ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 512/QĐ-UBND | Quảng Ninh, ngày 07 tháng 02 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NỘI VỤ TỈNH QUẢNG NINH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 85/TTr-SNV ngày 01 tháng 02 năm 2013 và Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này các thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh (Có danh mục và nội dung cụ thể của từng thủ tục hành chính kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành trực thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NỘI VỤ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 512/QĐ-UBND ngày 07 tháng 02 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
PHẦN I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NỘI VỤ
STT | Tên thủ tục hành chính |
I. LĨNH VỰC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG | |
1 | Thủ tục Khen thưởng sinh viên đạt thành tích cao trong học tập tại các Trường đại học. |
2 | Thủ tục Trợ cấp sau đào tạo đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Đảng, đoàn thể; cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; hội đặc thù; những người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập thuộc lĩnh vực Giáo dục, Y tế, Khoa học - Công nghệ của tỉnh được tỉnh cử tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của tỉnh; tự túc đi học và có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan. |
3 | Thủ tục Trợ cấp đối với những người được thu hút về Tỉnh làm việc hoặc những người có tài năng. |
II. LĨNH VỰC TỔ CHỨC HỘI, TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ | |
1 | Thủ tục Thẩm định hồ sơ báo cáo xin phép tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. |
PHẦN II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NỘI VỤ
I. LĨNH VỰC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
1. Thủ tục Khen thưởng sinh viên đạt thành tích cao trong học tập tại các Trường đại học
* Trình tự thực hiện:
- Sinh viên nộp hồ sơ đề nghị khen thưởng tại bộ phận “một cửa” của Sở Nội vụ.
- Bộ phận “một cửa” Sở Nội vụ kiểm tra hồ sơ và viết phiếu hẹn trả kết quả cho sinh viên; trình lãnh đạo xem và chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn để giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy định.
- Sinh viên căn cứ vào thời gian ghi trong giấy tiếp nhận hồ sơ đến nhận kết quả tại bộ phận “một cửa” Sở Nội vụ.
* Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện thì bộ phận văn thư tiếp nhận, sau đó trình lãnh đạo và chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn giải quyết. Nếu đủ điều kiện theo quy định, phòng chuyên môn tổng hợp hồ sơ, dự thảo văn bản trình Giám đốc Sở ký Quyết định khen thưởng. Sau khi giải quyết công việc xong sẽ thông báo cho sinh viên đến nhận kết quả tại bộ phận “một cửa” của Sở Nội vụ.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận “một cửa” của Sở Nội vụ hoặc gửi qua đường bưu điện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ gồm:
+ Đơn xin hưởng chế độ khen thưởng sinh viên Giỏi có xác nhận của địa phương hoặc cơ quan nơi cha (mẹ) công tác;
+ Bản sao giấy khen, giấy chứng nhận học lực giỏi trở lên của năm học, bằng tốt nghiệp loại giỏi trở lên của khóa học (có chứng thực).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
* Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc, sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sinh viên
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Nội vụ
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ
- Cơ quan phối hợp: Không
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định hành chính;
- Tiền thưởng theo quy định, giấy khen.
* Lệ phí: Không
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Sinh viên có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Quảng Ninh đang học đại học hệ chính quy;
- Có kết quả học tập theo năm học hoặc khóa học đạt loại Giỏi trở lên tại các trường đại học trong nước hoặc nước ngoài.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 2239/2012/QĐ-UBND ngày 04/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định về chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và thu hút nhân tài của tỉnh Quảng Ninh.
2. Thủ tục Trợ cấp sau đào tạo đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Đảng, đoàn thể; cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; hội đặc thù; những người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập thuộc lĩnh vực Giáo dục, Y tế, Khoa học - Công nghệ của tỉnh được tỉnh cử tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của tỉnh; tự túc đi học và có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan (Riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Đảng, đoàn thể do Ban Tổ chức Tỉnh ủy tổng hợp báo cáo Thường trực Tỉnh ủy quyết định).
