THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 544/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐÀO TẠO CHUYÊN GIA PHÁP LUẬT, LUẬT SƯ PHỤC VỤ YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2008 – 2010”
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Đào tạo chuyên gia pháp luật, luật sư phục vụ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2008 – 2010” (ban hành kèm theo Quyết định này).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
ĐỀ ÁN
ĐÀO TẠO CHUYÊN GIA PHÁP LUẬT, LUẬT SƯ PHỤC VỤ YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2008 – 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 544/QĐ-TTg ngày 14 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ)
1. Mục tiêu của Đề án:
Trong thời gian từ 2008 đến 2010, đào tạo chuyên gia pháp luật, luật sư tại cơ sở nước ngoài nhằm có được một số chuyên pháp luật, luật sư am hiểu pháp luật và tập quán thương mại quốc tế, giỏi kỹ năng hành nghề luật sư quốc tế, có khả năng được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư của nước hoặc bang được đào tạo.
Sau khi được đào tạo, các chuyên gia pháp luật, luật sư được sử dụng để tư vấn về hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, giảng dạy các cơ sở đào tạo luật, đồng thời là nòng cốt để từng bước hình thành và phát triển đội ngũ chuyên gia pháp luật, luật sư tiêu chuẩn quốc tế của Việt Nam.
2. Quy mô đào tạo
a) Đối với chuyên gia pháp luật: từ 30 đến 50 chỉ tiêu;
b) Đối với luật sư: không hạn chế số lượng.
3. Yêu cầu đào tạo:
a) Thời gian đào tạo ngắn, nhưng phải đảm bảo chất lượng, phù hợp với chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam;
b) Nội dung, chương trình đào tạo phù hợp với mục tiêu phát triển nghề của luật sư, chú trọng việc thực hành nghề nghiệp tại các công ty luật nước ngoài có nhiều kinh nghiệm hành nghề luật sư quốc tế;
c) Việc đào tạo phải gắn với mục đích sử dụng những người được đào tạo.
4. Đối tượng đào tạo:
a) Công chức đang công tác tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Luật sư đang hành nghề tại các công ty luật, Văn phòng luật sư, doanh nghiệp.
5. Nước và cơ sở gửi đi đào tạo:
Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xác định các cơ sở đào tạo có chất lượng cao ở nước ngoài để gửi học viên đi đào tạo. Ưu tiên gửi đi đào tạo tại các nước: Anh, Mỹ, Úc, Pháp, Đức.
6. Hình thức, thời gian và nội dung đào tạo:
a) Hình thức đào tạo:
Việc đào tạo được thực hiện dưới hình thức đào tạo tập trung theo các giai đoạn sau đây:
- Giai đoạn 1: đào tạo nghề luật sư tại các cơ sở đào tạo
Học viên được gửi đi đào tạo theo thời gian, chương trình, nội dung được thỏa thuận giữa Bộ Tư pháp Việt Nam với các cơ sở đào tạo ở Anh, Mỹ, Úc, Pháp, Đức.
- Giai đoạn 2: thực hành nghề nghiệp trong các công ty luật quốc tế
Sau khi hoàn thành khóa đào tạo tại cơ sở đào tạo, học viên được gửi vào các công ty luật quốc tế tại Anh, Mỹ, Úc, Pháp, Đức để thực hành nghề nghiệp. Thời gian thực hành nghề nghiệp từ 3 tháng đến 12 tháng.
b) Thời gian đào tạo:
Tổng thời gian đào tạo dự kến từ 21 đến 27 tháng tùy thuộc vào thời gian đào tạo nghề luật sư và thời gian thực hành nghề nghiệp tại công ty luật ở nước ngoài, cụ thể như sau:
- Anh: 27 tháng, bao gồm 24 tháng đào tạo nghề luật sư và 3 tháng thực hành nghề nghiệp;
- Mỹ: 21 tháng, bao gồm 9 tháng đào tạo nghề luật sư và 12 tháng thực hành nghề nghiệp;
- Úc: 24 tháng, bao gồm 18 tháng đào tạo nghề luật sư và 6 tháng thực hành nghề nghiệp;
- Pháp: 27 tháng, bao gồm 24 tháng đào tạo nghề luật sư và 3 tháng thực hành nghề nghiệp;
- Đức: 27 tháng, bao gồm 24 tháng đào tạo nghề luật sư và 3 tháng thực hành nghề nghiệp;
c) Nội dung đào tạo:
Nội dung đào tạo tập trung vào kiến thức pháp luật thương mại quốc tế, kỹ năng hành nghề luật sư quốc tế, đặc biệt chú trọng kỹ năng giải quyết tranh chấp thương mại, tư vấn pháp luật trong các giao dịch thương mại quốc tế.
