, còn không thì phải sử dụng số lượng đầy đủ các trọng tài bấm giờ, kể cả khi có dùng các thiết bị bấm giờ tự động.
2.9. Tổ trưởng trọng tài đích.
2.9.1. Tổ trưởng trọng tài đích phải chỉ định vị trí cho mỗi Trọng tài đích và thứ hạng cần xác định.
2.9.3. Ở nơi có sử dụng thiết bị tự động để kiểm tra về đích, thì Tổ trưởng trọng tài đích phải báo cáo trình tự về đích do thiết bị đó ghi được sau đợt bơi.
2.10 Các trọng tài đích.
2.10.1. Các trọng tài đích phải đứng ở vị trí ca trên đường thẳng của đích, nơi mà họ nhìn rõ được đường bơi và đường thẳng của đích vào mọi thời điểm, trừ khi họ điều khiển thiết bị tự động ở các đường bơi được chỉ định tương ứng bằng cách ấn nút bấm vào lúc hoàn thành cự ly bơi.
2.10.2. Sau mỗi đợt bơi, Trọng tài đích phải quyết định và báo cáo thứ hạng của các đấu thủ trên các đường bơi đã được phân công. Trọng tài đích cũng như người điều khiển bấm nút không được hoạt động với tư cách Trọng tài bấm giờ trong cùng một đợt bơi.
2.11. Công viên kiểm tra
2.11.1. Tổ trưởng thư ký có trách nhiệm kiểm tra kết quả từ máy in vi tính hoặc từ kết quả thời gian và thứ hạng của từng đợt bơi do Tổng trọng tài trao cho. Tổ trưởng thư ký phải chứng kiến chữ ký của Tổng trọng tài vào bản ghi kết quả.
2.11.2. Các thư ký phải kiểm tra những người rút khỏi sau thi đấu hoặc trong thi chung kết, viết kết quả vào văn bản chính thức, kê ra các kỷ lục mới được lập, và tính điểm khi cần thiết.
2.12. Các viên chức phải đưa ra quyết định của mình một cách tự chủ và độc lập với nhau, tuy nhiên trừ những điều đã quy định trong Luật bơi.
Điều 3. Cách xếp vị trí thi đấu loại, bán kết và chung kết
Vị trí xuất phát trong tất cả các cuộc thi đấu tại Đại hội Olympic, Giải vô địch thế giới, Đại hội thể thao khu vực và các cuộc thi của FINA sẽ được sắp xếp như sau:
3.1. Thi đấu loại.
3.1.1. Thành tích thi đấu cao nhất trong mười hai tháng, tính từ ngày hết hạn đăng ký tham gia cuộc thi trở về trước, của tất cả đấu thủ phải được ghi vào phiếu đăng ký tham gia và được Ban tổ chức cuộc thi lập danh sách theo thứ tự thành tích. Các đấu thủ không đăng ký thành tích bơi của mình sẽ bị coi là có thành tích thấp nhất và phải xếp ở vị trí cuối cùng của bản danh sách. Việc sắp xếp vị trí đối với các đấu thủ có thành tích ngang nhau, hoặc của hai đấu thủ trở lên không đăng ký thành tích, sẽ được xác định bằng cách rút thăm. Các đấu thủ sẽ được sắp xếp vị trí đường bơi theo trật tự được nêu tại Điều 3.1.2. dưới đây. Các đáu thủ sẽ được sắp xếp vị trí trong đấu loại căn cứ vào thành tích đã kê khai theo cách thức sau đây:
3.1.1.1. Nếu có một đợt bơi đấu loại, thì đợt bơi đó sẽ được chọn hạt giống như thi chung kết và chỉ bơi trong buổi bơi chung kết.
3.1.1.2. Nếu có hai đợt bơi đấu loại, thì đấu thủ có thành tích cao nhất sẽ được sắp xếp trong đợt bơi thứ hai, đấu thủ có thành tích cao tiếp theo được sắp xếp trong đợt bơi đầu, đấu thủ có thành tích cao tiếp theo – trong đợt bơi thứ hai, tiếp theo – trong đợt bơi thứ hai, tiếp theo – trong đợt bơi thứ nhất v.v…
3.1.1.3. Nếu có ba đợt bơi lội, đấu thủ có thành tích cao nhất được xếp trong đợt bơi thứ ba, đấu thủ có thành tích thứ nhì – trong đợt bơi thứ hai, thành tích thứ ba - đợt bơi thứ nhất. Đấu thủ có thành tích thứ tư sẽ được xếp trong đợt bơi thứ ba, thành tích thứ năm – trong đợt bơi thứ hai, thành tích thứ sau – trong đợt bơi thứ nhất, thành tích thứ bảy – trong đợt bơi thứ ba v.v…
3.1.1.4. Nếu có bốn hoặc nhiều hơn bốn đợt bơi loại, thì ba đợt bơi đấu loại cuối cùng của một môn bơi sẽ phải sắp xếp theo điều luật 3.1.1.3 kể trên. Đợt bơi trước ba đợt bơi loại cuối cùng gồm những đấu thủ có thành tích bơi thấp hơn; đợt bơi trước bốn đợt bơi cuối cùng gồm những đấu thủ có thành tích thấp hơn nữa v.v… Đường bơi trong từng đợt bơi sẽ được sắp xếp theo trật tự thành tích đã khai, phù hợp với quy cách được nêu tại điều 3.1.2 Luật bơi.
3.1.1.5. Ngoại lệ: Khi có hai đợt bơi trở lên rong một môn thi, thì tối thiểu phải có ba đấu thủ được sắp xếp trong mỗi đợt bơi đấu loại, những lần xuất phát tiếp theo có thể giảm số lượng đấu thủ đấu loại xuống ít hơn ba người.
3.1.2. Trừ các môn thi 50 mét, sự phân bổ đường bơi phải theo nguyên tắc đấu thủ hoặc đội bơi có thành tích cao nhất được xếp ở đường bơi giữa của bể bơi có số đường bơi lẻ, hoặc ở đường bơi số 3 hoặc số 4 tương ứng ở bể bơi có 6 hoặc 8 đường bơi (đường bơi số 1 là đường bơi ở sát thành bên phải của bể bơi khi hướng nhìn bể bơi từ phí đầu xuất phát). Đấu thủ có thành tích thấp hơn tiếp theo sẽ được xếp ở đường bơi bên trái của đấu thủ thứ nhất, cứ theo đó lần lượt sắp xếp các đấu thủ về phía đường bơi bên phải rồi bên trái theo thành tích đã ghi trong phiếu đăng ký. Các đấu thủ có thành tích ngang nhau sẽ được xếp vị trí đường bơi bằng cách rút thăm như đã nêu trên.
3.1.3. Khi thi đấu cự ly 50 mét thì, theo sự xem xét cảu Ủy ban Điều hành, có thể bơi hoặc từ đầu xuất phát thông thường đến đầu quay vòng, hoặc từ đầu quay vòng đến đầu xuất phát, tùy thuộc vào các yếu tố như có sẵn thiết bị tự động thích hợp, vị trí phát lệnh, bảo đảm an toàn v.v… Ủy ban Điều hành cần thông báo kỹ càng cho các đấu thủ về quyết định của mình trước khi bắt đầu thi đấu. Không cần biết cuộc đua sẽ bắt đầu từ phía nào của bể bơi, các đấu thủ sẽ được sắp xếp trên chính đường bơi được phân bổ dù họ xuất phát hay về đích ở đầu xuất phát của bể bơi.
3.2. Thi bán kết và chung kết.
3.2.1. Trong các đợt bơi bán kết việc sắp xếp vị trí được ấn định như tại điều 3.1.1.2.
3.2.2. Khi không cần phải đấu loại, vị trí đường bơi sẽ được ấn định phù hợp với điều nói trên. Khi đã tiến hành các đợt bơi đấu loại hoặc bán kết, vị trí các đường bơi sẽ được ấn định theo Điều 3.1.2, nhưng dựa vào thành tích vừa đạt được trong các đợt bơi đó.
3.2.3. Trường hợp các đấu thủ bơi trong cùng một đợt bơi, hoặc trong các đợt bơi khác nhau, mà đạt thành tích ngang nhau tới 1/100 giây, cùng giành hạng thứ tám hoặc thứ mười sáu, thì cần có lần bơi phụ để xác định đấu thủ được lọt vào các cuộc thi chung kết thích hợp. Lần bơi phụ đó phải diễn ra sớm nhất là một giờ sau khi tất cả các đấu thủ liên quan đã hoàn thành đợt bơi loại của mình. Một lần bơi phụ khác sẽ được tiến hành nếu lại ghi được những thành tích ngang nhau.
3.2.4. Khi có một số đấu thủ rút tên khỏi cuộc thi bán kết hoặc chung kết (chung kết A hoặc B), các đấu thủ khác sẽ được gọi thay thế căn cứ vào thứ tự thành tích trong đấu loại. Đợt bơi hoặc các đợt đó phải được sắp xếp lại vị trí đường bơi và phải có biên bản bổ sung ghi rõ sự thay đổi hay thay thế như mô tả tại Điều 3.1.2.
3.3. Trong các cuộc thi đấu khác, có thể áp dụng phương pháp rút thăm để phân bổ vị trí đường bơi.
Điều 4. Xuất phát
4.1. Trưởng ban tổ chức cần quyết định cuộc thi sẽ tiến hành với
a) Luật xuất phát một lần, hay
b) Luật xuất phát hai lần.
Điều này cần ghi rõ trong Điều lệ cuộc thi.
4.2. Xuất phát trong thi đấu các kiểu bơi tự do, bơi ếch, bơi bướm, và bơi hỗn hợp cá nhân được thực hiện bằng động tác nhảy xuống nước. Khi có tiếng còi dài của Tổng trọng tài (Điều 2.1.5), các đấu thủ phải bước lên bục xuất phát. Khi có khẩu lệnh “chú ý” (“take your marks”) của trọng tài xuất phát, các đấu thủ phải vào ngay tư thế xuất phát, ít nhất một bàn chân phải đặt ở mép trước của bục xuất phát. Tư thế của hai tay không liên quan đến điều này. Khi tất cả các đấu thủ đã đứng yên, trọng tài xuất phát sẽ phát lệnh.
4.3. Xuất phát trong bơi Ngửa và Tiếp sức hỗn hợp phải thực hiện ở dưới nước. Khi có tiếng còi dài của Tổng trọng tài (điều 2.1.5), các đấu thủ nhanh chóng nhảy xuống nước. Khi có tiếng còi dài thứ hai của Tổng trọng tài, các đấu thủ phải khẩn trương quay lại để vào tư thế xuất phát (điều 6.1). Khi tất cả các đấu thủ đã ở tư thế xuất phát, Trọng tài xuất phát sẽ hô khẩu lệnh “chuẩn bị”. Khi tất cả các đấu thủ đã yên vị, Trọng tài xuất phát sẽ phát lệnh.
4.4. Tại Đại hội Olympic, Giải vô địch thế giới và các cuộc thi khác của FINA, khẩu lệnh “chuẩn bị” được thể hiện bằng tiếng Anh “Take your marks” và lệnh xuất phát phải được truyền qua các loa phóng thanh gắn trên mỗi bục xuất phát. Tiếng động của các loa phóng thanh đó phải đủ lớn để nếu lặp lại tín hiệu (điều 4.5), có thể báo cho các đấu thủ quay trở lại khi có lỗi xuất phát.
4.5. Khi áp dụng luật xuất phát một lần, bất kỳ đấu thủ nào xuất phát trước tín hiệu xuất phát thì sẽ bị loại. Nếu tín hiệu xuất phát được phát ra trước khi phát hiện có đấu thủ phạm quy thì cuộc đua vẫn được tiếp tục và đấu thủ hoặc các đấu thủ phạm quy sẽ bị loại ngay sau khi đợt bơi kết thúc. Nếu việc phạm quy được phát hiện trước khi có tín hiệu xuất phát, thì tín hiệu đó sẽ không phát nữa, nhưng các đấu thủ còn lại sẽ được trọng tài xuất phát gọi quay trở lại, nhắc nhở về hình phạt và cho xuất phát lại.
4.6. Trường hợp áp dụng luật xuất phát hai lần, khi có lỗi xuất phát lần thứ nhất thì trọng tài xuất phát gọi các đấu thủ quay trở lại và nhắc nhở họ không được xuất phát trước tín hiệu xuất phát. Sau lỗi xuất phát lần thứ nhất, bất kỳ đấu thủ nào xuất phát trước tín hiệu xuất phát đều bị loại. Nếu tín hiệu xuất phát được phát ra trước khi phát hiện có đấu thủ phạm quy thì cuộc đua vẫn được tiếp tục và đấu thủ hoặc các đấu thủ phạm quy sẽ bị loại ngay sau khi đợt bơi kết thúc. Nếu việc phạm quy được phát hiện trước khi có tín hiệu xuất phát, thì tín hiệu đó sẽ không phát nữa, nhưng các đấu thủ còn lại sẽ được trọng tài xuất phát gọi quay trở lại, nhắc nhở về hình phạt và cho xuất phát lại.
4.7. Tín hiệu báo lỗi xuất phát cũng giống với tín hiệu xuất phát nhưng được lặp lại nhiều lần, đồng thời với việc hạ dây báo hiệu lỗi xuất phát. Cũng có thể, khi Tổng trọng tài quả quyết là có lỗi xuất phát thì ông ta sẽ thổi còi của mình. Tiếp theo tiếng còi đó, trọng tài xuất phát phải phát các tín hiệu (lặp lại) và dây báo hiệu lỗi xuất phát được thả xuống nước.
Điều 5. Bơi tự do
5.1. Bơi Tự do có nghĩa là trong thi đấu môn này đấu thủ có thể bơi bất kỳ kiểu gì. Trà trường hợp trong môn bơi hỗn hợp cá nhân hoặc tiếp sức hỗn hợp, bơi Tự do có nghĩa là tất cả các kiểu bơi khác với bơi Ngửa, bơi Ếch, bơi Bướm.
5.2. Một bộ phận nào đó của cơ thể đấu thủ phải chạm vào thành bể mỗi lần bơi hết chiều dài bể bơi và khi về đích.
5.3. Một bộ phận nào đó của cơ thể đấu thủ phải nhô trên mặt nước trong suốt cự ly bơi, trừ lúc quay vòng và sau xuất phát đấu thủ được phép hoàn toàn chìm trong nước ở khoảng cách 15 mét sau xuất phát và sau mỗi lần quay vòng. Sau giới hạn đó, đầu của đấu thủ phải nhô trên mặt nước.
Điều 6. Bơi Ngửa
6.1. Các đấu thủ phải đứng thành hàng ở dưới nước quay mặt vào thành bể phía xuất phát, hai tay bám trên thanh nắm xuất phát. Hai chân, kể cả các ngón chân, phải ở dưới mặt nước. Cấm không được để chân lên máng tràn hoặc móc các ngón chân vào mép máng tràn.
