ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 527/QĐ-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 14 tháng 03 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG CHỮA CHÁY RỪNG KHI XẢY RA CHÁY LỚN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về phòng cháy, chữa cháy rừng;
Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy;
Xét Tờ trình số 219/TTr-SNNPTNT ngày 14/3/2014 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án huy động lực lượng chữa cháy rừng khi xảy ra cháy lớn.
Điều 2. Giao Ban Chỉ huy Bảo vệ rừng và Phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan triển khai thực hiện phương án có hiệu quả.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ huy Bảo vệ rừng và Phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Công an tỉnh; Chỉ huy Trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Chỉ huy Trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Chi cục Trưởng các Chi cục: Kiểm lâm, Lâm nghiệp; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
- Lưu: VT, NN. | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHƯƠNG ÁN
HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG CHỮA CHÁY RỪNG KHI XẢY RA CHÁY LỚN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 527/QĐ-UBND ngày 14/3/2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
Để chủ động điều động lực lượng hiện có ở nơi gần nhất và lực lượng dự phòng ứng cứu kịp thời khi có cháy rừng xảy ra với nguy cơ lớn, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, UBND tỉnh ban hành Phương án huy động lực lượng chữa cháy cho các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng như sau:
1. Phân vùng trọng điểm có nguy cơ cháy lớn
- Vùng 1: Bắc đèo Hải Vân, bao gồm khu vực 4 đèo: Hải Vân, Phú Gia, Phước Tượng, Mũi Né và các xã nằm trong khu vực 4 đèo của huyện Phú Lộc.
- Vùng 2: Khu vực Xuân Lộc, bao gồm diện tích rừng của Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Lâm nghiệp Phú Lộc, diện tích rừng thuộc địa bàn các xã Xuân Lộc, Lộc Sơn, Lộc Bổn, Lộc Điền, Lộc Hòa thuộc huyện Phú lộc.
- Vùng 3: Tây Nam Phú Bài, thị xã Hương Thủy, gồm diện tích rừng của Ban quản lý Rừng phòng hộ Hương Thủy, diện tích rừng thuộc địa bàn các xã Thủy Phù, Phú Sơn, Dương Hòa, Thủy Phương, Thủy Dương.
- Vùng 4: Tây Nam thành phố Huế bao gồm diện tích rừng của Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Lâm nghiệp Tiền Phong, Ban quản lý Rừng phòng hộ đầu nguồn sông Hương và diện tích rừng thuộc địa bàn các phường: An Cựu, An Tây (thành phố Huế), xã Thủy Bằng (thị xã Hương Thủy), các xã: Bình Điền, Bình Thành, Hồng Tiến, Hương Thọ (thị xã Hương Trà).
- Vùng 5: Huyện Phong Điền bao gồm diện tích rừng của Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Lâm nghiệp Phong Điền và diện tích rừng thuộc địa bàn các xã: Phong Thu, Phong Sơn, Phong Mỹ, Phong An.
- Vùng 6: Huyện A lưới bao gồm diện tích rừng của BQLRPH A lưới, BQL RPH đầu nguồn sông Bồ và diện tích rừng thuộc địa bàn các xã dọc QL 14, QL 49.
- Vùng 7: Thị xã Hương Trà, khu vực Thọ Sơn bao gồm diện tích rừng của BQL RPH đầu nguồn Sông Bồ và diện tích rừng thuộc địa bàn các phường: Hương Văn, Hương Vân, Hương Chữ, Hương An, Hương Bình, Hương Hồ.
- Vùng 8: Huyện Nam Đông bao gồm khu vực rừng đèo La Hy, xã Hương Phú, Khu vực A Kỳ, xã Thượng Long.
2. Chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy
Phòng cháy, chữa cháy rừng ở địa phương nào là trách nhiệm của UBND địa phương đó. Khi xảy ra cháy rừng, chủ rừng một mặt phải sử dụng ngay lực lượng tại chỗ có thể huy động được để dập tắt lửa; đồng thời nếu cần thiết phải báo cáo ngay lên Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch, Trưởng Ban chỉ huy bảo vệ rừng - phòng cháy chữa cháy rừng (BCH BVR-PCCCR) cấp huyện để huy động lực lượng theo phương án đã chuẩn bị để ứng cứu kịp thời.
