UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5620/QĐ-UBND | Mỹ Tho, ngày 30 tháng 12 năm 2005 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN "NGĂN CHẶN VÀ TRỢ GIÚP TRẺ EM LANG THANG GIAI ĐOẠN 2005 - 2010 - TỈNH TIỀN GIANG”.
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg ngày 12/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004- 2010;
Theo đề nghị của Ủy ban Dân số, Gia đình và trẻ em tỉnh Tiền Giang,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án "Ngăn chặn và trợ giúp trẻ em lang thang giai đoạn 2005 - 2010 - tỉnh Tiền Giang" (Kèm theo Đề án số 44/UBDSGĐTE ngày 27/12/2005 của Ủy ban Dân số, Gia đình và trẻ em tỉnh).
Điều 2. Giao Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và trẻ em tỉnh chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công hàng năm xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện.
Kinh phí thực hiện đề án từ nguồn hồ trợ của Trung ương, ngân sách cấp tỉnh, huyện, xã và tranh thủ vận động từ các tổ chức nước ngoài. Hàng năm Ủy ban Dân số, Gia đình và trẻ em tỉnh phải lập kế hoạch kinh phí để được xem xét đưa vào kế hoạch ngân sách chung theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ nhiệm Ủy ban Dấn số, Gia đình và trẻ em tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công căn cứ quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | KT CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/UBDSGĐTE | Mỹ Tho, ngày 27 tháng 12 năm 2005 |
ĐỀ ÁN:
NGĂN CHẶN VÀ TRỢ GIÚP TRẺ EM LANG THANG GIAI ĐOẠN 2005 - 2010
I. Đặt vấn đề
" Trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tương lai của dân tộc, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Vì vậy công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần được quan tâm, ưu tiên. Thời gian qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân đã tập trung mọi nỗ lực, huy động nhiều nguồn lực, trong đó có sự hỗ trợ, ưu tiên giải quyết các vấn đề quan trọng về trẻ em như: sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục, đặc biệt các đối tượng bị thiệt thòi ở vùng sâu, vùng xa. Sự đầu tư của Nhà nước cũng như các nguồn lực khác đã góp phần làm cho cuộc sống trẻ em đã được cải thiện đáng kể, sau hơn 10 năm thi hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em ...
Song, với mặt trái của cơ chế thị trường làm nấy sinh nhiều vấn đề, xã hội phức tạp. Một trong những vấn đề đó là tình trạng ngày một gia tăng số trẻ lang thang. Đây là đối tượng rất dễ rơi vào các tệ nạn xã hội thậm chí trở thành tội phạm, làm cho lãnh đạo các cấp các ngành lo lắng và là nồi bức xúc của toàn xã hội. Trước những tác hại nghiêm trọng như đã nêu trên, đòi hỏi lãnh đạo và các ngành liên quan phải có biện pháp cấp bách nhằm giảm bớt tình trạng trẻ bỏ nhà ra đi lang thang kiếm sống, hỗ trợ kịp thời đế ngăn chặn trẻ em có nguy cơ lang thang, giúp cho các em có cuộc sống ổn định, có cơ hội phát triển như những trẻ em khác, góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh tiến tới mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh
II. Thực trạng trẻ em lang thang ở Tiền Giang:
Cuối năm 2003 đầu năm 2004 TP Hồ Chí Minh thông báo sổ trẻ em Tiền Giang đang lang thang tại thành phố Hồ Chí Minh là 32 trẻ.
Ngày 21/10/2003 Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch 1008/KH-UB về việc đưa trẻ em lang thang về với gia đình và hòa nhập cộng đồng đến tất cả các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị. Các ngành các cấp đã phối hợp can thiệp và trợ giúp 32 em trở về với gia đình, Với nguồn kinh phí Trung Ương hỗ trợ mức 450.000đ cho mỗi em giải quyết trước mắt phần nào khó khăn của các em cũng như gia đình các em. Qua thực hiện Kế hoạch 1008 của Ủy ban nhân dân tỉnh tuy các ngành , đoàn thể có cố gắng phối hợp nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tình hình thực tế tại địa phương, do thiểu sự theo dõi, kiểm tra giám sát và sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các ngành có liên quan...
