BAN CHỈ ĐẠO TỔNG KẾT THI HÀNH LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ XÂY DỰNG DỰ ÁN LUẬT ĐẤT ĐAI SỬA ĐỔI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 548/QĐ-BCĐ | Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2020 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔNG KẾT THI HÀNH LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ XÂY DỰNG DỰ ÁN LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)
TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO TỔNG KẾT THI HÀNH LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ XÂY DỰNG DỰ ÁN LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)
Căn cứ Quyết định số 1188/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi);
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các thành viên Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi), các cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TRƯỞNG BAN |
TỔNG KẾT THI HÀNH LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ XÂY DỰNG DỰ ÁN LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)
(kèm theo Quyết định số 548/QĐ-BCĐ ngày 29 tháng 12 năm 2020 của Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi)
Để đánh giá kết quả đạt được, những vướng mắc, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân, tìm ra các giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai, Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) xây dựng Kế hoạch thực hiện gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục đích:
a) Đánh giá khách quan, toàn diện thực tiễn thi hành Luật Đất đai, qua đó xác định những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập của Luật và trong việc tổ chức thi hành Luật Đất đai.
b) Đánh giá sự thống nhất, đồng bộ, phù hợp của Luật Đất đai với Hiến pháp 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan.
c) Đề xuất, kiến nghị các giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bất cập để hoàn thiện pháp luật về đất đai.
d) Kiến nghị Quốc hội, Chính phủ sửa đổi Luật Đất đai và những văn bản pháp luật có liên quan nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai.
2. Yêu cầu:
a) Việc tổng kết phải được thực hiện nghiêm túc, khách quan và toàn diện trên phạm vi toàn quốc, triển khai đến từng Bộ, ngành và các địa phương; bảo đảm tiến độ, hiệu quả, tiết kiệm.
Nội dung tổng kết phải thiết thực, phản ánh đúng thực tế; dựa trên kết quả đánh giá, tổng kết của Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan, đồng thời tham khảo ý kiến đánh giá của công dân, tổ chức, nhà khoa học, nhà quản lý và doanh nghiệp.
b) Việc xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo đảm sử dụng đất đai hiệu quả, tiết kiệm và bền vững; tăng nguồn thu từ đất đai phục vụ cho đầu tư phát triển; giảm khiếu nại, khiếu kiện về đất đai.
c) Xác định đầy đủ các nội dung công việc, tiến độ và trách nhiệm chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng và tiến độ.
1. Tổng kết thi hành Luật Đất đai
a) Phạm vi tổng kết: Tổng kết toàn diện thực tiễn thi hành các quy định của Luật Đất đai 2013 từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 trên phạm vi cả nước.
b) Nội dung tổng kết: Tổng kết thi hành Luật Đất đai tập trung vào các nội dung cơ bản sau:
- Tình hình triển khai thi hành Luật Đất đai (công tác chỉ đạo, lãnh đạo); xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai và ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật của các Bộ, ngành, địa phương;
- Tình hình quán triệt, phổ biến Luật Đất đai và các văn bản quy định chi tiết thi hành cho nhân dân và tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động;
- Đánh giá chồng chéo, mâu thuẫn và không thống nhất giữa Luật Đất đai năm 2013 với các Luật chuyên ngành có liên quan và sự phù hợp;
- Kết quả tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai;
- Đánh giá những kết quả đạt được của Luật Đất đai và thực tiễn thi hành trong việc nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về đất đai;
- Những hạn chế, bất cập trong các quy định của Luật Đất đai, các văn bản quy định chi tiết thi hành và thực tiễn tổ chức thực hiện quy định của Luật; xác định và phân tích rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế, bất cập đó;
- Đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung những nội dung của Luật Đất đai và các pháp luật khác có liên quan.
2. Xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi)
- Thông qua kế hoạch và tiến độ xây dựng Luật Đất đai sửa đổi;
- Xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) theo quy định và tổ chức lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Hoàn thiện hồ sơ và gửi Bộ Tư pháp thẩm định, trình Chính phủ và hoàn thiện hồ sơ để Chính phủ trình Quốc hội.
