ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51/2002/QĐ-UB | Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI "VỀ VIỆC PHÊ CHUẨN ĐIỀU LỆ HỘI IN HÀ NỘI"
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND;
Căn cứ quyết định số 423/QĐ-UB ngày 17/01/2002 của UBND thành phố Hà Nội về việc cho phép thành lập Hội In Hà Nội;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức chính quyền thành phố và Giám đốc Sở Văn hoá và Thông tin Hà Nội và Chủ tịch Hội In Hà Nội.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 : Phê chuẩn Điều lệ của Hội In Hà Nội. Bản Điều lệ được ban hành kèm theo quyết định này gồm 7 chương, 18 điều do Đại hội đại biểu lần thứ I Hội In Hà Nội nhiệm kỳ 2002 - 2007 thông qua ngày 22 tháng 02 năm 2002.
Điều 2 : Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3 : Chánh văn phòng HĐND và UBND Thành phố, Trưởng Ban Tổ chức chính quyền thành phố, Giám đốc Sở Văn hoá và thông tin Hà Nội và Chủ tịch Hội In Hà Nội thi hành quyết định này./.
| T/M UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
ĐIỀU LỆ
HỘI IN HÀ NỘI
(Kèm theo Quyết định số 51/2002/QĐ-UB, ngày 04 tháng 04 năm 2002 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội)
Chương 1:
TÊN GỌI, TÔN CHỈ
Điều 1: Tên gọi : Hội In Hà Nội.
Tên giao dịch quốc tế : Hanoi Printing Association (viết tắt HPA).
Điều 2 : Tôn chỉ.
Hội In Hà Nội là tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện của các nhà quản lý doanh nghiệp của các cơ sở in, các nhà cung ứng thuộc mọi thành phần kinh tế; các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật in hoạt động trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Hội In Hà Nội tập hợp các hội viên cùng đóng góp công sức, trí tuệ cho sự phát triển ngành in Hà Nội. Hội chịu quản lý Nhà nước của Sở Văn hoá - Thông tin Hà Nội.
Điều 3 : Nguyên tắc tổ chức và hoạt động :
Hội tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc : Tự nguyện, tự quản, tự trang trải về kinh phí.
Hội có tư cách pháp nhân, có biểu tượng, con dấu và tài khoản riêng.
Trụ sở đặt tại Hà Nội.
Chương 2:
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
Điều 4 : Nhiệm vụ của Hội :
- Tập hợp, đoàn kết hội viên phát huy mọi tiềm lực nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh, không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.
- Thông tin cho hội viên về thị trường, tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, phổ biến các chế độ, chính sách của Nhà nước, giúp Hội viên nắm bắt thông tin ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh.
- Phản ánh, nguyện vọng của hội viên tới các cơ quan có trách nhiệm.
- Bảo vệ quyền lợi chính đáng của Hội Viên.
- Chăm lo đời sống tinh thần và vật chất cho Hội Viên.
- Phối hợp với các cơ quan Nhà nước, tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho Hội viên.
- Hợp tác giao lưu với các hội nghề nghiệp và các doanh nghiệp in trong nước và nước ngoài.
- Kết nạp Hội viên mới.
Điều 5 : Quyền hạn của Hội.
- Đề xuất, kiến nghị với các cơ quan chức năng của Nhà nước giải quyết những khó khăn vướng mắc, đảm bảo quyền lợi chính đáng và hợp pháp của Hội Viên.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho hội viên, tổ chức triển lãm, trưng bày, giới thiệu các sản phẩm của Hội viên.
- Quan hệ với các tổ chức nghề nghiệp trong nước và nước ngoài nhằm phát triển Hội.
- Thành lập các tổ chức trực thuộc Hội theo Điều lệ và pháp luật.
- Quyết định những vấn đề tài chính theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
Chương III :
HỘI VIÊN
Điều 6 : Hội viên của Hội
Các nhà quản lý, các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật hoạt động trên lĩnh vực In tại địa bàn Hà Nội thuộc mọi thành phần kinh tế tán thành Điều lệ và tự nguyện đều có thể gia nhập Hội.
Hội viên có Hội viên chính thức và hội viên danh dự.
Hội viên chính thức là Hội viên có đủ tiêu chuẩn để được kết nạp vào Hội.
Hội viên danh dự là những cá nhân, tổ chức đóng góp tích cực cho hoạt động in tại Hà Nội do Ban chấp hành mời.
