ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51/2007/QĐ-UBND | Thành phố Cao Lãnh, ngày 16 tháng 10 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH THỂ DỤC THỂ THAO TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội;
Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội.
Căn cứ Thông tư số 05/2003/TT-BKH ngày 22 tháng 07 năm 2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về nội dung, trình tự lập, thẩm định và quản lý các dự án Quy hoạch phát triển ngành và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội lãnh thổ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Thể dục Thể thao tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu trong bản tóm tắt Quy hoạch phát triển ngành Thể dục Thể thao tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 (đính kèm theo Quy hoạch).
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Thể dục Thể thao tổ chức quản lý, triển khai thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch, đảm bảo sự thống nhất giữa Quy hoạch phát triển ngành Thể dục Thể thao tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và các Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực của các ngành Tỉnh, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, vùng và của Tỉnh. Định kỳ hàng năm báo cáo tình hình thực hiện để Ủy ban nhân dân Tỉnh nắm.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành Tỉnh; Giám đốc Sở Thể dục Thể thao chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN I
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP TDTT TỈNH ĐỒNG THÁP
PHẦN A
1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP
1.1. Vị trí địa lý, đơn vị hành chính, diện tích, dân số
1.2. Vị trí của tỉnh đối với khu vực, cả nước và thế giới
2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP THỂ DỤC THỂ THAO CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP
B. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG TDTT TỈNH ĐỒNG THÁP
1. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG PHONG TRÀO TDTT QUẦN CHÚNG TỈNH ĐỒNG THÁP
1.1. Hiện trạng phát triển người tập luyện TDTT thường xuyên
1.2. Hiện trạng người tập luyện TDTT thường xuyên phân bố theo địa giới, giới tính và lứa tuổi
1.3. Phân tích đánh giá hiện trạng phân bố người tập luyện TDTT thường xuyên theo đối tượng
1.4. Phân tích đánh giá hiện trạng người tập luyện TDTT - TX theo hộ gia đình thể thao
1.5. Phân tích đánh giá hiện trạng phát triển và phân bố người tập luyện TDTT theo môn thể thao
1.6. Hiện trạng các hoạt động thi đấu trong phong trào TDTT quần chúng
1.7. Đánh giá những ưu điểm, các yếu kém hạn chế, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm cho từng đối tượng
2. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC GDTC TRONG NHÀ TRƯỜNG
2.1. Hiện trạng hoạt động TDTT
2.2. Nội dung tập luyện
2.3. Cơ sở vật chất trong trường học
2.4. Đội ngũ giáo viên TDTT
2.5. Các ưu điểm và hạn chế yếu kém, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong công tác GDTC ở trường học
3. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO
3.1. Hiện trạng phát triển lực lượng VĐV
3.2. Hiện trạng phân bố lực lượng VĐV
3.3. Hiện trạng về thành tích thể thao của VĐV
3.4. Hiện trạng đội ngũ huấn luyện viên
3.5. Hiện trạng hệ thống, quy trình đào tạo VĐV
3.6. Đánh giá những ưu điểm, các yếu kém - hạn chế, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm
4. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGÀNH TDTT TỈNH ĐỒNG THÁP
4.1. Hiện trạng tổ chức hệ thống tổ chức quản lý
4.2. Hiện trạng đội ngũ cán bộ Sở TDTT tỉnh Đồng Tháp
4.3. Ưu điểm, tồn tại - hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm
5. HIỆN TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT - KỸ THUẬT TDTT TỈNH ĐỒNG THÁP
5.1. Hiện trạng ranh giới hành chính, đất đai, dân số và hệ thống hạ tầng kỹ thuật tỉnh Đồng Tháp
5.2. Hiện trạng phát triển cơ sở vật chất tỉnh Đồng Tháp
5.3. Hiện trạng sử dụng đất đai các công trình TDTT ở tỉnh Đồng Tháp
5.4. Đánh giá cơ sở vật chất TDTT tỉnh Đồng Tháp
6. THỰC TRẠNG XÃ HỘI HÓA HIỆN NAY Ở TỈNH ĐỒNG THÁP
6.1. Đa dạng hóa các loại hình tổ chức đơn vị thể dục thể thao quần chúng cơ sở (khu dân cư, xã phường, quận huyện, cụm quận huyện, cơ quan xí nghiệp, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang)
6.2. Tiếp tục cải tiến hệ thống thi đấu thể dục thể thao, làm tăng nguồn thu và nguồn tài trợ từ các cuộc thi đấu thể dục thể thao, lành mạnh hố các cuộc thi đấu thể dục thể thao
6.3. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức đào tạo tài năng thể thao trẻ
6.4. Thực hiện xã hội hóa ở mức độ hợp lý đối với công tác quản lý, đào tạo vận động viên thể thao ở trình độ cao (các vận động viên đội tuyển tỉnh, thành, ngành, đội tuyển trẻ và đội tuyển quốc gia)
6.5. Khuyến khích hỗ trợ và xây dựng các công trình thể thao, sản xuất và lưu thông thiết bị, dụng cụ, hàng hóa thể thao để tăng tài sản thể dục thể thao trong xã hội, đáp ứng nhu cầu thể dục thể thao này càng tăng của nhân dân, giảm bớt chi ngân sách Nhà nước; khuyến khích hỗ trợ mở rộng thị trường thể dục thể thao theo định hướng xã hội chủ nghĩa
6.6. Hoàn thiện thiết chế quản lý Nhà nước về thể dục thể thao; cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức xã hội về thể dục thể thao; cơ chế phối hợp hoạt động giữa ngành Thể dục thể thao với các ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội, các doanh nghiệp để phát triển TDTT
6.7. Bắt đầu hình thành 1 số câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp
6.8. Đánh giá công tác xã hội hóa TDTT của tỉnh Đồng Tháp
7. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ (KHCN), THÔNG TIN - TUYÊN TRUYỀN (TTTT) VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ (HTQT)
7.1. Thực trạng công tác khoa học công nghệ trong các hoạt động TDTT
7.2. Thực trạng công tác thông tin tuyên truyền về TDTT
7.3. Thực trạng công tác quan hệ quốc tế về TDTT
8. ĐÁNH GIÁ NGUỒN KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG CHO NGÀNH TDTT TỈNH ĐỒNG THÁP QUA CÁC NĂM
PHẦN II
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH TDTT TỈNH ĐỒNG THÁP THỜI KỲ TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2020
A. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NGÀNH TDTT TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020
1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020
2. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN NGÀNH TDTT
3. CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN TDTT
4. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN NGÀNH TDTT TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2007 - 2020
B. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH TDTT TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020
1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
2. MỤC TIÊU CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
2.1. Phát triển Thể dục, Thể thao cho mọi người (SPORT FOR ALL)
2.2. Phát triển thể thao thành tích cao (ELITE SPORT) và thể thao chuyên nghiệp (PROFESSIONAL SPORT)
2.3. Đẩy mạnh xã hội hóa TDTT
2.4. Đảm bảo các điều kiện phát triển
2.5. Hợp tác quốc tế
C. MỤC TIÊU CỤ THỂ VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP TDTT TỈNH ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020
1. CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ PHONG TRÀO THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNG
1.1. Các phương án phát triển người tập luyện TDTT thường xuyên
1.2. Các phương án phân bố tỷ lệ người tập luyện TDTT thường xuyên theo địa giới
1.3. Phương án phát triển và phân bố người tập luyện TDTT TX theo đối tượng
1.4. Mục tiêu phát triển và phân bố người tập luyện TDTT theo môn thể thao
1.5. Mục tiêu phát triển và phân bố hộ gia đình thể thao
1.6. Phương án xây dựng hệ thống thi đấu TDTT quần chúng
2. CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ THỂ THAO TRONG NHÀ TRƯỜNG
2.1. Chỉ tiêu tập luyện TDTT nội khóa và ngoại khóa
2.2. Chỉ tiêu về phát triển cơ sở vật chất trong trường học
2.3. Chỉ tiêu về giáo viên TDTT
2.4. Mục tiêu công tác đào tạo VĐV năng khiếu các môn thể thao trong trường học
2.5. Mục tiêu về hệ thống thi đấu TDTT trường học
3. CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO (TTTTC) GIAI ĐOẠN 2006 - 2020
3.1. Mục tiêu cụ thể về xây dựng lực lượng vận động viên
3.2. Phương án phát triển môn thể thao
3.3. Phương án phát triển thể thao thành tích cao
3.4. Phương án xây dựng hệ thống đào tạo VĐV đến năm 2010, 2015 và 2020
3.5. Phương án xây dựng quy trình đào tạo vận động viên
3.6. Phương án đầu tư kinh phí cho thể thao thành tích cao
4. CÁC PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ ĐÀO TẠO CÁN BỘ TDTT
4.1. Xây dựng hệ thống tổ chức, quản lý TDTT trong toàn tỉnh
4.2. Định hướng xây dựng hệ thống tổ chức, quản lý ngành TDTT tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020
4.3. Quy hoạch đội ngũ cán bộ TDTT của tỉnh Đồng Tháp
5. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI TDTT TỈNH ĐỒNG THÁP
5.1. Xác định phương hướng phát triển TDTT cho tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020
5.2. Xây dựng các thiết chế TDTT và cơ sở vật chất tương ứng
5.3. Phương án bố trí sử dụng đất dành cho ngành TDTT trong tương lai của tỉnh Đồng Tháp
5.4. Nội dung quy hoạch mạng lưới cơ sở vật chất - kỹ thuật cho thành phố, thị xã và các huyện
6. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG XÃ HỘI HÓA THỂ DỤC THỂ THAO TỈNH ĐỒNG THÁP
6.1. Quan điểm và mục tiêu
6.2. Xác định mô hình tổ chức xã hội thống nhất về thể thao ở tỉnh Đồng Tháp
6.3. Xác định các mối quan hệ giữa Nhà nước và các tổ chức xã hội nghề nghiệp về thể thao
6.4. Xây dựng, hoàn thiện chuẩn hóa điều lệ của các tổ chức xã hội nghề nghiệp về thể thao
6.5. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế thể thao là đòn bẩy của xã hội hóa TDTT
7. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO
7.1. Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học
7.2. Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ phát triển khoa học công nghệ TDTT
8. CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN VỀ THỂ DỤC THỂ THAO
9. ĐỊNH HƯỚNG CÁC HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ QUỐC TẾ
10. DỰ KIẾN NGUỒN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
11. ĐỊNH HƯỚNG CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH NGÀNH TRONG NHỮNG NĂM SẮP ĐẾN
PHẦN III
HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP TDTT TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020
1. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN TDTT CHO MỌI NGƯỜI
2. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ THỂ THAO TRONG NHÀ TRƯỜNG
3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO VÀ THỂ THAO CHUYÊN NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP
4. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TỔ CHỨC, NHÂN SỰ TDTT
5. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CƠ SỞ VẬT CHẤT TDTT
6. LỘ TRÌNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HÓA TDTT TỈNH ĐỒNG THÁP
6.1. Giai đoạn 1 (2006 - 2010) - giai đoạn tiếp tục xây dựng
6.2. Giai đoạn 2 (2011 - 2015): giai đoạn củng cố - điều chỉnh
6.3. Giai đoạn 3 (2016 - 2020): giai đoạn hoàn thiện và phát triển
6.4. Các giải pháp phát triển kinh tế thể thao, đòn bẩy để đẩy mạnh xã hội hóa TDTT
7. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC TDTT
8. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN VỀ TDTT
9. CÁC GIẢI PHÁP QUAN HỆ QUỐC TẾ
10. CÁC GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
11. ĐỊNH HƯỚNG CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH NGÀNH TRONG NHỮNG NĂM SẮP ĐẾN
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
KẾT LUẬN
NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN TIẾP TỤC TRIỂN KHAI ĐỂ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN TỐT QUY HOẠCH NÀY
PHỤ LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong 10 năm (1996 - 2005) triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Đồng Tháp đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội đã phát triển theo quy hoạch, khắc phục được những tác động của khủng hoảng kinh tế khu vực, duy trì tốc độ phát triển cao, đạt được nhiều mục tiêu đề ra trong 2 kỳ kế hoạch 5 năm. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội trong quy hoạch là những định hướng căn bản cho hoạt động lãnh đạo và chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Tỉnh. Những kết quả đạt được về tăng trưởng kinh tế, phát triển nông nghiệp, công nghiệp và thương mại dịch vụ, phát triển đô thị, phát triển hạ tầng kỹ thuật (nhất là giao thông, điện, cấp nước, thông tin liên lạc) và hạ tầng phúc lợi xã hội (nhất là giáo dục, y tế, thể dục thể thao), đã giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần nhân dân, mở ra nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Tháp.
Đến nay, kinh tế của Tỉnh tiếp tục phát triển, chất lượng tăng trưởng dần được cải thiện; tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2001 - 2005 đạt 9,9%; cao hơn mức bình quân 5 năm trước là 6,9%/ năm. Thu nhập bình quân đầu người 5 năm qua tăng khá, bình quân 7,2%/năm trong 10 năm; từ 2,3 triệu đồng năm 1995 lên 3,4 triệu đồng năm 2000 và hơn 6 triệu đồng năm 2005 (tương đương 408 USD)
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2006 tiếp tục tăng trưởng và phát triển; phần lớn các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội thực hiện đạt kế hoạch đề ra. Các chỉ tiêu về giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu, thu mới ngân sách được thực hiện tăng hơn so với năm 2005. Tập trung tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, chỉnh trang đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại, kịp thời tháo gỡ khó khăn của các doanh nghiệp, đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại, tiếp thị, cải thiện môi trường thu hút đầu tư và đã huy động được nguồn vốn đầu tư khá lớn từ các thành phần kinh tế. Hoạt động ngân hàng có nhịp độ tăng trưởng cao đã góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trên lĩnh vực dịch vụ. Các hoạt động văn hóa xã hội được quan tâm chỉ đạo thực hiện thường xuyên, với nhiều hình thức, nội dung phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của địa phương. Các chương trình mục tiêu quốc gia như: giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nông nghiệp phát triển nông thôn, khoa học - công nghệ,… được triển khai đạt hiệu quả khá tốt. Chủ trương xã hội hóa trên các lĩnh vực đời sống xã hội và các hoạt động từ thiện, bảo trợ xã hội được các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đồng tình hưởng ứng đã góp phần quan trọng cùng nhà nước trong việc đầu tư phát triển và chăm lo cho các đối tượng xã hội. Cuộc sống của nhân dân vùng sâu, vùng xa, được cải thiện và nâng lên khá rõ nét. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định.
Từ năm 2006, công tác thể dục thể thao (TDTT) của tỉnh Đồng Tháp bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm trong bối cảnh chung của tỉnh tập trung khai thác mọi nguồn lực, đẩy mạnh tốc độ phát triển nhanh và bền vững, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đối với công tác TDTT, Ngành đã triển khai thực hiện Chỉ thị 17 - CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng được cụ thể hóa qua công văn số 220 - CV/TU ngày 12/12/2002 của Tỉnh ủy và kế hoạch số 11/KH-UB ngày 13/03/2003 của UBND tỉnh về phát triển TDTT của tỉnh Đồng Tháp đến năm 2010; đề án số: 02/TDTT-ĐA ngày 15/04/2003 “Xã hội hóa sự nghiệp Thể dục thể thao tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2003 - 2010” đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp phê duyệt; kế hoạch số 40/KH-UB ngày 15/09/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về phát triển TDTT xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Đồng Tháp giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010. Trong những năm qua TDTT tỉnh Đồng Tháp thực sự góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị và nâng cao sức khỏe cho nhân dân, là phương tiện tốt để vui chơi giải trí lành mạnh, ngăn chặn sự gia tăng của các loại tệ nạn xã hội, là công cụ để giao lưu, hòa nhập có hiệu quả phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ cải cách mở cửa và hội nhập với thế giới.
Phong trào TDTT quần chúng được củng cố mở rộng và có bước phát triển khá tốt, thu hút ngày càng nhiều các đối tượng xã hội tham gia và mở rộng trên nhiều địa bàn dân cư; các chỉ tiêu tăng trưởng cơ bản đều đạt vượt mức kế hoạch. Thể dục thể thao trong nhà trường phát triển mạnh, TDTT quần chúng ở cơ sở được quan tâm xây dựng trên cơ sở gắn kết với cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” đã phát huy hiệu quả, tác dụng góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tỷ lệ người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên năm 2006 theo số liệu điều tra đạt 21,4% (tăng 1,84% so với năm 2005) và tỷ lệ gia đình TDTT đạt 10,14% (tăng 2,64% so với năm 2005). Tổ chức thành công Đại hội TDTT tỉnh lần thứ V/2006. Trong năm 2006, đã tổ chức 47 giải thi đấu, trong đó có 8 giải cụm, toàn quốc. Các đội tuyển thể thao của tỉnh tham gia thi đấu các giải cụm, khu vực, toàn quốc và quốc tế đạt nhiều thành tích cao (đạt 300 huy chương; gồm: 96 huy chương vàng, 93 huy chương bạc và 111 huy chương đồng). Đội bóng đá tỉnh tham dự giải hạng nhất quốc gia đoạt chức vô địch và lên hạng chuyên nghiệp năm 2007. Đoàn thể thao Đồng Tháp tham dự Đại hội TDTT toàn quốc lần V được xếp hạng 9/66 tỉnh, thành, ngành trong cả nước.
Công tác đào tạo, xây dựng lực lượng và nâng cao thành tích thể thao được thực hiện có hiệu quả trên cơ sở đầu tư có trọng điểm; thành tích thể thao đã có chuyển biến tích cực, tăng trưởng khá nhanh, vượt mức kế hoạch đề ra hằng năm, có đóng góp tốt cho quốc gia ở một số thành tích trong đấu trường Đông Nam Á và cả Châu lục. Một số môn thể thao thế mạnh tiếp tục khẳng định, các môn thể thao mới được đầu tư đã phát huy tác dụng và đạt hiệu quả bước đầu đáng khích lệ. Các VĐV tỉnh Đồng Tháp đã giành được 16 huy chương (6 vàng, 6 bạc, 4 đồng) ở các giải thể thao Đông Nam Á và Châu Á. Vị thế thể thao tỉnh nhà đã tiếp tục được khẳng định trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Công tác xây dựng cơ sở vật chất TDTT được quan tâm đầu tư và thực hiện tương đối đảm bảo. Một số công trình trọng điểm cấp tỉnh đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả và phục vụ tốt yêu cầu hoạt động. Nhiều công trình TDTT được đầu tư theo hình thức xã hội hóa đã tạo ra nguồn lực đáng kể cho hoạt động và đáp ứng trước mắt một phần nhu cầu luyện tập của nhân dân, trong điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng cho hoạt động TDTT còn khá thiếu thốn và khó khăn.
Công tác tổ chức bộ máy, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ TDTT được quan tâm tổ chức thực hiện, từng bước đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng đội ngũ cán bộ - công chức viên chức của ngành TDTT và giáo viên TDTT của ngành Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng trong giai đoạn trước mắt cho yêu cầu phát triển của sự nghiệp TDTT tỉnh.
Tóm lại, ngành TDTT Đồng Tháp có nhiều điều kiện và nhân tố thuận lợi để phát triển. Lợi thế có tính quyết định lâu dài đó là truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết, sự thông minh sáng tạo của nhân dân trong lao động, là truyền thống văn hóa tốt đẹp và phong trào TDTT rộng rãi, mạnh mẽ, liên tục qua nhiều thời kỳ, giai đoạn từ sau ngày thống nhất đất nước, cùng với vị trí địa lý quan trọng của Đồng Tháp trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng kinh tế năng động của nước ta hiện nay. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, điều kiện tự nhiên, môi trường thuận lợi để phát triển nhiều môn thể thao. Sự tăng trưởng bền vững, nhanh chóng về kinh tế, sự thay đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa gắn kết với phát triển đô thị là động lực để phát triển TDTT quần chúng và thể thao thành tích cao. Sự tác động của văn hóa, y tế, giáo dục đào tạo cũng góp phần tích cực để TDTT ngày càng phát triển và tiến bộ, trở thành điểm sáng không những cho các tỉnh miền Tây Nam bộ mà còn trong cả nước.
Trên cơ sở đường lối phát triển kinh tế - xã hội đất nước của Đảng ta hướng tới năm 2020 đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, tỉnh Đồng Tháp phấn đấu xây dựng thành một trung tâm kinh tế văn hóa trong cả nước với trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cao.
Với vị trí quan trọng của tỉnh Đồng Tháp, ngành TDTT cần phải có một quy hoạch tổng thể phát triển dài hạn, có định hướng rõ ràng, mục tiêu cụ thể và có hệ thống các giải pháp khả thi, hiệu quả, đồng bộ nhằm đẩy nhanh, tạo bước đột phá mới cho thể dục thể thao phát triển nhanh và bền vững.
Quy hoạch phát triển ngành TDTT tỉnh Đồng Tháp được xây dựng trên cơ sở các căn cứ sau:
* Luật Thể dục, thể thao được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006 và được Chủ tịch Nước công bố ngày 12/12/2006.
* Các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước:
- Căn cứ Nghị quyết số 21 NQ/TW ngày 20/01/2003 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2001 - 2010.
- Căn cứ Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 05/06/2003 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2001 - 2010.
- Căn cứ Chỉ thị số 32/1998/CT-TTg ngày 23/09/1998 của Thủ tướng Chính phủ về công tác quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội thời kỳ đến 2010.
- Căn cứ Nghị quyết số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Thủ tướng Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
- Chỉ thị số 17/CT-TW ngày 23/10/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về phát triển TDTT đến năm 2010.
- Chỉ thị số 274/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch và sử dụng đất phục vụ sự nghiệp phát triển TDTT.
- Quyết định số 57/2002/QĐ-TTg ngày 24/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển TDTT đến năm 2010.
- Quyết định số 100/2005/QĐ-TTg ngày 10/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển TDTT ở xã, phường, thị trấn đến năm 2010.
- Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP của Chính Phủ về việc đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực: giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin và TDTT.
- Công văn số 461/UB TDTT-KH ngày 2/7/2003 của Ủy ban TDTT, về việc quy hoạch Ngành TDTT đến năm 2010.
- Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 24/3/1994 của Ban Bí thư TW Đảng “Về công tác TDTT trong giai đoạn mới”
- Thông tư liên tịch số 88/TTLT-UB TDTT-BNV ngày 30/3/2005 của Ủy ban TDTT và Bộ Nội vụ “Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý Nhà nước về TDTT địa phương”.
- Nghị định 53/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25 tháng 5 năm 2006 về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở ứng dụng dịch vụ ngoài công lập.
- Thông tư 01/2007/TT-UB TDTT ngày 09 tháng 01 năm 2007 của Ủy ban Thể dục Thể thao về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 53/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25 tháng 5 năm 2006 về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập trong lĩnh vực thể dục, thể thao.
* Các Chỉ thị, Nghị quyết và văn bản hướng dẫn của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp:
- Căn cứ văn kiện và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ VII, nhiệm kỳ 2005 - 2010.
- Căn cứ Quyết định số 1660/QĐ-UB.HC ngày 08/11/2006 của UBND tỉnh Đồng Tháp v/v phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.
- Công văn số 220-CV/TU ngày 12/12/2002 của Tỉnh ủy Đồng Tháp về việc thực hiện Chỉ thị 17-CT/TW của Ban Bí thư (khóa IX)
- Kế hoạch số 11/KH-UB ngày 13/03/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư (khóa IX) về phát triển TDTT đến năm 2010.
- Đề án số: 02/TDTT-ĐA ngày 15/04/2003 “Xã hội hóa sự nghiệp Thể dục thể thao tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2003 - 2010” đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp phê duyệt
- Kế hoạch số 40/KH-UB ngày 15/09/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về phát triển TDTT xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Đồng Tháp giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010.
- Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ đạo QHTT Tỉnh, số liệu niên giám thống kê của Cục Thống kê và thông tin tư liệu của các Sở Ngành chức năng thuộc tỉnh Đồng Tháp.
- Căn cứ kết quả khảo sát thực địa và tham khảo ý kiến Lãnh đạo Ban ngành, thành phố, thị xã và huyện trong Tỉnh.
Mục đích của quy hoạch phát triển ngành TDTT tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 là cụ thể hóa quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển TDTT ngang tầm với sự phát triển của đất nước. Quy hoạch được xây dựng có ý đồ, chiến lược rõ ràng, có khả năng thực thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và chỉ đạo các hoạt động TDTT tại tỉnh, bảo đảm sự phát triển nhanh, vững chắc, khắc phục tình trạng phân tán, chắp vá, lãng phí nguồn lực; đồng thời quy hoạch này là một mắc xích quan trọng trong sự phát triển TDTT của cả nước. Quy hoạch này được hòa vào mạng quy hoạch thống nhất vĩ mô của toàn quốc, của ngành TDTT để góp phần thực hiện chiến lược con người, ổn định và phát triển về kinh tế - văn hóa - xã hội - an ninh quốc phòng phục vụ tích cực cho nhiệm vụ đối ngoại của cả nước, đồng thời phải phù hợp với quy hoạch do UBND chỉ đạo đối với các ban, ngành; phù hợp với vị trí vai trò và đặc điểm tình hình của tỉnh, góp phần phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Trên cơ sở mục đích của việc xây dựng quy hoạch phát triển ngành TDTT tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, các yêu cầu được đặt ra trong quá trình xây dựng quy hoạch là:
- Quy hoạch, kế hoạch được xây dựng trên những đặc điểm về truyền thống - tình hình phân bố địa lý - dân số, những mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh và đặc biệt là những yêu cầu trong thời kỳ đổi mới, thực trạng, tồn tại, những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm.
- Quy hoạch được đồng bộ hóa và khả thi hóa dựa trên việc chọn lựa đúng mục tiêu bước đi; thực hiện theo các phương án phân kỳ; xác định rõ môn thể thao các hình thức hoạt động; các đối tượng tham gia, địa bàn khu vực trọng điểm để phát triển TDTT quần chúng; xác định môn mũi nhọn để đào tạo tài năng thể thao; đề xuất cơ chế chính sách, các điều kiện đảm bảo về: tổ chức, quản lý đội ngũ cán bộ, đầu tư cơ sở vật chất, đầu tư về khoa học công nghệ, tài chính; đổi mới và đẩy mạnh xã hội hóa TDTT và phát triển kinh doanh tài sản TDTT.
Quy hoạch Ngành TDTT Đồng Tháp đến năm 2020 sẽ được đưa vào phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh để từng bước thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh. Thời kỳ từ năm 2006 đến năm 2020 được xác định rõ theo phân kỳ được quy định tại Điều 5 của Nghị định số 92/2006/NĐCP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Thông tư số 01/2007 TT.BKH ngày 7/2/2007 của Bộ kế hoạch đầu tư (phần a, mục 1 về thời kỳ lập kế hoạch). Quy hoạch được xây dựng theo 3 phân kỳ kế hoạch 5 năm: từ 2006 - 2010 (điều chỉnh kế hoạch phát triển ngành TDTT đến năm 2010 đã được phê duyệt) từ 2011 - 2015 và 2016 đến 2020.
Việc hình thành quy hoạch được thực hiện đúng quy trình từ xã, phường, thị trấn, huyện thị, thành phố cùng các ban, ngành, đơn vị có liên quan trong tỉnh.
Quy hoạch phát triển ngành TDTT tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 gồm 5 phần:
PHẦN MỞ ĐẦU: CÁC CĂN CỨ, MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA QUY HOẠCH.
PHẦN I: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP TDTT CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP.
PHẦN II: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH TDTT TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2006 - 2010, 2011 - 2015 VÀ 2016 - 2020.
PHẦN III: HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH TDTT TỈNH ĐỒNG THÁP THEO CÁC GIAI ĐOẠN.
PHẦN PHỤ LỤC:
Để cụ thể hóa quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển từng lĩnh vực hoạt động quản lý đào tạo cụ thể, quy hoạch phát triển ngành TDTT tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 được cụ thể hóa bằng các quy hoạch, kế hoạch, đề án nhánh, gồm:
1. Chương trình phát triển TDTT cơ sở tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2006 - 2010 và đến năm 2020.
2. Chiến lược phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.
3. Quy hoạch, kế hoạch phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật TDTT tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.
4. Quy hoạch xã hội hóa và chuyên nghiệp hóa trong các lĩnh vực hoạt động TDTT của tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.
5. Đề án phát triển thể thao giải trí và thể thao du lịch tại tỉnh Đồng Tháp.
Phần 1
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỰ NGHIỆP TDTT TỈNH ĐỒNG THÁP
PHẦN A
1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP:
1.1. Vị trí địa lý, đơn vị hành chính, diện tích, dân số:
Đồng Tháp là 1 trong 13 tỉnh thành thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, nơi đầu nguồn sông Tiền chảy qua biên giới vào Việt Nam, địa giới của tỉnh nằm trên 2 vùng của đồng bằng sông Cửu Long là vùng Đồng Tháp Mười và vùng giữa sông Tiền - sông Hậu. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.374,08 km2, chiếm 8,17% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long. Dân số của Đồng Tháp có 1.687.416 người (2006).
Về tọa độ địa lý, tỉnh Đồng Tháp nằm trong giới hạn: từ 10007’ đến 10058’ vĩ độ Bắc, từ 105012’ đến 105058’ kinh độ Đông. Về ranh giới địa lý, tỉnh Đồng Tháp phía Bắc giáp Campuchia trên chiều dài biên giới 51km, phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía Tây giáp tỉnh An Giang, phía Đông giáp Long An và Tiền Giang.
Toàn tỉnh được chia thành 11 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc và 9 huyện Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành, với 9 thị trấn, 14 phường và 119 xã.
1.2. Vị trí của tỉnh Đồng Tháp đối với khu vực và cả nước:
Tỉnh Đồng Tháp nằm ở trung tâm hành lang mở ra phía Tây của vùng đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí trung gian giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng kinh tế động lực Cần Thơ - An Giang - Cà Mau - Kiên Giang, là cửa ngõ của vùng tứ giác Long Xuyên hướng về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là đầu mối giao lưu quan trọng theo định hướng phát triển của Tiểu vùng Mê Kông mở rộng với hai cửa khẩu chính là Thường Phước và Dinh Bà thông qua các hệ thống đường bộ, thủy đối nội (sông Tiền, QL.1A, đường N1…), đối ngoại (sông Tiền, hệ thống đường bộ gắn với đường 22 - đường Xuyên Á). Nhờ vào vị trí nằm sát thượng lưu sông Tiền với các tuyến giao thông thủy bộ qua biên giới Việt Nam - Campuchia, tỉnh Đồng Tháp có nhiều thuận lợi về kinh tế đối ngoại hướng ra các nước Đông Nam Á. Vị trí của tỉnh nằm lệch so với tuyến quốc lộ 1A nhưng trong tương lai, sau khi tuyến N2 - đường Hồ Chí Minh hoàn thành kết hợp với hệ thống các cầu Cao Lãnh, Vàm Cống, Đồng Tháp có đủ điều kiện phát huy lợi thế về vị trí nhằm phát triển sản xuất hàng hóa và dịch vụ, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cường giao lưu kinh tế nhằm phát triển công thương nghiệp.
Nguồn tài nguyên nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn Đồng Tháp đa dạng và phong phú, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp chuyên canh với quy mô lớn, chất lượng đồng nhất và tạo nền tảng nguyên liệu phát triển các ngành công nghiệp chế biến và thương mại dịch vụ. Hiện nay Đồng Tháp được xem như một tỉnh sản xuất nông ngư nghiệp là chủ yếu với thế mạnh về kinh tế lúa, kinh tế thủy sản; ngoài ra, kinh tế vườn của Đồng Tháp cũng tương đối phát triển và còn có các vùng bảo tồn sinh thái rừng ngập đặc thù. Với cảnh quan sông nước, cồn bãi, đặc biệt là khu vực rừng ngập , các di tích văn hóa lịch sử và sinh thái (Tràm Chim, Gáo Giồng, Xẻo Quít, Gò Tháp…), khu vực cửa khẩu biên giới…, Đồng Tháp có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển các loại hình du lịch sinh thái và du khảo. Tài nguyên nước ngầm và cát sông tuy không phong phú nhưng vẫn có thể khai thác hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Với sự phân cực trong tương lai của 2 vùng kinh tế khu vực Nam bộ (vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng động lực tứ giác Cần Thơ - An Giang - Cà Mau - Kiên Giang), tỉnh Đồng Tháp đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, sẽ là vùng nông nghiệp quan trọng, cánh tay nối dài hướng ra biên giới Campuchia và cũng là địa bàn nhận chuyển dịch đầu tư, công nghệ và tái phân bố đô thị từ vùng kinh tế năng động nhất nước này.
2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH TDTT TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 1976 - 2006:
Cùng với sự phát triển của TDTT cả nước, từ sau khi tổ quốc thống nhất, Ngành TDTT tỉnh Đồng Tháp đã có những bước tiến rõ rệt, đạt được nhiều thành tích tốt đẹp, nhất là từ khi đất nước thực hiện công cuộc đổi mới.
Quá trình hình thành và phát triển của Ngành TDTT tỉnh Đồng Tháp gắn liền với các thời kỳ lịch sử phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước từ năm 1976 đến nay; có thể chia thành một số các giai đoạn sau đây:
- Sự phát triển của TDTT Đồng Tháp giai đoạn 1976 - 1986.
- Sự phát triển của TDTT Đồng Tháp giai đoạn 1987 - 2000
- Sự phát triển của TDTT Đồng Tháp giai đoạn 2001 đến nay.
a) Sự phát triển của TDTT tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 1976 - 1986:
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất tổ quốc mở ra điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế văn hóa xã hội, trong đó có TDTT.
Tháng 6/1976 Ngành TDTT Đồng Tháp được thành lập với tên gọi đầu tiên là Phòng TDTT tỉnh. Ở thời điểm này số cán bộ còn ít ỏi, chỉ có 7 người. Cơ sở vật chất tập luyện của tỉnh hầu như chưa có gì đáng kể. Tuy nhiên, dưới sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh, đặc biệt là nhân dân Đồng Tháp có truyền thống ham thích TDTT nên đã tạo ra nguồn động lực mạnh mẽ để gây dựng và phát triển phong trào. Với tinh thần quyết tâm cao, quần chúng nhân dân tự giác và tích cực tham gia tập luyện các môn TDTT để nâng cao sức khỏe phục vụ cho học tập, lao động sản xuất và sẵn sàng chiến đấu. Một số môn thể thao được quan tâm phát triển trong đó có bóng đá, điền kinh. Bộ máy tổ chức quản lý Ngành dần được hoàn thiện để lãnh đạo phong trào TDTT quần chúng và tổ chức tập luyện các môn thể thao thành tích cao. Tháng 1/1978 phòng TDTT được chuyển đổi thành Ty TDTT. Đến tháng 5 năm 1983, đổi tên Ty TDTT thành Sở TDTT tỉnh Đồng Tháp.
