ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 55/2005/QĐ-UBND | Đồng Hới, ngày 17 tháng 10 năm 2005 |
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao;
Căn cứ Thông tư số 151/TCP-CTC ngày 04/8/1997 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về công tác tổ chức và tiền lương của Ban quản lý các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao;
Căn cứ Quyết định số 176/2005/QĐ-TTg ngày 15/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình;
Theo đề nghị của Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh tại Tờ trình số 02/TT-KCN ngày 16/8/2005 và theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 804/SNV-TC ngày 22/9/2005,
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 55/2005/QĐ-UBND Ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Điều 1. Vị trí và chức năng
- Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
- Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng trên địa bàn để hoạt động; có trụ sở đặt tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng Điều lệ Quản lý khu công nghiệp trên cơ sở Điều lệ mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành, trình UBND tỉnh phê duyệt.
2. Tổ chức xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch chi tiết, tiến độ xây dựng, phát triển khu công nghiệp bao gồm: quy hoạch phát triển công trình kết cấu hạ tầng; quy hoạch bố trí ngành nghề; tham gia phát triển công trình kết cấu hạ tầng ngoài khu công nghiệp có liên quan và khu dân cư phục vụ cho công nhân lao động tại khu công nghiệp.
3. Đôn đốc, kiểm tra xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp liên quan để đảm bảo việc xây dựng và đưa vào hoạt động đồng bộ theo đúng quy hoạch và tiến độ được duyệt.
4. Hỗ trợ vận động đầu tư vào khu công nghiệp.
5. Tiếp nhận đơn xin đầu tư kèm theo dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, tổ chức thẩm định và cấp giấy phép đầu tư theo cơ chế “một cửa” cho các dự án đầu tư trong và ngoài nước theo ủy quyền.
6. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện giấy phép đầu tư, hợp đồng gia công sản phẩm, hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng kinh doanh, các tranh chấp kinh tế theo yêu cầu của đương sự trong phạm vi thẩm quyền của Ban.
7. Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về lao động trong việc kiểm tra, thanh tra các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, an toàn lao động, tiền lương.
8. Quản lý hoạt động dịch vụ trong khu công nghiệp.
9. Thỏa thuận với Công ty phát triển hạ tầng các khu công nghiệp trong việc định giá cho thuê lại đất gắn liền với công trình kết cấu hạ tầng đã xây dựng, các loại phí dịch vụ theo đúng chính sách và pháp luật hiện hành.
10. Cấp, điều chỉnh và thu hồi các loại giấy chứng chỉ thuộc thẩm quyền hoặc theo ủy quyền; cấp, điều chỉnh và thu hồi các loại giấy phép theo ủy quyền.
11. Được mời đại diện tham dự các cuộc họp của các cơ quan Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh khi bàn về việc hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý khu công nghiệp;
12. Báo cáo định kỳ và hàng năm theo quy định của pháp luật về tình hình hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý các khu công nghiệp với Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan.
13. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình là đơn vị dự toán ngân sách Nhà nước, các khoản thu ngân sách trên địa bàn khu công nghiệp phải nộp vào ngân sách Nhà nước, các khoản chi cho hoạt động của Ban quản lý do ngân sách Nhà nước đài thọ.
14. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc xây dựng, tổng hợp và trình các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về kế hoạch phát triển khu công nghiệp về những vấn đề quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 4 của Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ;
15. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh làm thủ tục về việc thành lập các Khu công nghiệp, các tổ chức dịch vụ, tư vấn thuộc Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh;
16. Quản lý tổ chức, công chức, lao động, tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và theo phân cấp quản lý của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh.
17. Thực hiện một số nhiệm vụ khác được Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
Điều 3. Tổ chức bộ máy và biên chế
1. Về cơ cấu tổ chức:
a) Lãnh đạo và các Ủy viên Ban quản lý:
- Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình có Trưởng ban, một số Phó trưởng ban và các Ủy viên.
- Trưởng ban do Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh; chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh về toàn bộ hoạt động của Ban quản lý;
- Các Phó trưởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban và theo phân cấp quản lý cán bộ. Các Phó trưởng ban giúp việc cho Trưởng ban, được Trưởng ban phân công phụ trách từng lĩnh vực; chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và cùng Trưởng ban chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và pháp luật về công việc được phân công;
- Các Ủy viên Ban Quản lý là đại diện lãnh đạo các cơ quan: Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Thương mại - Du lịch, Cục thuế, Cục Hải quan và UBND huyện, thành phố có khu công nghiệp xây dựng trên địa bàn. Các Ủy viên được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cử hoạt động kiêm nhiệm, được Trưởng Ban phân công giúp Trưởng ban thực hiện một số nhiệm vụ theo chức trách, lĩnh vực có liên quan.
b) Các tổ chức chuyên môn:
- Văn phòng
- Phòng quản lý đầu tư
- Phòng quản lý doanh nghiệp
- Thanh tra
- Đại diện Ban Quản lý tại các Khu công nghiệp
c) Đơn vị trực thuộc:
Ban quản lý có đơn vị trực thuộc là Công ty phát triển hạ tầng các khu công nghiệp, được thành lập tại Quyết định số 81/2004/QĐ-UB ngày 19/11/2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình.
2. Về biên chế.
Biên chế của Ban Quản lý các khu công nghiệp bao gồm: Trưởng ban, các Phó Trưởng ban, các tổ chức chuyên môn và Công ty phát triển hạ tầng các khu công nghiệp được Ủy ban nhân dân tỉnh giao hàng năm trong tổng số biên chế hành chính, sự nghiệp của tỉnh.
Điều 4. Tổ chức thực hiện:
Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình thực hiện bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo chức danh, tiêu chuẩn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.