Theo số liệu điều tra năm 2004 toàn tỉnh có gần 1500 trẻ em có nguy cơ lang thang như: Trẻ vừa học vừa bán vé số gia đình rất nghèo, trẻ nghỉ học lượm phế liệu, trẻ mồ côi sống với ông bà già yếu mất sức lao động...trong đó có 148 em lang thang cơ nhỡ cần phải hỗ trợ.
Đầu năm 2005 thành phố Hồ Chí Minh thông báo Tiền Giang có 284 trẻ lang thang tại thành phố Hồ Chí Minh và tại tỉnh cũng còn khoảng 1.500 trẻ em có nguy cơ lang thang.
* Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân đời sống kinh tế: Sự khó khăn về kinh tế đi đôi với sự phát triển không đồng đều giữa khu vực nông thôn và thành thị, chênh lệch mức sổng và thu nhập dẫn đến tình trạng trẻ lang thang.
Theo khảo sát về nguyên nhân trẻ em lang thang có khoảng 70-80% do gia đình khó khăn, cha mẹ và gia đình có thu nhập thấp không có công việc làm ổn định.
+ Nguyên nhân về gia đình:
- Một số bậc cha mẹ muốn con đi kiếm việc làm, kiếm sống và cho rằng con cái cần thiết đi làm để giúp gia đình mà không quan tâm đến chăm sóc cho trẻ có đời sống tinh thần và học tập cũng như sự an toàn về thân thể trẻ em.
- Có không ít bậc cha mẹ quá khắt khe, cư xử thô bạo, đánh đập, hất hủi con cái làm cho trẻ sợ hãi, xa lánh trốn đi lang thang.
- Cha mẹ bỏ nhau, li dị hoặc để con không người chăm sóc nuôi dưỡng, thiếu tình cảm để trẻ bỏ đi lang thang.
+ Lĩnh vực Nhà trường:
Đối với những trẻ có nguy cơ lang thang: trẻ chán học, học yếu, mâu thuẫn bạn bè... thì nhà trường giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Nhà trường không phát hiện và động viên và có biện pháp hỗ trợ kèm cặp, giúp đỡ kịp thời các em.
+ Về xã hội, cộng đồng:
Nhận thức của chính quyền cơ sở, cộng đồng dân cư một số nơi về nguy cơ của trẻ em lang thang chưa đúng, nên việc phòng ngừa và giải quyết còn hạn chế. Hoạt động phối hợp của các tổ chức, đoàn thể, các ngành chức năng đôi lúc còn nhiều lúng túng. Việc thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước còn chậm và thiếu đồng bộ, có một số trẻ em đặc biệt khó khăn chưa được hưởng sự trợ giúp, cán bộ cơ sở thiếu và yếu về chuyên môn, công tác tuyên truyền giáo dục chưa được thường xuyên, đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng trẻ em lang thang.
+ Nguyên nhân thuộc về chính bản thân các em:
Đây là nguyên nhân chủ quan thuộc về chính bản thân trẻ em, bỏ học không chịu được khó khăn trong cuộc sống, mong muốn có cuộc sống thay đổi, chạy theo thị hiếu, theo bạn bè...
Nguy cơ đối với trẻ em lang thang:
- Các em không được học tập
- Không được chăm sóc sức khỏe khi đau ốm
- Không được vui chơi giải trí lành mạnh
- Không có cơ hội phát tiến toàn diện
- Dễ bị dụ dỗ rơi vào các tệ nạn xã hội, thậm chí trở thành tội phạm.
- Không ai bảo vệ nên các em dễ bị xâm hại về thân thể, nhân phẩm, danh dự, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
- Dễ bị bóc lột sức lao động.
- Dễ rơi vào môi trường lao động nặng nhọc, độc hại...v...v....
III. Muc tiêu:
1. Mục tiêu đến 2010:
- Nâng cao nhận thức, hành động trong toàn xã hội đê ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang.
- Tạo cơ hội cho trẻ em lang thang được sống cùng gia đình và có điêu kiện phát triển toàn diện về thể lực, trí lực.
- Đến năm 2010 giải quyết cơ bản tình trạng trẻ em lang thang.