6.2. Khi có tín hiệu xuất phát và sau khi quay vòng đấu thủ phải đạp ra và bơi ở tư thế nằm ngửa trên suốt đường bơi, trừ lúc thực hiện quay vòng như nêu ở điều 6.4. của Luật bơi. Tư thế nằm ngửa bình thường trong bơi ngửa có thể bao gồm động tác vặn người mạnh, nhưng không được tới mức 90° so với mặt phẳng nằm ngang. Tư thế của đầu không liên quan đến điều vừa nói.
6.3. Một bộ phận cơ thể đấu thủ phải nhô trên mặt nước trên suốt đường bơi, nhưng cho phép đấu thủ được hoàn toàn lặn trong nước khi quay vòng và lặn với một khoảng cách không quá 15 mét sau xuất phát và sau mỗi lần quay vòng. Trước khi đến điểm giới hạn đó, đầu phải nổi trên mặt nước.
6.4. Trong lúc quay vòng hai vai có thể quay qua chiều thẳng đứng chuyển vào tư thế sấp, sau đó có thể dùng một tay quạt liên tục hoặc hai tay quạt đồng thời liên tục để bắt đầu quay vòng. Khi thân người không còn ở tư thế nằm ngửa thì không được làm động tác đạp chân hoặc quạt tay tách rời với động tác quay vòng liên tục. Khi đạp ra khỏi thành về, đấu thủ phải trở lại tư thế nằm ngửa. Khi thực hiện quay vòng, một bộ phận cơ thể đấu thủ phải chạm vào thành bể bơi.
6.5. Khi về đích đấu thủ phải chạm thành bể khi ở tư thế nằm ngửa.
Điều 7. Bơi Ếch
7.1. Từ lúc bắt đầu động tác quạt tay đầu tiên sau xuất phát và sau mỗi lần quay vòng, thân người phải giữ ở tư thế nằm sấp. Không được phép xoay người sang tư thế ngửa ở bất kỳ thời điểm nào.
7.2. Tất cả các cử động của hai tay phải đồng thời và trên cùng một mặt phẳng ngang, không được phép làm các cử động luân phiên nhau.
7.3. Hai bàn tay phải cùng đưa từ ngực về phía trước ở ngang, ở dưới, hoặc ở trên mặt nước. Hai khuỷu tay phải ở dưới mặt nước, trừ động tác cuối cùng khi về đích. Hai tay phải quạt về sau ở ngang hoặc dưới bề mặt của nước. Hai bàn tay không được quạt ra sau quá đường trục ngang của hông, không kể động tác thứ nhất sau xuất phát và sau mỗi lần quay vòng.
7.4. Tất cả các cử động của hai chân phải đồng thời và ở trên cùng mặt phẳng nằm ngang, không được phép làm các động tác luân phiên.
7.5. Hai bàn chân phải hướng ra ngoài trong lúc làm động tác đạp ra sau. Không được làm động tác cắt kéo, đập hoặc vẫy xuống kiểu đôphanh. Hai chân có thể nhô trên mặt nước, nhưng sau đó không được đập xuống kiểu đôphanh.
7.6. Tại mỗi lần quay vòng và trong lúc về đích, hai bàn tay phải chạm thành về cùng một lúc ở trên, dưới, hoặc ngang mặt nước. Hai vai phải giữ ở trên một mặt phẳng nằm ngang cho đến khi chạm tay vào thành bể. Đầu có thể ngụp dưới nước sau động tác quạt tay cuối cùng trước khi chạm thành bể, miễn là đầu có nhô lên mặt nước tại một thời điểm nào đó của chu kỳ động tác hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn chỉnh cuối cùng trước khi chạm tay thành bể.
7.7. Trong mỗi chu kỳ hoàn chỉnh gồm một lần quạt tay và một lần đạp chân, một phần nào đó của đầu đấu thủ phải nhô trên mặt nước, trừ trường hợp sau xuất phát và sau mỗi lần quay vòng, đấu thủ có thể làm một động tác quạt tay kéo dài ra sau đến mức chạm hai đùi và một động tác đạp chân, trong lúc thân người đang chìm hoàn toàn trong nước. Đầu phải nhô lên mặt nước trước khi hai tay hướng vào phía trong, tại thời điểm hai tay mở ra rộng nhất để quạt nước lần thứ hai.
Điều 8. Bơi Bướm.
8.1. Từ lúc bắt đầu động tác quạt tay thứ nhất sau xuất phát và sau mỗi lần quay vòng, than người đấu thủ phải giữ ở tư thế sấp và hai vai phải nằm trên đường thẳng song song với mặt nước bình thường. Cho phép đạp chân sang hai bên ở dưới mặt nước. Không được phép xoay người sang tư thế ngửa ở bất kỳ thời điểm nào.
8.2. Hai cánh tay phải cùng vung ra trước ở phía trên mặt nước và quạt về sau đồng thời.
8.3. Tất cả các cử động của hai chân phải được thực hiện đồng thời. Được phép làm các động tác đồng thời của hai chân và hai bàn chân từ trên xuống và từ dưới lên theo mặt phẳng thẳng đứng. Hai chân hoặc bàn chân không nhất thiết ở mức ngang như nhau, nhưng cấm các cử động luân phiên.
8.4. Tại mỗi lần quay vòng và lúc về đích, hai tay phải đồng thời chạm thành bể ở trên hoặc ở dưới mặt nước.
8.5. Lúc xuất phát và quay vòng, đấu thủ được phép thực hiện một hoặc nhiều động tác đập chân và một động tác quạt tay dưới mặt nước để đưa người nhô lên mặt nước. Đấu thủ được phép hoàn toàn chìm dưới nước trong khoảng cách không quá 15 mét sau xuất phát và sau mỗi lần quay vòng. Đến giới hạn này, đầu của đấu thủ phải nhô lên mặt nước và phải giữ ở tư thế nhô trên mặt nước cho đến lúc quay vòng tiếp theo hoặc về đích.
Điều 9. Bơi Hỗn hợp.
9.1. Trong các môn bơi Hỗn hợp cá nhân, đấu thủ phải bơi bốn kiểu theo trình tự sau đây: Bướm, Ngửa, Ếch và Tự do.
9.2. Trong các môn bơi tiếp sức hỗn hợp, các đấu thủ phải bơi bốn kiểu theo trình tự sau đây: Ngửa, Ếch, Bướm, Tự do.
9.3. Về đích trong mỗi phần bơi tiếp sức phải thực hiện đúng điều luật áp dụng cho mỗi kiểu bơi tương ứng.
Điều 10. Bơi trên đường bơi.
10.1. Đấu thủ phải một mình vượt qua toàn bộ đoạn đường bơi mới được coi là đã bơi hết cự ly thi đấu.
10.2. Đấu thủ phải về đích trên cùng đường bơi mà mình đã xuất phát.
10.3. Trong tất cả các môn thi, khi quay vòng sau lúc đấu thủ phải chạm hợp lệ vào thành bể bơi. Động tác quay vòng phải được thực hiện từ thành bể, không được bước hoặc đạp từ đáy bể bơi.
10.4. Đấu thủ đứng xuống đáy bể bơi trong khi thi bơi tự do hoặc trong đoạn bơi tự do của môn bơi hỗn hợp sẽ không bị loại, nhưng không được bước đi dưới đáy bể.
10.5. Không được phép bám và kéo dây phao bơi.
10.6. Đấu thủ gây trở ngại cho đấu thủ khác bằng cách bơi sang đường bơi khác hoặc bằng hành vi cản trở khác sẽ bị loại. Nếu đó là lỗi cố ý thì Tổng trọng tài phải báo sự việc đó cho Liên đoàn thành viên đăng cai tổ chức cuộc đua và cho Liên đoàn thành viên của đấu thủ vi phạm.
10.7. Không đấu thủ nào được phép sử dụng hoặc mang bất kỳ dụng cụ nào có thể hỗ trợ cho tốc độ, độ nổi hoặc sức bền trong lúc thi đấu (thí dụ áo nổi, bao tay, màng bơi, chân vịt…). Có thể đeo kính bơi.
10.8. Đấu thủ nào không đăng ký tham gia đợt bơi mà nhảy xuống bể bơi trong lúc đang diễn ra cuộc đua, trước khi tất cả các đấu thủ hoàn thành cự li, thì sẽ bị loại khỏi lần bơi sắp tới có trong chương trình cuộc thi.
10.9. Mỗi đội bơi tiếp sức phải có bốn đấu thủ.
10.10. Trong môn thi tiếp sức, đội nào có đấu thủ rời chân khỏi bục xuất phát trước khi đồng đội bơi trước chạm thành bể bơi thì sẽ bị loại, trừ khi đấu thủ mắc lỗi trở lại điểm xuất phát tại thành bể, nhưng không cần phải trở lại bục xuất phát.
10.11. Một đội tiếp sức sẽ bị loại khỏi cuộc thi nếu thành viên của đội đó không phải lượt của mình mà nhảy xuống nước, khi cuộc đua đang tiến hành, trước khi tất cả đấu thủ của tất cả các đội chưa kết thúc cự li thi đấu.
10.12. Các thành viên của đội tiếp sức và trình tự thi đấu của họ phải được chỉ định trước cuộc thi. Mỗi thành viên của đội tiếp sức chỉ được bơi một lần trong cuộc đua. Thành phần của đội tiếp sức có thể được thay đổi trong khoảng giữa thi đấu loại và thi chung kết, với điều kiện là chỉ được thay đổi trong số danh sách đấu thủ mà Liên đoàn thành viên đã đăng ký chính thức cho môn thi này. Bơi sai với thứ tự danh sách đấu thủ đã đăng ký thì sẽ bị loại. Chỉ được thay thế đấu thủ trong trường hợp khẩn cấp có chứng nhận của bác sỹ.
10.13. Các đấu thủ đã về đích hoặc hoàn thành đoạn cự li của mình trong bơi tiếp sức phải nhanh chóng rời khỏi bể bơi, không gây trở ngại cho các đấu thủ khác còn chưa kết thúc cuộc đua. Nếu không, đấu thủ mắc lỗi hoặc đội tiếp sức của đấu thủ nào sẽ bị loại.
10.14. Nếu có sự vi phạm gây tác hại đến thành tích của một đấu thủ thì Tổng trọng tài có quyền cho phép đấu thủ này thi đấu ở đợt bơi tiếp sau đó hoặc nếu vi phạm xẩy ra trong thi chung kết hoặc trong đợt bơi loại cuối cùng, thì có thể cho đấu thủ này bơi lại.
10.15. Không cho phép sử dụng vật dẫn tốc độ, cũng như các thiết bị và cách thức có tác dụng dẫn tốc độ bơi.
Điều 11. Bấm giờ
11.1. Việc điều hành thiết bị bấm giờ tự động phải có sự giám sát của các viên chức được chỉ định. Thời gian mà các thiết bị đó ghi sẽ được sử dụng để xác định người về nhất, tất cả thứ hạng và thời gian ứng với mỗi đường bơi. Các thứ hạng và thời gian được xác định đó sẽ có giá trị cao hơn những quyết định của các trọng tài và những người bấm giờ. Trong trường hợp thiết bị tự động bị hư hỏng, hoặc có bằng chứng rõ ràng về sự hỏng hóc của thiết bị hoặc đấu thủ đã không tác động cho thiết bị hoạt động được thì quyết định của trọng tài đích và trọng tài bấm giờ sẽ được coi là chính thức (xem điều 13.3)
11.2. Khi có sử dụng thiết bị tự động, các thành tích sẽ chỉ được ghi đến 1/100 giây. Khi có thể bấm giờ được 1/1000 giây thì con số thứ ba không cần ghi hoặc sử dụng để xác định thời gian hoặc thứ hạng. Trong trường hợp thời gian bằng nhau, thì tất cả các đấu thủ có thời gian ghi được như nhau đến 1/100 giây sẽ được xếp ở cùng một thứ hạng. Thời gian trên bảng số điện tư chỉ thể hiện đến 1/100 giây.
11.3. Mọi dụng cụ đo thời gian do trọng tài bấm tay đều được coi là đồng hồ. Thời gian đo bằng cách thủ công đó phải do ba trọng tài bấm giờ được chỉ định hoặc được Liên đoàn của nước liên quan tán thành, thực hiện. Tất cả đồng hồ bấm giờ đều phải được chứng nhận là chính xác phù hợp với yêu cầu của cơ quan lãnh đạo liên quan. Bấm giờ tay sẽ ghi tới 1/10 giây hoặc, nếu đồng hồ có ba con số có thể đọc được tới 1/100 giây, thì ghi tới 1/100 giây. Nơi nào không sử dụng thiết bị tự động, thời gian ghi được bằng đồng hồ bấm tay sẽ được xác định như sau:
11.3.1. Nếu hai trong ba đồng hồ ghi được một thời gian như nhau và đồng hồ thứ ba không giống như vậy, thì hai thời gian giống nhau đó sẽ là thời gian chính thức.
11.3.2. Nếu cả ba đồng hồ đều khác nhau, thì đồng hồ ghi được thời gian ở giữa sẽ là thời gian chính thức.
11.4. Nếu một đấu thủ bị loại trong hoặc sau cuộc thi, thì việc loại đó phải được ghi vào bảng kết quả chính thức, nhưng không phải ghi hoặc công bố thời gian hoặc thứ hạng.
11.5. Trong trường hợp bơi tiếp sức bị loại, thì thời gian các đoạn bơi hợp lệ trước khi phạm quy của lần bơi tiếp sức bị loại đó sẽ được ghi vào bảng kết quả chính thức.
11.6. Thành tích tất cả các đoạn 50 mét và 100 mét của người bơi đầu tiên trong các môn tiếp sức đều được ghi lại và công bố trong bảng kết quả chính thức.
Điều 12. Các kỷ lục thế giới.
12.1. Các kỷ lục thế giới trong bể bơi 50 mét được công nhận đối với các cự li và các kiểu bơi sau đây cho cả nam và nữ:
Tự do 50, 100, 200, 400, 800 và 1500 mét
Ngửa 50, 100 và 200 mét
Ếch 50, 100 và 200 mét
Bướm 50, 100 và 200 mét
Hỗn hợp cá nhân 200 và 400 mét
Tiếp sức tự do 4 x 100 và 4 x 200 mét
Tiếp sức hỗn hợp 4 x 100 mét
12.2. Các kỷ lục thế giới trong bể bơi 25 mét được công nhận đối với các cự ly và kiểu bơi sau đây cho cả nam và nữ:
Tự do 50, 100, 200, 400, 800 và 1500 mét
Ngửa 50, 100 và 200 mét
Ếch 50, 100 và 200 mét
Bướm 50, 100 và 200 mét
Hỗn hợp cá nhân 100, 200 và 400 mét
Tiếp sức tự do 4 x 100 và 4 x 200 mét
Tiếp sức hỗn hợp 4 x 100 mét
12.3. Thành viên của các đội tiếp sức phải là những người cùng một đơn vị.
12.4. Các kỷ lục phải được thực hiện trong các cuộc thi đấu có nhiều đấu thủ hoặc trong cuộc đua cá nhân để vượt thời gian, được tiến hành công khai và công bố rộng rãi bằng thông báo chậm nhất là ba (3) ngày trước khi tiến hành cuộc đua. Trong cuộc đua cá nhân vượt thời gian được Liên đoàn thành viên chấp thuận như một cuộc kiểm tra thành tích tại một cuộc thi đấu, thì việc thông báo trước cuộc bơi sẽ không cần thiết.
