BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 517/QĐ-LĐTBXH | Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA QUỸ BẢO TRỢ TRẺ EM VIỆT NAM.
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25/12/2001;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Lao động – Thương binh và xã hội có chức năng vận động các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế để góp phần thực hiện mục tiêu về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Điều 2. Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam có nhiệm vụ:
1. Nghiên cứu, xây dựng trình Bộ phê duyệt phương hướng, kế hoạch hoạt động dài hạn và hàng năm của Quỹ (các chương trình, dự án vận động nhằm tăng trưởng và bảo tồn nguồn quỹ, các chương trình hỗ trợ, tài trợ và các kế hoạch khác) và báo cáo Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam sau khi được phê duyệt.
2. Trình Bộ quy chế tổ chức, hoạt động và danh sách các thành viên trong Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
3. Nghiên cứu, triển khai các hình thức, phương pháp vận động nhằm khai thác các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế cho mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; tiếp nhận các nguồn tài trợ theo quy định của pháp luật.
4. Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp; phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ, các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch tài trợ đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật.
5. Phối hợp với các đơn vị, tổ chức liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án tại cơ sở.
6. Tổ chức tuyên truyền các hoạt động của Quỹ và kết quả đóng góp của các Nhà tài trợ.
7 Phối hợp xây dựng, trình Bộ cơ chế quản lý tài chính đối với các hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam để áp dụng thống nhất đối với Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp.
8. Thực hiện hợp tác quốc tế theo phân công của Bộ.
9. Tham gia nghiên cứu khoa học; đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức và cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác tuyên truyền, vận động, xây dựng và thực hiện các chương trình dự án của Quỹ.
10. Sơ kết, tổng kết, báo cáo nhanh định kỳ và đột xuất với Bộ và Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam về các hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
11. Quản lý cán bộ, viên chức; cơ sở vật chất, tài chính, tài sản và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ giao.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức của Quỹ
1. Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam có Giám đốc và một số Phó Giám đốc giúp việc.
2. Các đơn vị trực thuộc gồm:
- Văn phòng;
- Ban Vận động;
- Ban Tuyên truyền;
- Ban Quản lý Chương trình và Dự án.
Điều 4. Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế làm việc và mối quan hệ công tác nội bộ đơn vị; quy định nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc; sắp xếp và giao nhiệm vụ cho cán bộ, viên chức thuộc quyền quản lý đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Điều 5. Quỹ Bảo vệ trẻ em Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 7. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.