2. Mục tiêu trước mắt đến năm 2007:
- Tạo sự chuyển biến về nhận thức về tình hình trẻ em lang thang trong lãnh đạo ở cơ sở,
- Làm cho mọi người hiếu được những nguy cơ trẻ lang thang có thể gặp.
- Hỗ trợ tạo điều kiện hồi gia cho trẻ lang thang và ngăn chặn phát sinh trẻ em lang thang mới, xây dựng xã phường an toàn cho trẻ em.
- Ưu tiên giải quyết kịp thời tình trạng trẻ nhặt phế liệu, xin ăn tại tinh, tạo điều kiện cho các em hôi gia và hòa nhập cộng đông.
Đến năm 2007, Tiền Giang không còn trẻ ăn xin và nhặt phế liệu.
3. Phạm vi hoạt động đề án:
Đề án được thực hiện trong phạm vi toàn tỉnh Tiên Giang, tập trung các xã vùng sâu, xa. Trung ương đầu tư năm 2005 27 xã; 2006 30 xã; Tỉnh 23 xã đến 2010 mở rộng các xã còn lại trong toàn tỉnh.
IV. Giải pháp chung:
- Xử lý nghiêm minh và kịp thời các cá nhân dụ dỗ và địa phương cố tình không thực hiện nghiêm túc những văn bản quy định có liên quan đến trẻ em lang thang'.
- Có chính sách cho các em học nghề, tạo việc làm, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, tổ chức các hình thức đào tạo và tạo việc làm cho trẻ lang thang và có nguy cơ lang thang.
- Tăng cường các hoạt động giám sát, kiểm tra về thực hiện các chính sách pháp luật vê bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
* Giải pháp cụ thể:
1. Đối với trẻ không có gia đình:
Trẻ em lang thang kiếm sống, không nhà cửa, không người thân đưa vào Mái ấm tình thương, Trung Tâm xã hội để nuôi dưỡng và học tập.
2. Đối với trẻ em có gia đình:
+ Hỗ trợ kinh phí và buộc gia đình cam kết không để trẻ lang thang.
+ Hỗ trợ vốn: tạo điều kiện cho những hộ có trẻ em lang thang vì lý do kinh tế vay vốn trong nguồn vốn của các dự án xóa đói giảm nghèo " Tín dụng gia đình ", để phát triển kinh tế, có việc làm, tăng thu nhập từ đó có điều kiện chăm sóc nuôi dạy con cái tốt hơn,
3. Hoạt động giúp đỡ trẻ lang thang:
Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em phối hợp các ngành chức năng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể:
- Giới thiệu cho các em tham gia các lớp học nghề phù hợp với trình độ khả năng các em.
- Phối hợp các Trung tâm dạy nghề cho trẻ em lang thang có chính sách miễn giảm.
- Tổ chức hoạt động tư vấn cho gia đình và cho chính trẻ lang-thang nhằm tránh những nguy cơ xấu đối với các em.
4. Xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu về tình hình trẻ em lang thang và trẻ em có nguy cơ lang thang:
- Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em tổ chức đến cộng tác viên điều tra tình trạng trẻ lang thang và nắm chắc đối tượng trẻ lang thang tại ấp.
- Thực hiện tốt thu thập thông tin, dữ liệu báo cáo định kỳ một quí một lần về trẻ em lang thang từ cấp cơ sở xã, phường, thị trấn đến huyện, tỉnh.