Tuy nhiên, thành tích các môn TDTT ở thời kỳ sau giải phóng còn chưa nổi trội, do còn thiếu đội ngũ cán bộ chuyên trách được đào tạo. Các hoạt động thi đấu TDTT chủ yếu là các môn thể thao quần chúng. Nguồn kinh phí dành cho TDTT còn hạn hẹp. Điều kiện cơ sở vật chất tập luyện còn thiếu thốn rất nhiều.
b) Sự phát triển của TDTT tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 1987 - 2000:
Từ sau khi đất nước thực hiện công cuộc đổi mới, chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường, đã tạo động lực mới cho sự phát triển của TDTT tỉnh Đồng Tháp. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh Ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh, cộng với sự hỗ trợ, phối hợp đồng bộ của các cấp chính quyền, đoàn thể, Ngành TDTT đã tổ chức được nhiều hoạt động TDTT phong trào từ cấp địa phương thôn, xã lên đến cấp huyện và cấp tỉnh; thu hút hàng chục ngàn người tham gia tập luyện, thi đấu, góp phần tạo dựng bầu không khí vui tươi, phấn khởi trong công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới.
Bộ máy tổ chức quản lý Ngành TDTT có sự biến động, từ tháng 4/1991 đến tháng 9/1993 Sở TDTT sáp nhập với Sở Văn hóa Thông tin thành Sở Văn hóa - Thông tin - Thể thao. Tuy nhiên, đến tháng 10/1993, trước yêu cầu phát triển của phong trào và sự nghiệp TDTT trong tình hình mới, một lần nữa Sở TDTT được thành lập và hoạt động độc lập, đi vào ổn định, tạo điều kiện hết sức thuận lợi để phong trào TDTT quần chúng phát triển sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân, trên hầu hết các địa bàn 9 Huyện là: Châu Thành, Thanh Bình, Tân Hồng, Lai Vung, Tháp Mười, Tâm Nông, Lấp Võ, Hồng Ngự, Cao Lãnh và 2 Thị xã Cao Lãnh, Sa Đéc.
Thể thao thành tích cao có bước phát triển mới trên cả hai phương diện bề nổi và chiều sâu. Các môn thể thao thành tích cao bóng đá, cờ vua, judo, đá cầu và xe đạp liên tục đạt nhiều thành tích khả quan, có thứ hạng cao trong các giải vô địch quốc gia, đóng góp VĐV cho đội tuyển tham gia thi đấu đạt kết quả xuất sắc tại các kỳ Sea Games và các giải vô địch Đông Nam Á, Châu Á, Thế giới.
c) Sự phát triển của TDTT tỉnh Đồng Tháp từ năm 2001 đến nay:
Bước sang những năm đầu của thế kỷ XXI, Ngành TDTT tỉnh Đồng Tháp trưởng thành toàn diện về mọi mặt. Qua nhiều năm nỗ lực phấn đấu của các thế hệ trong Ngành, đến nay đã xây dựng được bộ máy tổ chức ổn định. Ở cấp tỉnh có 6 đơn vị trực thuộc Sở TDTT. Cấp Huyện có Phòng Văn hóa - Thông tin - Thể thao thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn và Trung tâm Thể dục Thể thao là đơn vị hoạt động sự nghiệp. Tổng số cán bộ, viên chức, huấn luyện viên, trọng tài được hưởng lương là 162 người. Trong đó, cấp Tỉnh có 110 người, cấp Huyện có 52 người. Hầu hết cán bộ viên chức trong toàn Ngành đã được đào tạo hoặc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và quản lý hành chính Nhà nước tương xứng, an tâm với nghề nghiệp, tích cực phục vụ cho sự nghiệp TDTT của địa phương.
Lực lượng VĐV tuyến tuyển, tuyến trẻ và năng khiếu tập trung gần 360 người của 13 môn thể thao. Năm 2005, toàn tỉnh có 1 đại kiện tướng quốc tế môn cờ vua, 22 VĐV được phong cấp kiện tướng quốc gia, 2 dự bị kiện tướng và 34 VĐV cấp I quốc gia.
Theo số liệu thống kê của Sở TDTT, về TDTT quần chúng tính đến năm 2006 đạt 352.599 người tham gia luyện tập thường xuyên, chiếm tỷ 21.04% dân số. Có 42.385 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao, chiếm tỷ lệ 10.14% số hộ trong tỉnh. Toàn tỉnh có 580 câu lạc bộ TDTT. Năm 2006, Ngành TDTT đã tổ chức 32 giải thi đấu thể thao, Hội thao cấp tỉnh, với sự tham gia của khoảng 40.000 VĐV. Đại hội TDTT cấp cơ sở được tổ chức ở 100% số xã, phường, thị trấn với hàng chục ngàn VĐV, đã tạo nên khí thế sôi nổi, hào hứng cao của phong trào TDTT quần chúng, tiến tới Đại hội TDTT tỉnh Đồng Tháp lần thứ V, được tổ chức thành công rực rỡ vào giữa năm 2006.
Trong năm 2006, các đội tuyển thể thao của tỉnh đã tham dự các giải đấu của khu vực và toàn quốc, đạt 337 huy chương các loại, trong đó có 34 huy chương (25 vàng, 6 bạc và 3 đồng) ở các giải thể thao quốc tế.
Bên cạnh những thành tích, cũng tồn tại một số bất cập trong việc phát triển các môn thể thao đỉnh cao. Điển hình là bất cập trong cơ chế quản lý, quy chế bóng đá chuyên nghiệp. Ngành còn có những mặt yếu trong việc huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách, nên không giữ hạng được đội bóng đá, phải chuyển thi đấu ở hạng nhất từ mùa bóng 2006, chưa đáp ứng được sự mong đợi của đông đảo người hâm mộ. Mặc dù ở mùa giải 2007, đội bóng đá lên hạng trở lại, song kết quả thi đấu còn chưa ổn định, chưa khẳng định vị trí vững chắc ở hạng chuyên nghiệp.
Như vậy, sau hơn 30 năm hình thành và phát triển nền TDTT XHCN, Ngành TDTT tỉnh Đồng Tháp nhìn toàn cục có bước phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng trên các phương diện tổ chức bộ máy, TDTT quần chúng và thể thao thành tích cao. Ngành TDTT của tỉnh là đơn vị xuất sắc dẫn đầu thi đua cụm 13 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long liên tục 8 năm liền từ 1999 - 2006.
Phát huy những thành quả đạt được, trong thời gian tới TDTT Đồng Tháp tiếp tục phấn đấu cao để hoàn thành những nhiệm vụ và chỉ tiêu quan trọng của Ngành để góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2005 - 2010; phấn đấu giữ vững vị trí nhóm 10 hạng đầu tổng sắp toàn đoàn trong tổng số 66 tỉnh, thành, ngành của cả nước. Ngành TDTT sẽ đẩy mạnh công tác xã hội hóa TDTT trong toàn tỉnh, huy động tiềm năng và mọi nguồn lực xã hội của tỉnh tham gia đầu tư phát triển các loại hình hoạt động TDTT, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao phát triển, đóng góp ngày càng nhiều cho phong trào TDTT của tỉnh nhà. Tiến hành tổng kết đánh giá quá trình phát triển TDTT quần chúng và thể thao thành tích cao, rút ra những bài học từ thực tiễn sinh động của thành công và thất bại, xây dựng chiến lược phát triển TDTT tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.
B. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG TDTT CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP
1. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGƯỜI TẬP LUYỆN TDTT- TX:
1.1. Hiện trạng phát triển người tập luyện TDTT thường xuyên:
Bảng 1: Số liệu thống kê người tập luyện TDTT TX và hộ gia đình thể thao tỉnh Đồng Tháp từ năm 1996 - 2006:
STT | Nội dung | 1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 |
1 | Tập luyện thường xuyên | 89800 | 110000 | 128000 | 154200 | 221200 | 246030 |
6,40% | 6,96% | 8,25% | 9,85% | 13,5% | 15,48% | ||
2 | Gia đình thể thao | 1100 | 1200 | 2450 | 4383 | 7050 | 13783 |
1,15% | 1,2% | 1,6% | 1,90% | 2,34% | 3,47% |
STT | Nội dung | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2006 (số liệu điều tra) |
1 | Tập luyện thường xuyên | 249200 15,52% | 285000 17,83% | 298121 18,33% | 324100 19,20% | 352599 21,04% | 341259 19,54% |
2 | Gia đình thể thao | 16289 4,06% | 20846 5,86% | 26034 6,40% | 31650 7,5% | 42385 10.14% | 46327 13,3% |
(Nguồn số liệu do Sở cung cấp và năm 2006 nguồn thu thập do phiếu điều tra)
Bảng 2: Nhịp độ phát triển TDTT-TX thời kỳ 1996 - 2006.
Năm Chỉ số | 1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 |
Số người TL TDTT TX | 89800 | 110000 | 128000 | 154200 | 221200 | 246030 | 249200 | 285000 | 298121 | 324100 | 352599 |
So tỷ lệ dân số | 6,40 | 6,96 | 8,25 | 9,85 | 13,5 | 15,48 | 15,52 | 17,83 | 18,33 | 19,20 | 21,04 |
Nhịp độ phát triển so với năm trước (số lần) |
| 1,22 | 1,16 | 1,20 | 1,43 | 1,11 | 1,01 | 1,14 | 1,04 | 1,08 | 1,08 |
Nhịp độ phát triển trung bình theo giai đoạn | T = 1,22 | t = 1,07 | |||||||||
Nhịp độ phát triển trung bình 1996 - 2006 | t = 1,14 |
(* Nguồn: Sở TDTT Đồng Tháp và số liệu điều tra)
Biểu đồ 1: So sánh nhịp độ phát triển người TDTT - TX với tỷ lệ người tập
Biểu đồ 2: So sánh tỷ lệ người tập luyện TDTT TX phân bố theo địa giới
Biểu đồ 3: So sánh tỷ lệ người tập luyện TDTT - TX theo giới tính.
Biểu đồ 4: So sánh tỷ lệ người tập luyện thể thao thường xuyên theo lứa tuổi.
1.2. Hiện trạng người tập luyện TDTT thường xuyên phân bố theo địa giới, giới tính và lứa tuổi (phụ lục I.1 và I.2).
Qua số liệu thu thập điều tra về người tập luyện TDTT - TX của Đồng Tháp cho thấy sự phân bố giữa các đơn vị huyện, thị không đồng đều như: TP. Cao Lãnh, TX. Sa Đéc, H. Thanh Bình, H. Hồng Ngự, H. Cao Lãnh, có số người tham gia tập luyện Thể dục Thể thao thường xuyên lớn hơn các huyện còn lại: Chiếm tỷ lệ từ 20%- 26%, bình quân chiếm 22,51%. Các huyện khác có số người tập luyện thể thao thường xuyên thấp hơn, chiếm từ 13,53 - 18,01%, tỷ lệ bình quân của 6 đơn vị này là 16,96%. Riêng huyện Tân Hồng có tỷ lệ người tập luyện TDTT thường xuyên thấp (13,53%). Đây là huyện vùng sâu, điều kiện phát triển về kinh tế còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện và thi đấu còn nhiều hạn chế.
Về giới tính: Giữa nam và nữ, phân bố người TL TDTT - TX có sự khác biệt lớn. Tỷ lệ bình quân ở nam là 66,78% và nữ là 33,22%. Ở đối tượng này sự phân bố giữa các đơn vị huyện, thị không đồng đều như: H. Hồng Ngự, H. Cao Lãnh số người TL TDTT - TX của nam chiếm tỷ lệ bình quân 76,82%, nữ chỉ chiếm 23,18%. Riêng những đơn vị còn lại, tỷ lệ phân bố người tập luyện TDTT - TX giữa nam và nữ không có sự khác biệt lớn. Với kết quả thu thập qua điều tra cho thấy nhu cầu tham gia tập luyện TDTT - TX ở nữ là rất lớn.
Sự phân bố các lứa tuổi: Dưới 30 tuổi chiếm 52,36%, trên 30 đến 59 tuổi chiếm 40,14% và trên 60 tuổi chiếm 7,50%. Sự phân bố lứa tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ cao; trên 30 chiếm tỷ lệ trung bình và trên 60 chiếm tỷ lệ thấp.
Biểu đồ 5: Hiện trạng người tập luyện TDTT thường xuyên theo đối tượng.
1.3. Phân tích đánh giá hiện trạng phân bố người tập luyện TDTT thường xuyên theo đối tượng: (phụ lục I.3)
Đối với CBCNVC, số người tham gia tập luyện TDTT-TX trong toàn tỉnh chiếm 12,93% được phân bố không đồng đều như: TP. Cao Lãnh, TX. Sa Đéc, H. Cao Lãnh, có số người tham gia tập luyện TDTT - TX lớn chiếm tỷ lệ bình quân 19,68%. Qua số liệu thu thập được ở đối tượng CBCNVC tham gia tập luyện thường xuyên nêu trên là hoàn toàn có cơ sở.
Riêng các đơn vị còn lại sự phân bố bình quân người tập luyện TDTT thường xuyên trong đối tượng CBCNVC chiếm tỷ lệ bình quân thấp là 10,40% so với ba đối tượng khác là phù phợp và khả thi.
Đối với lực lượng vũ trang số người tham gia tập luyện thường xuyên thông qua tỷ lệ phần trăm được trình bày ở bảng 2 chỉ là tương đối (bảo mật quốc gia). Song, một số đơn vị như TP. Cao Lãnh, TX. Sa Đéc, H. Tân Hồng, H. Tam Nông, H. Hồng Ngự có số người tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đông, chiếm tỷ lệ bình quân là 6,39%, điều này phản ánh tương đối chính xác sự phân bố người TL TDTT - TX trên địa bàn, vì đây là các đơn vị trung tâm của tỉnh và các khu vực vùng ven biên giới; Các đơn vị còn lại có số người tham gia tập luyện TDTT - TX thấp chiếm tỷ lệ bình quân 1,75% đây là số liệu mang tính tham khảo vì trong thực tế có thể tỷ lệ này còn cao hơn (Dùng so sánh định tính không định lượng).
Đối với học sinh, số người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên lớn chiếm tỷ lệ bình quân toàn tỉnh là 41,68%, đây là tỷ lệ cao nhất so với các đối tượng khác. Sự phân bố người tập luyện TDTT thường xuyên không đồng đều: H. Châu Thành, H. Tân Hồng, H. Tháp Mười, H. Tam Nông, H. Lấp Vò, TP. Cao Lãnh, TX. Sa Đéc có số người tham gia TLTDTT - TX lớn chiếm tỷ lệ bình quân là 47,49%. Các huyện còn lại có số người tham gia TLTDTT - TX thấp chiếm tỷ lệ bình quân 31,52%.
Lực lượng nông dân bao gồm lâm nghiệp, ngư nghiệp và nông nghiệp có số người tập TDTT - TX chiếm tỷ lệ bình quân toàn tỉnh là 35,2%. Sự phân bố số người tham gia TL TDTT - TX ở các đơn vị huyện, thị có sự cách biệt lớn: H. Thanh Bình, H. Tam Nông, H. Lai Vung, H. Tháp Mười, H. Hồng Ngự, H. Cao Lãnh có số người tham gia TLTDTT - TX đông chiếm tỷ lệ bình quân là 48,45%. Các đơn vị huyện thị, thành phố còn lại có số người tham gia TL TDTT - TX thấp chiếm tỷ lệ bình quân là 19,6%. Số liệu này đảm bảo được tích chính xác và độ tin cậy, vì TP. Cao Lãnh, TX. Sa Đéc là những đơn vị hành chính trung tâm của tỉnh và là khu vực phát triển đô thị, khu công nghiệp tập trung dân cư đông, có nhiều nhà máy và xí nghiệp đóng trên địa bàn nên số người TL TDTT - TX ở đối tượng này thấp.
Lực lượng buôn bán và tự do có số người tham gia tập luyện TDTT TX chiếm tỷ lệ bình quân trong tòan tỉnh là 8,65%. Sự phân bố người tập TDTT - TX ở đối tượng này hoàn toàn có sự khác biệt: TP. Cao Lãnh, H. Châu Thành, H. Lấp Vò, H. Cao Lãnh, H. Tam Nông có số người tham gia tập luyện đông, chiếm tỷ lệ bình quân là 14,88%, các huyện còn lại có số người tham gia TLTDTT - TX thấp chiếm tỷ lệ bình quân là 5,28%.
Biểu đồ 6: Hiện trạng người tập luyện thể thao thường xuyên theo hộ gia đình.
1.4. Phân tích đánh giá hiện trạng người tập luyện TDTT - TX theo hộ gia đình thể thao (Bảng 1)
Để tìm hiểu thông tin chung và thông tin tập luyện của hộ gia đình thể thao với số lượng phiếu điều tra phát ra là 2130 phiếu, được phân chia đều cho 11 đơn vị , Huyện, Thị xã, Thành phố của tỉnh Đồng Tháp, kết quả tổng hợp các phiếu trên cho thấy: Hộ gia đình tập luyện thể thao thường xuyên được phân bố cho các đơn vị trong tỉnh không có sự đồng đều như TP. Cao Lãnh, TX. Sa Đéc có số hộ gia đình tham gia TLTDTT - TX lớn chiếm tỷ lệ bình quân là 31,45%. Các huyện còn lại có tỷ lệ thấp hơn 10,18%, tỷ lệ này hoàn toàn khác biệt có giá trị và ý nghĩa thống kê. Qua số liệu báo cáo và số liệu thu thập điều tra của hộ gia đình TL TDTT - TX cho thấy có sự mâu thuẫn nhau giữa tỷ lệ 13,3% so với chỉ tiêu thực hiện kế hoạch năm 2006 số hộ gia đình thể thao chỉ chiếm 9%; Số hộ gia đình tập luyện thể thao thường xuyên thông qua phiếu điều tra (năm 2006) chiếm tỷ lệ bình quân là 13,3 có tính thông báo và độ tin cậy cao hơn. Riêng tỷ lệ 9% thông qua số liệu do sở cung cấp chưa phản ánh đầy đủ và chính xác về hộ gia đình tham gia tập luyện thường xuyên của tỉnh Đồng Tháp. Hộ gia đình có tập nhưng không thường xuyên được phân bố đồng đều giữa các đơn vị huyện thị, thành phố trong tỉnh, chiếm tỷ lệ bình quân là 57,13%. Hộ gia đình không tập luyện được phân bố đều ở các đơn vị chiếm tỷ lệ bình quân là 28,82%. Các huyện ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, hộ gia đình không tập luyện chiếm tỷ lệ cao: H. Thanh Bình 30,5%, H. Tân Hồng 34,4%, H. Tháp Mười 38,26%, H. Tam Nông 37,68%. Các đơn vị huyện, thị, thành phố còn lại có số hộ không tham gia TLTDTT - TX chiếm tỷ lệ thấp dưới 29%.
Về giới tính của hộ gia đình được phân bố khá đồng đều giữa các đơn vị huyện, thị , thành phố trong tỉnh nam chiếm tỷ lệ 55,4% và nữ chiếm tỷ lệ 44,6% (nguồn số liệu thu thập qua phiếu điều tra).
Qua kết quả điều tra của hộ gia đình chiều cao của nam và nữ hoàn toàn có sự khác nhau. Ở nam có tỷ lệ chiều cao trung bình 164 cm: TX. Sa Đéc, H. Lai Vung, H. Tân Hồng, H. Châu Thành và TP. Cao Lãnh chiều cao của nam từ 164 cm trở lên; Các đơn vị còn lại có tỷ lệ chiều cao trung bình của nam thấp hơn từ 163 - 164 cm. Ở nữ có tỷ lệ chiều cao trung bình 157,2 cm: TP. Cao Lãnh, H. Cao Lãnh, H. Châu Thành, H. Tam Nông, TX. Sa Đéc, H. Lai Vung có tỷ lệ chiều cao trung bình 157,7 cm lớn hơn các đơn vị khác. Các đơn vị huyện thị còn lại có tỷ lệ chiều cao trung bình của nữ thấp hơn. Song tỷ lệ chiều cao trung bình của nữ ở tỉnh Đồng Tháp 157,2 là tỷ lệ cao so với các tỉnh trong khu vực và toàn quốc.
Về thành phần kinh tế gia đình của tỉnh Đồng Tháp chiếm tỷ lệ 19% hộ khá, 69,32% hộ trung bình; 11,66% hộ kém. Sự phân bố về thành phần kinh tế gia đình có sự khác biệt lớn: TP. Cao Lãnh, H. Cao Lãnh, H. Lấp Vò, H. Thanh Bình, TX. Sa Đéc, H. Lai Vung là khu tập trung dân cư đông, có nhiều trung tâm thương mại và các loại hình dịch vụ mua bán hàng hóa phong phú nên hộ gia đình đạt khá chiếm tỷ lệ cao từ 12% trở lên. Các huyện còn lại có số hộ khá chiếm tỷ lệ thấp hơn dưới 12%.
Về thành phần kinh tế hộ gia đình trung bình được phân bố đều ở các huyện, thị,Thành phố trong tỉnh chiếm tỷ lệ bình quân 69,32%. Đối với hộ kém sự phân bố không đồng đều giữa các đơn vị huyện, thị, thành phố trong tỉnh H. Cao Lãnh, H. Châu Thành, H. Tháp Mười, TX. Sa Đéc, H. Tân Hồng có số hộ kém chiếm tỷ lệ bình quân là 16,5%. Các đơn vị còn lại có số hộ kém chiếm tỷ lệ thấp hơn (dưới 10%).
Đối với hộ gia đình tham gia thi đấu thể thao chiếm tỷ lệ bình quân 24,17% , sự phân bố hộ gia đình tham gia thi đấu TDTT ở các đơn vị huyện thị, Thành phố là không đồng đều: H. Cao Lãnh, H. Hồng Ngự, H. Lấp Vò, TX. Sa Đéc, H. Lai Vung, H. Châu Thành có số hộ tham gia thi đấu chiếm tỷ lệ bình quân là 28,95%. Các đơn vị còn lại chiếm tỷ lệ thấp là dưới 25%.
Số hộ gia đình tham gia CLB thể thao phân bố không đồng đều giữa các đơn vị huyện thị trong tỉnh: TX. Sa Đéc, H. Lai Vung có số người tham gia CLB đông chiếm tỷ lê trung bình là 14,5%. Các đơn vị còn lại có số người tham gia CLB thấp hơn chiếm tỷ lệ bình quân là 5,85%.
1.5. Phân tích đánh giá hiện trạng phát triển và phân bố người tập luyện TDTT theo môn thể thao (phụ lục I.4).
Trong 3 loại hình: thể dục buổi sáng, loại hình sức khỏe, các môn thể thao; loại hình thể dục sáng có số người tham gia TL TDTT- TX chiếm tỷ lệ cao 40,4%, loại hình TDTT sức khỏe gồm các môn: dưỡng sinh, đi bộ, tập các động tác thông thường như: chạy sức khỏe, các bài tập TD nghệ thuật, TD nhịp điệu … có số người tham gia TL TDTT - TX chiếm tỷ lệ 32,77%. Các môn thể thao có số người tham gia tập luyện thấp hơn 2 loại hình trên nhưng chiếm tỷ lệ khá 23,83%. Với kết quả thu thập được thông qua số liệu điều tra cho thấy: Số người tập luyện và thi đấu TDTT thường xuyên ở các đơn vị, huyện, thị, thành phố không có sự đồng đều giữa các môn thể thao. Từ đó, chúng ta có thể phân chia số người ham thích tập luyện và thi đấu thể thao thành 2 nhóm khác nhau: nhóm 1 là nhóm có tỷ lệ từ 15% trở lên gồm các môn Bóng đá 37,18% Bóng chuyền 21,59%, Điền kinh 15,36%. Nhóm 2 có tỷ lệ dưới 15 % gồm các môn Cầu lông 3,43% Bơi lội 2,58%, Đá cầu, Cầu mây 1,76%, Thể dục trường học 7,89% và các môn khác chiếm tỷ lệ 6,28%.
Sự phân bố người tập luyện TDTT - TX theo môn: nhóm 1 và nhóm 2 ở các đơn vị huyện, thị, thành phố có sự khác biệt lớn. Ở nhóm 1 môn Bóng đá sự phân bố đều giữa các đơn vị huyện, thị, thành phố trong tỉnh: H.Hồng Ngự, H.Cao Lãnh, H.Tháp Mười có số người tham gia tập luyện thường xuyên lớn hơn các đơn vị huyện, thị khác chiếm tỷ lệ bình quân 46,86%.Các đơn vị còn lại có số người tham luyện TDTT - TX ở môn Bóng đá thấp hơn chiếm tỷ lệ bình quân 31,46%, được phân bố đồng đều không có sự cách biệt lớn, dao động không quá 10%.
Đối với môn Bóng chuyền, có số người tham gia TL TDTT - TX ở các đơn vị huyện, thị, thành phố trong tỉnh chiếm tỷ lệ bình quân 21,59%. Thành phố Cao Lãnh, H.Cao Lãnh, H.Hồng Ngự, H.Lấp Vò, H.Tháp Mười có số người tham gia TL môn Bóng chuyền đông hơn các huyện khác chiếm tỷ lệ bình quân 23,6%. Các đơn vị còn lại có số người tham gia TL TDTT - TX thấp hơn chiếm tỷ lệ bình quân 17,04%. Điều này cho thấy sự phân bố người TL TDTT - TX là đồng đều , tỷ lệ dao động không quá 5%.
Đối với môn Điền kinh số người tham gia tập luyện TDTT-TX chiếm tỷ lệ bình quân 15,36%, sự phân bố người TL TDTT - TX giữa các đơn vị huyện, thị, thành phố trong tỉnh không đồng đều, H.Tam Nông, H.Lai Vung có số người tham gia tập luyện TDTT-TX đông hơn các huyện khác chiếm tỷ lệ bình quân là 36,68%. Riêng 9 đơn vị còn lại có số người tham gia TL TDTT - TX thấp chiếm tỷ lệ bình quân 12,33%, dao động từ 8,5 đến 13%. Điều này cho thấy sự phân bố số người TL TDTT - TX môn Điền kinh là đồng đều.
Đối với môn TDTT ở nhóm 2 có số người tham gia tập luyện thấp dưới 8%, thậm chí có một số môn, số người tham gia TLTDTT-TX chưa đến 0,5% như: Cờ tướng, Bóng rổ, Xe đạp…, riêng môn Thể dục thể hình, Đá cầu- cầu mây, Quần vợt, Judo, Taekwondo…. sự phân bố không đồng đều: khu vực trung tâm đô thị có số người tham gia tập luyện đông hơn các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Môn Cầu lông tỷ lệ người tập thường xuyên của tỉnh và sự phân bố tập luyện ở các đơn vị huyện, thị, TP tương đối đồng đều, chiếm tỷ lệ bình quân 3,44% như: H. Cao lãnh, TP Cao lãnh, H. Thanh bình, H Tháp mười, H. Tam nông, có số người tập luyện TDTT- TX cao nhất chiếm từ 4 - 6 %. Các huyện còn lại chiếm tỷ lệ dưới 4%. Tuy nhiên sự phân bố về người tập luyện TDTT-TX của các đơn vị không đồng đều: H. Hồng ngự, H. Châu thành, có tỷ lệ thấp, phong trào Cầu lông chưa phát triển mạnh. Tương tự như Cầu lông; môn Bóng bàn sự phân bố số người tham gia tập luyện TDTT-TX giữa các đơn vị không đồng đều: TP Cao lãnh, Thị xã Sa Đéc, H. Thanh Bình, H. Lấp Vò có số người tham gia tập luyện môn Bóng bàn đông hơn chiếm tỷ lệ từ 1 - 3 % … một số huyện còn lại môn Bóng bàn chưa phát triển mạnh chiếm tỷ lệ dưới 1%.
Đối với môn Bơi lội số người tham gia tập luyện thể thao thường xuyên được phân bố không đều cho các đơn vị, chiếm tỷ lệ bình quân 2,58%. TP. Cao Lãnh, TX . Sa Đéc, H. Lấp Vò có số người tham gia đông chiếm tỷ lệ bình quân 4,8%. Các huyện còn lại có số người tham gia tập luyện thấp hơn chiếm tỷ lệ dưới 3%.
Đối với môn Quần vợt số người tham gia tập luyện TDTT-TX được phân bố không đồng đều chỉ tập trung chủ yếu ở các khu vực đô thị, thị trấn. Số người tham gia tập luyện môn Quần vợt trong toàn tỉnh chiếm tỷ lệ bình quân 1,28%. Qua kết quả thu thập đã phản ánh đầy đủ và chính xác thực tế số người tham gia tập luyện môn Quần vợt của tỉnh Đồng Tháp.
Đối với các môn TDTT còn lại số người tham gia tập luyện dưới 1%, sự phân bố không đồng đều, điều này cho thấy phong trào tập luyện các môn thể dục, thể thao trên địa bàn còn yếu; đối với các môn võ Teakwondo, Karatedo, Vovinam TDTH, XĐ, CT…, số người tham gia tập luyện chưa nhiều và chưa rộng khắp, tỷ lệ thấp, song phong trào từng bước phát triển ở một số đơn vị như: Thị xã Sa Đéc, H. Tân Hồng, Tháp Mười, Châu Thành…. Đây là điều kiện tốt để phát triển các môn thể thao này trong tương lai.
1.6. Hiện trạng các hoạt động thi đấu trong phong trào TDTT quần chúng: (phụ lục I.5, I.6)
Phong trào TDTT quần chúng của tỉnh Đồng Tháp trong những năm gần đây phát triển lớn mạnh số người tham gia TL TDTT-TX hàng năm tăng từ 1%- 1,5%, số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao năm 2004 - 2006 tăng từ 6,40 - 10.14%, nguồn điều tra năm 2006 là 13,3%, số môn tổ chức thi đấu và các cuộc thi đấu tăng đều. Trong năm 2006 sở TDTT tỉnh Đồng Tháp đã tiến hành tổ chức 47 giải (6 giải cấp tòan quốc, 2 giải khu vực, 39 giải và các hoạt động phối hợp với các ngành).
Đăng cai tổ chức các giải toàn quốc
1/ Giải Bóng đá hạng Nhất quốc gia; 2006
2/ Giải vô địch Cờ vua hạng Nhất quốc gia; tháng 4
3/ Giải vô địch Đá cầu toàn quốc tháng 8
4/ Giải Bóng đá hội khỏe Phù Đổng học sinh THCS và Tiểu học cúp Milo; tháng 4
5/ Giải Bóng đá U19 quốc gia bảng C; tháng 1
6/ Giải Bóng đá U21 Báo Thanh Niên bảng E; tháng 8, 9
Tổ chức các giải cấp khu vực
1/ Giải Điền kinh- Bơi lội ĐBSCL; Tháng 8
2/ Giải Cờ vua - Cờ tướng ĐBSCL mở rộng; Tháng 2
Sở TDTT đã chủ động phối hợp với 12 đơn vị tiến hành tổ chức nhiều cuộc hội thao với nhiều môn thể thao khác nhau đã góp phần tích cực vào việc phát triển phong trào thể dục, thể thao ở các đơn vị, số lượng VĐV tham gia hằng năm trên 10.000 VĐV, phục vụ trên 500.000 lượt người xem. Điều này chứng tỏ phong trào TDTT trong LLVT, CNVC, nông dân, phụ nữ, các tổ chức đoàn thể… có xu hướng phát triển lớn mạnh.
Ngoài ra Sở TDTT còn phối hợp với đơn vị nước ngoài tổ chức một số cuộc thi đấu thể thao mang tính quốc tế phục vụ tốt nhân dân trong Tỉnh. Các hoạt động trên đã góp phần tạo không khí vui chơi giải trí lành mạnh, hạn chế được các tệ nạn xã hội.
Thông qua các giải thi đấu cấp huyện năm 2006 cho thấy: Thị Xã Sa Đéc, H . Hồng Ngự tổ chức nhiều giải (17 giải/năm), số lượng VĐV tham gia và số lượt người xem lớn hơn các đơn vị khác trong tỉnh. Song đối với H. Cao Lãnh, H. Tháp Mười, H. Lai Vung, H Lấp Vò … số giải tổ chức có thấp hơn nhưng các hoạt động phối hợp tổ chức với các ban ngành đoàn thể từng bước có hiệu quả (15-16 giải phối hợp/năm).
Riêng H. Tam Nông, H. Tân Hồng số giải tuy có ít song số VĐV trong đối tượng nông dân tham gia tập luyện và thi đấu chiếm tỷ lệ cao. Đối với các giải thể thao cấp cơ sở phường, xã, thị trấn trong năm 2006 tổng số các hoạt động TDTT, các giải thể thao đã tiến hành tổ chức 477 giải với trên 100000 VĐV tham gia ở 12 môn thể thao khác nhau.
1.7. Đánh giá những ưu điểm, các yếu kém hạn chế, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm cho từng đối tượng:
* Những ưu điểm:
F Người tập luyện TDTT-TX của Tỉnh qua các năm 1996 - 2006:
Phong trào TDTT cho mọi người tỉnh Đồng Tháp trong 10 năm qua đã có bước phát triển tốt từ thành thị, nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Sự phát triển ổn định về số người tham gia tập luyện TDTT - TX của tỉnh là cơ sở nền tảng cho việc xác lập quy hoạch phát triển ngành TDTT Đồng Tháp đến năm 2020, đồng thời có cơ sở dữ liệu khoa học để đáp ứng chương trình phát triển TDTT cho mọi người một cách vững chắc trong những năm tiếp theo.
F Người tập luyện TDTT-TX theo địa giới, giới tính, lứa tuổi:
- Các khu vực tập trung dân cư đông, vùng đô thị, có vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện kinh tế phát triển nhanh, có nhiều khu công nghiệp đóng trên địa bàn, khu vực giáp với trung tâm TP, TX có số người tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên cao hơn. Nhu cầu ham thích tập luyện thể thao ở các đơn vị huyện, thị và các vùng nông thôn đã tăng lên đáng kể. Phong trào tập luyện TDTT đã phát triển lớn mạnh qua từng năm đặc biệt từ năm 2000 đến nay.
- Số người tập luyện TDTT-TX giữa nam và nữ có sự khác biệt ở những vùng nông thôn sâu, đối tượng nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ, tỷ lệ chênh lệch quá lớn. Điều này cho chúng ta nhận xét: ở nữ, khu vực nông thôn chưa có điều kiện và thời gian để tham gia tập luyện thể dục, thể thao. Vì vậy các cấp các ngành ở cơ sở cần có sự tuyên truyền sâu rộng về ý thức tham gia tập luyện TDTT và tạo điều kiện thuận lợi để giới nữ được tập luyện thể dục, thể thao.
- Về lứa tuổi có sự khác biệt lớn giữa dưới 30 tuổi, trên 30 tuổi và trên 60 tuổi (52,36%; 40,14%; 7,50%). Như vậy, nhân khẩu thể thao trẻ chiếm đa số, đây là điều kiện tốt để phát triển phong trào TDTT quần chúng và thể thao thành tích cao trong tương lai.
F Số người tập luyện TDTT-TX theo đối tượng:
- Cán bộ CNVC tham gia hoạt động TDTT là một trong những tiêu chí thi đua của đồn viên Công đồn (mỗi người tập ít nhất 1- 2 môn thể thao), do vậy thường xuyên tổ chức các hoạt động thể thao thông qua các kế hoạch liên tịch giữa Sở TDTT và các ban ngành đoàn thể.