* Trình tự thực hiện:
- Cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức gửi công văn đề nghị kèm hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp sau đào tạo đến bộ phận “một cửa” của Sở Nội vụ;
- Bộ phận “một cửa” Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ, trình lãnh đạo và chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn để giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy định;
- Phòng chuyên môn thụ lý hồ sơ, xét duyệt hồ sơ theo quy định, nếu hồ sơ đủ điều kiện tổng hợp chuyển Giám đốc Sở ký, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định cấp kinh phí hỗ trợ sau đào tạo cho đối tượng;
- Sau khi có Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, phòng chuyên môn thông báo trên Cổng thông tin điện tử thành phần của Sở Nội vụ; gửi quyết định về cho các cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận “một cửa” của Sở Nội vụ hoặc gửi qua đường bưu điện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ gồm:
+ Đơn xin được hưởng chế độ trợ cấp của cá nhân.
+ Công văn đề nghị của đơn vị quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức (kèm theo danh sách trích ngang).
+ Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cử đi học (Quyết định cử đi học của Sở Nội vụ đối với các trường hợp có tên trong danh sách đi học sau Đại học của Tỉnh ủy Quảng Ninh; Quyết định cử đi học văn bằng 1 của Sở Nội vụ đối với cán bộ, công chức xã ở vùng khó khăn do Nhà nước quy định đạt chuẩn về trình độ (Trung cấp); Quyết định cử đi học của cơ quan trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức).
+ Bản sao văn bằng tốt nghiệp xét hưởng trợ cấp (kèm theo bản chính để đối chiếu).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
* Thời hạn giải quyết: Mỗi năm 02 đợt (tháng 6 và tháng 11 hàng năm).
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện.
- Cán bộ, viên chức đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Cán bộ, công chức làm việc trong các tổ chức Hội đặc thù.
- Cán bộ, công chức cấp xã thuộc các chức danh quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ.
- Những người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập thuộc lĩnh vực Giáo dục, Y tế, Khoa học kỹ thuật của tỉnh được các cơ quan có thẩm quyền tỉnh cử tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân Tỉnh.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Không
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định hành chính
- Tiền trợ cấp theo quy định
* Lệ phí: Không
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
* Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Điều kiện chung:
+ Có phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có lý lịch rõ ràng;
+ Có sức khỏe tốt để học tập và công tác;
+ Được các cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 15 quyết định cử đi dự thi, đi học;
- Điều kiện riêng đối với các đối tượng cử đi đào tạo
+ Thời gian công tác
+ Đào tạo trình độ sau đại học:
1. Có thời gian công tác đủ 5 năm trở lên (kể từ khi có quyết định tuyển dụng) đối với đối tượng được tuyển dụng; đủ 2 năm trở lên (kể từ khi có quyết định tiếp nhận) đối với đối tượng được tiếp nhận.
2. Có thời gian công tác đủ 3 năm trở lên (kể từ khi có quyết định tuyển dụng) đối với các đối tượng đặc thù:
- Bác sĩ, Dược sĩ đại học.
- Người hoạt động nghệ thuật biểu diễn (lĩnh vực năng khiếu).
- Cán bộ, công chức, viên chức là Nữ.
- Người tốt nghiệp đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài; người tốt nghiệp thủ khoa hệ chính quy tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học trong nước.
+ Đào tạo chuyên môn có trình độ đại học cho các đối tượng tại mục 1.2 khoản 1 Điều 4 của quy định, có thời gian công tác đủ 3 năm trở lên kể từ khi có quyết định phê chuẩn, bổ nhiệm, tuyển dụng.
+ Có 2 năm liên tục liền kề trước năm được cử đi học hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt danh hiệu lao động tiên tiến trở lên.
+ Không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu. Không quá 45 tuổi đối với Nữ, 50 tuổi đối với Nam tính từ thời điểm được cử đi đào tạo trình độ đại học văn bằng 1, văn bằng 2 và sau đại học lần 2.
+ Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại địa phương, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất là 5 năm.
+ Thời gian xem xét cử đi học giữa các khóa đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ bậc đại học trở lên là 2 năm. Trong trường hợp cán bộ, công chức, viên chức học Thạc sĩ và tương đương được chuyển tiếp Nghiên cứu sinh và tương đương, nếu được cơ quan có thẩm quyền tiếp tục cử đi học thì được hưởng các chính sách của Quy định này.
+ Lĩnh vực đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 2239/2012/QĐ-UBND ngày 04/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định về chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và thu hút nhân tài của tỉnh Quảng Ninh.