7. Điều kiện tuyển chọn:
a) Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;
b) Có lập trường chính trị vững vàng, có tư cách đạo đức tốt;
c) Dưới 40 tuổi;
d) Có bằng cử nhân luật từ loại khá trở lên;
đ) Có chứng chỉ ngoại ngữ phù hợp với nước gửi đi đào tạo, cụ thể như sau:
- Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL đạt 600 điểm hoặc IELTS đạt 6,5 điểm đối với các nước Anh, Mỹ, Úc;
- Chứng chỉ tiếng Pháp DELF B1 (hoặc DELF ler degré Unité A3 + A4)hoặc TCF Niveau 3 trở lên đối với nước Pháp;
- Chứng chỉ tiếng Đức ZD cấp độ 3 hoặc tương đương do Viện Goethe cấp đối với nước Đức;
Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học luật, thạc sỹ luật, tiến sỹ luật ở các nước Anh, Mỹ, Úc, Pháp, Đức thì được miễn điều kiện về trình độ ngoại ngữ quy định tại điểm này;
e) Đối với công chức đang công tác tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thì phải có thời gian công tác liên quan trực tiếp đến pháp luật (tư vấn, tham mưu, hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, giảng dạy luật, nghiên cứu pháp luật hoặc công tác xét xử, kiểm sát) từ 2 năm trở lên; đối với luật sư thì phải hành nghề luật sư từ 3 năm trở lên, có khả năng và triển vọng phát triển tốt trong nghề luật sư.
8. Hội đồng tuyển chọn, cách thức tuyển chọn và gửi học viên đi đào tạo
a) Hội đồng tuyển chọn:
Việc tuyển chọn học viên do Hội đồng tuyển chọn thực hiện. Thành viên của Hội đồng tuyển chọn bao gồm các nhà quản lý, chuyên gia pháp luật, luật sư, cụ thể như sau:
- Đại diện Lãnh đạo Bộ Tư pháp là Chủ tịch Hội đồng;
- Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Đại diện Bộ Nội vụ;
- Một số chuyên gia pháp luật giàu kinh nghiệm và có uy tín trong lĩnh vực đào tạo pháp luật, nghiên cứu pháp luật.
- Một số luật sư có kinh nghiệm hành nghề từ 7 năm trở lên trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại, thông thạo ngoại ngữ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ có trách nhiệm cử đại diện tham gia Hội đồng tuyển chọn; căn cứ vào yêu cầu đối với thành viên Hội đồng tuyển chọn, Bộ Tư pháp lựa chọn chuyên gia pháp luật, luật sư để tham gia Hội đồng. Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra Quyết định thành lập Hội đồng tuyển chọn. Giúp việc cho Hội đồng tuyển chọn có cơ quan giúp việc do Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ định.
Hội đồng tuyển chọn có trách nhiệm thông báo công khai về việc tuyển chọn học viên. Cơ quan giúp việc có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ dự tuyển, thẩm tra hồ sơ để trình Hội đồng tuyển chọn.
b) Hồ sơ dự tuyển bao gồm các giấy tờ sau đây:
- Giấy đăng ký dự tuyển;
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan nơi công chức đang làm việc hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Bản sao hợp lệ bằng cử nhân luật, thạc sỹ, tiến sỹ luật kèm theo bảng điểm;
- Bản sao Chứng chỉ ngoại ngữ quy định tại điểm đ Mục 7 của Đề án này;
- Giấy xác nhận của cơ quan nơi công chức đang làm việc về thời gian công tác pháp luật; giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi luật sư đang hành nghề về thời gian hành nghề luật sư;
- Công văn cử đi dự tuyển do Thủ trưởng cơ quan quản lý công chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi luật sư đang hành nghề ký;
- Tiểu luận về một chủ đề liên quan đến pháp luật.