- Đối với lực lượng vũ trang đây là lực lượng có tổ chức kỷ luật cao nhất, lấy tiêu chí “chiến sĩ khoẻ”. Vì vậy, đối với lực lượng vũ trang việc rèn luyện sức khỏe và tham gia tập luyện thể thao là một yêu cầu bắt buộc. Mỗi chiến sĩ phải tham gia tập luyện một đến hai môn thể thao. Đại bộ phận lực lượng đều tập hợp những thanh niên có sức khỏe, có thể lực cường tráng để tham gia vào việc đảm bảo an ninh trật tự xã hội, giữ gìn biên cương bờ cõi quốc gia, thực hiện phương châm “Khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Hàng năm đều tổ chức và phối hợp tổ chức Hội thao và các giải thể thao cấp huyện, cấp tỉnh, quân khu, quân đoàn…
- Đối với nông dân đại bộ phận là nhiệt tình, cần cù, hăng say lao động. Trong những năm gần đây tổ chức Hội khuyến nông, Hội nông dân địa phương, các tổ chức này ngày càng đi vào nề nếp và sinh hoạt có tổ chức là điểm tựa vững chắc cho việc phát triển phong trào thể thao nông dân. Sự kết hợp liên tịch giữa hội nông dân với các ban ngành đoàn thể thường xuyên tổ chức các giải thể thao nông dân, từ cơ sở, huyện thị, thành phố, tỉnh, khu vực và toàn quốc, đã có tác dụng tích cực.
- Số người tập luyện TDTT-TX trong học sinh chiếm tỷ bình quân 41,68%, đây là tỷ lệ cao hơn so với các đối tượng khác. Qua số liệu cho thấy lãnh đạo các đơn vị trường học thường xuyên quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học sinh tham gia hoạt động TDTT một cách có nề nếp, đảm bảo thời lượng chương trình, kế hoạch giảng dạy nội, ngoại khóa đúng theo quy định, hướng dẫn của Bộ GD-ĐT. Từ đó đã tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng dạy và học của học sinh.
- Đối với lực lượng buôn bán tự do số người tập luyện TDTT-TX chiếm tỷ lệ bình quân 8,65%. Điều này cho thấy lực lượng buôn bán tự do tham gia tập luyện TDTT-TX tập trung đông ở các đơn vị trung tâm thị xã, thị trấn chiếm tỷ lệ cao hơn các khu vực vùng ven, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa…..
- Số người tập luyện TDTT-TX theo môn thể thao chiếm tỷ lệ rất cao ở những môn nhóm 1 và tỷ lệ thấp hơn ở những môn nhóm 2 (14 môn). Những môn thể thao truyền thống như: Bóng đá, Bóng chuyền, Điền kinh, Thể dục sức khỏe có số người tập luyện TDTT-TX đông hơn các môn còn lại (như đã phân tích ở phần hiện trạng). Riêng môn Bóng đá là môn phổ biến, được nhiều người ưa thích và tham gia chiếm tỷ lệ bình quân là 37,18% cao hơn các môn thể thao khác. Môn Bóng chuyền là môn dễ chơi, được nhiều người tham gia đặc biệt là đối với lực lượng thanh niên không chỉ ở thành thị mà ngay cả vùng nông thôn sâu. Môn Điền kinh là môn thể thao có nhiều nội dung tập luyện, hình thức đa dạng và phong phú, được quy định bắt buộc phải tham gia tập luyện đối với học sinh các trường và các cấp học (chạy, nhảy, ném, …). môn Bơi lội chiếm tỷ lệ thấp, nhưng được phân bố đồng đều, phù hợp với điều kiện tự nhiên của khu vực đồng bằng sông Cửu Long có nhiều sông và kênh rạch.
F Đối với hộ gia đình:
- Số hộ gia đình tập luyện TDTT-TX chiếm tỷ lệ bình quân 10.14% (theo điều tra thực tế là 13.3%); Hộ có tập nhưng không thường xuyên chiếm 57,13%, hộ không tập 28, 82%. Điều này cho thấy hộ gia đình tập luyện TDTT-TX và hộ gia đình không tập luyện, có tỷ lệ khác biệt. Các hộ gia đình có tập luyện TDTT (thường xuyên và không thường xuyên) tập trung ở các trung tâm lớn và khu công nghiệp nhiều hơn là ở các đơn vị huyện thị, khu vực nông thôn và vùng ven, vùng biên giới.
F Đối với hệ thống tổ chức thi đấu:
- Sở TDTT phối hợp với các ban ngành, đoàn thể thường xuyên tổ chức các hoạt động thể thao và các giải thể thao (truyền thống, phối hợp). Hệ thống thi đấu ổn định, số lượng giải và các hoạt động tổ chức thi đấu thể thao chiếm tỷ lệ cao; tùy theo vị trí địa lý, khu vực, địa bàn, dân cư từng đơn vị huyện, thị, thành phố (có những đặc thù riêng), nên đối tượng tham gia có khác nhau. Số môn thể thao được tổ chức không giống nhau; hình thức tổ chức và số lượt người tham gia ở từng đơn vị khác nhau. Từ đó, làm cho phong trào TDTT trên các địa bàn huyện, thị, TP của tỉnh Đồng Tháp rất đa dạng và phong phú là tiền đề cơ bản thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Tỉnh phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu của thời kỳ phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
* Những mặt yếu kém và hạn chế:
- Căn cứ vào vị trí địa lý của tỉnh Đồng Tháp là tỉnh có diện tích lớn, nên sự tập trung đầu tư cho các hoạt động TDTT còn dàn trải, ở vùng nông thôn chưa có điều kiện tiếp cận với các môn thể thao mới. Chỉ mới tập trung phát triển các môn thể thao truyền thống: Bóng đá, Bóng chuyền, Điền kinh và các loại hình thể dục đơn giản. Các môn thể thao giải trí du lịch chưa được phát triển như: Sport Aerobic, Thể dục thể hình, Lặn, Bi sắt, Cầu mây, Dù bay, Đua thuyền truyền thống, Đua ngựa, Chọi gà….
- Về giới tính, ở nữ tham gia thể thao còn thấp, chưa có điều kiện tập luyện TDTT, nhận thức về thể thao còn kém đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
- Sự phân bố về lứa tuổi tập luyện TDTT-TX chưa đồng đều, tỷ lệ bình quân người tập luyện TDTT-TX ở các lứa tuổi chênh lệch quá cao.
- Về đối tượng: Học sinh, CBCNVC, LLVT: có điều kiện tham tập luyện TDTT-TX bởi ngoài nhận thức được ý nghĩa, giá trị và tác dụng của thể thao, hiểu biết, ham thích tập luyện thể thao. Ngoài ra còn chịu sự tác động điều chỉnh bởi chính sách cơ chế quy định ràng buộc tham gia tập luyện thể thao. Riêng với nông dân và lực lượng buôn bán tự do việc tham gia tập luyện mang tính tự phát, tự giác, nhận thức chưa đầy đủ về lợi ích của hoạt động TDTT. Vì vậy số người tập luyện TDTT-TX ở đối tượng này còn thấp, cơ sở vật chất còn thiếu.
- Lực lượng cán bộ hướng dẫn viên còn thiếu và yếu; chưa có cán bộ chuyên trách TDTT ở cấp xã. Có những nơi cán bộ văn hóa thông tin kiêm nhiệm công tác TDTT, Bí thư Đoàn thanh niên kiêm nhiệm công tác TDTT, một số Mạnh Thường Quân, Hội đồng TDTT điều hành các hoạt động TDTT.
- Tổ chức các giải thể thao, các hoạt động thể thao ở cơ sở còn tùy hứng, chấp vá và giải quyết chưa đúng luật lệ. Từ đó làm ảnh hưởng một phần đến việc phát triển TDTT ở các đơn vị cơ sở.
- Các nội dung và hình thức tổ chức hoạt động TDTT kém đa dạng và phong phú. Chưa khai thác thế mạnh các môn thể thao truyền thống ở từng khu vực, địa bàn dân cư.
- Thông tin tuyên truyền cho các hoạt động thể thao còn yếu, chưa tạo ấn tượng cho người dân.
Từ những yếu kém và hạn chế nêu trên chúng ta rút ra những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm như sau:
* Những nguyên nhân:
- Sự quan tâm chưa cao của một số cấp Ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong việc đầu tư phát triển các loại hình hoạt động TDTT, chưa tạo điều kiện để phát triển cơ sở vật chất TDTT trên địa bàn.
- Do sự chia tách đơn vị hành chính ở xã, phường làm ảnh hưởng đến phát triển phong trào TDTT trong các đối tượng.
- Ý thức của người dân trong việc tham gia tập luyện TDTT nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật, hạn chế các tệ nạn xã hội của một số đối tượng trong nhân dân chưa cao.
- Cán bộ TDTT cơ sở được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn nhưng chỉ làm công tác TDTT tạm thời, không ổn định do luân chuyển điều động theo yêu cầu công tác của từng đơn vị.
- Công tác xã hội hóa TDTT có đẩy mạnh nhưng chưa đều và rộng khắp.
- Hệ thống tổ chức thi đấu các môn thể thao, thông tin tuyên truyền, chính sách khuyến khích động viên khen thưởng chưa kịp thời.
Từ những nguyên nhân trên chúng ta rút ra những bài học kinh nghiệm:
* Những bài học kinh nghiệm:
- Sự quan tâm của các cấp Ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể đến các hoạt động TDTT là yếu tố quan trọng cho phong trào thể dục thể thao sẽ phát triển mạnh và đồng đều.
- Các Ban, Ngành, đoàn thể, Mặt trận, Thanh niên luôn có sự phối hợp tốt sẽ giúp cho phong trào sẽ phát triển lớn mạnh.
- Có kế hoạch, chiến lược phát triển các môn thể thao phù hợp với truyền thống của đơn vị, của từng khu vực địa bàn giữa các vùng khác nhau.
- Các tổ chức xã hội nghề nghiệp như: liên đoàn, CLB, Hội thể thao…hoạt động tích cực, sinh hoạt thường kỳ, có phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng thành viên, sau các hoạt động có sơ kết, tổng kết, đánh giá, khen thưởng và rút kinh nghiệm để đưa phong trào thể thao phát triển mạnh.
- Thực hiện Nghị quyết 05 của Chính phủ về công tác xã hội hóa TDTT, thực hiện tốt Quyết định 100 của Chính phủ về chương trình phát triển TDTT cơ sở là điều kiện thuận lợi cho phong trào TDTT quần chúng phát triển nhanh, bền vững.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi về phương pháp, phương tiện tập luyện và các điều kiện đảm bảo khác để giúp cho mọi người hiểu biết và tham gia TDTT (gia đình thể thao và tập luyện thể thao suốt đời).
- Công tác thông tin tuyên truyền thường xuyên sẽ góp phần tác động vào nhận thức đúng đắn về giá trị và tầm quan trọng của việc tham gia tập luyện TDTT.
Công tác giáo dục thể chất trong trường học chiếm vị trí quan trọng trong việc phát triển TDTT quần chúng. Việc tăng cường công tác giáo dục thể chất trong trường học có ý nghĩa thiết thực trong việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ có năng lực hoạt động thể lực tốt phục vụ cho việc tiếp thu kiến thức, cũng như chuẩn bị hành trang cho các em bước vào đời phục vụ đất nước. Vì thế, trước khi quy hoạch định hướng phát triển TDTT học đường tỉnh Đồng Tháp, khi đánh giá thực trạng về công tác giáo dục thể chất trong trường học của tỉnh, chúng tôi xem xét tổng thể cả chiều dọc (Theo cấp học) và cả chiều ngang (Theo từng mặt). Kết quả điều tra hiện trạng được tổng hợp trong phụ lục 2.1, 2.2, 2.3 và 2.4. Sau đây là hiện trạng và đánh giá công tác thể chất cho từng cấp học.
2.1. Hiện trạng hoạt động TDTT (phụ lục I.10):
* Tiểu học:
- Toàn tỉnh có 313 trường.
- Tổng số lớp học: 5430
- Tổng số học sinh: 140968 ; Trong đó nữ sinh: 66311, chiếm tỷ lệ 47.03%.
- Số học sinh tập luyện nội khóa: 140968 đạt tỷ lệ 100 %
- Số học sinh tập luyện ngoại khóa: 42290 đạt tỷ lệ 30 %. Trong đó nữ: 14512 đạt tỷ lệ 10.29%.
- Số học sinh đạt tiêu chuẩn RLTT: Không xem xét chỉ tiêu này.
- Số học sinh tham gia thi đấu giải tỉnh, huyện, trường hàng năm là: 6620 đạt tỷ lệ 4.4%. Trong đó nữ sinh tham gia: 1638 chiếm tỷ lệ 1.16%.
- Số giải thi đấu tổ chức hàng năm: Tối đa 1 giải.
Biểu đồ 2.1: Hiện trạng hoạt động TDTT cấp tiểu học tỉnh Đồng Tháp năm 2006
* Trung học cơ sở:
- Tổng số trường học trong tỉnh: 138 trường.
- Tổng số lớp học: 5768.
- Tổng số học sinh: 213160, trong đó nữ sinh: 115150 chiếm tỷ lệ 54.02 %.
- Số học sinh tập luyện nội khóa: 213160 đạt tỷ lệ 100%.
- Số học sinh tập luyện ngoại khóa: 78870 đạt tỷ lệ 37%. Trong đó nữ: 6213, chiếm tỷ lệ 2.91%.
- Số học sinh đạt tiêu chuẩn RLTT: 208897 đạt tỷ lệ 98%.
- Số học sinh tham gia thi đấu giải tỉnh, huyện và trường là: 13144 đạt tỷ lệ 6.17 % trong đó nữ sinh là 3490 chiếm tỷ lệ 1.63 %.
- Số giải thi đấu tổ chức hàng năm: tối đa 2 giải.
Biểu đồ 2.2: Hiện trạng hoạt động TDTT cấp Trung học cơ sở tỉnh Đồng Tháp năm 2006
* Trung học phổ thông:
- Tổng số trường THPT trong tỉnh: 37.
- Tổng số lớp học: 1111.
- Số lượng học sinh: 47037. Trong đó nữ sinh 23537 chiếm tỷ lệ 50.04%
- Số học sinh tập luyện nội khóa: 47037 đạt tỷ lệ 100%.
- Số học sinh tập luyện ngoại khóa: 15992 đạt tỷ lệ 34%. Trong đó nữ 1750, chiếm tỉ lệ 3.72%.
- Số học sinh đạt tiêu chuẩn RLTT: 45626 đạt tỷ lệ 97%.
- Số học sinh tham gia thi đấu giải các cấp: 3304 đạt tỷ lệ 7.02%. Trong đó, nữ sinh tham gia thi đấu là 1057 em đạt tỷ lệ 1.82%.
- Số giải tổ chức thi đấu trong năm thường từ: 2 giải/ năm.
Biểu đồ 2.3: Hiện trạng hoạt động TDTT cấp trung học phổ thông tỉnh Đồng Tháp năm 2006
* Đại học - Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp và dạy nghề:
- Toàn tỉnh có: 4 trường.
- Số khố học: 30 khố.
- Số sinh viên: 9150, trong đó nữ 4683 chiếm tỷ lệ 51.18%.
- Số sinh viên tập luyện nội khóa: 9148 đạt tỷ lệ 99.98%.
- Số sinh viên tập luyện ngoại khóa: 2594 đạt tỷ lệ 28.35%. Trong đó nữ sinh viên 891 đạt tỷ lệ 9.74%.
- Số sinh viên đạt tiêu chuẩn RLTT: 8027 đạt tỷ lệ 87.7%.
- Số sinh viên tham gia thi đấu giải cấp trường, thành phố, tỉnh hay Bộ GD - ĐT: 1501 đạt tỷ lệ 16.4%. Trong đó nữ sinh viên 288 đạt tỷ lệ 3.15%.
- Số giải thi đấu trong năm: 2 giải.
Biểu đồ 2.4: Hiện trạng hoạt động TDTT Đại học - Cao Đẳng - Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tỉnh Đồng Tháp năm 2006
2.2. Nội dung tập luyện (phụ lục I.7)
* Tiểu học:
- Chương trình giảng dạy thể dục nội khóa được thực hiện 70 tiết/ năm, chỉ có nội dung bắt buộc mà không có nội dung tự chọn. Thực tế số trường đảm bảo thời gian dạy TD 2 tiết/ tuần theo quy định của Bộ GD- ĐT đạt 313 trường chiếm tỷ lệ là 100%.
- Các trường tiểu học trong toàn tỉnh đều thực hiện chương trình giáo dục thể chất nội khóa đạt tỷ lệ 100%. Tuy nhiên số lượng các trường trong tỉnh sử dụng các bài tập thể dục tay không 8 động tác để thay thế các môn thể thao trong các giờ học thể dục chính khóa còn cao chiếm 53.35%. Chứng tỏ sự quan tâm của Ban Giám hiệu các trường chưa nhiều, điều kiện cơ sở vật chất (sân bãi, dụng cụ, giáo viên hướng dẫn ...) còn thiếu thốn, trang thiết bị dụng cụ cho tập luyện còn ít và kém chất lượng chỉ đảm bảo 60% so với nhu cầu, nên chưa đưa hoạt động tập luyện các môn thể thao vào giờ chính khóa.
* Trung học cơ sở:
- Chương trình nội khóa: Được thực hiện 70 tiết gồm cả nội dung bắt buộc và 22 tiết cho nội dung tự chọn. Thực tế số trường đảm bảo thời gian dạy TD 2 tiết/ tuần theo quy định của Bộ GD- ĐT đạt 138 trường chiếm tỷ lệ là 100%. - Số lượng học sinh đạt tiêu chuẩn RLTT: Toàn tỉnh có 208897/213160 học sinh đạt tiêu chuẩn RLTT theo quy định của Bộ GD - ĐT chiếm tỷ lệ 98%. Số học sinh chưa đạt tiêu chuẩn RLTT là ít, chiếm tỷ lệ 2%.
- Số lượng học sinh tham gia tập luyện ngoại khóa còn thấp là 78870/213160 chiếm tỷ lệ 37%. Trong đó số lượng nữ sinh tham gia tập luyện ngoại khóa là rất ít có: 6213, chiếm tỷ lệ 2.91%. Chứng tỏ các trường chưa quan tâm đến tổ chức tập luyện ngoại khóa cho học sinh, việc tập luyện chủ yếu có tính tự phát, bản thân học sinh cũng chưa có ý thức tham gia tập luyện ngoại khóa, đặc biệt là học sinh nữ.
- Số lượng học sinh THCS trong tỉnh tham gia thi đấu các môn thể thao đạt 13144 học sinh, chiếm tỷ lệ 6.17%.Trong đó nữ sinh viên là 3490 chiếm tỷ lệ 1.63%.
* Trung học phổ thông:
- Chương trình nội khóa: tất cả các trường đều thực hiện 70 tiết/ năm bao gồm cả nội dung bắt buộc và 20 tiết cho nội dung tự chọn đạt tỷ lệ 100%.
- Số lượng học sinh đạt tiêu chuẩn RLTT: Toàn tỉnh có 45626 học sinh đạt tiêu chuẩn RLTT, chiếm tỷ lệ 97%.
- Số lượng học sinh tham gia tập luyện ngoại khóa cũng rất thấp đạt 15992 chiếm tỷ lệ 34%, điều này càng thể hiện xu hướng chung các em chưa quan tâm đến tập luyện TDTT ngoại khóa, bản thân các trường chưa thực sự quan tâm, khuyến khích và tổ chức cho học sinh tập luyện ngoại khóa, việc tập luyện vẩn còn mang tính tự phát.
- Số lượng giải thi đấu trong 2 giải/ năm là ít, có trường không tổ chức cho học sinh tham dự một giải nào.
- Số lượng học sinh tham gia thi đấu giải các cấp (trường, huyện, tỉnh) là 3304 chiếm tỷ lệ 7.02%, trong đó nữ sinh là 1057 chiếm tỷ lệ 1.82%. Số liệu trên cho thấy học sinh tham gia thi đấu, nhất là nữ vẫn rất ít điều đó phản ánh chất lượng và số lượng của phong trào TDTT quần chúng trong học đường còn yếu.
* Đại học - Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp:
- Chương trình nội khóa: có 4/4 trường thực hiện 120 tiết/ khóa, đảm bảo 100% các trường đã thực hiện chương trình thể dục nội khóa. Tuy nhiên, thời lượng dành cho môn thể dục chưa theo đúng quy định của Bộ là 150 tiết/ khóa, chiếm tỷ lệ 100%.
- Các trường đều sử dụng các môn thể thao vào chương trình nội khóa như thể dục, điền kinh, bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, võ ..., chiếm tỷ lệ 100%.
- Số lượng sinh viên đạt tiêu chuẩn RLTT là 87.7%. Vấn đề này phải chăng các trường vẫn chưa quan tâm đến chỉ tiêu này. Tuy vậy, việc tập luyện ngoại khóa của sinh viên vẫn còn thấp chỉ đạt 2594/9150 chiếm tỷ lệ 28.35%. Trong đó nữ sinh là 891 chiếm tỉ lệ 9.74% chứng tỏ sinh viên cũng chưa tự giác tích cực ngoại khóa, đặc biệt là sinh viên nữ.
- Số lượng sinh viên tham gia thi đấu là 1501/9150, số lượng này còn thấp chỉ đạt tỷ lệ 24.4%. Trong đó nữ sinh là 288 chiếm tỷ lệ 4.68%, chứng tỏ chưa lôi kéo được đông đảo sinh viên tham gia tập luyện và thi đấu thể thao, đặc biệt là nữ sinh.
- Số các giải thi đấu trong năm 2 giải là quá ít, phải chăng do số lượng các giải tổ chức thi đấu ít nên không kích thích, tạo hứng thú tập luyện ngoại khóa cho học sinh- sinh viên.
2.3 Cơ sở vật chất trong trường học (phụ lục I.9)
* Tiểu học:
- Tổng diện tích đất dùng cho các công trình TDTT: 1338896 m2. Trong đó:
+ Diện tích của sân đất: 125000 m2 chiếm tỷ lệ 89.99%.
+ Diện tích sân ximăng: 13896 m2 chiếm tỷ lệ 10.01%.
+ Diện tích nhà tập, bể bơi: 0 m2 chiếm tỷ lệ 0%.
- Hiện trạng sử dụng: 138896 m2, đất không bị lấn chiếm.
- Diện tích đất dùng cho TDTT bình quân dành cho 1 học sinh là 0.98 m2/ hs.
Diện tích đất dành cho TDTT của tỉnh Đồng Tháp ở cấp tiểu học tính theo đầu người còn rất thấp, chủ yếu sân chơi, còn sân bãi và nhà tập, bể bơi chiếm tỷ lệ còn thấp, đặc biệt là các trường ở thị xã, thị trấn đã được xây dựng trước đây không có điều kiện quy hoạch sân bãi dành cho TDTT. Số lượng sân bãi, nhà tập xây dựng đạt chuẩn đúng quy cách còn rất ít, điều này cũng làm ảnh hưởng đáng kể chất lượng GDTC trong các trường tiểu học.
- Trang thiết bị dụng cụ tập luyện cho các môn thể thao còn rất nghèo nàn, chưa đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, chỉ đạt khoảng 60% nhu cầu tập luyện.
* Trung học cơ sở:
- Tổng diện tích đất dùng cho các công trình TDTT: 175041 m2. Trong đó:
+ Diện tích sân đất là 119862 m2 chiếm tỷ lệ 68.48%.
+ Diện tích sân xi măng: 18940 m2 chiếm tỷ lệ 10.82 %.
- Hiện trạng sử dụng: 175041 m2, đất không bị lấn chiếm.
- Diện tích đất bình quân tính theo đầu ngưới dành cho 1 học sinh là 0.82 m2 / học sinh, diện tích bình quân ở học sinh cấp THCS thấp hơn so với học sinh tiểu học là điều đáng quan tâm và xem xét. Mặt khác, sân bãi, nhà tập xây dựng hầu hết chưa đạt chuẩn đúng quy cách, số lượng sân đạt chuẩn và đúng quy cách còn rất thấp, chủ yếu chỉ có ở một số trường mới xây dựng sau này. Còn các trường xây dựng trước đây và những xã, huyện nghèo đều bị hạn chế.
- Trang thiết bị dụng cụ tập luyện cho các môn thể thao còn rất nghèo nàn, chưa đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, chỉ đạt khoảng 60% nhu cầu tập luyện.
* Trung học phổ thông:
- Diện tích đất dùng cho các công trình TDTT: 42879 m2. Trong đó:
+ Diện tích sân đất: 20175.4 m2 chiếm tỷ lệ 68.04%.
+ Diện tích sân ximăng: 4277 m2 chiếm tỷ lệ 9.97%.
+ Diện tích bể bơi, nhà tập, CLB: 9426.6 m2 chiếm tỷ lệ 21.98%.
- Hiện trạng sử dụng: 42879 m2 , đất không bị lấn chiếm.
- Diện tích đất bình quân tính theo đầu học sinh: 0.91 m2/ học sinh. Như vậy, diện tích đất bình quân của học sinh THPT là thấp hơn so với học sinh tiểu học 0.98 m2 / học sinh là cao hơn THCS 0.82 m2/ học sinh. Con số trên là rất thấp so với yêu cầu và thực sự đáng lo ngại, ngành GD - ĐT cần xem xét và có ý kiến chỉ đạo để các trường THPT tập trung xây dựng quy hoạch đất đai cho hoạt động TDTT. Thực tế cho thấy, sân bãi tập luyện TDTT, nhìn chung còn rất thiếu và chưa đảm bảo tiêu chuẩn và đây cũng là vấn đề rất đáng lo ngại khi nhu cầu tập luyện ngày càng tăng, đòi hỏi của thực tiễn ngày càng cao, muốn làm tốt công tác GDTC trong trường học, rất cần thiết sự quan tâm đầu tư của các cấp lãnh đạo, các ngành trong việc quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các hoạt động TDTT ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng.
- Trang thiết bị dụng cụ tập luyện cho các môn thể thao còn rất thiếu, chưa đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, chỉ đạt khoảng 60% nhu cầu tập luyện.
* Đại học - Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp:
- Tổng diện tích đất dùng cho các công trình TDTT: 9130 m2. Trong đó:
+ Diện tích sân đất: 6400 m2 chiếm tỷ lệ 70.09%.
+ Diện tích sân xi măng: 1930 m2 đạt tỷ lệ 21.14 %.
+ Diện tích bể bơi, nhà tập, CLB: 800 m2 chiếm tỷ lệ 8.76%.
- Hiện trạng sử dụng: 9130 m2, đất không bị lấn chiếm.
- Diện tích đất bình quân 0.99 m2/1 sinh viên.
Nhận xét: Diện tích đất dành cho TDTT theo hiện trạng trên 1 sinh viên còn thấp chỉ đạt 1.26 m2 so với quy định (12m2/ sinh viên).
- Trang thiết bị dụng cụ tập luyện cho các môn thể thao còn thiếu, chưa đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, chỉ đạt khoảng 65% nhu cầu tập luyện.
2.4. Đội ngũ giáo viên TDTT (phụ lục I.8)
* Tiểu học:
- Số lượng cán bộ, giáo viên TDTT các trường tiểu học trong tỉnh có 187, trong đó có 57 (nữ) chiếm tỷ lệ 30.48%. Phân theo trình độ thì:
+ Trình độ đại học: 0 chiếm tỷ lệ 0 %.
+ Trình độ cao đẳng: 137 chiếm tỷ lệ 73 %.
+ Trình độ trung học: 30 chiếm tỷ lệ 16 %.
+ Giáo viên kiêm nhiệm chưa qua đào tạo: 20 chiếm tỷ lệ 11 %.
- Tỷ lệ bình quân của giáo viên giảng dạy thể dục trên đầu học sinh đạt: 1 giáo viên / 753 học sinh. Trong đó, nếu tính riêng giáo viên chuyên trách TDTT: 1 giáo viên / 844 học sinh. Như vậy, nhìn chung 100% các trường đều có giáo viên dạy thể dục, nhưng số lượng giáo viên TDTT trong các trường tiểu học còn ít, chưa đạt chuẩn theo quy định của Bộ GD - ĐT là 1 giáo viên / 200 học sinh.
- Trình độ giáo viên còn thấp, đặc biệt tỷ lệ giáo viên kiêm nhiệm chưa qua đào tạo vẫn còn, chiếm tỷ lệ 11%. Số giáo viên kiêm nhiệm thường là ở các trường xa xôi hẻo lánh hoặc các trường có số lượng học sinh ít. Vì thế, chất lượng GDTC bị ảnh hưởng.
* Trung học cơ sở:
- Số lượng cán bộ, giáo viên dạy TDTT là 382 giáo viên, trong đó nữ giáo viên là 101, chiếm tỷ lệ 26.44%. Nếu phân theo trình độ thì:
- Đại học: 95 chiếm tỷ lệ 27 %.
- Cao đẳng: 287 chiếm tỷ lệ 73 %.
- Trung học: 0 chiếm tỷ lệ 0 %.
- Giáo viên kiêm nhiệm chưa qua đào tạo: 0 chiếm tỷ lệ 0 %.
- Tỷ lệ bình quân giáo viên giảng dạy trên đầu học sinh là: 1 giáo viên/ 558 học sinh.
- Tỷ lệ giáo viên TDTT chuyên trách: 1 giáo viên / 558 học sinh.
- Rõ ràng tỷ lệ giáo viên TDTT tại các trường THCS vẫn còn thấp so với yêu cầu là 1 giáo viên/ 200 học sinh. Trình độ giáo viên nhìn chung tương đối đồng đều được đào tạo chính quy bài bản. Tuy nhiên đây vẫn là vấn đề mà ngành giáo dục cần phải quan tâm và đầu tư bồi dưỡng cán bộ, giáo viên dạy TDTT theo xu hướng “chuẩn hố”. Có như thế mới đảm bảo nâng cao chất lượng GDTC trong các trường học.
* Trung học phổ thông:
- Tổng số giáo viên TDTT trong toàn tỉnh là 150. Trong đó, nữ giáo viên là 29, chiếm tỷ lệ 19.33%. Nếu phân theo trình độ:
+ Đại học TDTT: 112 chiếm tỷ lệ 75 %.
+ Cao đẳng TDTT: 38 chiếm tỷ lệ 25%.
+ Trung học TDTT: 0 chiếm tỷ lệ 0 %.
+ Giáo viên kiêm nhiệm: 0.
Cũng cần nói thêm rằng số lượng giáo viên TDTT kiêm nhiệm trong các trường THPT tuy không có danh sách. Song thực tế, ở một số trường vẫn sử dụng một số giáo viên thể dục kiêm nhiệm chưa qua đào tạo.
- Số lượng học sinh tính bình quân là: 1 giáo viên/ 313 học sinh. Với tỷ lệ này cho thấy mặc dù đã có sự quan tâm đáng kể về số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên thể dục ở các trường THPT, song số lượng giáo viên vẫn chưa đáp ứng được theo yêu cầu.
* Đại học - Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp:
- Số lượng giáo viên: 26. Trong đó nữ 06, chiếm tỷ lệ 23.07%. Phân theo trình độ thì:
+ Trình độ đại học: 21 chiếm tỷ lệ 80.77%.
+ Trình độ cao đẳng: 5 chiếm tỷ lệ 19.23%.
- Tỷ lệ bình quân 1 giáo viên giảng dạy trên đầu học sinh là: 1 GV/ 352 SV. Như vậy, tất cả các trường đều có giáo viên chuyên trách đã qua đào tạo chuyên môn TDTT, nhưng số lượng còn quá ít so với yêu cầu quy định (1 giáo viên TDTT/ 150 sinh viên).
2.5. Các ưu điểm và hạn chế yếu kém, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong công tác GDTC ở trường học
* Ưu điểm:
- Số lượng các trường tiểu học, THCS, THPT, đại học và cao đẳng thực hiện chương trình nội khóa theo quy định của Bộ GD - ĐT đều đạt tỷ lệ là 100%. Chứng tỏ quan điểm và nhận thức của lãnh đạo các Sở Giáo dục và đào tạo, Ban giám hiệu các trường đã được nâng cao nên công tác GDTC ở các trường được thực hiện tương đối đầy đủ.
- Nhiều trường học đã tổ chức được các giờ tập ngoại khóa cho học sinh, sinh viên bên cạnh đó còn tổ chức được các giải thi đấu thể thao để đẩy mạnh phong trào TDTT quần chúng trong học đường.
- Đội ngũ giáo viên TDTT trong các trường cũng tăng lên đáng kể, tuy nhiên số lượng học sinh, sinh viên trên 1 giáo viên vẫn còn cao so với quy định của Bộ GD - ĐT (200 học sinh với các trường phổ thông và 150 sinh viên với các trường đại học và cao đẳng, chuyên nghiệp).
- Chất lượng, trình độ giáo viên TDTT đã được cải thiện, số cán bộ được đào tạo tại các trường đã tăng lên, số giáo viên TDTT kiêm nhiệm đã giảm đáng kể ở tất cả các cấp học, đặc biệt đối với các trường đại học, cao đẳng và PTTH không có giáo viên kiêm nhiệm giảng dạy.
- Cơ sở vật chất dành cho hoạt động TDTT cũng được cải thiện, các trường đều có sân tập cho học sinh, sinh viên. Diện tích đất dùng cho các công trình thể thao các sân tập xi măng, nhà tập, CLB, bể bơi cũng được cải thiện, trang thiết bị tập luyện các môn thể thao đã được trang bị đầy đủ hơn.
* Hạn chế, khuyết điểm:
- Về nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tuy đã có chuyển biến nhưng cũng còn thấp, nhiều người vẫn còn coi thể dục là môn phụ.
- Việc tổ chức các hoạt động thể dục ngoại khóa, thi đấu thể thao còn ít, chưa nề nếp, còn tùy tiện, mục đích và yêu cầu giáo dục chưa được đề cao. Vì vậy, chưa lôi kéo được đông đảo học sinh, sinh viên tham gia. Việc tập luyện ngoại khóa chủ yếu vẫn mang tính tự phát.
- Đội ngũ giáo viên chuyên trách TDTT vẫn còn thiếu, nhiều trường đặc biệt ở cấp tiểu học có 11% trường vẫn phải sử dụng giáo viên kiêm nhiệm chưa qua đào tạo, nên ảnh hưởng chất lượng giờ thể dục nội khóa.
- Trình độ giáo viên TDTT ở các trường là không đồng đều, còn thiếu sự cập nhật và bồi dưỡng kiến thức nên cũng bị hạn chế so với xu thế phát triển của xã hội.
- Diện tích đất dành cho TDTT tuy đã có sự cải thiện, song thực tế vẫn còn thiếu so với nhu cầu và quy định của Bộ GD - ĐT như: diện tích đất bình quân tính theo đầu người thực tế đạt mức cao nhất là 0.99m2/ HS và thấp nhất là 0.82 m2/ SV, trong khi quy định là 6 m2/ học sinh và 12m2/ sinh viên. Đồng thời việc sử dụng chỉ ở mức có quy mô nhỏ bởi chưa đáp ứng về quy cách, tiêu chuẩn, quy định, với trang thiết bị thô sơ, không hiện đại, giá trị thấp.
- Trang thiết bị dụng cụ tập luyện vẫn còn thiếu rất nhiều chỉ đạt khoảng 60% nhu cầu tập luyện cả về số lượng và chất lượng.