3. Thủ tục Trợ cấp đối với những người được thu hút về Tỉnh làm việc hoặc những người có tài năng
* Trình tự thực hiện:
- Cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức gửi công văn đề nghị kèm hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp sau đào tạo đến bộ phận “một cửa” của Sở Nội vụ.
- Bộ phận “một cửa” Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ, trình lãnh đạo và chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn để giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy định.
- Phòng chuyên môn thụ lý hồ sơ, xét duyệt hồ sơ theo quy định, nếu hồ sơ đủ điều kiện tổng hợp chuyển Giám đốc Sở ký, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định cấp kinh phí hỗ trợ cho đối tượng thu hút.
- Sau khi có Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, phòng chuyên môn thông báo trên Cổng thông tin điện tử thành phần của Sở; gửi quyết định về cho các cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận “một cửa” của Sở Nội vụ hoặc gửi qua đường bưu điện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ gồm:
+ Đơn xin hưởng chế độ trợ cấp của cá nhân;
+ Công văn đề nghị của đơn vị quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức (kèm theo danh sách trích ngang);
+ Bản sao Quyết định tuyển dụng, tiếp nhận (đối với cán bộ, công chức, viên chức được tuyển dụng không qua thi tuyển); Quyết định phong hàm, tặng danh hiệu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
+ Bản photo công chứng bằng tốt nghiệp đối với đối tượng được thu hút.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
* Thời hạn giải quyết: Mỗi năm 02 đợt (tháng 6 và tháng 11 hàng năm).
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Những người được tuyển dụng vào công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước thuộc tỉnh không qua thi tuyển diện thu hút nhân tài.
- Những người được phong hàm, tặng thưởng danh hiệu cao quý của nhà nước
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân Tỉnh.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Không
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định hành chính
- Tiền trợ cấp theo quy định.
* Lệ phí: Không
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
* Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có Quyết định tiếp nhận của cơ quan hoặc quyết định khen thưởng, phong tặng danh hiệu của các cơ quan có thẩm quyền.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 2239/2012/QĐ-UBND ngày 04/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định về chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và thu hút nhân tài của tỉnh Quảng Ninh.
II. LĨNH VỰC HỘI, TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
1. Thủ tục thẩm định hồ sơ báo cáo xin phép tổ chức Đại hội trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt
* Trình tự thực hiện:
- Ban lãnh đạo Hội gửi hồ sơ đến bộ phận “một cửa” của Sở Nội vụ.
- Bộ phận “một cửa” Sở Nội vụ kiểm tra hồ sơ và viết phiếu hẹn ngày trả lời, sau đó trình lãnh đạo xem và chuyển hồ sơ, văn bản đến phòng chuyên môn giải quyết.
- Ban lãnh đạo Hội căn cứ vào thời gian ghi trong giấy tiếp nhận hồ sơ đến nhận kết quả tại bộ phận “một cửa” Sở Nội vụ.
* Trường hợp hồ sơ văn bản được gửi qua đường bưu điện thì bộ phận văn thư sẽ tiếp nhận sau đó trình lãnh đạo xem và chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn giải quyết. Sau khi giải quyết công việc xong sẽ gửi lại cho tổ chức qua đường bưu điện.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa của Sở Nội vụ hoặc gửi qua đường bưu điện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ gồm:
+ Văn bản báo cáo, xin phép tổ chức đại hội;
+ Nghị quyết của ban lãnh đạo hội về việc tổ chức đại hội nhiệm kỳ;
+ Dự thảo báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ tới của hội;
+ Dự thảo điều lệ sửa đổi, bổ sung (nếu có);
+ Dự kiến nhân sự ban lãnh đạo, ban kiểm tra của hội. Đối với nhân sự dự kiến là người đứng đầu hội phải có sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, nếu thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
+ Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức đại hội, số lượng đại biểu mời, đại biểu chính thức tham dự đại hội, dự kiến chương trình đại hội.
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ
* Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần lấy ý kiến cơ quan có liên quan đến ngành, lĩnh vực chính hội hoạt động thì chậm nhất không quá hai mươi lăm ngày phải có ý kiến bằng văn bản về việc tổ chức đại hội.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân Tỉnh;
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ;
- Cơ quan phối hợp: Không.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản hành chính
* Lệ phí: Không
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội.
- Thông tư số 11/2010/TT-BNV ngày 26/11/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội.
- Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.