12.5. Chiều dài của mỗi đường bơi trong bể bơi phải được xác nhận của viên chức trắc địa hoặc của một viên chức có nghiệp vụ được Liên đoàn thành viên ở quốc gia sở tại chỉ định, hoặc chấp thuận.
12.6. Các kỷ lục thế giới chỉ được thừa nhận khi thời gian được ghi nhận bằng thiết bị bấm giờ tự động, hoặc bằng các thiết bị tự động bị hỏng hóc.
12.7. Các thời gian bằng nhau đến 1/100 giây sẽ được công nhận như các kỷ lục ngang nhau và đấu thủ đạt được thời gian ngang mức đó sẽ được gọi là “Người cùng giữ kỷ lục”. Chỉ thời gian của đấu thủ thắng trong cuộc đua mới cáo thể đệ trình để công nhận kỷ lục thế giới.
Trong trường hợp có sự ngang bằng nhau ở cuộc đua có lập kỷ lục, mỗi đấu thủ đạt được mức ngang bằng sẽ được coi là người thắng.
12.8. Đấu thủ bơi đoạn cự li đầu tiên trong tiếp sức có thể làm thủ tục để được công nhận kỷ lục thế giới. Nếu đấu thủ bơi đầu tiên trong tiếp sức đồng đội hoàn thành cự li của mình với thời gian kỷ lục phù hợp với các điều luật của môn bơi đó, thì thành tích bơi của đấu thủ này sẽ không bị xóa bỏ do bất kỳ sự vi phạm làm cho đội tiếp sức bị loại xảy ra sau khi đấu thủ đó hoàn thành cự li.
12.9. Trong môn thi cá nhân, đấu thủ có thể đăng ký công nhận kỷ lục thế giới ở cự li trung gian nếu đấu thủ đó hoặc huấn luyện viên hoặc lãnh đạo của anh (chị) ta yêu cầu riêng đối với trọng tài rằng cần bấm giờ đặc biệt cho anh (chị) ta, hoặc thời gian bơi ở cự li trung gian được ghi bằng thiết bị bấm giờ tự động. Đấu thủ đó phải hoàn thành cự li đã quy định của môn thi mới có thể được công nhận kỷ lục ở cự li trung gian.
12.10. Tờ khai để công nhận kỷ lục thế giới phải do người có trách nhiệm của Ủy ban tổ chức hoặc Ủy ban điều hành cuộc thi làm theo mẫu chính thức của FINA và có chữ ký của đại diện có thẩm quyền của Liên đoàn có đấu thủ lập kỷ lục, nếu thấy rõ mọi quy định đã được tuân thủ. Tờ khai phải gửi cho Tổng thư ký củ FINA trong vòng 14 ngày sau cuộc thi.
12.11. Khiếu nại đối với kỷ lục thế giới phải kịp thời thông báo bằng điện tín hoặc telex cho Tổng thư ký của FINA trong vòng 7 ngày sau cuộc thi.
12.12. Liên đoàn thành viên của quốc gia có đấu thủ lập kỷ lục cần báo cáo về kỷ lục đó bằng văn bản cho Tổng thư ký FINA để thông tin và tác động, nếu cần, và bảo đảm rằng sự kê khai chính thức đó đã được tổ chức có thẩm quyền đệ trình hợp thức.
12.13. Khi nhận được tờ khai chính thức và sau khi thừa nhận những thông tin trong tờ khai là đúng, Tổng thư ký của FINA sẽ tuyên bố kỷ lục thế giới mới đó, coi đó là sự công bố và các giấy chứng nhận sẽ được chuyển đến cho những người có tờ khai đã được chấp nhận.
12.14. Tất cả các kỷ lục được lập trong các Đại hội Olympic, Giải vô địch thế giới và Cúp thế giới phải được công nhận một cách tự động.
12.15. Nếu các thủ tục ở điều 12.11. không được thực hiện, Liên đoàn thành viên của quốc gia có đấu thủ lập kỷ lục có thể kê khai để công nhận kỷ lục thế giới sau cuộc thi. Sau khi có sự điều tra đầy đủ, Tổng thư ký của FINA có quyền chấp nhận kỷ lục nếu thấy yêu cầu đó là đúng đắn.
12.16. Nếu tờ khai để công nhận kỷ lục thế giới đã được FINA chấp nhận, thì Tổng thư ký sẽ gửi bằng chứng nhận có chữ ký của Chủ tịch và Tổng thư ký FINA cho Liên đoàn thành viên của quốc gia có đấu thủ lập kỷ lục để gửi đến cho đấu thủ này, công nhận thành tích của anh (chị) ta. Tấm bằng kỷ lục thế giới thứ năm sẽ được cấp cho tất cả các thành viên của đội tiếp sức đã lập kỷ lục thế giới. Tấm bằng này sẽ do Liên đoàn thành viên cất giữ.
FINA TỜ KHAI KỶ LỤC THẾ GIỚI
WORLD RECORD APPLICATION FORM
1. Kiểu bơi (Tự do, Ngửa, Bướm, Ếch)
2.Cự li bơi
3. Chiều dài bể bơi 25 mét, 50 mét
4. Tên và quốc tịch của đấu thủ
5. Tên của đội bơi tiếp sức theo thứ tự bơi 1
2
3
4
6. Ngày thi đấu
7. Thời gian (thành tích)
8. Hãng sản xuất thiết bị điện tử
9. Thành phố diễn ra cuộc thi và tên bể bơi
10. Tên Liên đoàn xác nhận tờ khai này
11. Bể bơi có được người có bằng cấp đo không? (tên người đó)
12. Nước có đứng yên không?
13. Thi đấu tại bể bơi trong nhà hay ngoài trời?
14. Theo tôi đã đáp ứng mọi điều luật của FINA
Tên của Tổng trọng tài | Chữ ký của Tổng trọng tài |
Tất cả các tờ khai phải gửi cho Tổng thư ký FINA theo như điều Luật bơi của FINA.
Điều 13. Vai trò của thiết bị tự động
13.1. Khi có sử dụng các thiết bị tự động trong các cuộc thi đấu thì thứ hạng, thành tích và sự giám sát chạm - rời thành bể trong tiếp sức do các thiết bị đó xác định sẽ được coi là có giá trị hơn so với các kết quả của trọng tài bấm giờ.
13.2. Khi thiết bị tự động ghi thứ hạng và thời gian của mọi đấu thủ trong một đợt bơi nào đó thì:
13.2.1. Ghi thời gian và thứ hạng do thiết bị tự động thực hiện;
13.2.2. Ghi thời gian và thứ hạng do trọng tài thực hiện;
13.2.3. Sự so sánh toàn bộ và xếp thứ tự thời gian và thứ hạng do thiết bị tự động thực hiện sẽ là thời gian và thứ hạng chính thức.
13.3. Khi thiết bị tự động không ghi được thứ hoặc thời gian của một hoặc một số đấu thủ trong một cuộc đua nào đó thì:
13.3.1. Ghi tất cả thời gian và thứ hạng do thiết bị tự động đã thực hiện được;
13.3.2. Ghi tất cả thời gian và thứ hạng do trọng tài thực hiện;
13.3.3. Thứ hạng chính thức được xác định như sau:
13.3.3.1. Đấu thủ có thời gian và thứ hạng do thiết bị tự động ghi được phải có quan hệ về thứ hạng khi so sánh với các đấu thủ khác có thời gian và thứ hạng do thiết bị tự động ghi được trong đợt bơi đó.
13.3.3.2. Đấu thủ không có thứ hạng do thiết bị tự động ghi được nhưng có thời gian do thiết bị tự động ghi được sẽ được xác định quan hệ thứ hạng bằng cách so sánh thời gian của đấu thủ đó với thời gian của các đấu thủ do thiết bị tự động đã ghi được.
13.3.3.3. Đấu thủ không có cả thời gian và thứ hạng do thiết bị tự động ghi được sẽ được xác định quan hệ thứ hạng theo thời gian do thiết bị bán tự động hoặc ba đồng hồ số ghi được.
13.3.4. Thời gian chính thức được xác định như sau:
13.3.4.1. Tất cả các đấu thủ có thời gian do thiết bị tự động ghi được thì đó là thời gian chính thức.
13.3.4.2. Thời gian chính thức đối với tất cả các đấu thủ không có thời gian do thiết bị tự động ghi được sẽ là thời gian bán tự động xác định, chứng nào chúng không mâu thuẫn với thứ tự về đích chính thức.
13.3.4.3. Khi giám định về đích mà không có ba đồng hồ số, nếu thời gian do trọng tài xác định mâu thuẫn với thứ tự về đích chính thức, thì thời gian chính thức sẽ bằng thời gian chính thức của những đấu thủ có thời gian và thứ hạng mâu thuẫn với thời gian do trọng tài hoặc thiết bị bán tự động xác định. Phải chú thích vào thời gian đó: “Quyết định của Tổng trọng tài”. Theo điều 12.7. Luật bơi, thời gian được xác định bằng cách đó sẽ không được công nhận là kỷ lục thế giới.
13.3.5. Để xác định quan hệ thứ tự về đích đối với các đợt đấu loại liên quan của một môn thi, thực hiện như sau:
13.3.5.1. Quan hệ thứ hạng của tất cả các đấu thủ sẽ được xác định bằng cách so sánh thời gian chính thức của họ.
13.3.5.2. Nếu một đấu thủ có thời gian chính thức ngang bằng với thời gian chính thức của một hoặc một số đấu thủ, thì tất cả các đấu thủ có chung thời gian như thế sẽ được xếp ngang nhau trong quan hệ thứ tự vè đích của môn thi đó.
Điều 14. Luật phân nhóm tuổi.
Các Liên đoàn có thể áp dụng phân nhóm tuổi riêng của mình khi sử dụng các điều luật kỹ thuật của FINA.
Ở Việt Nam hiện nay có các nhóm tuổi chính:
- 8 tuổi
- 9 tuổi
- 10 tuổi
- Từ 11 đến 12 tuổi
- Từ 13 đến 14 tuổi
- Từ 15 đến 17 tuổi
Mốc thời gian để tính tuổi thi đấu là năm sinh (tuổi thi đấu bằng năm thi đấu trừ đi năm sinh). Những văn bản để xác định năm sinh phải bảo đảm tính pháp lý do Nhà nước quy định.
Phần III.
BƠI TRÊN MẶT NƯỚC TỰ NHIÊN
Tất cả các Giải vô địch thế giới, Cúp thế giới, các cuộc thi của FINA, phải được hỉ đạo bởi các điều luật của FINA kèm theo những điều ngoại lệ và bổ sung sau đây:
Điều 1. Bơi trên mặt nước tự nhiên.
Định nghĩa
1.1. Bơi trên mặt nước tự nhiên là các cuộc thi bơi được tiến hành ở những nơi có mặt nước tự nhiên như sông, hồ, biển.
1.1.1. Bơi đường dài là các cuộc thi bơi trên mặt nước tự nhiên với khoảng cách tối đa 25 km.
1.1.2. Bơi Marathon là các cuộc bơi trên mặt nước tự nhiên với khoảng cách trên 25 km.
Điều 2. Các viên chức.
Tại các cuộc thi bơi trên mặt nước tự nhiên cần chỉ định các viên chức sau đây:
- Tổng trọng tài
- Trợ lý tổng trọng tài
- Tổ trưởng trọng tài bấm giờ và ba trọng tài bấm giờ
- Tổ trưởng giám sát và hai giám sát đích
- Viên chức bảo đảm an toàn
- Viên chức y tế
- Viên chức đường bơi
- Thư ký dẫn đấu thủ
- Các giám sát trên đường đua (một cho mỗi đấu thủ)
- Các giám sát vòng ngoặt (một cho mỗi chỗ đổi hướng đường bơi)
- Trọng Tài phát lệnh
- Phát thanh viên
- Thư ký
Điều 3. Nhiệm vụ của các viên chức
Tổng trọng tài:
3.1. Có toàn quyền kiểm soát và ra lệnh đối với tất cả các viên chức và là người phê chuẩn sự phân công của họ, hướng dẫn họ tất cả những đặc điểm cần chú ý hoặc những quy định liên qua đến cuộc thi.
Tổng trọng tài phải thực hiện tất cả các điều luật và các quyết định của FINA và quyết định mọi vấn đề có liên quan đến quá trình thực tế cảu cuộc thi hay môn thi, mà giải pháp cuối cùng của chúng không được ghi trong luật.
3.2. Có quyền can thiệp vào cuộc thi ở bất cứ giai đoạn nào để bảo đảm cho các quy định của FINA được tuân thủ.
3.3. Xét xử mọi khiếu nại có liên quan đến cuộc thi đang diễn ra.
3.4. Đưa ra quyết định trong trường hợp các quyết định của trọng tài và thời gian ghi nhận được không ăn khớp với nhau.
3.5. Dơ cao cờ và thổi một loạt còi ngắn để báo hiệu cho các đấu thủ biết sắp sửa có lệnh xuất phát và khi thấy vừa ý thì chỉ cờ về phía trọng tài xuất phát để báo hiệu là cuộc thi có thể bắt đầu.
3.6. Loại các đấu thủ vi phạm luật do bản thân Tổng trọng tài quan sát được hoặc do các viên chức có thẩm quyền báo cáo.
Trợ lý tổng trọng tài:
3.7. Bảo đảm cho tất cả các viên chức cần thiết cho việc tiến hành cuộc thi có mặt ở đúng vị trí tương ứng của họ. Có thể chỉ định người thay thế cho những viên chức vắng mặt, không làm được việc hoặc nhận thấy là bất lực. Có thể chỉ định các viên chức bổ sung nếu thấy cần thiết.
3.8. Tiếp nhận tất cả các báo cáo của thư ký dẫn đấu thủ, viên chức đường bơi và viên chức bảo đảm an toàn trước khi cuộc thi bắt đầu và thông báo cho Tổng trọng tài về các nội dung của những báo cáo đó trước giờ xuất phát đã định 15 phút.
3.9. Tiến hành sắp xếp trọng tài trên đường đua và giao họ xuống các thuyền tương ứng.
Trọng tài xuất phát:
3.10. Đứng ở vị trí để mọi đấu thủ có thể nhìn rõ.
3.11. Khi có báo hiệu của Tổng trọng tài, dơ thẳng đứng ngọn cờ có màu sắc dễ nhận biết.
3.12. Phất từ trên xuống, đồng thời phát một tín hiệu to dứt khoát (còi hoặc súng).
Tổ trưởng trọng tài bấm giờ:
3.13. Chỉ định ít nhất ba trọng tài bấm giờ tại nơi xuất phát và về đích.
3.14. Bảo đảm tiến hành kiểm tra đồng hồ để tất cả các trọng tài bấm giờ có thể so đồng bộ đồng hồ của mình với đồng hồ chính thức trước lúc xuất phát 15 phút.