- Chất lượng giờ thể dục nội khóa nhìn chung còn thấp, đặc biệt rất thiếu tác dụng rèn luyện cơ thể nhất là ở bậc tiểu học và trung học cơ sở. Nhiều nơi tiết dạy còn mang tính hình thức, lượng vận động của giờ thể dục thấp, nội dung tập luyện đơn điệu dễ gây sự nhàm chán, mệt mỏi cho học sinh. Trong các trường PTTH và ở đại học, cao đẳng, chuyên nghiệp điều kiện thuận lợi hơn một phần nên chất lượng giờ dạy thể dục có khá hơn.
* Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chương trình khung về công tác GDTC cho từng cấp học. Xong chúng ta chưa xây dựng được chương trình giảng dạy môn thể dục theo một chương trình thống nhất ở từng cấp học (ít nhất theo đặc thù từng Tỉnh).
- Kinh phí dùng cho mua sắm trong thiết bị dung cụ tập luyện, cơ sở vật chất (sân bãi, nhà tập...) còn thiếu, chưa đạt tiêu chuẩn về quy cách và chất lượng.
- Sở GD - ĐT cần chủ động tổ chức các cuộc hội thảo, các lớp tập huấn, về công tác GDTC trong các trường học theo từng cấp học, để quán triệt về mặt nhận thức cho các cán bộ quản lý giáo dục cũng như chính bản thân giáo viên thể dục.
- Sở GD - ĐT cần xây dựng chương trình môn học TD theo từng cấp học và sớm ban hành để các trường thực hiện.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác GDTC tại các trường trực thuộc.
- Tùy theo điều kiện từng trường, trước mắt đầu tư có trọng điểm về trang thiết bị, dụng cụ cũng như sân bãi tập luyện một vài môn thể thao cho một số trường.
- Cần xây dựng quy hoạch chỉ tiêu cán bộ cho từng trường và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho các trường. Chấm dứt tình trạng giáo viên kiêm nhiệm giảng dạy TD. Phấn đấu đến năm 2010 mỗi trường phải có ít nhất 2 giáo viên TD chuyên trách.
3. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO
3.1. Hiện trạng phát triển lực lượng VĐV:
Theo số liệu thống kê, số lượng VĐV được đào tạo tập trung và số VĐV trong chương trình đào tạo trẻ của tỉnh Đồng Tháp năm 2005 được trình bày ở bảng 3.1 (số liệu của Sở TDTT Đồng Tháp)
Bảng 3.1: Hiện trạng lực lượng VĐV các tuyến của tỉnh năm 2005
STT | Môn thể thao | Vận động viên đang đào tạo | Tổng số | ||||||
Tuyển | Trẻ | Năng khiếu tập trung | |||||||
Nam | Nữ | Nam | Nữ | Nam | Nữ | Nam | Nữ | ||
1 | Bóng đá | 25 |
| 31 |
| 23 |
| 79 |
|
2 | Điền kinh | 2 | 1 | 10 | 8 |
|
| 12 | 9 |
3 | Bơi |
|
| 6 | 8 | 2 | 5 | 8 | 13 |
4 | Cờ vua | 4 |
| 1 | 3 | 5 | 6 | 10 | 9 |
5 | Đá cầu | 2 | 2 | 4 | 6 | 14 | 13 | 20 | 21 |
6 | Xe đạp | 6 |
| 12 | 6 |
|
| 18 | 6 |
7 | Judo | 1 | 3 |
|
|
|
| 1 | 3 |
8 | Karatedo | 1 |
| 5 | 11 |
|
| 6 | 11 |
9 | Taekwondo | 1 | 2 | 3 | 2 | 6 | 1 | 10 | 5 |
10 | Bóng bàn |
|
|
| 3 | 3 | 4 | 3 | 7 |
11 | Cầu lông |
|
|
|
| 6 | 3 | 6 | 3 |
12 | Bi sắt |
|
|
|
| 6 | 6 | 6 | 6 |
13 | Sport Aerobic |
|
|
|
| 4 | 20 | 4 | 20 |
Tổng cộng | 42 | 8 | 72 | 47 | 69 | 58 | 183 | 113 |
* Nguồn: Sở TDTT Đồng Tháp
Bảng 3.2: Hiện trạng phát triển lực lượng VĐV
Nội dung | 2005 | 2006 |
Tổng số người TL TDTT TX Tổng số VĐV Tỷ lệ VĐV/1000 người TL TDTT TX | 324.100 296 0,91 | 352.599 357 1,01 |
* Nguồn: Sở TDTT Đồng Tháp và điều tra
Năm 2005 với số lượng người tập luyện TDTT TX 324.100 người thì tỷ lệ VĐV trên số người tập luyện 0,91 /1000, cho thấy có 1000 người tập TDTT thì có 1 VĐV. Năm 2006 với số lượng người tập luyện TDTT TX 352.599 người (số điều tra) thì tỷ lệ VĐV trên số người tập luyện là 1,01/1000, cho thấy có sự phát triển rõ nét đối với việc đào tạo lực lượng VĐV của tỉnh. Về cơ cấu VĐV đang được đào tạo cho thấy tỷ lệ VĐV năng khiếu tập trung chiếm 43%, VĐV trẻ chiếm 40% và VĐV đội tuyển chiếm 17%.
3.2 Hiện trạng phân bố lực lượng VĐV:
Theo số liệu điều tra cơ bản ở 12 môn thể thao trọng điểm của tỉnh cho thấy :
3.2.1 Phân bố vận động viên theo môn thể thao (phụ lục I.11)
Những môn có tỉ lệ đóng góp VĐV cấp cao nhiều cho tỉnh cũng là:
- Các môn thể thao có thế mạnh truyền thống (Bóng đá, Đá cầu, Judo, Cờ vua, Xe đạp). Những môn thế mạnh khác cần phải nỗ lực nhiều hơn để đẩy mạnh công tác xây dựng lực lượng VĐV đỉnh cao của mình: Bóng bàn, Karatedo.
3.2.2 Phân bố lực lượng vận động viên theo địa giới và giới tính (phụ lục I.12, I.13)
Theo số liệu điều tra 357 VĐVcủa môn thể thao trọng điểm cho thấy:
- Cấu trúc địa giới tỉnh bao gồm 1 thị xã và 10 huyện, qua bảng 3.4 cho thấy số lượng VĐV tập trung ở thành phố Cao Lãnh 270 trên tổng số 357 VĐV của cả Tỉnh chiếm tỷ lệ 45.99% và thị xã Sa Đéc 37/357 chiếm tỷ lệ 29.67%. VĐV thuộc các Huyện chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số VĐV của cả tỉnh, đặc biệt có các huyện chỉ có 3-4 VĐV (Thanh Bình, Châu Thành)
- Về giới tính: trong tổng số 357VĐV, có 135 VĐV nữ (chiếm tỉ lệ 27.60%). Tổng hợp tỷ lệ số lượng VĐV nữ theo các môn thể thao cho thấy (phụ lục 3.2, 3.3)
- Nếu tính riêng trong từng môn thể thao, tỉnh hiện có 01 môn thể thao không có nữ VĐV (bóng đá). Ở các môn thể thao còn lại, tỉ lệ đóng góp của VĐV nữ như sau:
* Từ 40% trở lên: Đá cầu, Judo.
* Các môn thể thao khác như: Bơi lội 37.2%, Bóng bàn 10%
3.2.3 Phân bố lực lượng VĐV theo lứa tuổi (phụ lục I.14)
Do đặc điểm từng môn thể thao khác nhau nên tuổi của VĐV của cũng khác nhau, theo số liệu khảo sát như sau:
- Dưới 10 tuổi: 32 VĐV chiếm tỷ lệ 8.96%
- Từ 11 - 12 tuổi: 41 VĐV chiếm tỷ lệ 11.48 %
- Từ 13 - 14 tuổi: 105 VĐV chiếm tỷ lệ 29.41%
- Từ 15 - 16 tuổi: 52 VĐV chiếm tỷ lệ 14.57%
- Từ 17 - 18 tuổi: 54VĐV chiếm tỷ lệ 15.13%
- Từ 19 - 20 tuổi: 25 VĐV chiếm tỷ lệ 7%
- Trên 20 tuổi: 48 VĐV chiếm 13.45%
Qua số liệu trên cho thấy có sự không đồng đều về độ tuổi trong các môn thể thao của điển hình như môn Đá cầu và Taekwondo.
3.2.4 Phân bố lực lượng VĐV theo năm tập luyện (phụ lục I.15)
Phân tích tỷ lệ của thâm niên tập luyện các nhóm thì nhóm 1 - 2 năm (75/357), 3 - 4 năm (132/357), 5 - 6 năm (98/357) cao nhất. Trong đó các môn thể thao như Bóng đá, Bóng chuyền, Điền kinh là những môn có nhiều VĐV có thâm niên tập luyện lâu năm nhất (trên 7 năm)
3.3 Hiện trạng về thành tích thể thao của VĐV
Theo số liệu thống kê (bảng 3.1) cho thấy:
Theo các chỉ số tuyệt đối, tổng số huy chương các loại đạt được tại các giải thi đấu quốc tế, quốc gia và khu vực hàng năm tăng lên rõ rệt. Nếu như năm 2001 chỉ có 94 huy chương các loại thì ở năm 2005 đạt 170 huy chương, tăng gấp 2 lần. Tuy nhiên trong năm 2002 có số huy chương đạt thấp nhất (65) và tạo bước nhảy vọt năm 2003 (159). Các môn trọng tâm được đầu tư phát triển nhiều hơn và đạt thành tích cao như: Bóng đá, Bóng chuyền, Taekwondo, Điền Kinh, Bơi lội …. v.v..
Bên cạnh đạt được huy chương tại các giải thi đấu, các VĐV của tỉnh cũng đạt được các đẳng cấp tương xứng: Năm 2003 năm mà nhiều VĐV đạt đẳng cấp nhất (59 VĐV); năm 2005 có nhiều VĐV đạt kiện tướng nhất so với các năm (17 VĐV).
Để đánh giá rõ hơn về chất lượng thành tích thể thao, các chỉ tiêu so sánh được tỷ lệ hóa cho thấy:
Bảng 3.3: So sánh tỷ lệ thành tích thể thao và đẳng cấp VĐV từ năm 2000 - 2005
Năm Nội dung | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | ||
Thành tích thể thao | Số lượng VĐV thi đấu | 183 | 143 | 197 | 160 | 220 | |
Số huy chương (toàn quốc, quốc tế) | 94 | 65 | 159 | 168 | 170 | ||
Số huy chương/VĐV | 0.51 | 0.45 | 0.81 | 1.05 | 0.77 | ||
Đẳng cấp VĐV | Kiện tướng | Số lượng VĐV | 8 | 12 | 15 |
| 17 |
Tỷ lệ KT/VĐV (%) | 4.37 | 8.39 | 7.61 |
| 7.73 | ||
Cấp I | Số lượng VĐV | 19 | 22 | 44 |
| 28 | |
Tỷ lệ Cấp I/VĐV (%) | 10.38 | 15.38 | 22.34 |
| 12.73 |
* Nguồn: điều tra bằng phiếu
So sánh tương đối các chỉ số về thành tích thể thao và đẳng cấp cho thấy:
- Mặc dù số lượng VĐV, số lượng VĐV kiện tướng, cấp I; số lượng huy chương tăng hàng năm nhưng chất lượng đạt không cao thông qua việc giảm tỷ lệ huy chương so với năm trước (năm 2003 và 2005); giảm và có tỉ lệ không cao về số lượng VĐV kiện tướng (từ năm 2002 - 2004), tuy nhiên chỉ số này tăng lên năm 2005 (11%). Đối với chỉ số VĐV cấp I, tỷ lệ trên tổng số VĐV không tăng qua các năm và có chiều hướng giảm dần
3.4 Hiện trạng đội ngũ huấn luyện viên (phụ lục I.16, I.17, I.18)
Lực lượng HLV các tuyến bao gồm 26 HLV Nam và 4 HLV Nữ, được phân bố theo địa giới như trong phụ lục 3.6, 3.7, 3.8 (theo số liệu điều tra):
Phân tích tỷ lệ HLV/VĐ cho thấy các môn trọng điểm chỉ có môn bóng bàn có số lượng VĐV đáp ứng cho công tác huấn luyện. Tính trung bình cho tất cả các môn ta có tỷ lệ 1/5 tức 5 VĐV có 1 HLV
Về trình độ chuyên môn, mặc dù đang đào tạo những VĐV tài năng của tỉnh có 10 người chưa qua trường lớp chính quy nào. Những môn có số HLV chưa được đào tạo nhiều (chủ yếu huấn luyện, giảng dạy theo kinh nghiệm từ thời còn VĐV), các môn có truyền thống thành tích nhưng chưa có lớp đào tạo nào ở cấp đại học và đặc biệt ở các môn đa số những VĐV cựu vô địch chuyển sang huấn luyện. Đây là một vấn đề đáng báo động về thể thao thành tích cao của tỉnh nếu không có hướng đào tạo hợp lý cho những VĐV trẻ chuyển sang nghề HLV.
Bên cạnh đó, việc bồi dưỡng trình độ chính trị cho lực lượng HLV cấp cao của tỉnh cũng chưa được coi trọng đúng. Về điều kiện kinh tế gia đình, có 0.8% người thuộc thành phần kinh tế khá giả, 79.5% ở mức đủ ăn, 11.5% có hồn cảnh gia đình hơi túng thiếu và 8.2% người có tình cảnh “thật sự khó khăn”. Trong hồn cảnh gia đình như vậy, thật khó cho các HLV cấp cao của thành phố có thể tồn tâm tồn ý cho việc đào tạo nhân tài thể thao và có đủ điều kiện để tự nâng cao trình độ chuyên môn.
Với điều kiện kinh tế gia đình như trên, người HLV chắc chắn sẽ bị chi phối trong việc lựa chọn các mục tiêu huấn luyện của mình. Trong thể thao, hoàn toàn chính đáng khi tìm cách hoàn thành các mục tiêu cá nhân trong huấn luyện miễn sao những mục tiêu này đạt được mà không ảnh hưởng gì đến tình trạng sức khoẻ của VĐV.
3.5. Hiện trạng hệ thống, quy trình đào tạo VĐV
Hệ thống các tiêu chuẩn được đưa vào của quá trình đào tạo được xác định cả về điều kiện, đối tượng và sản phẩm đào tạo và quản lý đào tạo VĐV. Đánh giá hệ thống một cách gián tiếp thông qua các phiếu điều tra VĐV, HLV các môn thể thao cho thấy:
Theo hệ thống đào tạo VĐV tài năng có 4 đặc tính sau: 1) Tính tiêu chuẩn; 2) Tính thời gian; 3) Tính hệ thống; 4) Tính kế hoạch và đặc điểm luôn biến đổi. Phân tích thực trạng hệ thống đào tạo VĐV ở thông qua việc phân tích 4 đặc tính này của hệ thống cho thấy.
3.5.1 . Tính hệ thống của quy trình đào tạo VĐV
- Về giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu:
+ Các môn có lứa tuổi bắt đầu tập chuyên môn hóa dưới 11: Cờ vua, Bóng bàn.
+ Các môn có lứa tuổi bắt đầu tập chuyên môn hóa từ 11 - 13: Cầu lông, Quần vợt, Điền kinh, Bóng rổ.
- Về thời gian đào tạo ở mỗi giai đoạn:
+ Hầu hết các môn nghiên cứu có số năm tập luyện ở giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu 2 năm.
+ Ở giai đoạn chuyên môn hố sâu, có 2 nhóm môn: 1) các môn có số năm tập luyện cần thiết 3 năm gồm Điền kinh, Bóng bàn, Cầu lông; 2) các môn có số năm tập luyện ở giai đoạn này 4 năm gồm: Cờ vua, Bóng chuyền, Bóng rổ, Taewondo và Judo.
+ Số năm tập luyện ở giai đoạn hoàn thiện thể thao có khác nhau tùy thuộc vào từng môn. Các môn có số năm tập luyện ở giai đoạn này tương đối dài là thể dục Thể hình, Bóng bàn, Cờ vua. Các môn bóng như Bóng chuyền, Bóng rổ có thời gian dao động từ 2 - 4 năm do tính chất của môn tập thể có phân định vị trí của VĐV trong tập thể đội nên mỗi vị trí có thời gian khác nhau.
3.5.2. Tính kế hoạch và đặc điểm luôn biến đổi của quy trình đào tạo VĐV
Để quá trình huấn luyện thể thao tiến hành một cách có hiệu quả và thuận lợi, đạt được mục tiêu đề ra, phải thực hiện sắp xếp khoa học bằng các kế hoạch mà cơ sở của nó là việc dự báo và thực hiện dự báo. Kế hoạch huấn luyện đặt ra phải thực hiện một cách chặt chẽ, cẩn thận, sâu sắc và tồn diện các mặt phù hợp với từng đối tượng VĐV tài năng (cá thể). Đối với thể thao thành tích cao của cũng đã bắt đầu có các yếu tố nền tảng cho quy trình đào tạo VĐV bài bản, hệ thống sau này
3.6. Đánh giá những ưu điểm, các yếu kém - hạn chế, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm
3.6.1. Những ưu điểm:
Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự chỉ đạo chuyên môn của UB TDTT cùng sự phối hợp từ các Sở, Ban, Ngành hữu quan của Tỉnh, ngành TDTT luôn luôn giữ vững một trung tâm lớn đào tạo các VĐV thể thao thành tích cao. Hiện nay đã khôi phục và phát triển mới 20 môn nhằm mục đích phục vụ nhu cầu ham thích thể thao, đồng thời còn làm phong phú nội dung và hình thức tham gia các hoạt động rèn luyện thân thể cho quần chúng, tạo điều kiện thể thao đỉnh cao lựa chọn để phát triển, trong đó có nhiều môn đã có vị trí cao trên đấu trường trong nước cũng như quốc tế. Những ưu điểm nổi bật của TTTC tỉnh:
- Xây dựng được các môn thế mạnh mang tính chiến lược; hình thành hệ thống đào tạo VĐV 3 tuyến: năng khiếu trọng điểm, tuyển trẻ và đội tuyển tỉnh theo chương trình nguồn nhân lực tỉnh phù hợp với các giai đoạn huấn luyện và quy luật phát triển thành tích thể thao.
- Hiện trạng phát triển lực lượng VĐV cho thấy tăng dần theo hàng năm, kể cả về số lượng tuyệt đối, số lượng tương đối (tỷ lệ người tập luyện thường xuyên). Sự tăng lên này kéo theo thành tích trong các giải thi đấu hàng năm và đẳng cấp VĐV cũng tăng theo.
- Hiện trạng phân bố lực lượng VĐV cho thấy hình thành các môn thể thao trọng điểm của tỉnh với số lượng VĐV được đầu tư theo hệ thống quy trình huấn luyện bài bản, đặc biệt ở một số môn: Taekwondo, Judo, Cờ vua, Đá cầu, Xe đạp…; hình thành những môn thế mạnh cho tỉnh. Việc phân bố lực lượng VĐV theo địa giới, giới tính và theo môn thể thao được hình thành rõ nét hơn, giúp cho ngành TDTT tập trung đầu tư hơn trong thời gian qua. Về phân bố lứa tuổi, thâm niên tập luyện cho thấy chiều hướng đào tạo trẻ được quan tâm đặc biệt; một số môn thể thao trọng điểm bắt đầu có những yếu tố cần thiết để xây dựng quy trình huấn luyện nhiều năm cho các môn thể thao trọng điểm này
- Qua phân tích tiểu sử VĐV trình độ cao, người ta thường thấy có quy luật về độ tuổi tối ưu để bắt đầu quy trình tập luyện nhiều năm. Để có thể đạt được những thành tích, kỷ lục cao, VĐV không nên tập quá sớm hay quá muộn. Theo phân tích đặc điểm của từng môn, có năm nguyên nhân gây nên tình trạng này: 1) Từ môn khác chuyển qua nên không có tiêu chuẩn thống nhất; 2) Có nhiều nội dung tập luyện khác nhau nên đòi hỏi độ tuổi tập luyện khác nhau; 3) Nguồn tuyển chọn đầu vào hạn hẹp nên “có gì huấn luyện nấy”; 4) Chưa có hệ thống tuyển chọn thống nhất, chỉ phát hiện tình cờ từ phong trào. Độ tuổi bắt đầu tập luyện có ảnh hưởng khá lớn đến khai thác tiềm năng và thời gian đào tạo của VĐV. Vì vậy, đây là một vấn đề cần chấn chỉnh để hoàn thiện hệ thống đào tạo VĐV ở trong thời gian tới.
- Hiện trạng về thành tích thể thao cho thấy: tổng số huy chương các loại đạt được ở tất cả các giải thi đấu tăng lên rõ rệt; tương tự số lượng VĐV kiện tướng, cấp I đều tăng tương xứng với sự phát triển của lực lượng VĐV
- Hiện trạng về đội ngũ HLV cho thấy với tỷ lệ 11,2% so với VĐV đạt ở mức trên trung bình so với mặt bằng chung của nước ta, đáp ứng được yêu cầu huấn luyện. Tỷ lệ 53% HLV có trình độ Đại học thể hiện chưa mạnh về nguồn nhân lực chuyên môn của ngành TDTT.
- Để đảm bảo cho việc phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Đồng Tháp đã hình thành bước đầu các chế độ, chính sách cho đội ngũ HLV, VĐV. Đây là yếu tố hết sức quan trọng cho thể thao thành tích cao phát triển. Cơ sở vật chất của ngành ngày càng được cải thiện và nâng cấp cũng như điều kiện cần thiết cho việc đảm bảo nâng cao thành tích thể thao. Đặc biệt cơ sở vật chất, công trình thể thao đã được các ban ngành, nhân dân, các tổ chức đơn vị đầu tư xây dựng với quy môn ngày càng được nâng cao về số lượng và chất lượng
3.6.2. Hạn chế - yếu kém
- Việc phân lực lượng VĐV cho thấy còn nhiều bất cập về môn thể thao, lứa tuổi và thâm niên tập luyện. Đặc biệt phân bố theo địa giới huyện, thị xã, thành phố.
- Dù bước đầu xây dựng được quy trình đào tạo và quản lý đào tạo nhưng cũng còn chưa đồng bộ, thiếu các yếu tố bền vững của hệ thống, chưa đặt trên nền tảng chuyên môn hóa cao và còn thiếu nhiều điều kiện đảm bảo (kinh phí, sân bãi đúng tiêu chuẩn, chế độ chính sách,… và đặc biệt chưa có chiến lược phát triển thể thao thành tích cao của tỉnh)
- Đội ngũ HLV về cơ bản không đủ đáp ứng cho công tác huấn luyện ở giai đoạn hoàn thiện thể thao. Về trình độ, thâm niên huấn luyện,… chỉ đảm bảo được công tác huấn luyện khái quát, chưa được đào tạo 1 cách bài bản, chuyên sâu, điều này dẫn đến chất lượng huấn luyện còn thấp
- Công tác quản lý huấn luyện chưa được phân công, phân định rõ ràng. Qua khảo sát cho thấy công tác quản lý còn thiếu chặt chẽ, chưa có quy định trong quản lý huấn luyện như: chương trình, kế hoạch, giáo án, nhật ký tập luyện và những quy định trong sinh hoạt, hoạc tập văn hóa,…
- Mặc dù bước đầu công tác xã hội hóa cũng được huy động về nguồn lực về vật chất (vật lực) nhưng về những nguồn lực khác chưa được huy động để phát triển mạnh mẽ hơn về thể thao thành tích cao (nhân lực, tài lực, thông tin)
3.6.3. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm
- Quá trình xây dựng, hoàn thiện các tổ chức đào tạo và quản lý đào tạo VĐV đã tạo sự chuyển biến về mặt số lượng và chất lượng đào tạo VĐV. Song chỉ tập trung nhiều ở sự phát triển đội ngũ VĐV, chưa chú ý đến những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý đào tạo, đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên; các điều kiện đảm bảo cần thiết để phục vụ quá trình đào tạo (cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ, điều kiện sinh hoạt, ăn, ở ...v.v...) và đặc biệt là điều kiện đảm bảo về chế độ, chính sách trong công tác đào tạo VĐV.
- Công tác quản lý đào tạo VĐV đã có những kết quả và đem lại hiệu quả trong chất lượng đào tạo, tuy nhiên còn nhiều vấn đề chưa được đặt thành trọng tâm để giải quyết như: nội dung, phương thức quản lý; biện pháp khai thác, khả năng quản lý của các tổ chức xã hội; những vấn đề về phối hợp thực hiện kế hoạch đào tạo; vấn đề quản lý và điều tiết các mối quan hệ giữa các tổ chức đào tạo ...v.v....
- Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn không đủ để đáp ứng với sự thay đổi và phát triển của các tổ chức đào tạo VĐV. Hơn nữa, đội ngũ này chậm được đổi mới về tri thức, lề lối và phong cách làm việc.
- Các quy chế, quy định trong quản lý đào tạo được xây dựng và ban hành ở các thời điểm khác nhau, không đồng bộ và được áp dụng trong thời gian tương đối dài mà không được sửa đổi, hoàn thiện cho phù hợp với đặc điểm phát triển ở từng giai đoạn đào tạo.
Từ thực trạng của quản lý đào tạo VĐV, có thể rút ra những kinh nghiệm sau đây:
* Đào tạo VĐV phải thực sự được xác định là một bộ phận quan trọng của chính sách và kế hoạch phát triển TDTT nhằm bồi dưỡng và phát huy tài năng cho đất nước, góp phần nâng cao trình độ thể thao, năng lực vận động phục vụ cho mục tiêu hòa nhập với nền thể thao tiên tiến của thế giới.
* Phải thực hiện những biện pháp tích cực hơn nữa để xã hội hóa trong công tác đào tạo VĐV theo hướng đa dạng hóa, chặt chẽ và hiệu quả. Nhà nước không còn bao biện, làm thay mà phải dần dần xóa bỏ cách quản lý tập trung quan liêu, bao cấp trong đào tạo VĐV thể thao.
* Sở TDTT với trách nhiệm là cơ quan quản lý và điều hành, cần ban hành các quy chế, quy định đối với công tác đào tạo VĐV, có chính sách đầu tư thích đáng về cơ sở hạ tầng TDTT, về đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên thể thao, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo của các tổ chức đào tạo; thực hiện thường xuyên việc tổng kết, rút kinh nghiệm và đề ra những biện pháp, kế hoạch phối hợp cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo.
* Các tổ chức đào tạo VĐV, các nhà quản lý phải nắm bắt kịp thời những thay đổi, chuyển biến của lực lượng VĐV để đề xuất các biện pháp giải quyết theo đúng quy trình, đúng thao tác chuyên môn và đúng quy chế quản lý đào tạo vận động viên được Nhà nước ban hành.
4. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGÀNH TDTT TỈNH ĐỒNG THÁP
4.1. Hiện trạng tổ chức hệ thống tổ chức quản lý
- Hiện trạng sơ đồ Bộ máy tổ chức ngành Thể dục Thể thao hiện nay có các đặc điểm sau:
Phân định chức năng, nhiệm vụ của hệ thống quản lý Hành chính Nhà nước, quản lý sự nghiệp và quản lý xã hội.
+ Có hệ thống 2 cấp quản lý theo ngành dọc là Sở TDTT tỉnh và các Phòng văn hóa - Thể thao của cấp huyện.
+ Có hệ thống 2 cấp quản lý sự nghiệp TDTT là Trung tâm TDTT tỉnh và Trung tâm TDTT (hoặc Văn hóa - TDTT) của cấp Huyện.
+ Xây dựng các tổ chức xã hội và TDTT như: Hội Taekwondo, Hội Karate-do, Hội Judo, Hội thể dục dưỡng sinh, Hội Thể dục thẩm mỹ, liên đoàn Bóng đá , liên đoàn Cờ vua ..v..v.
- Bộ máy tổ chức hoạt động đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành trong giai đoạn 2001-2005. Trong năm 2003 Sở TDTT Tỉnh tiến hành rà sốt lại chức năng nhiệm vụ và kiện toàn bộ máy tổ chức biên chế, phân cấp quản lý và xây dựng các phương án giải pháp phù hợp cho giai đoạn phát triển mới.
4.2. Hiện trạng đội ngũ cán bộ Sở TDTT tỉnh Đồng Tháp (phụ lục I.19)
a. Hiện trạng phát triển đội ngũ cán bộ Sở TDTT từ 1995 - 2005:
Năm 2005 (theo số liệu của Sở TDTT Đồng Tháp)
- Số cán bộ tỉnh: 117 người
+ Số cán bộ có trình độ đại học: 53 người
+ Số cán bộ có trình độ cao đẳng và trung cấp: 19 người
- Số cán bộ Huyện: 44 người
- Số cán bộ Ngành: 12 người
Năm 2006 (theo số liệu điều tra)
- Tổng số cán bộ có trình độ chuyên môn: 173
+ Số cán bộ có trình độ đại học: 72 người chiếm 41,6%
b. Hiện trạng phân bố cán bộ TDTT trên các trung tâm Thành, Thị, Huyện (theo số liệu điều tra)
Thành phố Cao Lãnh: 3 cử nhân - 1 cao đẳng TDTT
Thị xa Sa Đéc: 1 cử nhân - 1 cao đẳng TDTT
Huyện Cao Lãnh: 3 cử nhân - 1 cao đẳng TDTT
Huyện Thanh Bình: 3 cử nhân - 1 cao đẳng TDTT
Huyện Lai Vung: 2 cử nhân TDTT
Huyện Hồng Ngự: 1 cử nhân TDTT
Huyện Tam Nông: 3 cử nhân TDTT
Huyện Châu Thành: 3 cử nhân - 1 cao đẳng TDTT
Huyện Tháp Mười: 2 cử nhân TDTT
Huyện Lấp Vò: 1 cử nhân - 1 cao đẳng TDTT
Tuy vậy, để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển TDTT của tỉnh nhà thì số lượng cán bộ chuyên môn của ngành TDTT còn thiếu và trình độ còn thấp. Hầu hết chưa được đào tạo lại, một số còn kiêm nhiệm nhiều chức vụ như huấn luyện các môn thể thao. Theo điều tra cơ bản tính đến nay tỷ lệ cán bộ TDTT trên số người tập luyện TDTT thường xuyên ở tỉnh Đồng Tháp là 2,41/1000 so với tỷ lệ của cả nước cho thấy còn thấp so với nhu cầu. Về hiện trạng phát triển số lượng cán bộ-công chức của Sở TDTT hằng năm tăng không cao, chủ yếu phần lớn là được đào tạo từ Trường Đại học TDTT II hoặc Trường Cao đẳng Sư phạm TDTT TW II nay là Trường Đại học Sư phạm Thể dục TP HCM.
4.3 Ưu điểm, tồn tại - hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm:
* Ưu điểm:
- Đội ngũ cán bộ TDTT hơn 10 năm qua tính từ năm 1995 đến năm 2006 có sự phát triển bao gồm cán bộ Văn phòng Sở, cán bộ TDTT cấp thành, thị, huyện và số giáo viên TDTT trong các trường phổ thông trong tỉnh, số huấn luyện viên, cộng tác viên, hướng dẫn viên có trình độ chuyên môn tỷ lệ tốt nghiệp đại học và cao đẳng TDTT hoặc các ngành đại học khác chiếm hơn 61% trong đó tuổi trung bình dưới 40 chiếm hơn 41%, đây là lực lượng phục vụ lâu dài cho ngành TDTT tỉnh.
Vào năm 2000 Đồng Tháp được giao nhiệm vụ và đã tổ chức thành công Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ V, điều này năng được trình độ chuyên môn và tổ chức thi đấu cho cán bộ TDTT của tỉnh rất nhiều .
Năm 1994 phối hợp với Trung tâm giáo dục cộng đồng và Trường Đại học TDTT II tổ chức lớp ĐH tại chức chuyên ngành giáo dục thể chất tốt nghiệp được trên 70 cán bộ có trình độ cử nhân TDTT cung cấp kịp thời nhu cầu cán bộ TDTT cho Sở, các trung tâm TDTT huyện, thị và giáo viên các trường phổ thông trong tỉnh. Hiện nay có thêm 1 khóa sẽ tốt nghiệp vào năm 2007 khoảng hơn 50 học viên.
* Tồn tại và hạn chế:
- Tính đến nay toàn ngành TDTT tỉnh số cán bộ tốt nghiệp sau đại học và tốt nghiệp tiến sỹ chưa có ai.
- Tỷ lệ huấn luyện viên trên số lượng vận động viên thành tích cao của tỉnh còn thấp, nhất là ở các môn thể thao trọng điểm.
Tỷ lệ giáo viên TDTT trong các trường phổ thông thấp, 1/532 ở các trường cấp I, ở trường trung học cơ sở 1 /279, ở các trường trung học phổ thông 1/290, trong khi tỷ lệ chung của cả nước là 1/150, số tốt nghiệp đại học còn thấp, đa số tốt nghiệp cao đẳng và trung học TDTT chiếm 85%. Có những trường chưa có giáo viên cơ hữu giáo dục thể chất, như vậy ở cấp Trung học phổ thông, và trung học cơ sở còn thiếu trầm trọng, sự phân bố không đều.
* Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm
+ Tính đến nay lực lượng cán bộ TDTT chưa phát triển so với nhu cầu, lực lượng cán bộ và huấn luyện viên chưa được quy hoạch một cách khoa học, việc chuẩn hố cán bộ chưa được quan tâm, chưa có chương trình cụ thể về việc đào tạo lại cán bộ TDTT và các ngành khác để phục vụï ngành lâu dài phù hợp với vị thế của tỉnh.
+ Hiện tượng thu hút nhân tài về TDTT chưa được đặt ra nên cả tỉnh còn thiếu rất nhiều huấn luyện viên cao cấp của các môn trọng điểm của tỉnh như môn Juđo, Taekwondo, Bóng đá, Vovinam, Xe đạp, Cờ vua, Đá cầu. vv…
+ Cho đến nay tỉnh phối hợp với các Trường đại học TDTT và Trung tâm giáo dục cộng đồng mở một lớp học tại chức chuyên ngành TDTT để đào tạo lại số cán bộ, giáo viên tốt nghiệp cao đẳng và trung cấp và đào tạo các vận đông viên đã có thành tích cao cho tỉnh nhà có nhu cầu phục vụ lâu dài cho ngành TDTT tỉnh đã có kết quả tốt, cần mở thêm các lớp tiếp theo trong những năm tới.
+ Chiến lược phát triển nguồn nhân lực về ngành TDTT chưa phù hợp với sự phát triển của kinh tế và xã hội của tỉnh trong những năm gần đây.
5. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ MẠNG LƯỚI CƠ SỞ VẬT CHẤT
5.1 Hiện trạng ranh giới hành chính, đất đai, dân số và hệ thống hạ tầng kỹ thuật tỉnh Đồng Tháp
Nằm trong vùng trũng của lưu vực sông Cửu Long, phía Bắc tỉnh Đồng Tháp giáp Preyveng (Campuchia), phía Nam giáp Vĩnh Long và Cần Thơ, phía Đông giáp Long An và Tiền Giang, phía Tây giáp An Giang.
Tổng diện tích cuả tỉnh 3.374,08 km2 , chiếm 8,17% diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Toàn tỉnh được chia thành 11 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc và 9 huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, Thạnh Hưng, Tháp Mười, Lai Vung, Châu Thành, với 9 thị trấn, 14 phường và 119 xã.