1. Tổng kết thi hành Luật Đất đai
a) Đối với Bộ, ngành Trung ương:
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tiến hành tổng kết đánh giá việc thực hiện Luật Đất đai theo Đề cương tổng kết kèm theo Kế hoạch này; xây dựng báo cáo tổng kết thi hành Luật Đất đai gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường (hoàn thành trước ngày 30/6/2021); trong đó, các Bộ, ngành sau đây tập trung vào một số nội dung chính sau:
- Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường:
Hướng dẫn, đôn đốc Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch này; làm việc với lãnh đạo một số Bộ, ngành, địa phương tổ chức tổng kết thi hành Luật đất đai;
Xây dựng đề cương báo cáo tổng kết, công văn hướng dẫn Bộ, ngành, địa phương để tiến hành tổng kết, đánh giá việc thực hiện Luật Đất đai;
Tổng kết, đánh giá toàn diện việc tổ chức thi hành Luật Đất đai năm 2013;
Tổ chức điều tra, khảo sát việc thực hiện Luật Đất đai tại các Bộ, ngành và địa phương làm căn cứ thực tế cho việc xây dựng báo cáo tổng kết;
Tổng hợp các Báo cáo tổng kết của Bộ, ngành, địa phương;
Xây dựng Báo cáo tổng kết đánh giá việc thực hiện Luật Đất đai;
Thay mặt Ban Chỉ đạo giải quyết các vướng mắc khi có phản ánh của các Bộ, ngành và địa phương về công tác tổng kết thi hành Luật Đất đai.
- Bộ Tư pháp báo cáo về các nội dung còn chồng chéo, mâu thuẫn và không thống nhất giữa Luật Đất đai năm 2013 với các Luật chuyên ngành, đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai và các Luật có liên quan để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ; báo cáo đánh giá hoạt động công chứng, chứng thực đối với các văn bản liên quan đến đất đai và đề xuất sửa đổi, bổ sung.
- Bộ Tài chính báo cáo về việc thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất và các khoản thu từ đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai và đề xuất sửa đổi, bổ sung.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo đánh giá và đề xuất chính sách pháp luật đất đai với thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao; báo cáo tình hình hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế tập thể, hợp tác xã và đề xuất sửa đổi, bổ sung.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo đánh giá về các chính sách pháp luật đất đai với lĩnh vực nông nghiệp, vấn đề tích tụ, tập trung đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp quy mô lớn và đề xuất sửa đổi, bổ sung.
- Bộ Giao thông vận tải báo cáo đánh giá chính sách pháp luật đất đai trong việc sử dụng đất của ngành và đề xuất sửa đổi, bổ sung.
- Bộ Xây dựng báo cáo đánh giá chính sách đất phát triển đô thị, thị trường bất động sản và đề xuất sửa đổi, bổ sung.
- Bộ Nội vụ báo cáo đánh giá chính sách pháp luật về đất đai trong việc quản lý và sử dụng đất tôn giáo và đề xuất sửa đổi, bổ sung.
- Thanh tra Chính phủ đánh giá tổng kết về công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực đất đai đề xuất sửa đổi, bổ sung.
- Bộ Quốc phòng và Bộ Công an báo cáo đánh giá chính sách về sử dụng đất quốc phòng, an ninh; sử dụng đất quốc phòng, an ninh vào hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế; thực trạng công tác quy hoạch sử dụng đất, việc giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư với yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và đề xuất sửa đổi, bổ sung.
- Tòa án nhân dân Tối cao báo cáo cụ thể thực tiễn kết quả giải quyết tranh chấp đất đai tại các Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về đất đai; những thuận lợi, khó khăn, bất cập và nguyên nhân; đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai phù hợp với thực tiễn nhằm khắc phục tình hạng tranh chấp kéo dài, khó xử lý dứt điểm.
- Các Bộ, ngành, cơ quan khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao báo cáo đánh giá chính sách, pháp luật đất đai trong việc sử dụng đất của ngành mình và đề xuất sửa đổi, bổ sung.
b) Đối với địa phương:
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì tiến hành tổng kết đánh giá thi hành Luật Đất đai trên địa bàn quản lý của mình; hướng dẫn các sở, ngành và cấp huyện tổng kết việc thi hành Luật Đất đai.
- Tổ chức Hội nghị thi hành Luật đất đai trên địa bàn tỉnh (hoàn thành trước ngày 01/5/2021).
- Xây dựng Báo cáo tổng kết thi hành Luật Đất đai theo Đề cương tổng kết kèm theo Kế hoạch này gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường (hoàn thành trước ngày 15/5/2021).
2. Xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi):
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành, địa phương thực hiện các công việc sau:
- Thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập Dự án Luật;
- Xây dựng đầy đủ hồ sơ Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) theo quy định;
- Tổ chức lấy ý kiến đối với Dự án Luật Đất đai (sửa đổi);
- Hoàn thiện hồ sơ và gửi Bộ Tư pháp thẩm định, trình Chính phủ và hoàn thiện hồ sơ để Chính phủ trình Quốc hội;
- Phối hợp với các Ủy ban có liên quan của Quốc hội để tổ chức thẩm tra và hoàn thiện Dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
1. Kinh phí thực hiện tổng kết Luật Đất đai của các Bộ, ngành, địa phương được bảo đảm từ ngân sách của Bộ, ngành, địa phương hoặc huy động từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí tổ chức thực hiện tổng kết Luật Đất đai và xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đối với các hoạt động của Ban Chỉ đạo và Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy từ nguồn ngân sách nhà nước và huy động từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Tài nguyên và Môi xây dựng dự trù kinh phí cho việc tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi)./.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ CỦA BAN CHỈ ĐẠO
(Kèm theo Quyết định số 548/QĐ-BCĐ ngày 29 tháng 12 năm 2020 của Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi)
STT | NỘI DUNG | ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ | ĐƠN VỊ PHỐI HỢP | THỜI GIAN |
I | Tổng kết thi hành Luật Đất đai |
|
|
|
1 | Xây dựng và phê duyệt Kế hoạch tổng kết thi hành Luật Đất đai | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Thành viên Ban Chỉ đạo | Quý III và IV/2020 |
2 | Xây dựng đề cương hướng dẫn báo cáo tổng kết thi hành Luật Đất đai | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Thành viên Ban Chỉ đạo | Quý IV/2020 |
3 | Gửi công văn đến các Bộ, ngành, cơ quan và địa phương yêu cầu thực hiện tổng kết thi hành Luật đất đai (kèm Đề cương hướng dẫn báo cáo tổng kết) | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
| Quý IV/2020 |
4 | Tổ chức các Đoàn công tác của Ban chỉ đạo và các đơn vị có liên quan về tổng kết thi hành Luật Đất đai | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Thành viên Ban Chỉ đạo | Quý I và II/2021 |
4.1 | Đoàn 01 khảo sát tại khu vực Trung du và Miền núi Phía Bắc (Quảng Ninh, Điện Biên, Thái Nguyên) |
|
|
|
4.2 | Đoàn 02 khảo sát tại Vùng Đồng bằng sông Hồng (TP Hà Nội, tỉnh Hưng Yên, tỉnh Ninh Bình) |
|
|
|
4.3 | Đoàn 03 khảo sát khu vực đồng bằng ven biển Miền Trung (tỉnh Thanh Hóa, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Khánh Hòa) |
|
|
|
4.4 | Đoàn 4 khảo sát khu vực Tây Nguyên (Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng) |
|
|
|
4.5 | Đoàn 5 khảo sát khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (tỉnh Cà Mau, tỉnh Long An và tỉnh Trà Vinh) |
|
|
|
5 | Tổ chức làm việc trực tiếp với Bộ, ngành và một số địa phương về việc tổng kết thi hành Luật Đất đai | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Thành viên Ban Chỉ đạo | Quý I và II/2021 |
5.1 | Các Bộ, ngành |
|
|
|
- | Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
|
|
|
- | Bộ Xây dựng |
|
|
|
- | Bộ Tài chính |
|
|
|
- | Bộ Giao thông vận tải |
|
|
|
- | Bộ Quốc phòng |
|
|
|
- | Bộ Công an |
|
|
|
5.2 | Các địa phương |
|
|
|
- | Thành phố Hải Phòng |
|
|
|
- | Tỉnh Quảng Bình |
|
|
|
- | Tỉnh Đồng Nai |
|
|
|
6 | Tổ chức các Đoàn làm việc với Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, cơ quan tài nguyên và môi trường, các cơ quan quản lý khác có liên quan đến đất đai các cấp tỉnh, huyện, xã | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Thành viên Ban Chỉ đạo | Quý I và II/2021 |
- | Tỉnh Phú Thọ |
|
|
|
- | Tỉnh Quảng Nam |
|
|
|
- | Thành phố Hồ Chí Minh |
|
|
|
7 | Khảo sát học tập kinh nghiệm quốc tế; rà soát danh mục và mức độ tham gia một số công ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực đất đai. | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Thành viên Ban Chỉ đạo | Năm 2021 |
8 | Xây dựng báo cáo chuyên đề tổng hợp báo cáo kết quả điều tra tại các Bộ, ngành, địa phương | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Thành viên Ban Chỉ đạo | Quý II, III/2021 |
9 | Tổng hợp và xây dựng báo cáo tổng kết thi hành Luật Đất đai | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Thành viên Ban Chỉ đạo | Quý III/2021 |
10 | Tổ chức Hội nghị, hội thảo đánh giá tổng kết thi hành Luật đất đai | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Thành viên Ban Chỉ đạo | Quý II, III/2021 |
11 | Hoàn thiện báo cáo tổng kết thi hành Luật Đất đai | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Thành viên Ban Chỉ đạo | Quý IV/2021 |
II | Xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) |
|
|
|
1 | Xây dựng hồ sơ Dự án Luật và trình Chính phủ | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Thành viên Ban Chỉ đạo, các Bộ, ngành, địa phương | Quý IV/2021 - Quý I/2022 |
2 | Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Thành viên Ban Chỉ đạo, các Bộ, ngành, địa phương | Quý IV/2022, Quý II/2023 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.