3.15. Thu nhận các phiếu ghi thời gian bấm được của mỗi trọ ng tài bấm giờ và nếu cần thì kiểm tra đồng hồ của họ.
3.16. Ghi hoặc soát xét thời gian chính thức trên phiếu ghi của mỗi đấu thủ.
Trọng tài bấm giờ:
3.17. Bấm giờ của đấu thủ được chỉ định. Đồng hồ bấm giờ phải được Ủy ban Điều hành cuộc thi xác nhận là chính xác.
3.18. Bấm giờ cho đồng hồ chạy khi có tín hiệu xuất phát và chỉ dừng đồng hồ khi có chỉ dẫn của Tổ trưởng trọng tài bấm giờ.
3.19. Ngay sau khi ghi thời gian và số liệu của đấu thủ vào phiếu, phải chuyển phiếu đó cho Tổ trưởng trọng tài bấm giờ.
Ghi chú: Khi có sử dụng thiết bị tự động thì vẫn sử dụng cả cách bấm giờ bằng đồng hồ tay như thế.
Tổ trưởng trọng tài giám sát:
3.20. Phân công vị trí của các giám sát.
3.21. Sau cuộc đua thu nhận các phiếu ghi kết quả của mỗi giám sát và lập bản kết quả và thứ hạng gửi thẳng cho Tổng trọng tài.
Trọng tài giám sát đích (ba người, trong đó một người là Tổ trưởng).
3.22. Được bố trí trên đường thẳng của đích nơi có thể nhìn thấy rõ đích và mọi thời điểm.
3.23. Ghi thứ hạng của các đấu thủ sau mỗi đợt về đích theo sự phân công đã xác định.
Ghi chú: Các trọng tài giám sát đích không được làm trọng tài bấm giờ trong cùng một cuộc thi đấu.
Trọng tài giám sát trên đường đua:
3.24. Được bố trí trên thuyền đi kèm, do sự chỉ định ngẫu nhiên ngay trước lúc xuất phát, để có thể giám sát đấu thủ được phân công vào mọi thời điểm.
3.25. Bảo đảm cho luật thi đấu luôn luôn được tuân thủ, mọi sự vi phạm đều được ghi thành văn bản và báo cáo cho Tổng trọng tài vào thời điểm sớm nhất.
3.26. Ghi chép đầy đủ về đấu thủ, bao gồm khoảng cách bơi được trong mỗi giờ, các kiểu bơi, thời gian dùng thức ăn và mọi sự việc khác.
3.27. Có quyền ra lệnh cho đấu thủ lên khỏi mặt nước khi đã quá thời gian giới hạn như Tổng trọng tài quy định.
3.28. Bảo đảm rằng đấu thủ được chỉ định giám sát không tạo lợi thế bằng cách gian lận hoặc gây cản trở cho các đấu thủ khác và, nếu tình huống đòi hỏi, hướng dẫn cho đấu thủ giữ khoảng cách 3 mét với các đấu thủ khác.
Trọng tài giám sát vòng ngoặt:
3.29. Được bố trí để có thể bảo đảm cho tất cả các đấu thủ thay đổi hướng bơi theo chỉ báo trong cá tài liệu thông tin về cuộc thi và như đã công bố tóm tắt trước xuất phát.
3.30. Ghi chép mọi sự vi phạm về qui cách quay vòng vào phiếu ghi đã được phát và thổi còi báo hiệu về sự vi phạm đó cho trọng tài giám sát đấu thủ vào lúc vi phạm xảy ra.
3.31. Ngay sau cuộc thi kết thúc, chuyển phiếu ghi có chữ ký cho Tổ trưởng trọng tài giám sát.
Viên chức bảo đảm an toàn:
3.32. Có trách nhiệm đối với Tổng trọng tài về mọi mặt an toàn có liên quan đến việc tiến hành cuộc thi.
3.33. Kiểm tra và bảo đảm rằng toàn bộ đường đua, đặc biệt là khu vực xuất phát và về đích là an toàn, thuận tiện và không có chướng ngại vật nào.
3.34. Chịu trách nhiệm bảo đảm có sẵn thuyền đủ sức an toàn trong khi thi đấu để hỗ trợ an toàn ngược lại cho các thuyền hộ tống.
3.35. Bảy (7) ngày trước khi cuộc thi thông báo cho tất cả các đấu thủ biểu đồ thủy triều, dòng chảy, có chỉ rõ thời gian thay đổi của thủy triều trên đường bơi và tác động của thủy triều hoặc dòng chảy đối với tiến trình của đấu thủ dọc theo đường bơi.
3.36. Kết hợp với viên chức y tế để kiến nghị hoặc đề xuất Tổng trọng tài việc thay đổi đường bơi hoặc cách thức tiến hành thi đấu nếu cho rằng các điều kiện không thích hợp cho việc tổ chức thi đấu.
Viên chức y tế:
3.37. Chịu trách nhiệm trước Tổng trọng tài về mọi vấn đề y tế liên quan đến cuộc thi và các đấu thủ.
3.38. Thông báo cho các cơ sở y tế địa phương về nhu cầu tất yếu của cuộc thi và bảo đảm rằng mọi nạn nhân có thể được đưa đến các cơ sở y tế vào thời điểm sớm nhất.
3.39. Bảo đảm hoàn thành kiểm tra y học cho từng đấu thủ trước khi cuộc thi bắt đầu và báo cáo cho Tổng trọng tài và Ủy ban Điều hành về những người mà mình cho là không đủ sức khỏe để thi đấu. Tỏng trọng tài sẽ không cho những người không đủ sức khỏe trong báo cáo tham gia thi đấu.
3.40. Kết hợp với viên chức bảo đảm an toàn để kiến nghị hoặc đề xuất với Tổng trọng tài việc thay đổi đường bơi hoặc cách thức tiến hành thi đấu, nếu cho rằng các điều kiện không thích hợp cho việc tổ chức thi đấu.
Viên chức đường bơi:
3.41. Có trách nhiệm đối với Ủy ban Điều hành của cuộc thi về việc trắc lượng chính xác đường bơi.
3.42. Bảo đảm đánh dấu làm mốc chính xác các khu vực xuất phát, về đích, bảo đảm mọi thiết bị được lắp đặt đúng và sẵn sàng hoạt động khi cần đến.
3.43. Bảo đảm cho tất cả những nơi thay đổi hướng của đường bơi đều được thay đổi hướng của đường bơi đều được đánh dấu chính xác và có người trông giữ trước khi cuộc thi bắt đầu.
3.44. Cùng với Tổng trọng tài và viên chức bảo đảm an toàn kiểm tra đường bơi và dấu mốc trước khi cuộc thi bắt đầu.
3.45. Bảo đảm trước khi xuất phát các giám sát vòng ngoặt đã ở vị trí của mình và thông báo điều đó cho Trợ lý tổng trọng tài.
Thư ký dẫn đấu thủ:
3.46. Tập họp và chuẩn bị các đấu thủ trước mỗi lần thi đấu và bảo đảm có sẵn các phương tiện tiếp nhận thích hợp cho tất cả các đấu thủ tại nơi về đích.
3.47. Bảo đảm mọi đấu thủ phải có số đeo để có thể nhận biết chính xác.
3.48. Bảo đảm sự có mặt của tất cả các đấu thủ tại địa điểm tập họp vào thời điểm cần thiết trước khi xuất phát.
3.49. Thông báo cho các đấu thủ và các trọng tài về thời gian còn lại trước khi xuất phát với những khoảng cách thích hợp cho đến khi còn năm phút cuối sùng thì phải báo hiệu mỗi phút một lần.
3.50. Có trách nhiệm bảo đảm cho tất cả quần áo và trang bị bỏ lại ở khu vực xuất phát được chuyển đến khu vực đích và được giữ gìn an toàn.
3.51. Bảo đảm cho tất cả các đấu thủ lên bờ sau khi về đích có tiện nghi cơ bản cần thiết để có cảm giác dễ chịu, cho dù những người đi theo phục vụ của họ không có mặt vào lúc đó.
3.52. Ghi các trường hợp bỏ cuộc, viết kết quả vào các bản mẫu chính thức ghi nhận các giải thưởng tương ứng cho các đội.
Điều 4. Xuất phát
4.1. Tất cả các cuộc thi bơi đường dài sẽ thực hiện xuất phát khi các đấu thủ đứng hoặc bơi đứng ở độ sâu đủ cho họ bắt đầu bơi khi có lệnh xuất phát.
4.2. Thư ký dẫn đấu thủ phải thông báo cho các đấu thủ và các viên chức về thời gian trước khi xuất phát tại những khoảng cách thích hợp, khi còn lại năm phút cuối cùng thì thông báo mỗi phút một lần.
4.3. Các đấu thủ sẽ đứng ở các vị trí xuất phát của mình theo kết quả bốc thăm, số nhỏ nhất ở bên trái và số lớn nhất ở bên phải.
4.4. Khi có nhiều đấu thủ tham gia thì cuộc thi của nam và của nữ sẽ được xuất phát riêng biệt. Cuộc thi của nam thường được xuất phát trước cuộc thi của nữ.
4.5. Vạch xuất phát cần được xác định rõ ràng bằng một dụng cụ treo căng trên mặt nước hoặc thiết bị có thể tháo bỏ đặt trên mặt nước.
4.6. Tổng trọng tài phải báo hiệu bằng cờ và loạt còi ngắn khi sắp sửa có lệnh xuất phát và báo hiệu rằng cuộc thi bắt đầu chịu sự điều hành của trọng tài xuất phát bằng cách chỉ cờ vào trọng tài xuất phát.
4.7. Trọng tài xuất phát phải đứng ở vị trí sao cho tất cả các đấu thủ có thể nhìn thấy rõ.
4.8. Tín hiệu xuất phát phải vừa nghe được và nhìn thấy được.
4.9. Nếu Tổng trọng tài thấy có người xuất phát trước không hợp lệ thì cuộc thi sẽ phải dừng lại và cho xuất phát lại.
4.10. Tất cả các thuyền hộ tống phải đặt vào vị trí trước khi xuất phát để không gây ảnh hưởng đến một đấu thủ nào và nếu khi cần dìu đấu thủ của mình ở phía sau lên thuyền thì phải đi theo cách nào đó để không cắt ngang qua đường bơi của các đấu thủ khác.
4.11. Mặc dù các đấu thủ có thể xuất phát chung, cuộc thi của nam và của nữ về mọi phương diện vẫn được coi là các cuộc thi riêng biệt.
Điều 5. Địa điểm thi đấu
5.1. Giải vô địch thế giới và các cuộc thi của FINA ở cự ly 25km, sẽ được tiến hành tại địa điểm và đường bơi được FINA chấp thuận.
5.2. Đường bơi phải có dòng chảy nhỏ hoặc chịu ảnh hưởng không lớn của thủy triều và có thể ở nơi nước mặn hoặc nước ngọt.
5.3. Phải có văn bản xác nhận của cơ quan y tế và bảo đảm an toàn địa phương sở tại về sự thích nghi của địa điểm thi đấu. Văn bản phải có đoạn nói về độ sạch của nước và sự an toàn về vật lý dựa vào những nghiên cứu khác.
5.4. Độ sâu tối thiểu của nước tại tất cả các điểm trên đường bơi phải là 1 mét
5.5. Nhiệt độ tối thiểu của nước phải là 16°C. Nhiệt độ phải được kiểm tra trong ngày thi đấu, 2 giờ trước khi xuất phát, ở độ sâu 40cm tại trung đoạn đường bơi. Việc kiểm tra này phải được thực hiện với sự hiện diện của một tiểu ban gồm những người sau đây: Tổng trọng tài, một thành viên của Ủy ban tổ chức và một huấn luyện viên của một đội có mặt đã được chỉ định trong cuộc họp kỹ thuật.
5.6. Tất cả các chỗ quay vòng, đổi hướng của đường bơi phải có biển báo rõ ràng.
5.7. Thuyền hoặc sàn đứng chở trọng tài giám sát quay vòng phải có dấu hiệu rõ và được bố trí tại tất cả các chỗ đổi hướng của đường bơi, sao cho không cản trở tầm nhìn của đấu thủ đến chỗ quay vòng.
5.8. Tất cả các thiết bị làm chỗ quay vòng và các thuyền, sàn đứng chở trọng tài giám sát quay vòng phải được cố định an toàn ở một vị trí và không bị di chuyển bởi thủy triều, gió hoặc các chuyển động khác.
5.9. Lối vào cuối cùng để về đích phải được quy định rõ bằng các mốc đánh dấu có màu sắc dễ nhận thấy.
5.10. Đích phải được quy định rõ và báo hiệu theo mặt thẳng đứng.
Điều 6. Bơi trên đường đua
6.1. Tất cả các cuộc thi trên mặt nước tự nhiên đều là thi bơi kiểu Tự do.
6.2. Các đấu thủ cần phải bơi theo cách nào đó để giữ khoảng cách 3 mét với các đấu thủ khác, trừ ở 2km đầu sau xuất phát, khi quay vòng, về đích hoặc những nơi mà điều kiện đường bơi và cuộc đua không cho phép.
Các trọng tài giám sát trên đường đua phải hướng dẫn cho các đấu thủ bơi cách xa đấu thủ khác ít nhất 3 mét, nếu nhận thấy người đó giành lợi thế không chính đáng bằng cách theo bám tốc độ hoặc dựa theo dòng chảy.
6.3. Sự gây trở ngại, chặn đường hoặc cố tình đụng chạm đấu thủ khác, nếu theo nhận định của Tổng trọng tài là hành vi "gây trở ngại phi thể thao", thì đấu thủ hoặc thuyền đi hộ tống sẽ bị loại.
6.4. Các thuyền hộ tống phải di chuyển sao cho không gây trở ngại hoặc đi đến vị trí ở ngay phía trước đấu thủ khác.
6.5. Các thuyền hộ tống phải cố gắng giữ vị trí không đổi sao cho vị trí của đấu thủ luôn ở ngang hoặc trước điểm giữa của thuyền.
6.6. Đấu thủ đứng xuống đáy trong cuộc đua sẽ không bị loại, nhưng không được đi bộ hoặc nhảy.
6.7. Ngoài quy định ở điều 6.6. nói trên, các đấu thủ không được có sự hỗ trợ nào bằng bất kỳ vật thể cố định hoặc nổi và không được vịn vào thuyền hoặc để cho thuyền hộ tống của mình hay những người trên thuyền cố ý chạm vào.
6.8. Mỗi thuyền hộ tống phải chở: một trọng tài giám sát trên đường đua, một người do đấu thủ lựa chọn, một số người tối thiểu cần thiết để điều khiển thuyền.
6.9. Không đấu thủ nào được phép sử dụng hoặc mang bất kỳ thiết bị nào có thể hỗ trợ cho tốc độ bơi, sức bền hoặc độ nổi của mình. Có thể đeo kính bảo hộ, độ mũ, sử dụng kẹp mũi và nút bịt tai.