Đồng Tháp có đường biên giới quốc gia dài 51 km với 3 cửa khẩu: Thông Bình, Dinh Bà và Thường Phước. Thành phố Cao Lãnh, tỉnh lỵ của Đồng Tháp hiện nay cách TP.HCM 162 km, từ xa xưa đã là một đô thị sầm uất và là trung tâm kinh tế của tỉnh.
Dân số của Đồng Tháp vào khoảng 1.687.416 người (2006), trong đó nguời Kinh chiếm khoảng 99,3%, còn lại là nguời Hoa và Kmer. Hơn 20,4 % dân số là tín đồ của các tôn giáo như Hòa Hảo, Cao Đài, Thiên Chúa…
5.2. Hiện trạng phát triển cơ sở vật chất tỉnh Đồng Tháp
Phạm vi đánh giá hiện trạng mạng lước cơ sở vật chất tỉnh Đồng Tháp bao gồm: cơ sở vật chất phục vụ sức khỏe cộng đồng và tập luyện nâng cao tức là cơ sở vật chất do Ngành TDTT quản lý, Ngành giáo dục, ngành khác, hoặc tư nhân quản lý nhưng phục vụ cho cộng đồng. Cơ sở vật chất TDTT phục vụ mang tính cục bộ như xí nghiệp, cơ quan hoặc đơn vị vũ trang thì không thuộc phạm vi của bản qui hoạch này.
5.2.1 Hiện trạng cơ sở vật chất phục vụ tập luyện và thi đấu (phụ lục I.20)
a/ Cơ sở phục vụ tập luyện: Qua các con số điều tra trống kê hiện nay ở tỉnh Đồng Tháp có:
301 sân bóng đá các loại 1 sân bóng rổ
713 sân bóng chuyền 13 công viên có người tập thể dục
117 bóng bàn 133 sân các loại khác
45 sân điền kinh các loại 1404 bàn billiards
30 sân quần vợt 6 sân tập thể dục
204 sân cầu lông 29 sân đá cầu
2 hồ bơi 9 nhà tập thể thao
Nhận xét:
Các cơ sở vật chất trên chỉ mới dừng ở việc tạo cơ sở vật chất đơn giản, có mặt bằng, có diện tích để thu hút người tập luyện đến với TDTT.
Công suất của sân bãi chưa cao, chỉ hoạt động từ 5 giờ sáng đến 5 - 6 giờ tối. Bởi lý do chưa được trang bị ánh sáng - nguồn sử dụng điện còn bị hạn chế. Duy chỉ có các sân quần vợt hoạt động đến 9 giờ tối, các sân cầu lông trong nhà do được trang bị ánh sáng.
Chất lượng cơ sở vật chất công trình tuy có tiên tiến so với một số tỉnh thành toàn quốc, nhưng so với thế giới và khu vực còn kém xa. Bởi lý do việc trang bị quá tốn kém, việc đầu tư kinh phí hơi cao so với các yêu cầu cấp bách khác của xã hội, của tỉnh. Tuy nhiên cơ sở tập luyện thể thao của tỉnh đa dạng phong phú, sự phân bố tương đối đồng đều trên mặt bằng so sánh Huyện, Thị xã.
Có được cơ sở vật chất nhiều, phong phú đa dạng như trên, tất nhiên đó là hạ tầng cơ sở để đào tạo các nguồn nhân tài cho tỉnh, cho cả nước.
Hầu hết các các cơ sở vật chất TDTT đều thuộc nhà nước quản lý, đặc biệt các phòng tập luyện cho môn billard hoàn toàn của tư nhân.
b/ Cơ sở phục vụ thi đấu:
TDTT tỉnh Đồng Tháp có cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ thi đấu cũng được xây dựng với quy mô tiên tiến so với cả nước. Tiêu biểu các công trình sau:
Sân Vận động tỉnh: có sức chứa 16 ngàn chỗ ngồi. Khán đài A có mái che 2500 chỗ ngồi. Có 6 đường chạy vòng 400 mét và 8 đường chạy thẳng.
2 nhà thi đấu: có sức chứa 1000 đến 3000 khán giả. Sàn nhựa tổng hợp có kích thước 24 x 42 mét. Có ánh sáng 800 lux, đầy đủ các trang thiết bị thi đấu cấp quốc tế, các sàn thi đấu box, các môn võ …, 2 hồ bơi.
Các công trình do Sở TDTT quản lý
Các chỉ tiêu
Các công trình | Số lượng công trình | Diện tích (m2) | Hiện trạng sử dụng | Đang bị lấn chiếm | |||
>80% | 50-80% | 30-50% | <30% | ||||
Sân vận động | 1 | 48.000 | x |
|
|
|
|
Nhà thi đấu | 1 | 40.000 | x |
|
|
|
|
Bể bơi | 2 | 39.000 | x |
|
|
|
|
Trường Nghiệp vụ | 1 | 22.000 | x |
|
|
|
|
Phân tích đánh giá: cho đến thời điểm hiện nay các cơ sở phục vụ thi đấu trên so với toàn quốc đáp ứng được các giải thi đấu trong nước và quốc tế, thu hút được nhiều người hâm mộ và yêu thích thể thao đến với thể thao.
Tuy nhiên chất lượng chưa đồng đều và sự thu hút người tập luyện không đồng đều do sự không đồng đều về trang thiết bị như: ánh sáng trang bị không đủ, các thiết bị phục vụ còn đơn sơ thiếu nơi dưỡng sức, giải khát, bóng cây sau khi tập luyện.
Bước đầu cho thấy mô hình các Trung tâm thể thao xây dựng tại các Huyện, Thị xã, thành phố là mô hình đúng. Vì sự lôi kéo, vì ý thích đến thể thao, văn nghệ không giống nhau… nên các Trung tâm văn hóa với các hình thức hoạt động đa dạng xen kẻ thực sự thu hút người đến càng ngày càng đông.
5.2.2. Thực trạng cơ sở vật chất TDTT Huyện - Thị xã - Thành phố (phụ lục I.21)
5.2.3. Hiện trạng cơ sở vật chất phường - xã:
Xét đến cơ sở cấp xã - phường ta nhận thấy sự khiếm khuyết khá lớn trong sự phân bổ cơ sở vật chất. Điều này được lý giải vì sự phân bố dân cư, mật độ dân cư, mức sống, trình độ học vấn…
Phường - xã nào đã có cơ sở vật chất cấp Thành phố, Huyện, Thị xã, quản lý thì người tập đông lên, phường - xã nào ở xa cơ sở vật chất sân bãi thì người tập luyện ít. Tuy nhiên điều này khác ngược khi bộ máy chính quyền, sự năng động cán bộ thể thao ở đó có sự nổ lực lớn.
Nhiều khu dân cư cũ không có chỗ vui chơi thể thao cho thanh thiếu niên và điều này đã được kiến trúc sư trưởng của tỉnh lưu ý trong các đề án xây dựng các chung cư mới tại Thị xã.
Một số dạng cơ sở vật chất TDTT khác:
Bida, Banh bàn, Cờ tướng, Vidéo games, Patin… là các dạng thể thao mà trên thế giới đã được công nhận và thực chất các dạng này nằm rải rác trong dân, trong các hộ gia đình…
Các phòng tập gia đình: những năm gần lại đây, nhiều gia đình có thu nhập khá, không muốn mất thời gian cho việc đi lại đến các trung tâm, nhằm làm đẹp, giữ sức khỏe, giữ hạnh phúc gia đình… họ tự trang bị các máy móc trong một diện tích nhỏ của căn nhà. Chưa có thống kê cụ thể. Tuy nhiên qua việc theo dõi nhập, bán máy của các cơ sở kinh doanh tỉnh thì gần 1000 hộ.
5.2.4 Hiện trạng cơ sở vật chất trong trường học: (đã phân tích ở phần 2.3)
5.3. Hiện trạng sử dụng đất đai các công trình TDTT ở tỉnh Đồng Tháp
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về việc xây dựng nhu cầu sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010, Sở TDTT tỉnh đã có công văn phối hợp chỉ đạo với UBND các Huyện, Thị xã và cử cán bộ chuyên trách làm việc với các đơn vị cơ sở (các phòng VHTT-TT) để điều tra, khảo sát nắm bắt số liệu trên cơ sở thực tế các đơn vị (bao gồm đất cho hoạt động TDTT tỉnh, đất cho hoạt động TDTT các Huyện, Thị xã, thành phố bao gồm các xã, phường, thị trấn) đang sử dụng và dành đất đã quy hoạch cho hoạt động TDTT cụ thể như sau: Các cơ sở luyện tập thi đấu, trụ sở làm việc, các CLB hiện có, các Trung tâm Văn hóa Thể thao hiện có trên địa bàn tỉnh của tỉnh quản lý, huyện thị quản lý và xã phường quản lý là 200 cơ sở trong đó có 72 cơ sở TDTT công lập và 128 cơ sở TDTT ngoài công lập.
5.4. Đánh giá cơ sở vật chất TDTT tỉnh Đồng Tháp
Tỉnh Đồng Tháp trong quá trình phát triển không đồng bộ nên để lại một hệ thống mạng lưới TDTT chưa đầy đủ và không hiện đại được đánh giá chủ yếu những vấn đề sau:
- Ngoài sân vận động tỉnh, nhà thi đấu, hồ bơi của tỉnh đạt tiêu chuẩn quốc gia, còn lại những công trình TDTT hiện có thuộc tỉnh có quy mô nhỏ bé, xây dựng chắp vá, trang thiết bị nghèo nàn, thường xây dựng lại để sử dụng, không đảm bảo sử dụng lâu dài. Diện tích đất để tổ chức công trình quá chật hẹp mà còn bị lấn chiếm, số lượng công trình còn quá ít không đáp ứng nhu cầu tập luyện.
- Đã xuất hiện các dạng thể thao không cần đến quy mô mặt bằng cơ sở vật chất kỹ thuật cao như bida, các máy tập vạn năng quy mô nhỏ dạng gia đình.
- Sự đầu tư các trung tâm tại Huyện chưa đồng đều, còn phụ thuộc tiềm năng kinh tế của Huyện.
- Trang thiết bị hiện đại chưa được áp dụng phổ biến tại các cơ sở để giúp người tập luyện hiểu rõ hơn và tập cho đúng các phương pháp y tế, sức khỏe mỗi người (các dạng có đồng hồ đo đếm, mạch có lời khuyên hiện chữ…)
- Chưa chú ý quy hoạch các trung tâm thể thao, các cơ sở tập luyện có cây xanh thống mát. Và nhất là hiện nay sự ô nhiễm trên nước sông và rạch rất cao. Đây là hiện tượng lãng phí rất lớn mặt nước, mặt thống của nước mà có thể thu hút được nhiều người đến vui chơi, hóng mát giải trí vào các buổi chiều và các ngày lễ.
- Tại các Trường phổ thông cấp 1,2,3 sự phân bổ cơ sở vật chất quá thấp và quá ít. toàn bộ các trường chỉ có 32 sân cầu lông, 3 sân bóng ném, 3 sân bóng chuyền… Đây là yếu tố quá thiếu để các em học sinh có nơi tập tại trường.
- Mặc dù có ký kết liên tịch giữa ngành TDTT và giáo dục: đưa các em đến các sân bãi gần nhất trong quận để tập TDTT. Song phải nói rằng muốn thể thao trong trường học tốt phải tạo ngay cơ sở vật chất cho từng trường, nó là góc nhỏ vui chơi hằng ngày của các em.
- Số lượng cơ sở vật chất nhiều vậy nhưng mật độ hay năng suất của các nơi đều quá tải. Nhiều em học sinh phải chơi bóng đá, cầu lông ngay vỉa hè hoặc dưới lòng đường rất nguy hiểm.
6. THỰC TRẠNG XÃ HỘI HÓA HIỆN NAY Ở TỈNH ĐỒNG THÁP
6.1. Đa dạng hóa các loại hình tổ chức đơn vị thể dục thể thao quần chúng cơ sở (khu dân cư, xã phường, quận huyện, cụm quận huyện, cơ quan xí nghiệp, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang):
6.1.1. Việc vận động, phổ biến tri thức cho toàn dân để họ trực tiếp tham gia tập luyện thể dục thể thao, xem thi đấu thể thao, ủng hộ sự nghiệp thể dục thể thao, tạo điều kiện thuận lợi mở rộng tổ chức và hoạt động thể dục thể thao ở cơ sở đã được nhanh chóng triển khai. Quán triệt Chỉ thị số 17/CT-TW ngày 23/10/2002 của Ban Bí thư Trung ương về phát triển TDTT đến năm 2010 và Nghị định số 73/NĐ - CP ngày 18/9/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến nghị xã hội hóa đối với các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao. Tỉnh ủy Đồng Tháp đã ban hành công văn về phát triển sự nghiệp TDTT tỉnh Đồng Tháp từ năm 2003 đến năm 2010; trong đó nhấn mạnh như sau:
“Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa TDTT, ngành TDTT khẩn trương xây dựng đề án XHH TDTT và chính sách ưu đãi đầu tư phát triển các cơ sở vật chất hoạt động TDTT nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế yên tâm bỏ vốn đầu tư và khai thác có hiệu quả các cơ sở vật chất TDTT phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Cũng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hội- đoàn thể thao, các Câu lạc bộ TDTT. Tích cực huy động sự đóng góp của các nhà tài trợ trong nước và quốc tế hỗ trợ các hoạt động TDTT tại tỉnh, tạo cơ sở phát triển TDTT”.
Sau khi có văn bản hướng dẫn của UB TDTT (số1009/ UB TDTT-QC ngày 09/7/2003) Sở TDTT Đồng Tháp đã tích cực tham mưu đề xuất với UBND tỉnh để ban hành những văn bản chỉ đạo các sở, ngành hữu quan cùng phối hợp thực hiện chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực TDTT.
Ngày 18/4/2005 Chính phủ ban hành nghị quyết 05/2005/NQ-CP về đẩy mạnh XHH các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và TDTT. Thực hiện nghị quyết này, UBND tỉnh đã có văn bản số 695/UBND-VP ngày 16/02/2006 chỉ đạo cho các ngành và các địa phương trong tỉnh tiến hành các công việc cần thiết để đẩy mạnh XHH các hoạt động của ngành theo tinh thần nghị quyết của Chính phủ.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, nhiều tổ chức kinh tế - xã hội và tư nhân đã nắm được chủ trương, chính sách khuyến khích XHH TDTT.
Với nhận thức ban đầu đơn giản là Nhà nước giao đất, hỗ trợ vốn, miễn giảm thuế cho công trình TDTT, nhiều tổ chức cá nhân đã đầu tư xây dựng cơ sở để hoạt động dịch vụ TDTT. Sau một thời gian dài giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình vận hành, chủ trương XHH TDTT được nhận thức đầy đủ hơn. Nhiều địa phương trong tỉnh đã vận động hình thành các tổ chức xã hội về TDTT để mở rộng hoạt động phong trào. Các cơ sở hoạt động dịch vụ TDTT đã thông qua ngành TDTT để thực hiện đúng các quy định theo thông tư 04 của UB TDTT về cơ sở TDTT ngoài công lập, thông tư 18 của Bộ Tài chính về việc miễn giảm thuế theo Nghị định 73/ CP. Nhiều đơn vị kinh tế đã phối hợp với ngành TDTT để vừa tài trợ, vừa tham gia tổ chức các giải thi đấu thể thao ở nhiều quy mô khác nhau.
Có thể đánh giá chung rằng, tình hình nhận thức về XHH TDTT trong ngành TDTT của tỉnh và trong xã hội từng bước được nâng cao: từ chỗ hiểu XHH đơn thuần là sự huy động đóng góp kinh phí cho TDTT, chỉ phù hợp với kinh tế- xã hội phát triển, đời sống nhân dân cao…, đến việc nhận thức đúng đắn hơn về một quan điểm, một chủ trương có tính chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước, đã góp phần thúc đẩy nhanh hơn công tác XHH TDTT trên địa bàn tỉnh.
6.1.2. Khuyến khích xây dựng các loại hình luyện tập thể dục thể thao ở cơ sở quần chúng:
Kinh tế phát triển, tình hình chính trị xã hội của đất nước ổn định là nhân tố tiền đề và là điều kiện cơ bản để phát triển các loại hình hoạt động TDTT. Trong bối cảnh thuận lợi đó chính sách đúng đắn về XHH TDTT đã tạo ra môi trường thích ứng để nở rộ các loại hình tập luyện TDTT từ cơ sở, huyện thị đến phong trào toàn tỉnh. Nhiều câu lạc bộ của các tổ chức và tư nhân được thành lập và hoạt động có hiệu quả. Các hình thức tổ chức cũng rất đa dạng, phong phú, phù hợp với đặc thù địa bàn và điều kiện hoạt động sản xuất của cơ quan, đơn vị. Trước năm 2000, số tổ chức xã hội về TDTT là 4 đơn vị các loại và từ năm 2000 (thời điểm thực hiện Nghị định 73/CP) đến nay tổng số các hội, đội, câu lạc bộ TDTT đã là 719 tổ chức.
Tổ chức xã hội cấp tỉnh cho đến nay có 3 liên đoàn thể thao, 4 hội thể thao từng môn. Có hơn 22 hình thức Câu lạc bộ (CLB), phân bổ CLB ở các huyện - thị tương đối đồng đều (khoảng 9%), cao nhất ở Cao Lãnh chiếm 13% (96/719) kế đến là Hồng Ngự và Lai Vung (12%); thấp nhất là 2 huyện Tân Hồng và Tam Nông chiếm 5%.
Ở các địa bàn cơ sở, phổ biến là mô hình tổ chức Câu lạc bộ của các hoạt động Bóng đá, Bóng chuyền, Câu lạc bộ đa môn, … nhiều nhất là CLB Bóng chuyền chiếm tới 25%, tiếp đến là CLB bóng đá (21%), CLB dưỡng sinh (15%) và CLB Đa môn (15%)
Bên cạnh đó, qua việc liên kết với các đơn vị kinh tế trong khu vực, loại hình câu lạc bộ từng môn như Bóng đá, Xe đạp, Bóng chuyền, Cầu lông, Quần vợt,... cũng phát triển ở nhiều khu vực. Tuy hoạt động chưa hẳn đã hoàn toàn trong thẩm quyền quản lý, nhưng tất cả đều vì mục tiêu nâng cao sức khoẻ cho người luyện tập, nên có những tác động tích cực cho hoạt động phong trào TDTT tại địa phương.
6.1.3. Khuyến khích và khai thác mọi nguồn đầu tư tự nguyện trong xã hội, trong nhân dân để mở rộng các đơn vị thể dục thể thao cơ sở và làm tăng tài sản của thể dục thể thao trong xã hội ngoài nguồn đầu tư của Nhà nước.
Cùng với sự thành lập các tổ chức xã hội, ngành TDTT đã chủ động ký liên tịch với ngành Giáo dục, Công an, Quân đội, Đoàn TNCS, liên đoàn lao động tỉnh … để mở rộng các đơn vị thể dục thể thao cơ sở.
Xây dựng các câu lạc bộ TDTT từng môn, đa môn, tổ chức các lớp huấn luyện chuyên môn, hướng dẫn người tham gia tập luyện ở từng môn thể thao, định kỳ phối hợp tổ chức hội thao, thi đấu giao hữu các giải, một số hoạt động đã trở thành truyền thống nhiều năm như HKPĐ của ngành Giáo dục, Hội thao chiến sĩ công an khỏe của ngành Công an, Hội thao nông dân, CN-VC …
Phục hồi 1 số môn thể thao truyền thống địa phương như Đua thuyền, Bóng đá, Bóng chuyền thường xuyên tổ chức các hoạt động TDTT đã thu hút một lượng người thường xuyên tham gia TDTT nâng cao sức khỏe ngày càng tăng, cũng chính từ kết quả này, các ngành, các cấp đã có quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho từng đối tượng tham gia hoạt động TDTT.
6.1.4 Phát triển các đơn vị luyện tập thể dục thể thao ở cơ sở của tư nhân hoạt động theo hình thức kinh doanh dịch vụ hoặc liên doanh với nước ngoài xây dựng các cơ sở thể thao giải trí quy mô lớn để vừa phục vụ, vừa kinh doanh: các loại hình kinh doanh Billiards, phòng tập Thể hình, Thẩm mỹ và luyện tập Võ thuật phát triển mạnh.
6.2. Tiếp tục cải tiến hệ thống thi đấu thể dục thể thao, làm tăng nguồn thu và nguồn tài trợ từ các cuộc thi đấu thể dục thể thao, lành mạnh hố các cuộc thi đấu thể dục thể thao:
6.2.1. Giải thể thao quần chúng: Bên cạnh các giải thể thao quần chúng do ngành TDTT tổ chức thì số giải thể thao do các đơn vị, cá nhân ngoài ngành TDTT tổ chức hoặc phối hợp tổ chức đã không ngừng gia tăng. Hằng năm nhiều đơn vị kinh tế và cộng đồng dân cư tự đứng ra tổ chức hội thao hoặc các giải thể thao đơn vị, các giải Bóng đá liên thôn, liên khu phố, giải Bóng chuyền, Tennis các câu lạc bộ hoặc tầm cỡ hơn là hội thao của các công ty liên doanh, điện lực, bưu điện, lương thực, giáo dục,tài nguyên môi trường đã minh hoạ rõ nét cho kết quả của công tác XHH, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, sức khoẻ cho người dân và giảm kinh phí tổ chức cho Nhà nước
6.2.2. Giải thể thao thành tích cao: bao gồm Đại hội TDTT tỉnh (4năm/lần), giải vô địch cấp tỉnh bao gồm hơn ... giải cho các môn Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng bàn, Cầu lông, Quần vợt, Đá cầu, Cờ vua, Cờ tướng, Bơi lội, Võ thuật, ... được tổ chức hàng năm là nguồn đóng góp VĐV cho các đội tuyển thể thao của tỉnh tham dự thi đấu các giải toàn quốc và quốc tế của tỉnh.
Ngoài ra, tỉnh đã đăng cai tổ chức nhiều giải vô địch quốc gia, cúp quốc gia và giải quốc tế ở môn Bóng đá, Cờ vua, Quần vợt, Judo, Đá cầu ... tổng cộng tổ chức 56 giải thi đấu, trong đó có 7 giải cụm, toàn quốc và quốc tế. Các VĐV góp phần đạt 33 huy chương quốc tế năm 2005. Riêng huy chương trong nước, số lượng được tăng theo hàng năm, 2001 đạt 94 huy chương, năm 2002 đạt 65, năm 2003 đạt 159, năm 2004 đạt 168 và đến năm 2005 con số huy chương đã lên tới 170. Ngoài ra Tỉnh có nhiều VĐV tham gia thi đấu ở các kỳ SEA Games (Bóng đá, Xe đạp và Cờ vua). Qua đó, thành tích trong tham gia thi đấu ngày càng được nâng cao và đi vào chuyên nghiệp, nổi bật là trong mùa giải vô địch hạng nhất quốc gia năm 2006, đội bóng đá Đồng Tháp đã vô địch và thăng hạng chuyên nghiệp mùa giải 2006-2007; chung kết xếp hạng toàn đoàn đạt hạng 9/66 đơn vị tỉnh, thành và các Bộ, Ngành tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ V -2006; 8 năm liền (1999-2006) được tặng Cờ thi đua của Ủy ban Thể dục Thể thao về thành tích xuất sắc dẫn đầu cụm thi đua các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy vậy, ngoài môn Bóng đá, Xe đạp thì đa số các giải vẫn dựa chính vào kinh phí nhà nước, ngành TDTT chưa đủ sức kêu gọi các nhà tài trợ và các Mạnh Thường Quân đóng góp chi phí tổ chức để nâng cao quy mô, chất lượng giải và giảm kinh phí cho nhà nước.
Ngành TDTT chưa tận dụng mọi biện pháp kinh tế hợp pháp để tăng cường nguồn thu trong các cuộc thi đấu thể thao như: quảng cáo, xổ số kết quả các trận đấu hoặc đấu thầu tổ chức thi đấu thể thao ...
6.3. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức đào tạo tài năng thể thao trẻ:
Chủ yếu vẫn dùng nguồn ngân sách Nhà nước để tổ chức đào tạo, nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ trong đào tạo tài năng thể thao trẻ.
Việc khuyến khích các tổ chức xã hội, câu lạc bộ phối hợp đào tạo tài năng trẻ được quan tâm và chỉ đạo kịp thời, tuy vậy hiệu quả chưa cao, chủ yếu tập trung ở một số môn Bóng đá, Quần vợt, Bóng bàn, Võ thuật, ... nhưng quy mô vẫn còn nhỏ và chưa có tính hệ thống.
Việc huy động các Hội Việt kiều, các cá nhân người Việt Nam cư trú ở nước ngoài đào tạo VĐV và khuyến khích các VĐV trẻ Việt kiều về tham gia thi đấu vẫn chưa được chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện cụ thể (Đồng Tháp là 1 tỉnh đã có Hội Việt Kiều hoạt động khá hiệu quả).
6.4. Thực hiện xã hội hóa ở mức độ hợp lý đối với công tác quản lý, đào tạo vận động viên thể thao ở trình độ cao (các vận động viên đội tuyển tỉnh, thành, ngành, đội tuyển trẻ và đội tuyển quốc gia):
Nhà nước vẫn chủ yếu dùng ngân sách để đào tạo, quản lý vận động viên thể thao trình độ cao và có thể sẽ tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong một số năm tới, đặc biệt đối với các môn không có điều kiện thu kinh phí lớn từ các cuộc thi đấu.
Ngoài môn Bóng đá và Xe đạp ra thì các đội tuyển đại biểu của tỉnh vẫn do ngành TDTT quản lý, đa số các đội tuyển chưa được thành lập dưới dạng câu lạc bộ thể thao và được bảo trợ của các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Câu lạc bộ từng môn thể thao chưa đủ điều kiện hợp đồng thuê vận động viên nước ngoài thi đấu cho câu lạc bộ ở các giải thi đấu thể thao trong nước và các giải thể thao quốc tế (tuỳ theo điều lệ của các giải quốc tế). Chưa có vận động viên của câu lạc bộ thể thao nào được thi đấu ở nước ngoài theo hợp đồng với các câu lạc bộ thể thao nước ngoài. Chuyển nhượng quốc tế và trong nước đối với vận động viên theo quy định vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể nhằm sớm nâng cao trình độ thể thao nước nhà, giảm bớt tiêu cực trong thi đấu thể thao, tạo điều kiện tốt tiến tới xây dựng thể thao chuyên nghiệp.
Các cơ sở tư nhân tổ chức đào tạo vận động viên thể thao trình độ cao chủ yếu ở một số môn thể thao thi đấu cá nhân có khả năng hoạt động kinh doanh dịch vụ như Billiard, Bóng bàn, Võ thuật, Quần vợt, Cầu lông …
6.5. Khuyến khích hỗ trợ và xây dựng các công trình thể thao, sản xuất và lưu thông thiết bị, dụng cụ, hàng hóa thể thao để tăng tài sản thể dục thể thao trong xã hội, đáp ứng nhu cầu thể dục thể thao này càng tăng của nhân dân, giảm bớt chi ngân sách Nhà nước; khuyến khích hỗ trợ mở rộng thị trường thể dục thể thao theo định hướng xã hội chủ nghĩa:
Nghị định 73/CP đã có ảnh hưởng tích cực đến quy mô phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật cho TDTT trên địa bàn tỉnh. Rất nhiều đơn vị, tổ chức xã hội và tư nhân đã trích quỹ đất và đầu tư vốn xây dựng công trình TDTT, trong đó có những công trình có vốn đầu tư hàng tỷ đồng (chưa tính giá trị đất) như: ...
Đặc biệt có những mô hình liên kết giữa các đơn vị nhà nước như khu liên hợp sân vận động do công ty ... bỏ vốn đầu tư các công trình TDTT trên đất sở TDTT quản lý, hoạt động khá hiệu quả, làm cơ sở tập hợp và phát triển phong trào bóng đá của tỉnh. Cũng có thể đề cập đến phương thức mới trong XHH TDTT như UBND xã ... đã vận động để đổi đất ruộng lấy đất chuyên dùng xây dựng được ...
Cho đến nay, tổng số công trình thể dục thể thao các loại là 3862 cơ sở (ngoài công lập là 2999).
6.6. Hoàn thiện thiết chế quản lý Nhà nước về thể dục thể thao; cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức xã hội về thể dục thể thao; cơ chế phối hợp hoạt động giữa ngành Thể dục thể thao với các ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội, các doanh nghiệp để phát triển TDTT:
Thiết chế, cơ chế và phương thức quản lý TDTT chưa được hoàn thiện để phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa sau khi gia nhập WTO; phù hợp với cơ chế xã hội hóa giáo dục - đào tạo, văn hóa, y tế; phù hợp với quá trình cải cách hành chính.
Chức năng quản lý điều hành giữa quản lý Nhà nước của bộ môn với hoạt động của tổ chức xã hội ở từng môn chưa được phân định rõ.
Chưa hình thành được tổ chức liên kết đồng nhất hoạt động của các hiệp hội từng môn thể thao.
Chưa xây dựng được mô hình xã hội hóa về TDTT phù hợp với tình hình phát triển ở từng vùng dân cư và phù hợp với từng môn thể thao.
Chưa đủ điều kiện đổi mới công tác cán bộ trong các tổ chức xã hội về TDTT theo hướng tăng cường sử dụng người có tài năng chuyên môn, có uy tín ở từng môn thể thao làm nòng cốt.
Việc quản lý tạo điều kiện làm việc, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn của từng môn thể dục thể thao quần chúng cũng chưa có giải pháp tối ưu.
6.7. Bắt đầu hình thành 1 số Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp:
6.7.1 Câu lạc bộ Bóng đá Đồng Tháp:
Bóng đá Đồng Tháp được thành lập CLB ngay từ ngày đầu tiên khai sinh khái niệm này. Khi V-League được đặt tên, Đồng Tháp tách đội bóng ra khỏi sự quản lý của Sở TDTT về mặt… danh nghĩa. Thật vậy, CLB Bóng đá Đồng Tháp mang mô hình CLB chuyên nghiệp nhưng mọi thứ vẫn là của… Nhà nước. Một cách quản lý cũ trong cơ chế mới, và phải chăng chính điều đó đã trói buộc sự phát triển của CLB được xem là đại diện tiêu biểu của bóng đá đồng bằng Nam bộ? Hiện tại mô hình này ở V League vẫn còn tồn tại ở một số đội như Đà Nẵng, Nam Định và Becamex Bình Dương. Đà Nẵng và Nam Định được đánh giá là “thành trì vững chắc” của bao cấp nhà nước thì ngược lại Becamex Bình Dương được bao cấp với 1 cơ chế thống hơn và được sự hỗ trợ mạnh của công ty Becamex, được sở hữu sân vận động, bán vé các trận đấu và còn được khai thác cả 1 đại lộ để cho thuê đặt biển quảng cáo. Với nguồn kinh phí lớn lao để đầu tư mua cầu thủ ngoại và trả lương cho các VĐV nên những đội này đã có vị trí đảm bảo trên bảng xếp hạng V League.
Cùng lên hạng với Halida Thanh Hóa và Huda Huế, thậm chí là thăng hạng một cách thuyết phục với chức vô địch hạng Nhất, nhưng quá trình tìm nguồn tài trợ cho mùa giải mới của Đồng Tháp lại đang gặp bế tắc hơn 2 “bạn đồng hành” kia. Sau khi thăng hạng, ngân sách được tỉnh duyệt chi cho mùa giải mới là 7 tỷ đồng. Đó là một số tiền lớn, nhưng không đủ để đảm bảo cho những hoạt động của đội bóng, Đồng Tháp rất cần một Mạnh Thường Quân đứng ra chi viện thêm nguồn tài chính cho đội, mặc dù suốt thời gian qua lãnh đạo đội bóng rất tích cực tìm kiếm nhà tài trợ, nhưng đến nay mọi chuyện vẫn chưa có gì khả quan, Đồng Tháp luôn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tài chính. Xét về tiềm năng kinh tế thì dù không có các ông bầu tầm cơ như Đồn Nguyên Đức, Võ Quốc Thắng hay các khu công nghiệp hùng mạnh như ở Bình Dương, nhưng Đồng Tháp vẫn có các Công ty kinh doanh tầm cỡ quốc gia như Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco, Cty Thương mại Dầu khí, Cty Thương nghiệp XNK Domexco, Cty Xổ số kiến thiết, Cty Lương thực Đồng Tháp... nếu biết tận dụng và khai thác tốt sẽ tạo nguồn kinh phí lớn cho CLB.
Sự hạn chế về kinh phí đã dẫn tới hệ quả tất yếu, nhiều cầu thủ giỏi, huấn luyện viên giỏi của Đồng Tháp đã ra đi và Đồng Tháp luôn phải đối mặt với cuộc chiến trụ hạng.
Tuy vậy, CLB Bóng đá Đồng Tháp đã có những thành công không thể phủ nhận, CLB đã đào tạo 1 thế hệ cầu thủ cho quốc gia đang bước vào tuổi 21 - 22 - tuổi bắt đầu “độ chín” trong bóng đá như Thanh Bình, Quý Sửu, Việt Cường, Châu Phong Hòa, Văn Pho, Minh Hưng, Được Em, Phước Thạnh, Văn Tưởng, Văn Ngân…, và các VĐV này đang là trụ cột tại các đội tuyển Olympic, ĐTQG Việt Nam.
6.7.2. Câu lạc bộ xe đạp:
Đây là mô hình xã hội hóa thể thao cần được nâng rộng hơn ở Đồng Tháp, đội xe đạp từ khi mới thành lập đã được sự hỗ trợ mạnh về mặt tài chính của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco, ban đầu là 800 triệu đồng/ năm, tiếp theo là 1 tỷ và cho đến năm 2007 là 1,2 tỷ/ năm. Nhờ mô hình mới, cơ chế thống và nguồn tài chính ổn định, đội xe đạp Đồng Tháp đã tham gia tất cả các giải thi đấu trong nước như Cúp Truyền hình TP Hồ Chí Minh, Đồng Bằng Sông Cửu Long, Đồng Bằng Sông Hồng, Về thăm Điện Biên Phủ, Báo chí TP Hồ Chí Minh, Truyền hình Bình Dương, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Truyền Hình An Giang, Truyền Hình Vĩnh Long, Về nông thôn An Giang, Truyền hình Bến Tre... và đạt được thành tích đáng khích lệ, góp phần nâng cao vị thế của thể thao tỉnh Đồng Tháp: 6 lần đạt Áo vàng; 7 lần đạt Áo đỏ; 12 lần đạt Áo xanh; Về giải đồng đội: vô địch 8 lần; hạng nhì 4 lần, hạng ba 7 lần; về giải cá nhân: hạng nhì 9 lần; hạng ba 7 lần.
* Thành tích xuất sắc: Năm 2003 đội đoạt tất cả các giải thưởng Cúp truyền hình xuyên Việt (Áo vàng + Áo đỏ + Áo xanh + Hạng nhì cá nhân + Vô địch đồng đội + Giải phong cách + Giải đội thi đấu xuất sắc nhất).
Thành tích ở các Giải vô địch quốc gia và Đại hội TDTT toàn quốc:
- Huy chương vàng: 28.