Nếu với lực lượng huy động tại chỗ trên địa bàn cấp huyện vẫn không có khả năng dập tắt. Trưởng ban chỉ huy BVR-PCCCR cấp huyện phải báo cáo xin huy động lực lượng ứng cứu chữa cháy rừng của tỉnh theo phương án sau:
- Vùng 1: Lực lượng của Trung đoàn 6, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Đại đội 20 trinh sát phòng tham mưu Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Phòng cảnh sát PCCC Công an tỉnh, Đồn 288 (xã Vinh Hiền), Đồn 232 (xã Lộc Vĩnh), Đồn 236 (thị trấn Lăng cô), C1 cơ động (thị trấn Lăng cô), Đội Kiểm Lâm cơ động PCCCR số 2, Ban chỉ huy quân sự huyện Phú Lộc, lực lượng dân quân tự vệ trên địa bàn vùng 1 (do Ban chỉ huy Quân sự huyện Phú Lộc phối hợp với các địa phương, đơn vị để điều động lực lượng Dân quân tự vệ).
- Vùng 2: Lực lượng của Trung đoàn 6, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Tiểu đoàn 3 tăng thiết giáp, Đại đội 20 trinh sát phòng tham mưu Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Phòng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh, Đội Kiểm lâm cơ động PCCCR số 2, Ban chỉ huy Quân sự huyện Phú Lộc, lực lượng dân quân tự vệ trên địa bàn vùng 2 (do Ban chỉ huy Quân sự huyện Phú Lộc phối hợp với các địa phương, đơn vị để điều động lực lượng Dân quân tự vệ).
- Vùng 3: Lực lượng của Trung đoàn 6, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Tiểu đoàn 3 tăng thiết giáp, Đại đội 20 trinh sát phòng tham mưu Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Phòng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh, Đội Kiểm Lâm cơ động PCCCR số 2, Ban chỉ huy Quân sự thị xã Hương Thủy và lực lượng dân quân tự vệ trên địa bàn vùng 3 (do Ban chỉ huy Quân sự thị xã Hương Thủy phối hợp với các địa phương vùng 3 để điều động thêm lực lượng Dân quân tự vệ).
- Vùng 4: Lực lượng của Trung đoàn 6, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Trường Biên phòng, Trường Quận sự tỉnh, Tiểu đoàn 3 tăng thiết giáp, Đại đội 20 trinh sát Phòng tham mưu Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Phòng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh, Đội Kiểm lâm cơ động PCCCR số 1, Ban chỉ huy Quân sự thị xã Hương trà, lực lượng Dân quân tự vệ của các địa phương, đơn vị trên địa bàn vùng 4 (do Ban chỉ huy Quân sự thị xã Hương Trà phối hợp với các địa phương, đơn vị để điều động lực lượng Dân quân tự vệ).
- Vùng 5: Lực lượng của Trung đoàn 6, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Tiểu đoàn 3 tăng thiết giáp, Trường Quân sự tỉnh, Đại đội 20 trinh sát Phòng tham mưu Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Trường Biên phòng, Phòng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh, Đội Kiểm lâm cơ động PCCCR số 1, Ban chỉ huy Quân sự huyện Phong điền, lực lượng Dân quân tự vệ của các địa phương, đơn vị trên địa bàn vùng 5 (do Ban chỉ huy Quân sự huyện Phong điền phối hợp với các địa phương, đơn vị để điều động lực lượng Dân quân tự vệ).
- Vùng 6: Lực lượng Trung đoàn 6, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Đồn Biên phòng 627, Đồn Biên phòng 629, Đồn Biên phòng 633, Trường Biên phòng, Phòng Cảnh sát PCCCR Công an tỉnh, Đội Kiểm lâm cơ động PCCCR số 1, Ban chỉ huy Quân sự huyện A lưới, lực lượng Dân quân tự vệ của các địa phương, đơn vị trên địa bàn vùng 6 (do Ban chỉ huy Quân sự huyện A lưới phối hợp với các địa phương, đơn vị để điều động lực lượng Dân quân tự vệ).
- Vùng 7: Lực lượng Trung đoàn 6, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Tiểu đoàn 3 Tăng thiết giáp, Đại đội 20 trinh sát Phòng tham mưu Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Phòng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh, Đội Kiểm lâm cơ động PCCCR số 1, Ban chỉ huy Quân sự thị xã Hương Trà, lực lượng Dân quân tự vệ của các địa phương, đơn vị trên địa bàn vùng 7 (do Ban chỉ huy Quân sự thị xã Hương Trà phối hợp với các địa phương, đơn vị để điều động lực lượng Dân quân tự vệ).
- Vùng 8: Lực lượng Trung đoàn 6, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Tiểu đoàn 3 Tăng thiết giáp, Đại đội 20 trinh sát Phòng tham mưu Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Phòng cảnh sát PCCC Công an tỉnh, Đội Kiểm lâm cơ động PCCCR số 2, Ban chỉ huy Quân sự huyện Nam Đông, lực lượng Dân quân tự vệ của các địa phương, đơn vị trên địa bàn vùng 8 (do Ban chỉ huy Quân sự huyện Nam Đông phối hợp với các địa phương, đơn vị để điều động lực lượng Dân quân tự vệ).