c) Cách thức tuyển chọn:
- Vòng 1: xét hồ sơ dự tuyển. Hội đồng tuyển chọn xem xét, phân loại hồ sơ theo nước gửi học viên đi đào tạo. Căn cứ vào yêu cầu chung nhất của nước gửi đi đào tạo, Hội đồng tuyển chọn lập danh sách các ứng viên đáp ứng yêu cầu.
- Vòng 2: Phỏng vấn ứng viên. Ứng viên trình bày tóm tắt về tiểu luật đã chuẩn bị và trả lời các câu hỏi của Hội đồng tuyển chọn.
Những người trúng tuyển được Hội đồng tuyển chọn lập danh sách để trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định.
d) Cách thức gửi học viên đi đào tạo ở nước ngoài:
việc gửi học viên trúng tuyển đi nước ngoài được thực hiện theo từng đợt trong thời gian từ 2008 đến 2010. Số lượng học viên gửi đi từng đợt phụ thuộc vào số người trúng tuyển và được tiếp nhận theo từng đợt tuyển chọn.
Trong trường hợp không tuyển chọn đủ số lượng chuyên gia pháp luật thì những sinh viên luật tốt nghiệp xuất sắc, thạc sỹ luật, tiến sỹ luật đáp ứng điều kiện tuyển chọn quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Mục 7 của Đề án này có thể được đặc cách tuyển dụng vào công tác tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa àn nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để gửi đi đào tạo theo Đề án.
Căn cứ vào đối tượng học viên, nhu cầu đào tạo và sử dụng sau đào tạo, Bộ Tư pháp xem xét việc gửi học viên trúng tuyển đi đào tạo theo định hướng sau đây:
- Đối với người đã qua đào tạo nghề luật sư ở Anh, Mỹ, Úc, Pháp, Đức hoặc có bằng thạc sỹ luật, tiến sỹ luật của Anh, Mỹ, Úc, Pháp, Đức thì được xem xét để gửi ngay đi thực hành nghề nghiệp tại các công ty luật quốc tế ở các nước này (giai đoạn 2);
- Đối với người chưa qua đào tạo nghề luật sư ở Anh, Mỹ, Úc, Pháp, Đức thì được xem xét để gửi đi đào tạo nghề luật sư và thực hành nghề nghiệp tại các công ty luật quốc tế ở các nước này (giai đoạn 1 và giai đoạn 2).
9. Tiến độ thực hiện:
a) Từ tháng 06 năm 2008 đến tháng 10 năm 2008:
- Tổ chức các Đoàn công tác để thực hiện việc khảo sát tại Anh, Mỹ, Úc, Pháp, Đức. Đoàn khảo sát có nhiệm vụ tiếp xúc, thỏa thuận với cơ sở đào tạo nghề luật sư, công ty luật về việc tiếp nhận học viên Việt Nam; khảo sát về chi phí đào tạo, sinh hoạt phí của học viên để dự toán ngân sách cho phù hợp với thực tế ở từng nước; việc theo dõi, quản lý học viên trong thời gian ở nước ngoài.
- Ký kết văn bản thỏa thuận với Chính phủ hoặc hợp đồng đào tạo với các cơ sở nghề luật sư, công ty luật của Anh, Mỹ, Úc, Pháp, Đức về việc đào tạo chuyên gia pháp luật, luật sư.
- Tổ chức tuyển chọn học viên.
b) Từ tháng 11 năm 2008: gửi học viên đi đào tạo nghề luật sư và thực hiện nghề nghiệp ở nước ngoài.