6.10. Các đấu thủ được phép một người khác xuống dưới nước dẫn tốc độ cho đấu thủ.
6.12. Cho phép người đại diện của đấu thủ đi theo thuyền hộ tống được cung cấp số liệu và đưa ra những lời chỉ dẫn.
6.14. Khi dùng thức ăn các đấu thủ có thể vận dụng điều 6.4. với điều kiện không vi phạm điều 6.5.
6.14. Thời gian chấm dứt được quy định là hai giờ sau khi đấu thủ đầu tiên của cuộc thi về đích sẽ có tác dụng cho toàn bộ cuộc thi 25km trở lên. Đối với các cuộc thi dưới 25km, thời gian giới hạn đó là (1) một giờ. Sau khi hết thời gian giới hạn được chỉ định, Tổng trọng tài có thể ra lệnh cho tất cả các đấu thủ còn ở trên đường bơi phải lên bờ. Tổng trọng tài có thể giao phó trách nhiệm đó cho các trọng tài giám sát trên đường đua và trong trường hợp đó phải chỉ rõ thời gian cụ thể sau khi đấu thủ đầu tiên về đích.
Điều 7. Khu vực đích
7.1. Ở khu vực dẫn tới bục đích phải có hai hàng dây phao nhìn rõ và thu hẹp dần dần khi gần tới đích. Các thuyền cứu trợ phải đỗ ở lối vào đường về đích để bảo đảm rằng chỉ có những thuyền được giao nhiệm vụ mới được đi vào hoặc cắt ngang lối vào.
7.2. Ở những nơi cho phép thì bục đích phải là một thành thẳng đứng, nếu cần thì được cố định vào một thiết bị nổi được buộc chặt vào một chỗ sao cho không di động bởi gió, thủy triều hoặc lực đẩy của đấu thủ, có chiều rộng đủ để 3 người cùng tới một lúc.
7.3. Các trọng tài giám sát về đích và trọng tài bấm giờ phải ở vị trí có thể luôn luôn quan sát được đích. Khu vực bố trí cho họ phải là khu vực dành riêng.
7.4. Phải cố gắng bằng mọi cách để bảo đảm cho người đại diện của đấu thủ có thể rời khỏi thuyền hộ tống để gặp đấu thủ của mình khi họ lên bờ.
7.5. Khi lên khỏi nước, một số đấu thủ có thể cần đến sự giúp đỡ. Chỉ được chạm đến hoặc dùng tay kéo đấu thủ khi họ biểu thị rõ yêu cầu, hoặc đề nghị giúp đỡ.
7.6. Thành viên của tổ y tế phải kiểm tra các đấu thủ khi họ lên bờ. Phải có sẵn ghế để đấu thủ có thể ngồi khi được kiểm tra.
7.7. Khi nhân viên y tế đã kiểm tra xong, phải chỉ dẫn cho các đấu thủ đến ngay nơi nghỉ ngơi.
Điều 8. Các môn thi đồng đội
8.1. Trong các cuộc thi bơi trên mặt nước tự nhiên của FINA, một đội gồm hai nam và hai nữ của cùng một Liên đoàn thành viên.
8.2. Kết quả thi đồng đội sẽ được xác định bằng cách cộng các thời gian của ba đấu thủ bơi nhanh nhất cảu một đội trong số những người về đích trong khoảng 2 giờ của giới hạn thời gian quy định.
Phần IV.
LUẬT CHUNG VỀ CÁC MÔN BƠI LÃO THÀNH
Chương trình các môn bơi lão thành phải góp phần tăng cường sức khỏe, tình bằng hữu và sự hiểu biết lẫn nhau giữa người dự thi ở lứa tuổi tối thiểu là 25, thông qua các môn bơi, nhảy cầu, bơi nghệ thuật, bóng nước và bơi trên mặt nước tự nhiên.
1. Các Liên đoàn thành viên phải đăng ký những người dự thi bơi lão thành theo một hạng nhất định riêng biệt của một trong số năm môn thi đã được thừa nhận (gồm bơi, nhảy cầu, bơi nghệ thuật, bóng nước, bơi trên mặt nước tự nhiên). Đấu thủ đăng ký thi lão thành trong một môn nào đó thì vẫn có quyền không hạn chế để tham gia các cuộc thi đấu, trừ khi người đó dùng việc thi đấu các môn bơi như một nghề hoặc một hoạt động kinh doanh duy nhất tạo nguồn tài chính để sinh sống (điều 1 của Luật chung).
2. Trừ các trường hợp ngoại lệ đặc biệt ghi trong Luật và Quy chế của FINA, tất cả các luật và quy chế khác của FINA phải áp dụng trong các cuộc thi lão thành.
3. Đăng ký cá nhân chỉ được tiếp nhận nếu do các nhân vật đại diện cho các câu lạc bộ gửi đến. Không một đấu thủ hy đội bơi nào được mệnh danh là người đại diện cho quốc gia hoặc liên đoàn.
4. Tuổi sẽ được xác định bằng cách tính đến ngày 31 tháng 12 của năm có cuộc thi đấu.
5. Liên đoàn thành viên đứng ra tổ chức các cuộc thi đấu lão thành thế giới của FINA phải trả tiền chi phí đi lại và ở cho một thành viên của Ban chấp hành FINA.
6. Lệ phí đăng ký tham gia sẽ do quốc gia tổ chức cuộc thi quyết định, nhưng phải tùy thuộc vào sự phê chuẩn của FINA.
7. Đối với các Giải vô địch thế giới bơi lão thành, Ban điều hành phải bao gồm đại diện của Ban chấp hành, Chủ tịch và Tổng thư ký của Ủy ban bơi lão thành và các thành viên khác của Ban chấp hành và Ủy ban bơi lão thành có mặt tại cuộc thi.
LUẬT BƠI LÃO THÀNH TRONG BỂ BƠI
Điều 1. Các nhóm tuổi
1.1. Đối với các môn thi cá nhân: 25 - 29, 30 - 34, 35 - 39, 40 - 44, 45 - 49, 50 - 54, 55 - 59, 60 - 64, 65 - 69, 70 - 74, 75 - 79, 80 - 84, 85 - 89, 90 - 94...(các nhóm tuổi gồm năm lứa tuổi là cao nhất).
1.2. Đối với các môn thi tiếp sức được tính theo tổng số tuổi của các thành viên trong đội tiếp sức. Các nhóm tuổi của các môn tiếp sức như sau: 100 - 119, 120 - 159, 160 - 199, 200 - 239, 240 - 279, 280 - 319, 320 - 359 và ... (mức gia tăng 40 là cao nhất).
Điều 2. Ngày để tính tuổi
Đối với mọi mục đích liên quan đến kỷ lục thế giới và các cuộc thi của Giải vô địch thế giới về bơi lão thành, tuổi thực tế đạt được của một đấu thủ sẽ được căn cứ vào ngày 31 tháng 12 của năm thi đấu để xác định.
Điều 3. Luật kỹ thuật bơi
luật bơi ở Phần II của cuốn sách này sẽ được áp dụng cho thi bơi lão thành với những ngoại lệ sau đây:
3.1. Các nhóm tuổi và giới tính có thể kết hợp với nhau để cho không có đấu thủ nào phải bơi đơn độc và các đường bơi đều có người bơi.
3.2. Xuất phát các môn tự do, Bướm, Ếch có thể thực hiện trên bục, trên thành bể bơi hoặc đạp ra từ thành bể.
3.3. Tất cả các môn thi bơi lão thành phải được tiến hành trên cơ sở chung kết tính thời gian.
3.4. Các đấu thủ được phép ở trong đường bơi của mình trong khi các đấu thủ khác đang thi đấu cho đến khi Tổng trọng tài yêu cầu rời khỏi bể bơi.
3.5. Các đợt bơi phải sắp xếp theo thứ tự nhóm tuổi già nhất bơi đầu tiên, trong mỗi nhóm tuổi thì đợt đấu loại có thành tích thấp nhất bơi đầu tiên. Các đợt bơi 400 mét trở lên có thể bố trí từ thành tích thấp đến thành tích cao, không cần căn cứ vào tuổi.
3.6. Ban tổ chức có thể sắp xếp hai (2) đấu thủ cùng giới trên một đường bơi ở các môn thi 400 mét, 800 mét, 1500 mét Tự do. Cần bấm giờ riêng cho từng đấu thủ.
Điều 4. Các môn thi
Các môn thi sau đây có thể được tiến hành cho mỗi nhóm tuổi.
4.1. Đối với bể bơi ngắn (25 mét)
50, 100, 200, 400, 800, 1500, mét Tự do.
50, 100, 200 mét Ngửa
50, 100, 200 mét Ếch
50, 100, 200 mét Bướm
100, 200, 400 mét Hỗn hợp cá nhân
200 mét Tiếp sức tự do
200 mét Tiếp sức hỗn hợp
200 mét Tiếp sức tự do nam nữ (2 nữ và 2 nam)
200 mét Tiếp sức hỗn hợp nam nữ (2 nữ và 2 nam)
4.2. Đối với bể bơi dài (50 mét)
50, 100, 200, 400, 800, 1500, mét Tự do.
50, 100, 200 mét Ngửa
50, 100, 200 mét Ếch
50, 100, 200 mét Bướm
200, 400 mét Hỗn hợp cá nhân
200 mét Tiếp sức tự do
200 mét Tiếp sức hỗn hợp
200 mét Tiếp sức tự do nam nữ (2 nữ và 2 nam)
200 mét Tiếp sức hỗn hợp nam nữ (2 nữ và 2 nam)
Không nhất thiết phải tiến hành tất cả các môn thi kể trên trong một cuộc thi. Tuy nhiên mỗi nhóm tuổi nên có tối thiểu các cự ly (Tự do, Ngửa, Ếch và Bướm cộng với Hỗn hợp cá nhân và các môn Tiếp sức).
Điều 5. Bơi tiếp sức
Môn bơi tiếp sức phải bao gồm bốn đấu thủ đã được cùng một câu lạc bộ đăng ký hợp lệ. Không một đấu thủ nào được phép đại diện cho quá một câu lạc bộ.
Điều 6. Các kỷ lục
Danh sách các kỷ lục thế giới về bơi lão thành theo các môn bơi được liệt kê ở điều 4 đối với mỗi nhóm tuổi phải được xác nhận đến 1/100 giây và theo đúng những điều khoản được nêu trong tờ khai kỷ lục. Các kỷ lục thế giới cũng có thể được ghi nhận bằng đồng hồ bấm tay tới 1/100 giây và theo đúng điều 11.3. của Luật bơi.
61. Việc đệ trình công nhận kỷ lục bằng tờ khai mẫu do FINA quy định phải làm cho từng cá nhân đương sự trong vòng 30 ngày sau khi kết thúc cuộc thi.
Điều 7. FINA và Ủy ban tổ chức sẽ xem xét việc xác định tính phù hợp của các tiêu chuẩn đối với các giải vô địch thế giới nếu thấy cần thiết.
TỜ KHAI KỶ LỤC THẾ GIỚI VỀ BƠI LÃO THÀNH
1. Môn thi...................................................................Nam/Nữ/ Hỗn hợp (vòng một)
2. Thời gian chính thức........................phút..............giây..........giây/100
3. Nhóm tuổi................................................................................................................
4. Chiều dài bể bơi (25m, 50m)
5. Nơi thi đấu...............................................................................................................
Tên bể bơi Thành phố Quốc gia
6. Xác nhận chiều dài bể bơi của người có trách nhiệm kèm theo ........................hoặc trong hồ sơ .........................................
Họ tên giới tuổi ngày sinh (tháng)
7. Tên người bơi...................................................................Nam/Nữ.........................
8. Tên đội tiếp sức
1-.......................................Nam/Nữ.........................................
2-......................................Nam/Nữ.........................................
3-.....................................Nam/Nữ.........................................
4-......................................Nam/Nữ.........................................
9. Bản sao giấy khai sinh hoặc chứng minh thư kèm theo......................................hoặc trong hồ sơ.........................................
10. Tên câu lạc bộ ..........................................Quốc gia..............................................
11. Thời gian điện tử...............................phút...................giây.....................giây/100
12. Thời gian đồng hồ không điện tử (ba đồng hồ chỉ bằng số)
(1).............................phút.............................giây.......................giây/100
(2)............................phút.............................giây.......................giây/100
(3)............................phút.............................giây.......................giây/100
13. Bản sao thời gian ghi được lèm theo
14. Viên chức chứng nhận
Chữ ký.................................................
Tên (bằng chữ in)................................. Ngày............................................
Thời gian chính thức (trưởng trọng tài bấm giờ hoặc tổng trọng tài)..........................
15. Phần ghi của quốc gia
Chữ ký
Tên................................................... Ngày................................................
Địa chỉ.................................................. Quốc gia...........................................
16. Phần ghi của FINA Bể bơi dai/bể bơi ngắn Chấp thuận/ Không chấp thuận
Lý do không chấp thuận.....................................................................................
Chữ ký Ngày
17. BCH FINA phê chuẩn/Không phê chuẩn
...................................................................................................................................
Chữ ký Ngày
LUẬT BƠI LÃO THÀNH TRÊN MẶT NƯỚC TỰ NHIÊN
Bơi lão thành trên mặt nước tự nhiên được quy định là các môn thi bơi có cự ly dài hơn 1500 mét và chỉ dành cho các đấu thủ bơi lão thành đăng ký tham gia. Các nhám tuổi bình thường cho bơi lão thành được áp dụng.
Luật bơi trên mặt nước tự nhiên của FINA ở Phần III của cuốn sách này sẽ được áp dụng cho bơi lão thành trên mặt nước tự nhiên với những ngoại lệ sau đây:
Điều 1. Các cuộc thi bơi lão thành trên mặt nước tự nhiên thường là 5 km, trong những điều kiện thuận lợi tối đa là 10 km (nhóm tuổi trên 50) và 15 km (nhóm tuổi dưới 500. Điều kiện thuận lợi được quy định là nước có nhiệt độ cao và không ngược dòng. Các cuộc thi bơi lão thành trên mặt nước tự nhiên không nên tổ chức trong điều kiện nhiệt độ trung bình của nước thấp hơn 18°C.
Điều 2. Thi bơi lão thành trên mặt nước tự nhiên có thể bao gồm trong các cuộc thi vô địch thế giới.
Điều 3. Địa điểm lý tưởng để tổ chức bơi lão thành trên mặt nước tự nhiên có thể là đường đua thuyền quốc tế 1000 mét. Đường này có thể cho phép bơi 2500 mét mỗi vòng, có ưu thế về an toàn và tổ chức làm cho nhiều có thể tham gia thi đấu.
Điều 4. Đối với cự ly dưới 5km, không cần phải có thuyền hộ tống của trọng tài cho từng người. Nên có thuyền chèo hộ tống tối thiểu cho tỉ lệ 10 trên 1 với sự hỗ trợ của xuồng máy tối thiểu cho tỉ lệ 20 trên 1. Đối với cự li trên 5km, cần có một thuyền chèo cho mỗi người bơi với sự hỗ trợ của một xuồng máy tỷ lệ 15 trên 1. Tất cả các thuyền chèo hộ tống phải thích hợp và có tập luyện kỹ thuật sơ cứu để cứu trợ người bơi bị bất tỉnh cho đến khi có sự tham gia của tàu cứu nạn. Tầu thuyền có động cơ không được đi gần sát người bơi. Chúng phải giữ một khoảng cách với đường bơi và sẵn sàng trợ giúp khi có yêu cầu.
