BỘ NÔNG LÂM | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 535-QĐ | Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 1958 |
QUYẾT ĐỊNH
THÀNH LẬP CỤC LÂM NGHIỆP TRỰC THUỘC BỘ NÔNG LÂM
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG LÂM
Căn cứ Nghị định số 02-NL/NĐ ngày 17-02-1955 tổ chức các cơ quan Nông lâm trung ương thuộc Bộ Nông lâm và Vụ Lâm nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 08-NL/NĐ ngày 17-02-1955 thành lập Sở Quốc doanh Lâm khẩn;
Thi hành chủ trương kiện toàn tổ chức chấn chỉnh biên chế điều chỉnh cán bộ của Đảng và Chính phủ;
Xét yêu cầu công tác, trong lúc chờ đợi Nghị định của Thủ tướng Chính phủ;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. – Nay hợp nhất các cơ quan:
- Sở Quốc doanh Lâm khẩn
- Vụ Lâm nghiệp
tổ chức thành “Cục Lâm nghiệp” trực thuộc Bộ Nông lâm
Điều 2. – Cục Lâm nghiệp có nhiệm vụ:
- Điều tra nắm tình hình rừng làm cơ sở cho việc xây dựng các chính sách, kế hoạch phát triển Lâm nghiệp về mọi mặt.
- Quản lý và bảo vệ rừng.
- Khai thác lâm sản, trồng rừng, cải tạo rừng.
Ngoài ra, còn có nhiệm vụ tham gia vào việc quản lý chế biến, phân phối sử dụng, tiêu thụ lâm sản. Quản lý việc săn bắn cầm thú rừng và đóng góp vào việc khảo cứu khoa học kỹ thuật lâm nghiệp.
Điều 3. – Cục Lâm nghiệp do một Cục trưởng chịu trách nhiệm và nhiều Cục phó giúp việc, phân công phụ trách các mặt công tác trong Cục.
Điều 4. – Tổ chức Cục Lâm nghiệp gồm có các phòng:
1. – Phòng điều tra và điều chế rừng:
Chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác điều tra rừng và đất trồng rừng để phục vụ cho kế hoạch khai thác, quản lý, bảo vệ và gây trồng rừng.
2. – Phòng quản lý và bảo vệ rừng:
Chịu trách nhiệm toàn bộ về chính sách, thể lệ, luật lệ, kế hoạch và biện pháp quản lý và bảo vệ rừng, bảo vệ sơn thú quản lý việc săn bắn.
3. – Phòng trồng rừng và cải tạo rừng:
Chịu trách nhiệm toàn bộ về chính sách, kế hoạch và biện pháp thực hiện công tác trồng rừng, tu bổ và cải tạo rừng.
4. – Phòng khai thác rừng:
Chịu trách nhiệm toàn bộ về chính sách, kế hoạch, kỹ thuật và biện pháp thực hiện việc khai thác lâm sản và các vấn đề có liên quan đến khai thác như: chế biến, sử dụng và bảo quản gỗ v.v…
5. – Phòng quản lý quốc doanh:
Chịu trách nhiệm toàn bộ về chính sách đường lối xây dựng, phát triển và quản lý kinh doanh, chỉ đạo các cơ sở Quốc doanh về mọi mặt: kỹ thuật, tổ chức quản lý kinh doanh v.v…
6. – Phòng kế hoạch tài vụ:
Chịu trách nhiệm về tổng hợp toàn bộ kế hoạch, thống kê, kế hoạch tài vụ, quản lý vốn tài sản của Cục, theo dõi hướng dẫn xây dựng kế hoạch chi thu, phân tích giá thành lỗ lãi và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
7. – Phòng Tổ chức Hành chánh:
Chịu trách nhiệm về quản lý cán bộ và công nhân viên, nghiên cứu và thi hành các chính sách, chế độ đối với cán bộ và công nhân viên, xây dựng tổ chức bộ máy và chế độ làm việc, phụ trách công tác văn thư hành chính và quản trị nội bộ.
Điều 5. – Các phòng do một trưởng phòng phụ trách và có một đến hai phó phòng giúp việc tùy theo tính chất công tác và sự cần thiết của mỗi phòng.
Điều 6. – Ngoài các Phòng trên, hiện nay Cục có các Chi nhánh Quốc doanh lâm khẩn trực thuộc ở các địa phương thì về tổ chức và nhiệm vụ vẫn giữ như trong các Nghị định thành lập đã quy định.
Điều 7. – Sẽ có văn bản sau quy định mối quan hệ công tác của Cục Lâm nghiệp nói chung, và các phòng của Cục nói riêng, với các Vụ, Học viện, Văn phòng, v.v… thuộc Bộ.
Điều 8. – Các văn bản trái với quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 9. – Các ông Chánh văn phòng, Giám đốc Sở Quốc doanh Lâm khẩn, Giám đốc Vụ Lâm nghiệp, Giám đốc Vụ Tổ chức cán bộ chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG LÂM |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.