10. Kinh phí thực hiện Đề án:
a) Đối với công chức đang công tác tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao:
Kinh phí đào tạo đối với công chức đang công tác tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao do ngân sách nhà nước cấp. Bộ Tư pháp thực hiện tuyển sinh, duyệt danh sách trúng tuyển kèm theo dự toán ngân sách được cấp hàng năm gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm quản lý và cấp phát kinh phí cho học viên tại nước ngoài theo quy định của Đề án “Đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước” được phê duyệt tại Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 28/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Đối với luật sư hành nghề tại công ty luật, văn phòng luật sư:
Luật sư tham gia chương trình đào tạo này tự trang trải kinh phí đào tạo; trong trường hợp có yêu cầu, Chính phủ có chính sách cho vay tín dụng ưu đãi.
Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn cụ thể về việc cho vay tín dụng ưu đãi đối với luật sư tham gia chương trình đào tạo này.
c) Đối với luật sư do các doanh nghiệp gửi đi đào tạo theo chương trình đào tạo này:
Trong trường hợp doanh nghiệp gửi luật sư đi đào tạo theo chương trình đào tạo này thì doanh nghiệp tự trang trải kinh phí đào tạo.
d) Dự toán kinh phí thực hiện Đề án:
- Kinh phí dành cho học viên là công chức được gửi đi đào tạo ở nước ngoài: 3,110,100 USD
TT | Cơ sở đào tạo nghề luật sư | Tổng số học viên gửi đi đào tạo (người) | Tổng thời gian đào tạo (tháng) | Đào tạo nghề (Giai đoạn 1) | Thực hành nghề nghiệp (Giai đoạn 2) | Học phí và chi phí (USD/ | Chi phí đi lại (Vé máy bay khứ hồi hoặc phương tiện khác (USD/ người) | Sinh hoạt phí | Bảo hiểm y tế (USD/ người/ khóa) | Tổng kinh phí (USD/ người/ khóa) (9)+(10)+ (13)+(14) | Tổng số (USD) | ||||
Thời gian học | Học phí (USD/ | Thời gian học | Học phí (USD/ | Thời gian (tháng) | Mức chi (USD/ người/ tháng | Tổng (USD/ người) (11)x (12) | |||||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) |
1 | Anh, Pháp, Đức | 30 | 27 | 24 | 1,000 | 3 | 1,500 | 28,500 | 1,500 | 27 | 1,000 | 27,000 | 8,000 | 65,000 | 1,950,000 |
2 | Mỹ | 10 | 21 | 9 | 1,200 | 12 | 1,000 | 22,800 | 1,700 | 21 | 1,000 | 21,000 | 7,000 | 52,500 | 525,000 |
3 | Úc | 10 | 24 | 18 | 1,000 | 6 | 1,000 | 24,000 | 1,500 | 24 | 800 | 19,200 | 4,000 | 48,700 | 487,000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 2,962,000 |
Dự phòng: 5% | 148,100 | ||||||||||||||
Tổng kinh phí cho học viên (I) | 3,110,100 |
- Kinh phí dành cho Đoàn khảo sát: 95,350 USD (dự kiến thực hiện năm 2008)
TT | Nội dung chi | Định mức/ đơn giá (USD) | Số người/ đoàn | Số ngày/ nước/ lần | Thành tiền (USD) | Ghi chú |
ĐOÀN 1: ĐI ANH, PHÁP, ĐỨC (10 người, 15 ngày) | ||||||
1 | Phòng nghỉ | 65USD/người/ngày | 10 người | 15 ngày | 9,750 | Khoán |
2 | Ăn và tiêu vặt | 60USD/người/ngày | 10 người | 15 ngày | 9,000 | Khoán |
3 | Thuê phương tiện đi lại từ SB về chỗ ở | 90USD/người/nước | 10 người | 3 nước | 2,700 | Khoán |
4 | Xe đi lại tại nước công tác | 50USD/người/nước | 10 người | 3 nước | 1,500 | Hóa đơn |