- Huy chương bạc: 31.
- Huy chương đồng: 20.
* Thành tích xuất sắc: năm 2003 hạng nhất toàn đoàn giải vô địch quốc gia (04 HCV + 05 HCB + 02 HCĐ - VĐV Mai Công Hiếu đạt 03 HCV trong giải).
Đồng thời, nguồn kinh phí trên cũng góp phần đào tạo các VĐV trẻ tài năng, tạo nguồn VĐV cho tỉnh và toàn quốc, cho đến nay ở các Giải vô địch nam - nữ trẻ toàn quốc, xe đạp Đồng Tháp đạt 22 Huy chương vàng; 25 Huy chương bạc; 33 Huy chương đồng và năm 2002 đạt hạng ba toàn đoàn (04 HCV + 01 HCB + 03 HCĐ).
6.8. Đánh giá công tác xã hội hóa TDTT của tỉnh Đồng Tháp:
6.8. 1. Những công việc đã đạt được:
- Chủ trương XHH đã có tác động tích cực đến sự nghiệp TDTT tỉnh Đồng Tháp. Sau 5 năm thực hiện Nghị định 73/NĐ-CP, các loại hình hoạt động TDTT đã được đa dạng hóa và mở rộng về quy mô, góp phần cải thiện đời sống văn hóa, tăng cường bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân.
- Bước đầu đã khai thác được tiềm năng của các thành phần kinh tế tư nhân, doanh nghiệp, các ngành, các tổ chức xã hội… vào việc đầu tư, xây dựng các cơ sở vật chất TDTT như sân bãi, phòng tập, nhà tập, hồ bơi, sản xuất lưu thông hàng hóa thể thao... phục vụ nhu cầu tập luyện và thi đấu của quần chúng.
- Mở rộng và làm phong phú thêm hệ thống thi đấu TDTT quần chúng từ cấp sở tới cấp tỉnh, kích thích và thu hút đông đảo các đối tượng tham gia tập luyện và thi đấu TDTT.
- Góp phần tăng cường chất lượng thi đấu và thành tích thể thao của các đội tuyển; tạo nguồn phát hiện và bổ sung tài năng thể thao của tỉnh.
- Tỉnh đã bắt đầu hình thành Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp và hoạt động khá hiệu quả.
6.8.2. Những mặt còn hạn chế:
Trong quá trình triển khai chủ trương xã hội hóa, về phía ngành thể dục - thể thao cũng nhận thấy còn một số tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục để phát huy hiệu quả hơn:
- Tiến độ XHH còn chậm so với tiềm năng và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chưa đáp ứng được nhu cầu tập luyện của nhân dân.
- Mức độ và quy mô phát triển xã hội hóa giữa khu vực đô thị và vùng nông thôn còn có độ chênh lệch cao, hiệu quả XHH cao vẫn chủ yếu tập trung ở thành thị.
- Sự hình thành một số cơ sở sân bãi ở cộng đồng dân cư nông thôn không ổn định, dễ thay đổi mục đích sử dụng khi phát sinh nhu cầu khác.
- Việc đa dạng hóa các tổ chức xã hội về TDTT hầu như chỉ phát triển ở cấp cơ sở. Các liên đoàn, hội, đội thể thao cấp huyện và tỉnh chưa được mở rộng. Bên cạnh đó, vai trò của các hội, CLB chưa được phát huy đúng mức còn hạn chế nhiều về khả năng vận động tài trợ, vẫn chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí hạn hẹp của Nhà nước phân bổ cho ngành TDTT.
- Công tác vận động tài trợ cho các hoạt động TDTT còn rất yếu, chưa khai thác được tiềm năng, tiềm lực rất dồi dào phong phú ngoài xã hội để tăng cường thêm các nguồn lực mở rộng và phát triển ngành.
6.8.3. Nguyên nhân:
- Về nhận thức, tuy đã có nhiều chuyển biến song nhiều nơi, nhiều cấp, còn có quan niệm chưa đầy đủ về chủ trương xã hội hóa. Không ít người ngay cả trong đội ngũ quản lý các cấp, còn có quan niệm chưa đầy đủ về chủ trương này.
- Hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định 73 và Nghị quyết 05 của Chính phủ còn thiếu và chưa đồng bộ; nhất là thiếu các cơ chế chính sách đặc thù để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho thể dục-thể thao.
- Xã hội hóa thể dục-thể thao diễn ra không đồng đều giữa các vùng, miền và giữa các lĩnh vực hoạt động. Phần lớn các hoạt động đầu tư của các tổ chức kinh tế, xã hội và tư nhân nhằm vào các lĩnh vực hoạt động có khả năng thu hồi vốn nhanh; những người có thu nhập thấp khó có điều kiện tiếp cận các hoạt động thể dục-thể thao.
- Hệ thống các tổ chức xã hôi về TDTT còn yếu kém; Nhà nước vẫn phải bao cấp cho nhiều hội và câu lạc bộ thể thao.
- Công tác tuyên truyền về xã hội hóa TDTT chưa thật sâu rộng; đặc biệt là phổ biến các chính sách liên quan như thông tư 18 về thuế, thông tư 04 và 30 về hoạt động TDTT ngoài công lập… chưa đến được với các cơ sở là đối tượng thực hiện XHH TDTT.
- Sự phối hợp giữa các ngành có liên quan chưa đồng bộ và thiếu thống nhất; chưa có một cơ chế hoàn chỉnh để vận hành chung trong quá trình triển khai thực hiện.
- Những mô hình tiêu biểu trong thực hiện XHH TDTT chưa được động viên biểu dương và nhân điển hình kịp thời. Việc sơ kết đánh giá kết quả thực hiện mới chỉ dừng lại qua thống kê số liệu trong báo cáo tổng kết ngành cuối năm.
- Bản thân các hoạt động của ngành TDTT chưa thực sự hấp dẫn cả về hình thức lẫn nội dung, chưa tạo được sức thu hút các cá nhân và tổ chức tham gia tài trợ kết hợp với quảng cáo.
- Các bộ ngành trung ương còn thiếu những văn bản hướng dẫn địa phương triển khai thực hiện như cơ chế giao thuế đất, miễn giảm thuế, cấp phép xây dựng, đăng ký chuyên môn cho cơ sở TDTT ngoài công lập, chế độ bảo hiểm, chính sách hỗ trợ vốn đầu tư, quy định cụ thể về tính chất phi lợi nhuận và kinh doanh của các cơ sở ngoài công lập…
- Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trên xuất phát từ việc nhận thức và cơ sở lý luận về xã hội hóa thể dục, thể thao còn chưa đầy đủ; tư duy bao cấp và tâm lý ỷ lại trông chờ vào đầu tư của Nhà nước còn khá phổ biến; công tác quản lý hay nói rộng hơn là phương pháp thực hiện xã hội hóa chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Còn thiếu một chiến lược, quy hoạch mang tính bài bản nhằm định hướng và xác định những lộ trình phù hợp để phát triển xã hội hóa hoạt động thể dục-thể thao ở tỉnh trong những năm tới.
Trong quá trình thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động thể dục-thể thao, Tỉnh Đồng Tháp không thua kém các đơn vị bạn trong và ngoài nước về giải pháp tuyên truyền vận động, các giải pháp tổ chức, các giải pháp chuyên môn thể dục-thể thao, nhưng còn thiếu kinh nghiệm và các giải pháp còn chưa thật đồng bộ.
6.8.4. Bài học kinh nghiệm:
- Lãnh đạo cấp tỉnh, cấp ủy và chính quyền các cấp trong tỉnh đã có sự chỉ đạo sát sao để Nghị định 73/CP (nay là Nghị định 53/2006/NĐ-CP) được triển khai rộng khắp trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trương XHH TDTT đã được xã hội, nhân dân đón nhận và tích cực hưởng ứng vì đáp ứng đúng nhu cầu nguyện vọng của quần chúng.
- Quá trình triển khai thực hiện, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành - giới và nhân dân về XHH TDTT ngày càng được nâng lên.
- Các cơ chế, chính sách đã ban hành về XHH TDTT tuy còn chậm và chưa đồng bộ, song đã là điểm xuất phát ban đầu để thúc đẩy quá trình XHH TDTT.
7. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ (KHCN), THÔNG TIN - TUYÊN TRUYỀN (TTTT) VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ (HTQT)
7.1. Thực trạng công tác khoa học công nghệ trong các hoạt động TDTT:
- Về cơ cấu tổ chức của sở TDTT: Hiện chưa có phòng, ban, bộ phận… chuyên trách về công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ.
- Số lượng nghiên cứu sinh, cao học chuyên ngành TDTT và các ngành liên quan (Sinh lý, sinh hóa, sinh cơ, lý luận, y học, tâm lý… TDTT) hiện nay chưa được đào tạo.
- Các công trình, đề tài nghiên cứu về các lĩnh vực TDTT đã và đang tiến hành: Chưa được thống kê.
- Hàng năm có tổ chức hội thảo về TT thành tích cao với mục đích thông qua kế hoạch hoạt động trong năm của ngành. Hội đồng tuyển chọn đào tạo họp 2 lần/năm và các lần đột xuất nhằm tư vấn cho lãnh đạo Sở và đào tạo lực lượng thể thao thành tích cao.
- Cho tới nay, các tài liệu chuyên ngành được biên soạn chỉ gồm các giáo trình, giáo án cho hoạt động thể thao quần chúng (lưu hành nội bộ) dành cho các đối tượng là hướng dẫn viên, cộng tác viên. Chưa đầu tư biên soạn, biên dịch các tài liệu về TT thành tích cao, quản lý TT…
- Sách vở, tài liệu: Đây là nguồn thu thập thông tin chính, Trường Nghiệp vụ lập được phòng đọc sách với 300 đầu sách TDTT, tuy nhiên hoạt động còn hạn chế do số lượng đầu sách còn ít.
-Cử cán bộ, HLV, HDV, CTV… tham gia các hội nghị, hội thảo, khóa học… ngắn hạn do các đơn vị trong nước tổ chức để thu thập, cập nhật thông tin mới nhưng còn hạn chế và chưa thường xuyên do yêu cầu công tác.
- Chưa xây dựng được cơ sở vật chất, máy móc, phương tiện… cho công tác nghiên cứu khoa học TDTT.
* Đánh giá chung:
Qua điều tra thực trạng được tiến hành vào năm 2006 cho thấy: Công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực TDTT chưa được quan tâm đầu tư; chưa có bộ phận chuyên trách (Nhân sự, cơ sở vật chất, phương án hoạt động…) về lĩnh vực nghiên cứu khoa học chuyên ngành; công tác định hướng và đầu tư đào tạo cán bộ trình độ cao (sau đại học) về chuyên ngành TDTT và các chuyên ngành liên quan còn hạn chế, do đó chưa thể tổ chức công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học một cách cơ bản, có hệ thống, đáp ứng nhu cầu phát triển phong trào quần chúng và thể thao thành tích cao. Chưa tiến hành các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học cũng như tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học TDTT một cách có hệ thống. Việc đầu tư phát triển thư viện, mạng Internet…nhằm tạo điều kiện thu thập, cập nhật, ứng dụng kiến thức chuyên ngành hiện đại nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả công tác cho cán bộ quản lý, huấn luyện viên, giáo viên, hướng dẫn viên TDTT chưa được triển khai.
7.2. Thực trạng công tác thông tin tuyên truyền về TDTT
Mục đích của công tác thông tin tuyên truyền là cổ vũ mạnh mẽ phong trào TDTT từ cơ sở, giới thiệu và biểu dương những gương tiên tiến, phổ biến kinh nghiệm, hướng dẫn dư luận, đồng thời tạo điều kiện cho những người làm công tác chuyên môn và người hâm mộ nắm bắt được thông tin về TDTT diễn ra trên địa bàn tỉnh, trong nước và thế giới, phổ biến có hệ thống những tri thức khoa học kỹ thuật về TDTT, đấu tranh chống những quan điểm lạc hậu, trì trệ, tiêu cực, xây dựng quan điểm TDTT văn minh góp phần xây dựng con người mới… Sở TDTT đã kết hợp với các cơ quan ngôn luận, thông tin của tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, đánh giá tổng kết những nét chính về lĩnh vực thông tin tuyên truyền như sau (đầu năm 2006):
- Những mặt đạt được:
● Thông tin, tuyên truyền khá đầy đủ các sự kiện, hoạt động TDTT của tỉnh, toàn quốc và quốc tế (các sự kiện TDTT lớn, phong trào TDTT của tỉnh, thể thao thành tích cao của tỉnh tham gia các giải thi đấu trong nước và quốc tế…)
● Có chuyên mục TDTT riêng trên sóng phát thanh và các kênh truyền hình Đồng Tháp .
- Những mặt chưa đạt:
● Kinh phí dành cho công tác Thông tin - tuyên truyền của ngành TDTT còn hạn chế, chưa được trang bị các điều kiện máy móc, phương tiện để thực hiện các chuyên mục có chất lượng cao về hoạt động TDTT của tỉnh.
● Nguồn nhân lực còn hạn chế về số lượng và trình độ chuyên ngành.
7.3. Thực trạng công tác quan hệ quốc tế về TDTT
Lĩnh vực hợp tác quốc tế của ngành TDTT tỉnh Đồng Tháp trong những năm qua chưa được coi trọng để đầu tư đúng theo sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
8. ĐÁNH GIÁ NGUỒN KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG CHO NGÀNH TDTT TỈNH ĐỒNG THÁP QUA CÁC NĂM:
Thực trạng cơ cấu nguồn kinh phí hoạt động:
Cơ cấu nguồn kinh phí dành cho các hoạt động thể dục thể thao của tỉnh giai đoạn 2003 - 2006 được hình thành từ các nguồn thu cơ bản như sau:
● Nguồn ngân sách nhà nước cấp
● Nguồn thu sự nghiệp
● Nguồn thu các hoạt động dịch vụ
● Nguồn vân động tài trợ
● Nguồn thu liên doanh liên kết
● Các nguồn thu khác
Tổng hợp các nguồn thu, chi hoạt động giai đoạn 2003 - 2006 được thể hiện chi tiết theo bảng tổng hợp:
(Đơn vị: tỷ đồng VN)
TT | Nội dung | Năm | |||
2003 | 2004 | 2005 | 2006 | ||
1 | Ngân sách chi sự nghiệp TDTT, trong đó: + Kinh phí thường xuyên + Kinh phí xây dựng cơ bản | 10.8 | 11.8 | 11.86 | 14.64 |
2 | Kinh phí được tài trợ, trong đó: + Các đơn vị kinh tế tài trợ cho CLB chuyên nghiệp + Do tổ chức, cá nhân quốc tế + Do tổ chức, cá nhân trong nước | 4.943 | 4.772 | 5.765 | 7.008 |
3 | Kinh phí thu qua bán vé, quảng cáo và các dịch vụ khác | 1.4 | 2.5 | 0.96 | 1.85 |
4 | Kinh phí chi cho các hoạt động TDTT quần chúng | 1.524 | 1.700 | 2.000 | 1.880 |
5 | Kinh phí chi cho đào tạo VĐV | 2.943 | 2.772 | 3.135 | 3.873 |
6 | Kinh phí chi cho hoạt động thể thao chuyên nghiệp |
|
|
|
|
- Tỷ lệ cấp ngân sách hàng năm trong thời kỳ từ 2003 - 2006 cho ngành thể thao đều tăng bình quân 10.92 %
- Tỉ lệ ngân sách chi cho đào tạo từ 2003 - 2006 tăng bình quân 17.74%
- Tỷ lệ bình quân kinh phí của ngành thể thao so với ngân sách chung toàn tỉnh năm 2004 - 2006: 3.15%
Cơ cấu chi ngân sách giai đoạn 2001 - 2006:
1. Chi sự nghiệp: Bình quân 12.290 tỷ/năm
2. Chi hoạt động thể thao quần chúng: bình quân 1.776 tỷ/năm chiếm tỷ lệ 14,5%
3. Chi hoạt động thể thao thành tích cao: bình quân 5.622 tỷ/năm chiếm tỷ lệ 45,7%
4. Chi đào tạo vận động viên: Bình quân 3.181 tỷ/năm chiếm tỷ lệ 25,9%
5. Kinh phí chi các hoạt động còn lại chiếm tỷ lệ 13,9%
6. Kinh phí thu qua bán vé, quảng cáo và dịch vụ khác, bình quân 1.711/năm.
- Căn cứ số liệu thu chi ngân sách cho thấy mức độ đầu tư cho ngành thể dục thể thao đầu tư khá
Giai đoạn 2001 - 2006 đã qua, giai đoạn 2007 - 2010 là giai đoạn có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và tỉnh nói riêng. Tỉnh Đồng Tháp được chọn là tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là tỉnh được công nhận có nhiều cơ hội. Và là tỉnh công nghiệp, dịch vụ mạnh nhất cả nước nên có đầy đủ điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hôi và văn hóa thể thao. Tận dụng được ưu thế thuận lợi và các nguồn lực xã hội cho phát triển thể dục thể thao của tỉnh là ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn sắp tới.
Phần 2.
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH THỂ DỤC THỂ THAO TỈNH ĐỒNG THÁP THỜI KỲ TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2020
A. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NGÀNH TDTT TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020
1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN KNH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020 (Trích Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020)
Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2006-2020
Trên cơ sở đường lối phát triển kinh tế- xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam hướng tới năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, cần có chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, của vùng Tây Nam Bộ, và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; căn cứ vào các nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp, xuất phát từ các tiềm năng và thực trạng kinh tế của tỉnh, trong 10 - 15 năm tới phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp theo các mục tiêu sau:
- Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
- Xây dựng đồng bộ nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Đẩy mạnh công tác đổi mới, tạo động lực giải phóng và phát huy mọi nguồn lực.
- Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ an ninh - quốc phòng, giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Trên cơ sở quan điểm trên, các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 như sau:
- Phát triển nhanh nền kinh tế, đưa GDP đầu người lên mức thu nhập trung bình (middle- income), giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, chỉ số HDI đạt mức phát triển con người cao.
- Phát triển nhanh cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông, giáo dục và y tế; nối mạng hạ tầng hoàn chỉnh với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Định hình các khu cụm kinh tế công thương nghiệp, làng nghề, khu cụm du lịch sinh thái, khu nông nghiệp kỹ thuật cao, củng cố cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển ngay sau năm 2005.
- Định hình các khu dân cư, giải quyết tốt tái định cư, đảm bảo mỗi hộ dân đều có nhà ở phù hợp.
- Tăng cường đào tạo lực lượng công chức có chuyên môn kỹ thuật - nghiệp vụ và xây dựng đội ngũ, bộ máy nhân sự vững mạnh trong sạch cho yêu cầu trước mắt, tiến đến tổ chức chính quyền điện tử, chuẩn bị cho phát triển bền vững sau năm 2010.
- Nhanh chóng đào tạo lực lượng công nhân lành nghề, trung cấp và cao cấp phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế xã hội, giải quyết tốt lao động từ nông nghiệp chuyển sang, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
- Kiến nghị Trung ương ban hành các khu định chế và cơ chế phù hợp với xu thế tăng tốc phát triển và thu hút đầu tư trong và ngoài nước trong những năm trước mắt và đến năm 2020, có ưu đãi cho các mục tiêu hình thành thành phố loại 2 vào năm 2020, đóng vai trò trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh.
2. Quan điểm phát triển ngành TDTT (Trích quyết định số 57/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Phát triển rộng rãi thể dục thể thao quần chúng, các môn thể thao dân tộc và các hoạt động thể dục thể thao mang tính phổ cập đối với mọi đối tượng, lứa tuổi, tạo thành phong trào thể dục thể thao quần chúng “ Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
- Tập trung phát triển những môn thể thao trọng điểm phù hợp với đặc điểm và thể chất người Việt Nam nhằm nhanh chóng nâng cao thành tích thể thao. Từng bước xây dựng lực lượng thể thao chuyên nghiệp.
- Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động thể dục thể thao dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước.
- Mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế trong sự nghiệp phát triển thể dục thể thao, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân ta với nhân dân các nước trong khu vực , châu lục và trên thế giới.
3. Chính sách của Nhà nước về phát triển thể dục, thể thao: (căn cứ điều 4, Luật thể dục, thể thao).
- Phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức khỏe, thể lực, tầm vóc người Việt Nam, góp phần cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân, tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế về thể thao, nâng cao sự hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Tăng dần đầu tư ngân sách nhà nước, dành quỹ đất và có chính sách phát huy nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng nhân lực, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao để đào tạo thành những tài năng thể thao, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thể dục, thể thao, phát triển một số môn thể thao đạt trình độ thế giới.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao, thành lập cơ sở dịch vụ hoạt động thể thao đáp ứng nhu cầu tập luyện, vui chơi, giải trí của nhân dân, bảo đảm để các cơ sở thể thao công lập và tư nhân được bình đẳng trong việc hưởng ưu đãi thuế, tín dụng, đất đai theo qui định của pháp luật.
- Ưu tiên đầu tư phát triển thể dục, thể thao ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc.
4. Quan điểm phát triển ngành TDTT tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2006 - 2020
- Thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của đất nước nhằm bồi dưỡng phát huy nhân tố con người; Công tác thể dục thể thao phải góp phần tích cực nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân tỉnh Đồng Tháp; nâng cao năng suất lao động xã hội và sức chiến đấu của lực lượng vũ trang; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của tỉnh.
- Xây dựng nền thể dục thể thao của tỉnh Đồng Tháp phát triển, tiến bộ có tính dân tộc, khoa học và nhân dân. Giữ gìn phát huy bản sắc và truyền thống dân tộc, đồng thời nhanh chóng tiếp thu những thành tựu khoa học hiện đại.
- Xây dựng chiến lược phát triển thể thao thành tích cao theo hướng chuyên nghiệp hóa phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Tháp; khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào thể thao thành tích cao; xây dựng hệ thống đào tạo VĐV mang tính khoa học, đồng bộ, hiệu quả, tạo sự đột phá và đột biến trong thành tích thể thao tỉnh Đồng Tháp.
- Đẩy mạnh tồn diện công tác xã hội hóa hoạt động TDTT của tỉnh với mục tiêu phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp TDTT và tạo điều kiện để toàn xã hội thụ hưởng giá trị của TDTT ngày càng cao.
- Mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế nhằm phát triển sự nghiệp TDTT của tỉnh; đặc biệt mở rộng việc tham gia thi đấu các giải thể thao ở khu vực, châu lục, thế giới, góp phần vào quan hệ hữu nghị và hợp tác trong lĩnh vực TDTT của nước ta giai đoạn phát triển mới sau khi gia nhập WTO.
- Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật TDTT của tỉnh góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các thiết chế phục vụ đào tạo VĐV, phục vụ phát triển TDTT quần chúng, TDTT trường học, TDTT giải trí, TDTT du lịch,..v.v.
- Cùng với cả nước chuyển đổi cơ chế vận hành nền TDTT của tỉnh Đồng Tháp phù hợp với nền kinh tế thị trường ; xây dựng tổ chức quản lý nhà nước về kinh doanh tài sản TDTT (sản nghiệp) của tỉnh.
B. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH TDTT TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020.
1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Dưới ánh sáng chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, phát huy những thành quả đã đạt được trong quá trình 30 năm cải tạo, xây dựng, phát triển TDTT, phát huy truyền thống và phẩm chất tốt đẹp của con người Đồng Tháp , khắc phục mọi khó khăn, vượt qua những thách thức, tận dụng các thời cơ, dựa vào thế mạnh của phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp giai đoạn sau khi gia nhập WTO, vận dụng những phương pháp, biện pháp hữu hiệu: xây dựng và đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao của tỉnh Đồng Tháp thành một trong những trung tâm mạnh của cả nước về tất cả các lĩnh vực hoạt động TDTT, góp phần nâng cao sức khỏe, thể trạng, tầm vóc và làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh của nhân dân tỉnh Đồng Tháp , sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. MỤC TIÊU CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
2.1. Phát triển Thể dục, Thể thao cho mọi người (SPORT FOR ALL)
Đẩy mạnh và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ các hoạt động TDTT quần chúng ở xã, phường, trường học, các cơ sở; coi đây là nền tảng cơ bản để phát triển TDTT. Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn phát triển thể dục, thể thao đối với tất cả các đối tượng, kể cả người cao tuổi, người khuyết tật, trước hết là thanh, thiếu niên, lực lượng vũ trang. Chú trọng các địa bàn nông thôn, vùng sâu vùng xa, biên giới, xây dựng mạng lưới hướng dẫn viên, vận động viên làm nòng cốt cho phong trào; từng bước hình thành khu trung tâm TDTT của xã, phường, thị trấn gắn với trường học, các điểm vui chơi của thanh, thiếu niên và các thiết chế văn hóa tại cơ sở. Trên cơ sở đó, phát hiện, bồi dưỡng các tài năng thể thao trẻ. Đẩy mạnh hoạt động giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường; phối hợp với ngành giáo dục đào tạo để bảo đảm mỗi trường học đều có giáo viên thể dục chuyên trách và lớp học thể dục đúng tiêu chuẩn, tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục thể chất. Phấn đấu đến năm 2010 và những năm tiếp theo mỗi xã có ít nhất 01 sân bóng đá 11 người, các công trình thể thao từng môn và đưa việc tập luyện TDTT trở thành thói quen hàng ngày của đa số nhân dân trong tỉnh.
2.2. Phát triển thể thao thành tích cao (ELITE SPORT) và thể thao chuyên nghiệp (PROFESSIONAL SPORT).
Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đào tạo tài năng thể thao của tỉnh Đồng Tháp; thực hiện quy hoạch đào tạo lực lượng cán bộ quản lý, huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài, bác sỹ thể thao..v.v.. với chất lượng cao theo hướng chuyên nghiệp. Hoàn thiện hệ thống các chính sách, cơ chế quản lý, đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động nguồn lực tham gia phát triển thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp của tỉnh. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại. Thường xuyên tổ chức các giải thi đấu thể thao đỉnh cao cấp quốc gia và quốc tế; mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực đào tạo tài năng thể thao, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật TDTT, tạo động lực thúc đẩy cho thành tích thể thao của tỉnh Đồng Tháp phát triển mạnh mẽ để luôn nằm trong nhóm 10 tỉnh thành mạnh nhất của cả nước về thể dục thể thao.
2.3. Đẩy mạnh xã hội hóa TDTT
Đổi mới cơ bản quan điểm nhận thức, giải pháp thực hiện về xã hội hóa TDTT; tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia hoạt động và phát triển sự nghiệp TDTT của tỉnh; chuyển giao hoạt động tác nghiệp về thể thao cho các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các cơ sở ngoài công lập thực hiện; từng bước chuyển các đơn vị sự nghiệp TDTT trực thuộc ngành TDTT tỉnh, huyện, thị sang áp dụng chế độ tự chủ tài chính, tiến tới tự chủ, tự chịu trách nhiệm hoạt động như các tổ chức dịch vụ công cộng khác.
Ngành TDTT xây dựng, triển khai chiến lược và kế hoạch phát triển kinh doanh tài sản TDTT (sản nghiệp), coi đây là nền tảng cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững của ngành TDTT tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, tạo nguồn kinh phí hoạt động cho ngành TDTT ngoài ngân sách nhà nước. Nghiên cứu thực hiện các chính sách, giải pháp phát triển các loại hình kinh doanh tài sản TDTT, nhằm đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa TDTT tỉnh Đồng Tháp.
2.4. Đảm bảo các điều kiện phát triển
Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý của ngành TDTT phù hợp với quy mô và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của ngành TDTT. Xây dựng mới, nâng cấp, các cơ sở vật chất TDTT theo quy hoạch, đảm bảo tính hiện đại, cân đối, đồng bộ, hiệu quả, đặc biệt là cơ sở vật chất cho nâng cao thành tích thể thao, thể thao giải trí. Hình thành cơ sở nghiên cứu khoa học, y học TDTT để thúc đẩy các lĩnh vực hoạt động TDTT phát triển mạnh mẽ. Đổi mới toàn diện công tác thông tin tuyên truyền TDTT và coi đây là hoạt động quan trọng nhằm hỗ trợ cho các hoạt động khác đạt được kết quả và hiệu quả cao.
2.5. Hợp tác quốc tế
Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực hoạt động TDTT như: tham gia các tổ chức thể thao quốc tế; tham gia các sự kiện, các cuộc thi đấu, biểu diễn thể thao quốc tế được tổ chức trong nước và ở nước ngoài. Liên kết hợp tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài của tỉnh; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực thể thao; xây dựng hệ thống thông tin tư liệu TDTT đểâ khai thác thông tin trong các lĩnh vực hoạt động TDTT.
C. MỤC TIÊU CỤ THỂ VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP TDTT TỈNH ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020.
* Cơ sở xây dựng
Các phương án phát triển và phân bố sự nghiệp TDTT tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2006 - 2020 được xây dựng theo mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể được trình bày ở mục 2, phần II. Các mục tiêu, phương án phát triển và phân bố theo phân kỳ được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố điều kiện nguồn lực, bối cảnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm phát huy tốt tiềm năng nội, ngoại lực thúc đẩy nhanh quá trình phát triển sự nghiệp TDTT của tỉnh. Đồng thời có căn cứ cho việc xác định các giải pháp điều hành, quản lý phát triển sự nghiệp TDTT, hai phương án phát triển và phân bố được xây dựng, tính tốn dưới đây:
- Phương án tối đa: phương án được luận chứng trên cơ sở :
● Có nhịp tăng bình quân ổn định ở mức 5 năm trước và lũy tiến 1.14% trong giai đoạn 5 năm sau.
● Khai thác hiệu quả nhất các tiềm năng có thể cho phát triển sự nghiệp TDTT đặc biệt là thể dục thể thao quần chúng, thể dục thể thao trường học, thể thao thành tích cao, thể thao du lịch, thể thao giải trí ..v.v.
● Huy động nguồn lực từ xã hội hóa ở mức cao và kinh doanh tài sản TDTT phát triển mạnh.
● Các mối quan hệ hợp tác bên ngoài (với các tỉnh thành trong nước và với nước ngoài) được tận dụng hiệu quả.
● Nhiều môn thể thao phát triển mạnh, thành tích thể thao tăng nhanh do có sự đầu tư phát triển của Nhà nước, xã hội và do mở rộng hợp tác quốc tế.
● Đội ngũ cán bộ, HLV, giáo viên TDTT, hướng dẫn viên TDTT được phát triển đủ số lượng theo nhu cầu, mặt bằng trình độ tăng rõ so với trước đây.
● Cơ chế, chính sách được thay đổi phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
- Phương án tối thiểu:
● Có nhịp tăng bình quân ổn định ở mức bằng với mức bình quân giai đoạn 5 năm trước là 1.07 %.
● Huy động nguồn lực xã hội hóa ở mức trung bình và kinh doanh tài sản TDTT phát triển chưa mạnh.
● Đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, HLV, vận động viên ngành TDTT và thành tích thể thao tăng đều theo mức bình quân của 5 năm trước.
Căn cứ vào các lĩnh vực hoạt động TDTT, các mục tiêu cụ thể và phương án được xây dựng trên cơ sở phân chia các lĩnh vực chuyên biệt trong hoạt động TDTT đã được quy định trong Luật thể dục, thể thao (theo sơ đồ 1.1)
Sơ đồ 1.1: Các lĩnh vực hoạt động của thể dục, thể thao (TDTT).
1. CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ PHONG TRÀO THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNG
1.1.CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN NGƯỜI TẬP LUYỆN TDTT THƯỜNG XUYÊN
Phương án | Năm Nội dung | 2006 | 2010 | 2015 | 2020 |
I 1.07 | Dân số (người) | 1687416 | 1748949 | 1839644 | 1935041 |
Tỷ lệ người tập TDTT TX (%) | 21.04 | 25 | 30.35 | 35.7 | |
Số người tập | 352599 | 437237 | 558331 | 690809 | |
II 1.14 | Dân số (người) | 1687416 | 1748949 | 1839644 | 1935041 |
Tỷ lệ người tập TDTT TX (%) | 21.04 | 25.7 | 31,4 | 37,1 | |
Số người tập | 352599 | 449479 | 577648 | 717900 |
Bảng 1.1: phương án phát triển người tập luyện TDTT TX thời kỳ 2006-2020
(Nguồn dân số từ Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh Đồng Tháp).
Phương án I (Phương án tối thiểu)
Đây là phương án phát triển dựa theo dự báo dân số tỉnh Đồng Tháp đến 2015 và năm 2020, với nhịp độ tăng tối đa bình quân hàng năm của người tập luyện TDTT thường xuyên là 1.07 %, năm 2006 là 352599 người, đạt tỷ lệ là 21.04% dân số, thì đến năm 2010 số người tập luyện TDTT thường xuyên là 437237 người, đạt tỷ lệ 25% dân số; đến năm 2015 là 558331 người đạt 30.35% dân số và năm 2020 là 690809 người, đạt 35.7% dân số.
Phương án II (Phương án tối đa)
Đây là dự báo theo các điều kiện tăng trưởng cao với mỗi giai đoạn 5 năm, tỷ lệ người tập luyện TDTT thường xuyên tăng trội hơn 1.14 %. Với sự luỹ tiến nhịp tăng bình quân hàng năm người tập luyện TDTT thường xuyên dự báo trong phương án tối đa là 25.7% năm 2010, 31,4% năm 2015 và 37.1% năm 2020.
Biểu đồ 1.1: Các phương án phát triển người tập luyện TDTT thường xuyên
Theo tỷ lệ người tập TDTT TX (2006, 2010, 2015, 2020) (Phương án I, phương án II)
1.2 Các phương án phân bố tỷ lệ người tập luyện TDTT thường xuyên theo địa giới.
Bảng 1.2 tỷ lệ người tập luyện TDTT thường xuyên theo quy mô đô thị đến năm 2010 và 2020.