* Kinh phí đề án: Để thực hiện đề án có hiệu quả trong giai đoạn 2006 - 2010 cần nguồn kinh phí hỗ trợ từ nhiều nguồn, gồm:
Kinh phí năm 2006:
1. Triển khai Quyết định 19 và các đề án: = 1.000.000 đ
- Tiền ăn: 30.000 đ x 20 người = 600.000 đ
- - Tiền tài liệu: 2.000 đ x 20 người = 400.000 đ
2. Tổ chức khảo sát tình hình trẻ cm
1.000.000 đ x 169 xã, phường = 169.000.000 đ
3. Tâp huấn cán bộ xã hội, CTV, TTV 23 lớp: 154.480.000 đ
Tiền ăn:
150 học viên/lớp x 20.000 đ /người/9 lớp = 69.000.000 đ
- Tiền xe học viên: 20.000 đ x 250 HV x 9 lớp = 45.000.000 đ
- Tài liệu lớp: 1.000.000 đ x 23 lớp = 23.000.000 đ
- Thuê hội trường: 150.000 đ x 23 lớp = 3.450.000 đ
- Bồi dưỡng BCV: 260.000 đ x 23 lớp = 5.980.000 đ
- Bồi dưỡng BTC:
50.000 đ x 2 (tỉnh, huyện) x 23 lớp = 2.300.000 đ
- Xăng, xe: 25 lít/lớp x 10.000 d x 23 lớp = 5.750.000đ
4. Kiểm tra, giám sát huyện, xã: = 5.000.000 đ
5. Chỉ đạo điều hành sơ, tổng kết: = 6.000 000 đ
6. Trợ giúp trẻ em: ( Nếu có ) 76.000.000 đ
- Hỗ trợ tiền xe, tiền ăn hồi gia:
1.000.000 đ = 1.000.000đ
- Giải quyết trẻ ổn định cuộc sống:
450.000đ/ em x 60 em = 27.000.000 đ
- Hỗ trợ trẻ em đến trường:
200.000đ x 40 em = 8.000.000 đ
- Trợ giúp trẻ em học nghề:
1.000.000 đ x 40 em = 40.000.000 đ
7. Hội thảo: = 6.000.000đ
Chủ đề: "Làm thế nào để giảm tỷ lệ trẻ em lang thang kiếm sống "
- Tiền ăn: 50.000 đ x 50 người = 2.500.000 đ
- Thuê hội trường, khẩu hiệu: = 700.000 đ
- Bồi dưỡng các tham luận: 3 x 100.000 đ = 300.000 đ
- In tài liệu: 5.000 đ bộ x 50 bộ = 2.500.000 đ
Năm | Triển khai QĐ 19 và các đề án | Tổ chức khảo sát tình hình Trẻ cm | Tập huấn CB XU, CTV, TTV | Kiểm tra, giám sát huyện, xã | Tố chức Hội thảo | Trợgiúp TE lang thang | Sơ kết 6 tháng | Tổng kết năm | Tổng cộng |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
2006 | 1 Tr | 169 Tr | 154,480 Tr | 5 Tr | 6 Tr | 76 Tr | 3 Tr | 5 Tr | 419,480 |
2007 |
|
|
| 5 Tr |
| 76 Tr | 3 Tr | 5 Tr | 89, Tr |
2008 |
|
|
| 5 Tr |
| 76 Tr | 3 Tr | 5 Tr | 89, Tr |
2009 |
|
|
| 5 Tr |
| 76 Tr | 3 Tr | 5 Tr | 89, Tr |
2010 |
|
|
| 5 Tr |
| 76 Tr | 3 Tr | 5 Tr | 89, Tr |
Công | 1 Tr | 169 Tr | 154,480 Tr | 25 Tr | 6 Tr | 380 Tr | 15 Tr | 25 Tr |
|
Tổng cộng: | 775,480 triệu | ( Bảy trăm bảy mươi lăm triệu bốn trăm tám mươi ngàn đồng ) |
8. Lập sổ quản lý trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt:
50.000đ/xã x 169 + 9 huyện + 1 tỉnh = 8.950.000 đ
9. Tổng kết năm: = 5.000.000 đ
- Tiền ăn: 30.000 đ x 50 người = 1.500.000 đ
V. Tổ chức thực hiên:
Ủy ban Dân số, Gia đình và trẻ em tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng và các đoàn thể triển khai quyết định và 2 đề án, điều phối các hoạt động, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và định kỳ hàng năm sơ, tổng kết, báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Dân số, Gia đình và trẻ em Việt Nam, sơ kết giai đoạn vào năm 2007 và tổng kết đề án vào năm 2010.
VI. Điều kiện để thực hiện dự án:
- Các ngành các cấp thống nhất tích cực chủ động lồng ghép, các hoạt, động truyền thông của đề án liên quan trong kế hoạch hoạt động hàng năm.
- Các ngành chức năng ưu tiên việc phòng, ngăn chặn, giải quyết tình trạng trẻ em lang thang.
- Sử dụng kinh phí có hiệu quả, tiết kiệm.
- Nhà nước đảm bảo phân bố ngân sách hàng năm cho việc thực hiện đề án.
Nơi nhận: | KT. CHỦ NHIỆM |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.