Điều 5. Trong tờ khai đăng ký tham gia các cuộc thi bơi lão thành trên mặt nước tự nhiên cần báo trước rằng chỉ có những người được tập luyện tốt và được cơ quan y tế xác nhận đủ sức khỏe mới được tham gia. Người đi dự thi có trách nhiệm đi kiểm tra y tế cho mình và phải ký vào giấy chứng nhận gửi ban tổ chức để chịu mọi trách nhiệm.
Điều 6. Ban tổ chức cuộc thi phải thảo luận với Tổng trọng tài và xin ý kiến Ủy ban kỹ thuật bơi trên mặt nước tự nhiên của FINA để quy định trước thời gian kết thúc của mỗi lần đua. Theo sự hướng dẫn sơ bộ, có thể áp dụng thời gian 30 phút cho 1 km bơi.
Điều 7. Tất cả mọi người dự thi bắt buộc phải đội mũ bơi có mầu sắc nổi bật dễ nhìn thấy nhất. Các đội hộ tống cũng phải dễ nhận biết.
Điều 8. Có thể mặc quần áo ướt nhưng như vậy thì đấu thủ sẽ không phù hợp với nghi thức trọng thể nhận giải thưởng hoặc chức vô địch.
PHẦN V.
LUẬT VỀ CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬT CHẤT
Điều 1. Các bể bơi tiêu chuẩn
1.1. Các bể bơi tiêu chuẩn Olympic của FINA. Tất cả các giải vô địch thế giới (trừ Giải vô địch thế giới bơi lão thành) và các Đại hội Plympic phải được tổ chức tại các bể bơi phù hợp với các điều luật 3, 6, 8, và 11 về các phương tiện vật chất.
1.2. Các bể bơi tiêu chuẩn chung của FINA. Các cuộc thi khác của FINA nên được tổ chức tại bể bơi tiêu chuẩn Olympic của FINA, nhưng Ban chấp hành có thể châm chước một vài tiêu chuẩn nào đó đối với các bể bơi hiện có nếu điều đó không tác động về vật chất đối với cuộc thi đấu.
1.3. Các bể bơi tiêu chuẩn tối thiểu của FINA. Tất cả các cuộc thi khác có áp dụng luật của FINA phải được tiến hành tại các bể bơi phù hợp với tất cả các tiêu chuẩn tối thiểu được nêu trong chương này.
Điều 2. Các bể bơi
2.1. Chiều dài
2.1.1. Bể 50 mét. Khi có sử dụng bảng chạm đích của thiết bị tự động, hoặc có cả bảng chạm tay ở thành bể đầu quay vòng, thì bể bơi phải có chiều dài bảo đảm đủ ho khoảng cách 50 mét giữa hai tấm bảng.
2.1.2. Bể 25 mét. Khi có sử dụng bảng chạm đích của thiết bị tự động, hoặc có cả bảng chạm tay ở thành bể đầu quay vòng, thì bể bơi phải có chiều dài bảo đảm đủ cho khoảng cách 25 mét giữa hai tấm bảng.
2.2. Kích thước cho phép
2.2.1. Chiều dài quy định 50 mét có thể cho phép thêm 0,03 mét, bớt 0,00 mét giữa hai đầu thành bể ở tất cả mọi điểm trên mặt nước 0,3 mét và dưới mặt nước 0,8 mét. Kích thước đó phải được xác nhận bởi nhân viên trắc địa hoặc một viên chức khác có bằng cấp chuyên môn được Liên đoàn thành viên ở quốc gia có bể bơi chỉ định hoặc chấp thuận. Không được vượt quá dung sai cho phép khi lắp các tấm bảng chạm tay
2.2.2. Chiều dài quy định 25 mét có thể cho phép thêm 0,03 mét, bớt 0,00 mét giữa hai đầu thành bể ở tất cả mọi điểm trên mặt nước 0,3 mét và dưới mặt nước 0,8 mét. Kích thước đó phải được xác nhận bởi nhân viên trắc địa hoặc một viên chức khác có bằng cấp chuyên môn được Liên đoàn thành viên ở quốc gia có bể bơi chỉ định hoặc chấp thuận. Không được vượt quá dung sai cho phép khi lắp các tấm bảng chạm tay.
2.3. Chiều sâu. Cần có chiều sâu tối thiểu 1 mét.
2.4. Tường thành bể.
2.4.1. Các tường thành bể ở hai đầu bể phải song song với nhau, thẳng góc với mặt nước, và phải được xây dựng bằng vật liệu chắc chắn, với bề mặt không trơn kéo dài xuống dưới mặt nước 0,8 mét, để cho các đấu thủ tránh được nguy hiểm khi chạm tay hoặc đạp ra trong lúc quay vòng.
2.4.2. Cho phép có gờ nghỉ dọc theo thành bể bơi, các gờ này ít nhất phải ở dưới mặt nước 1,2 mét và rộng từ 0,1 đến 0,15 mét.
2.4.3. Máng tràn - có thể có ở cả bốn thành bể. Máng tràn ở hai đầu thành bể nếu có thì phải sao cho có thể lắp đặt các tấm bảng chạm tay đúng với quy định 0,3 mét trên bề mặt nước. Các máng tràn này phải được che đậy bằng vỉ sắt hoặc che thích hợp. Tất cả các máng tràn phải được thiết bị cùng với các vòi đóng mở điều chỉnh được mặt nước giữ ở mức cố định.
2.5. Các đường bơi rộng ít nhất 2,0 mét với 2 khoảng trống rộng ít nhất 0,2 mét ở phía ngoài đường thứ nhất và đường cuối cùng.
2.6. Các dây phao phải kéo hết chiều dài bể bơi, được móc chắc vào các móc đặt hõm vào trong tường thành bể. Mỗi dây phao bao gồm có các phao đặt nối tiếp nhau với đường kính tối thiểu 5 cm cho đến tối đa 15 cm. Màu của các phao ở đoạn 5 mét từ đầu mỗi thành bể phải khác với màu của các phao còn lại. Không được có quá một dây phao giữa mỗi đường bơi. Các dây phao phải được căng vững chắc.
2.7. Các bục xuất phát phải kiên cố và không tạo lực bật. Độ cao của mặt bục cách mặt nước có thể từ 0,5 mét đến 0,75 mét. Bề mặt của bục ít nhất phải rộng 0,5 mét x 0,5 mét và được phủ bằng vật liệu không trơn. Độ dốc tối đa không được quá 10 độ. Bục xuất phát phải được thiết kế sao cho đấu thủ xuất phát trên bục có thể tì tay vào bục ở phía trước và ở hai bên. Các dóng nắm tay xuất phát bơi ngửa phải đặt trên mặt nước trong khoảng từ 0,3 mét đến 0,6 mét, theo cả chiều dọc và chiều ngang. Chúng phải song song với bề mặt của thành bể và không được nhô ra ngoài tường thành bể.
2.8. Đánh số: Mỗi bục xuất phát phải được đánh số rõ ràng ở cả 4 mặt để dễ nhìn thấy. Đường bơi số 1 là đường ở phía tay phải khi đứng ở đầu bể xuất phát nhìn về phía bể bơi.
2.9. Báo hiệu quay vòng bơi ngửa: Các dây cờ treo ngang bể, cách mặt nước tối thiểu 1,8 mét, tối đa 2,5 mét từ chỗ buộc ở cột cố định, mỗi dây đặt cách mỗi đầu bể 5 mét.
2.10. Dây báo hiệu xuất phát hỏng: Được treo ngang bể, cách mặt nước ít nhất 1,2 mét từ chỗ buộc ở cột cố định, đặt cách đầu bể xuất phát 15 mét. Dây phải buộc vào cột theo kiểu có thể thả ra nhanh chóng, khi thả ra phải phủ lên tất cả các đường bơi.
2.11. Nhiệt độ nước không được thấp hơn 26°C cộng trừ 1°C. trong lúc thi đấu nước trong bể phải giữ ở mức không đổi và không có sự chuyển động rõ rệt nào. Để thực hiện những quy tắc bảo vệ sức khỏe có hiệu lực ở đa số các nước, có thể thải nước ra và cho nước vào bể ở mức độ không tạo ra dòng chảy hoặc sóng cuộn.
2.12. Ánh sáng: Cường độ chiếu sáng trên các bục xuất phát và đầu quay vòng của thành bể phải không được thấp hơn 600 lux.
2.13. Vạch đường bơi: Phải có mầu thẫm tương phản với đáy bể, nằm trên nền đáy bể, giữa mỗi đường bơi.
Chiều rộng: tối thiểu 0,2 mét, tối đa 0,3 mét.
Chiều dài: 46,0 mét đối với bể 50 mét; 21 mét đối với bể 25 mét.
Ở mỗi đầu vạch đường bơi cách thành bể 2 mét có đường kẻ ngang dài 1 mét có cùng chiều rộng như vạch đường bơi. Vạch tín hiệu phải được kẻ ở trên tường hai đầu bể, hoặc trên các tấm bảng chạm tay, ở giữa mỗi đường bơi, có cùng chiều rộng như vạch đường bơi. Chúng phải nối dài liên tục (không ngắt quãng) từ thành bể đến đáy bể. Có một đường vạch ngang dài 0,5 mét đặt ở phía dưới mặt nước 0,3 mét, tính từ tâm của đường vạch ngang này.
Chiều rộng của vạch đường bơi | A | 0,25m ± 0,05 | FINA Vạch đường bơi |
Chiều dài vạch tín hiệu trên tường đầu bể | B | 0,50m | |
Mức sâu của tâm vạch tín hiệu trên tường | C | 0,30m | |
Chiều dài của vạch đường bơi ngang | D | 1,00m | |
Chiều rộng của đường bơi | E | 2,00 m tối thiểu 2,50 m tối đa | |
Khoảng cách từ vạch đường bơi đến tường | F | 2,00m | |
Tấm bảng chạm tay | G | 2,40m x 0,90m x 0,01m |
|
Điều 3. Các bể bơi dùng cho Đại hội Olympic và Giải vô địch thế giới.
Chiều dài: 50 mét khoảng cách giữa các bảng chạm tay ở hai đầu bể, trừ các Giải vô địch thế giới trong bể ngắn, khoảng cách đó là 25m giữa các bảng chạm tay ở đầu xuất phát và thành bể hoặc bảng chạm tay ở đầu quay vòng.
Sơ đồ vạch và đường chỉ dẫn trong bể bơi
3.1. Kích thước dung sai như điều 2.2.1.
3.2. Chiều rộng: 25 mét.
3.3. Chiều sâu: 2 mét (tối thiểu).
3.4. Tường thành bể: như điều 2.4.1.
3.5. Máng tràn: như điều 2.4.3.
3.6. Số đường bơi: 8 (tám).
3.7. Đường bơi phải rộng 2,5 mét có hai khoảng trống rộng 2,5 mét bên ngoài đường bơi số 1 và số 8. Phải có các dây phao ngăn cách các khoảng trống đó với đường bơi số 1 và số 8 một cách tương ứng.
3.8. Dây phao: như điều 2.6.
3.9. Bục xuất phát: như điều 2.7. Cần lắp đặt thiết bị kiểm tra xuất phát phạm quy.
3.10. Đánh số: như điều 2.8.
3.11. Báo hiệu quay vòng bơi ngửa: như điều 2.9.
3.12. Dây báo hiệu xuất phát hỏng: như điều 2.10.
3.13. Nhiệt độ nước: như điều 2.11.
3.14. Chiếu sáng: cường độ chiếu sáng trên toàn bể bơi không được thấp hơn 1500 lux.
3.15. Vạch đường bơi: như điều 2.13. Khoảng cách từ tâm của hai đường vạch phải là 2,5 mét.
3.16. Nếu bể bơi và bể nhảy cầu cùng ở một địa điểm thì giữa hai bể phải có khoảng phân cách tối thiểu là 5 mét.
Điều 4. Thiết bị bấm giờ tự động
4.1. Thiết bị tự động hoặc bán tự động phải ghi thời gian mà mỗi đấu thủ đã đạt được và xác định quan hẹ thứ tự trong cuộc thi. Sự giám định và bấm giờ phải đạt tới mức 1/100 giây. Mọi thiết bị lắp đặt không được gây trở ngại cho đấu thủ khi xuất phát, quay vòng hoặc cản trở hoạt động của hệ thống tràn nước.
4.2. Thiết bị bấm giờ phải:
4.2.1. Do trọng tài xuất phát điều khiển cho chạy;
4.2.2. Nếu có thể thì không có đường dây mắc trên thành bể;
4.2.3. Có khả năng thể hiện mọi thông tin ghi được cho mỗi đường bơi theo thứ hạng hoặc theo đường bơi.
4.2.4. Có chữ số dễ đọc thời gian của đấu thủ.
4.3. Thiết bị phát lệnh
4.3.1. Trọng tài xuất phát có một micro để hô các khẩu lệnh.
4.3.2. Nếu có sử dụng súng phát lệnh, thì súng đó phải có bộ biến năng.
4.3.3. Cả micro và bộ biến năng đó phải nối liền với loa phóng thanh ở mỗi bục xuất phát để cho mỗi đấu thủ có thể nghe được như nhau và đồng thời các khẩu lệnh của trọng tài xuất phát và tín hiệu xuất phát.
4.4. Các tấm chạm tay của thiết bị tự động.
4.4.1. Kích thước tối thiểu của tấm bảng chạm tay phải rộng 240cm, cao 90 cm và có độ dầy tối đa bằng (1) cm. Mép trên của chúng phải cao hơn mặt nước 30 cm và mép dưới phải thấp hơn mặt nước 60 cm. Thiết bị ở mỗi đường bơi phải liên kết độc lập để có thể được riêng từng người điều khiển. bề mặt của bảng tiếp xúc phải có màu sáng và phải kẻ các vạch dấu để nhận biết thành bể.
4.4.2. Sự lắp đặt - Tấm bảng chạm tay cần được lắp đặt ở vị trí cố định tại giữa mỗi đường bơi. Các tấm bảng này có thể tháo ra được để chuyển đi khi không có thi đấu.
4.4.3. Độ nhậy - Độ nhậy của tấm bảng phải sao cho nó không bị sóng cuộn của nước làm cho thiết bị hoạt động, nhưng lại phải hoạt động khi chạm tay nhẹ. Tấm bảng phải có độ nhạy từ phần dưới đến tận cạnh trên.
4.4.4. Vạch báo hiệu - Các vạch báo hiệu trên tấm bảng phải đúng như và chồng lên vạch báo hiệu ở thành bể bơi. Chu vi và các cạnh của tấm bảng phải thể hiện bằng đường viền đen 2,5cm.
4.4.5. An toàn - Tấm bảng phải an toàn không để xảy ra điện giật và các cạnh không được sắc nhọn.
4.5. Với thiết bị bán tự động thì việc về đích của đấu thủ sẽ được ghi bằng cách ấn nút của trọng tài bấm giờ vào lúc đấu thủ chạm tay vào đích.