STT | Danh mục | Loại đô thị | Người tập luyện TDTT TX | ||||||||
2006 | 2010 | 2020 | 2006 (% TL TDTT TX) | 2010 | 2015 | 2020 | |||||
I | II | I | II | I | II | ||||||
% | % | % | % | % | % | ||||||
Toàn tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
1 | Tp. Cao Lãnh | III | III | II | 23,41 | 27,97 | 28,61 |
|
| 39,37 | 46,81 |
2 | X. Mỹ Trà (Tp. Cao Lãnh) | - | V | IV | 23,37 | 25,37 | 27,37 |
|
| 30,37 | 37,37 |
3 | X. Tân Qúy Tây | - | V | IV | 17,20 | 19,20 | 21,2 |
|
| 24,2 | 31,2 |
4 | Phường 1 (Tx. Sa đéc) | - | IV | III | 25,79 | 27,79 | 31,39 |
|
| 37,79 | 41,79 |
5 | Xã. Tân Phú Đông | - | IV | IV | 26,27 | 28,27 | 30,27 |
|
| 33,27 | 40,27 |
6 | TT. Mỹ Tho (H. Cao Lãnh) | - | V | IV | 22,36 | 24,36 | 26,36 |
|
| 30,36 | 36,36 |
7 | TT. Hồng Ngự | V | IV | IV | 31,50 | 33,50 | 35,50 |
|
| 38,50 | 45,50 |
8 | TT. Thanh Bình (H. Thanh Bình) | V | V | IV | 26,34 | 28,34 | 30,34 |
|
| 33,34 | 40,34 |
9 | TT. Tràm Chim (H. Tam Nông) | - | V | IV | 25,11 | 27,11 | 29,11 |
|
| 32,11 | 39,11 |
10 | TT. Mỹ An (H. Tháp Mười) | - | V | IV | 17,12 | 19,12 | 21,12 |
|
| 24,12 | 31,12 |
11 | TT. Lai Vung | - | V | IV | 23,27 | 25,27 | 27,27 |
|
| 30,27 | 37,27 |
12 | TT. Sa Rài (H. Tân Hồng) | V | V | IV | 15,45 | 17,45 | 19,45 |
|
| 22,45 | 29,45 |
13 | TT. Cai Tàu Hạ (H. Châu Thành) | - | V | IV | 16,69 | 18,69 | 20,69 |
|
| 23,69 | 30,69 |
14 | X. Hồ Tân (H. Châu Thành) | - | V | IV | 17,39 | 19,39 | 21,39 |
|
| 34,39 | 31,39 |
15 | TT. Lấp Vò (H. Lấp Vò) | - | V | IV | 24,77 | 26,77 | 28,77 |
|
| 31,77 | 38,77 |
Căn cứ dự báo phát triển không gian hệ thống đô thị tỉnh Đồng Tháp đến năm 2010 và năm 2020, số dân sống trong vùng đô thị, số lượng người tập luyện TDTT thường xuyên phát triển vượt trội hơn so với các vùng khác. Trên cơ sở quy hoạch của tỉnh Đồng Tháp, các phương án người tập luyện TDTT thường xuyên theo loại đô thị được xây dựng theo nhịp độ tăng luỹ tiến như sau:
- Đô thị loại II: Tăng luỹ tiến 0.15% hàng năm cho phương án tối thiểu (I) và 0.2 % hàng năm cho phương án tối đa (II) trên dự báo tỷ lệ người tập luyện TDTT thường xuyên bình quân toàn tỉnh của năm.
- Đô thị loại III: Tăng luỹ tiến 0.1 % hàng năm cho phương án tối thiểu I và 0.15 % cho phương án tối đa II trên dự báo tỷ lệ người tập luyện TDTT thường xuyên bình quân toàn tỉnh của năm.
- Đô thị loại IV: Tăng luỹ tiến 0.05 % cho phương án I và tăng 0.1 % cho phương án II.
- Đô thị loại V: Không tăng cho phương án I và tăng 0.05 % ở phương án II.
Trên cơ sở dự báo người tập luyện TDTT thường xuyên ở vùng đô thị, phương án người tập luyện TDTT thường xuyên quy hoạch cho vùng nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo số dân phát triển như sau:
Bảng 1.3: Phương án phát triển người tập luyện TDTT TX theo vùng đô thị, vùng nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Chỉ tiêu | 2010 | 2015 | 2020 | ||||||||||||||||||
Dân số | Đô thị | Khu công nghiệp | Nông nghiệp | Dân số | Đô thị | Khu công nghiệp | Nông nghiệp | Dân số | Đô thị | Khu công nghiệp | Nông nghiệp | ||||||||||
I | II | I | II | I | II | I | II | I | II | I | II | I | II | I | II | I | II | ||||
Người TL TDTT TX/ DS (%) |
| 24,74 | 25,54 | 24,1 | 24,74 | 23,54 | 24,34 |
| 31,24 | 33,04 | 29,8 | 31,24 | 28,54 | 30,34 |
| 37,74 | 40,54 | 35,5 | 37,74 | 33,54 | 36,34 |
Ghi chú: Phương án I Phương án II
Tăng bình quân năm 2010: 28,15 % Tăng bình quân năm 2010: 29,65 %
Năm 2015 là 33,75 % Năm 2015 là 36,75 %
Năm 2020 là 39,35 % Năm 2020 là 43,85 %
1.3 Phương án phát triển và phân bố người tập luyện TDTT TX theo đối tượng.
Bảng 1.4: Tỷ lệ người tập của từng đối tượng trên tổng số người tập TDTT TX
Tỷ lệ NT TDTT TX (%) | ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO GIAI ĐOẠN | |||
Năm Đối tượng | 2006 | 2010 | 2015 | 2020 |
Cán bộ - công nhân viên chức | 12,93 | 14,93 | 17,43 | 19,93 |
Lực lượng vũ trang | 3,86 | 5,86 | 4,36 | 1,36 |
Học sinh | 41,68 | 43,68 | 46,68 | 50,18 |
Nông dân | 35,2 | 33,2 | 30,2 | 26,7 |
Buôn bán, tự do | 8,65 | 10,65 | 13,65 | 17,15 |
Các đối tượng khác | - | - | - | - |
Biểu đồ 1. 2: Phương án phát triển và phân bố người tập luyện TDTT TX theo đối tượng.
Phương án phát triển và phân bố người tập TDTT thường xuyên theo đối tượng được tính toán trên cơ sở thay đổi cơ cấu đối tượng người tập. Do chuyển dịch tăng với các đối tượng công nhân, học sinh, đối tượng kinh doanh, ngừơi tự do nên tỷ lệ người tập trong tổng số người tập TDTT thường xuyên tăng lên hàng năm. Ngược lại, các đối tượng nông dân, lực lượng vũ trang và các đối tượng khác giảm dần (do chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm lực lượng vũ trang, .v.v.) tỷ lệ của các đối tượng này giảm dần trong tổng số người tập TDTT thường xuyên.
1.4. Mục tiêu phát triển và phân bố người tập luyện TDTT theo môn thể thao. (Phụ lục II.1)
- Mục tiêu phát triển và phân bố người tập luyện TDTT thường xuyên theo môn thể thao được quy hoạch ở các năm 2010, 2015 và 2020 được xây dựng trên cơ sở nhu cầu, nguyện vọng, sở thích và đặc điểm vùng, khu vực của tỉnh.
- Căn cứ kết quả điều tra cơ bản, các môn thể thao được quy hoạch phát triển cho các đối tượng tập luyện theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống của từng nhóm môn và phân chia ưu tiên đầu tư theo địa giới.
- Phát triển các môn thể thao dân tộc theo quy định của Luật di sản văn hóa nhằm bảo vệ và phát huy các môn này. Chú trọng các loại hình thể thao của các dân tộc thiểu số.
- Phát triển các môn thể thao giải trí nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của xã hội.
- Phát triển thể dục phòng bệnh, chữa bệnh và thể dục, thể thao cho người cao tuổi góp phần nâng cao sức khỏe và thụ hưởng các giá trị tinh thần, cuộc sống cho nhân dân.
1.5. Mục tiêu phát triển và phân bổ hộ gia đình thể thao
Phát triển TDTT gia đình là một nhu cầu tự nhiên của xã hội. Mỗi gia đình đều phấn đấu giữ gìn hạnh phúc, không khí yên ấm, tươi vui, tin yêu, kính trọng và hiểu biết lẫn nhau. Điều đó có được khi trong sinh hoạt gia đình, TDTT có thể và cần phải có vị trí của nó. Bởi lẽ ở đó tiềm tàng biết bao khả năng để hình thành những tình cảm tốt đẹp và tâm trạng vui tươi sảng khối chung. TDTT không chỉ đem lại sức khỏe mà còn đoàn kết cả gia đình lại bởi các mục đích phối hợp và bởi nhịp sống chung lành mạnh luôn được điều hòa.
Như vậy trong phong trào TDTT quần chúng với mục tiêu vì sức khỏe của mọi người, gia đình TDTT ngày càng được phát triển rộng khắp sẽ là những tế bào hợp thành nền tảng chắc chắn tác động tích cực đến sự bền vững và tính tự giác của phong trào TDTT quần chúng. Bởi vì lợi ích của việc tập luyện TDTT trong gia đình trở nên thiết thực cho từng thành viên của gia đình và từng gia đình trong xã hội.
Bên cạnh hiệu quả giáo dục, TDTT gia đình không những góp phần nâng cao sức khỏe cho các bậc cha mẹ để lao động sản xuất mà còn nhằm chuẩn bị thế hệ trẻ có sức khỏe để học tập, sẵn sàng lao động và bảo vệ Tổ quốc. Có thể nói chính trong những gia đình nề nếp, có lối sống lành mạnh, vui tươi sẽ sản sinh ra những đứa con hữu ích cho xã hội.
Trong thực tiễn hoạt động của phong trào TDTT quần chúng, không nên cứng nhắc trong việc quy định thế nào là một Gia đình TDTT, bởi vì ngay cả trong những gia đình chỉ có 1 thành viên tham gia tập luyện thường xuyên thì TDTT cũng đã thâm nhập vào gia đình đó, điều quan trọng là làm sao từ hạt nhân này có thể lôi kéo, thu hút các thành viên khác trong gia đình cùng tập luyện TDTT.
Với quan điểm trên, phương án xây dựng chỉ tiêu gia đình thể thao theo hệ số giảm dần giữa tỷ lệ người tập luyện TDTT trên tỷ lệ gia đình thể thao (Bảng 1.6).
Bảng 1.6: Phương án phát triển gia đình thể thao
Năm | 2006 | 2010 | 2015 | 2020 | ||||||||||
| % NTL TDTT TX | % Hộ GĐ TT | I | II | I | II | I | II | ||||||
TX | GĐ | TX | GĐ | TX | GĐ | TX | GĐ | TX | GĐ | TX | GĐ | |||
Chỉ tiêu % | 21.04 | 10.14 | 24,1 | 17,7 | 24,74 | 18,5 | 29,8 | 23,2 | 31,24 | 25 | 35,5 | 28,7 | 37,74 | 3,15 |
1.6. PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG HỆ THỐNG THI ĐẤU TDTT QUẦN CHÚNG (Phụ lục II.2)
2. CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ THỂ THAO TRONG NHÀ TRƯỜNG
Điều 20, “Luật thể dục, thể thao” quy định giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường như sau:
- Giáo dục thể chất là môn học chính khóa thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tồn diện.
- Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoại khóa phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao.
Giáo dục thể chất (GDTC) và thể thao (TT) trong nhà trường có vị trí chiến lược, đây là một bộ phận quan trọng của tồn bộ công tác giáo dục, là cơ sở đào tạo nhân tài thể thao cho xã hội hiện đại.
Mục tiêu phát triển giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường của tỉnh Đồng Tháp là đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của TDTT trong học đường giúp cho học sinh, sinh viên phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỷ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị cho họ học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Việc thực hiện “Luật thể dục, thể thao” đánh dấu sự phát triển mới của thể dục thể thao nước ta nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng, qua đó mọi cấp mọi ngành nghiêm chỉnh chấp hành, tăng cường quản lý và chỉ đạo đối với công tác giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường.
2.1. Chỉ tiêu tập luyện TDTT nội khóa và ngoại khóa (Bảng 2.1)
TT | CHỈ TIÊU | ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO GIAI ĐOẠN | |||
2006 | 2010 | 2015 | 2020 | ||
1 | Số học sinh các trường đảm bảo giờ thể dục nội khóa: 1.1. Tiểu học 1.2. THCS 1.3. THPT 1.4. ĐH, CĐ & THCN |
100 % 100 % 100 % |
100 % 100 % 100 % |
100 % 100 % 100 % |
100 % 100 % 100 % |
2 | Số học sinh các trường đảm bảo tập luyện TDTT ngoại khóa: 2.1 Tiểu học 2.2 THCS 2.3 THPT 2.4 ĐH, CĐ & THCN |
37% 34 % 58.43 % |
42 % 40 % 65 % |
50 % 50 % 70 % |
60 % 60 % 75 % |
3 | Số học sinh, sinh viên các cấp đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể: 3.1 Tiểu học 3.2 THCS 3.3 THPT 3.4 ĐH, CĐ & THCN |
98 % 97 % 85 % |
99 % 99 % 100 % |
100 % 100 % 100 % |
100 % 100 % 100 % |
2.2 Chỉ tiêu về phát triển cơ sở vật chất trong trường học (Bảng 2.2)
TT | Cấp học | Tổng diện tích đất (m2) | Diện tích bình quân/ HSm2/ HS | Trang thiết bị, dụng cụ tập luyện (% đạt) | 2010 | 2015 | 2020 | ||||||
Tổng diện tích m2 | HS/DT 1HS/m2 | Trang thiết bị | Tổng diện tích | HS/DT 1HS/m2 | Trang thiết bị | Tổng diện tích | HS/DT 1HS/m2 | Trang thiết bị | |||||
I | Tiểu học | 138896 | 0.98 | 60 | 217500 | 1.5 | 70 | 300000 | 2 | 80 | 375000 | 2.5 | 90 |
II | THCS | 110371 | 0.99 | 60 | 180000 | 1.5 | 70 | 260000 | 2 | 80 | 300000 | 2.5 | 90 |
II | PTTH | 29213.6 | 0.96 | 60 | 52500 | 1.5 | 75 | 80000 | 2 | 85 | 120000 | 3 | 95 |
IV | ĐH,CĐ&THCN | 7730 | 1.26 | 65 | 18000 | 1.8 | 8 | 37500 | 2.5 | 95 | 53000 | 3.5 | 100 |
2.3 - Chỉ tiêu về giáo viên TDTT (Bảng 2.3)
TT | Cấp học | Tổng số GV | Tỷ lệ GVTD (GV/ HS) | Tỷ lệ GV chuyên trách/HS | 2010 | 2015 | 2020 | ||||||
Tổng số GV | Tỷ lệ GVTD | Tỷ lệ GV chuyên trách | Tổng số GV | Tỷ lệ GVTD | Tỷ lệ GV chuyên trách | Tổng số GV | Tỷ lệ GVTD | Tỷ lệ GV chuyên trách | |||||
I | Tiểu học | 187 | 753 | 844 | 260 | 615 | 400 | 430 | - | 350 | 500 | - | 300 |
II | THCS | 382 | 558 | 558 | 460 | - | 250 | 500 | - | 230 | 600 | - | 200 |
II | THPT | 150 | 313 | 313 | 160 | - | 260 | 175 | - | 200 | 200 | - | 200 |
IV | ĐH, CĐ & THCN | 20 | - | 307 | 55 | - | 180 | 100 | - | 160 | 133 | - | 150 |
2.4 - Mục tiêu về công tác đào tạo VĐV năng khiếu các môn thể thao trong trường học
(Được quy hoạch trong phương án xây dựng hệ thống đào tạo VĐV các tuyến năng khiếu)
2.5 - Mục tiêu về hệ thống thi đấu TDTT trường học
(Được xây dựng trong phương án xây dựng hệ thống thi đấu của tỉnh Đồng Tháp)
3. MỤC TIÊU VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO (TTTTC) GIAI ĐOẠN 2006 - 2020
3.1 Mục tiêu cụ thể về xây dựng lực lượng vận động viên
a) Giai đoạn 2006 đến năm 2010 (bảng 3.1)
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống đào tạo tài năng thể thao trong chương trình xây dựng lực lượng VĐV kế thừa và nâng cao thành tích thi đấu thể thao thành tích cao, tập trung đầu tư có trọng điểm ở các môn thể thao, nội dung từng môn, số lượng VĐV đạt đẳng cấp quốc gia và quốc tế ở các tuyến. Cùng với việc nâng cao trình độ huấn luyện viên, giáo viên TDTT, quan hệ với các trung tâm huấn luyện quốc gia, hợp đồng với các HLV nước ngoài để thực hiện công tác huấn luyện đào tạo các môn thể thao trọng điểm của tỉnh. Bước đầu xã hội hóa công tác đào tạo VĐV; phối hợp với các câu lạc bộ, đơn vị ngoài công lập, đơn vị kinh tế để tăng nguồn đầu tư cho công tác đào tạo VĐV ở một số môn thể thao.
Bảng 3.1: Phương án phát triển lực lượng VĐV giai đoạn 2006 -2010
TT | Chỉ tiêu | ĐV tính | Kế hoạch thực hiện đến 2010 | |||
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |||
| Tổng số VĐV được đào tạo | VĐV | 483 | 609 | 735 | 874 |
1 | Số VĐV do Sở TDTT đào tạo (Nhà nước) |
| 387 | 426 | 468 | 516 |
2 | Số VĐV do các tổ chức xã hội và các CLB đào tạo (ngoài công lập) |
| 96 | 183 | 267 | 358 |
TT | Chỉ tiêu đào tạo, huấn luyện của nhà nước | ĐV tính | Kế hoạch thực hiện 2006 - 2010 | ||||
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |||
| Tổng số VĐV được đào tạo | VĐV | 357 | 387 | 426 | 468 | 516 |
1 | Tuyến năng khiếu |
| 143 | 208 | 230 | 253 | 279 |
2 | Tuyến trẻ |
| 143 | 112 | 123 | 135 | 149 |
3 | Tuyến đội tuyển |
| 71 | 66 | 73 | 80 | 88 |
b) Giai đoạn đến năm 2015 và 2020. (Bảng 3.2)
* Mục tiêu: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống đào tạo tài năng thể thao theo hướng chuyên nghiệp hóa; đào tạo, sử dụng hiệu quả đội ngũ nhân lực có chất lượng cao gồm cán bộ quản lý, HLV, trọng tài, bác sỹ thể thao.v.v. nhằm phục vụ theo hướng chuyên nghiệp cho phát triển TTTTC của tỉnh trong giai đoạn mới; tập trung xây dựng Trung tâm huấn luyện thể thao hiện đại cho từng môn thể thao theo hướng xã hội hóa và phân cấp cho các khu vực đô thị.
Bảng 3.2 phương án phát triển vđv trong giai đoạn 2010- 2020
| 2006 | 2010 | 2015 | 2020 | |||
|
| I | II | I | II | I | II |
Số người tập thường xuyên | 352599 | 437237 | 449479 | 558331 | 577648 | 690809 | 717900 |
Tổng sốVĐV | 357 | 874 | 899 | 1954 | 2022 | 3454 | 3590 |
Hệ số | 1.01‰ | 2‰ | 2‰ | 3.5‰ | 3.5‰ | 5‰ | 5‰ |
Chú thích:
I: Phương án tối thiểu II: Phương án tối đa
Hệ số k năm 2006: 1.01‰ Hệ số k năm 2010: 2 ‰
Hệ số k năm 2015: 3‰ Hệ số k năm 2020: 5‰
Công thức tính số lượng vận động viên:
N = hệ số k x số người tập luyện thường xuyên (theo năm)
Bảng 3.3 phương án phát triển thành tích vđv giai đoạn 2010- 2020
(Số VĐV đạt huy chương)
| 2006 | 2010 | 2015 | 2020 | |||
|
| I | II | I | II | I | II |
Tổng số VĐV | 357 | 874 | 899 | 1954 | 2022 | 3454 | 3590 |
Tuyển tỉnh (người) Hệ số | 101 30% | 262 30% | 270 30% | 683 35% | 708 35% | 1208 35% | 1256 35% |
Hệ tập trung (người) Hệ số | 169 50% | 437 50% | 449 50% | 977 50% | 1011 50% | 1727 50% | 1795 50% |
3.2 Phương án phát triển môn thể thao
a) Giai đoạn 2006 - 2010
Các môn thể thao đầu tư trọng điểm: 16 môn
TT | Nội dung | Kế hoạch các năm 2007 - 2010 | |||||
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |||
CÁC MÔN THỂ THAO MŨI NHỌN | |||||||
1 | Bóng đá | Chuyên nghiệp (CN) | CN | 5 - 10 CN | 5 - 10 CN | 1 - 5 CN | |
2 | Xe đạp | 1 - 3 | 1 - 3 | 1 - 3 | 1 - 2 | 1 - 2 | |
3 | Cờ vua | 1 - 3 | 1 - 3 | 1 - 3 | 1 - 2 | 1 - 2 | |
4 | Đá Cầu | 1 - 3 | 1 - 3 | 1 - 3 | 1 - 2 | 1 - 2 | |
5 | Bi sắt | 3 - 5 | 3 - 5 | 2 - 4 | 1 - 3 | 1 - 3 | |
6 | Judo | 3 - 5 | 3 - 5 | 2 - 4 | 1 - 3 | 1 - 3 | |
CÁC MÔN THỂ THAO ĐẦU TƯ NÂNG CAO | |||||||
1 | Điền kinh | 8 - 10 | 5 - 7 | 5 - 6 | 4 - 5 | 3 - 4 | |
2 | Bơi lội | > 10 | 8 - 10 | 8 - 10 | 5 - 7 | < 5 | |
3 | Cầu lông | > 8 | > 8 | 5 - 8 | 4 - 6 | 3 - 5 | |
4 | Bóng bàn | > 8 | > 8 | 5 - 8 | 4 - 6 | 3 - 5 | |
5 | Quần vợt | > 8 | > 8 | 5 - 8 | 4 - 6 | 3 - 5 | |
6 | Karatedo | > 6 | 6 - 8 | 5 - 6 | 4 - 5 | 3 - 4 | |
7 | Cầu mây | > 6 | 6 - 8 | 5 - 6 | 4 - 5 | 3 - 4 | |
8 | Tekwondo | > 6 | 6 - 8 | 5 - 6 | 4 - 5 | 3 - 4 | |
9 | Vovinam | > 5 | 4 - 5 | 4 - 5 | 3 - 4 | 3 - 4 | |
10 | Cử tạ | > 5 | 4 - 5 | 4 - 5 | 3 - 4 | 3 - 4 | |
Công tác thể thao thành tích cao từ năm 2006 - 2010 trước hết phải hình thành hệ thống đào tạo tài năng thể thao, xác định các môn thể thao mũi nhọn của tỉnh để đầu tư tập trung cả 3 tuyến, giữ vững vị trí dẫn đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, phát triển và duy trì thường xuyên 16 môn thể thao và đặt ra chỉ tiêu đạt từ 5-8 hạng đầu của Đại hội TDTT toàn quốc lần VI năm 2010.
b) Giai đoạn đến 2011 và 2020 (phụ lục II.3)
c) Định hướng phát triển các môn thể thao chuyên nghiệp
Môn thể thao | Giai đoạn | ||
2006 - 2010 | 2011 - 2015 | 2016 - 2020 | |
1. Bóng đá 2. Cờ vua 3. Xe đạp 4. Billiards 5. TDTH 6. Quần vợt 7. Bóng chuyền 8. Cầu lông | X X X | X X X X
X X | X X X X X X X X |
3.3. Phương án phát triển thành tích thi đấu thể thao
a) Giai đoạn 2006 -2010
* Mục tiêu:
VĐV đạt đẳng cấp quốc gia của các môn thể thao là chỉ số thể hiện chất lượng trong đào tạo - huấn luyện mà khi thi đấu VĐV đạt được là một quá trình tập luyện dài hạn, hơn nữa đẳng cấp của VĐV còn gắn liền với thành tích thi đấu. Do vậy chỉ tiêu đề ra trong các năm tới đòi hỏi ngành TDTT tỉnh Đồng Tháp phải nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện, các điều kiện kèm theo phải đảm bảo cho công tác đào tạo - huấn luyện như sau: sân bãi tập luyện, kinh phí thực hiện, áp dụng khoa học - công nghệ TDTT vào công tác đào tạo - huấn luyện.
Bảng 3.4: Đào tạo VĐV đẳng cấp quốc gia từ năm 2006 - 2010
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị tính | Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 | ||||
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |||
1 2 | Số VĐV đạt đẳng cấp Cấp I Kiện tướng | VĐV | 59 36 23 | 65 40 25 | 72 44 28 | 79 48 31 | 86 53 33 |
Bảng 3.5 Số lượng huy chương của các môn đạt được của các môn thể thao trong chương trình (giai đoạn 2006 - 2010)
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị tính | Kế hoạch từ 2006 - 2010 | |||
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |||
1 2 3 | Số huy chương đạt được Khu vực Quốc gia Quốc tế | Cái |
180 116 20 |
195 122 23 |
200 123 27 |
205 127 30 |
b) Giai đoạn từ 2010 đến 2020
Bảng 3.6 Dự báo đẳng cấp và thành tích thể thao của vận động viên của tỉnh Đồng Tháp đến năm 2015 và 2020
|
| Kế hoạch 5 năm (2010-2015-2020) | ||||
|
| 2010 | 2015 | 2020 | ||
I | II | I | II | |||
1a | Số lượng VĐV đạt đẳng cấp QG | 86 | 109 | 117 | 138 | 160 |
| Cấp I | 53 | 69 | 74 | 90 | 104 |
| Kiện tướng | 33 | 40 | 43 | 48 | 56 |
1b | Thành tích huy chương đạt được | 362 | 404 | 474 | ||
| Khu vực | 205 | 217 | 250 | ||
| Quốc gia | 127 | 148 | 170 | ||
| Quốc tế | 30 | 40 | 52 | ||
2 | VĐV chuyên nghiệp | 30 | 50 | 80 |
3.4. Phương án xây dựng hệ thống đào tạo VĐV đến năm 2010, 2015 và 2020
3.4.1. Giai đoạn 2006 - 2010
Xây dựng hệ thống đào tạo VĐV theo 3 tuyến: năng khiếu, trẻ và đội tuyển; mở rộng không gian tuyển chọn và phát hiện tài năng thể thao; hình thành các Trung tâm huấn luyện thể thao ở các vùng đô thị nhằm tập trung đầu tư một số môn thể thao mũi nhọn mang tầm vóc quốc gia.
*Phương án xây dựng hệ thống và quy trình đào tạo:
Hệ thống đào tạo VĐV năng khiếu, VĐV trẻ, VĐV đội tuyển tỉnh được xây dựng theo phương án sau (phụ lục II.4):
3.4.2. Giai đoạn từ 2011 đến 2020
Xây dựng hệ thống đào tạo VĐV theo hướng chuyên nghiệp nhằm đáp ứng cho giai đoạn phát triển mới của tỉnh và của cả nước; hình thành quy trình công nghệ đào tạo VĐV. Xây dựng và hoàn thiện từng bước hệ thống huấn luyện chuyên môn, ứng dụng khoa học công nghệ và hệ thống các điều kiện đảm bảo hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế.
* Phương án xây dựng hệ thống đào tạo.
Hệ thống đào tạo VĐV năng khiếu, VĐV trẻ, VĐV đội tuyển tỉnh và VĐV chuyên nghiệp được xây dựng theo phương án sau (phụ lục II.5)
* Phương án xây dựng hệ thống quản lý thể thao chuyên nghiệp
3.5. Phương án xây dựng quy trình đào tạo vận động viên
Quy trình đào tạo vận động viên được xây dựng gồm:
- Hệ thống tuyển chọn vận động viên (phụ lục II.6)
- Định hướng các giai đoạn tuyển chọn (phụ lục II.7)
- Số năm tập luyện và độ tuổi vận động viên (phụ lục II.8)
- Tiêu chuẩn tuổi và đẳng cấp vận động viên ở một số môn thể thao (phụ lục II.9)
- Hệ thống thi đấu của tỉnh (phụ lục II.10)
3.6. Phương án đầu tư kinh phí cho thể thao thành tích cao:
3.6.1. Giai đoạn đến năm 2010
Kinh phí thực hiện cho chương trình đào tạo - huấn luyện giai đoạn 2006-2010 được xây dựng để đáp ứng cho yêu cầu nhiệm vụ dựa trên cơ sở đã thực hiện các năm trước. Số kinh phí xây dựng tăng lên của giai đoạn trên được bố trí trong phần qui hoạch tổng thể chung của ngành từ năm 2006 - 2010. Trong quá trình thực hiện sẽ điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế, điều chỉnh do giá cả tăng, điều chỉnh do thay đổi chế độ chi của các cấp thẩm quyền.
Kinh phí được bố trí của các tuyến nhằm tập trung cho các môn thể thao mũi nhọn và các môn thể thao được qui hoạch theo từng năm, do vậy kinh phí tăng do tăng các môn thể thao theo quy hoạch đến năm 2010.
KINH PHÍ DỰ TỐN CHI CHO 1 VĐV TRONG 1 NĂM CỦA TỪNG TUYẾN THỂ THAO TRONG CHƯƠNG TRÌNH
a) Tuyến Năng khiếu
- Kinh phí bồi dưỡng tập luyện cho 01 VĐV 750.000đ x 12 tháng = 9.000.000đ
- Trang phục tập luyện 1 năm = 600.000 đ
- Dụng cụ tập luyện, dụng cụ bổ trợ, bảo hộ, sân bãi , tài liệu … = 1.400.000đ
Tổng cộng: 11.000.000 đ
b) Tuyến Trẻ
- Kinh phí bồi dưỡng tập luyện cho 01 VĐV 30.000đ x 365 ngày = 11.000.000đ
- Trang phục tập luyện 1 năm = 900.000 đ
- Dụng cụ tập luyện, dụng cụ bổ trợ, sân bãi , tài liệu … = 2.100.000đ
Tổng cộng: 14.000.000 đ
c) Tuyến Tuyển
- Kinh phí bồi dưỡng tập luyện cho 01 VĐV 40.000đ x 365 ngày = 15.000.000đ
- Trang phục tập luyện 1 năm = 1.000.000 đ
- Dụng cụ tập luyện, dụng cụ bổ trợ, bảo hộ, sân bãi , tài liệu … = 3.000.000đ
▪ Tổng cộng: 19.000.000 đ
▪ Đơn vị tính: triệu đồng
Tuyến | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | Tổng |
Tuyến NK | 2288 | 2530 | 2783 | 3069 | 10670 |
Tuyến Trẻ | 1568 | 1722 | 1890 | 2086 | 7266 |
Tuyến Tuyển | 1254 | 1387 | 1520 | 1672 | 5833 |
| 5110 | 5639 | 6193 | 6827 | 23769 |
* Phương án 2:
1. VĐV năng khiếu | 2. Đội tuyển trẻ | 3. Đội tuyển tỉnh |
- Dinh dưỡng 25.000 - Tiền công 15.000 - Tiền trang bị 1.000.000/năm - Chi phí gián tiếp 1.400.000/tháng (phục vụ, huấn luyện) | - Dinh dưỡng 35.000 - Tiền công 25.000 - Tiền trang bị 1.500.000/năm - Chi phí gián tiếp 2.100.000/tháng (phục vụ, huấn luyện) | - Dinh dưỡng 45.000 - Tiền công 50.000 - Tiền trang bị 2.000.000/năm - Chi phí gián tiếp 3.000.000/tháng (phục vụ, huấn luyện) |
3.6.2. Giai đoạn đến năm 2015 và năm 2020
Các chỉ số dự báo kinh phí đầu tư cho thể thao thành tích cao đến năm 2015 và năm 2020 sẽ được điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn và mức độ chuyên nghiệp hóa các môn thể thao theo quy hoạch ở phần 3.4
4. CÁC PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ ĐÀO TẠO CÁN BỘ TDTT (Thời kỳ 2006 - 2015 và đến 2020)
4.1. Xây dựng hệ thống quản lý TDTT trong toàn tỉnh:
+ Cấp Tỉnh :
Từ năm 2006 cả nước bước sang cả nước bước sang giai đoạn thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần X năm 2006 với nhiều thắng lợi mới trong công cuộc xây dựng đất nước. Ngành Thể dục Thể thao Đồng Tháp phải có sự đột phá vươn lên để thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Tỉnh uỷ và UBND tỉnh giao phó. Để đáp ứng phong trào thể dục thể thao trong thời gian tới phải cần thiết cải tiến, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tổ chức quản lý TDTT toàn tỉnh như:
- Hoàn thiện bộ máy tổ chức TDTT từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở theo Nghị định 171/2004/NĐ-CP của Chính phủ và hướng dẫn thông tư liên tịch số 88/2005/TTLT. UBTDTT-BNV của liên bộ UBTDTT và của Bộ nội vụ quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của sở TDTT cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh và theo các quy định mới của Chính phủ.
- Thành lập Hội đồng TDTT Tỉnh, thực hiện các chức năng quãn lý các tổ chức hoạt động của tất cả các tổ chức liên đồn , hiệp hội thể thao từng môn theo xu hướng xã hội hóa từng môn thể thao.
- Củng cố và kiện toàn đẩy mạnh các hoạt động của liên đồn và hội thao từng môn trọng điểm của tỉnh và các môn có phong trào phát triển mạnh.
- Giai đọan từ nay đến năm 2010 và 2020 xây dựng đề án cụ thể về bộ máy tổ chức bộ, ngành.
+ Cấp Huyện
Xây dựng bộ máy tổ chức thể dục thể dục thể thao cấp huyện một cách thống nhất là trung tâm thể dục thể thao, chịu sự quản lý của UBND các huyện-thành phố và chịu sự quản lý chuyên môn của Sở TDTT.
Củng cố và kiện toàn tổ chức hoạt động các chi hội, các câu lạc bộ thể thao từng môn dưới sự quản lý của Trung tâm Thể dục thể thao cấp huyện, đẩy mạnh tính xã hội hóa các câu lạc bộ
+ Cấp Phường - Xã:
Xây dựng bộ máy, cơ chế hoạt động của tổ chức thể dục, thể thao ở cấp xã, phường, thị trấn trong tỉnh:
- Căn cứ vào tình hình thực tế về điều kiện kinh tế - xã hội, về cơ sở vật chất và phongtrào thể dục, thể thao trên địa bàn, UBND xã, phường, thị trấn thành lập các loại hình cơ sở thể dục, thể thao như: Trung tâm Văn hóa - Thể thao, Trung tâm TDTT, Trung tâm Văn hóa - TDTT và giáo dục cộng đồng, Nhà Văn hóa - TDTT hoặc Câu lạc bộ thể thao để tiến hành các hoạt động thể thao trên địa bàn cấp xã, phường, thị trấn.
- Phối hợp với các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị, các cơ quan hành chính chuyên ngành cấp xã như: Đồn thanh niên, Phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Công an, Hội Cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Ban chỉ huy quân sự.v.v. thành lập các CLB TDTT phù hợp với lứa tuổi, điều kiện cho phép, hồn cảnh thực tế và nhu cầu tập luyện của các đối tượng cư trú trên địa bàn để thành lập.
- Tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế trên địa bàn xã đầu tư cho TDTT về cơ sở vật chất, phương tiện tập luyện; động viên và khuyến khích để thành lập các cơ sở dịch vụ TDTT theo mô hình xã hội hóa TDTT theo Nghị định 53 của Chính phủ.
Căn cứ vào việc sáp nhập, điều chỉnh ngành TDTT; căn cứ vào các Chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, cơ cấu bộ máy tổ chức của ngành TDTT tỉnh Đồng Tháp sẽ được xây dựng cho phù hợp.
4.2 Định hướng xây dựng hệ thống tổ chức, quản lý ngành TDTT tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.
Mô hình khái quát của quá trình phát triển thể thao giúp chúng ta đánh giá được việc phát triển thể dục, thể thao theo xu hướng phát triển của thế giới với quan điểm đa chiều và đa cấp. Do sự phức tạp của mô hình và tính thời sự của những dữ liệu hiện hữu, trong quy hoạch này chỉ định hướng ra của mô hình với 3 phần sau: nguồn vốn cơ bản, quy trình thực hiện, sản phẩm.
4.3. Quy hoạch đội ngũ cán bộ TDTT của tỉnh
4.3.1. Phương án xây dựng đội ngũ cán bộ của tỉnh.
Việc quy hoạch, sử dụng đội ngũ cán bộ TDTT từ năm 2006 đến năm 2010 và đến năm 2020 theo định hướng từng bước đáp ứng nhu cầu cho các lĩnh vực hoạt động của phong trào TDTT trong tỉnh và nâng cao trình độ cán bộ có trình độ chuyên môn, có kiến thức khoa học, có hệ thống để tiến đến sự đồng bộ về cơ cấu đội ngũ cán bộ.
