ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 508/2016/QĐ-UBND | Bắc Giang, ngày 31 tháng 8 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỘT SỐ NỘI DUNG HỖ TRỢ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG, GẮN VỚI CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO NHANH, BỀN VỮNG VÀ HỖ TRỢ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG, GIAI ĐOẠN 2016-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 52/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2008 của liên bộ Bộ Nông nghiệp & PTNT và Bộ Tài chính hướng dẫn trợ cấp gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở miền núi trồng rừng thay thế nương rẫy;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 27 tháng 6 năm 2016 của liên bộ Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính Phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 84/TTr-SNN ngày 31 tháng 8 năm 2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định một số nội dung hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng, như sau:
1. Hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên
a) Đối tượng rừng; đối tượng được hỗ trợ; điều kiện hỗ trợ; phương thức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính Phủ Về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020 (sau viết tắt là Nghị định số 75/2015/NĐ-CP) và Điều 5 Thông tư liên tịch số 93/2016/TTLT- BTC-BNNPTNT ngày 27/6/2016 của Liên bộ Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Nghị định số 75/2015/NĐ-CP (sau viết tắt là Thông tư liên tịch số 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT).
b) Mức hỗ trợ: hỗ trợ trồng rừng bổ sung là 1.600.000 đồng/ha/năm trong 03 năm đầu và 600.000 đồng/ha/năm cho 03 năm tiếp theo.
2. Hỗ trợ trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ
a) Đối tượng được hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 75/2015/NĐ-CP .
b) Mức hỗ trợ: 10.000.000 đồng/ha, hỗ trợ tiền mua cây giống, phân bón và chi phí một phần nhân công bằng tiền theo thiết kế - dự toán được phê duyệt.
3. Trợ cấp gạo trồng rừng thay thế nương rẫy
a) Đối tượng được trợ cấp; điều kiện được trợ cấp gạo; loại gạo trợ cấp; thực hiện trợ cấp gạo được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 75/2015/NĐ-CP và Điều 6 Thông tư liên tịch số 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT ;
Hộ gia đình trên địa bàn huyện Lục Ngạn đang được nhận hỗ trợ gạo để trồng rừng thay thế nương rẫy theo Quyết định số 2054/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh, sau năm 2018 tiếp tục được xem xét để hưởng trợ cấp gạo theo quy định tại Quyết định này.
b) Mức trợ cấp: Mức trợ cấp gạo xác định cho từng hộ gia đình căn cứ vào diện tích nương rẫy thực tế chuyển đổi sang trồng rừng, mỗi ha 700 kg/năm và mỗi khẩu được trợ cấp bình quân 10 kg/tháng.
Hộ gia đình có số nhân khẩu nhiều nhưng tham gia chuyển đổi với diện tích nương rẫy ít, thì mức trợ cấp theo diện tích nương rẫy thực tế chuyển đổi mỗi ha 700 kg/năm.
Hộ gia đình có số nhân khẩu ít nhưng tham gia chuyển đổi với diện tích nương rẫy nhiều, thì mức trợ cấp gạo tính theo khẩu là 10 kg/tháng.
Thời gian trợ cấp gạo 05 năm, theo định kỳ 03 tháng một lần tại trung tâm thôn bản nơi hộ gia đình cư trú.
Loại gạo trợ cấp là gạo tẻ thường phù hợp với nhu cầu sử dụng được sản xuất tại địa phương hoặc gạo từ Kho dự trữ Quốc gia.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2016.
2. Các nội dung khác không quy định tại Quyết định này, thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
3. Sau năm 2020, việc trợ cấp gạo theo Khoản 3, Điều 1 của Quyết định này vẫn được thực hiện tiếp và không quá 5 năm theo quy định.
Điều 3. Trách nhiệm của các Sở, ngành, UBND các huyện và các đơn vị liên quan
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương triển khai thực hiện Quyết định này, đề xuất biện pháp xử lý và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện;
2. Ban dân tộc: Hàng năm rà soát tổng hợp báo cáo Ủy ban dân tộc công nhận thôn đặc biệt khó khăn, xã (khu vực II, III) vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn được phân bổ theo kế hoạch 05 năm và hằng năm để thực hiện chính sách.
4. Sở Tài chính: Hướng dẫn cấp phát, quản lý và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ theo quy định; kiểm tra, giám sát và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện;
5. UBND các huyện: Chỉ đạo UBND các xã điều tra thực tế, xác định xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II, III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Chính phủ; rà soát, công nhận hộ nghèo theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kho Bạc nhà nước tỉnh, Ban dân tộc, Chủ tịch UBND các huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.