5 | Điện thoại, telex, fax | 50USD/đoàn/nước | 01 đoàn | 3 nước | 150 | Hóa đơn |
6 | Vé máy bay (bao gồm tiền vé và thuế) HN - Paris – London- Frankfurt – Berlin - HN | 1,701USD/người | 10 người | 1 lần | 17,010 | Hóa đơn |
7 | Lệ phí sân bay | 14USD/người/nước | 10 người | 3 nước | 420 | Hóa đơn |
| Tổng cộng |
|
|
| 40,530 |
|
ĐOÀN 2: ĐI MỸ (10 người; 7 ngày) | ||||||
1 | Phòng nghỉ | 65USD/người/ngày | 10 người | 7 ngày | 4,500 | Khoán |
2 | Ăn và tiêu vặt | 60USD/người/ngày | 10 người | 7 ngày | 4,200 | Khoán |
3 | Thuê phương tiện đi lại từ SB về chỗ ở | 90USD/người/nước | 10 người | 1 nước | 900 | Khoán |
4 | Xe đi lại tại nước công tác | 50USD/người/nước | 10 người | 1 nước | 500 | Hóa đơn |
5 | Điện thoại, telex, fax | 50USD/đoàn/nước | 01 đoàn | 1 nước | 50 | Hóa đơn |
6 | Vé máy bay (bao gồm tiền vé và thuế) HN - New York – Cali - HN | 2,033USD/người | 10 người | 1 lần | 20,330 | Hóa đơn |
7 | Lệ phí sân bay | 14USD/người/nước | 10 người | 1 nước | 140 | Hóa đơn |
| Tổng cộng |
|
|
| 30,670 |
|
ĐOÀN 3: ĐI ÚC (10 người; 7 ngày) | ||||||
1 | Phòng nghỉ | 60USD/người/ngày | 10 người | 7 ngày | 4,200 | Khoán |
2 | Ăn và tiêu vặt | 55USD/người/ngày | 10 người | 7 ngày | 3,850 | Khoán |
3 | Thuê phương tiện đi lại từ SB về chỗ ở | 80USD/người/nước | 10 người | 1 nước | 800 | Khoán |
4 | Xe đi lại tại nước công tác | 50USD/người/nước | 10 người | 1 nước | 500 | Hóa đơn |
5 | Điện thoại, telex, fax | 50USD/đoàn/nước | 01 đoàn | 1 nước | 50 | Hóa đơn |
6 | Vé máy bay (bao gồm tiền vé và thuế) HN – Sydney - Melbourne - HN | 1,461USD/người | 10 người | 1 lần | 14,610 | Hóa đơn |
7 | Lệ phí sân bay | 14USD/người/nước | 10 người | 1 nước | 140 | Hóa đơn |
| Tổng cộng |
|
|
| 24,150 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng kinh phí dành cho Đoàn khảo sát (II) |
|
|
| 95,350 |
|
- Kinh phí tổ chức tuyển chọn học viên, quản lý học viên và kinh phí dự phòng: 327,910 USD
TT | Nội dung | Kinh phí (USD) | Thời gian thực hiện | |||
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |||
1 | Tổ chức tuyển chọn và tiến hành các thủ tục để đưa học viên ra nước ngoài đào tạo: - Thẩm tra hồ sơ; - Tổ chức phỏng vấn đối với người dự tuyển; - Thực hiện các thủ tục cần thiết khác để đưa học viên ra nước ngoài đào tạo. | 50,000 |
|
|
|
|
2 | Phục vụ việc hợp tác đào tạo và kiểm tra đánh giá việc học tập, thực hành nghề nghiệp: - Xây dựng báo cáo khảo sát về tình hình đào tạo nghề luật sư tại các nước Anh, Mỹ, Úc, Pháp, Đức; - Xây dựng chương trình đào và thực hành nghề nghiệp; - Xây dựng các văn bản có liên quan (Quy chế quản lý và đánh giá quá trình học tập của học viên, Quy chế cho vay tín dụng ưu đãi đối với luật sư…) | 100,000 |
|
|
|
|
3 | Phục vụ yêu cầu về việc xử lý rủi ro, các trường hợp bất khả kháng xảy ra đối với học viên trong quá trình triển khai Đề án (5% tổng kinh phí dành cho học viên) | 148,100 |
|
|
|
|
4 | Chi phí dự phòng (10% chi phí cho việc tổ chức tuyển chọn học viên, quản lý học viên và phục vụ yêu cầu về việc xử lý rủi ro) | 29,810 |
|
|
|
|
| Tổng (III) | 327,910 |
|
|
|
|
- Tổng kinh phí thực hiện Đề án: (I) + (II) + ( III): 3,533,360 USD (tương đương 56,533,760,000 VNĐ).