Khi xảy ra cháy lớn tại các vùng giáp ranh có thể huy động lực lượng quân sự cấp huyện giáp ranh cùng tham gia chữa cháy rừng.
Ngoài ra các đơn vị đóng trên địa bàn cấp huyện chịu sự huy động trực tiếp của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND và Ban chỉ huy PCCCR sở tại.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm điều động lực lượng trong ngành tham gia ứng cứu chữa cháy rừng ở các vùng nói trên.
3. Thông tin liên lạc: Số điện thoại hệ thống chỉ đạo Phòng cháy, chữa cháy rừng của Ban chỉ đạo Thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh như sau:
a) Trưởng Ban chỉ đạo:
- Đ/c Lê Trường Lưu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh
+ Số điện thoại văn phòng: 054.3830478
+ Số điện thoại di động: 0913458495
b) Phó trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo:
- Đ/c Nguyễn Viết Hoạch - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm.
+ Số điện thoại: 054.3823629
+ Số điện thoại di động: 0913426059
c) Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo.
- Trực ban: Phòng QLBVR
+ Điện thoại: 054.3825989
+ Vô tuyến điện tần số: 142.500 MhZ
d) Điện thoại trực chỉ huy Công an tỉnh:
- Đ/c Lê Quốc Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh, Phó trưởng Ban chỉ đạo
+ Số điện thoại văn phòng:
+ Số điện thoại di động: 0913425252
đ) Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy:
+ Máy trực chữa cháy: 114 hoặc 054.3889110
+ Đ/c Tư Trưởng phòng: 054.3889143
+ Điện thoại di động: 0913425309
e) Trực chỉ huy Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh
- Đ/c Trần Duy Vĩnh - Phó tham mưu trưởng, BCH QS tỉnh.
+ Điện thoại di động: 0982217007
+ Tổng đài: 054.3522246
+ Trực ban tác chiến: 054.3523041
g) Trực chỉ huy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Đ/c Nguyễn Văn Hiền - Chỉ huy trưởng BCH BĐ Biên phòng tỉnh
+ Số điện thoại văn phòng: 054.3821743
+ Điện thoại di động: 0913420201
+ Trực ban tham mưu: 054.3822398
i) Trực chỉ huy Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Đ/c Hồ Đăng Vang - Giám đốc Sở NN&PTNT
+ Số điện thoại văn phòng: 054.3828322
+ Điện thoại di động: 0913426277
Trong trường hợp đồng chí Trưởng Ban chỉ đạo đi vắng, phải báo cáo trực tiếp đến đồng chí Chủ tịch để xin ý kiến chỉ đạo.
4) Phương tiện vận chuyển nhân lực, trang bị chữa cháy và hậu cần, cứu thương
a) Phương tiện và dụng cụ: Đơn vị được điều động nhân lực tự đảm nhận phương tiện vận chuyển nhân lực. Chi cục Kiểm lâm và các đơn vị chủ rừng chịu trách nhiệm cung cấp công cụ chữa cháy cho các đơn vị tham gia.
Lực lượng ứng cứu chữa cháy phải được phân chia thành tổ, từ 10-15 người, nhóm từ 3-5 người, trong mỗi tổ, nhóm có người chỉ huy thống nhất và chịu sự chỉ huy chỉ đạo của người chỉ huy chữa cháy chung. Người chỉ huy phải được trang bị loa cầm tay để chỉ huy chữa cháy, bản đồ vùng chữa cháy.
b) Trang bị phương tiện cơ giới chữa cháy: Phòng Cảnh sát PCCC điều động từ 2-3 xe chữa cháy tùy theo tình hình thực tế, kết hợp với các máy chữa cháy di động. Xe chữa cháy tùy theo điều kiện địa hình có thể làm chức năng chữa cháy trực tiếp hoặc làm trung gian chuyển tiếp nước, còn máy chữa cháy di động với 4 người khiêng có thể tiếp cận được vùng cháy ở cự ly gần và tham gia trực tiếp chữa cháy. Ngoài ra tùy tình hình cụ thể mà điều động thêm máy ủi, cưa xăng để tiến hành làm đường ranh chia cắt và phân vùng đám cháy.
c) Hậu cần, cứu thương: Do chủ rừng chịu trách nhiệm, gồm các khoản thức ăn, nước uống... cho người tham gia chữa cháy, thuốc men và nhân viên y tế sơ cứu tại chỗ những người do chữa cháy bị thương, bị bỏng, bị ngất..../.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.