4.6. Các thiết bị phụ trợ cần thiết bị tối thiểu của thiết bị tự động phải lắp đặt như sau:
4.6.1. máy in ra tất cả các thông tin và có thể tái hiện chúng trong các đợt bơi kế tiếp;
4.6.2. Bảng chữ cho khán giả;
4.6.3. Đo thời gian chạm - rời thành bể trong bơi tiếp sức đến 1/100 giây;
4.6.4. Thiết bị đếm vòng bơi tự động;
4.6.5. Bảng đọc tách mục;
4.6.6. Tổng hợp bằng computer;
4.6.7. Hiệu chỉnh chạm tay sai;
4.6.8. Khả năng vận hành bằng ắc quy nạp tự động;
4.7. Đối với Đại hội Olympic và các Giải vô địch thế giới còn cần có các thiết bị phụ trợ sau đây:
4.7.1. Bangr chữ cho khán giả phải có ít nhất mười hai hàng chữ, mỗi ô có thể hiện lên cả chữ và số. Mỗi ô chữ phải cao ít nhất 28cm. Hệ thống này phải có khả năng cho hàng chữ di động lên hoặc xuống và có thể nhấp nháy. Bảng chữ phải giới thiệu thời gian đang chạy.
4.7.2. Phải có một trung tâm điều khiển có điều hòa không khí với kích thước nhỏ nhất là 6 mét x 3 mét, được đặt cách thành đích của bể từ 3 mét đến 5 mét, sao cho không làm vướng tầm nhìn đến thành đích của bể trong lúc đang thi đấu. Tổng trọng tài phải dễ dàng ghé vào trung tâm điều khiển trong lúc thi đấu. Trong mọi lúc trung tâm điều khiển này phải được bảo đảm an toàn.
4.7.3. Hệ thống ghi hình.
4.8. Thiết bị bán tự động có thể được sử dụng để hỗ trợ cho thiết bị tự động trong các cuộc thi của FINA hoặc các cuộc thi quan trọng khác, nếu có ba nút bấm cho một đường bơi, mỗi nút do một viên chức riêng biệt điều khiển (trong trường hợp như vậy không cần có các trọng tài giám sát đích khác). Một trọng tài giám sát quay vòng có thể điều khiển một trong số các nút bấm.
Phần VI.
LUẬT Y TẾ
Điều 1. Vệ sinh bể bơi
Để bảo vệ sức khỏe và bảo đảm an toàn cho những người sử dụng bể bơi với mục đích giải trí, tập luyện và thi đấu, Ủy ban y học của FINA lưu ý tới các thiếu sót có thể tồn tại ở các bể bơi như là hậu quả của việc không tuân thủ các nguyên tắc và những yêu cầu về mặt y tế và vệ sinh. Các bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp và đường ruột thường có thể tránh được nhờ chấp nhận và thực hiện đúng những tiêu chuẩn vệ sinh. Tuy nhiên như vậy vẫn chưa đủ, vì nước bể bơi còn phải thỏa mãn những đòi hỏi về mặt thẩm mỹ.
1.1. Tiêu chuẩn cần có về vi trùng học và hóa học đối với nước bể bơi:
Số khuẩn lạc vi khuẩn ở 21°C ± 0,5°C (69,8°F ± 0,9°F): 100/ml sau 24 - 48 - 72 giờ.
Số khuẩn lạc vi khuẩn ở 37°C ± 0,5°C (98,6°F ± 0,9°F): 100/ml sau 24 - 48 giờ.
Vi khuẩn dạng Cô li ở 37°C ± 0,5°C : không phát hiện thấy trong 100ml sau 24 - 48 giờ.
Vi khuẩn E.Coli ở 37°C ± 0,5°C: không phát hiện thấy trong 100 ml sau 24 - 48 giờ.
Pseudomonas Aeruginosa (Trực vi khuẩn mủ xanh) ở 37°C ± 0,5°C : không phát hiện thấy trong 100 ml sau 24 - 48 giờ.
Cần phải sử dụng kỹ thuật lọc qua màng để xét nghiệm vi khuẩn. Sau khi lọc, bảo quản màng lọc trong Tryplicase - soy - agar ở nhiệt độ 37°C (98,6°F) từ 2 đến 4 giờ.
Sau đó màng lọc phải được chuyển sang môi trường nuôi cấy hạn chế.
Điều 2. Kiểm tra hàng năm.
2.1. Kiểm tra hàng năm có thể bao gồm:
2.1.1. Tiểu sử đầy đủ bao gồm tiểu sử gia đình của đấu thủ, bệnh sử quá khứ và hiện tại của đấu thủ, lịch sử thể thao và vấn đề kinh nguyệt của đấu thủ nữ.
2.1.2. Kiểm tra thể lực bao gồm đo chiều cao và cân nặng.
2.1.3. Các xét nghiệm bao gồm thử máu, nước tiểu, điện tâm đồ và những nghiên cứu đặc biệt đối với đặc điểm các môn thể thao khi cần thiết.
2.2. Chống chỉ định đối với luyện tập và thi đấu bao gồm các bệnh về chỉnh hình, thần kinh, da liễu, tai - mũi - họng, tâm thần và các rối loạn nội khoa khác.
Điều 3. Chăm sóc y tế trong thi đấu
Nên đăng ký rõ tên một bác sĩ cho mọi cuộc thi. Bác sĩ này sẽ chịu trách nhiệm chuẩn bị về mặt y tế cho cuộc thi.
3.1. Bác sĩ của cuộc thi sẽ do nơi đăng cai (chủ nhà) đề nghị và trong trường hợp cuộc thi của FINA, phải được Ủy ban y tế của FINA phê chuẩn.
3.2. Nhiệm vụ của bác sĩ của cuộc thi bao gồm:
3.2.1. Sự cải thiện các điều kiện vệ sinh và nước của bể bơi và tất cả các khu vực có liên quan như các phòng gửi đồ, phòng tắm, phòng thay quần áo và phòng vệ sinh.
3.2.2. Giám sát y tế đối với các đấu thủ bao gồm việc ghi lại toàn bộ những vết thương, bệnh và duy trì phòng y tế cấp cứu gồm tất cả các vật liệu và thiết bị cấp cứu ban đầu cơ bản.
3.2.3. Bảo đảm không được hút thuốc trong phạm vi cửa vào bể bơi bao gồm cả khán đài và khán giả.
3.2.4. Làm nhiệm vụ liên lạc với các thầy thuốc của các đội khách để sử dụng các phương tiện phòng thí nghiệm, xử lý cấp cứu, cho nhập viện khi cần thiết và nhận các điều trị cần thiết.
3.2.5. Làm nhiệm vụ thầy thuốc đối với các đấu thủ mà đội của họ không có thầy thuốc.
Điều 4. Kiểm tra doping
4.1. Doping bị nghiêm cấm. Doping được xác định là sử dụng hoặc phân phát cho các đấu thủ sử dụng các chất hoặc cách thức bị cấm do FINA quy định
4.2. Tất cả các Liên đoàn thành viên của FINA phải tuân thủ điều 4 của luật này. Các quy định của Liên đoàn thành viên của FINA cần chỉ rõ rằng tất cả các điều luật của FINA bao gồm cả các luật kiểm tra doping phải được tuân thủ. Các điều luật này cũng sẽ bao gồm các quy định toàn diện về doping nhằm thông báo cho các thành viên về quyền hạn của họ, các thủ tục kiểm tra doping và các phương thức kỷ luật và hình phạt. Các liên đoàn thành viên phải báo cáo cho FINA tất cả các trường hợp lạm dụng doping trong phạm vi do mình kiểm soát.
4.3. Sự phát hiện thấy chất bị cấm hoặc bất kỳ các chất chuyển hóa của chúng trong mẫu thử nước tiểu hoặc máu của đấu thủ sẽ bị quy là sự vi phạm và người vi phạm sẽ bị trừng phạt. Bằng chứng về doping máu, các mánh khóe tác động bằng dược liệu, hóa học hoặc vật lý đối với mẫu nước tiểu hoặc máu cũng bị coi là sự vi phạm và bị trừng phạt.
4.4. Việc kiểm tra doping có thể được tiến hành ở mọi thời điểm, trong và ngoài cuộc thi đấu, ở bất kỳ nơi nào đấu thủ đang có mặt.
4.4.1. Tất cả các đấu thủ bơi lập hoặc phá kỷ lục thế giới tại các cuộc thi của FINA phải chịu kiểm tra doping. Các Liên đoàn thành viên dự tính lập kỷ lục thế giới trong các cuộc thi đấu của mình nên tổ chức việc kiểm tra doping.
4.4.2. Kiểm tra doping được tiến hành tại các Đại hội Olympic, các Giải vô địch thế giới (không kể các Giải vô địch thế giới lão thành và trẻ) và tất cả các cuộc thi khác của FINA.
4.4.3. Các đấu thủ phải chịu kiểm tra doping vào bất cứ lúc nào mà viên chức được giao quyền yêu cầu. Tất cả các đấu thủ tham gia các cuộc thi đấu theo luật của FINA phải tán thành không cần tuyên bố đối với các thủ tục kiểm tra doping. Từ chối hoặc trốn tránh chịu kiểm tra doping khi có yêu cầu sẽ bị coi là một xét nghiệm dương tính và bị xử lý tương ứng.
4.5. Các chất và các phương pháp bị cấm.
4.5.1. Ủy ban y học sẽ định kỳ xem xét lại danh mục của Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) về các chất và các phương cách bị cấm.
4.5.2. Tại các Đại hội Olympic danh mục của FINA phải bao gồm tất cả các chất và các phương cách bị cấm trong danh mục của IOC.
4.6. Một thành viên của Ủy ban y học phải thanh tra các phương tiện kiểm tra doping tại địa điểm của Giải vô địch thế giới vào thời điểm thích hợp trước cuộc thi đấu. Cần bảo đảm rằng các phương tiện kiểm tra doping của bể bơi dùng cho thi đấu ở Đại hội Olympic và các cuộc thi đấu khác được người của Ủy ban y học của FINA chỉ định thanh tra vào thời điểm thích hợp trước cuộc thi đấu.
4.7. Ủy ban y học của FINA có trách nhiệm chủ yếu về kiểm tra doping tại các cuộc thi của FINA. Việc tiến hành thực tế kiểm tra doping tại các trạm kiểm tra doping thuộc trách nhiệm của tiểu ban kiểm tra doping trong đó có một hoặc một số người do FINA chỉ định và gồm ít nhất một thành viên của Ủy ban y học.
4.7.1. Tại các cuộc thi vô địch thế giới, Ban chấp hành sẽ chỉ định trước một năm ba thành viên của Ủy ban y học và hai người do Ủy ban tổ chức cuộc thi giới thiệu vào tiểu ban kiểm tra doping.
4.7.2. Tại các Đại hội Olympic, Ủy ban y học của FINA sẽ làm việc với sự cộng tác của Tiểu ban y học tương ứng của IOC để thu nhận các mẫu thử tại các trạm kiểm tra doping. Phương thức hoạt động như vậy sẽ được áp dụng trong các cuộc thi khác với các ủy ban hoặc tiểu ban tương ứng.
4.8. Tại các Đại hội Olympic, theo khuyến nghị của Ủy ban y học của FINA và sự cộng tác của Tiểu ban y học của IOC và Ủy ban tổ chức, FINA sẽ quy định tổng số đấu thủ sẽ phải thử nghiệm trong mỗi ngày và mỗi môn. Phương thức tương tự sẽ được áp dụng trong các cuộc thi đấu khác với sự cộng tác của các Ủy ban tổ chức và y học thích hợp.
4.9. Việc chọn lựa các đấu thủ để thử nghiệm trong các cuộc thi đấu sẽ được thực hiện bằng cách rút thăm ngẫu nhiên của đại diện Ủy ban y học của FINA. Tất cả các đấu thủ phải có trong danh sách rút thăm. Việc rút thăm phải tiến hành trước khi xuất phát mỗi đợt đua hoặc cuộc thi, trừ môn bóng nước sẽ rút thăm ngay sau khi bắt đầu hiệp đấu cuối cùng của trận đấu trong số những người đã tham gia trận đấu. Thủ tục riêng biệt đối với mỗi môn thuộc quyền cân nhắc và quyết định của Ủy ban y học của FINA.
4.10. Khi lựa chọn đấu thủ để kiểm tra doping, cần tuân theo các thứ tự sau đây:
4.10.1. Thành viên của tiểu ban kiểm tra doping, hoặc người do tiểu ban chỉ định, phải viết tên đấu thủ vào phiếu thông báo và chuyển phiếu đó cho đấu thủ ngay sau khi thi đấu. Đấu thủ đó phải ký xác nhận vào phiếu và giữ lại một bản sao. Thời gian ký xác nhận cũng phải được ghi vào phiếu. Đấu thủ này sẽ phải chịu sự giám sát của một thành viên của tiểu ban hoặc của người do tiểu ban chỉ định cho đến khi trình diện tại trạm kiểm tra doping.
4.10.2. Đấu thủ phải có mặt ở trạm kiểm tra doping trong vòng 60 phút sau khi được thông báo. Nếu đấu thủ từ chối việc kiểm tra doping, mặc dù đã nêu rõ những hậu quả có thể có, thì điều đó sẽ được ghi nhận và thông báo cho ban chấp hành FINA.
4.10.3. Đấu thủ có quyền có người đại diện của liên đoàn của mình đi theo.
4.10.4. Đấu thủ phải xuất trình thẻ đấu thủ của mình. Thời gian đến trạm kiểm tra doping phải được ghi lại trong biên bản kiểm tra doping.
4.10.5. Nếu đấu thủ cần phải rời khỏi trạm kiểm tra doping vì một lý do nào đó thì anh ta (chị ta) phải chịu sự giám sát thường xuyên của một thành viên của tiểu ban, hoặc người do tiểu ban chỉ định. Tuy nhiên, nếu đấu thủ có một cuộc thi khác tiếp ngay sau đó thì anh (chị) ta có thể yêu cầu và hoãn có mặt ở trạm kiểm tra đến sau khi thi đấu môn cuối cùng trong buổi thi của mình 60 phút.
4.10.6. Đấu thủ được kiểm tra phải tự lấy một mẫu nước tiểu khoảng 75 ml của chính mình dưới sự kiểm soát trực tiếp của 1 thành viên của Ủy ban y học hoặc người được họ ủy nhiệm. Đấu thủ này được chọn một bình dùng để đựng nước tiểu đã được niêm phong trong số các bình đựng đã được chuẩn bị sẵn, trong đó họ sẽ phải đựng nước tiểu của mình. Khi đó nước tiểu sẽ được chia làm 2 phần vào hai lọ thủy tinh có hình dạng giống nhau được chọn bởi đấu thủ kiểm tra. Khoảng một phần ba nước tiểu được rót vào lọ mẫu B, số còn lại vào lọ mẫu A. Việc rót nước tiểu sẽ được chính đấu thủ được kiểm tra hoặc người đại diện của họ làm. Sau đó cả hai lọ được niêm phong và kiểm tra rò rỉ.