- Dự kiến kinh phí thực hiện trong từng năm:
Năm 2008: 1,500,000 USD (tương đương 24,000,000,000 VNĐ);
Năm 2009: 1,900,000 USD (tương đương 30,400,000,000 VNĐ);
Năm 2010: 133,360 USD (tương đương 2,133,760,000 VNĐ);
11. Sử dụng chuyên gia pháp luật, luật sư được đào tạo:
a) Đối với chuyên gia pháp luật:
Công chức được đào tạo theo Đề án tiếp tục về công tác tại cơ quan cử đi học. Cơ quan cử công chức đi học có trách nhiệm tạo điều kiện cho những công chức đó tham gia công việc liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế khi được yêu cầu.
b) Đối với luật sư:
Luật sư được Chính phủ cho vay tín dụng ưu đãi để tham gia đào tạo theo chương trình đào tạo này có trách nhiệm thực hiện công việc do Chính phủ yêu cầu theo cam kết. Công ty luật, văn phòng luật nơi luật sư đó hành nghề có trách nhiệm tạo điều kiện về thời gian để các luật sư hoàn thành công việc được yêu cầu.
Luật sư do các doanh nghiệp gửi đi đào tạo theo chương trình đào tạo này thì có thể được Chính phủ thuê trong trường hợp có nhu cầu.
Việc thanh toán thù lao và chi phí thực tế cho các luật sư đã được đào tạo theo Đề án khi thực hiện vụ việc theo yêu cầu của Chính phủ được các bên thỏa thuận theo từng trường hợp cụ thể.
Để thuận lợi cho việc sử dụng, đồng thời tạo điều kiện cho các luật sư được đào tạo theo Đề án thường xuyên gặp gỡ và trao đổi thông tin, kinh nghiệm hành nghề, Bộ Tư pháp thành lập Câu lạc bộ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế. Thành viên của Câu lạc bộ là những người đã được đào tạo theo Đề án. Các luật sư đã được đào tạo nghề luật sư hoặc thực hành nghề nghiệp ở nước ngoài, người sẽ được gửi đi đào tạo nghề luật sư hoặc thực hành nghề nghiệp ở nước ngoài, nếu có nguyện vọng thì cũng được tham gia Câu lạc bộ.
c) Xử lý những trường hợp vi phạm cam kết:
Trong hợp trường hợp công chức được đào tạo theo Đề án vi phạm cam kết thì bị xử lý theo quy định tại Đề án “Đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước” được phê duyệt tại Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với luật sư được Chính phủ cho vay tín dụng ưu đãi vi phạm cam kết thì bị xử lý vi phạm theo các hình thức đã cam kết trong văn bản cam kết với Bộ Tư pháp trước khi được gửi đi đào tạo.
12. Trách nhiệm của các Bộ có liên quan:
a) Bộ Tư pháp chủ trì triển khai thực hiện Đề án; phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức khảo sát về các cơ sở đào tạo luật sư và chuyên gia pháp luật ở Anh, Mỹ, Úc, Pháp, Đức và ký kết hợp đồng cụ thể về việc đào tạo chuyên gia pháp luật, luật sư theo Đề án; xây dựng phương án quản lý, sử dụng học viên đã được đào tạo theo Đề án; tìm kiếm, huy động nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng trong nước, các dự án tài trợ của các tổ chức quốc tế, cơ quan, tổ chức nước ngoài để hỗ trợ cho việc thực hiện Đề án.
b) Bộ Tài chính có trách nhiệm đảm bảo kinh phí triển khai thực hiện Đề án.
c) Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài bảo vệ chính trị nội bộ, cấp hộ chiếu và làm thủ tục xuất, nhập cảnh cho học viên đi đào tạo tại nước ngoài./.
| THỦ TƯỚNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.