Dựa trên các nguyên lý, quy luật quản lý tối ưu giữa người quản lý và người hướng dẫn và người tập TDTT trong khoa học quản lý, đồng thời căn cứ kết quả điều tra nghiên cứu nhu cầu cán bộ TDTT, dự báo nhu cầu tỷ lệ và số lượng chức danh cán bộ ngành TDTT thời kỳ 2006 - 2010 và đến 2020 như sau:
QUY HOẠCH TỶ LỆ CÁN BỘ TDTT TRÊN SỐ NGƯỜI TẬP LUYỆN TD TT THƯỜNG XUYÊN:
Loại cán bộ | 2006 | 2010 | 2020 |
Cán bộ ngành TDTT tỉnh Đồng Tháp (số người / người tập luyện TDTT TX) | 2.41 / 1000 | 5 / 1000 | 10 / 1000 |
QUY HOẠCH NHU CẦU ĐÀO TẠO CÁN BỘ
Trình độ cán bộ | 2006 | 2010 | 2020 |
Trên Đại học (từ Cao học trở lên) (số người) | 0 | 3 | 10 |
Có trình độ Đại học (tỷ lệ % trên số cán bộ TDTT trong tỉnh) | 41.6 % | 50 % | > 60 % |
Có trình độ chuyên môn Trung học chuyên nghiệp và Cao đẳng | 70 % | 55 % | 40 % |
Phụ thuộc vào các quy định của Nhà nước, sự phát triển số người tập luyện TDTT hàng năm, chất lượng đội ngũ cán bộ, HLV, HDV, đồng thời căn cứ quy mô phát triển cơ sở vật chất, mức độ xã hội hóa các hoạt động TDTT, Sở TDTT xây dựng cụ thể kế hoạch ngắn hạn để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ của ngành đáp ứng cho từng giai đoạn phát triển.
5. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI TDTT TỈNH ĐỒNG THÁP
5.1. Xác định phương hướng phát triển TDTT cho tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020
5.1.1. Quan điểm - mục tiêu:
- Chỉ thị 17/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương khóa IX nêu rõ “Hoạt động thể dục, thể thao quần chúng ở phường xã là cơ sở nền tảng cơ bản để phát triển thể dục thể thao ở nước ta. Cần có sự chỉ đạo hướng dẫn phát triển TDTT quần chúng ở cơ sở trong toàn quốc đối với tất cả các đối tượng, kể cả người cao tuổi, người khuyết tật, trước hết là thanh thiếu niên các lực lượng vũ trang, chú trọng địa bàn nông thôn, miền núi, khai thác và phát huy các hình thức tập luyện cổ truyền và các môn thể thao dân tộc. Xây dựng mạng lưới hướng dẫn viên, vận động viên làm nòng cốt cho phong trào. Từng bước hình thành khu Trung tâm TDTT xã, phường, thị trấn gắn với trường học, các điểm vui chơi của thanh thiếu niên và các thiết bị văn hóa tại cơ sở. Trên cơ sở đó phát hiện, bồi dưỡng các tài năng thể thao trẻ”. Nhận thức từ quan điểm sâu sắc có tính chiến lược về sức khỏe cho nhân dân và cải tạo giống nòi của Đảng và Nhà nước ta trong những năm kế tiếp, ngày 26/04/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 57/2002/QĐ-Ttg v/v phê duyệt phát triển ngành TDTT đến năm 2010. Trong đó, có mục tiêu đẩy mạnh tốc độ phát triển TDTT phường, xã, thị trấn trên mọi lĩnh vực, sức khỏe cho nhân dân, cơ cở vật chất, đất dành cho hoạt động TDTT và các cơ sở khác về TDTT, trên cơ sở thực hiện Luật TDTT có hiệu lực thực hiện từ ngày 1/7/2007.
- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X ghi rõ “Đẩy mạnh các hoạt động TDTT cả về quy mô và chất lượng. Khuyến khích và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia hoạt động và phát triển sự nghiệp TDTT. Phát triển mạnh thể thao quần chúng, thể thao nghiệp dư, trước hết là trong thanh niên, thiếu niên. Làm tốt công tác giáo dục thể chất trong trường học. Mở rộng quá trình chuyên nghiệp hóa thể thao thành tích cao. Đổi mới và tăng cường hệ thống đào tạo VĐV trẻ. Từng bước chuyển các đơn vị sự nghiệp TDTT công lập sang áp dụng chế độ tự chủ tài chính, tiến tới tự chủ, tự chịu trách nhiệm tồn diện như các tổ chức dịch vụ công cộng khác. Khuyến khích các doanh nghiệp ngoài công lập đầu tư và kinh doanh cơ sở tập luyện, thi đấu thể thao. Phân định rõ trách nhiệm giữa cơ quan quản lý hành chính nhà nước và các tổ chức, liên đồn, hiệp hội thể thao. Chuyển giao hoạt động tác nghiệp về thể thao cho các tổ chức xã hội và các cơ sở ngoài công lập thực hiện”
- Để thực hiện mục tiêu chiến lược đó, ngành TDTT đã xác định: được ngay từ bây giờ phải xây dựng từng bước để thực hiện nhiệm vụ nhằm tạo thế cân bằng của tốc độ phát triển kinh tế xã hội của cả nước đáp ứng nhu cầu rèn luyện sức khỏe cho mọi người dân, hưởng thụ về TDTT đối với mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, thể dục thể thao phải được nâng cao hơn nữa cả chiều rộng và chiều sâu trên khắp địa bàn dân cư trong cả nước. Chính vì những nhiệm vụ nặng nề đó, Ủy ban TDTT đã chỉ đạo xây dựng chương trình và kế hoạch thực hiện phát triển TDTT ở xã, phường, thị trấn và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định 100/QĐ-TTg ban hành ngày 10/5/2005 để chỉ đạo các Bộ, ngành chức năng Trung ương, UBND các cấp ở địa phương và ngành chủ quản TDTT phải bắt tay cùng nhau thực hiện để đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của nhân dân trong giai đoạn đổi mới của đất nước.
- Trên cơ sở chủ đạo vĩ mô có tính chiến lược tích cực và lâu dài của Đảng và Nhà nước về phát triển TDTT ở phường, xã, thị trấn, cần phải có sự quan tâm sâu sát hơn nhằm đưa thể dục thể thao thực sự đến với vùng sâu, vùng xa và đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khơi dậy và khôi phục các môn thể thao dân gian, các môn thể thao truyền thống của tỉnh. Bên cạnh đó phát huy mạnh mẽ những môn thể thao hiện đại nhằm tạo sân chơi cho mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh và xác định các môn thể thao thế mạnh để đầu tư đào tạo nhân tài thể thao cho tỉnh qua phong trào TDTT cơ sở. Quản lý và quy hoạch đất dành cho TDTT ở cơ sở phường, xã, thị trấn phải cụ thể, theo qui hoạch. Triển khai các dự án xây dựng sân bãi, công trình TDTT và đưa vào hoạt động phục vụ đạt hiệu quả cao trong hoạt động TDTT cơ sở.
- Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật TDTT của tỉnh góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các thiết chế phục vụ đào tạo VĐV, phục vụ phát triển TDTT quần chúng, TDTT trường học, TDTT giải trí, TDTT du lịch, TDTT mạo hiểm ..v.v.
- Mạng lưới TDTT tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 phải dựa trên cơ sở quy hoạch ngành TDTT đến năm 2020, phải gánh trách nhiệm phân vùng và phân công, phải thực hiện những chỉ tiêu cao hơn.
- Mạng lưới TDTT Đồng Tháp đến năm 2020 phải dựa trên nền tảng định hướng phát triển không gian đô thị đến năm 2020. Trên cơ sở quy mô, tính chất, hướng chọn đất và phân khu chức năng, cũng như chỉ tiêu dùng đất và quy hoạch chung đề ra.
- Một yếu tố quyết định chính xác của quy hoạch là phải dự báo được sự gia tăng dân số, nhu cầu rèn luyện thể thao và hứng thú TDTT của các lứa tuổi do vậy những môn thể thao sẽ phát triển trong tương lai sẽ phải dự báo và chuẩn bị đủ quỹ đất để sẵn sàng tiếp nhận, đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội.
5.1.2. Các chỉ tiêu sự nghiệp TDTT:
Trong các nội dung của phần 2 về mục tiêu và các phương án phát triển sự nghiệp TDTT của tỉnh Đồng Tháp
5.1.3 Các chỉ tiêu quy mô đất
- Chỉ tiêu dùng đất chung cho TDTT của Việt Nam nói chung và Đồng Tháp nói riêng đến năm 2010 là 3m2/người.
- Chỉ tiêu cho từng công trình dựa trên cơ sở từng hạng mục công trình của từng cấp, dựa vào tính chất công trình, dựa vào nhu cầu cụ thể của từng công trình.
- Dự kiến quy mô đất cho từng công trình như sau:
+ Cấp tỉnh - thành: từ 10 - 50 ha/công trình
+ Cấp huyện - thị: từ 2 - 7 ha/công trình. (Tổng diện tích khu TDTT cấp huyện khoảng từ 4 - 7 ha).
+ Cấp cơ sở: từ 0.5 - 1 ha/công trình (Tổng diện tích khu TDTT cấp xã khoảng từ 0,5 - 2,5 ha).
5.2. Xây dựng các thiết chế TDTT và cơ sở vật chất tương ứng:
CẤP PHƯỜNG, XÃ, THỊ TRẤN
THIẾT CHẾ | CẤP QUẢN LÝ | CHỨC NĂNG | CƠ SỞ VẬT CHẤT | GHI CHÚ | ||
I | II | III | ||||
1. Trung tâm thể thao | Phường, xã, thị trấn | Cơ sở tập luyện, biểu diễn, thi đấu TDTT để giải trí tăng cường sức khỏe của nhân dân. | - Sân bóng đá 11 người (ở xã). Diện tích từ 1,3 đến 2,2 ha/sân - Sân thể thao giải trí từ 800 -1000 m2. (ở phường, thị trấn) - 4 sân bóng đá mini - 4 sân bóng chuyền - 4 sân cầu lông, đá cầu | - Như loại cấp I - Nhà tập hoặc sân tập có mái che. - Bể bơi đơn giản |
| +Diện tích đất: - Loại cấp I: từ 0,5 đến 2,2 ha - Loại cấp II: từ 2 - 2,5 ha + Định mức đầu tư : - Loại cấp I: 1,5 - 2 tỷ đồng. - Loại cấp II: 4 - 5 tỷ đồng +Cơ chế vận hành: phúc lợi công cộng + Các điều khoản khác trong cơ cấu thiết chế sẽ được quy định trong quy hoạch chi tiết |
2. Sân chơi thể thao giải trí | Phường, xã, thị trấn | Cơ sở tập luyện thể thao giải trí của từng cụm dân cư hoặc sân chơi cho trẻ em | - Sân nền xi măng rộng 800-1000 m2. - 1 số trò chơi cho trẻ em (cầu tuột, cầu thăng bằng, đu quay) - 1,2 sân cầu lông - Sân bóng đá mini - Sân bóng chuyền - 10-12 ghế ngồi bằng xi măng |
|
| +Diện tích đất: 0,1 ha +Định mức đầu tư: khoảng 100 triệu đồng +Cơ chế vận hành: phúc lợi công cộng +Không quy định các mục khác trong cơ cấu thiết chế (tổ chức, nhân sự, tài chính) |
CẤP HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ
THIẾT CHẾ | CẤP QUẢN LÝ | CHỨC NĂNG | CƠ SỞ VẬT CHẤT | GHI CHÚ | ||
I | II | III | ||||
1. TT (CLB) thể thao đơn môn | Quận, huyện, thị xã, thành phố | Đào tạo năng khiếu thể thao kết hợp với dịch vụ tập luyện ở 1 môn thể thao. | - 1 nhà tập - 1 sân tập xi măng (rộng 300m2) - Thiết bị dụng cụ tập luyện phổ thông. |
|
| +Diện tích đất: 1,5 ha +Định mức đầu tư: 10-12 tỷ đồng +Cơ chế vận hành: thực hiện nhiệm vụ do nhà nước giao kết hợp mở rộng dịch vụ tập luyện +Các điều khoản khác trong thiết chế quy định sau
|
2. TT (CLB) thể thao đa năng | Quận, huyện, thị xã | Đào tạo năng khiếu thể thao kết hợp với dịch vụ tập luyện ở 1 số môn thể thao. | - 2,3 nhà tập (tiêu chuẩn tối thiểu) hoặc 1 nhà tập cao tầng. - Sân tập nhịp điệu, võ thuật. - 2 sân tập cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ. - Thiết bị dụng cụ tập luyện phổ thông. | - 3,4 nhà tập. - 1 nhà tập cao tầng (từ 3 tầng) - 2-4 sân tennis và 1 nhà tập (hoặc bể bơi) - Sân tập thể dục nhịp điệu, võ thuật. - Hệ thống sân tập ngồi trời (bóng đá, cầu lông,…) - Thiết bị dụng cụ tập luyện phổ thông. | - Nhà thi đấu (1500 chỗ ngồi) - Sân tập thể dục nhịp điệu, võ thuật. - 1 số sân khởi động, tập luyện ngồi trời. - Thiết bị dụng cụ tập luyện phổ thông và đảm bảo thi đấu quốc tế. | +Diện tích đất: loại I (2 ha), loại II (3ha), loại 3 (3,5 ha) +Định mức đầu tư: loại I (18-20 tỷ), loại II (25 tỷ), loại III (35-40 tỷ) +Cơ chế vận hành: thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao kết hợp với mở rộng dịch vụ tập luyện, biểu diễn, thi đấu +Các điều khoản khác của thiết chế quy định sau |
3. Câu lạc bộ thể thao dưới nước | Quận, huyện, thị xã | Đào tạo năng khiếu bơi lội kết hợp dịch vụ, tập luyện, tổ chức thi đấu cấp tỉnh, TP. | - 1 bể bơi (kèm theo bể vầy) - Thiết bị dụng cụ thi đấu kèm theo. - Phòng tập thể lực. - Nhà vệ sinh, phòng tắm, phòng thay đồ. |
|
| +Diện tích đất: 1,5 ha +Định mức đầu tư: 18-20 tỷ đồng +Cơ chế vận hành: thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao, kết hợp với dịch vụ tập luyện bơi lội +Các điều khoản khác trong thiết chế quy định sau |
CẤP TỈNH
THIẾT CHẾ | CẤP QUẢN LÝ | CHỨC NĂNG | CƠ SỞ VẬT CHẤT | GHI CHÚ | |||||||
I | II | III | |||||||||
1. Khu liên hợp thể thao tỉnh | Sở TDTT tỉnh | Phục vụ cho thể thao thành tích cao, thực hiện dịch vụ thể thao các cấp, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, HLV. | - 1 SVĐ (bóng đá, điền kinh) khán đài dưới 10 ngàn chỗ ngồi. - 1,2 sân tập luyện bóng đá. - 3,4 nhà tập hoặc 1 nhà tập cao tầng (3,4 tầng) - Hệ thống sân tập ngồi trời (cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ) - Bể bơi (ngồi trời hoặc trong nhà) - Thiết bị, dụng cụ kèm theo. - Khu nhà ở, học tập của VĐV. - Nhà ăn, căn tin - TT y học thể thao | - SVĐ (bóng đá, điền kinh) khán đài từ 20-30 ngàn chỗ ngồi. - 1,2 sân tập bóng đá (1 sân để khởi động thi đấu điền kinh) - 3,4 nhà tập hoặc 1 nhà tập cao tầng (3,4 tầng) - 1 nhà thi đấu (tiêu chuẩn thi đấu quốc gia, quốc tế) khán đài từ 3-4 ngàn chỗ ngồi. - Trường bắn. - 1 sân tập golf - 1 nhà tập luyện, thi đấu bowling. - Khu thể thao dưới nước (bơi lội, nhảy cầu) khán đài 3000 chỗ ngồi. -Khu thi đấu tennis (tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế) khán đài dưới 3000 chỗ ngồi. - 6,8 sân tennis - Nhà thi đấu điền kinh - Khu nhà ở, học tập của VĐV - Nhà ăn cho 500-800 VĐV. - TT y học thể thao. - Khách sạn thể thao. |
| +Diện tích đất: loại cấp I (20-25 ha), loại cấp II (40-50 ha) +Định mức đầu tư: loại cấp I (400-500 tỷ), loại cấp II (800-900 tỷ) +Cơ chế vận hành: thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao, kết hợp với mở rộng dịch vụ thể thao cao cấp. +Các điều khoản khác của thiết chế quy định sau
| |||||
2. TT TDTT tỉnh, thành | Sở TDTT tỉnh, thành | Đào tạo năng khiếu thể thao kết hợp dịch vụ tập luyện thi đấu thể thao cấp tỉnh thành. | Tương đương khu liên hợp thể thao tỉnh thành loại cấp I |
|
| +Diện tích đất: 20 - 25 ha +Định mức đầu tư: 300 - 400 tỷ đồng +Cơ chế vận hành: thực hiện do nhà nước giao, kết hợp với mở rộng dịch vụ tập luyện thi đấu thể thao +Các điều khoản khác của thiết chế quy định sau. | |||||
3. SVĐ tỉnh | Sở TDTT tỉnh. | Cơ sở thi đấu bóng đá, điền kinh cấp quốc gia, quốc tế. Nơi tổ chức các hoạt động biễu diễn văn hóa, thể thao quốc gia, quốc tế, khai bế mạc các Đại hội thể thao lớn. | - SVĐ có khán đài 20-40 ngàn chỗ ngồi. - Có mặt sân, dàn đèn (tiêu chuẩn quốc gia) - Có sân điền kinh (tiêu chuẩn thi đấu cấp tỉnh) - Có 1 sân bóng đá tập luyện, khởi động. - Có đủ phòng làm việc theo yêu cầu tổ chức bóng đá, điền kinh. - Thiết bi, dụng cụ kèm theo. | - SVĐ có khán đài 20-40 ngàn chỗ ngồi. - Có mặt sân, dàn đèn (tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế) - Có sân điền kinh tiêu chuẩn thi đấu quốc gia, quốc tế (mặt sàn, phòng trọng tài, hệ thống điện và cáp quang đo lường, thông tin thành tích thi đấu) - Có 1 sân khởi động bóng đá, điền kinh. - Có đủ phòng làm việc theo yêu cầu tổ chức bóng đá, điền kinh. - Thiết bi, dụng cụ kèm theo. |
| +Diện tích đất: loại cấp I (20-25 ha), loại cấp II (30-35 ha) +Định mức đầu tư: loại cấp I (250-300 tỷ), loại cấp II (400-500 tỷ) +Cơ chế vận hành: dịch vụ công cộng, có kết hợp thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao +Các điều khoản khác của thiết chế quy định sau
| |||||
4. Nhà thi đấu thể thao tỉnh | Sở TDTT tỉnh | Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ TDTT, đào tạo năng khiếu thể thao. | - Nhà thi đấu từ 2-3 ngàn chỗ ngồi. - Tiêu chuẩn thi đấu quốc gia, quốc tế các môn: bóng bàn, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, võ vật, bóng đá mini, TDDC,… - Phòng khởi động, phòng thay đồ. - Khu vệ sinh. - Có đủ phòng làm việc cho BTC. - Bãi đậu xe ôtô, xe máy. - Thiết bị, dụng cụ, lớp phủ sàn theo tiêu chuẩn quốc tế của từng môn. |
|
| +Diện tích đất: 5 - 7 ha +Định mức đầu tư: 100 - 110 tỷ đồng +Cơ chế vận hành: thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao, kết hợp dịch vụ tổ chức thi đấu, biểu diễn. +Các điều khoản khác của thiết chế quy định sau. | |||||
5. Trường Cao đẳng, Trung học TDTT tỉnh, trường Nghiệp vụ TDTT tỉnh | Sở TDTT tỉnh | Cơ sở luyện tập, tổ chức thi đấu cấp quốc gia, quốc tế 1 số môn thể thao. | - SVĐ (bóng đá, điền kinh) dùng để tập luyện. - 3,4 nhà tập hoặc 1 nhà tập 3 tầng. - 1 bể bơi. - Hệ thống sân tập ngồi trời cho các môn: võ thuật, TD nhịp điệu, đá cầu, bóng chuyền, bóng rổ, bóng ném, cầu lông… - Khu hành chính, ăn ở của học sinh. - Phòng y tế - Khu giảng đường, hội trường - Các thiết bị dụng cụ công trình |
|
| +Diện tích đất: 18 - 20 ha +Định mức đầu tư: 160 - 180 tỷ đồng +Cơ chế vận hành: sự nghiệp Nhà nước +Các điều khoản khác của thiết chế quy định sau. | |||||
6. Câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp, hạng nhất quốc gia | Cấp tỉnh thành quản lý câu lạc bộ ở hình thức cổ phần hoặc tư nhân
| Kinh doanh dịch vụ thi đấu bóng đá và các ngành hàng có liên quan. Là đại diện cho bóng đá thành tích cao của tỉnh, thành, mang thương hiệu tỉnh, thành; là thành viên của LĐBĐVN | - Sân vận động: tạm thời được Sở TDTT giao cho câu lạc bộ sử dụng dài hạn (chưa có quyền sở hữu) - 1, 2 sân tập bóng đá - Nhà ở, nhà ăn (đủ cho đội 1 và 1-3 đội trẻ) - Khu hành chính - Trung tâm y học thể thao - Khách sạn thể thao - Các thiết bị dụng cụ trong công trình. |
|
| +Diện tích đất: 4 ha +Định mức đầu tư: 80 tỷ đồng (không kể sân vận động) +Cơ chế vận hành: doanh nghiệp +Các điều khoản khác của thiết chế quy định sau. (Chú ý: các đội bóng hạng nhất quốc gia chưa tổ chức như đội bóng chuyên nghiệp) | |||||
7. Câu lạc bộ thể thao dưới nước tỉnh | Sở TDTT tỉnh | Đào tạo VĐV năng khiếu môn bơi lội (có thể thêm môn nhảy cầu, bóng nước, bơi nghệ thuật, lặn) | - 1 bể bơi đảm bảo tổ chức thi đấu bơi lội, bóng nước, bơi nghệ thuật, lặn cấp quốc gia (số ít CLB đảm bảo tổ chức quốc tế) có khán đài 500 chỗ ngồi. - 1 bể nhảy cầu đảm bảo tiêu chuẩn tổ chức thi đấu cấp quốc gia. Tiêu chuẩn thiết kế. - Phòng tập thể lực - Đảm bảo điều kiện vệ sinh, thay quần áo; phòng y tế - Đảm bảo điều kiện làm việc của Ban tổ chức thi đấu - Các thiết bị dụng cụ công trình. |
|
| +Diện tích đất: 2 - 3 ha +Định mức đầu tư: 25 tỷ đồng +Cơ chế vận hành: thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao, kết hợp dịch vụ tập luyện +Các điều khoản khác của thiết chế quy định sau.
| |||||
NGÀNH GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO | |||||||||||
1. Phòng tập hoặc sân tập thể dục của trường mẫu giáo | Trường mẫu giáo | Nơi tập thể dục, vũ đạo thể dục, trò chơi vận động và giải trí của học sinh mẫu giáo | - Phòng tập hoặc sân tập (có mái che hoặc không có mái che) diện tích khoảng 150-200 m2 - Sàn phòng tập hoặc sàn tập phủ bằng gỗ hoặc cao su tổng hợp - Bóng, vòng và một số dụng cụ trò chơi |
|
| +Định mức đầu tư: 80 triệu đồng +Cơ chế vận hành: sự nghiệp giáo dục - thể dục thể thao +Không quy định về các khoản trong thiết chế | |||||
2. Câu lạc bộ thể dục thể thao của trường tiểu học | Trường tiểu học | Đảm bảo tốt dạy thể dục nội khóa, kết hợp tổ chức tập luyện, thi đấu thể dục thể thao ngoại khóa; tổ chức tốt đội tuyển thể thao nhà trường | - Sân tập 300-400 m2 có thể tập đi bộ, chạy chậm vì sức khỏe, thể dục tay không, thể dục nhịp điệu, võ thể dục, vũ đạo thể thao, trò chơi vận động. Mặt sàn phủ xi măng - Xung quanh sân có số ít thiết bị dụng cụ trò chơi thích hợp với học sinh tiểu học | - Sân tập 600-800 m2 - Xung quanh sân có tương đối đầy đủ thiết bị, dụng cụ trò chơi vận động đa năng - 1, 2 sân bóng đá mini 5 x 5 hoặc 7 x 7 | - Sân tập 800 - 1000 m2 - Xung quanh sân có tương đối đầy đủ thiết bị, dụng cụ trò chơi vận động đa năng - 1, 2 sân bóng đá mini 5 x 5 hoặc 7 x 7 - 1 sân tập có mái che hoặc 1 nhà tập tiêu chuẩn quốc tế - 1 bể bơi đơn giản cho vùng không có mùa đông (có hoặc không có) - 2 sân cầu lông hoặc cầu chinh | +Diện tích đất: loại I (400 m2), loại II (1000 m2), loại 3 (2000 m2) +Định mức đầu tư: loại I (20 triệu), loại II (100 triệu), loại III (2,5 tỷ) +Cơ chế vận hành: sự nghiệo giáo dục, trường tự quản, kết hợp với sự hỗ trợ của xã hội +Các điều khoản khác của thiết chế quy định sau | |||||
3. Câu lạc bộ thể thao của trường trung học cơ sơ | Trường THCS
| Đảm bảo tốt dạy thể dục nội khóa, kết hợp tổ chức tập luyện, thi đấu thể dục thể thao ngoại khóa; tổ chức tốt đội tuyển thể thao nhà trường | - Sân tập 300-400 m2 có thể tập đi bộ, chạy chậm vì sức khỏe, thể dục tay không, thể dục nhịp điệu, võ thể dục, vũ đạo thể thao, trò chơi vận động. Mặt sàn phủ xi măng - Xung quanh sân có số ít thiết bị dụng cụ trò chơi thích hợp với học sinh trung học cơ sở | - Sân tập 600-800 m2 , sàn phủ xi măng - 2, 3 sân bóng đá mini 5 x 5 hoặc 7 x 7 | - Sân tập 800 - 1000 m2 , sàn phủ xi măng - 2, 3 sân bóng đá mini 5 x 5 hoặc 7 x 7 - 1 sân tập có mái che hoặc 1 nhà tập - 1 bể bơi đơn giản cho vùng không có mùa đông (có hoặc không có). Có thể xây dựng nhà tập 2 tầng, tầng dưới là bể bơi - 2 sân cầu lông hoặc cầu chinh | +Diện tích đất: loại I (800 m2), loại II (1500 m2), loại 3 (3000 m2) +Định mức đầu tư: loại I (50 triệu), loại II (150 triệu), loại III (2,5 tỷ) +Cơ chế vận hành: sự nghiệo giáo dục, trường tự quản, kết hợp với sự hỗ trợ của xã hội +Các điều khoản khác của thiết chế quy định sau
| |||||
4. Câu lạc bộ thể dục thể thao của trường trung học phổ thông | Trường THPT | Đảm bảo tốt dạy thể dục nội khóa, kết hợp tổ chức tập luyện, thi đấu thể dục thể thao ngoại khóa; tổ chức tốt đội tuyển thể thao nhà trường | - Sân tập 300-400 m2 có thể tập đi bộ, chạy chậm vì sức khỏe, thể dục tay không, thể dục nhịp điệu, võ thể dục, vũ đạo thể thao, trò chơi vận động. Mặt sàn phủ xi măng - Xung quanh sân có số ít thiết bị dụng cụ trò chơi thích hợp với học sinh trung học phổ thông | - Sân tập 600-800 m2 , sàn phủ xi măng - 2, 3 sân bóng đá mini 5 x 5 hoặc 7 x 7 - 2 sân cầu lông hoặc cầu chinh | - Sân vận động có thể tập luyện, thi đấu bóng đá kích thước 70m x 100m; có thể tập điền kinh với đường chạy thẳng 60m - 1 sân bóng đá mini 5 x 5 hoặc 7 x 7 - 1 sân tập có mái che hoặc 1 nhà tập - 1 bể bơi cho vùng không có mùa đông (có hoặc không có) - 2 sân bóng rổ hoặc bóng chuyền, cầu lông - 1 sân tập 400-600 m2 cho thể dục nhịp điệu, võ thể dục, vũ đạo thể thao | +Diện tích đất: loại I (500 m2), loại II (1500 m2), loại 3 (0,5 ha) +Định mức đầu tư: loại I (50 triệu), loại II (200 triệu), loại III (3 tỷ đồng) +Cơ chế vận hành: sự nghiệp giáo dục, trường tự quản, kết hợp với sự hỗ trợ của xã hội +Các điều khoản khác của thiết chế quy định sau | |||||
5. Câu lạc bộ thể dục thể thao của trường đại học, cao đẳng, dạy nghề | Trường Đại học, cao đẳng, dạy nghề | Đảm bảo tốt dạy thể dục nội khóa, kết hợp tổ chức tập luyện, thi đấu thể dục thể thao ngoại khóa; tổ chức tốt đội tuyển thể thao nhà trường | - Sân tậcó thể tập thể dục tay không, thể dục nhịp điệu, võ thuật, một số môn điền kinh phổ thông - 2 sân cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ hoặc bóng đá mini | - Sân vận động cho bóng đá, điền kinh - 1, 2 nhà thi đấu cấp thấp hoặc nhà tập - 2, 4 sân cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ hoặc bóng đá mini - 1 bể bơi (có hoặc không có) |
| +Diện tích đất: loại I (0,5 ha), loại II (1,5 ha) +Định mức đầu tư: loại I (400 triệu), loại II (3-4 tỷ đồng) +Cơ chế vận hành: doanh nghiệp +Các điều khoản khác của thiết chế quy định sau | |||||
6. Trường phổ thông năng khiếu thể thao | Sở Giáo dục - đào tạo tỉnh | Đào tạo vận động viên năng khiếu thể thao kết hợp với giáo dục văn hóa phổ thông (mỗi trường đào tạo cho 3-4 môn thể thao hoặc cho 1 môn thể thao). | - Sân vận động tập bóng đá, một số ít môn điền kinh (điều kiện tập luyện, ném đẩy có thể ném vào lưới thép chắn, dụng cụ rơi tại chỗ lưới chắn…) - Sân bóng đá mini, sân bóng đá lớn đủ kích thước tiêu chuẩn - 2-4 sân bóng chuyền, tennis, cầu lông…(tùy môn thể thao đào tạo) - Nhà tập cao tầng (3-5 tầng); nếu có đào tạo bơi lội, cần có bể bơi 25m ở tầng dưới. |
|
| +Cơ sở vật chất tùy theo số môn đào tạo để xây dựng +Diện tích đất: 1 - 1,5 ha - Định mức đầu tư: 15 - 20 tỷ đồng +Cơ chế vận hành: sự nghiệo giáo dục - đào tạo, trường tự quản +Các điều khoản khác của thiết chế quy định sau | |||||
5.3. Phương án bố trí sử dụng đất dành cho ngành TDTT trong tương lai của tỉnh Đồng Tháp .
Quy hoạch đất đai giành cho TDTT tỉnh Đồng Tháp theo các giai đoạn đến năm 2010, 2015 và 2020:
- Dân số năm 2006: 1.687.416 người
- Hiện trạng đất sử dụng cho TDTT năm 2006 (theo điều tra) là: 134,53 ha
- Chỉ tiêu đất TDTT tối thiểu là 2 m2/người và tối đa là 3 m2/người (theo Quyết định 100/2005/QĐ-TTg)
- Tỷ lệ m2/ người dân là: 0.79 m2
- Dự báo dân số: đến 2010 là: 1.748.949 người, đến 2015 là: 1.839.644 người và đến năm 2020 là 1.935.041 người
Bảng 5.1 Phương án bố trí sử dụng đất
Phương án | Năm Nội dung | 2006 | 2010 | 2015 | 2020 |
I (Tối thiểu) | Dân số (người) | 1687416 | 1748949 | 1839644 | 1935041 |
Tỷ lệ người tập TDTT TX (%) | 21.04 | 25 | 30.35 | 35.70 | |
Số người tập (người) | 352599 | 437237 | 558.331 | 690.809 | |
Diện tích đất dành cho TDTT (ha) | 134.53 ha | 307 ha | 336 ha | 357 ha | |
II (Tối đa) | Tỷ lệ người tập TDTT TX (%) | 21.04 | 25.70 | 31.40 | 37.10 |
Số người tập (người) | 352599 | 449479 | 577648 | 717900 | |
Diện tích đất dành cho TDTT (ha) | 134.53 ha | 460,5 ha | 504,2 ha | 535,6 ha |
5.4 Nội dung quy hoạch mạng lưới cơ sở vật chất - kỹ thuật cho thành phố, thị xã và các huyện
5.4.1 Cấp tỉnh:
Qui hoạch Trung tâm Thể thao cấp huyện
Mạng lưới cơ sở vật chất TDTT tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020
5.4.2 Cấp Thành phố, Huyện, Thị xã
a. Thành phố Cao Lãnh: Trung tâm VH - TT 25ha
- Xây dựng trụ sở làm việc Trung tâm Văn hóa Thông tin Thể thao tại Phường 4
- Khu trung tâm văn hóa Thể thao (Mỹ Tân) bao gồm: nhà thi đấu, sân bóng đá 11 người, sân bóng đá mini, bể bơi, sân bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, đá cầu, thể hình, quần vợt,…
- Xây dựng 8 sân thể thao phổ thông, 28 sân tập từng môn TDTT, 15 phòng tập đơn giản, 8 hồ bơi đơn giản
Sân bóng đá hiện có 10.000m2 Trụ sở cơ quan và 1 sân quần vợt
Qui hoạch trung tâm văn hóa thể thao 25ha
b. Huyện Thanh Bình: Tổng số 32.4ha (trung tâm TDTT 7.4ha và 11 sân bóng đá, bóng chuyền của 13 xã, thị trấn diện tích 25ha)
- Sân vận động + đường chạy: 4.2ha
- Nhà tập luyện TDTT: 1.7ha
- Hồ bơi: 1.5ha
c. Huyện Lai Vung: Tổng số 31ha (TT huyện 5ha, 26ha xã)
- Trung tâm TDTT
- Hồ bơi (25m x 4 làn bơi)
- Sân vận động
- Nhà tập luyện TDTT, sức chứa 500 chổ ngồi
- 11 sân bóng đá và 71 sân bóng chuyền tại các xã
Sân bóng chuyền cấp xã Sân bóng đá cấp xã
Quy hoạch Khu TDTT cấp huyện
d. Huyện Tháp Mười: Tổng số 54.671ha (TT huyện 5.4ha, còn lại là sân bóng đá xã và bóng chuyền)
- Trung tâm TDTT: 1.4ha
- Sân vận động
- Nhà thi đấu
- Hồ bơi (25m x 4 làn bơi)
- Sân bóng đá 11 người cho các xã
Qui hoạch mạng lưới cơ sở vật chất TDTT huyện Tháp Mười đến 2020
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.