4.10.7. Đấu thủ phải chọn một trong những mã số khác nhau có sẵn và chọn lấy một túi nhựa A và một túi nhựa B (chúng có màu sắc khác nhau). Sau đó mẫu A được bỏ vào túi A và mẫu B bỏ vào túi B, còn mã số sẽ được gắn vào cả hai túi.
4.10.8. Tiếp đó mỗi túi nhựa sẽ được niêm phong bằng dấu kẹp chữ nổi. Các túi nhựa sẽ được để vào tủ lạnh trong trạm kiểm tra doping cho đến lúc kết thúc buổi thi đấu. Lúc này các túi A và B sẽ được đưa vào thùng vận chuyển thùng này cũng được niêm phong dấu nhựa nổi và được chuyển đến phòng xét nghiệm. Ủy ban tổ chức chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn vận chuyển các mẫu A và B.
4.11. Mỗi đấu thủ phải điền vào mẫu tờ khai. Mẫu tờ khai (gồm 4 bản sao để phân chia) có các mục ghi tên những người có mặt tại trạm kiểm tra doping có liên quan đến việc thu nhận các mẫu, bao gồm cả đại diện của Ủy ban y học nếu có mặt và trưởng trạm kiểm tra doping. Bất kỳ một sự bất thường nào đều phải được ghi vào tờ mẫu. Tên, quốc gia, mã số của đấu thủ và môn thi cũng như các loại thuốc men mà đấu thủ đã sử dụng trong vòng 3 ngày trước cuộc thi, sẽ được ghi vào tờ khai mẫu.
4.12. Nếu đấu thủ không thể lấy đủ lượng nước tiểu cần thiết, anh (chị) ta sẽ phải ở lại trạm kiển tra doping. Phần nước tiểu được thu sẽ được niêm phong trong túi A và khi đấu thủ có thể lấy thêm nước tiểu thì sẽ gỡ bỏ dấu niêm phong đó. Trong khi chờ đợi để lấy thêm nước tiểu đấu thủ phải trông coi túi A đã niêm phong.
4.13. Chỉ có những người sau đây được có mặt trong trạm kiểm tra doping:
a. Các thành viên tiểu ban kiểm tra doping.
b. Các thành viên Ủy ban y học.
c. Các nhân viên được chỉ định tới trạm.
d. Những người phiên dịch được ủy quyền.
e. Đấu thủ được chọn để kiểm tra doping và người đại diện của họ.
f. Những người khác được đến trạm chỉ khi được phép của viên chức có trách nhiệm của Ủy ban y học.
Các phóng viên báo chí không được tiếp nhận, và không được chụp ảnh trong trạm. Các cửa ra vào của trạm không được để mở.
4.14. Phân tích các mẫu
4.14.1. Việc phân tích các mẫu chỉ được thực hiện ở phòng xét nghiệm đã được IOC cho phép.
4.14.2. Phòng xét nghiệm đó phải bảo đảm rằng các kết quả phân tích sẽ được gửi cho tiểu ban kiểm tra doping trong vòng 24 giờ sau khi mẫu được gửi tới.
4.14.3. Chỉ có nhân viên thường xuyên của phòng xét nghiệm và các thành viên của tiểu ban kiểm tra doping mới được vào phòng xét nghiệm kiểm tra doping trong lúc xét nghiệm mẫu A.
4.14.4. Các kết quả phân tích phải được gửi tới Chủ tịch tiểu ban kiểm tra doping trên tờ mẫu có ghi mã số. Thông báo đó phải có chữ ký của người lãnh đạo phòng xét nghiệm được chỉ định làm việc phân tích.Tất cả mọi sự thông tin phải được bố trí sao cho các kết quả phân tích được giữ kín.
4.15. Nếu có một mẫu chứng tỏ dương tính đối với một chất bị cấm thì tiểu ban kiểm tra doping phải thông báo cho Ủy ban y học và cho Ban điều hành. Sau đó Ban điều hành sẽ thông báo cho đấu thủ và đoàn đại biểu của đấu thủ. Việc thu xếp để xét nghiệm mẫu B cần được làm ngay càng sớm càng tốt.
Nếu đấu thủ này thừa nhận bằng văn bản gửi cho Ủy ban điều hành về kết quả thử nghiệm dương tính của mẫu A, thú nhận rằng anh (chị) ta đã dùng chất bị cấm đã tìm thấy và không đòi hỏi phải thử nghiệm mẫu B, thì có thể áp dụng hình phạt như ở điều 4.17 Luật y tế.
4.15.1. Ban tổ chức phải bố trí phương tiện đi lại cho đấu thủ và những người cùng đi theo anh ta và các đại diện của tiểu ban kiểm tra doping. chi phí cho đấu thủ và những người đại diện của anh ta do Liên đoàn có liên quan chịu.
4.15.2. Mẫu B phải được phân tích trong cùng một phòng xét nghiệm nhưng những người làm đã được đổi, hoặc được thực hiện trong một phòng thí nghiệm thứ hai đã được ủy quyền.
4.15.3. Chỉ có thành viên tiểu ban kiểm tra doping hoặc người được tiểu ban chỉ định mới có quyền mở niêm phong mẫu B.
4.15.4. Trong quá trình phân tích mẫu B những người sau đây có thể có mặt:
a. Các thành viên của tiểu ban kiểm tra doping.
b. Nhân viên của phòng xét nghiệm đã được chỉ định và người phụ trách.
c. Đấu thủ và / hoặc đại diện của họ.
4.15.5. Những người có liên quan kể trên đều phải ký xác nhận rằng tất cả các thủ tục đã được tuân thủ theo luật của FINA.
4.15.6. Nếu mẫu B âm tính, thì toàn bộ thử nghiệm được coi là âm tính và phải thông báo điều đó cho Ban chấp hành FINA.
4.15.7. Nếu mẫu B dương tính và xác định rõ được chất thuốc, thì phải thông báo ngay không chậm trễ cho tiểu ban kiểm tra doping, Ủy ban y học và Ban chấp hành. Trong trường hợp mẫu B dương tính tại Đại hội Olympic, một thành viên của Ủy ban y học của FINA phải họp bàn với Tiểu ban y học của IOC; thủ tục tương tự được áp dụng trong các cuộc thi đấu khác với sự liên quan với các đại diện của tiểu ban y học tương ứng.
4.16. Kiểm tra doping ngoài cuộc thi đấu.
4.16.1. FINA có thể buộc tiến hành kiểm tra doping ngoài cuộc thi đấu tại mọi quốc gia thành viên theo luật lệ của mỗi quốc gia. Tất cả các Liên đoàn thành viên nên ghi trong điều lệ của mình điều khoản quy định rằng Liên đoàn đó cho phép kiểm tra doping ngoài cuộc thi đấu đối với bất kỳ đấu thủ nào dưới quyền kiểm soát của mình. Việc kiểm tra doping ngoài cuộc thi đấu như thế nên tập trung vào các tác nhân anabolic và các chất khác có tác dụng phát hiện ra các tác nhân anabolic.
4.16.2. Ban điều hành dựa vào kiến nghị của Ủy ban y học sẽ chỉ định các viên chức thử nghiệm độc lập (Independent Testing Agents - ITs) để tiến hành việc kiểm tra doping ngoài thi đấu. FINA sẽ duy trì một danh sách các IT đã được chấp thuận.
4.16.3. FINA sẽ cử người ghi danh sách các đấu thủ phải kiểm tra doping ngoài thi đấu dựa trên sự xếp hạng toàn thế giới hiện hành.
4.16.4. Khi một đấu thủ được chọn để kiểm tra doping ngoài thi đấu, viên chức IT hoặc FINA có thể chỉ định gặp mặt đấu thủ hoặc đấu thủ có thể không công bố và đi đến trại tập luyện của mình, đến nơi ở hoặc bất cứ chỗ nào khác mà anh ta muốn người ta tìm đến. Đấu thủ đó không đước yêu cầu rời khỏi trại tập luyện hoặc nơi ở, để có thể hoàn thành việc kiểm tra doping. Việc thông báo yêu cầu kiểm tra doping sẽ được FINA hoặc IT gửi bằng văn bản.
4.16.5. Khi cuộc hẹn gặp để lấy mẫu thử đã được xác định, cần có sự thỏa thuận về thời gian và địa điểm. Mẫu thử nên lấy càng sớm càng tốt trong vòng 48 giờ ngay sau khi thông báo. Đấu thủ có trách nhiệm kiểm tra lại ngày đã hẹn, thời gian và địa điểm chính xác của cuộc gặp. Viên chức IT phải chờ thêm 2 giờ sau thời gian đã thỏa thuận, nhưng sau đó đấu thủ sẽ bị coi là vắng mặt trong cuộc thử nghiệm và được hiểu là đã từ chối việc kiểm tra doping.
4.16.6. Khi một viên chức IT đến một nơi mà không công bố, thì viên chức đó phải đưa ra cho đấu thủ một thời gian thỏa đáng để hoàn thành mọi công việc mà ông ta cam kết. Việc thử nghiệm nên bắt đầu càng sớm càng tốt.
4.16.7. Khi một đấu thủ và một viên chức IT gặp nhau, viên chức IT phải xuất trình giấy chứng nhận và bản sao văn bản chỉ định của FINA với tư cách viên chức IT, gồm cả sự ủy quyền cho lấy mẫu thử. Bản sao việc ủy quyền đó sẽ được trao cho đấu thủ.
4.16.8. Viên chức IT cũng phải yêu cầu giấy chứng nhận của đấu thủ. Nếu có thể thì yêu cầu cả giấy chứng nhận có dán ảnh (hộ chiếu, thẻ đấu thủ v.v...).
4.16.9. Viên chức IT phải hết sức cố gắng lấy mẫu nước giải một cách kín đáo và riêng tư ở mức tối đa.
4.16.10. Thủ rục thu nhận mẫu thử phải cố gắng sát hợp với điều 4.10 và 4.11.
4.16.11. Nếu đấu thủ từ chối lấy mẫu nước giải, thì viên chức IT phải giải thích cho đấu thủ đó rằng từ chối giao mẫu thử sẽ bị coi là từ chối kiểm tra doping và có thể bị trừng phạt theo điều 4 của luật y tế. Nếu đấu thủ vẫn còn từ chối giao mẫu thử, thì viên chức IT phải ghi điều đó vào tờ mẫu kiểm tra doping, ký tên mình vào đó và yêu cầu đấu thủ ký tên vào tờ mẫu. Viên chức IT sẽ phải ghi chép mọi điều không bình thường trong quá trình kiểm tra doping.
4.16.12. Do đặc điểm của việc kiểm tra doping ngoài thi đấu, nên không thể tránh được tình trạng không báo trước hoặc báo chậm cho đấu thủ. Viên chức It phải thể hiện mọi cố gắng để thu nhận mẫu thử một cách nhanh chóng và có hiệu quả, hạn chế đến mức tối thiểu gây gián đoạn cho chương trình tập luyện hoặc kế hoạch xã hội và làm việc của đấu thủ. Tuy nhiên, nếu có sự gián đoạn, thì không đấu thủ nào có thể đòi hỏi bồi thường cho sự phiền phức đã xảy ra.
4.17. Hình phạt.
4.17.1. Nếu đấu thủ có xét nghiệm dương tính, thì Ban điều hành sẽ áp dụng các hình phạt. Ủy ban y học sẽ có khuyến cáo với Ban điều hành về mức độ trầm trọng của việc lạm dụng thuốc.
4.17.2. Đấu thủ được phát hiện có thử nghiệm mẫu A dương tính có thể bị Ban điều hành treo giò tạm thời không cần nghe ý kiến trình bày cho đến khi có quyết định cuối cùng của Ban điều hành hoặc khi có quyết định của Ban chấp hành.
4.17.3. Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng đối với một trường hợp riêng biệt, cần phải lắng nghe ý kiến trình bày của đấu thủ (và có thể của những người khác liên quan). Cần phải quan tâm đối với những ý kiến trình bày về hoàn cảnh cụ thể, các sự kiện được biết của vụ việc. Trong khi nghe, nên tham khảo ý kiến của người phụ trách phòng xét nghiệm được phép của IOC, tức là người đã thông báo kết quả xét nghiệm.
4.17.4. Các hình phạt như sau:
4.17.4.1. Các chất anabolic steroids, các loại thuốc amphetamine và các chất kích thích, caffeine, diuretics, beta-blockers, narcotic analgesics và các dược liệu quy định:
- 2 năm nếu vi phạm lần đầu, và phải thử nghiệm sau đó tùy theo quyết định của Ban chấp hành.
- Cấm suốt đời nếu vi phạm lần thứ hai.
4.17.4.2. Ephedrine, phenylpro panolamine, codeine, v.v...(khi dùng qua đường miệng như loại thuốc trị ho hoặc giảm đau có kết hợp với các chất chống tụ huyết hoặc antihistamines):
- 0 đến 3 tháng nếu vi phạm lần đầu.
- 2 năm nếu vi phạm lần thứ hai, và phải thử nghiệm sau đó tùy theo quyết định của Ban chấp hành.
- Cấm suốt đời nếu vi phạm lần thứ ba.
4.17.5. Nếu một thành viên trong đội bơi tiếp sức vi phạm thì thành viên đó sẽ bị hình phạt như điều 4.17.4, và đội bơi sẽ bị loại khỏi cuộc thi.
4.17.6. Bất cứ một người nào, kể cả huấn luyện viên, chỉ đạo viên, hoặc bác sỹ, nếu thấy có sự giúp đỡ hoặc khuyên đấu thủ lạm dụng thuốc, hoặc biết rõ về sự lạm dụng thuốc như vậy mà không thông báo với FINA, thì người đó sẽ bị treo giò đến mức suốt đời.
4.17.7. Đấu thủ đã bị trừng phạt vì vi phạm các quy định về doping sẽ được yêu cầu đến kiểm tra doping coi như là điều kiện để được phục hồi.
4.18. Thiết bị của trạm kiểm tra doping.
4.18.1. Một phòng đợi có môi trường dễ chịu và có trang bị ti vi.
4.18.2. Một phòng làm việc có treo đồng hồ.
4.18.3. Hai nhà vệ sinh có đủ khoảng trống cho việc quan sát.
4.18.4. Bình chứa được niêm phong để đựng nước giải.
4.18.5. Lọ để bảo quản và vận chuyển nước tiểu (thủy tinh trong).
4.18.6. Các túi A và túi B (khác màu nhau) để đựng các chai A và B tương ứng và có thể niên phong được.
4.18.7. Thùng đựng để vận chuyển trong đó có thể chứa các thứ A và B và cũng có thể niêm phong được.
4.18.8. Các dấu nhựa đánh số.
4.18.9. Các tờ mẫu biên bản.
4.18.10. Phiếu thông báo cho đấu thủ.
4.18.11. Danh mục số mã hóa.
4.18.12. Đồ uống nhẹ đựng kín, các đồ chứa sản xuất để bán (chai, can v.v...).
4.18.13. Biên bản thử nghiệm.
4.18.14. Tủ lạnh.
4.18.15. Một chỗ an toàn dành cho việc cất giữ tài liệu của chủ tịch tiểu ban.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.