Điều 7 : Hội viên có trách nhiệm đóng lệ phí gia nhập Hội và lệ phí hàng năm. Mức lệ phí, do Ban chấp hành quy định.
Hội viên có quyền xin ra khỏi Hội.
Điều 8 : Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội viên.
Nhiệm vụ :
- Tham dự đều đặn các buổi họp thường kỳ và bất thường của Hội.
- Chấp hành Điều lệ và Nghị quyết của Hội.
- Cá nhân, tổ chức muốn gia nhập hoặc rút khỏi Hội phải làm đơn. Ban chấp hành Hội xem xét và quyết định việc kết nạp hội viên mới và cho phép các tổ chức, cá nhân rút khỏi Hội.
- Thủ tục kết nạp và cho phép rút khỏi Hội do ban chấp hành quy định.
Quyền hạn :
- Được cấp thẻ hội viên.
- Được tham gia quyết địn các công việc của Hội.
- Được hưởng các quyền lợi tinh thần và vật chất do hoạt động của Hội mang lại.
Chương 4:
TỔ CHỨC HỘI
Điều 9 : Hội In Hà Nội gồm :
- Ban chấp hành Hội.
- Các chi hội và Hội thành viên.
- Các tổ chức trực thuộc Hội.
Điều 10 : - Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội toàn thể hội viên.
- Cơ quan điều hành cao nhất giữa hai kỳ Đại hội là Ban chấp hành Hội, nhiệm kỳ Ban chấp hành là 5 năm.
- Cơ quan giải quyết công việc thường xuyên của Hội là Ban chấp hành Hội.
- Số uỷ viên Ban chấp hành do Đại hội quy định và bầu. Ban chấp hành Hội gồm một chủ tịch, các Phó chủ tịch và các Uỷ viên. Các Ban trực thuộc do Ban chấp hành cử.
- Ban chấp hành Hội hợp 3 tháng/một lần. Hội nghị Hội viên họp 1 năm lần vào quý 1 hàng năm do Chủ tịch triệu tập. Đại hội bất thường do Chủ tịch triệu tập nếu có 2/3 số Uỷ viên Ban chấp hành yêu cầu.
Điều 11 : Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên Thường vụ
- Chủ tịch là đại diện hợp pháp về mặt pháp lý và là người lãnh đạo cao nhất của Hội.
- Phó chủ tịch giúp Chủ tịch phụ trách một số lĩnh vực công tác được phân công và thay mặt Chủ tịch khi được uỷ quyền.
- Uỷ viên Thường vụ được phân công phụ trách từng phần việc cụ thể của Hội.
Điều 12 : Ban kiểm tra
Ban kiểm tra Hội do Ban chấp hành bầu gồm một : Trưởng ban và Uỷ là Uỷ viên Ban chấp hành.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm tra :
- Kiểm tra việc thi hành Điều lệ Hội, quy chế tài chính, các nghị quyết, chương trình hoạt động của Hội.
- Đề xuất, kiến nghị, xử lý các khiếu nại, tố cáo của Hội viên và báo cáo bằng văn bản gửi Ban chấp hành Hội xem xét, xử lý theo Điều lệ Hội.
Điều 13 : Chánh văn phòng Hội do Ban chấp hành cử, có nhiệm vụ tổ chức và điều hành các hoạt động thường xuyên của Hội.
Chương 5:
TÀI CHÍNH
Điều 14 : Hội có tài sản, tài chính riêng :
Nguồn tài chính được hình thành từ :
- Lệ phí gia nhập Hội và lệ phí hàng năm.
- Do kết quả hoạt động kinh tế của Hội.
- Sự ủng hộ tự nguyện của hội viên và nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Điều 15 : Việc sử dụng, quản lý tài sản và tài chính của Hội thực hiện theo quy chế thu chi tài chính của Hội và quy định của pháp luật.
Chương 6:
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
Điều 16 : Khen thưởng
Hội viên và các tổ chức của Hội có thành tích sẽ được Hội xét khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.
Điều 17 : Kỷ luật
Hội viên vi phạm pháp luật, vi phạm Điều lệ Hội sẽ bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo đến xoá tên khỏi Hội.
Chương 7:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18 : Việc bổ sung và sửa đổi Điều lệ do Đại hội toàn thể hội viên quyết định.
- Điều lệ Hội có hiệu lực kể từ ngày được Đại hội toàn thể hội viên thông qua và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.